WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

QĐND: Ba lần Bác cười trước lúc đi xa

“...Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã rời xa chúng ta, nhưng hình ảnh ba lần nhìn thấy nụ cười hiền hậu của Người mãi khắc sâu trong tôi. Sự nhẹ nhàng thanh thoát, những ngôn ngữ, cử chỉ thân thiết của Người, tôi luôn mang theo suốt cuộc đời…”.

Là y tá trưởng của Bệnh viện Bắc Kinh, từ những năm 60 của thế kỉ trước, tôi làm công tác chăm sóc sức khỏe bên cạnh Thủ tướng Chu Ân Lai. Tiếp nhận chỉ thị của Thủ tướng Chu Ân Lai, tôi được phân công vào đội ngũ chăm sóc sức khỏe Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngày 24-8-1969, trời Bắc Kinh oi nồng, không một chút gió. Đêm xuống, tôi giội ào một cái cho mát, chuẩn bị lên giường đi ngủ. Đột nhiên nghe tiếng gõ cửa dồn dập. Tôi vội dậy mở cửa. Thì ra là người của bệnh viện tới, nói rằng: “Có việc khẩn, lập tức lên đường”.

 Chủ tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai đón Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người cùng Đoàn đại biểu Việt Nam thăm Trung Quốc năm 1955. Ảnh tư liệu.


Chủ tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai đón Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người cùng Đoàn đại biểu Việt Nam thăm Trung Quốc năm 1955. Ảnh tư liệu.

Khi chúng tôi tới Đại lễ đường nhân dân, Thủ tướng Chu Ân Lai đang nói chuyện với các bác sĩ trong tổ công tác. Lúc này tôi mới rõ, chuyến đi của tôi là tới Việt Nam chữa bệnh cho Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đoàn có giáo sư Lí Băng Kì, chuyên gia Khoa truyền nhiễm Bệnh viện Hiệp Hòa Bắc Kinh. Thủ tướng Chu Ân Lai dặn dò yêu cầu chăm sóc chu đáo sức khỏe Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông cũng nhắc nhở mọi người quan tâm tới sức khỏe của các giáo sư cao tuổi trong đoàn. Sau khi tiếp kiến Thủ tướng Chu Ân Lai, tôi lên xe tới thẳng sân bay, chuyên cơ IL-18 đã chuẩn bị sẵn và rời Bắc Kinh đi Hà Nội ngay trong đêm.

Bác cười và nói: “Xin hoan nghênh, cảm ơn!”

Rạng sáng ngày 25-8 chúng tôi tới Hà Nội. Dưới ánh đèn mờ, vẫn có thể nhìn thấy cảnh tàn phá của bom Mỹ. Máy bay trực thăng của Việt Nam đưa chúng tôi tới Phủ Chủ tịch.

Ngày thứ hai ở Hà Nội, tức ngày 26-8, tổ y tế thứ ba của Trung Quốc cũng tới Hà Nội. Các thành viên trong tổ chữa trị đến từ các bệnh viện lớn của Bắc Kinh, Quảng Châu, trong đó có một số chuyên gia Trung y nổi tiếng Trung Quốc: Nhạc Mỹ Trung, Tôn Chấn Hoàn, Trương Hiếu, Lí Băng Kì, Cao Nhật Tân.

Căn phòng nơi Bác nằm trị bệnh rất đơn sơ. Diện tích không quá 20 mét vuông, trang bị cũng giản dị. Khuôn mặt Bác xương gầy. Bác đang nằm trên giường bệnh. Đây là lần đầu tiên tôi được đứng gần Bác, tâm lí không khỏi căng thẳng. Tổ trưởng tổ chữa trị Trương Hiếu chỉ vào tôi và giới thiệu với Bác: “Cô ấy là y tá trưởng Bệnh viện Bắc Kinh, tên là Vương Tinh Minh”. Bác nhìn và nhẹ nhàng nắm tay tôi. Bác mỉm cười nói: “Xin hoan nghênh, cảm ơn!”. Bác nhìn tôi, ánh mắt hiền từ, tôi vô cùng cảm động, hai hàng lệ đã trào mi chẳng biết tự khi nào.

