Tô Văn Trường: Việt Nam vẫn ‘đứng ngoài” nhân loại và sự phát triển?
Chỉ cần tra cứu trên các phương tiện thông tin chính thống của Nhà nước có thể nhận thấy, đánh giá tình hình kinh tế trì trệ, vô vàn khó khăn làm người dân rối như “canh hẹ”. Hay nói đúng hơn là những người có trách nhiệm quản lý điều hành đất nước và bộ phận tham mưu giống như những học trò “kém” đang loay hoay đi tìm quỹ tích không hề có trong hình học không gian vậy!
Nguyên nhân cốt lõi
Tình hình các nước có sự phát triển vượt bực làm cho Việt Nam ngày càng lâm vào cảnh tụt hậu xa hơn. Thể chế và con đường chúng ta đang mò mẫm đi theo kiểu đã có “Đảng và Nhà nước lo” gây nên biết bao hệ lụy nhãn tiền!
Hiện nay, chỉ có ASEAN, Ucraina, Nga, Trung Quốc, Venezuela và Nam Phi công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, nguyên nhân chỉ vì “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”, không phải do được quyết định bởi quy luật cạnh tranh tự do của thị trường.
TPP, WTO, hội nhập quốc tế, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, sửa Hiến pháp
Cũng là da vàng, tóc đen sùng bái “Đạo Khổng”, Singapore và Hàn Quốc cũng phải trải qua một thời kỳ kinh tế chính trị khắc khổ, độc tài và thắt lưng buộc bụng, mà sao con tàu kinh tế của họ vẫn về đến đích. Sự hy sinh của các thế hệ dẫu sao cuối cùng còn có nụ cười no ấm, dân chủ và hạnh phúc của con và cháu họ. Ít nhất sự trả giá còn có lối thoát.
Xã hội các nước châu Á có nét phát triển khác với châu Âu nên Mác-Ăng ghen có đề cập đến phương thức sản xuất châu Á. Theo tôi hiểu, thì phương thức sản xuất châu Á có đặc điểm là các cuộc cách mạng xã hội, gắn với các cuộc nổi nổi dậy của nông dân, dù có thành công, cũng chỉ dẫn đến thay đổi dòng họ trị vì chứ không thay đổi chế độ xã hội như đã xảy ra tại châu Âu.
Do đó, nhân dân Việt Nam đã có câu tổng kết “Con vua thì lại làm làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa”. Nói cách khác, tâm lý phong kiến, tiểu nông đã ăn sâu vào thâm căn cố đế trong tư duy của người dân.
Các nước châu Á chưa qua giai đoạn cách mạng công nghiệp (gắn với thời đại phục hưng) như của các nước tư bản châu Âu. Do đó, nền sản xuất lớn cơ giới hóa được hình thành tại các nước này là do các nước thực dân, đế quốc phương Tây đưa vào chứ không phải do tự thân vận động của các nước đó. Tuy nhiên, cũng phải thấy Nhật Bản đã chủ động tiếp nhận quá trình công nghiệp hóa để phát triển nên mang tính chất ngoại lệ.
Chính sách đối với các nước thuộc địa của thực dân Pháp và thực dân Anh- Mỹ có nét khác biệt cơ bản. Về mặt kinh tế, thực dân Pháp duy trì nền kinh tế tại nước ta ở trình độ nền sản xuất nhỏ và chỉ đưa yếu tố của nền sản xuất lớn ở mức độ nhất định. Thế nhưng đế quốc Anh- Mỹ đã thực hiện chính sách tư bản hóa giai cấp lãnh đạo tại các nước mà họ đặt chân xâm chiếm, dẫn đến thực hiện công nghiệp hóa tại các nước này.
Ai cũng nhìn thấy vấn đề ở đây là hạn chế về tư duy, phẩm chất của nhiều vị lãnh đạo, (do lỗi hệ thống tuyển chọn nhân tài). Vấn đề minh bạch, cần tra soát đề bạt và bãi miễn hệ thống nhân sự điều hành cho phù hợp với năng lực và hoàn cảnh cống hiến trở nên là “vấn đề “của Việt Nam trong con mắt các nhà đầu tư sáng giá và chuẩn “vàng ròng”.
