WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Lê Công Định: ‘Tôi không đổi lý tưởng’

Ls Lê Công Định

Ls Lê Công Định

Tròn một năm sau ngày được thả khỏi tù nhưng vẫn bị quản chế (06/2/2013), từ Sài Gòn, luật sư đấu tranh dân chủ, ông Lê Công Định lần đầu tiên lên tiếng chính thức và dành cho BBC cuộc trả lời phỏng vấn đầu Xuân.
Luật sư Định nói vụ việc ông bị chính quyền bỏ tù bốn năm về trước không làm ông thay đổi lý tưởng và mong muốn giúp cho Việt Nam xây dựng một “quốc gia pháp trị và xã hội dân sự”.

Cựu tù nhân chính trị đang chịu quản chế ba năm nói ông “chưa bao giờ hối tiếc” về những việc mà ông đã làm và về những gì đã xảy ra với ông khi những việc đó là hệ quả của “lý tưởng” của ông.

Tuy nhiên, ông cũng bày tỏ rằng ông “bị dằn vặt vì cảm thấy có lỗi với người thân” vì đã gây nên những điều “phiền muộn, đau khổ và mất mát” cho những người mà ông cám thấy phải “có trách nhiệm.”

Cựu tù nhân lương tâm cũng thuật lại những trải nghiệm chính của ông trong thời gian bị bắt giữ, tù đầy và nói ông thích việc được nhà chức trách và giới chức điều tra gọi tên là “tội phạm tư tưởng” hay “tù nhân tư tưởng”, và nói ông đã được đối xử đặc biệt, khác với các tội phạm khác.

Cựu Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh cho rằng Việt Nam đang trong một giai đoạn đặc biệt của một quá trình quy luật xã hội mà ông khái quát là “vật cùng tắc biến”.

Đồng thời chia sẻ rằng, đối với cá nhân những người đang tranh đấu cho một sự chuyển đổi ở Việt Nam thì, họ nên cố gắng đừng để bị ảnh hưởng tới thoái chí hoặc sao lãng mục tiêu bởi cả những lời ca ngợi hay chê trách nào.

Luật sư Lê Công Định, sinh năm 1968, bị bắt ngày 3/6/2009 và bị Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh trong phiên sơ thẩm ngày 20/01/2010 xét xử theo Điều 79 của Bộ Luật hình sự với tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Cùng bị kết án với ông có các bị cáo khác là các ông Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long và Nguyễn Tiến Trung.
Ông Định nhận mức án 5 năm tù giam, 3 năm quản chế, và được ra thả tù sớm hơn thời hạn vào ngày 06/2 năm ngoái.
Mở đầu cuộc trao đổi với BBC, luật sư trả lời câu hỏi “Lê Công Định bây giờ và Lê Công Định trước đây có gì khác nhau không?”.

‘Trả giá khá đắt’

LS. Lê Công Định: Về lý tưởng, trước đây và bây giờ tôi vẫn không thay đổi. Từ năm lên 7 tuổi, tôi đã bắt đầu quan tâm đến chính trị. Năm lên 14 tuổi, tư tưởng tôi dần định hình. Đến năm 20 tuổi, khi sự kiện Đông Âu diễn ra, tôi xác định phải làm gì đó để thay đổi đất nước theo hướng xây dựng một quốc gia pháp trị và xã hội dân sự. Hơn 20 năm nay vẫn như vậy, không lý do gì để biến cố của 4 năm vừa qua có thể thay đổi lý tưởng của tôi.

Tuy nhiên, về hành động, tôi đã khác trước. Bây giờ tôi điềm tĩnh, kiên nhẫn và lắng nghe nhiều hơn.

BBC: Từ một luật sư có triển vọng bỗng chốc tiêu tan sự nghiệp, gia đình ly tán, bản thân phải ngồi tù. Phải nói ông đã trả một cái giá khá đắt. Ông có hối tiếc về điều đó không?

LS Lê Công Định: Quả thật, so với nhiều người cùng cảnh ngộ, tôi đã trả một cái giá khá đắt. Dù vậy, tôi chưa bao giờ hối tiếc những gì đã làm và về sự việc đã xảy ra, nhất là khi điều đó xuất phát từ lý tưởng của mình. Điều tôi ân hận nhất là hành động của mình đã gây nên phiền muộn, đau khổ và mất mát lớn cho những người thân yêu mà cuộc đời của họ tôi có trách nhiệm, có những điều không thể cứu vãn được. Tuy hậu quả tôi phải gánh chịu, song đó là điều tôi bị dằn vặt vì cảm thấy có lỗi với người thân của mình.

BBC: Từ ngày ra tù đến nay, ông có theo dõi tình hình đất nước và thế giới không? Ông có thấy sự thay đổi gì so với trước không?

LS. Lê Công Định: Tôi vẫn luôn theo dõi tình hình kinh tế, chính trị và xã hội trong và ngoài nước kể cả khi ở trong tù, dù thông tin vô cùng hạn chế. Thế giới và Việt Nam đã khác trước nhiều.

Sự kiện “Mùa xuân Ả Rập” cho thấy không thành trì nào không thể sụp đổ trước lòng căm phẫn của người dân. Cái chết của nhà độc tài Gaddafi ở Libya là tấm gương lớn cho những ai cùng chung ảo tưởng với ông. Trước khi bị sát hại, ông vẫn tin và tuyên bố không ngượng rằng chế độ của ông là do lịch sử và nhân dân Libya lựa chọn. Song lịch sử và nhân dân đã chọn một cách khác cho ông mà chúng ta đều đã chứng kiến.

Việt Nam cũng đã thay đổi. Thời “sự im lặng của bầy cừu” không còn nữa. Trước đây, đôi lúc tôi cảm thấy cô đơn khi lên tiếng về những vấn đề chính trị và xã hội của đất nước. Bây giờ, xung quanh nhiều người can đảm và mạnh mẽ hơn tôi nhiều, nhất là giới trẻ. Công nghệ thông tin, mặt khác, đã tạo nên chuyển biến lớn trong nhận thức chung của xã hội ngày nay. Nhãn quan của người dân không bị che phủ bởi bức màn sắt nữa. Sự đoàn kết và khích lệ lẫn nhau ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, tôi thật sự quan ngại về tình hình kinh tế, cả vĩ mô lẫn vi mô. Đời sống của các gia đình có thu nhập thấp sẽ ra sao trong cơn khủng hoảng vô tiền khoáng hậu này? Tôi cảm thấy đau xót.

