WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Không có cái gọi là “từ Hán Việt”

Trên trang mạng Bách Việt, ông Trần Kinh Nghị có bài “Di sản Hán Việt”*. Sau khi nhận định: quãng trên dưới 70-80 % từ vựng tiếng Việt có thành tố Hán-Việt, ông cho rằng “nếu vì một lý do nào đó mà để ngôn ngữ nước mình bị một ngôn ngữ khác lấn át và tình trạng lấn át kéo dài chắc chắn sẽ dẫn đến nguy cơ bị đồng hóa hoặc thoái hóa.” Kết thúc bài viết, ông đề nghị Nhà nước có biện pháp hạn chế việc dùng từ Hán Việt để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Đồng cảm với nỗi bức thúc của ông nhưng nhận thấy đây là vấn đề lớn và không hề đơn giản, chúng tôi xin thưa lại đôi lời.

bi-an-chu-viet-thoi-hung-vuong-6I. Có đúng tiếng Việt vay mượn từ ngôn ngữ Hán?

Muốn giải quyết thỏa đáng chuyện này, không còn cách nào khác là phải đi tới tận cùng cội nguồn ngôn ngữ, không chỉ của người Việt mà cả của người Trung Hoa.

Nửa sau thế kỷ XIX, ngay khi chưa đặt xong ách đô hộ trên toàn cõi Vệt Nam, những học giả người Pháp đã có mặt để nghiên cứu thiên nhiên, con người, văn hóa, xã hội xứ Annam. Từ kết quả nghiên cứu, năm 1898, nhà nước bảo hộ Pháp cho thành lập Viện Viễn Đông Bác Cổ tại Hà Nội. Đứng đầu lĩnh vực khoa học nhân văn là những nhà Hán học như E. Aymonier, L. Maspéro… Là học giả phương Tây, họ mang quan niệm Âu trung: châu Âu là trung tâm của văn minh nhân loại. Là nhà Hán học, họ theo thuyết Hoa tâm: Trung Hoa là trung tâm của châu Á. Họ cũng chịu ảnh hưởng của tri thức sai lầm đương thời cho rằng, con người từ Tây Tạng xâm nhập Trung Quốc rồi sau đó xuống Việt Nam và Đông Nam Á nên ánh sáng văn minh cũng từ Trung Hoa lan tỏa tới phương Nam. Khi nghiên cứu tiếng nói của người Việt Nam, họ có trong tay những bộ từ điển Trung Hoa đồ sộ như Từ Hải, Tứ khố toàn thư, Khang Hy… Trong khi đó, tiếng Việt chỉ có Từ điển Việt-Bồ-La của Alexander de Rhodes cùng Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của, hai cuốn sách nhỏ, tập hợp từ ngữ Việt chữ Latinh mới có khoảng 300 tuổi. Bằng thao tác đơn giản là thống kê, so sánh những từ được cho là gốc Hán có trong tiếng Việt, họ eureka: “Tiếng Việt mượn khoảng 70% từ Hán ngữ!”

Sự thật có đúng như vậy không?

Vào năm 1898, H. Frey, một đại tá người Pháp, từng công tác ở Tây Phi sau đó có mặt ở Việt Nam, đã xuất bản cuốn Tiếng Annam, mẹ của các ngữ (L’Annamite, mère des langues): Tiếng Annam, xuất xứ của các ngôn ngữ: Cộng đồng các chủng tộc Xentơ, Xémit, Xuđăng và Đông Dương. Bằng kinh nghiệm ở Châu lục đen, nhà ngữ học chân thực này cho rằng tiếng Việt gần gũi với tiếng các sắc dân châu Phi và là nguồn cội của mọi ngôn ngữ phương Đông. Tiếp đó ông còn cho ra hai cuốn khác khẳng định quan điểm của mình. Tuy nhiên, các viện sĩ của Viễn Đông Bác Cổ “không thèm chấp” gã tay ngang võ biền. Không chỉ vậy, vào năm 1937-1938 còn có cuộc tranh luận giữa nhà ngữ học trẻ người Ba Lan Prilusky với viện sĩ Maspéro. Từ khảo cứu của mình, Prilusky phát triển quan điểm của H. Frey nhưng kết cục phần thắng thuộc về bậc lão làng!

