Không có cái gọi là “từ Hán Việt”
Trên trang mạng Bách Việt, ông Trần Kinh Nghị có bài “Di sản Hán Việt”*. Sau khi nhận định: quãng trên dưới 70-80 % từ vựng tiếng Việt có thành tố Hán-Việt, ông cho rằng “nếu vì một lý do nào đó mà để ngôn ngữ nước mình bị một ngôn ngữ khác lấn át và tình trạng lấn át kéo dài chắc chắn sẽ dẫn đến nguy cơ bị đồng hóa hoặc thoái hóa.” Kết thúc bài viết, ông đề nghị Nhà nước có biện pháp hạn chế việc dùng từ Hán Việt để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Đồng cảm với nỗi bức thúc của ông nhưng nhận thấy đây là vấn đề lớn và không hề đơn giản, chúng tôi xin thưa lại đôi lời.
I. Có đúng tiếng Việt vay mượn từ ngôn ngữ Hán?
Muốn giải quyết thỏa đáng chuyện này, không còn cách nào khác là phải đi tới tận cùng cội nguồn ngôn ngữ, không chỉ của người Việt mà cả của người Trung Hoa.
Nửa sau thế kỷ XIX, ngay khi chưa đặt xong ách đô hộ trên toàn cõi Vệt Nam, những học giả người Pháp đã có mặt để nghiên cứu thiên nhiên, con người, văn hóa, xã hội xứ Annam. Từ kết quả nghiên cứu, năm 1898, nhà nước bảo hộ Pháp cho thành lập Viện Viễn Đông Bác Cổ tại Hà Nội. Đứng đầu lĩnh vực khoa học nhân văn là những nhà Hán học như E. Aymonier, L. Maspéro… Là học giả phương Tây, họ mang quan niệm Âu trung: châu Âu là trung tâm của văn minh nhân loại. Là nhà Hán học, họ theo thuyết Hoa tâm: Trung Hoa là trung tâm của châu Á. Họ cũng chịu ảnh hưởng của tri thức sai lầm đương thời cho rằng, con người từ Tây Tạng xâm nhập Trung Quốc rồi sau đó xuống Việt Nam và Đông Nam Á nên ánh sáng văn minh cũng từ Trung Hoa lan tỏa tới phương Nam. Khi nghiên cứu tiếng nói của người Việt Nam, họ có trong tay những bộ từ điển Trung Hoa đồ sộ như Từ Hải, Tứ khố toàn thư, Khang Hy… Trong khi đó, tiếng Việt chỉ có Từ điển Việt-Bồ-La của Alexander de Rhodes cùng Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của, hai cuốn sách nhỏ, tập hợp từ ngữ Việt chữ Latinh mới có khoảng 300 tuổi. Bằng thao tác đơn giản là thống kê, so sánh những từ được cho là gốc Hán có trong tiếng Việt, họ eureka: “Tiếng Việt mượn khoảng 70% từ Hán ngữ!”
Sự thật có đúng như vậy không?
Vào năm 1898, H. Frey, một đại tá người Pháp, từng công tác ở Tây Phi sau đó có mặt ở Việt Nam, đã xuất bản cuốn Tiếng Annam, mẹ của các ngữ (L’Annamite, mère des langues): Tiếng Annam, xuất xứ của các ngôn ngữ: Cộng đồng các chủng tộc Xentơ, Xémit, Xuđăng và Đông Dương. Bằng kinh nghiệm ở Châu lục đen, nhà ngữ học chân thực này cho rằng tiếng Việt gần gũi với tiếng các sắc dân châu Phi và là nguồn cội của mọi ngôn ngữ phương Đông. Tiếp đó ông còn cho ra hai cuốn khác khẳng định quan điểm của mình. Tuy nhiên, các viện sĩ của Viễn Đông Bác Cổ “không thèm chấp” gã tay ngang võ biền. Không chỉ vậy, vào năm 1937-1938 còn có cuộc tranh luận giữa nhà ngữ học trẻ người Ba Lan Prilusky với viện sĩ Maspéro. Từ khảo cứu của mình, Prilusky phát triển quan điểm của H. Frey nhưng kết cục phần thắng thuộc về bậc lão làng!
Kết luận của Viện Viễn Đông Bác Cổ dáng đòn hủy diệt không chỉ vào văn hóa mà cả vào tương lai dân tộc Việt Nam! Do ngón đòn ác hiểm này mà sau đó, khi phân loại ngôn ngữ phương Đông, đề xuất một họ ngôn ngữ Annam bị bãi bỏ do “không xứng đáng vì vay mượn quá nhiều từ nước ngoài!” Thay vào đó là họ ngôn ngữ mang cái tên không tiêu biểu: ngôn ngữ Mon-Khmer. Kết quả là cho đến nay, trong sách giao khoa ngôn ngữ của nhiều đại học hàng đầu thế giới vẫn viết “Tiếng Việt vay mượn khoảng 60% từ ngôn ngữ Trung Hoa (!)” Dù sao thì cũng được an ủi phần nào vì 60% ít hơn con số chúng ta tự nhận!
Điều khủng khiếp nhất là, vào thập niên 1920, các học giả tiên phong người Việt như Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Tố… tiếp nhận tri thức sai lầm đó, dạy cho con dân Việt. Ý tưởng tiếng Việt vay mượn tiếng Hán như cỏ dại lan rộng trên cánh đồng tư tưởng, thấm tới toàn bộ người có học Việt Nam hiện nay! Gần suốt thế kỷ, học giả Việt không một lời cãi lại. Ở thập niên 80, trong công trình ngữ học công phu Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, Nguyễn Tài Cẩn “khám phá”: ngoài cái gọi là “từ Hán Việt”, trong tiếng Việt còn lớp từ Hán cổ và lớp từ Hán Việt Việt hóa (1). Không đưa ra con số thống kê nhưng với hai lớp từ được bổ sung đó, có lẽ tỷ trọng vay mượn của tiếng Việt còn tăng lên gấp bội!
Nhưng dù sao, đấy chỉ là tính toán của nhà bác học, còn với người dân Việt, ít người tin, chỉ vì lý do đơn giản: một dân tộc vay mượn đến bằng nấy tiếng nước ngoài không thể là dân tộc trưởng thành, chắc chắn đã bị đồng hóa sau nghìn năm nô lệ!
Năm 2006, từ nghiên cứu của mình, chúng tôi công bố bài viết Tiếng Việt là chủ thể tạo nên ngôn ngữ Trung Hoa (2). Rất may là ý tưởng “điên rồ” đó chẳng những không bị ném đá mà còn không rơi vào im lặng. Ít lâu sau, từ Sacramento nước Mỹ, nhà nghiên cứu Đỗ Ngọc Thành gửi cho chúng tôi những bài viết chấn động: Phát hiện lại Việt Nhân ca, Phục nguyên Duy giáp lệnh của Việt vương Câu Tiễn, Đi tìm nguồn gốc chữ Nôm…(3) trong đó dẫn ra hàng nghìn bằng chứng không thể phản bác cho thấy, tiếng nói nguyên thủy của người Trung Hoa là tiếng Việt. Người bạn Việt Triều Châu của tôi khẳng định: “Tất cả các chữ tượng hình được làm ra là để ký âm tiếng Việt. Vì vậy, mọi chữ vuông chỉ khi đọc và giải nghĩa bằng tiếng Việt mới chính xác!” Một sự ủng hộ vô giá! Càng may hơn là đầu năm 2012, chúng tôi nhận được tin: Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt tỉnh Quảng Tây Trung Quốc phát hiện chữ Việt cổ khắc trên xẻng đá, giống với chữ Giáp cốt (4)! Từ những nguồn tư liệu phong phú và vững chắc, chúng tôi nhanh chóng hoàn thành bài viết: Chữ Việt là chủ thể tạo nên chữ viết Trung Hoa (5)!
Như vậy, sang thế kỷ này, nhờ tiến bộ của khoa học thế giới, nhờ tấm lòng và công sức của cộng đồng người Việt, không những chúng ta xác định được người Việt có đa dạng di truyền cao nhất trong dân cư châu Á, có nghĩa, Việt Nam là cái nôi của các dân tộc phương Đông mà còn chứng minh được, tổ tiên ta để lại trên đất Trung Hoa không chỉ tiếng nói mà cả chữ viết.