Còn chúng ta thì sao nhỉ? Ra nước ngoài thì cũng là thân phận thấp hèn, dù trí tuệ và nhân phẩm của một nhóm con người ưu tú đâu có thua dân tộc nào. Còn ở trong nước thì từ cao đến thấp phổ biến tự dối lừa bản thân và tự ngạo mạn vô lối. Trong dân gian có câu khẩu ngữ 4 D nói về “nhóm lợi ích” thao túng đất nước “Đố kỵ, Dối trá, Độc ác, Dửng dưng” nghe thật cay đắng, bởi thế chưa có thời kỳ nào người dân coi thường lãnh đạo như ngày nay.
Ngược lại, bản thân người dân cũng lúng túng, loay hoay không biết dựa vào ” cột trục” chuẩn mực nào để xây cuộc đời.
Chỉ riêng bài toán kinh tế cũng không có nghiệm vì tình trạng phổ biến là nhiều vị lãnh đạo từ trung ương đến địa phương có xu hướng báo cáo nặng về thành tích, nói đến khuyết điểm chỉ mang tính chất cho có vẻ khách quan, cốt để đánh bóng cho bản thân mình, tìm cách trấn an dư luận xã hội.
Trong nội bộ lãnh đạo, không có cơ chế kiểm soát hữu hiệu, thiếu sự đấu tranh tự phê và phê bình một cách nghiêm túc dẫn đến mất đoàn kết nội bộ đã được đại hội Đảng nhiệm kỳ VI-XI liên tục ghi nhận nhưng hầu như không chuyển biến. Theo đánh giá của đại hội Đảng lần thứ VI thì đội ngũ cán bộ chiến lược (tham gia vào quá trình hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách) đã phạm sai lầm nghiêm trọng và kéo dài vì bị chi phối bởi hệ tư tưởng tiểu tư sản vừa tả khuynh vừa hữu khuynh.
Nợ công và con số thống kê
Để đánh giá “sức khỏe” của nền kinh tế phải dựa vào các con số thống kê, trong đó có nợ công để đưa ra các quyết sách. Tương tự như trong lĩnh vực khoa học tài nguyên nước, khi muốn xây dựng con đê, cống lớn, nhà máy thủy điện vv…người ta phải dựa vào mô hình toán thủy văn, thủy lực để mô phỏng lựa chọn phương án tốt nhất.
Độ chính xác của mô hình phụ thuộc vào số liệu cơ bản, chất lượng phần mềm tính toán và năng lực của người xử lý mô hình. Chỉ riêng số liệu cơ bản đầu vào mà sai thì chất lượng của mô hình coi như đồ bỏ, nếu sử dụng thì chỉ mang lại tai họạ! Đấy chỉ là trong phạm vi của ngành, còn số thống kê của cả nước sai sự thật, thì hậu quả còn lớn hơn nhiều.
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan khi nghe những báo cáo thống kê nửa chặng đường phát triển kinh tế trong 5 năm từ 2011 – 2015, đã phát biểu “Các con số của Việt Nam cứ thế nào ấy. Tôi không dám tin. Thế mà chúng ta lại đem số liệu đấy ra phân tích nữa thì chắc là càng không đúng”. Bản thân người viết bài này ngay từ mấy năm trước đã mạnh dạn viết về sự bất cập của số liệu thống kê Việt Nam qua các bài như “Nợ công đại vấn đề”; “Đằng sau các con số thống kê”; “Con số mà biết nói năng” vv…
Theo đánh giá của chuyên gia Vũ Quang Việt nguyên nhân của tình trạng bất ổn định kéo dài từ năm 2008 đến hôm nay thì dường như ai cũng biết. Nhà nước vừa chi tiêu quá trớn, vừa sử dụng chính sách đẩy mạnh tín dụng. Kết quả là đầu tư và phát triển thiếu chất lượng, nợ nước ngoài tăng, lạm phát cao, nợ xấu tăng, nhiều doanh nghiệp mất khả năng trả nợ và nhiều ngân hàng trên bờ phá sản, còn tốc độ tăng GDP thì lại trên đà suy giảm.
Tất nhiên trong tình hình như thế, doanh nghiệp không muốn đầu tư, ngân hàng bó buộc phải cắt giảm và thận trọng hơn trong cho vay. Đầu tư nước ngoài cũng không thể tăng như trước. Tình hình đình đốn như thế này sẽ còn kéo dài nhiều năm. Chính sách kích cầu chỉ như đổ dầu vào lửa. Tuy nhiên trong tình hình như thế, nhà nước không phải chỉ ngồi bó tay mà cần lợi dụng thời cơ thiết lập lại trật tự kinh tế.