‘Trải nghiệm trong tù’

BBC: Trong tù ông được đối xử như thế nào?

LS. Lê Công Định: Về đời sống và sinh hoạt, cũng như bao nhiêu người tù khác, tôi đã chạm đến ranh giới giữa con và người. Về cách đối xử, trước mặt tôi, các cán bộ quản giáo tỏ ra tôn trọng tôi. Tôi nhớ hồi mới bị bắt giam, các nhân viên an ninh điều tra thường nói rằng vì chúng tôi là những người phạm tội “tư tưởng”, nên sẽ được đối xử khác với các tù nhân thường phạm.

Ông Lê Công Định bị xét xử cùng các bị cáo khác cùng vụ án tại phiên sơ thẩm hôm 20/01/2010.

Ông Lê Công Định bị xét xử cùng các bị cáo khác cùng vụ án tại phiên sơ thẩm hôm 20/01/2010.

Nhân tiện, xin lạm bàn đôi chút, tôi thích khái niệm “tội phạm tư tưởng” hay “tù nhân tư tưởng” mà chính các nhân viên điều tra của Bộ Công an đã sử dụng khi làm việc với chúng tôi, vì điều đó cho thấy chúng tôi bị bắt do có tư tưởng khác. Thật lý thú, bởi khác với hầu hết các nước, luật pháp Việt Nam vẫn bảo vệ một đường lối tư tưởng độc tôn, mà bản Hiến pháp mới sửa đổi là một minh chứng.

Do suy nghĩ khác với đường lối đó và không chấp nhận sự áp đặt tư tưởng, nên tôi đã muốn thay đổi hệ thống luật pháp này. Để một đạo luật hay hệ thống luật bất hợp lý được thay đổi, trước hết phải vi phạm nó, tất nhiên một cách ôn hòa. Một người dấn thân vì tự do tư tưởng như chúng tôi mà không vi phạm những Điều 79, 88 và 258 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam thì quả nhiên lạ, phải không? Tôi phải vi phạm và cũng đã nói rõ điều đó từ khi bị bắt giam đến lúc ra tòa. Tôi cũng đã trình bày đầy đủ mọi sự việc với cơ quan điều tra, bởi không có gì cần phải giấu giiếm cả.

Thông điệp từ sự bất tuân luật pháp của tôi đơn giản chỉ là: “Hãy thay đổi luật pháp!” Từ năm 2007, khi biện hộ cho chị Lê Thị Công Nhân và anh Nguyễn Văn Đài, tôi từng nói:

“Nếu tại một nơi nào và ở một thời điểm nào mà luật pháp xem lòng yêu nước là tội phạm, thì thay vì trừng phạt những nhà yêu nước, hãy thay đổi luật pháp ấy.”

Tất nhiên, tôi đã trả giá đắt vì điều đó, nhưng tôi chấp nhận và đã đi đến tận cùng những gì lương tri mình tin là đúng.

Tấm gương lớn của tôi chính là Rosa Parks, người phụ nữ Mỹ da đen vĩ đại của nước Mỹ. Vào ngày 1 tháng 12 năm 1955 tại Montgomery, Alabama, Parks, khi đó 42 tuổi, Rosa Parks đã từ chối lời đề nghị của người lái xe buýt James Blake yêu cầu nhường chỗ cho một hành khách da trắng để xuống ngồi phía cuối xe theo luật định. Khi cảnh sát đến nói rằng bà đã vi phạm luật, Rosa Parks chấp nhận bị bắt. Hành động của bà đã trở thành biểu tượng của phong trào dân quyền hiện đại. Nước Mỹ sau đó đã thay đổi luật để tôn trọng nhân quyền hơn.

‘Lời khuyên, chia sẻ’

BBC: Thời gian ở trong tù là thời gian mà con người có thể chiêm nghiệm rất nhiều. Với ông, ông đã chiêm nghiệm điều gì và rút ra được những gì?

LS. Lê Công Định: Không ai thích ở tù để chiêm nghiệm, song tôi đã tranh thủ thời gian đó để chiêm nghiệm nhiều điều bổ ích cho riêng mình, nhất là về nhân sinh. Hầu hết những điều đó liên quan đến triết học, mà không phải ai cũng thích nghe ở đây. Tôi chỉ muốn nói rằng tôi đã học được cách tha thứ để đạt được sự bình an trong tâm. Ngày xưa tôi đã “biết” như vậy rồi, nhưng chưa “làm” được. Đôi khi người ta phải trải qua một biến cố lớn lao mới có thể thu hẹp được khoảng cách giữa tri và hành.

BBC: Ông có lời khuyên gì dành cho những người cũng đang dấn thân vào con đường tranh đấu giống như ông?

LS. Lê Công Định: Tôi không muốn khuyên ai vì chưa xứng đáng làm như vậy, chỉ mong chia sẻ một kinh nghiệm rằng nếu bạn đã xác tín nội tâm điều mình làm là đúng đắn, thì dù ai đàm tiếu vì không hiểu hành động của bạn, hãy mặc họ và không lùi bước, vì suy cho cùng mỗi mình bạn phải tự chịu trách nhiệm về những gì bạn làm mà thôi. Lời ca tụng hay chê trách chỉ giúp mình suy ngẫm thêm, song cố gắng đừng để bị ảnh hưởng mà thoái chí hoặc sao lãng mục tiêu.

BBC: Con đường Việt Nam là phong trào do ông là người đồng khởi xướng, thế nhưng đến giờ sao ông vẫn chưa lên tiếng gì về phong trào này để mọi người hiểu thêm về nó? Nếu nói thì ông sẽ nói gì?