Bác cười thay lời cảm tạ các y tá, bác sĩ

Chủ tịch Mao Trạch Đông, Thủ tướng Chu Ân Lai và các nhà lãnh đạo khác của Trung Quốc hết sức quan tâm tới sức khỏe của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đích thân Thủ tướng lựa chọn những nhân viên ưu tú nhất, thậm chí từng thùng thuốc gửi cho Bác và ân cần hỏi han, kiểm tra, dặn đi dặn lại không được sơ sảy.

 Bác Hồ và đồng chí Chu Đức tại Trung Quốc cuối tháng 1-1950. Ảnh tư liệu.


Bác Hồ và đồng chí Chu Đức tại Trung Quốc cuối tháng 1-1950. Ảnh tư liệu.

Tình hình sức khỏe của Bác ngày càng xấu. Ngày 31-8-1969, Thủ tướng Chu Ân Lai nhận tin, sức khỏe của Bác đã rất xấu. Chuyên gia nổi tiếng Ngô Giai Bình được phái đến Việt Nam, nắm tình hình cụ thể sức khỏe của Bác, lập tức về trong ngày để báo cáo với Thủ tướng Chu Ân Lai. Nhận chỉ thị của Thủ tướng Chu Ân Lai, chuyên gia Ngô Giai Bình cùng những người trong tổ cứu chữa ra đi với tinh thần cao nhất, quyết tâm chuyển “nguy” thành “an”. Sau khi đã phái tổ y tế thứ ba tới Hà Nội, tiếp tục tổ y tế thứ tư được phái tới Hà Nội (tổ thứ tư tới nơi thì Bác đã ra đi).

Lúc này bệnh tình của Bác ngày càng nặng. Ăn ít, uống ít, cơ thể càng thêm gầy. Các chuyên gia, bác sĩ sau quá trình nghiên cứu thận trọng, tỉ mỉ đã quyết định truyền tĩnh mạch để khống chế nhiễm trùng, bổ sung dinh dưỡng và nước. Nhưng vấn đề đặt ra là cơ thể của Bác rất nhạy cảm với tiêm, vì vậy khó thực hiện. Chúng tôi đã đặt ra một phương án thực thi để phân tán sự tập trung chú ý của Bác. Khi nhận được sự đồng ý của Bác, cũng như sự cho phép của các đồng chí lãnh đạo Việt Nam, chúng tôi đã tiến hành truyền tĩnh mạch. Hôm đó, nhiều đồng chí lãnh đạo của Việt Nam như Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp… đã có mặt. Việc đưa mũi kim truyền vào tĩnh mạch được tiến hành thuận lợi. Bác mỉm cười thay lời cảm tạ các y tá, bác sĩ.

Bác mỉm cười sau khúc hát của tôi

Ngày 31-8-1969, bệnh tình của Bác đột nhiên tăng lên. Hôn mê không tỉnh. Các chuyên gia bình tĩnh, kịp thời đưa ra biện pháp cấp cứu phù hợp. Bác sĩ Hồ Húc Đông xuyên kim vào tim Bác để bơm thuốc trợ lực tim. Thành công rồi! Chủ tịch Hồ Chí Minh từ từ tỉnh lại, Bác mở mắt ra, nhìn khắp một lượt các y, bác sĩ trong phòng. Mọi người cảm động không nói nên lời. Tổ trưởng Trương Hiếu lại gần bên Bác, khẽ gọi: “Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, Người thấy trong mình hiện giờ thế nào? Còn chỗ nào chưa thấy thoải mái?”. Bác khẽ lắc đầu, một lúc sau Bác ra hiệu muốn ăn một chút.

Chiều hôm đó sức khỏe của Bác đã có chuyển biến tốt lên một chút, Bác nói muốn nghe một câu hát Trung Quốc. Các đồng chí đề nghị tôi hát. Tôi nói thật là hát cũng không tốt lắm, nhưng để vui lòng Bác, vì tình hữu nghị Trung-Việt, tôi đã hát một bài hát mà nhiều người thuộc và hát được, bài hát có nội dung chính là ra khơi xa phải vững tay chèo. Bác nghe xong rất vui, Bác nở nụ cười hiền từ. Bác nắm nhẹ tay tôi, tặng tôi một bông hoa biểu thị cảm ơn. Đó là lần thứ ba tôi thấy Bác cười. Và đó cũng là nụ cười cuối cùng của Người.