Chúng tôi hình dung quá trình hình thành tiếng nói và chữ viết trên đất Trung Hoa như sau:
Nhiều dữ liệu khoa học cho thấy, 40.000 năm trước, người Việt cổ đã từ Việt Nam đi lên khai phá đất Trung Hoa. Tới 4000 năm TCN, người Việt đã xây dựng ở đây nền văn hóa nông nghiệp rực rỡ. Năm 2698 TCN, người Mông Cổ do Hiên Viên dẫn đầu, vượt Hoàng Hà vào chiếm đất Việt, dựng vương triều Hoàng Đế. Trong vương quốc Hoàng Đế, người Mông Cổ hòa huyết với người Việt, sinh ra người Hoa Hạ. Người Hoa Hạ bú sữa mẹ Việt, học tiếng nói Việt. Do ngôn ngữ Mông Cổ nghèo nên tiếng Việt thành chủ thể của tiếng nói vương triều. Cùng với thời gian, người Hoa Hạ thay cha ông Mông Cổ lãnh đạo xã hội, đã áp đặt dân chúng nói theo cách nói Mông Cổ (Mongol parlance: tính từ đứng trước danh từ, hay như ta vẫn gọi là cách nói ngược.) Trên thực tế, ngôn ngữ của dân cư vương triều Hoàng Đế là tiếng Việt được nói theo văn phạm Mông Cổ. Sau này, nhà Tần, nhà Hán mở rộng lãnh thổ, ngôn ngữ tại các vùng bị kiêm tính cũng chuyển hóa theo cách tương tự. Do người Việt sống trên địa bàn rộng với thổ nhưỡng, khí hậu khác nhau, nên ngôn ngữ bị phân ly thành nhiều phương ngữ. Trong đó, tiếng nói vùng Quảng Đông (Việt Đông), Phúc Kiến (Mân Việt) là chuẩn mực nên được gọi là Nhã ngữ với ý nghĩa ngôn ngữ thanh nhã. Đời nhà Chu, rồi nhà Hán, triều đình khuyến khích nói theo Nhã ngữ.
Vấn đề khác cũng cần minh định là ảnh hưởng của chữ viết tới sự hình thành ngôn ngữ phương Đông. Chữ tượng hình được phát hiện sớm nhất ở văn hóa Giả Hồ 9000 năm rồi ở văn hóa Bán Pha tỉnh Sơn Tây 6000 năm trước. Khảo cổ học cũng cho thấy, khoảng 4000-6000 năm cách nay, chữ tượng hình được khắc trên xẻng đá ở di chỉ Cảm Tang tỉnh Quảng Tây. Chữ Lạc Việt sau đó được đưa lên đồng bằng Trong Nguồn, bây giờ là Trung Nguyên, vốn là một trung tâm lớn của người Dương Việt, để khắc lên xương thú và yếm rùa, về sau được gọi là văn Giáp cốt.
Chữ viết trên yếm rùa và xương thú là chữ đơn lập, không thể ghép vần. Tiếng Việt cổ vốn đa âm nên muốn được ký âm buộc phải đơn âm hóa. Do đó, tại trung tâm đầu não của người Việt, ít nhất là từ Quý Châu Quảng Tây tới Hà Nam, tiếng nói chuyển dần thành đơn âm. Một vấn đề khác nảy sinh: tiếng nói thì nhiều nhưng số chữ chế ra có hạn nên chỉ có những tiếng tiêu biểu mới được ký tự. Do vậy, chữ tượng hình tập hợp được những tiếng nói tiêu biểu nhất của người Việt. Đây là quá trình độc lập, diễn ra trong cộng đồng Việt mà người Hoa Hạ từ thời Hoàng Đế tới giữa đời Thương không biết. Khi vua Bàn Canh chiếm đất Hà Nam, lập nhà Ân (1384 TCN), mới biết chữ Giáp cốt của người Dương Việt. Với nhà nước được tổ chức tốt, Bàn Canh đã tiếp thu và cải tiến chữ của người Việt để ghi việc bói toán, cúng tế cùng địa lý, lịch sử (5). Trong triều đình nhà Ân, những “họa sư”- người vẽ chữ, “bốc sư”- thày bói, người Việt, được “lưu dụng” làm công việc này. Thay nhà Thương, nhà Chu chuyển sang viết chữ trên thẻ tre, trên lụa, cũng sử dụng nhiều ông thầy người Việt. Nhà Tần vốn là bộ lạc người Việt, khi dựng nước đã thể chế chữ Giáp cốt thành chữ Triện tồn tại tới nay. Như vây, có thể nói, không chỉ sáng tạo ra chữ Giáp cốt mà người Việt còn tích cực góp phần cải tiến, hoàn thiện chữ viết. Do đó quá trình đơn âm hóa tiếng nói được đẩy mạnh.
Sau đời Hán, Trung Quốc loạn lạc, nhiều triệu người thiểu số phía Tây thâm nhập, khiến cho tiếng nói bị pha tạp, theo hướng tăng cường giọng điệu du mục. Tiếng nói của cư dân trong vương triều thay đổi, dẫn tới việc người trong nước không hiểu được nhau. Để khắc phục, các vương triều dùng tiếng nói của kinh đô làm chuẩn mực giao tiếp của triều đình: quan thoại ra đời. Nhà Đường lấy tiếng nói của kinh đô Tràng An làm tiếng nói chính thức, được gọi là Đường âm. Đường âm là tiếng Việt được người Tràng An nói thời nhà Đường. Đấy là bộ phận tinh hoa của tiếng Việt được ký tự bằng chữ vuông. Đường âm được mang sang dạy và giao dịch ở Việt Nam. Khi giành được quyền tự chủ, nước ta thoát ách đô hộ của phương Bắc về chính trị, kinh tế, văn hóa. Tuy nhiên, văn tự tượng hình vẫn là chữ viết chính thống và Đường âm được duy trì dưới tên gọi là chữ Nho, chữ Thánh hiền. Trong khi đó, quan thoại của Trung Hoa biến cải theo sự thay đổi của vương triều và kinh đô. Tới giữa thế kỷ trước, tiếng Bắc Kinh là tiếng nói chính thống của Trung Hoa, chỉ được số lượng nhỏ người dùng. Nhà Mãn Thanh rồi chính quyền Quốc dân đảng không làm nổi việc thống nhất ngôn ngữ. Chỉ tới năm 1958, sau gần 20 năm nhà nước Trung Hoa nỗ lực thực hiện cuộc đồng hóa khốc liệt, tiếng Bắc Kinh mới được phủ sóng trên phần lớn lãnh thổ. Tuy nhiên, tới nay trong vùng Nam Dương Tử vẫn có khoảng 20% từ địa phương, truyền miệng trong dân gian mà không được ký tự.
Một vấn đề từ lâu được đặt ra: chữ Nho xuất hiện ở nước ta từ bao giờ? Chưa ai xác định được! Chúng tôi không biết, hàng nghìn năm trong nước Văn Lang, vùng đất bây giờ là Việt Nam, chỉ cách Cảm Tang, Quý Châu khoảng 150 km, có sử dụng chữ tượng hình? Nhưng biết chắc, bộ lạc Thủy, di duệ của người Lạc Việt ở Quảng Tây, từ thời Tần Hán trốn vào rừng, bị thiểu số hóa, vẫn giữ được sách cổ ghi bằng chữ Thủy, tương tự Giáp cốt văn của tổ tiên Bách Việt, gọi là Thủy thư (5). Nay được coi là văn tự hóa thạch sống, một bảo vật văn hóa nhân loại. Một điều chắc chắn khác là, muộn nhất, chữ Nho có mặt ở nước ta thời Triệu Vũ Đế. Việc khám phá lăng mộ Triệu Văn Đế ở Quảng Châu với rất nhiều di vật khắc chữ Nho chứng tỏ điều này. Chắc chắn rằng, trong 100 năm xây dựng và bảo vệ Nam Việt, nhà Triệu đã dùng chữ Nho trong hành chính, luật pháp và dạy học. Vì vậy, khi sang nước ta, Mã Viện phát hiện “Luật Giao Chỉ có tới 10 điều khác luật nhà Hán”(6). Có phần chắc là luật Việt được viết bằng chữ Nho. Chúng tôi cũng nghĩ rằng, muộn nhất, tiếng Việt vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ và Trung Bộ, được đơn âm hóa từ thời nhà Triệu. Và cùng với việc phổ biến chữ Nho, tiếng Kinh ngày càng trở nên đơn âm.