LS. Lê Công Định: Tôi chưa muốn nói về vấn đề này vào lúc này.

BBC: Ông nghĩ thế nào về lập trường của ông Lê Thăng Long muốn ‘chuyển hóa Đảng’ và ‘ôm hôn kẻ thù’?

LS. Lê Công Định: Mỗi người có một sự lựa chọn. Dù thế nào, tôi vẫn yêu quý và kính trọng Lê Thăng Long, Trần Huỳnh Duy Thức và Nguyễn Tiến Trung, bởi chúng tôi đã chia sẻ hoạn nạn với nhau.

Tôi thích từ ‘vượt bỏ’ hơn ‘chuyển hóa’. ‘Vượt bỏ’ (thuật ngữ do Bùi Văn Nam Sơn dịch từ ‘aufheben’ của tiếng Đức) là một khái niệm trong triết học biện chứng của Hegel khi ông bàn về sự vận động. Đối với tôi, phong trào cộng sản nói chung và đảng cộng sản nói riêng là một phần của lịch sử đã qua, mà tôi thì chỉ quan tâm đến hiện tại để chuẩn bị cho tương lai. Tôi không xem họ là kẻ thù. Vì thế, chưa bao giờ tôi muốn chống lại và không có ý định “ôm hôn”.

‘Vật cùng tắc biến’

BBC: Ông có niềm tin vào tương lai đất nước không? Với tình hình hiện nay thì theo ông tương lai đất nước sẽ như thế nào?

LS. Lê Công Định: Nhiều người bi quan về thực trạng xã hội hiện giờ. Tôi nghĩ khác, “vật cùng tắc biến”, Lão Tử đã nói như thế và lịch sử ở mọi thời đại cũng đã chứng minh như vậy. Mọi sự đang diễn ra như cùng đi đến một kết cuộc. Do đó, tôi luôn có niềm tin vào tương lai tươi sáng sắp gần đến của đất nước hơn bao giờ hết.

Ở trong tù, tôi làm nhiều thơ về các nhân vật lịch sử của nước ta, mà sự nghiệp của họ để lại nhiều bài học cho thế hệ ngày nay. Tôi muốn ghi lại đây một bài thơ về Hồ Quý Ly, người đã đặt dấu chấm hết cho triều đại nhà Trần. Vương triều ấy đã khởi đầu bởi Trần Thủ Độ và kết thúc bởi Hồ Quý Ly, đều một cách đẫm máu, ân oán trả đủ. Thật đáng tiếc! Tôi mong tương lai chúng ta không đến nỗi như vậy.

Vịnh Hồ Quý Ly
“Trí vượt đương thời xướng cách tân, Vua suy bỏ ước thúc quân thần. Nền san Minh Đạo, thay lề cũ, Thủ đắp Tây Đô, tránh họa gần. Triều trước cướp ngôi, oan chất hận, Buổi tàn trả nợ, oán quên ân. Thời gian dời đổi anh hùng xuất, Sử chẳng u mê mãi “chọn” Trần.”

Nguồn: BBC

31 Phản hồi cho “Lê Công Định: ‘Tôi không đổi lý tưởng’”

  1. Việt tân says:

    Ngày 5 Tháng 12 Năm 2013

    Thông Báo Về Việc Bà Trần Khải Thanh Thủy Rời Đảng Việt Tân

    Kính thưa quý thân hữu,

    Thay mặt cơ sở đảng Việt Tân, chúng tôi xin thông báo đến quý vị thân hữu rằng hiện nay bà Trần Khải Thanh Thuỷ không còn là đảng viên đảng Việt Tân.

    Lý do của sự chia tay này là sau một thời gian bà TKTT sinh hoạt trong tổ chức, thái độ và bản tính của bà không thích hợp trong một tổ chức đấu tranh cách mạng như đảng Việt Tân. Đảng Việt Tân đã phải áp dụng một biện pháp kỷ luật đối với bà.

    Đảng Việt Tân là một tổ chức có một nếp văn hoá sinh hoạt chú trọng đến tinh thần tương kính, tôn trọng kỷ cương giềng mối của tổ chức, biết giữ gìn tin tức nội bộ cơ sở không phổ biến ra ngoài , biết lắng nghe góp ý xây dựng từ chiến hữu mình, v.v… Để có thể hội nhập và ở trong tổ chức lâu dài, người đảng viên Việt Tân cần luôn trau dồi và chấp nhận sự nhắc nhở nhau về những đức tính kể trên. Rất tiếc là bà TKTT đã không đáp ứng các đức tính nói trên.

    Chúng tôi thông báo với quý vị tin này để tránh cho quý vị sự ngạc nhiên thắc mắc khi thấy bà TKTT bỗng dưng có những thái độ giận hờn cay đắng với tổ chức Việt Tân qua những bài viết hoặc lời nói tiêu cực về tổ chức đã từng nhiều năm hết lòng giúp đỡ mình từ trong cũng như ngoài nước.

    Cơ sở Đảng Việt Tân luôn hân hoan đón chào những góp ý xây dựng của quý vị để củng cố phương tiện đấu tranh và canh tân đất nước ngày càng hữu hiệu hơn.

    Thân kính,
    Đặng Quỳnh
    Hoàng Thế Dân
    Đại diện Cơ sở Đảng Việt Tân/Bắc California.

    • Bút Thép VN says:

      Trước đây tôi được biết bà TKTT đã đề cao đảng Việt Tân, bà đã công khai cho mọi người biết bà đã được VT cưu mang giúp đỡ rất nhiều!

      Nay vì lý do nào đó (cơm không lành canh không ngọt) mà bà đã rời khỏi VT. Chắc chắn sự kiện này là điều chẳng ai mong muốn!

      Mong rằng cả VT lẫn bà TKTT vì đại cuộc giải trừ CSVN mà hạn chế chỉ trích cá nhân! Đường nào cũng dẫn đến Lamã, dù không cùng đường nhưng chung một hướng, một mục tiêu: Giải trừ CSVN!

      Đường anh anh cứ đi, nhà tôi tôi cứ xây, ruộng chung ta cứ cày, đợi ngày (……) !