Kết luận của Viện Viễn Đông Bác Cổ dáng đòn hủy diệt không chỉ vào văn hóa mà cả vào tương lai dân tộc Việt Nam! Do ngón đòn ác hiểm này mà sau đó, khi phân loại ngôn ngữ phương Đông, đề xuất một họ ngôn ngữ Annam bị bãi bỏ do “không xứng đáng vì vay mượn quá nhiều từ nước ngoài!” Thay vào đó là họ ngôn ngữ mang cái tên không tiêu biểu: ngôn ngữ Mon-Khmer. Kết quả là cho đến nay, trong sách giao khoa ngôn ngữ của nhiều đại học hàng đầu thế giới vẫn viết “Tiếng Việt vay mượn khoảng 60% từ ngôn ngữ Trung Hoa (!)” Dù sao thì cũng được an ủi phần nào vì 60% ít hơn con số chúng ta tự nhận!

Điều khủng khiếp nhất là, vào thập niên 1920, các học giả tiên phong người Việt như Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Tố… tiếp nhận tri thức sai lầm đó, dạy cho con dân Việt. Ý tưởng tiếng Việt vay mượn tiếng Hán như cỏ dại lan rộng trên cánh đồng tư tưởng, thấm tới toàn bộ người có học Việt Nam hiện nay! Gần suốt thế kỷ, học giả Việt không một lời cãi lại. Ở thập niên 80, trong công trình ngữ học công phu Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, Nguyễn Tài Cẩn “khám phá”: ngoài cái gọi là “từ Hán Việt”, trong tiếng Việt còn lớp từ Hán cổ và lớp từ Hán Việt Việt hóa (1). Không đưa ra con số thống kê nhưng với hai lớp từ được bổ sung đó, có lẽ tỷ trọng vay mượn của tiếng Việt còn tăng lên gấp bội!

Nhưng dù sao, đấy chỉ là tính toán của nhà bác học, còn với người dân Việt, ít người tin, chỉ vì lý do đơn giản: một dân tộc vay mượn đến bằng nấy tiếng nước ngoài không thể là dân tộc trưởng thành, chắc chắn đã bị đồng hóa sau nghìn năm nô lệ!

Năm 2006, từ nghiên cứu của mình, chúng tôi công bố bài viết Tiếng Việt là chủ thể tạo nên ngôn ngữ Trung Hoa (2). Rất may là ý tưởng “điên rồ” đó chẳng những không bị ném đá mà còn không rơi vào im lặng. Ít lâu sau, từ Sacramento nước Mỹ, nhà nghiên cứu Đỗ Ngọc Thành gửi cho chúng tôi những bài viết chấn động: Phát hiện lại Việt Nhân ca, Phục nguyên Duy giáp lệnh của Việt vương Câu Tiễn, Đi tìm nguồn gốc chữ Nôm…(3) trong đó dẫn ra hàng nghìn bằng chứng không thể phản bác cho thấy, tiếng nói nguyên thủy của người Trung Hoa là tiếng Việt. Người bạn Việt Triều Châu của tôi khẳng định: “Tất cả các chữ tượng hình được làm ra là để ký âm tiếng Việt. Vì vậy, mọi chữ vuông chỉ khi đọc và giải nghĩa bằng tiếng Việt mới chính xác!” Một sự ủng hộ vô giá! Càng may hơn là đầu năm 2012, chúng tôi nhận được tin: Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt tỉnh Quảng Tây Trung Quốc phát hiện chữ Việt cổ khắc trên xẻng đá, giống với chữ Giáp cốt (4)! Từ những nguồn tư liệu phong phú và vững chắc, chúng tôi nhanh chóng hoàn thành bài viết: Chữ Việt là chủ thể tạo nên chữ viết Trung Hoa (5)!

