WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đọc “Bên Thắng Cuộc”, nghĩ về những người CS

5-Sach-eac52

Trong một lần gặp gỡ chuyện trò với chúng tôi – những người hoạt động ủng hộ tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam – ông Mirek Chojecki, một người hoạt động của Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan (C Đ Đ K – SOLIDARNOSC) trước đây đã nói: ”Những người cộng sản là những người không bình thường. Những người đấu tranh cho tự do dân chủ của Ba Lan chúng tôi đã phải mất gần nửa thế kỷ để đấu tranh, thuyết phục họ từ bỏ chế độ độc tài cộng sản. Nhưng chỉ đến khi họ đã đưa Ba Lan đến thảm kịch về kinh tế và chính trị, với sức ép của C Đ Đ K, họ mới chịu ngồi vào bàn thương lượng”.

Câu nói của ông đã gây một ấn tượng rất mạnh đối với chúng tôi, nhất là một vài người đã từng là đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam (Đ C S V N), sau thức tỉnh đã dời bỏ đảng.

„Những người cộng sản là những người không bình thường”. Liệu những người cộng sản Việt Nam có là những người không bình thường? Câu hỏi này cứ đeo đẳng, ám ảnh tôi . Tôi chưa tìm được câu trả lời , chưa tìm ra những minh chứng rõ ràng.

Cho đến khi tôi đọc „Bên Thắng Cuộc”( BTC) của nhà báo Huy Đức. Hai tập sách là một kho tư liệu khá đầy đủ, tin cậy về những hoạt động chính trị, quân sự, về cuộc sống riêng tư, về quan hệ đồng chí… của những người cộng sản Việt Nam. Nó đã giải đáp cho tôi, nó như lời khẳng định, rằng „Những người cộng sản Việt Nam là những người không bình thường”.

Chúng ta thường nghe những người cộng sản ca ngợi về tình đồng chí của họ. Theo họ, chỉ những người cộng sản mới có tình đồng chí thiêng liêng cao cả. Trong hoạt động cách mạng, trong chiến đấu, họ sẵn sàng hy sinh thân mình để cứu đồng chí, trong đời thường, họ yêu thương nhau hết mực, sẵn sàng nhường cơm, sẻ áo. Những người cộng sản giữ các chức vụ càng cao, thì tình đồng chí của họ càng trong sáng, tin cậy, đầy tình nghĩa, là mẫu mực về quan hệ giữa người với người.

BTC đã cho chúng ta biết khá đầy đủ về mối quan hệ giữa hai người lãnh đạo quan trọng của ĐCSVN : Nguyễn Văn Linh và Võ Văn Kiệt. Cả hai đã cùng „nằm gai, nếm mật”trong hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ ở miền Nam. Sau khi „thắng cuộc” cùng trở về Sài Gòn nắm các chức vụ quan trọng. Ông Bùi Văn Giao, trợ lý của Nguyễn Văn Linh kể :”Vừa nghe ông Linh nói chọn ông Mười tôi thắc mắc ngay sao không chọn ông Kiệt. Ông Linh kể một loạt cái xấu của ông Kiệt rồi nói: Khi tôi mất bộ chính trị, về Sài Gòn, Sáu Dân không bao giờ gặp tôi”. Còn nhiều những nhân chứng gần gũi với cả Nguyễn Văn Linh và Võ Văn Kiệt kể về quan hệ giữa hai người, nhưng đây có lẽ là lời kể lột tả đầy đủ mối quan hệ giữa họ. „Từ khi tôi mất bộ chính trị, về Sài Gòn, Sáu Dân không bao giờ gặp tôi”, nghĩa là Sáu Dân chỉ gặp Mười Cúc khi Mười Cúc còn là ủy viên bộ chính trị, còn là cấp cao hơn và còn giữ vai trò quan trọng đối với sự nghiệp chính trị tiếp theo của mình. Chắc lúc đó, Sáu Dân đã không nghĩ rằng, sau này Mười Cúc không những quay lại bộ chính trị, mà còn trở thành tổng bí thư, quyết định con đường thăng tiến của mình. Nếu dự đoán được, chắc ông đã đến thăm và an ủi Mười Cúc dài dài!