    • Lại Mạnh Cường says:

      Theo tôi thiển nghĩ thay vi đưa tin không liên quan (irrelevant) đế nhủ đề bài viết trên về Lê Công Định, Việt Tân đưa tin về các hoạt động cổ võ nhân quyền của mình đang làm ở buổi KIểm Điểm Định kỳ Phổ quát UPR về nhân quyền đang diễn ra ở Genève hay hơn.

      Hãy xem chuyện Trần Khải Thanh Thủy như chuyện quá khứ và nên xử lý trong vòng nội bộ tốt hơn là rêu rao lung tung như trên.

      LMC

    • tonydo says:

      Nói một cách bình dân thì bà TKTT đã chửi Việt Tân bằng mồm và bằng chữ!
      Người Việt trong nước nếu có điều kiện, cố vay muợn, cầm cố để đưa con cái qua Mỹ học hành và trong thời gian (học tập thì ít, tìm cách ở lại thiên đàng hạ giới thì nhiều).
      Bà TKTT được ở lại Mỹ cùng với chồng và con, lại được trợ cấp để đi học nghề, như vậy là rất may mắn rồi.
      Các tổ chức, đảng phái ở Mỹ này (Việt Tân trong đó) đều tự nguyện, chẳng có chính phủ nào tài trợ, nuôi dưỡng như đảng CS Việt ta. Kêu gọi đóng góp nạn nhân thiên tai, bão lụt dù ở bất kỳ nơi nào trên thế giới thì bà con cũng đóng góp tận tình..v.v
      Thế nhưng đóng góp cho một tổ chức hay đảng phái chống cộng nào đó thì…không!
      Các vị tham gia vào các tổ chức chống cộng là hoàn toàn (ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng), có xôi thịt gì đâu, ấy là chưa nói tới có khi còn mất mạng hoặc tù tội.
      Vậy bà TKTT muốn Việt Tân làm gì để bà hài lòng?
      Tất nhiên Việt Tân chẳng có quyền bắt bà phải sinh hoạt.

  2. Văn Vương says:

    Tôi không ưa CS.Nhưng thế nào ấy,nghe họ nói về nhân quyền của họ có lý hơn,dễ chấp nhận hơn.Có thể hiểu được cái họ làm được và cái họ chưa làm được là thật và vì sao lại thế.Ngược lại các bạn chống lại họ thường bộc lộ mình kém họ một cái đầu trong việc bày tỏ chính kiến.Thường các bạn không căn cứ vào các luận điểm của họ để bác bỏ…Các bạn chỉ nói một chiều.Vì thế trong nước người ta cứ nghĩ các bạn là “phản động”.Chỉ là bọn “phản động” thôi!

    • Tien Ngu says:

      Cò mồi đóng kịch vô tư thấy…thương quá.

      Cộng và cò, đúng là cái tật láo không cách chi bỏ được. Cộng sản VN biết tôn trọng tự do nhân quyền làm gì có chuyện….người Việt tị nạn cộng sản?

    • Trực Ngôn says:

      Con trâu, con bò to xác to đầu nhưng óc nhỏ nên cứ quanh quẩn dưới gốc cây gặm cỏ.

      Con chim, con sóc nhỏ người nhưng óc to nên loắt choắt, nhảy nhót trên cành cây, chọn ăn những loại trái chín mọng, ngọn lịm, rồi ị xuống bên dưới làm phân nuôi cỏ cho trâu bò gặm.

      Ông Văn Vương thừa hiểu điều này chứ?

  3. Tài says:

    Bộ mặt sáng sủa thông minh của LCĐ sáng giá gấp vạn lần của bộ chính trị cộng sản Việt nam bọn cầm quyền ở Hà nội nhìn mà không biết hổ thẹn hay sao !

  4. Lại Mạnh Cường says:

    Thưa qúi đồng hương,

    Thực sự tôi không quan tâm nhiều về Lê Công Định, bởi lý do rất đơn giản là càng ngày càng nhìêu tù nhân lương tâm và chính trị đến nỗi mình không còn nhớ kỹ để phân biệt ai với ai thật chính xác. Vâng ngày xưa các khuôn mặt dissidents thật hiếm hoi, lâu lâu mới xuất hiện một “đấng anh hào”, khác với giờ thật nhiều.
    Đó là chưa kể chiến thuật khủng bố của CS hết bắt vào thả ra liên miên, mời lên “làm việc” lu bù, cư xử ngày một vô lại chả khác gì bọn bât lương đầu đường xó chợ, đến nỗi nổi danh là CÔN AN !

    Gần đây lại thêm các xã hội dân sự mọc ra như nấm sau cơn mưa mùa hạ. Rồi gia đình, thân nhân và các bậc sinh thành của các tù nhân lương tâm cũng tích cực tham gia, phát biểu ngày một sinh động, bởi họ nắm vững tình hình qua tranh đấu cụ thể, không qua một trường lớp hay từ sách vở lý thuyết nào hết. Họ nhớ rõ từng chi tiết, bỏi tất cả liên quan mật thiết đến bản thân con cái , cha mẹ, anh em họ đang bị đày đoạ trong vòng lao lý bất công.

    Giờ xin nói riêng về Lê Công Định. Nhờ đọc kỹ bài báo trên cùng một số “bình … loạn”, nên tôi biết thêm về gia cảnh đáng thương của anh ấy. Hoàn cảnh éo le đẩy đưa anh đến lằn ranh cuối cùng mà Lê Công Định, có dư thừa lịch sự, bởi anh đã hoàn toàn kiềm chế được bản thân, để không buông lời thoá mạ đám cai tù CS, đã đầy đoạ tù nhân vào kiếp sống con vật người (LCĐ: Về đời sống và sinh hoạt, cũng như bao nhiêu người tù khác, tôi đã chạm đến ranh giới giữa con và người).

    Đi xa hơn nữa , LCĐ lại tỏ lời khen ngợi đám cai tù nay đã biết phân biệt chính xác thế nào là một tù nhân lương tâm, do bởi bất đồng chính kiến với kẻ cai trị, khác với chính trị phạm, do không có mưu đồ hay tham vọng dành quyền lực !