Sáng ngày 2-9-1969, trái tim Chủ tịch Hồ Chí Minh ngừng đập. Người đã vĩnh viễn đi xa. Chúng tôi không cầm được nỗi buồn, nước mắt tuôn trào. Đứng bên giường bệnh của Người, vô cùng buồn thương… và từ biệt Người. Ngày 9-9-1969, toàn bộ tổ chữa trị đã cùng lãnh đạo và nhân dân Việt Nam tham gia lễ truy điệu được cử hành tại Hội trường Ba Đình. Hai ngày sau chúng tôi rời Hà Nội về nước. Để ghi nhận công lao của các bác sĩ, y tá trong các tổ y tế đã tham gia chữa trị cho Bác Hồ, Chính phủ Việt Nam đã tặng nhiều huân chương cao quý cho thành viên trong tổ y tế.

* Vương Tinh Minh, y tá trưởng Bệnh viện Bắc Kinh, thành viên Tổ bác sĩ Trung Quốc sang Việt Nam chữa bệnh cho Bác Hồ, tháng 8-1969.

Theo QĐND

22 Phản hồi cho “QĐND: Ba lần Bác cười trước lúc đi xa”

  1. NGUYỄN says:

    Câu chuyện kể lại của bà y tá Vương tinh Minh, các chi tiết rất khớp với bài viết của ông cựu đại sứ TQ tại miền bắc,sau đó làm thông dịch riệng cho bác Hồ (tôi đã quên tên),người đã ăn cùng mâm,ngủ cùng phòng với bác suốt 2 năm cuối cùng, (bài có đăng trên ĐCV trước đây,nhưng nay không thể nào lục lại được !)
    Rỏ ràng,bác là người tàu,chẳng chạy đi đâu được !

  2. quangphan says:

    Nếu bọn đế quốc Trung- Xô không nhận làm tay sai để giúp chúng bành trướng chủ nghĩa Cộng sản, thì hạng khố rách áo ôm Hồ chí Minh suốt đời chỉ có mà làm phụ bếp, phu khuân vác… :

    Trích – Nhà văn Thuỵ Khê : Ngày 4/6/1911, Nguyễn Tất Thành (HCM), đáp tàu L’Amiral Latouche-Tréville làm phụ bếp, lấy tên là Văn Ba. Tháng 9, tới Marseille, gửi thư cho Tổng Thống Pháp, nói rõ mình là con quan, muốn xin học trường Thuộc Địa, rồi theo tàu về Le Havre. Bộ Thuộc địa từ chối vì trường này chỉ nhận người đã được tuyển chọn ở Đông Dương. Nguyễn làm việc nhà cho ông chủ tàu ở Sainte- Adresse, ngoại ô Le Havre độ một tháng, rồi lại tiếp tục lên tàu đi Phi Châu.

    Từ 1912 tới mùa hè 1914, tiếp tục làm bồi, phụ bếp, hoặc phu khuân vác trên những tàu xuyên Đại Tây Dương, chạy đường Le Havre – Londres – New York, hoặc Châu Phi – Châu Mỹ. Từ 1914-1919, bỏ việc trên tàu, sống tại Luân Đôn với tên Nguyễn Tất Thành. (Theo Hémery, trong thế chiến, Tất Thành tránh sang Pháp vì ngại có thể bị gọi đi quân dịch). Làm việc tại khách sạn Carlton, rửa bát, rồi phụ bếp. Khoảng tháng 5-6/1919, sang Paris. Hoạt động trong Hội Người An Nam Yêu Nước. ( Thuy Khe)

    Trích – “Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3 trang 90 “-Trong thư đề ngày 06-6-1938 gửi Lê Nin . HCM: “Đồng chí hãy phân tôi đi đâu đó, hay là giữ tôi ở lại đây. Hãy giao cho tôi một việc làm gì mà theo đồng chí cho là có ích?” .

    • tudo says:

      Làm nghề nào củng tốt….kể cả nghề …..? GIẾT dân để được….quốc tế Cọng Sản công nhận là Lanh Tụ ….!