Như vậy, sang thế kỷ này, nhờ tiến bộ của khoa học thế giới, nhờ tấm lòng và công sức của cộng đồng người Việt, không những chúng ta xác định được người Việt có đa dạng di truyền cao nhất trong dân cư châu Á, có nghĩa, Việt Nam là cái nôi của các dân tộc phương Đông mà còn chứng minh được, tổ tiên ta để lại trên đất Trung Hoa không chỉ tiếng nói mà cả chữ viết.

Chúng tôi hình dung quá trình hình thành tiếng nói và chữ viết trên đất Trung Hoa như sau:

Nhiều dữ liệu khoa học cho thấy, 40.000 năm trước, người Việt cổ đã từ Việt Nam đi lên khai phá đất Trung Hoa. Tới 4000 năm TCN, người Việt đã xây dựng ở đây nền văn hóa nông nghiệp rực rỡ. Năm 2698 TCN, người Mông Cổ do Hiên Viên dẫn đầu, vượt Hoàng Hà vào chiếm đất Việt, dựng vương triều Hoàng Đế. Trong vương quốc Hoàng Đế, người Mông Cổ hòa huyết với người Việt, sinh ra người Hoa Hạ. Người Hoa Hạ bú sữa mẹ Việt, học tiếng nói Việt. Do ngôn ngữ Mông Cổ nghèo nên tiếng Việt thành chủ thể của tiếng nói vương triều. Cùng với thời gian, người Hoa Hạ thay cha ông Mông Cổ lãnh đạo xã hội, đã áp đặt dân chúng nói theo cách nói Mông Cổ (Mongol parlance: tính từ đứng trước danh từ, hay như ta vẫn gọi là cách nói ngược.) Trên thực tế, ngôn ngữ của dân cư vương triều Hoàng Đế là tiếng Việt được nói theo văn phạm Mông Cổ. Sau này, nhà Tần, nhà Hán mở rộng lãnh thổ, ngôn ngữ tại các vùng bị kiêm tính cũng chuyển hóa theo cách tương tự. Do người Việt sống trên địa bàn rộng với thổ nhưỡng, khí hậu khác nhau, nên ngôn ngữ bị phân ly thành nhiều phương ngữ. Trong đó, tiếng nói vùng Quảng Đông (Việt Đông), Phúc Kiến (Mân Việt) là chuẩn mực nên được gọi là Nhã ngữ với ý nghĩa ngôn ngữ thanh nhã. Đời nhà Chu, rồi nhà Hán, triều đình khuyến khích nói theo Nhã ngữ.
Vấn đề khác cũng cần minh định là ảnh hưởng của chữ viết tới sự hình thành ngôn ngữ phương Đông. Chữ tượng hình được phát hiện sớm nhất ở văn hóa Giả Hồ 9000 năm rồi ở văn hóa Bán Pha tỉnh Sơn Tây 6000 năm trước. Khảo cổ học cũng cho thấy, khoảng 4000-6000 năm cách nay, chữ tượng hình được khắc trên xẻng đá ở di chỉ Cảm Tang tỉnh Quảng Tây. Chữ Lạc Việt sau đó được đưa lên đồng bằng Trong Nguồn, bây giờ là Trung Nguyên, vốn là một trung tâm lớn của người Dương Việt, để khắc lên xương thú và yếm rùa, về sau được gọi là văn Giáp cốt.