Chúng ta thật kinh ngac về những lý do Nguyễn Văn Linh đưa ra tại sao lại chọn Đỗ Mười làm thủ tướng. Chắc chắn Nguyền Văn Linh đã biết quá rõ về Đỗ Mười qua cuộc đánh tư sản tại Sài Gòn sau 30-04-1975, lúc đó ông là bí thư thành ủy . Đó là một con người kém hiểu biết về mọi mặt, giáo điều và có triệu chứng bệnh thần kinh như ông đã từng thừa nhận. Xuất thân từ một người không được học hành, ông không có khả năng tiếp thu những kiến thức về xã hội, về kinh tế, về chính trị. „Thành tích” nổi bật nhất của Đỗ Mười là „phá”và „đánh”. Sau năm 1954, ông đã phá tan các cơ sở sản xuất, thương mại tư nhân trong cuộc cải tạo tư sản ở miền Bắc bằng các chính sách trưng thu (tịch thu), trưng mua (mua chịu không bao giờ trả), công tư hợp doanh. Ông đã đánh các tư sản miền Nam không còn „mảnh áo”, đưa kinh tế miền Nam „tiến kịp” miền Bắc sau năm 1975, cùng nhau ăn bo bo thay gạo.

Anh bạn tôi, một kỹ sư đã làm việc tại Công Ty Điện Lực Miền Nam kể lại, thời ông Đỗ Mười làm thủ tướng, trong một lần vào miền Nam công tác, lúc đó điện đang là vấn đề „nước xôi, lửa bỏng”, cắt điện trở thành „quốc sách”. Cũng là nhân dịp cuối năm âm lịch, một cuộc họp mặt của các cán bộ chủ chốt của công ty với thủ tướng được tổ chức. Diễn giả – thủ tướng – nói không ngừng nghỉ. Một tiếng, hai tiếng…bốn tiếng…Giờ làm việc buổi chiều đã hết, mọi người đang rất bận rộn vì chỉ còn mấy ngày nữa là tết âm lịch, trong hội trường đã nhiều người ngủ gật, nhiều người ngồi ở cuối hội trường đã lẳng lặng bỏ về, trên hàng ghế đầu, các cán bộ lãnh đạo công ty cũng ngán ngẩm nhưng vẫn phải yên vị. Sau hơn 4 tiếng đồng hồ „hùng biện”, chắc người đứng đầu chính phủ cũng mệt, buổi gặp gỡ đã kết thúc. Hàng trăm cán bộ, kỹ sư bỏ làm việc để nghe một bài nói chuyện nhạt nhẽo, lộn xộn , chẳng giúp gì cho những khó khăn của ngành điện đang gặp phải, thật là uổng phí! Chỉ có một ông thủ tướng không bình thường mới nói dông dài như vậy.

Trở lại lý do mà Nguyễn Văn Linh chọn Đỗ Mười vào chức thủ tướng. Vẫn ông Bùi Văn Giao kể: „Sau khi ông Phạm Hùng chết, anh Linh lên Hồ Tây họp bàn trước với hai ông cố vấn Phạm Văn Đồng và Lê Đức Thọ. Họp xong, ông Linh kêu tôi qua nói: Giao à, bọn tôi bàn để Đỗ Mười thay Phạm Hùng. Tôi kêu lên: Trời ơi, sao lại Đỗ Mười. Ông Linh: Tôi biết, nhưng từ khi làm tổng bí thư tôi nói Đỗ Mười nghe rồi” . Thật là ngoài sức tưởng tượng, Chọn một người đứng đầu một chính phủ, nắm vận mệnh của một quốc gia với 80 triệu dân, đâu phải chọn một người giúp việc trong nhà mà chỉ cần người biết nghe lời. Cũng qua đây, chúng ta hiểu được, vì sao ĐCSVN lại có những tổng bí thư chỉ có trình độ cấp huyện như Nông Đức Mạnh, đi về tỉnh nào cũng chỉ biết „giao giảng”: „ Nuôi con gì, trồng cây gì?”.