Một trong những trật tự cần thiết lập (chứ không phải thiết lập lại) là hệ thống kiểm soát và cân bằng (check and balance) giữa Chính phủ và Quốc hội trong hoạt động kinh tế.
Loạn “sứ quân”!
Ngân sách là phản ánh cụ thể chính sách kinh tế. Ngân sách hàng năm được Quốc hội thông qua ở nhiều nước mang đầy đủ tính chất của một đạo luật. Vi phạm bằng cách vượt mức chi ngân sách đề ra là vi phạm luật. Điều này Quốc hội Việt Nam chưa bao giờ đặt ra và thực hiện, dù rằng Chính phủ chi vượt qui định là thực tế đã xảy ra hàng năm. Tỷ lệ chi ngân sách vượt mức Quốc hội quyết đã rất cao và còn đang tăng, từ 31% lên 42% trong khoảng thời gian 2007-2011.
Chỉ có thể thấy tính nghiêm trọng của vấn đề trên nếu đem so số nợ vay thêm trên với số nợ tối đa mà Chiến lược vay nợ của Chính phủ đã đề ra cho giai đoạn 2011-2015. Nợ tối đa được qui định là 225,000 tỷ đồng, tức là 10,6 tỷ US. Tuy nhiên, số nợ tăng thêm tính từ đầu năm 2011 đến tháng 6 năm 2013 đã hơn 11 tỷ US, nhưng vẫn còn 02 năm rưỡi nữa mới hết thời hạn kế kế hoạch. Đấy là chỉ kể nợ trái phiếu bao gồm cả tín phiếu ngắn hạn, chưa tính tới nợ vay chính phủ hay ngân hàng nước ngoài.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Bùi Quang Vinh nhận xét tham nhũng, lãng phí trong đầu tư công xuất hiện chủ yếu từ khâu quyết định chủ trương đầu tư. Hàng loạt các công trình xây dựng xong bỏ hoang, lãng phí không sử dụng, nhưng không ai chịu trách nhiệm cho nên khoản nợ đọng xây dựng cơ bản của các địa phương cả nước lên đến 91.000 tỉ đồng.
Theo tôi hiểu, thiếu tiền, nhiều địa phương lại tìm mọi cách “moi tiền” mà không biết ai có thể kiểm soát được họ, kể cả phát hành thêm trái phiếu, thêm nợ. Ngay ở Trung ương, ông Vương Đình Huệ tuyên bố là 7% lạm phát nằm trong kế hoạch những năm tới, có nghĩa là bình thường. Với tư duy kinh tế như vậy, không hiểu nền kinh tế của đất nước sẽ đi về đâu? Lẽ nào, theo Hiến pháp Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước nhưng thực tế mãi mãi vẫn chỉ là “hữu danh, vô thực”!?
Bài học về Vinashin
Ngay từ khi bùng nổ, vụ Vinashin đã được nhiều chuyên gia phân tích đánh giá rất sâu sắc. Tôi cũng đã viết bài “Vinashin đừng đánh bùn sang ao”.
Tháng 2/2013, có ý kiến cho rằng Bộ Tài chính có thể đứng ra bảo lãnh cho khoản nợ quốc tế tới 600 triệu USD của Tập đoàn Công nghiệp Vinashin Vinashin cùng 23 triệu đô la tiền lãi chưa thanh toán thành loại trái phiếu chiết khấu có thời hạn 12 năm, do Bộ Tài chính Việt Nam phát hành để tránh chủ nợ bắt các tầu cũng như ngăn chặn hàng hóa của Vinashin trên thị trường quốc tế để lấy lại vốn.
Đề án này đã được Tòa thượng thẩm chấp thuận hôm 4/9. Như vậy, nó không còn là nợ của Vinashin nữa. Bộ Tài chính đang phải “đứng mũi chịu sào” cho bao nhiêu những khoản nợ của nhóm “khu vực chủ đạo” – doanh nghiệp Nhà nước (DNNN)!?.