    Rồi qua đó LCĐ khéo léo kêu gọi thật đơn giản nhưng chắc nịch: “Hãy thay đổi luật pháp!”

    LCĐ cho hay, hobby của mình trong vòng lao lý rất thanh cao, lại bổ ích cho bản thân. Đó là “làm nhiều thơ về các nhân vật lịch sử của nước ta, mà sự nghiệp của họ để lại nhiều bài học cho thế hệ ngày nay.” (sic)

    Nếu tôi nhớ không nhầm (xin kiểm chứng kỹ lại dùm), LCĐ khá đặc biệt ở điểm anh đã có thời gian nghiên cứu Luật với Lệ ! Con người của LCĐ có cái gì khác người, không hơn người là ở chỗ đó.

    Luận về anh sẽ dài dòng lắm, tôi xin tóm lược lại những điều tâm đắc nơi anh qua các tuyên bố rải rác của anh trong phỏng vấn như sau:

    1/
    Bây giờ tôi điềm tĩnh, kiên nhẫn và lắng nghe nhiều hơn.

    2/
    Quả thật, so với nhiều người cùng cảnh ngộ, tôi đã trả một cái giá khá đắt. Dù vậy, tôi chưa bao giờ hối tiếc những gì đã làm và về sự việc đã xảy ra, nhất là khi điều đó xuất phát từ lý tưởng của mình.

    3/
    Việt Nam cũng đã thay đổi. Thời “sự im lặng của bầy cừu” không còn nữa. Trước đây, đôi lúc tôi cảm thấy cô đơn khi lên tiếng về những vấn đề chính trị và xã hội của đất nước. Bây giờ, xung quanh nhiều người can đảm và mạnh mẽ hơn tôi nhiều, nhất là giới trẻ. Công nghệ thông tin, mặt khác, đã tạo nên chuyển biến lớn trong nhận thức chung của xã hội ngày nay. Nhãn quan của người dân không bị che phủ bởi bức màn sắt nữa. Sự đoàn kết và khích lệ lẫn nhau ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, tôi thật sự quan ngại về tình hình kinh tế, cả vĩ mô lẫn vi mô. Đời sống của các gia đình có thu nhập thấp sẽ ra sao trong cơn khủng hoảng vô tiền khoáng hậu này? Tôi cảm thấy đau xót.

    4/
    Thông điệp từ sự bất tuân luật pháp của tôi đơn giản chỉ là: “Hãy thay đổi luật pháp!” Từ năm 2007, khi biện hộ cho chị Lê Thị Công Nhân và anh Nguyễn Văn Đài, tôi từng nói:
    “Nếu tại một nơi nào và ở một thời điểm nào mà luật pháp xem lòng yêu nước là tội phạm, thì thay vì trừng phạt những nhà yêu nước, hãy thay đổi luật pháp ấy.”

    Tất nhiên, tôi đã trả giá đắt vì điều đó, nhưng tôi chấp nhận và đã đi đến tận cùng những gì lương tri mình tin là đúng.

    5/
    Không ai thích ở tù để chiêm nghiệm, song tôi đã tranh thủ thời gian đó để chiêm nghiệm nhiều điều bổ ích cho riêng mình, nhất là về nhân sinh. Hầu hết những điều đó liên quan đến triết học, mà không phải ai cũng thích nghe ở đây. Tôi chỉ muốn nói rằng tôi đã học được cách tha thứ để đạt được sự bình an trong tâm. Ngày xưa tôi đã “biết” như vậy rồi, nhưng chưa “làm” được. Đôi khi người ta phải trải qua một biến cố lớn lao mới có thể thu hẹp được khoảng cách giữa tri và hành.

    6/
    Lời ca tụng hay chê trách chỉ giúp mình suy ngẫm thêm, song cố gắng đừng để bị ảnh hưởng mà thoái chí hoặc sao lãng mục tiêu.

    7/
    Nhiều người bi quan về thực trạng xã hội hiện giờ. Tôi nghĩ khác, “vật cùng tắc biến”, Lão Tử đã nói như thế và lịch sử ở mọi thời đại cũng đã chứng minh như vậy. Mọi sự đang diễn ra như cùng đi đến một kết cuộc. Do đó, tôi luôn có niềm tin vào tương lai tươi sáng sắp gần đến của đất nước hơn bao giờ hết.
    [hết trích]

    Thân chúc Lê Công Định mạnh khoẻ và chân cứng đá mềm.

    Amsterdam, 05-02-2014
    Lại Mạnh Cường

    • tonydo says:

      Thấy ngài quan năm kêu ngài Lại Mạnh Cường là Đốc Tờ, tôi chưa bao giờ được hân hạnh quen biết với ngài thứ hai nhưng qua Comment này tôi thấy ngài Lại Manh Cường quả thật có trái tim của một vị- Lương Y Kiêm Từ Mẫu.
      Nhớ hồi Ông Kỳ thả biệt kích ra Bắc và Lê Duẩn quyết dứt miền Nam bằng vũ lực, đảng CS bắt tất cả những người đã từng đi lính cho Pháp tống vô tù trở lại. Sau 4 năm trở về, ông bác họ của chúng tôi, người từng bị bắt đi lính cho Pháp hai năm không hề mở miệng nói môt tiếng, chỉ tối ngày làm ruộng như một con trâu và mất đi sau đó ít năm.
      Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại. Lê Công Định ở tù 4 năm mà lại là tù Việt Cộng, ấy thế mà chưa điên cũng đã là giỏi rồi.
      Xin ké câu chúc tốt đẹp cuả đàn anh Lại Mạnh Cường cho Lê Công Định.

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Dear tonydo,

        Tứ hải giao huynh đệ :-) ! Nhất là khi cùng chung một mẫu số: nạn nhân độc tài; yêu dân chủ tự do ! Ngoài ra, tất cả chỉ là tiểu tiết, bỏ qua một bên !