Nhưng câu hỏi được đặt ra, tại sao Nguyễn Văn Linh lại không chọn Võ Văn Kiệt làm thủ tướng. Những lý do ông đưa ra đều là sự ngụy biện. Ông biết rất rõ là Võ Văn Kiệt làm thủ tướng sẽ hơn hẳn Đỗ Mười. Nếu ông nghĩ đến lợi ích của đất nước, đến những đòi hỏi của tình hình kinh tế chính trị của Việt Nam lúc đó, thì lựa chọn Võ Văn Kiệt như là việc đương nhiên. Với các nhà chính trị bình thường ở mọi quốc gia, việc lựa chọn người vào các vị trí trong bộ máy nhà nước phải dựa trên tiêu chuẩn cơ bản là năng lực làm viêc. Nguyễn Văn Linh đã chọn Đỗ Mười vì hiềm khích cá nhân với Võ Văn Kiệt. Đây là con người thực của Nguyên Văn Linh, với bản tính chấp nhặt, thiển cận, thiếu hiểu biết, giáo điều, không có tầm nhìn của một người lãnh đạo, đã mang họa đến cho đất nước. Lịch sử sẽ ghi lại tội lỗi đối với đất nườc, đối với dân tộc của Nguyễn Văn Linh qua Hội nghị Thành Đô ngày 02-09-1991. Vì muốn „cứu CNXH”, mà thực chất là muốn cứu Đảng, Nguyễn Văn Linh đã chấp nhận mọi yêu sách của chính quyền Bắc Kinh, mở đầu thời kỳ đen tối của dân tộc Việt Nam trong quan hệ với người láng giềng phương bắc. Từ đây, những chính quyền „hèn với giặc, ác với dân” kế tiếp nhau nhượng đất, nhượng biển, ra tay đàn áp những người yêu nước, những người dám đứng lên phản đối các hành động xâm lược của những kẻ theo chủ nghĩa „Đại Hán”.

Viết đến đây tôi lại nhớ đến câu chuyện của nhà văn Vũ Thư Hiên kể trong Đêm Giữa Ban Ngày: „Người đầu tiên muốn thức tỉnh tôi là cô ruột tôi lấy chồng ở phủ Xuân Trường. Chồng bà, một ông chưởng bạ, là một người yêu nước không cộng sản. Ông ủng hộ cách mạng từ hồi bí mật, tham gia tổng khởi nghĩa. Trong kháng chiến chống Pháp vừa làm trong ban hội tề để giữ thế công khai vừa làm chủ nhiệm Việt Minh xã. Trong Cải cách ruộng đất, ông bị đưa ra đấu, bị vu là phản động, nhà cửa bị tịch thu, gia đình bị khủng bố. Đến khi Đảng sửa sai, ông chỉ còn kịp lết về đến nhà để tắt thở trong vòng tay vợ con. Những việc xẩy ra với cô tôi tôi không biết. Tôi đang học ở Liên Xô. Trở về Việt Nam, năm 1957, làm phim Ánh Sáng Tháng Mười nhân dịp kỷ niệm 40 năm cách mạng Nga, tôi mới gặp cô. Cô tôi khuyên tôi : – Cháu phải tỉnh trí, chớ có nghe cộng sản. Cộng sản bất nhân lắm. Mình là người tử tế, phải biết chọn bạn mà chơi. Nghe ngon ngọt lắm vào rồi đi theo họ, hối không kịp!”.

Lời khuyên nhủ thốt ra từ tâm can của người phụ nữ nông dân chân thật, là lời cảnh tỉnh đối với những trí thức, những người tử tế đi theo cộng sản. Nó cũng là lời kết tội xác thực nhất đối với những người cộng sản Việt Nam.

Trong BTC, chúng ta còn gặp nhiều những hành động bất nhân của những người cộng sản. Bà Nguyễn Thị Năm là người trước cách mạng tháng 8 đã che giấu, nuôi dưỡng các cán bộ chủ chốt của Đảng trong nhà như Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng…. Trong tuần lễ vàng ủng hộ chính phủ Việt Nam mới thành lập sau Cách mạng 08-1945, gia đình bà đã ủng hộ 100 lạng vàng. Bà lại hoạt động trong hội phụ nữ, lại có con là trung đoàn trưởng. Nhưng trong cải cách ruộng đất, bà đã bị quy là địa chủ cường hào gian ác, bị đoàn cải cách kết án tử hình. Phát súng đầu tiên của cải cách ruộng đất đã bắn vào đầu người phụ nữ yêu nước. Một người Việt Nam bình thường, đều cư xử theo lời dậy của ông cha ta „uống nước nhớ nguồn”, không bao giờ đối xử tệ bạc với những người đã giúp đỡ, cưu mang mình. Nhưng những người cộng sản kể trên, trong đó có Trường Chinh, lúc đó là trưởng ban chỉ đạo cải cách ruộng đất , người đã phê duyệt bản án bà Nguyễn Thị Năm, như những đứa con bất hiếu, đã giết người phụ nữ lương thiện, người mẹ đã yêu thương và hết lòng vì mình.