Người nước ngoài không cần biết tên Vinashin hay bất cứ thứ tên nào tương tự nữa. Đến ngày đáo nợ họ sẽ đến Bộ Tài chính để đòi. Nếu đã quyết định đẩy các công ty con đi cho người khác chịu trách nhiệm thì bây giờ cái còn lại đã là 01 công ty mới rồi. Nó không còn liên hệ gì với những cái bị đẩy đi nữa. Nhà nước đã lãnh đủ cái đó rồi. Vậy cái mới có đủ sức sống không thì phải đánh giá tình trạng tài chính và kế hoạch của họ trong tương lai. Thông tin ở đâu để đánh giá?
Về phát triển ngành đóng tầu trên thế giới thì đây là ngành đi xuống từ trước năm 2006 và sẽ tiếp tục đi xuống. Không có khả năng đóng tầu để bán. Vậy thị trường đóng tầu trong nước như thế nào? Có đóng nổi tầu chiến hay nên mua nước ngoài? Về mặt quản lý thì không hy vọng gì, bởi vì cái hệ thống quản lý quốc gia vẫn như cũ. Nếu không còn có thị trường đóng tầu thương mại mà chỉ có nhu cầu đóng tầu chiến thì nên giao nó cho quân đội.
Thay cho lời kết
Kinh nghiệm của nhiều quốc gia phát triển, và Đảng ta luôn nói lắng nghe mọi ý kiến góp ý, nhưng lắng nghe kiểu như vừa qua, thì rút cục đất nước VN vẫn sẽ “đứng ngoài” nhân loại, và sự phát triển. Chính sự tôn trọng sự khác biệt, tôn trọng mọi sự sáng tạo, trong đó, có tư duy, mới là động lực kích thích cho dân tộc đó phát triển, và cũng chứng tỏ chính quyền của quốc gia đó mạnh.
Người mạnh là người biết lắng nghe mọi chính kiến khác biệt.
© Tô Văn Trường – Blog Kim Dung
Tô Văn Trường – Blog Kim Dung
Thủ tướng mời nhà đầu tư Mỹ tham gia thị trường tài chính VN
Cam kết cổ phần hóa tất cả tập đoàn – tổng công ty Nhà nước, nới room trong lĩnh vực ngân hàng, tin tưởng thị trường bất động sản sẽ ấm lên…, là thông điệp kêu gọi đầu tư được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi tới doanh nghiệp Mỹ trong buổi đối thoại tại New York.
VN phải làm sao ra khỏi quỹ đạo của TQ mới mong phát triển ,đất nước giàu mạnh và độc lập thực sự.VN ta không thiếu người tài giỏi nhưng ông Hồ và đám đệ tử đã cam tâm cúi đầu, nhận sự cố vấn và giúp đỡ của TQ từ khi lập đảng đến nay .Người VN nào mà không biết TQ từ xưa đến nay có khi nào thực sự tốt với VN ta đâu hay lúc nào cũng muốn ta suy yếu để dễ dàng thâu tóm , chi phối.Giờ đây bọn tay sai của TQ nhung nhúc trong đảng cũng như cơ quan chính quyền từ cấp cao tới cấp thấp nhứt .Buồn thay cho dân tộc VN từng hãnh diện có 4000 năm văn hiến hay ” khó khăn nào cũng vượt qua , kẻ thù nào cũng đánh thắng ” có lẽ chỉ còn là dĩ vãng !
Cái tựa đề nói lên tất cả quá trình con đường vn đang đi và sẻ đi đó là đi ngoài lề với nhân loại , một nước mà cứ cố tình đi ngược chiều hướng với thế giới sẻ ra sao về đâu nơi chốn nào , hay chỉ là nước ăn thừa ăn vụn vặt cặn bã của thế giới sa ra thôi , dân trong nước chịu đựng nổi nhục này hoài sao đây
Trách nhiệm này thuộc về đám người lảnh đạo không ai khác , nghịch lại ý trời sẻ bị tiêu vong thôi !
“….Cái tựa đề nói lên tất cả quá trình con đường vn đang đi và sẻ đi đó là đi ngoài lề với nhân loại..”
- Cái TÂM cuả người đã thể hiện _ Can đãm trung thực và chính xác !
@ _ Kẽ THỐNG TRỊ & người BỊ TRỊ
Bon THỰC DÂN & đám dân NÔ LỆ…
CẢ HAI đều nên suy nghĩ !!