Chữ viết trên yếm rùa và xương thú là chữ đơn lập, không thể ghép vần. Tiếng Việt cổ vốn đa âm nên muốn được ký âm buộc phải đơn âm hóa. Do đó, tại trung tâm đầu não của người Việt, ít nhất là từ Quý Châu Quảng Tây tới Hà Nam, tiếng nói chuyển dần thành đơn âm. Một vấn đề khác nảy sinh: tiếng nói thì nhiều nhưng số chữ chế ra có hạn nên chỉ có những tiếng tiêu biểu mới được ký tự. Do vậy, chữ tượng hình tập hợp được những tiếng nói tiêu biểu nhất của người Việt. Đây là quá trình độc lập, diễn ra trong cộng đồng Việt mà người Hoa Hạ từ thời Hoàng Đế tới giữa đời Thương không biết. Khi vua Bàn Canh chiếm đất Hà Nam, lập nhà Ân (1384 TCN), mới biết chữ Giáp cốt của người Dương Việt. Với nhà nước được tổ chức tốt, Bàn Canh đã tiếp thu và cải tiến chữ của người Việt để ghi việc bói toán, cúng tế cùng địa lý, lịch sử (5). Trong triều đình nhà Ân, những “họa sư”- người vẽ chữ, “bốc sư”- thày bói, người Việt, được “lưu dụng” làm công việc này. Thay nhà Thương, nhà Chu chuyển sang viết chữ trên thẻ tre, trên lụa, cũng sử dụng nhiều ông thầy người Việt. Nhà Tần vốn là bộ lạc người Việt, khi dựng nước đã thể chế chữ Giáp cốt thành chữ Triện tồn tại tới nay. Như vây, có thể nói, không chỉ sáng tạo ra chữ Giáp cốt mà người Việt còn tích cực góp phần cải tiến, hoàn thiện chữ viết. Do đó quá trình đơn âm hóa tiếng nói được đẩy mạnh.

Sau đời Hán, Trung Quốc loạn lạc, nhiều triệu người thiểu số phía Tây thâm nhập, khiến cho tiếng nói bị pha tạp, theo hướng tăng cường giọng điệu du mục. Tiếng nói của cư dân trong vương triều thay đổi, dẫn tới việc người trong nước không hiểu được nhau. Để khắc phục, các vương triều dùng tiếng nói của kinh đô làm chuẩn mực giao tiếp của triều đình: quan thoại ra đời. Nhà Đường lấy tiếng nói của kinh đô Tràng An làm tiếng nói chính thức, được gọi là Đường âm. Đường âm là tiếng Việt được người Tràng An nói thời nhà Đường. Đấy là bộ phận tinh hoa của tiếng Việt được ký tự bằng chữ vuông. Đường âm được mang sang dạy và giao dịch ở Việt Nam. Khi giành được quyền tự chủ, nước ta thoát ách đô hộ của phương Bắc về chính trị, kinh tế, văn hóa. Tuy nhiên, văn tự tượng hình vẫn là chữ viết chính thống và Đường âm được duy trì dưới tên gọi là chữ Nho, chữ Thánh hiền. Trong khi đó, quan thoại của Trung Hoa biến cải theo sự thay đổi của vương triều và kinh đô. Tới giữa thế kỷ trước, tiếng Bắc Kinh là tiếng nói chính thống của Trung Hoa, chỉ được số lượng nhỏ người dùng. Nhà Mãn Thanh rồi chính quyền Quốc dân đảng không làm nổi việc thống nhất ngôn ngữ. Chỉ tới năm 1958, sau gần 20 năm nhà nước Trung Hoa nỗ lực thực hiện cuộc đồng hóa khốc liệt, tiếng Bắc Kinh mới được phủ sóng trên phần lớn lãnh thổ. Tuy nhiên, tới nay trong vùng Nam Dương Tử vẫn có khoảng 20% từ địa phương, truyền miệng trong dân gian mà không được ký tự.