        Ỡ đây chẳng ai biết rõ (lòng và lý lịch) nhau, thôi ta tương kính nhau qua ngôn từ phát biểu, lấy sự tôn trọng những khác biệt làm đầu, để đối thoại không bế tắc, hay trở thành tranh cãi cá nhân kéo dài vô bổ.

        Chúc nhiều sức khoẻ và thường xuyên hiện diện đối … thọi cho dzui nhớ

        Lão Ngoan Đồng

        TB Dường như huynh đài niên kỷ hơn tôi một xí, cho nên đừng khách khi quá làm tôi thêm ngượng và tổn thọ :-) !

        Qua bài phòng vấn tôi thấy mình gần gũi với LCĐ hơn bao giờ hết.

  5. Minh Đức says:

    Luật sư Lê Công Định này xem ra thuộc loại giống như các ông giáo sư Nguyễn Văn Bông, Trần Văn Văn, hay các ông Nguyễn Văn Huyền, Trần Văn Tuyên thời VNCH chứ không giống như Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng… . Nghĩa là loại trí thức có học thì đem kiến thức của mình học được ra mà thi hành cho xã hội, làm cái mình nói chứ không phải là loại nói luật pháp, dân chủ, nhân quyền nhưng làm bất chấp luật pháp, dân chủ, nhân quyền.

    Giữa Võ Nguyên Giáp, cũng có học luật và Nguyễn Mạnh Tường, cũng có học luật thì Lê Công Định giống Nguyễn Mạnh Tường hơn là Võ Nguyên Giáp. Võ Nguyên Giáp tuy có học luật nhưng rồi say mê cái lối chính trị quyền mưu, bá đạo nên chẳng còn màng gì đến việc làm theo kiến thức mà mình đã học.

    Lê Công Định dùng chữ “vượt bỏ” có lẽ là vượt bỏ cái thứ chính trị quyền mưu,.bá đạo mà làm chính trị theo lối chính đạo, tuân thủ theo luật pháp, hiến pháp, từ bỏ cái lối làm ra một rừng luật để rồi làm theo luật rừng.

  6. Thày Dùi says:

    Ấy thế khi Lê Thăng Long phản thùng, phản bạn …quay ngoắt 180% cúi đầu xin vào đảng cộng sản mà rất nhiều phản loạn gia ĐCV lại ca tụng anh chàng phản phúc đó. Thế mới lạ!
    Nhân cách của ls Lê Công Định đã ghi vào lịch sử chống độc tài của nhân dân Việt nam.

    Tôi xin ngả mũ trước tinh thần bất khuất của anh và những người như anh!

    • Trí Phèo says:

      Nói ngu bỏ mẹ. Tòa án hay nhà nước hay đảng CSVN là cái chó gì mà phải thành thật với chúng? Bản chất chúng nó là gian trá, cho nên không cần phải nói thật với chúng. Chúng nó không xứng đáng để phải nói thật lòng. Đối với hệ thống tư pháp dối trá của CSVN, hãy cứ nói dối.

    • Thích Nói Thật says:

      Nhân cách của ls Lê Công Định đã ghi vào lịch sử vì đã cúi đầu nhận tội trước tòa án CSVN và xin nhà nước VN khoan hồng” (sic)

      Còn nhân cách của Hoàng, qua những ý kiến gần đây cho thấy, là bưng bô cho CSVN và đội chúng trên đầu!

    • Lamson72 says:

      Hoàng cưng thương của Qua,

      Cưng có đọc Ngục Trung Nhật Ký của hồ chủ tiệm của cưng chưa . Nếu chưa thì nên đọc để biết hồ chủ tiệm cúi đầu ra sao ?

      Cưng có đọc vài câu chuyện tù của bác Tôn lò đức chến của cưng chưa . Tìm đọc đi nhá . Để coi tôn lò của cưng bon chen chức giữ con cho cai tù Tây thực dân thế nào ?
      Cưng biết người vô tội Nguyễn Thanh Chấn không hề giết người mà phải cúi đầu nhận tội . Tại sao ? Không cúi đầu nhận tội thì chỉ có nước tự tử chết trong đồn công an .

      Chui ra khỏi hang pắc bó đi cưng !!!

      Khà khà khà, thương cưng quá Hoàng ui

    • vu trung says:

      Nếu muốn nói về nhân cách được ghi và sử xanh thì có nhiều người xếp hàng đứng trước LCĐịnh lắm. Cuối đầu nhận tội vì bị nhục hình chả là cái rắm gì so với giết vợ, giết người ơn, giết đồng bào của mình theo lịnh của ngoại bang, mang gông cùm ngoại quốc về xiết lên đồng bào mình, tự nhận kẻ thù là thầy, là bạn. Chắng những kô xâ’u hổ trước những việc làm ấy, hắn lại ngâng ngâng cái mặt lên tự viết sách bơm mình. Như vậy có đủ “hơn” Lê Công Định kô hả ?

  7. Phan BA says:

    Tôi thật sự nễ LS Định, một người dũng cảm, có nhân cách, có trí có tài thì bị trù dập; còn lũ vô học, bất tài thì lãnh đạo này, lãnh đạo nọ, lũ trộm cắp, mánh mung thì thành đại gia.

    Phải đứng thẳng, chỉ mặt chúng thôi.

  8. Dung Vu says:

    Trong lan viet phan hoi luc toa xu an Anh, T. Trung, T. Long va D. Thuc, toi rat buon cho Dat Nuoc minh vi da bo tu nhung nguoi tinh hoa yeu nuoc hiem hoi cua Dan Toc. Nay doc bai phong van cua Anh, suy nghi cua toi ve cac Anh cang tran trong hon. Chuc Anh nhieu suc khoe va som hoan thanh mo uoc cua minh.

  9. Lê Hương Lan says:

    Cha và mẹ của Lê Công Định là lão thành cách mạng, đảng viên đảng CSVN.
    Cá không ăn muối cá ươn
    Con phản cha mẹ trăm đường con hư.

    • Bút Thép VN says:

      Biết cha mẹ đi sai mà con cứ chúi đầu bước theo là khôn hay dại?