Những người cộng sản không chỉ đối xử bất nhân với những người ngoài đảng, với những đống chí của họ, họ cũng đối xử tệ bạc. Ông Trần Xuân Bách là ủy viên bộ chính trị. Nhiều năm hoạt động trong đảng ông đã thấy rõ vai trò lịch sử của đảng cộng sản đã đến giai đoạn cuối. Nếu đảng không muốn sụp đổ, nếu đảng còn mong muốn mang lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân, đảng phải thay đổi. Phải chấp nhân thể chế tự do dân chủ, chấp nhận đa nguyên, đa đảng . Ông đã công khai phát biểu quan điểm của mình, ông đã bị đảng tước hết mọi chức vụ. Bà Trần Thị Đức Thịnh, vợ ông kể lại: „Năm ngày sau Hội nghị trung ương 8, tiêu chuẩn sữa tươi cho ủy viên bộ chính trị 2 lít/ngày, mà Ban Tài chính Quản trị Trung ương vẫn cung cấp cho ông bị cắt. Tôi không để anh ấy biết, tôi không muốn anh ấy bị hẫng. Tôi tự đi mua sữa tươi, vẫn ngày 2 lít. Anh tưởng tôi vẫn lấy sữa của Trung ương, kiên quyết bảo tôi phải từ chối. Suốt 3 năm người ta không trả lương cho anh, còn tôi thì cả năm không được giao việc”.

Trung tướng, nhà văn Trần Độ là một trong những lão tướng của quân đội Việt Nam, ông đã cống hiến gần như trọn cuộc đời cho ĐCSVN. Bạn bè, đồng chí, những người đã cùng làm việc với ông đều thừa nhận, rằng ông là một trong những người lãnh đạo hiếm hoi, vừa có tài, vừa là người đức độ. Cuối đời, ông đã nhận ra những sai lầm, những suy thoái của cái Đảng mà ông đã phụng sự. Ông đã viết, đã cảnh báo các đồng chí của mình, với mong muốn họ thay đổi, tỉnh ngộ để tránh mang đến những tai họa cho đất nước. Các đồng chí của ông đã bỏ ngoài tai. Họ cho người theo dõi, quấy nhiễu ông, chặn đường, cướp các bản thảo, các tài liệu của ông. Đám tang của ông, họ bắt những người đến viếng phải bỏ các dòng chữ „Vô cùng thương tiếc”và „trung tướng” trên vòng hoa, họ còn kể tội ông trong điếu văn. Đây là cách cư xử „cạn tầu giáo máng”, bất chấp đạo lý „nghĩa tử là nghĩa tận” mà bất cứ người Việt Nam bình thường nào cũng không hành xử như vậy.

Những người cộng sản thuộc thế hệ lão thành là những người không có khả năng và không muốn tiếp thu những cái mới. Bản thân họ là những người cứng rắn, tuy có lòng yêu nước nhưng do tiếp thu một học thuyết sai lệch Mark-Lenin, học thuyết lấy đấu tranh giai cấp, lấy bạo lực, lấy chiến tranh làm phương tiện để giải quyết mọi mâu thuẫn . Chủ nghĩa tôn thờ bạo lực, cùng những năm tháng chiến tranh đã biến họ thành những những con người kiêu ngạo, công thần, chủ quan, độc quyền, duy ý chí và cạn kiệt lòng nhân đạo. Họ tin tưởng không có cơ sở rằng,”cách mạng thành công hết khổ, hết nghèo”. Nhưng xã hội dưới quyền cai trị của họ, được xây dựng trái với quy luật phát triển tự nhiên. Nền kinh tế tập trung bao cấp giống như chiếc thuyền buồm không có gió, chính trị thì bị cả thế giới xa lánh, cô lập, họ buộc phải „đổi mới”. Các thế hệ đảng viên kế tiếp thế hệ lão thành họ vào Đảng không phải vì lý tưởng cộng sản, họ vào Đảng vì mục đích riêng, để được thăng quan, tiến chức. Họ biết rất rõ sẽ chẳng có tư tưởng Hồ Chí Minh, sẽ chẳng có CNXH, sẽ chẳng có kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, chỉ có chế độ đảng trị với kinh tế tư bản rừng rú giúp họ vơ vét tài nguyên đất nước, trở thành các tư bản đỏ.