  3. Nguyễn Hữu Tư says:

    Sự thật, Hồ Chí Minh trước khi chết muốn nghe một bài hát Tầu mà cô y tá người Tầu tên Vương Tinh Minh đang chăm sóc Bác, đã hát cho Bác nghe chứng tỏ Hồ Chí Minh không phải là người Việt nam.
    Thế mà nhạc sĩ Trần Hoàn (1928-2003) đã sáng tác bài hát “Lời Bác dặn trước lúc đi xa”
    http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/loi-bac-dan-truoc-luc-di-xa-thu-hien.5zQh16eTeO.html
    mô tả Bác muốn nghe một câu hò xứ Huế, một câu ví làng Sen, một làn Quan họ. Ôi may sao bỗng có em gái nhỏ, bước vào, gần Bác. Rồi căn phòng xao động trong nước mắt. Những lời ca nức nở, tái tê rằng: “Người ơi, người ở đừng về…” Bác nhìn em, rơm rớm hàng mi.
    Thật là bi thảm và XHCN (xạo hết chỗ nói!)
    Từ muốn nghe một bài hát Tầu sang “Người ơi, Người ở đừng về” một cách ngon ơ! Không chê vào đâu được.

    • THƠ NGÀN says:

      NGƯỜI ĐỜI

      Người đời đến thế là cùng
      Chỉ toàn xạo xự như khùng như điên
      Chỉ toàn ngôn ngữ tuyên truyền
      Chỉ toàn dối trá thật phiền lắm thay
      Biết ai trong cõi đời này
      Là người chân chất để đời còn tin

      NGÀN KHƠI
      (23/9/13)

  4. mien says:

    Khi vừa mới đọc xong bài viết này , cảm tưởng đầu tiên của tôi giống hệt quý vị “HCM đúng là tên Tầu Khựa” , lòng buồn vô hạn, chẳng lẽ hàng triệu người Việt chúng ta giết hại lẫn nhau chỉ vì bọn Hán Gian. Nhưng sau khi bình tâm, đọc lại bài này lần nữa, tôi có mấy ý kiến / thắc mắc sau :
    1/ Ông Hồ mất ngày 2 tháng 9, ngày thành lập nước VNDCCH, hay mất ngày 3 tháng 9?
    2/ Khi phái đoàn y tế của Trung Cộng đến chữa bệnh cho ông Hồ , họ nói chuyện với nhau và với ông Hồ, nhất là khi ông ấy yêu cầu bài hát bằng tiếng Tấ Adru thì ông Hồ nói tiếng Tầu hay tiếng Việt?
    3/ Trong lúc ông Hồ yêu cầu hát , có ai là người Việt Nam ở đó?
    4/ Chuyện hơi lạ, chưa từng thấy khi từng chứng kiến nhưng bệnh nhân ở giai đoạn thập tử nhất sinh, ông Hồ được bác sĩ Trung Cộng đâm kim thắng vào tim (tôi nghĩ có thể là Epinephrine/ Adrenaline mà ngày nay không ai tim thẳng vào tim cả) là sau đó hổi tỉnh, rồi đòi ăn uống, đòi ca hát bằng tiếng Tầu, rồi tặng hoa cho bà Vương Y tá ?
    5/Ngoài ra, những bài viết của người TC còn cho rằng trước khi ông Hồ chết còn gọi tên người yêu “Lâm Y Lan” , tôi thấy có vẻ giống tiểu thuyết 3 xu hay cải lương VN, trước khi chết còn hát rồi mới ngoẻo. Có ai có thể tin rằng một ngừoi như ông Hồ lại có trái tim yêu đuối, mít ướt như thế? Và có ai từng làm cha mẹ, lai có thể nghĩ rằng lúc chết ông Hồ lậi gọi tên người yêu mà không gọi tên con trai duy nhất của ông ấy là “Vũ Trung” hay “Nguyễn Tất Trung”?
    6/ Một điều hơi ạ, bài viết này được dịch ra và cho đăng ở báo Quân Đội Nhân Dân , ban biên tập của tờ báo cũng đồng ý với bà Vương y tá?
    7/ Nếu ông Hồ là người Tầu, những đ/c thân cận của ông ta như Trường Chinh, Lê Duẫn, Võ Nguyên Giáp không nhận ra được hay sao , và nếu nhận biết mà vẫn để cho một tên Hán Gian nắm đầu cả một nửa đất nước?
    ….
    Những thắc mắc trên có thể xuát phát từ trái tim Việt Nam của tôi, không thể chỉ vì một tên Hán Gian mà người Việt chúng ta đã giết hại lẫn nhau, đã làm tan tành đất nước.
    Và nếu ông Hồ thật sự là người Tầu thì là điều đáng tủi nhục cho lịch sử Việt Nam !