Một vấn đề từ lâu được đặt ra: chữ Nho xuất hiện ở nước ta từ bao giờ? Chưa ai xác định được! Chúng tôi không biết, hàng nghìn năm trong nước Văn Lang, vùng đất bây giờ là Việt Nam, chỉ cách Cảm Tang, Quý Châu khoảng 150 km, có sử dụng chữ tượng hình? Nhưng biết chắc, bộ lạc Thủy, di duệ của người Lạc Việt ở Quảng Tây, từ thời Tần Hán trốn vào rừng, bị thiểu số hóa, vẫn giữ được sách cổ ghi bằng chữ Thủy, tương tự Giáp cốt văn của tổ tiên Bách Việt, gọi là Thủy thư (5). Nay được coi là văn tự hóa thạch sống, một bảo vật văn hóa nhân loại. Một điều chắc chắn khác là, muộn nhất, chữ Nho có mặt ở nước ta thời Triệu Vũ Đế. Việc khám phá lăng mộ Triệu Văn Đế ở Quảng Châu với rất nhiều di vật khắc chữ Nho chứng tỏ điều này. Chắc chắn rằng, trong 100 năm xây dựng và bảo vệ Nam Việt,  nhà Triệu đã dùng chữ Nho trong hành chính, luật pháp và dạy học. Vì vậy, khi sang nước ta, Mã Viện phát hiện “Luật Giao Chỉ có tới 10 điều khác luật nhà Hán”(6). Có phần chắc là luật Việt được viết bằng chữ Nho. Chúng tôi cũng nghĩ rằng, muộn nhất, tiếng Việt vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ và Trung Bộ, được đơn âm hóa từ thời nhà Triệu. Và cùng với việc phổ biến chữ Nho, tiếng Kinh ngày càng trở nên đơn âm.

Một câu hỏi: khi sang nước ta, người của Triệu Đà rồi quan quân nhà Hán nói tiếng gi? Sử ký viết, “Đà giết trưởng lại người Tần rồi đưa người của mình lên thay.” Triệu là một tiểu quốc của người Việt, nên Triệu Đà và tâm phúc của ông là người Việt (7). Xuống Giang Nam, người của ông gặp tiếng Việt Quảng Đông, Mân Việt, thứ tiếng Việt thanh nhã chuẩn mực. Thời Hán cũng tương tự, vì ngoài một số không nhiều quan cao cấp người phương Bắc thì tới nước ta phần lớn là người Giang Nam. Họ là người Việt, cho dù có nói ngược theo cách nói Hoa Hạ thì vẫn là tiếng Việt. Vì lẽ đó, rất có thể hai bên gần như hiểu được nhau. Vì vậy, việc học chữ Nho khá dễ dàng.
Về sau, qua mỗi thời đại, tiếng của quan quân phương Bắc lại khác đi. Đến thời Đường, tiếng nói của kinh đô Tràng An được dùng làm quan thoại. Thực chất, đó là tiếng Việt ở kinh đô Tràng An thời nhà Đường. Điều này cho thấy một bộ phận tiếng Việt trải qua quá trình biến đổi dài từ đa âm, không thanh điệu, tới đây đã thành đơn âm và sáu thanh. Có lẽ, tiếng nói của bộ phận cư dân mà sau này là người Kinh cũng được chuyển hóa như vậy?

Sau thời Đường, nước ta độc lập, chữ Nho trở thành quốc ngữ. Theo dòng thời cuộc, tiếng nói của người Trung Hoa thay đổi, ngày càng xa gốc Việt. Chẳng những người Việt không hiểu tiếng người phương Bắc mà người Trung Quốc cũng không còn nói được Đường âm. Di sản vô giá thơ Đường chỉ còn người Việt Nam thưởng thức trong âm điệu tuyệt vời.

Từ phân tích trên chứng tỏ rằng, tiếng Việt không những không vay mượn mà trái lại, còn là gốc gác, là mẹ đẻ của ngôn ngữ Trung Hoa. Cái mà nay người ta quen gọi là “từ Hán Việt” là sự lầm lẫn lớn bởi chưa hiểu cội nguồn sinh học cũng như văn hóa dân tộc, trong đó có quá trình hình thành tiếng nói và chữ viết.

II. Vai trò của lớp từ Việt cổ trong văn hóa dân tộc

Như đã nói ở trên, tiếng thì nhiều nhưng chữ làm ra quá ít nên tổ tiên ta bắt buộc phải chọn thật kỹ những tiếng cần ký tự. Đó là những tiếng có nội dung sâu sắc, hàm chứa ý nghĩa uyên thâm, mà sau này được gọi là ngôn ngữ hàn lâm. Dù có áp dụng cách tạo từ đồng âm dị nghĩa thì cũng còn vô số tiếng không được ký âm vì không đủ chữ. Ở phía bắc Trung Hoa, dần dần những tiếng không được ký tự bị mai một.