      Con khôn hơn cha là nhà có phước
      Cha lỡ dại rồi, con đừng bước theo
      Đừng giống như cha, con hãy ngẩng đầu cao
      Loại bỏ chế độ của Mao lẫn Hồ!

      • Hoàng says:

        Vậy tại sao Lê Công Định khi ra tòa lại nhận tội, trong tù thì lại “bị dằn vặt vì cảm thấy có lỗi với người thân, vì đã gây nên những điều phiền muộn, đau khổ và mất mát cho những người mà ông cám thấy phải có trách nhiệm.”
        Lê Công Định nói ‘Tôi không đổi lý tưởng’ chỉ là cách nói để vớt vát chút danh dự hảo mà thôi, chứ y đã co vòi, thun d… rồi. Cha mẹ của y tuyên bố: “Nếu con vẫn chứng nào tật ấy, ngựa non háu đá để đi theo con đường bán nước, hại dân thì ba mẹ tự tử để cho con thỏa mãn chí tang bồng tai hại của con”. Còn vợ cũ của anh ta là là Lê Thị Lan Khanh thì tuyên bố “Sở dĩ tôi ly hôn với Lê Công Định vì không chấp nhận tư tưởng phản loạn của anh ta”, vợ thứ 2 của Lê Công Định là Nguyễn Thị Ngọc Khánh (hoa hậu Việt Nam năm 1998). Lê Công Định cưới Nguyễn Thị Ngọc Khán năm 2004 thì nhỏ nhẹ: “Tôi là một hoa hậu Việt Nam. Hoa hậu thì phải giữ danh hiệu. Muốn giữ danh hiệu thì phải làm những việc hữu ích cho đất nước. Tôi và anh Lê Công Định quá khác nhau về tư tưởng, nên tôi muốn làm những việc có ích cho đất nước là rất khó. Vì vậy tôi phải ly hôn với anh Lê Cộng Định”.

      • Bút Thép VN says:

        Trích: “Vậy tại sao Lê Công Định khi ra tòa lại nhận tội, trong tù thì lại “bị dằn vặt vì cảm thấy có lỗi với người thân, vì đã gây nên những điều phiền muộn, đau khổ và mất mát cho những người mà ông cám thấy phải có trách nhiệm .” (Hoàng)

        Không có gì phải thắc mắc!

        Một người có lý tưởng như LS Lê Công Định, mong muốn giúp cho Việt Nam xây dựng một “quốc gia pháp trị và xã hội dân sự” đối với CSVN là có tội (vì đi ngược lại chủ trương đường lối của họ).

        Nhưng đối với nhân dân VN thì ngược lại, LS Định không có “tội”, mà là “CÓ TÂM VỚI DÂN TỘC VÀ ĐẤT NƯỚC”!

        Việc LS Định “bị dằn vặt vì cảm thấy có lỗi với người thân, vì đã gây nên những điều phiền muộn, đau khổ và mất mát cho những người mà ông cám thấy phải có trách nhiệm” cũng là điều dễ hiểu vì đó là tình cảm của mỗi con người, ai mà không đau lòng khi người thân bị liên lụy?

        Hãy nghe ông Đặng Xương Hùng, cựu lãnh sự Việt Nam tại Genève cho biết trước khi dứt khoát từ bỏ đảng CSVN, ông đã phải cân nhắc nhiều, vì còn đang ở bộ phận được hưởng lợi (bổng lộc) mà bỏ đi. Rồi sự đe dọa nữa ai mà chả sợ?

        Ai mà chả sợ nhất là sợ sự tàn ác, trả thù của Việt Nam? Nó rất quỷ quái, nó không những chỉ trả thù cá nhân đâu mà vào gia đình, vào những người khác của mình làm cho mình nhụt chí đi. Có những người không sợ với cá nhân họ nhưng người ta sợ việc làm của họ sẽ ảnh hưởng đến gia đình người thân. Nếu người nào đã xác định được giới hạn cuối cùng của sự trả giá để vượt qua nỗi sợ đó thì chả còn gì là sợ nữa“.

        Tại sao tôi xin tỵ nạn chính trị?

        LS Lê Công Định vẫn khẳng khái với lập trường của mình rằng: “chưa bao giờ hối tiếc” về những việc mà ông đã làm và về những gì đã xảy ra với ông khi những việc đó là hệ quả của “lý tưởng” của ông!

        Lời tuyên bố của LS Lê Công Định thật khẳng khái và tuyệt vời quá đấy chứ?

      • Tề ngụy says:

        Tức cười. Câu hỏi Bút Thép VN đặt ta là “Tại sao tôi xin tỵ nạn chính trị?” nhưng nội dung bên dưới lại chẳng ăn nhập gì với câu hỏi. Đúng là ấm ớ hội tề [tề tức là ngụy, người Việt Nam từ xưa tới xưa nay vẫn dùng câu "đạo tặc, tề ngụy để chỉ những kẻ trộm cướp và ấm ớ đấy].

      • Bút Thép VN says:

        Ông Tề Ngụy bấm vào hàng chữ đỏ ở bện trên “Tại sao tôi xin tỵ nạn chính trị?” thì sẽ hiện ra câu trả lời.

        Trong đó chứa đựng một bài viết, đặc biệt là câu trả lời của ông Đặng Xương Hùng, một cựu đại sứ của CSVN ở Geneve vưà từ bỏ đảng cho biết:

        CSVN Nó rất quỷ quái, nó không những chỉ trả thù cá nhân đâu mà vào gia đình, vào những người khác của mình làm cho mình nhụt chí đi. Có những người không sợ với cá nhân họ nhưng người ta sợ việc làm của họ sẽ ảnh hưởng đến gia đình người thân“.

        Nhưng, nếu người nào đã xác định được giới hạn cuối cùng của sự trả giá để vượt qua nỗi sợ đó thì chả còn gì là sợ nữa.