    • SAO NGÀN says:

      THÔI MÀ

      Thôi mà phiền muộn làm chi
      Cuộc đời còn đó có gì phải lo
      Trời sinh ra kiểu con cò
      Mổ hoài thì vẫn con cò đó thôi
      Trời sinh ra kiểu con voi
      Mười voi bát xáo cũng hoài mà chi
      Chuyện đời cứ tạm quên đi
      Chờ tương lai đến rồi thì sáng ra
      Thằng cuội ngồi gốc cây đa
      Vầng trăng soi sáng bao la việc đời
      Hay gì đâu những con người
      Cả đời xạo xự cũng nào ra chi

      TRĂNG NGÀN
      (23/9/13)

    • vybui says:

      Không chỉ có độc giả “mien” có những thắc mắc như thế này, mà còn rất đông Đảng viên ĐCSVN, những người Việt sống ở miền Bắc bị Đảng tuyên truyền cũng không dễ dàng chấp nhận sự thật đau lòng và tủi nhục này! Thật ra, những tay chóp bu cuả Đảng cũng biết, nhưng vì đã lỡ leo lên lưng cọp, không thể xuống được nữa. Vả lại họ cũng chỉ cần quyền lực, cướp được chính quyền để đè đầu, cưỡi cổ nhân dân nên chuyện Hồ that, Hồ giả cũng không quá quan trọng. Xin lần lượt trả lời, hoặc gợi ý để độc giả “mien” tự trả lời:
      1)Cho đến bây giờ không còn ai nghi ngờ gì về việc ông Hồ mất ngày nào. Đó là ngày 2/9/1969 như bài viết đã xác nhận. Tờ QĐND là tiếng nói chính thức thứ 2 sau tờ Nhân Dân cuả Đảng CSVN, khi đăng lại hồi ức của Vương y tá mà không bị Đảng hay Trung Ưong Quân Ủy Hội “bắt tội” hay bài viết này phải bị rút xuống thì đó là lời “đính chính” gián tiếp mà Đảng CSVN muốn cho nhân dân VN biết sau bao nhiêu năm bị bè lũ Lê Duẩn, Lê Đức Thọ lộng quyền đưa tin sai lạc.
      2) và 3) Tiếng Tàu hay tiếng Việt không thành vấn đề. Các b/s VN hay những tay CS chóp bu dù hiện diện tại đó trong khi ông Hồ thập tử nhất sinh cũng không ảnh hưởng gì, bởi vì họ(BCT đảng CSVN) đã biết ông Hồ không là người Việt (từ những năm 1950). Vả lại tinh thần Quốc Tế Vô Sản cao hơn hết. Đã là CS thì chủng tộc là thứ yếu, giai cấp (Vô Sản) mới là chủ yếu. Sau khi đã ngăn cản ông Hồ lấy Lâm Y Lan, người tình, người đồng chí cuả ông ta, thì lúc này đứng trước cái chết của ông Hồ, ĐCSVN qua những tay “gộc” cũng không còn quá hẹp lượng nên cho thoả mãn khát vọng tìm về côị nguồn cuả ông ta trước khi vĩnh viễn ra đi, thì cũng là điều hợp tình, hợp lý.
      4) Không có gì là lạ với cách chữa trị cho ông Hồ mà nhóm b/s TQ đã thực hiện. Đây là cách kích hoạt tim khi tim đã ngưng đập mà Tây Y đã, đang dùng. Vả lại còn gì để mất nữa, một là kéo dài sự sống thêm được khi nào hay khi ấy. Ngược lại, nếu không dùng cách chữa như thế này, ông Hồ cũng …chết! Thêm một điều nữa để củng cố cho luận điểm là ông Hồ này là Hồ giả là, ông ta, người đã bị bệnh lao rất nặng, qua thư ông ta viết cho đồng chí và những người biết ông ta rõ ràng đã xác nhận, thế mà sau khi “tự nhiên khỏi bệnh”, không cần thuốc men chữa trị, ông tiếp tục hút thuốc (ngày 2 bao), rồi thay vì chết vì bệnh phổi, ông ta lại chết do bệnh…tim!
      5) Con người khi đứng trước cái chết thì mới sống thực với mình. Sau bao nhiêu năm đóng kịch, sống giả, đây là giờ phút trở về với bản chất (thực), cả một cuộn phim dài suốt từ thời thơ ấu đến khi về già, lần lượt được quay lại trong tâm tưởng cuả mình, cho nên việc ông ta nói tiếng Tàu, nghe bài hát Tàu, trở về nguồn cội thì đâu có gì lạ. Còn những mối liên hệ với gái Việt, rồi sinh con… Việt chỉ là những phương tiện “giải trí” trong quãng đời lưu lạc làm CMCS (cuả một anh Tàu trên đất Việt) thì có gì đáng kể!
      6) Đã trả lời ở phần trên, số (1).
      7)Những đồng chí “thân cận” với ông như TC, LD, VNG chỉ biết ông ta(HCM) vào những năm đầu thập kỷ 40, khi ông ta được QTCS cho “nhập vai” để thay thế Nguyễn Ái Quốc lãnh đạo CM CS ở VN. Những người biết rõ ông ta không phải là Nguyễn Ái Quốc như Hoàng Văn Hoan và Cao Hồng Lãnh, thì một người không chịu tiết lộ,(HVH), bị Duẩn, Thọ tước đoạt quyền lực, cuối cùng phải chạy sang Tàu. Người xác nhận HCM không phải là NAQ như Cao Hồng Lãnh thì được sống an ổn cho tới khi chết. ( con cái ông ta, CHL, ngoài một người là SQ ngành AN dạy tại trường đào tạo SQ CA, AN , còn lại những người kia cũng không có chức vụ gì). Và như những thông tin từ sau hậu trường chính trị CSVN cho biết thì ông Hồ đã mất hết quyền hành, chỉ còn hư vị từ những năm 1963-64 cho đến khi chết. Thay vào đó là bè cánh Lê Duẫn, Lê Đức Thọ nắm thực quyền.