Một câu hỏi: khi sang nước ta, người của Triệu Đà rồi quan quân nhà Hán nói tiếng gi? Sử ký viết, “Đà giết trưởng lại người Tần rồi đưa người của mình lên thay.” Triệu là một tiểu quốc của người Việt, nên Triệu Đà và tâm phúc của ông là người Việt (7). Xuống Giang Nam, người của ông gặp tiếng Việt Quảng Đông, Mân Việt, thứ tiếng Việt thanh nhã chuẩn mực. Thời Hán cũng tương tự, vì ngoài một số không nhiều quan cao cấp người phương Bắc thì tới nước ta phần lớn là người Giang Nam. Họ là người Việt, cho dù có nói ngược theo cách nói Hoa Hạ thì vẫn là tiếng Việt. Vì lẽ đó, rất có thể hai bên gần như hiểu được nhau. Vì vậy, việc học chữ Nho khá dễ dàng.
Về sau, qua mỗi thời đại, tiếng của quan quân phương Bắc lại khác đi. Đến thời Đường, tiếng nói của kinh đô Tràng An được dùng làm quan thoại. Thực chất, đó là tiếng Việt ở kinh đô Tràng An thời nhà Đường. Điều này cho thấy một bộ phận tiếng Việt trải qua quá trình biến đổi dài từ đa âm, không thanh điệu, tới đây đã thành đơn âm và sáu thanh. Có lẽ, tiếng nói của bộ phận cư dân mà sau này là người Kinh cũng được chuyển hóa như vậy?
Sau thời Đường, nước ta độc lập, chữ Nho trở thành quốc ngữ. Theo dòng thời cuộc, tiếng nói của người Trung Hoa thay đổi, ngày càng xa gốc Việt. Chẳng những người Việt không hiểu tiếng người phương Bắc mà người Trung Quốc cũng không còn nói được Đường âm. Di sản vô giá thơ Đường chỉ còn người Việt Nam thưởng thức trong âm điệu tuyệt vời.
Từ phân tích trên chứng tỏ rằng, tiếng Việt không những không vay mượn mà trái lại, còn là gốc gác, là mẹ đẻ của ngôn ngữ Trung Hoa. Cái mà nay người ta quen gọi là “từ Hán Việt” là sự lầm lẫn lớn bởi chưa hiểu cội nguồn sinh học cũng như văn hóa dân tộc, trong đó có quá trình hình thành tiếng nói và chữ viết.
II. Vai trò của lớp từ Việt cổ trong văn hóa dân tộc
Như đã nói ở trên, tiếng thì nhiều nhưng chữ làm ra quá ít nên tổ tiên ta bắt buộc phải chọn thật kỹ những tiếng cần ký tự. Đó là những tiếng có nội dung sâu sắc, hàm chứa ý nghĩa uyên thâm, mà sau này được gọi là ngôn ngữ hàn lâm. Dù có áp dụng cách tạo từ đồng âm dị nghĩa thì cũng còn vô số tiếng không được ký âm vì không đủ chữ. Ở phía bắc Trung Hoa, dần dần những tiếng không được ký tự bị mai một.
Trong khi đó, ở miền nam, chúng trở thành từ địa phương, được truyền miệng trong dân gian. Ở Việt Nam tình hình tương tự. Khi làm chủ đất nước, người Việt thấy quá nhiều tiếng không có chữ, nên vào đời Trần đã mô phỏng chữ Nho để tạo ra chữ Nôm. Tuy nhiên, vì nhiều lẽ, chữ Nôm không được coi là văn tự chính thức. Mọi giao dịch hành chính đều phải dùng chữ Nho, nên nhiều địa danh phải chuyển sang chữ Nho, việc làm bất khả kháng ngày xưa khiến nay nhiều người bức thúc.
Một vấn đề cũng cần bàn cho ra lẽ, đó là tìm tên gọi xác đáng cho lớp từ đặc biệt này. Thoạt kỳ thủy, nó là Đường âm. Tới lúc nào đó được gọi là chữ Nho. Ở miền Nam cho tới năm 1975, gọi là cổ văn. Vào thập niên 1960, các học giả miền Bắc gọi là “từ Hán Việt”. Một thời gian dài nửa thế kỷ ta chấp nhận tên gọi đó vì tưởng rằng hợp lý. Nhưng bản thân khái niệm “từ Hán Việt” lại mâu thuẫn và vô nghĩa. Thuật ngữ này hàm ý: chữ của Hán, còn cách đọc của Việt, ghép lại thành “từ Hán Việt.” Nhưng như phát hiện của Nguyễn Tài Cẩn, cách đọc đó chính là tiếng nói ở kinh đô Tràng An thời nhà Đường! Như vậy, theo cách hiểu hiện nay, cả chữ viết và cách đọc đều của người Hán, nên không thể là “từ Hán Việt!”. Nay ta thấy không thể tiếp tục dùng thuật ngữ sai lầm cũ. Nhưng dùng tên nào thích hợp hơn?
Đường âm là đúng nhưng bây giờ không thể trở lại tên gọi này vì đó là sản phẩm của một thời điểm lịch sử. Tiếng Hán không đúng vì đó không phải là tiếng nói thời nhà Hán, càng không phải tiếng nói của người Trung Hoa hôm nay. Có lẽ tên gọi chữ Nho phù hợp hơn cả, vì nó có nghĩa là chữ của nhà nho, sâu xa hơn, như phát hiện của triết gia Kim Định, là sản phẩm của văn hóa Việt nho nguồn cội. Sở dĩ gọi là “từ Hán Việt” vì người ta lầm tưởng đó là sản phẩm vừa của Hán vừa của Việt. Tuy nhiên cách hiểu như thế vừa không chính xác vừa gây phản cảm, đè nặng lên tâm trí chúng ta một cảm giác lệ thuộc bên ngoài. Thực chất, đó không phải “từ Hán Việt” mà là tiếng Việt cổ. Khác với nhiều ngữ khác, tiếng cổ là tử ngữ, thì trong ngôn ngữ Việt, tiếng Việt cổ vô cùng sống động. Lý do nó trở thành cổ ngữ là vì lịch sử dân tộc có biến động lớn, chữ Nho bị bãi bỏ để thay bằng thứ chữ viết khác. Mấy trăm năm trước, khi chuyển giao chữ La Tinh quốc ngữ cho chúng ta, một học giả phương Tây từng nói đại ý: Chúng ta trao cho người Annam một thứ chữ dễ học, giúp họ nhanh chóng bắt kịp đà văn minh. Nhưng chắc chắn nó sẽ làm cho thế hệ tương lai của họ cắt đứt với nguồn cội. Hôm nay, lời cảnh báo đó đã trở thành hiện thực với toàn bộ nền văn hóa Việt. Về ngôn ngữ thì đó là lớp lớp người Việt không hiểu tiếng nói của tổ tiên, như tác giả Trần Kinh Nghị than phiền. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, cần nhìn nhận lại gia sản quý giá này để sử dụng tốt nhất.
III. Kết luận
Hàng ngàn năm nay do ngộ nhận nên ta cho rằng, bộ phận tinh hoa, quan trọng nhất của tiếng Việt là đồ vay mượn! Sự lầm lẫn này đã tạo nên nỗi đau ngàn năm khi ta vừa căm ghét một công cụ mà trong quá khứ kẻ thù dùng để đồng hóa, nô lệ mình lại vừa không thể chối bỏ! Không thể không dùng nhưng rồi mỗi khi dùng lại day dứt nỗi niềm cay đắng mặc cảm vay mượn!
Nay chúng ta phát hiện ra sự thật: không hề có cái gọi là “Từ Hán Việt”! Đó chính là chữ Việt, tiếng Việt được tổ tiên ta sáng tạo trong quá khứ. Việc khẳng định bản quyền tiếng Việt cổ là khám phá có ý nghĩa đặc biệt, nó giúp ta tự tin, làm chủ tài sản vô giá của dân tộc. Vấn đề hiện nay là tuyên truyền để mọi người cùng hiểu. Công việc quan trọng khác là nghiên cứu sử dụng vốn tài sản này, làm phong phú ngôn ngữ, góp phần xây dựng văn hóa dân tộc.