“…Còn chúng ta thì sao nhỉ? Ra nước ngoài thì cũng là thân phận thấp hèn, dù trí tuệ và nhân phẩm của một nhóm con người ưu tú đâu có thua dân tộc nào. Còn ở trong nước thì từ cao đến thấp phổ biến tự dối lừa bản thân và tự ngạo mạn vô lối. Trong dân gian có câu khẩu ngữ 4 D nói về “nhóm lợi ích” thao túng đất nước “Đố kỵ, Dối trá, Độc ác, Dửng dưng” nghe thật cay đắng, bởi thế chưa có thời kỳ nào người dân coi thường lãnh đạo như ngày nay.
Ngược lại, bản thân người dân cũng lúng túng, loay hoay không biết dựa vào ” cột trục” chuẩn mực nào để xây cuộc đời.
Vạn kính tác giả
Cuộc Cách Mạng Của Loài Vượn
Thuở đất nước đang hồi cơn mạt vận
Lũ vượn người Bắc Bó đã vùng lên
Được đàn anh quốc tế đứng công kênh
Vượn quyết tâm một phen làm cách mạng.
Từ phương bắc con vượn già chúa đảng
Họp tham mưu truyền chỉnh cán rèn quân
Cướp thời cơ dù đốt sạch Trường sơn
Cũng phải chiếm miền nam dâng tổ vượn.
Năm năm tư vượn đã giành nửa nước
Nhờ cướp công kháng chiến của toàn dân
Kiên quyết tiến lên thế giới đại đồng
Vượn lùa cả nước theo đường mòn xã hội
Thiên đường ảo đi hoài không thấy tới
Xã hội thụt lùi trở lại thuở sơ khai
Người kéo thay trâu, đói rách tù đày
Sắn khoai thay gạo, ăn còn chưa đủ.
May mắn thay! lũ chúa trùm quốc tế
Phong vượn làm tướng xung kích tiên phong
Để mở mang bờ cõi xuống phương nam
Nhằm bành trướng cơ đồ cho chủ nghĩa.
Được phong tướng, vượn vô cùng hớn hở
Đã từ lâu vượn dòm ngó Miền Nam
Miền đất đẹp tươi, trù phú, giàu sang
Nếu cướp được sẽ cứu nghèo cho Miền Bắc.
Với tiền của, khí tài phe Cộng tặc
Và máu xương, nước mắt của người dân
Vượn hung hăng gây cuộc chiến tương tàn
Dìm đất nước trong ngút ngàn bảo lửa.
Năm bảy lăm vượn làm nhơ lịch sử
Cầu Hiền Lương Bến Hải, vượn tràn qua
Từ rừng sâu núi thẳm, vượn băng về
Đông nhung nhúc như bầy sâu cắn lúa
Một miền nam êm đềm và trù phú
Thành miếng mồi cho lũ vượn xâm lăng
Vượn đến đâu gieo rắc nỗi kinh hoàng
Tròng chủ nghĩa hoang đường lên đất nước:
“Đảng lãnh đạo, độc quyền và duy nhứt
Đảng thiêng liêng hơn tổ quốc trăm nghìn
Đảng của ta là đảng Mác Lê Nin
Bách chiến bách thắng, anh hùng vô địch.”
“Lãnh tụ đảng, anh minh Hồ chủ tịch
Người Học trò của Các Mác Lê Nin
Đã trọn đời vì nước quyết hy sinh
Không cưới vợ, không đàn bà, con gái.”
“Lý tưởng Cộng sản, vô cùng vĩ đại
Là đỉnh cao trí tuệ của con người.
Là lương tri thời đại sáng ngời ngời
Là nhân phẩm tuyệt vời trong vũ trụ.”
“Con đường tiến lên, chủ nghĩa xã hội
Là thiên đường hạ giới của ngày sau
Làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu
Dân chủ, tiến bộ triệu lần hơn tư sản”
Cả nước ra quân trên đường cách mạng
Đi mãi đi hoài chẳng biết về đâu
Cả một Miền Nam sung túc sang giàu
Suy sụp điêu tàn giống như Miền Bắc
Người dân Miền Nam chia lìa tan tác
Khổ nhục trăm bề dưới ách vượn nô
Kẻ chết vượt biên, kẻ tù cải tạo
Thân phận con người chẳng khác bọ sâu.