Đọc BTC, chúng ta không thể bỏ qua những bi hài kịch về sức khỏe của các quan chức cộng sản trên sân khấu chính trị trước mỗi kỳ đại hội. Với tất cả những người bình thường, sức khỏe là yếu tố quan trọng hàng đầu để tồn tại, sống, học hành, làm việc, hoạt động văn hóa, khoa học,chính trị…. Bệnh tật, ốm đau cũng có thể đến với bất cứ ai, bất kể tuổi tác, nghề nghiệp, chức vụ, nơi cư trú…Vì vậy khám, chữa bệnh là việc thường xuyên, công khai của mỗi con người. Nhưng đối với những người cộng sản, quan trọng nhất đối với họ là quyền lực và địa vị. Họ giấu giếm tình trạng sức khỏe của mình, trước hết vì đó là những lý do dễ bị những cán bộ tổ chức gạt họ ra khỏi danh sách dự kiến, cơ cấu cho mỗi kỳ đại hội, mỗi đợt quy hoạch, đề bạt cán bộ. Lý do thứ hai họ phải giấu giếm vì các đối thủ của họ luôn nhăm nhe tìm các điểm yếu của họ để loại họ, dành lấy cái địa vị mà họ đang theo đuổi, đang mơ ước.

Trong „ Sức khỏe Trung ương”, tác giả thuật lại: ”Từ trước Đại hội VIII, khi công việc cơ cấu nhân sự bắt đầu, theo ông Nguyễn Văn An, người có trách nhiệm nắm các hồ sơ các nhà lãnh đạo, cả hồ sơ về sức khỏe, trong bộ chính trị xuất hiện một số „ông giấu bệnh”. Ông Lê Xuân Tùng, sau khi bị tai biến, một chân gần như bị liệt vẫn khẳng định là đang rất khỏe. Ông Lê Minh Hương giấu bệnh tiểu đừờng nặng. Ông Đoàn Khuê giấu ung thư hạch. Ông Đào Duy Tùng bị ung thư nhưng vẫn Bám giữ chức Trưởng Ban Văn kiện của đại hội”.

„Ứng cử viên Tổng bí thư” Đào Duy Tung , ngồi nghe dự thảo báo cáo đại hội, mắt lim dim chẳng hiểu gì, lẽ ra phải đi chữa bệnh, vẫn xuống Hải Phòng dự đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố, đang phát biểu thì đột quỵ, hôn mê cho đến lúc qua đời. Không biết sang thế giới bên kia ông có thực hiện được mơ ước làm tổng bí thư (!)

Ông Nguyễn Văn An kể: „ Khi chuẩn bị nhân sự chủ chốt, Ông Lê Đức Anh vẫn giới thiệu Đoàn Khuê làm chủ tịch nước và Thường vụ không ai phản đối. Tôi gặp anh Đỗ Mười nói Đoàn Khuê bị ung thư đấy, anh Mưới nói : Đoàn Khuê nói với tao, uống tam thất nó tan hết rồi mà. Đoàn Khuê còn vạch bụng cho tao xem. Tôi bảo : thưa anh, theo chuyên môn thì đó là khối u nó chạy chứ không phải nó tan đâu ạ.”

Giáo sư Vũ Bằng Đình, viện trưởng Quân y viện 108 kiêm phó chủ tịch Hội đồng Bảo vệ sức khỏe Trung ương kể : „Chúng tôi phát hiện Đoàn Khuê bị ung thư hạch rất sớm. Sau khi bí mật hội chẩn trên các mẫu xét nghiệm mà không cho biết là của ai, tất cả các chuyên gia trong nước đều khẳng định đấy là ung thư hạch, tôi đích thân trên dưới mười lần đến nằn nỉ ông vào bệnh viện. Biết khi ấy ông Lê Đức Anh đang giới thiệu Đoàn Khuê kế vị, tôi trấn an ông : nếu anh đồng ý để chúng tôi chữa trị kịp thời thì anh không những có thể sống thêm một thời gian dài mà còn có sức khỏe để đảm đương những nhiệm vụ quan trọng hơn. Nhưng ông Đoàn Khuê vẫn phủ nhận kết quả hội chẩn và chỉ thị cho tôi phải báo cáo Hội đồng bảo vệ sức khỏe trung ương là ông chỉ bị viêm hạch”.

Bác sỹ Đình và các đồng nghiệp Nguyễn Thế Khánh đã phải bí mật báo cao lên Bộ Chính trị.