Trong khi đó, ở miền nam, chúng trở thành từ địa phương, được truyền miệng trong dân gian. Ở Việt Nam tình hình tương tự. Khi làm chủ đất nước, người Việt thấy quá nhiều tiếng không có chữ, nên vào đời Trần đã mô phỏng chữ Nho để tạo ra chữ Nôm. Tuy nhiên, vì nhiều lẽ, chữ Nôm không được coi là văn tự chính thức. Mọi giao dịch hành chính đều phải dùng chữ Nho, nên nhiều địa danh phải chuyển sang chữ Nho, việc làm bất khả kháng ngày xưa khiến nay nhiều người bức thúc.

Một vấn đề cũng cần bàn cho ra lẽ, đó là tìm tên gọi xác đáng cho lớp từ đặc biệt này. Thoạt kỳ thủy, nó là Đường âm. Tới lúc nào đó được gọi là chữ Nho. Ở miền Nam cho tới năm 1975, gọi là cổ văn. Vào thập niên 1960, các học giả miền Bắc gọi là “từ Hán Việt”. Một thời gian dài nửa thế kỷ ta chấp nhận tên gọi đó vì tưởng rằng hợp lý. Nhưng bản thân khái niệm “từ Hán Việt” lại mâu thuẫn và vô nghĩa. Thuật ngữ này hàm ý: chữ của Hán, còn cách đọc của Việt, ghép lại thành “từ Hán Việt.” Nhưng như phát hiện của Nguyễn Tài Cẩn, cách đọc đó chính là tiếng nói ở kinh đô Tràng An thời nhà Đường! Như vậy, theo cách hiểu hiện nay, cả chữ viết và cách đọc đều của người Hán, nên không thể là “từ Hán Việt!”. Nay ta thấy không thể tiếp tục dùng thuật ngữ sai lầm cũ. Nhưng dùng tên nào thích hợp hơn?

Đường âm là đúng nhưng bây giờ không thể trở lại tên gọi này vì đó là sản phẩm của một thời điểm lịch sử. Tiếng Hán không đúng vì đó không phải là tiếng nói thời nhà Hán, càng không phải tiếng nói của người Trung Hoa hôm nay. Có lẽ tên gọi chữ Nho phù hợp hơn cả, vì nó có nghĩa là chữ của nhà nho, sâu xa hơn, như phát hiện của triết gia Kim Định, là sản phẩm của văn hóa Việt nho nguồn cội. Sở dĩ gọi là “từ Hán Việt” vì người ta lầm tưởng đó là sản phẩm vừa của Hán vừa của Việt. Tuy nhiên cách hiểu như thế vừa không chính xác vừa gây phản cảm, đè nặng lên tâm trí chúng ta một cảm giác lệ thuộc bên ngoài. Thực chất, đó không phải “từ Hán Việt” mà là tiếng Việt cổ. Khác với nhiều ngữ khác, tiếng cổ là tử ngữ, thì trong ngôn ngữ Việt, tiếng Việt cổ vô cùng sống động. Lý do nó trở thành cổ ngữ là vì lịch sử dân tộc có biến động lớn, chữ Nho bị bãi bỏ để thay bằng thứ chữ viết khác. Mấy trăm năm trước, khi chuyển giao chữ La Tinh quốc ngữ cho chúng ta, một học giả phương Tây từng nói đại ý: Chúng ta trao cho người Annam một thứ chữ dễ học, giúp họ nhanh chóng bắt kịp đà văn minh. Nhưng chắc chắn nó sẽ làm cho thế hệ tương lai của họ cắt đứt với nguồn cội. Hôm nay, lời cảnh báo đó đã trở thành hiện thực với toàn bộ nền văn hóa Việt. Về ngôn ngữ thì đó là lớp lớp người Việt không hiểu tiếng nói của tổ tiên, như tác giả Trần Kinh Nghị than phiền. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, cần nhìn nhận lại gia sản quý giá này để sử dụng tốt nhất.