      • mien says:

        Có bao giờ quý vị thấy một người sắp chết, phải chích thuốc vào tim để hồi tỉnh mà ngồi dậy đòi ăn, rồi còn đủ sức tặng hoa và rồi còn đòi nghe hát ? Lại còn gọi tên người yêu xưa la xưa lắc mà không gọi tên đứa con trai của mình?
        Hãy thử vào nhà thương, nhìn những bệnh nhân ở giai đoạn cuối cùng của cuộc đời, bị hôn mê, rồi xem thắc mắc của tôi có đúng không? Tôi không chỉ chứng kiến 1 người bị hôn mê mà cả hàng bao nhiêu người nên mới rút ra kết luận như thế , nhất là đối với 1 người phải được chích thuốc thẳng vào tim.
        Việc đổ cho ông Hồ làm người Tầu để trốn tránh trách nhiệm cho đảng CSVN đã làm cho đất nước tan hoang, nồi da xáo thịtgiu74a những người Việt, cho một người đã chết. Thế còn tội ác của Trường Chinh, của Võ Nguyên Giáp, của Lê Đức Thọ… và cả của nhựng người nắm quyền lãnh đạo hiện nay. Và điều quan trọng hơn, tất cả những người Việt sống thời đó đã bị bịt mắt chỉ bở một người , không thể nhận ra được ông ấy chỉ là một người khách trú. Như vậy người Việt cũng dở thật đấy !

  5. Phan Huy says:

    Diêm Vương Hạch Hỏi Hồ Tặc

    - Này Hồ tặc, có phải mi là cáo
    Mượn xác phàm, hơi hám gái đồng trinh
    Luyện thành người rồi hiệp với âm binh
    Lập đảng búa liềm đâm thuê chém mướn?
    - Chuẩn

    - Này Hồ tặc, có phải mi nghiệt chướng
    Sang xứ người rước chủ nghĩa tà ma
    Đem về tròng lên cổ nước non nhà
    Dìm đất nước trong vũng lầy nô lệ?
    - Chuẩn

    - Này Hồ tặc, có phải mi tồi tệ
    Cưới vợ rồi chạy trốn nợ tào khang
    Lên làm vua mà cũng chẳng ngó ngàng
    Bỏ mặc vợ úa tàn đời xuân sắc?
    - Chuẩn.