Cái to nhất ngăn trở ta dám nhận lại tài sản vô giá này là thói nô lệ, thói tự kỷ ám thị nặng nề khiến ta vô thức đẩy nhiều di sản quý báu của tổ tiên cho người ngoài để rồi cúc cung làm chú học trò ngu ngơ, bị đè bẹp dưới cái bóng hoang tưởng!
Một khi nhận ra chủ quyền, ta sẽ làm gì với tài sản vô giá này?
Nhiều người đã hiểu cơ sự nên kiến nghị khôi phục việc học chữ Nho. Đấy là việc không thể không làm. Trước hết vì giá trị lớn lao của chữ Nho. Tính triết lý sâu xa, ý nghĩa thâm thúy của nó khác với bất cứ chữ viết nào, giúp người học rèn trí thông minh, luyện tư duy… Chỉ điều này mới giúp chúng ta tiếp nối với truyền thống, tránh được mối nguy mất gốc như học giả nước ngoài cảnh báo mấy trăm năm trước. Đó là việc cần chủ trương và kế hoạch lớn. Trước mắt, việc có thể làm ngay là, trong chương trình tiếng Việt phổ thông, nên bổ sung một số tiết giảng tiếng Việt cổ, nhằm giải nghĩa những từ thường dùng để học sinh hiểu và sử dụng đúng, đồng thời tập cho họ cách tra Từ điển tiếng Việt.
Chúng tôi xin mạo muội đề nghị, cần một cuộc cách mạng loại bỏ thuật ngữ “từ Hán Việt” khỏi ngôn ngữ Việt để thay vào đó tên gọi đúng: tiếng Việt cổ! Đồng thời dùng lại thuật ngữ chữ Nho để gọi văn tự của tổ tiên mà xưa nay vẫn lầm tưởng là chữ nước ngoài.
Madrak, 1. 12. 2013
© Hà Văn Thùy
Nguồn: Blog huynhngocchenh
—————–
*http://trankinhnghi.blogspot.com/2013/11/di-san-han-viet.html
————————————————————-
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Tài Cẩn – Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1979
2. Hà Văn Thùy. Hành trình tìm lại cội nguồn. NXB Văn học, 2008.
3. Đỗ Ngọc Thành. Nhannamphi.com
4. Hà Văn Thùy. Chữ Việt chủ thể sáng tạo chữ viết Trung Hoa http://huc.edu.vn/chi-tiet/1868/Chu-Viet-la-chu-the-sang-tao-chu-viet-Trung-Hoa.html
5. Lịch sử hình thành chữ viết Trung Hoa http://khoahocnet.com/2013/11/11/ha-van-thuy-lich-su-hinh-thanh-chu-viet-trung-hoa/
6. Hậu Hán thư- Mã Viện truyện
7. Hà Văn Thùy – Nỗi bất an của lịch sử http://trannhuong.com/tin-tuc-15551/noi-bat-an-cua-lich-su.vhtm
KHA KHA KHA !!! Tiên sinh Lừa – Vũ Như Vũ _ “Ang Gian”
PHƯƠNG NGÀN says:
18/02/2014 at 04:00
THÔI MÀ
Thôi mà vũ vẫn vũ thôi
Vũ hoài như vũ có nào khác chi
Văn chương quả chẳng biết gì
Huống là văn học để khi người đời
Múa mồm múa mép để chơi
Hay là quả có ý đồ đui then
Đã làm doanh nghiệp nên hăng
Mò vào chữ nghĩa có bằng ai đâu !
NGÀN PHƯƠNG
(18/02/14)
PHƯƠNG NGÀN says:
18/02/2014 at 04:00
THÔI MÀ
Thôi mà vũ vẫn vũ thôi
Vũ hoài như vũ có nào khác chi
Văn chương quả chẳng biết gì
Huống là văn học để khi người đời
Múa mồm múa mép để chơi
Hay là quả có ý đồ đui then
Đã làm doanh nghiệp nên hăng
Mò vào chữ nghĩa có bằng ai đâu !
NGÀN PHƯƠNG
VŨ NHƯ VŨ TRẢ LỜI
Giá mà ai cũng như tôi
Vũ hoài Như Vũ cửa nhà giàu sang
Ngàn ơi thôi nhé thôi mà
Cay chi, Cú thế xui hoài người THÔI
Nhà ta gia giáo đàng hoàng
Học hành tử tế trăm bề an vui
Biết chính nghĩa, biết luyện rèn
Ngày ngày tấn tới cơ đồ khang chang
Có đâu như chú PHƯƠNG NGÀN
Loay hoay cho chán lại thành NGÀN PHƯƠNG
Bản thân mình đánh mất mình
A dua theo lũ cò ngu cò mù
Vũ ta danh giá giàu sang
Nhà có điều kiện tình tang sớm chiều
Ngàn ơi sớm tối bấy nhầy
Phương ơi , chán ngấy chú mày đen thui
Kính thưa ban biên tập, tôi sẽ viết to hai từ CẢM PHỤC nếu được nhìn thấy ý kiến của mình trên ĐÀN CHIM VIỆT- Tiên Sinh Lửa, Vũ Như Vũ
“TÂN TAY LAN, GIÃ NÃ ĐẠI, PHI LUẬT TÂN, HOA THỊNH ĐỐN, HIỆP CHỦNG QUỐC HUÊ KỲ” Cái ngày Miền Nam giải phóng, “ giới học giả” thời Ngụy quyền vẫn chun mũi cười người Bắc không biết các địa danh (được phiên âm theo âm của từ hán) đó là nơi nào. Đấy ngay từ cái thời còn ma ông Diệm, ông Thiệu, ông Kỳ các ngài này tuy thờ Mỹ mà cũng vẫn dùng “Hán âm” đó. Sao không thắp hương gọi các ông này lên mà phê phán. Tôi thì cũng chẳng phê phán gì họ bởi lẽ ta phải mở to mắt ra, bổ đầu ra mà nhìn cái cốt lõi của cuộc sống. Đừng là một kẻ hủ nho, nhỏ nhen, những kẻ đã ngu, đã dốt còn bày đặt chuyện chữ với nghĩa. Những kẻ đũa mốc lại cứ đòi chòi mâm son là vậy đó. Ngày ngày các vị có thơn thớt cái mồm ra mà nói “tôi ăn HỦ TIẾU” không. Chủ quán “HỦ TIẾU” có giám to gan mà đổi tên thành “ PHỞ TRUNG QUÔC”? Hay đổi nhãn hiệu “NẠP XƯỞNG” thành” ruột lợn nhồi thịt thập cẩm” không? Xin lỗi nhé có các vàng. Thử hỏi ở Mỹ, ở Pháp, ở đâu đâu đi chăng nữa các vị có thể dạy con cái mình nói là “TRƯƠNG TRÌNH BIỂU DIỄN TRỰC TIẾP” thay cho từ “ LIVE SHOW” không ? Ô LA LA hay mấy ông đã ôm chân Mỹ Pháp lâu rồi mà lú lẫn mất rồi. Sao người Anh lại du nhập tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Roma…. Để tạo ra ngôn ngữ của mình. Tôi không biết các cha này học vấn có cao hơn ngọn cỏ không mà cũng bày chuyện chữ nghĩa. Buồn lắm thay! Cười lắm thay!
Ngôn ngữ đâu còn là giá trị của riêng ai?, nó là của nhân loại chỉ có bọn hủ lậu : TIÊN NGU, BÙI LAN DÂM TIÊN, AUSTIN PHẠM, TRONG DÂN, HỒ BÁC CỤ……với bày trò bè phái để lòe thiên hạ. Mà bản thân mấy ông này cũng vẫn xoen xoét nào là HUYNH, NÀO LÀ ĐỆ, NÀO LÀ TỶ, MUỘN NÀO LÀ TIÊN SINH. Đấy! các vị này ngày ngày vẫn cao giọng với nhau trong DCV bằng từ HÁN VIỆT đấy. Đã rõ là một phường dốt nát ăn vụng đánh rắm rông chưa?