Ông Nguyễn Văn An kể: „Sau khi anh em đưa bệnh án của Đoàn Khuê: ung thư gan giai đoạn 3, chỉ kéo dài được cuộc sống không quá một năm, họp thường vụ bộ chính trị, tôi đưa vấn đề sức khỏe ra, ông Đoàn Khuê vẫn cãi. Tôi phải công bố bệnh án. Đoàn Khuê đập bàn tuyên bố: „ Tôi là người khỏe mạnh, chúng nó phá. Tôi sẽ cho hai thằng đó nghỉ”.

Đại tá Vũ Bằng Đình nhớ lại: „ Cả tôi và anh Lê Thi, bí thư Đảng ủy Viện 108, nhận quyết định nghỉ ngay lập tức”. Không chỉ „lỡ cơ hội”trở thành nguyên thủ quốc gia, bệnh tình Đoàn Khuê tiến triển xấu từng ngày. Cuộc sống của ông chỉ còn sáu tháng thay vì một năm như dự đoán, Ngày 16-01-1998, tướng Đoàn Khuê chết.

Những câu truyện kể trên giống như đã xẩy ra trong triều đại phong kiến nào đó, cách đây nhiều thế kỷ. Đức vua thì bạc nhược, bất tài, không cai quản nổi triều chính. Trong triều đình, các quan tham, quan gian mặc sức lộng hành, dối trá, lừa gạt nhau, bức hại cả những ngự y , những bầy tôi trung thành, coi xóc sức khỏe cho mình.

Xã hội tại Việt Nam hôm nay là một xã hội không bình thường:

-Đạo đức xã hội suy đồi. Một xã hội vô cảm, cái ác, cái giả dối xuất hiện ở mọi nơi, mọi lúc. Văn hóa, giáo dục, y tế…đều xuống cấp nghiêm trọng.

Khoảng cách giầu nghèo trong xã hội ngày càng xa, ”kẻ ăn không hết, người lần không ra”.

-Nền kinh tế „đầu Ngô mình Sở”, kinh tế thị trường định hướng XHCN, thực chất là nền kinh tế tư bản rừng rú, bóc lột nhân công, khai thác tối đa tài nguyên, phá hủy môi trường.

-Những người dân yêu nước thì bị đàn áp, bị tù đầy. Kẻ xâm lược thì được vinh danh bằng „bốn tốt” và „mười sáu chữ vàng”.

-Quan chức với những kẻ „cùng hội, cùng thuyền” tham nhũng, vơ vét, chiếm dụng tài sản quốc gia, trở thành những tư bản đỏ.

-Luật đất đai quy định đất đai là sở hữu toàn dân, đã tiếp tay cho những quan chức bất lương cướp đất, cướp nhà của người dân lương thiện.

-Những người đấu tranh ôn hòa cho tự do dân chủ, bảo vệ quyền con người bị đàn áp, bị nền luật pháp vô liêm sỉ bỏ tù với những bản án mà thế giới văn minh phải ghê tởm.
-…..
Ai chịu trách nhiêm về một xã hội Việt Nam không bình thừơng kể trên?

Câu trả lời thật rõ ràng: những người cộng sản – những người không bình thường – đã cai quản xã hội hơn nửa thế kỷ nay.
Để có một xã hội bình thường như xã hội của hầu hết các quốc gia hiện nay trên thế giới, phải thay những người quản lý xã hội hiện tại bằng những người bình thường do người dân lựa chọn. Những người cộng sản muốn được người dân lựa chọn, họ phải trở lại làm con người bình thường.

Nếu những người cộng sản không còn khả năng để thức tỉnh, trở về làm một con người bình thường, chẳng sớm thì muộn, xã hội sẽ đào thải họ khỏi những cương vị hiện nay họ đang nắm giữ.

Ngày ấy, chắc chắn sẽ đến!

Warszawa 09-2013

© Đàn Chim Việt

12 Phản hồi cho “Đọc “Bên Thắng Cuộc”, nghĩ về những người CS”

  1. Hi x Pham says:

    Cac ngai co biet truoc khi chet ngai Mark da viet cuon “tu ban luan” thu 3 la thuyet cong san khong dung duoc nua sau khi cac nuoc tu ban nghi ra trai phieu nghia la toan dan duoc tham du co nghia la che do “Dan chu tu ban” da duoc hinh thanh va phat trien, cac ngai giac Cong co doc ngai Mao chu tich, ngai Stalin cung doc va thong hieu nhung cac ngai ay muon doc tai, muon nam quyen nen lo di, rieng ngai Ho chu tich cua cac ngai giac co du trinh do de doc hay chi nghe ngai Mao chi thi roi thi hanh.

Phản hồi