Càng tiến lên trên đường chủ nghĩa
Càng bước thụt lùi trở lại đàng sau
Bổng một sớm mai tin sét đánh ngang đầu
Trùm quốc tế bị phân thây ra nhiều mảnh.
Vượn khiếp sợ cuống cuồng lo hốt hoảng
Không biết số phận mình rồi sẽ ra sao
Nhìn xung quanh bè bạn ở Đông Âu
Đang tan rả theo đàn anh Xô Viết.
Duy chỉ anh Tàu cha căng chú kiết
Còn yên thân tuy cũng nát như tương
Trong nguy cấp quên cả thù truyền kiếp
Vượn quơ cào bám víu tránh tai ương.
Chú Ba Tàu chẳng thương gì đảng vượn
Nhưng chỉ còn hai kẻ quá cô đơn
Vã lại nay trong thế chẳng đặng đừng
Câu kết lại để cùng nhau nương tựa.
Nương tựa nhau mà lòng luôn hậm hưc
Chú Chệt bèn triệu vượn đến Thành đô
Phân định chúa tôi, vấy máu ăn thề
Buộc vượn phải quay về ngôi thần phục.
Vượn bí thế chẳng biết gì sĩ nhục
Quỳ dập đầu rồi vạn tuế tung hô:
“Kể từ nay trong thiên quốc bản đồ
Có thêm xứ An Nam đô hộ phủ.”
Và đất nước trở về nguyên như cũ
Như thuở nào bắc thuộc một nghìn năm
Cuộc cách mạng phi nhân của loài vượn
Biết bao giờ rửa sạch hết hờn oan!
Trích http://fdfvn.wordpress.com
KHUÔN VÀNG THƯỚC NGỌC
Phải luôn kiên định “Bác Hồ”
Ngàn đời ai dám ra ngoài Người đâu
Thánh luôn tư tưởng của Người
Thánh luôn tư tưởng vạn đời Mác Lê
Ngàn đời tin đủ bấy nhiêu
Nhân tài cũng vậy quý gì cho cam
Bởi vì duy nhất con đường
Mọi người nhất thiết cần luôn phục tùng
Điều gì đã có Đảng rồi
Dân đâu cũng vậy hiền tài mà chi
Con đường cứ thế mà đi
Con đường độc đạo cần gì giống ai
“Đỉnh cao trí tuệ” mới tài
Cho dầu nhân loại khác sao kệ người
NGÀN MÂY
(27/9/13)
“Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vũng là dân cụ Hồ”
Ca dao vọng núi ngân sông
Tự hào sống giữa tình thương của Người
Hiền sao ánh mắt người cười
Mà long lanh sáng soi đường ta đi
“đường lên hạnh phúc rộng thênh thênh”
Năm châu bốn biển đều thành anh em
Ra khơi chân cứng đá mềm
Giữ nguyên khí phách không hiềm gian nguy
Đường ta vững chí ta đi
Đỉnh cao trí tuệ ta thì phát huy
Quyết xây đất nước mạnh giàu
Cùng nhau gìn giữ cơ đồ ông cha
Chim bằng tung cánh bay xa
Bao la trời biển bao la nghĩa tình
CHU CHOA
Chu choa văn nghệ văn gừng
Chu choa tổ quốc tổ cò thế sao
Chu choa trí tuệ đỉnh cao
Chu choa chủ nghĩa với bao nghĩa tình
Chu choa lịch sử lình bình
Chu choa mơ mộng linh tinh tháng ngày
Chu choa dân trí bầy hầy
Chu choa khí phách của người nước ta
DẤU NGÀN
(29/9/13)
“Quỷ tích không hề có trong hình học không gian”,trong không gian vẩn có Quỷ tích ! Có “Định tinh” và “hành tinh” là có Quỷ Tích (Locus),bởi vì chúng vận hành theo một Quy-luật Cố định lệ thuộc lẩn nhau qua từ trường của hấp lực. Các khoa học gia tìm sự Vân hành của các hành tinh,chính là Tìm “quỷ-tích của chúng”! Vệ tinh quay xung quanh trái đất theo quỷ đạo của nó (Orbit),củng là hình thái của Quỷ-tích. Có Quỷ Đạo là có Quỷ tích! Nói như thế,không có nghĩa bài viết của Bạn là không Đúng. Cám ơn bạn đả nêu lên sự thật của nên kt vn.