    - Hỡi Hồ tặc, có phải mi xảo quyệt
    Đã tòm tem chấm mút với con Khai
    No nê rồi đem gả quách thằng Phong
    Khi chúng mày còn ở bên Xô Viết?
    - Chuẩn.

    - Này Hồ tặc, có phải mi đốn mạt
    Nỡ bán đứng nhà ái quốc họ Phan
    Để lấy tiền nuôi cái đảng ác gian
    Qua xứ Chệt học nghề làm thảo khấu?
    - Chuẩn.

    - Này Hồ tặc, có phải mi dâm dật
    Tù ti tình bác cháu với con Trưng 
    Sinh ra thằng Đức Mạnh dốt vô cùng
    Mà cũng được tôn lên làm đầu lĩnh?
    - Chuẩn.

    - Này Hồ tặc, có phải mi khốn khiếp
    Bày ra trò ruộng đất gạt nhân dân
    Hàng trăm nghìn người vô tội chết oan
    Rồi đổ tội thằng Trường Chinh làm quấy?
    - Chuẩn.

    - Này Hồ tặc, có phải mi tàn nhẫn
    Thoả mãn rồi hất hủi gái vừa dâng
    Bao cháu ngoan ngoài Thị Lạc Thị Xuân
    Và một lũ con rơi vô thừa nhận?
    - Chuẩn.

    - Này Hồ tặc, có phải mi bán nước
    Sai thằng Đồng ký giấy hiến Hoàng sa
    Giục thằng Duẫn ăn cướp gấp sơn hà
    Hầu dâng chủ trước khi mầy nhắm mắt?
    - Chuẩn.

    - Này Hồ tặc, có phải mi gian ác
    Nỡ manh tâm gây cuộc chiến tương tàn
    Xua vào lò sinh sát triệu người dân
    Nhằm phục vụ cho quan thầy quốc tế?
    - Chuẩn.

    - Này Hồ tặc, có phải mi lừa phỉnh
    Cái thây mày hư thối đã đem quăng
    Còn xác kia bằng sáp ở trong lăng
    Là ma xó đảng búa liềm trộm cướp?
    - Chuẩn.

    http://fdfvn.wordpress.com

    • lethan says:

      Tên tội đồ Hồ chí Minh lưỡi thụt vào tít tận cuống họng nói không nên lời !

    • kỳ Lưu says:

      Này Phan Huy cùng muôn tổ chức chống nhà nước cộng sản ơi.
      Tôi thấy nếu như đi theo các bạn mà lật đổ được Đ C S thì đất nước lại như một cái chợ cuả hung đồ, xà hội cuả nhửng kẻ tài trách dận đi nói xấu nhau cho thoả lòng hả dạ chứ có phài để xây dựng một đất nước có công lý , phồn thịnh, đoàn kết, thanh bình, nhân văn và bác ái.
      Ta nhắc Phan Huy bài thơ này nưả nếu còn phạm tội như thơ ta dạy thì chớ trách ta.
      Thơ
      Ờ được đấy hởi người tài ngôn ngữ
      Mộng cao xa phải nặng nghiã cho đời
      Tài bao nhiêu theo thánh để kíu đời
      Đừng TỰ Ý TRÁCH HỜN SAI LẺ SỐNG

      TÂM CHƯA SÁNG CHỚ CHÊ CƯỜI TRÁCH MÓC
      Lòng mình chưa thấu tận trời xanh
      Đả có người vẻ lối đấu tranh
      Đường đi đúng phải đi cùng chân lý.
      Kỳ Lưu
      Ta không dấu danh tánh quê quán vể lối dúp dân lật đổ đảng Cộng Sản V N mà không phài giao tranh. Chĩ cần muôn dân cầm lý luận cuả ta đến với dân Văn Dang cùng nhau đắu tranh tự khắc dành dật quân đội và công an trong tay tà quyền cộng sản về với dân mà thôi.
      Xưa nay ta lên công luận nhưng các ngươi tăm tối đău có thấy được ta chọc kích đông để mà đánh tây.
      Nay thì ta ra lệnh rồi Đảng Cộng Sản sẻ chịu trói tay mà thôi.
      Phan Huy cùng mọi người hảy vào chương mục
      Các chức sắc tôn giáo cùng lên tiếng vụ Mỷ Yên / Đàn Chim Việt ) để biết ta đưa lối chĩ đường mà dúp dân kiến quấc.
      Thân ái
      Kỳ Lưu