    • Builan says:

      Thay vì tôn công sức , thì giờ noí chuyện với LHL
      Thưa chị : Có một nhân vật phát biểu , tương tự như chị ! Nhưng so với LHL nó gần như CHA con, CHỦ tớ … CCCĐ10 !!! (còn phép tắc lễ nghiã hơn nhiều )

      Lễ phép, xin mời chị LHL _Xem cho hết 35 cái coms !!! Phuớc nhà có người thương tình soi sáng ! REPLY cho LHL !!! Khakhakha

      Nguyen Quoc Thuoc says
      “Nếu ta bỏ Đảng trong những thời điểm khó khăn, để kẻ xấu càng có cơ hội lấn tới thì chúng ta có lỗi với Đảng.! ”

      http://danlambaovn.blogspot.com/2014/02/kinh-goi-ong-trung-tuong-cua-cong-san.html#more

      • Bút Thép VN says:

        Trung Tướng Nguyễn Quốc Thước chắc là đã quá lú lẫn nên mới viết lách hồ đồ như trên?

        Khi bỏ đảng là người ta đã chán ngấy nó, đã muốn hất bỏ nó vì cho rằng không còn thuốc cứu chữa nữa. Vậy thì người ta phải chọn thời cơ nào thuận tiện nhất, hữu hiệu nhất để đánh trúng vào cái yếu huyệt của nó làm cho nó mau chóng xụm bà chè chứ!

        Ông Thước muốn tiếp tục chúi đầu vào bãi bùn CSVN để ca ngợi nó thì cứ tiếp tục để nhận xú danh!

        Còn nếu như ông muốn sáng mắt để nhìn vào sự thật, để cứu vãn chút “danh dự” cho mình vào cuối đời và cho con cháu sau này, thì hãy mau mau liên lạc với ông cựu đại sứ ở Geneva Đặng Xướng Hùng để biết thêm chi tiết!

      • Builan says:

        Cảm ơn Bút Thép VN đã để mắt, tâm … đến taị hạ !
        Giờ nầy đã có đế 107 caí COMs cho anh Quốc Thước rồi ! COMs nào com nấy đều đáng đồng tiền bát gạo !!
        Mời bà con mạ dô mạ dô

        ANÔ ANO^, CCCĐ10 càng nên xem _ khoỉ CC (chống chế) mất thì giờ _ qua đó mà rút kinh nghiệm tác nghiệp tốt hơn – hoàn thành tốt nhiệm vụ “hạ bộ” được trên dao ! khakhakha

    • Minh Đức says:

      Con hơn cha là nhà có phúc.

    • noileo says:

      “Cá không ăn muối cá ươn
      Con phản cha mẹ trăm đường con hư”

      (Lê Hương Lan)

      Đúng vậy, nhờ phát hiện của lê Hương Lan, người ta mới biết Hồ chí Minh là một đứa con bất hiếu, mất day, phản cha mẹ.

      Trong khi cha mẹ y, ông nội ông ngọai y là quan lại triều đình nhà Nguyễn, thì Hồ chí Minh lại phản bội cha mẹ, đi theo bọn cộng sản ác ôn côn đồ chống lại cha mẹ phong kiến của y

      Cũng vậy nhờ phát hiện của Lê Hương lan, người ta mới biết Võ NGuyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Lê Duẩn, Tố Hữu… cũng là những đứa mất dạy, bất hiếu, bất mục phản cha mẹ.

      Trong khi cha mẹ chúng là tiểu tư sản, là địa chủ, thì bọn chúng lại phản bội cha mẹ chúng, đàn đúm với mấy tên cộng sản ác ôn côn đồ, đào tận gốc, trốc tận rễ trí phú địa hào

  10. Trung Kiên says:

    BBC: Từ một luật sư có triển vọng bỗng chốc tiêu tan sự nghiệp, gia đình ly tán, bản thân phải ngồi tù. Phải nói ông đã trả một cái giá khá đắt. Ông có hối tiếc về điều đó không?

    LS Lê Công Định: “Quả thật, so với nhiều người cùng cảnh ngộ, tôi đã trả một cái giá khá đắt. Dù vậy, tôi chưa bao giờ hối tiếc những gì đã làm và về sự việc đã xảy ra, nhất là khi điều đó xuất phát từ lý tưởng của mình. Điều tôi ân hận nhất là hành động của mình đã gây nên phiền muộn, đau khổ và mất mát lớn cho những người thân yêu mà cuộc đời của họ tôi có trách nhiệm, có những điều không thể cứu vãn được. Tuy hậu quả tôi phải gánh chịu, song đó là điều tôi bị dằn vặt vì cảm thấy có lỗi với người thân của mình“.

    Nợ nước tình nhà hai vai gánh nặng!

    Điều cần chọn thì LS Lê Công Định đã chọn rồi! Việc làm của ông đã được nhiều người chia sẻ, đừng coi đó như là “gánh nặng hay phiền muộn”. Những gì còn lại là của ta, cái không phải của ta thì trước sau gì nó cũng vuột khỏi tay ta…LS Định không nên vì thế mà “ân hận”!

    Điều quan trọng là: LS Lê Công Định “chưa bao giờ hối tiếc những gì đã làm và về sự việc đã xảy ra, nhất là khi điều đó xuất phát từ lý tưởng của mình

    Trên đây cũng là tư tưởng của LS Lê Quốc Quân?

    “Tôi sẵn sàng ngồi tù cho đến chết nếu điều đó là tốt đẹp hơn cho Tổ quốc và Nhân dân Việt Nam anh hùng…/…Tôi có một mong muốn tột bậc là tự do – dân chủ – nhân quyền được có thật trên quê hương yêu dấu này. Đó là nền tảng cho ấm no và hạnh phúc bền lâu cho Đồng bào.

    LS Lê Quốc Quân: “Tôi sẵn sàng ngồi tù cho đến chết”.

    Ý CHÍ gặp nhau, TƯ TƯỞNG gặp nhau, DÂN CHỦ gặp nhau…Đứng vùng lên nào bao thanh niên yêu nước!

    Kính chúc Quý Vị chân cứng đá mềm, luôn kiên cường và nhiều nghị lực…

Leave a Reply to Thích Nói Thật