Vũ tôi vốn dĩ theo nghề kinh doanh nhưng nhà có điều kiện nên cũng có học chút chữ nghĩa thấy trái tai quá, thấy chối tai quá nên có mấy lời
THÔI MÀ
Thôi mà vũ vẫn vũ thôi
Vũ hoài như vũ có nào khác chi
Văn chương quả chẳng biết gì
Huống là văn học để khi người đời
Múa mồm múa mép để chơi
Hay là quả có ý đồ đui then
Đã làm doanh nghiệp nên hăng
Mò vào chữ nghĩa có bằng ai đâu !
NGÀN PHƯƠNG
(18/02/14)
VŨ NHƯ VŨ giống như ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung.
Không phải là góp ý, mà giống như trẻ con ra mới thành phố lần đầu, lạ lẫm la lối phách láo?
Trích: “Vũ tôi vốn dĩ theo nghề kinh doanh nhưng nhà có điều kiện nên cũng có học chút chữ nghĩa thấy trái tai quá, thấy chối tai quá nên có mấy lời“. (VŨ NHƯ VŨ)
Chữ nghĩa của VŨ đâu không thấy, mà đã thoang thoảng mùi thối rồi!
Mới “có học chút chữ nghĩa” mà đã to mồm, coi thường thiên hạ đến thế, sao VŨ không dám lên tiếng chống lại hành động bán nước hại dân của nhà cầm quyền CSVN?
Những bậc thầy đầy kiến thức của VŨ như tiến sĩ, giáo sư và cả ban tuyên giáo TW nữa cũng đang phải bóp đầu nặn trán mà vẫn chưa tìm ra được câu trả lời cho ông Đăng Văn Âu, một người khiêm tốn rằng:
“Tự biết kiến thức mình có giới hạn, nên tôi đặt tựa đề bài hồi âm này là “Xin Cho Tôi Hỏi” để được phép nêu lên những vấn nạn mà bản thân không thể tự trả lời“.
VŨ nhớ trả lời cho đàng hoàng đấy, đừng phát biểu vung vít sẽ mang tiếng là “một phường dốt nát ăn vụng đánh rắm rông”, hiểu chưa?
Ngu dốt + ngạo mạn + tự sướng = lố bịch, ======> ra thân…cò mồi…
Cháu cưng của chú,
Trên thực tế ngôn ngữ của người Việt đã không ít lần phải mượn ý, khái niệm hay concept của thế giới bên ngoài, hoặc đã phải mượn những từ cổ để diễn tả một cách ngắn gọn nhưng có hàm ý những concept, ý tưởng, sự kiện mà chúng ta trước đó không có hoặc không biêt. Sự việc này ngày càng rõ rang hơn khi khoa học kỷ thuật, văn minh nhân loại đang tiến với tốc độ…kinh hoàng. Việc cập nhật những sự kiện mới, lãnh vực mới vào trong đời sống của người Việt ắt hẳn phải được thực hiện trước tiên là vào ngôn ngữ.Ví dụ, thuật ngữ: software, hardware, interface, quantum physics, prisoner of conscience…và cháu thấy đó, chúng trở thành : phần mềm, “phần cứng”, giao diện, vật lý lượng tử, tù nhân lương tâm…Điều này không chỉ xảy ra với tiếng Việt và không chỉ mới đây mà còn xảy ra với nhiều ngôn ngữ khác. Điển hình là tiếng Nhật với sự ra đời của sub-sets: Hiragana và Katakana, là sự bổ xung cho bộ Kanji mà họ sử dụng chính yếu để cập nhật những cái mà chính Kanji không “cover”.
Trở lại câu hỏi của cháu, “tam cá nguyệt” là việc của…mẹ cháu nên chú không dám lạm bàn vì chú sợ bố cháu sẽ xin chú…tí huyết. Mẹ cháu không có đi thi gì cả, mụ ấy đi…khám. Tuy nhiên, “lục cá nguyệt” thì nó ám chỉ “sáu tháng” và dưới đây là sự tóm tắt mà chú sẽ ráng dùng thước đo bằng cây…chuối để diễn giải cho cháu hiểu:
-Nền giáo dục của miền nam bị ảnh hưởng của phương tây ( cháu hiểu rõ chứ, đó là lý do tại sao khi các chú sang đây thì rất dể thành công, từ việc cắp sách trở lại trường hay ngon cơm hơn thì kiếm được bằng cấp tương đương và thế là…có người dọn mâm cho xơi, khác với 5 anh em chung 1 chiếc xe…lăn, bà con của bố cháu.). Vì thế, 1 academic year ( niên học ) bao gồm 2 semesters ( học kỳ ) mà “semester” xuất xứ từ tiếng Latin có nghĩa là 6 tháng.
- Thi đệ nhất lục cá nguyệt là kỳ thi của semester đầu, thường thì xảy ra vào tháng giêng.
- Thi đệ nhị lục cá nguyệt là kỳ thi của semester thứ nhì, xảy ra vào tháng năm.
Như vậy thì lục cá nguyệt ám chỉ “giai đoạn 6 tháng” và chỉ khi nó được đứng trước bởi “đệ nhất” hay “đệ nhị” mà nó sẽ cho biết rõ rang hơn là “giai đoạn 6 tháng thứ nhất” hay “giai đoạn 6 tháng thứ hai”.
Chào sảng khoái.
Kính gởi chú Trần Bảo Thịnh.
Kính chào chú.
Theo như chú nói thì có nghĩa là trước năm 1975 ở miền Nam có kỳ thi TAM CÁ NGUYỆT và kỳ thi LỤC CÁ NGUYỆT.
Loại trừ những điều chú viết về CSVN, cháu chỉ quan tâm tới giải thích của chú về 2 kỳ thi nói trên. Tuy nhiên, cháu vẫn còn thắc mắc. Cụ thể là, một học kỳ của các cấp học phổ thông chỉ 4 tháng rưởi, kỳ thi TAM CÁ NGUYỆT như chú nói thì đó là kỳ thi 3 tháng, kỳ thi LỤC CÁ NGUYỆT là kỳ thi 6 tháng. Không có cấp học và trường học nào có 1 học kỳ đến 6 tháng, cũng không có chuyện học 6 tháng thì thi, vì nó lỡ cỡ. Vì thế, cách gọi kỳ thi TAM CÁ NGUYỆT và kỳ thi LỤC CÁ NGUYỆT là không đúng với thời gian một học kỳ cũng như một năm học. Một học kỳ học đến 6 tháng mới có kỳ thi LỤC CÁ NGUYỆT, vậy một năm học có 2 học kỳ là 12 tháng. Như thế học sinh chúng cháu còn đâu thời gian để nghỉ hè, nghỉ tết?
Theo cháu, cách gọi 2 kỳ thi nói trên là gọi như hiện nay đúng và dễ hiểu nhất, THI GIỮA HỌC KỲ và THI HẾT/CUỐI HỌC KỲ.
Kính chú.
Thưa,
Nghe cò mồi đóng kịch…vô tư, hỏi…trẹo bãn họng mà…thương quá xá.
Xưa nay, chưa nghe ai nói thi….tam cá nguyệt, chỉ nghe các em…hộ lý bị kẹt…tam cá nguyệt nên không phục vụ tốt cho cán được mà thôi.
Riêng học trò thì mỗi một niên học được chia ra…hai lục cá nguyệt. Thành ra mới có hai kỳ thì, đệ nhất lục cá nguyệt và đệ nhị lục cá nguyệt…
Y chang như…mid term mí final.
Thi mệt xĩu, học…trắng dờ con mắt.
Cái học năm xưa nó…dần học trò te tưa vì những cái màn…lục cá nguyệt, phân loại học trò dể như…ăn cơm sườn. Em nào tốt nghiệp được lớp đệ nhất, thì quả là…đệ nhất. Kiến thức muôn trùng, chử Nho cũng…hết phãn, nói chử nghe…đã cái lỗ tai:
Ngã kim nhật tại toạ chi địa
Cổ chi nhân tằng tiên ngã toạ chi!…
Cỡ này thì cán Cộng chỉ có nước…ngọng. Thành ra khi Cộng láo dành được quyền cai trị, chúng kị Nho như…gà kị dây thun.