      • NGUYỄN says:

        Bác Kỳ Lưu ơi !
        Nói thật, bác đừng buồn ! đã quá trể cho bác rồi, trể độ 70 năm có lẽ !
        Phải chi bác sinh sớm hơn,có lẽ bác đã đủ điều kiện lý tưởng để làm lãnh đạo, trong cái đảng cộng sản Việt Nam chết tiệt muôn năm ấy !
        CSVN chỉ cần các cán bộ có đầu óc ngu dốt cộng với sự nhiệt tình cuồng dại .
        Hình như bác có cả hai !
        Bye !

      • Kỳ Lưu says:

        Bạn Nguyên ơi mình ngu củng được. Việt Nam mấy mươi triệu nhân sanh chỉ một mình ta không thay tên đổi họ quê quán mà dám đứng lên tuyên bố dành dật quân đội và công an cuả H C M ra khỏi tà quyền cộng sản.
        Hảy vào mục (Các chức sắc tôn giáo V N cùng lên tiếng / Đàn Chim Việt) để biết ta làm như thê nào. Thế gian này có nằm mơ củng không thấy sự thật sắp diển ra tại VN.
        KỲ Lưu
        Tài dõi khôn ngoan đễ được chi
        Hơn đời ở chổ diệt sân si
        Cho hồn thanh thản minh chân lý
        Kíu nước dúp dân buổi mạt kỳ
        Kỳ Lưu

  6. TaySaiTàuCộng says:

    Đã qúa rõ ràng là Tay sai của Tàu Cộng, chân tướng đã hơn 70% HCM là Hồ Tập Chương rồi. Mấy Chệt CS mà có lòng cho Tay sai đến thế thì cũng không ít “mưu ý đồ” trong Tham Vọng!!!!!!!!!!!!!!!

  7. TRĂNG NGÀN says:

    RA ĐI

    Ngày xưa bác đã ra đi
    Từ vùng xứ Nghệ làm gì trời Âu
    May sao đời vốn cơ cầu
    Gắn vào Quốc tế một màu thần tiên
    Sóng thần cao ngất Mác Lê
    Cả toàn thế giới tứ bề là đây
    Ngày nay bác cũng ra đi
    Đi tìm ông Mác Lênin thuở nào
    Trời cao mây vẫn phủ cao
    Sóng thần lúc trước xôn xao tan rồi
    Công linh nghĩ tới việc đời
    Có hay không bác thảy người đều vui

    DẶM NGÀN
    (22/9/13)

  8. Antran says:

    Trời ơi, Trời hỡi, cho tới giờ phút nầy mà còn không nhìn ra nụ cười bán nước của Hồ Chồn Lùi sao mà còn ca ngợi! Quả là vô phước cho dân Việt Nam hãy còn có kẻ có hiểu biết nông cạn đến như thế sao?

  9. Vũ duy Giang says:

    Thêm 1 bằng chứng cho thấy HCM là Hồ Tập Chương(Tầu Đài Loan),vì trước khi chết: “Bác muốn nghe 1 câu hát TQ…Nghe xong bác rất vui…Bác nắm nhẹ tay tôi,tặng tôi 1 bông hoa biểu thị cám ơn”

    May cho bà Y tá trưởng Vương Tinh Minh, vì Bác hết”xiú oắt”, chớ không thì bác cũng làm bà Minh này như bà Tăng Tuyết Minh(không nhớ rõ tên?) mà bác đã lấy,đến khi có con,thì bác chuốn về VN!!

  10. nguenha says:

    Có một điều it ai biết: Bác chết không bình thường! Bác “học máu” trước khi trái tim “vỉ đại” ngừng đập!!!.
    Điều nầy chỉ có Trời biết! (Dieu seul le sait!).

Phản hồi