Lọt qua được cái ải…đệ nhất, em nào quá tuổi thì…tổ quốc đang lâm nguy vì giặc Cộng…láo, bạn phải làm gì để cứu nguy cho tổ quốc?
Hầu hết là…lên đường nhập ngủ tòng chinh. Đà lạt, Thù Đức, Nha Trang…. Tham gia trò chơi…mới lớn.
Không đủ điều kiện…tham gia trò chơi chống Cộng, Các em số…bèo, memory hơi bết, thì Văn Khoa, Luật Khoa, Đại học…chùa miếu. Khá hơn tí thì Sư Phạm, Nông lâm súc…
Num bờ oanh, phải nói các em Kỹ thuật Phú Thọ, Y, Dược. các em này nhìn kỷ, thì em nào cái đầu cũng như cái…đấu, thông minh tuyệt vời…
Cộng láo sau này nhổ phẹt phẹt vào cái nền giáo dục của VNCH năm xưa, nhưng những văn bằng tốt nghiệp từ nền giáo dục VNCH, được tất cả các nước Anh Mỹ Pháp công nhận. có giá trị trên đất nước của các quốc gia này. Còn những văn bằng tốt nghiệp từ…Hà lội, đưa ra, ai cũng…nhổ phẹt phẹt. Toàn dạy láo, ngay cả kiến thức phổ thông cũng…kẹt đạn, hỏi Tự lực văn đoàn là cái gì, Khái Hưng, Thạch Lam, Hoàng Đạo là ai…, câu trã lời là…éo biết…
Ấy thế, nhưng nghe đến…VNCH, là cò mồi VC vẫn…phun phân, bơm giáo dục…Hồ chí Minh cạch cạch, nghe mà…điếc con rái…
Gởi cháu Học trò Trung học phổ thông
Mới là “Học trò Trung học phổ thông” mà cháu đã hăng hái tham gia diễn đàn như thế này, chứng tỏ cháu là người ham học hỏi. Chú chúc mừng cháu!
Cháu viết: “một học kỳ của các cấp học phổ thông chỉ 4 tháng rưởi, kỳ thi TAM CÁ NGUYỆT như chú nói thì đó là kỳ thi 3 tháng, kỳ thi LỤC CÁ NGUYỆT là kỳ thi 6 tháng. Không có cấp học và trường học nào có 1 học kỳ đến 6 tháng, cũng không có chuyện học 6 tháng thì thi, vì nó lỡ cỡ”
Cháu đã nhầm lẫn giữa học phổ thông và các khóa học định kỳ! Học phổ thông là theo niên học, tức là học cả năm theo thời khoá biểu. Còn học chỉ mấy tháng như cháu kể là “khoá học”, tức là học định kỳ, (tiếng anh gọi là course).
Gọi là cuộc thi “Tam cá nguyệt” (sau 3 tháng) hay “Lục cá nguyệt” (sau 6 tháng) ở bậc Trung học không quan trọng lắm, chỉ là thi trắc nghiệm để biết khả năng và khuyến khích những học trò yếu kém hãy cố gắng. Cuộc thi cuối năm mới là quan trọng, quyết định được lên lớp hay phải ở lại.
Cháu muốn gọi là: “THI GIỮA HỌC KỲ và THI HẾT/CUỐI HỌC KỲ” cũng được, miễn sao cháu hiểu là tốt rồi, không có qui định nào bắt buộc người ta phải nói thế này hay thế kia mới là đúng.
Muốn hiểu biết thêm về nền giáo dục thời VNCH thì cháu hãy bấm vào: ” Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa. ”
Những nét chính của nền Giáo dục VNCH gồm:
- Giáo dục Việt Nam là giáo dục nhân bản.
- Giáo dục Việt Nam là giáo dục dân tộc.
- Giáo dục Việt Nam là giáo dục khai phóng.
Mục tiêu giáo dục:
- Phát triển toàn diện mỗi cá nhân
- Phát triển tinh thần quốc gia ở mỗi học sinh
- Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học
Chúc cháu sức khoẻ và học hành thành đạt, trở thành người hữu dụng cho xã hội và đất nước!
Cháu học trò tuổi chỉ bằng con cháu của Austin Pham và Tien Ngu, nhưng cháu đã viết rất lịch sự, có giáo dục, có văn hóa. Đáng tiếc là Austin Pham và Tien Ngu đáng bậc cha chú của cháu học trò, nhưng lại trả lời câu hỏi của học trò với nội dung bất lịch sự, thiếu giáo dục, thiếu văn hóa và riêng Austin Pham lại rất thô bỉ nữa. Hèn chi mà cháu học trò không thèm đáp lời của 2 vị “đại trí thức” cờ vàng.
Văn là người, đọc văn của người nào thì biết nhân cách của con người đó. Cha nào con nấy, khi đã biết nhân cách của người cha như thế nào thì sẽ biết được nhân cách của con cháu người đó cũng như cha ông nó.
Rất hoan nghênh cháu, phải có những “cái tát để đời của tuổi trẻ” thì mấy tay “giở ông giở thằng” mới đỡ nói bậy trên diễn đàn.
Diễn đàn ĐCV còn có rất nhiều người tử tế, biết hướng thiện, hãy cố gắng tham gia và chắt lọc tinh hoa ngay trong vũng bùn. Trong truyện ngắn Bông Hồng Vàng của nhà văn Nga Paustovsky kể về một người thợ hót rác đã cặm cụi chắt lọc 25 năm để kiếm đủ số lượng bụi vàng làm thành bông hồng vàng tặng người bạn gái.
Chúc cháu thành công.
Cò mồi đóng kịch…lịch sự thì….lịch sự?
Tiên Ngu trình bày…thật thà, rỏ ràng, thì là…bất lịch sự?
Cò à, mở cái cặp mắt…hí lên em. Anh Ngu trình bày có gì là…không đúng đâu, nói nghe coi?
Cháu ơi, khoan hả tin lời thằng cuội nghen cháu. Chú nghĩ là sau khi má ảnh đọc xong ảnh viết cái gì trên mạng thì bả từ… nó luôn. Trưa nay có ăn cơm chung với nhau, cháu nhớ nhắc khéo nó giùm chú. Chú đợi hoài mà gặp toàn là đám không có…óc. Công tác huấn luyện bên đó…yếu hay sao vậy cháu?
Chào sảng khoái
Trung Ngôn Nghịch Nhĩ says:
18/02/2014 at 04:05
Tưởng gì chứ hóa ra “những Vịt Cừu cộng sản” lại uýnh nhau vì những bài thơ con cóc tuyển chọn và không được tuyển chọn.
Giời ạ! Quen thói du côn cộng sản, ấy thế sang đến đất tư bản cũng không hết thói du côn, tự nhiên đến nhà người ta đòi tịch thu tài sản (sách) mà không có cảnh sát nhà nước đọc lệnh tịch biên. Đúng là bọn bố láo, sống theo luật rừng, mày là đứa nào mà ngồi xổm trên pháp luật nước Đức??? May mày không dám ký tên và trình Hộ chiếu, nếu không chắc “ăn cơm nhà pha Đức” cho biết thế nào là lễ độ.
Mẹ kiếp, sách phát hành chắc đã bán được xu thối nào mà cũng giành nhau lấy le tên với tuổi.
Dẹp mẹ nó cái câu lạc bộ bọn luật rừng cộng sản trá hình sói đột lốt Vịt cừu.
Đọc xong mà ngứa cả …háng.
Thành quả nhục nhã của nền giáo dục Việt nam dưới chế độ cai trị của bè lũ Việt cộng đần độn :
Về bằng sáng chế, trong 5 năm 2006-2010, Việt Nam chỉ có 5 bằng sáng chế (BSC) . Thống kê của USPTO cho thấy trong các nước Đông Nam Á: 1. Singapore ( 4,8 triệu dân): 2.496 BSC; 2. Malaysia (27,9 triệu dân): 877 BSC; 3. Thái Lan (68,1 triệu dân): 206 BSC; 4. Phillipines (93,6 triệu dân): 143; 5 BSC; Indonesia (232 triệu dân): 74 BSC; 6. Việt Nam (89 triệu dân): 5 BSC.
Nơi đây không phải là nhà mẫu giáo hay vườn trẻ! Cũng không phải là nơi để cho những đứa trẻ mất dạy xả rác, phóng uế!
Cẩu ngôn gâu gâu mày tao là của đứa nào vậy ta ? Nó nè :
*** lethan says:
15/01/2014 at 12:49
Liên tục đổi nicks Học Hỏi, Quốc Khánh, Hiện Hữu, Tú Gõ, Huy, Công Tằng Tôn Nữ Nhu Mì, chungson, conmeo, sao vàng rực rỡ, Trần Hùng, hùng, “quockhach”, “vietquoc, sự thật, hoàng, vũ như vũ v…v…,
Tien võ says:
05/11/2013 at 22:29
Cũng chả có gì mà phải giấu giếm. Tự giới thiệu, tôi là một Đảng Viên ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM. Tôi sinh hoạt đảng tại một chi bộ ở Ang Giang.
Bốn triệu thằng đảng viên Việt cộng từ thằng trọng, thằng sang, thằng dũng, xuống đến thằng dư lợn viên có được bao nhiêu bằng sáng chế từ trước tới giờ? Nếu lũ chúng nó đéo thằng nào có được một bằng sáng chế thì đừng có ăn tiền thuế của dân nhá .
Riêng thằng dư lợn viên đừng nên đọc ý kiến của ta mà có ngày chết vì tăng huyết áp đấy, hiểu chửa???
Thécméc Thư Sinh ăn nói mất vệ sinh và ngu đần quá, không đáng trả lời.
Góp ý này dành cho bác LeThiep vậy
Chỉ một Nguyễn Mạnh Tiến thôi, mà đã có hơn 10 bằng sáng chế thời còn làm cho NASA, và là tác giả hay đồng-tác-giả của trên 200 bài đã được chọn đăng trên những báo khoa học kỹ thuật.
Ngoài ra, theo ông cụ Nguyễn Xuân Vinh, có 280 khoa học gia Mỹ gốc Việt, mỗi người tối thiểu có 3 bằng sáng chế
Bài trên, ông cụ Nguyễn Xuân Vinh viết vào năm 1996, cũng 18 năm rồi. Bây giờ nếu có bài tổng kết mới, con số 280 chắc phải nhân lên 3, 4 lần.
Người Việt Nam giỏi lắm, sinh trưởng ở miền bắc hay nam hay trung đều có thể trở thành người rất giỏi. Nhưng lỡ kém may mắn sống trong chế độ CS thì trí tuệ bị kìm kẹp tới mức kiệt quệ.
Vương Trí Nhàn ngậm ngùi bảo rằng (tôi không nhớ nguyên văn, nhưng đại khái như ri: ) tất cả chỉ vì cơ chế thôi; nếu ổng sống trong nam thì chắc cũng viết được như Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Mộng Giác; còn nếu các ông Lê, Giác bị sống ngoài bắc thì cũng… cùi thôi.
Cám ơn bác Hoa Tử Đằng đã cho những tin tức cần biết .
Không có dân tộc hèn kém mà chỉ có lãnh đạo tồi .
Tôi có làm link dẫn tới bài viết của giáo sư Nguyễn Xuân Vinh nhưng chắc làm không đúng hoặc vì lạc đề quá xa rồi nên BBT không post. Các bác đánh vào Google hàng chữ “nguyen xuan vinh three d’s of Vietnamese professional” thì sẽ thấy. Trong bài viết ấy, giáo sư Vinh có nhắc tới bác sĩ Trung Doan có tới 72 bằng sáng chế.
Nghĩ lại, căn cứ vào bằng sáng chế để đánh giá trình độ trí thức xem ra không công bằng cho trí thức sống ở VN. Trí thức ở VN chắc khó có điều kiện để xin bằng sáng chế. Và có lẽ cũng không có truyền thống hay thói quen đòi chính quyền bảo vệ tác quyền của mình. Nhà cầm quyền VN cũng chẳng làm gì để khuyến khích chuyện bảo vệ sáng chế hay tác quyền vì chuyện này khó quá và tốn kém quá, thay vì đó, dẫn nhau ra tượng đài Lý Thái Tổ để múa đôi một cách quê kệch thì dễ dàng hơn và … sướng hơn. Ở xứ sen đầm quốc tế, có cơ quan US Patent and Trademark Office với hơn 6000 kỹ sư thượng thặng và 400 luật sư chuyên ngành trademark để bảo vệ công trình sáng tạo. Tiền lệ phí “đăng ký” một patent chỉ $280.
Cám ơn bác Hoa Tử Đằng đã cho thêm những tin tức lý thú.
Nhớ lại hồi năm 1975, nhiều người Mỹ không muốn tiếp nhận dân tỵ nạn Việt, không những vì lúc đó nền kinh tế đang bết bát mà cũng vì họ nghĩ rằng người Việt sẽ không thể hội nhập được vào đời sống văn minh Hoa kỳ. Nói về Việt nam là họ liên tưởng đến bộ bà đen bạc màu, cái nón lá, nhà tranh vách đất, con trâu, cái cày…
Còn bên Pháp, hình ảnh người Việt còn tệ hơn . Trên các tạp chí quảng cáo du lịch, người Pháp cho in hình những người tộc thiểu số – phụ nữ để ngực trần- sống trên các vùng rừng núi để biện minh cho chính sách thực dân ” đem ánh sáng văn minh Âu Tây đến khai hoá cho sắc dân vẫn còn nếp sống bán khai “.
LeThiep đưa ra Thống kê của USPTO, thì Thécméc Thư Sinh
tự nhiên nhảy vào, ăn nói tầm bậy tầm bạ. Thật hết ý kiến.
Tù nhân Hồ Văn Oanh bộc bạch: “Trước tiên, tôi xin gửi lời chúc đầu năm tới những người quan tâm đến người tù nhân lương tâm một năm mới bình an của Chúa. Tôi xin gửi lời đến tất cả mọi người [với] một chút suy tư rằng, dù có khó khăn vất vả đến bao nhiêu thì mình luôn tin rằng cuộc đời của mình luôn có Chúa, mình luôn luôn được bình an”
Tù nhân lương tâm Hồ Văn Oanh: Từ ngục tù, tôi luôn bình an khi có Chúa.
Ở trong trại giam, chúng tôi không được sử dụng sách Kinh Thánh. Tất cả các ấn phẩm về tôn giáo được phép của Xuất bản Việt Nam ấn hành, chúng tôi có mang vào [trại giam] nhưng bị cấm, và xem đó là những đồ cấm không cho mang vào. Tuy trong trại giam không có Kinh Thánh, không có các sách liên quan đến tôn giáo nhưng tôi trải nghiệm về tôn giáo một cách ý nghĩa và đầy đủ hơn. Tôi cảm nghiệm được tình yêu của Chúa luôn ở bên tôi. Tôi luôn luôn được bình an. Bình an trong thanh thản và trong tình yêu của Chúa. Hình như, không có ngày nào mà chúng tôi thất vọng hay là tủi thân gì cả, bởi vì chúng tôi luôn luôn được Chúa ủi an.”
Cách gọi các lớp học tại VNCH trước 1970 là cách gọi theo trình độ lớp học. Lớp học cao nhất thì gọi là “NHất”, kế đó là “Nhì”…
Từ 1970 thì VNCH gọi lớp học theo thứ tự năm học, năm thứ nhất của hệ 12 năm đuọc gọi là lớp Một, cho đến lớp 12 là năm cuối cùng
(bậc phỏ thông ở VNCH có 12 năm, trong khi đó bậc phổ thông ở VNDCCH cộng sản, miền bắc xã nghĩa của cs Hồ chí minh vong bản ngoại lai tay sai giặc tàu chỉ có 10 năm, đến lớp 10 là hết; học đến lớp 7 miền bắc là đã đuọc gọi là “trí thức”, dĩ nhiên chỉ là “trí thức xã hội chủ nghĩa” thôi)
Cách gọi theo năm học dễ hơn, điều này chứng tỏ ở VNCH người ta luôn luôn đổi mới, thấy điều tốt đẹp thích hợp thuận tiện thì người ta thay đổi, áp dụng cái mới, chứ không cứng nhắc một chiều “định hướng xã hội chủ nghĩa” như nền giáo dục cộng sản, như ách cai trị cộng sản Hồ chí Minh vong bản ngoại lai tay sai giặc tàu
*****
Gọi là gì thì gọi, vấn đề là ở đó người ta dạy cái gì cho học sinh, ở đó học sinh học đuọc gì?
Gọi là “đệ Nhất” ở VNCGH hay gọi là lớp 12 ở CHXHCNVN, [hay lớp 10 ở VNDCCH], thì có gì khác biệt?
Từ lớp 1 cho đến lớp 12 nền giáo dục VNCH, người ta dạy và học trên một nền giáo dục nhân bản dân tộc khai phóng, để làm người, để làm một người bình thường tử tế.
Từ lớp 1 cho đến lớp 12 CHXHCNVN & lớp 10 VNDCCH, dưới “mái trường xã hội chủ nghĩa”, hiệu trưởng xã nghia, thầy cô giáo xã nghĩa, bọn trí thức cộng sản chân chính tim đỏ thẻ đỏ chuyen nghề làm chứng gian bóp méo lịch sử, bóp méo sự thật, bưng bít thông tin, nhồi sọ thông tin, dạy cho con trẻ những điều dối trá, hung ác, kích động hận thù nam bắc, lừa gạt & cưỡng ép hs & sv VN xã nghĩa đánh đồng đảng cs HCM phản quốc voi tở quốc VN, lừa gạt & cưỡng ép sinh viên học sinh xã hội chủ nghĩa phải gọi cs Hồ chí minh, the serial killer, tên độc tài cộng sản hung ác, tay sai giặc tàu, thủ phạm rước tàu cộng vào VN, thủ phạm tàn phá những di tích lịch sử văn hóa dân tộc VN…, là “dân chủ dân tộc yêu nước”
kích động hận thù giữa con người với con người, mà chúng gọi là “hận thù giai cấp”, “đào tạo” nên những trí thức cộng sản chân chính tim đỏ thẻ đỏ”, những trí thức kiki, aka “trí thức đảng lãnh đạo”, trí thức 19-5, trí thức dân chủ Hồ chí minh chuyên nghề làm chứng gian, “đào tạo” nên những “con người mói xã hội chủ nghĩa” sống theo bản năng súc vật, đê tiện tàn ác, sẵn sàng tay dao tay súng, chụp cho người có ý kiến khác biệt là “phản động” mà đâm chém bắn giết giam cầm người có ý kiến khác biệt.
*****
Dưới mái trường VNCH các vị hiệu trưởng, thầy cô giáo, giáo sư là người bảo vệ cho học sinh & sinh viên.
Dưới mái trường xã hội chủ nghĩa mà hiệu trưởng là đảng viên cộng sản, [phải là đảng viên cộng sản mới dc làm "hiệu trưởng" trường học ở VN dưới ách cai trị cs], cùng các thầy cô giáo con người mới xã hội chủ nghĩa làm chỉ điểm viên cho công an cộng sản Hồ chí Minh, làm tay sai cho công an cộng sản Hồ chí minh, theo dõi các hoạt động của học sinh, kể cả những hoạt động riêng tư ngoài học đường, những hoạt động xã hội, chính trị của học sinh, báo cáo cho công an cộng sản Hô chí Minh,
Dưới mái trường xã hội chủ nghĩa viên hiệu trưởng xã hội chủ nghĩa cùng các thầy cô giáo xã hội chủ nghĩa đồng lõa với công an cộng sản Hồ chí Minh, làm tay sai cho công an cộng sản HCM, theo lệnh công an cs HCM đàn áp học sinh, dùng điểm số làm công cụ trấn áp & khủng bố học sinh
*****
Mái trường VNCH là nơi trú ẩn an toàn cho sinh vien & học sinh VNCH
[sv & hs VNCH nếu có tham dự biểu tình khi ấy nếu có lỡ gây chuyện gì khiến bị cảnh sát đuổi bắt thì cứ chạy vào trong khuôn viên đại học là duọc an toàn ngay, khi ấy cảnh sát chỉ có nước đứng ngoài cổng trường mà ngó, hoặc cảnh sát co muốn gì nhiều hơn nữa thì phải xin lệnh của tòa án, sau đó mói đuọc hành động.
[khác với "tòa án" xã nghĩa, trong khi tòa án xã nghĩa là công cụ của công an, công cụ của "hành pháp" xã nghĩa, thì tòa án VNCH & tư pháp VNCH hoàn toàn độc lập với hành pháp, không sẵn sàng chịu lệnh & sự chi phối của hành pháp]
*****
“Mái trường xã hội chủ nghĩa” là cái bẫy nơi đó bọn công an cộng sản Hồ chí minh, với sự tiếp tay & chỉ điểm của viên hiệu trưởng xã nghĩa, ngang nhiên lùng sục rình bắt học sinh & sv, những ai bị chúng đội cho cái mũ “phản động”, ngay trong khuôn viên trường học xã nghĩa, ngay tại lớp học đang trong giờ học dưới “mái trường xã hội chủ nghĩa”.
*****
Gần dây trên các trang mạng xuất hiện một tầng lớp trí thức cộng sản mới, nhu @Lê Huơng Lan, như @Hùng …, còn đuọc gọi là “Dư Luận Viên”.
Dư luận viên cộng sản là thành phần học sinh & sinh viên xã hội chủ nghĩa ưu tú, tốt nghiệp từ mái truòng xã hội chủ nghĩa “ưu viêt” & đuọc “đào tạo” bởi nền giáo dục xã hội chủ nghĩa của các trí thức cộng sản chân chính tim đỏ thẻ đỏ chuyên nghề làm chứng gian theo truyền thống Hồ chí minh bịp bợm.
Dư luận viên có nhiệm vụ lên mạng phát huy thành tích học tập và làm theo văn hóa tư tưởng Hồ chí Minh bìm bịp, bịa đặt lừa dối vu cáo người ngay
Tội ác Việt cộng : Việt cộng muốn dân Việt dùng chữ Hán :
Thời chống Pháp, trên tờ truyền đơn do tổng bí thư Cộng sản Việt Minh Trường Chinh ký tên , có đoạn viết :
ỦY BAN HÀNH CHÍNH KHÁNG CHIẾN VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
NĂM THỨ VII
TỔNG THƯ KÝ ĐẢNG LAO ĐỘNG VN
SỐ: 284/LĐ ĐỘC LẬP TỰ DO HẠNH PHÚC
… Tại sao lại nhận vào trong nước Việt Nam yêu mến của chúng ta, là một nước biết bao lâu làm chư hầu cho Trung quốc, cái thứ chữ kỳ quặc của bọn da trắng Tư Bản đem vào , ta hãy trở về với thứ chữ của ông bà ta ngày trước, là thứ chữ nho của Trung Quốc “. ( Trích )
* Trong cuốn sách được in năm 1997 và tái bản năm 2000 với tiêu đề tạm dịch sang tiếng Việt: “Mao chủ tịch của tôi” bởi nhà Xuất bản Trung ương Trung quốc , có ghi : “Mao chủ tịch đánh giá việc Việt Minh đã từng muốn dùng tiếng Trung Quốc thay cho chữ quốc ngữ Việt Nam là một hành động cho thấy trước sau gì Việt Nam sẽ thuộc về chúng ta, ít nhất là về văn hóa”.
***Trong tạp chí Hàn Lâm Hoàng Gia Anh quốc năm 1887, nhà nghiên cứu Terien de la Copene có viết: Thái thú Sĩ Nhiếp bắt bưộc người Việt nam chỉ được dùng tiếng Hán. Người Việt nam bị cấm không được dùng tiếng nói cùng chữ tượng thanh của họ”. Sự kiện này cũng từng được nhà nghiên cứu Cémir Loukotca xác nhận trong cuốn sách ” Lịch sử chữ viết thế giới”.
Xin chân thành gởi lời cám ơn trân trọng đến tác giả Hà Văn Thùy với bài viết này.
Tôi đã được học nhưng lại hoàn toàn không tin là trong tiếng Việt có tới hơn 70% từ vựng vay mượn. Và lớp từ vựng này là từ Hán Việt.