III. Kết luận

Hàng ngàn năm nay do ngộ nhận nên ta cho rằng, bộ phận tinh hoa, quan trọng nhất của tiếng Việt là đồ vay mượn! Sự lầm lẫn này đã tạo nên nỗi đau ngàn năm khi ta vừa căm ghét một công cụ mà trong quá khứ kẻ thù dùng để đồng hóa, nô lệ mình lại vừa không thể chối bỏ! Không thể không dùng nhưng rồi mỗi khi dùng lại day dứt nỗi niềm cay đắng mặc cảm vay mượn!

Nay chúng ta phát hiện ra sự thật: không hề có cái gọi là “Từ Hán Việt”! Đó chính là chữ Việt, tiếng Việt được tổ tiên ta sáng tạo trong quá khứ. Việc khẳng định bản quyền tiếng Việt cổ là khám phá có ý nghĩa đặc biệt, nó giúp ta tự tin, làm chủ tài sản vô giá của dân tộc. Vấn đề hiện nay là tuyên truyền để mọi người cùng hiểu. Công việc quan trọng khác là nghiên cứu sử dụng vốn tài sản này, làm phong phú ngôn ngữ, góp phần xây dựng văn hóa dân tộc.

Cái to nhất ngăn trở ta dám nhận lại tài sản vô giá này là thói nô lệ, thói tự kỷ ám thị nặng nề khiến ta vô thức đẩy nhiều di sản quý báu của tổ tiên cho người ngoài để rồi cúc cung làm chú học trò ngu ngơ, bị đè bẹp dưới cái bóng hoang tưởng!

Một khi nhận ra chủ quyền, ta sẽ làm gì với tài sản vô giá này?

Nhiều người đã hiểu cơ sự nên kiến nghị khôi phục việc học chữ Nho. Đấy là việc không thể không làm. Trước hết vì giá trị lớn lao của chữ Nho. Tính triết lý sâu xa, ý nghĩa thâm thúy của nó khác với bất cứ chữ viết nào, giúp người học rèn trí thông minh, luyện tư duy… Chỉ điều này mới giúp chúng ta tiếp nối với truyền thống, tránh được mối nguy mất gốc như học giả nước ngoài cảnh báo mấy trăm năm trước. Đó là việc cần chủ trương và kế hoạch lớn. Trước mắt, việc có thể làm ngay là, trong chương trình tiếng Việt phổ thông, nên bổ sung một số tiết giảng tiếng Việt cổ, nhằm giải nghĩa những từ thường dùng để học sinh hiểu và sử dụng đúng, đồng thời tập cho họ cách tra Từ điển tiếng Việt.

Chúng tôi xin mạo muội đề nghị, cần một cuộc cách mạng loại bỏ thuật ngữ “từ Hán Việt” khỏi ngôn ngữ Việt để thay vào đó tên gọi đúng: tiếng Việt cổ! Đồng thời dùng lại thuật ngữ chữ Nho để gọi văn tự của tổ tiên mà xưa nay vẫn lầm tưởng là chữ nước ngoài.

Madrak, 1. 12. 2013

© Hà Văn Thùy

Nguồn: Blog huynhngocchenh

—————–
*http://trankinhnghi.blogspot.com/2013/11/di-san-han-viet.html

————————————————————-

Tài liệu tham khảo: 

1. Nguyễn Tài Cẩn – Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1979

2. Hà Văn Thùy. Hành trình tìm lại cội nguồn. NXB Văn học, 2008.

3. Đỗ Ngọc Thành. Nhannamphi.com

4. Hà Văn Thùy. Chữ Việt chủ thể sáng tạo chữ viết Trung Hoa  http://huc.edu.vn/chi-tiet/1868/Chu-Viet-la-chu-the-sang-tao-chu-viet-Trung-Hoa.html

5. Lịch sử hình thành chữ viết Trung Hoa  http://khoahocnet.com/2013/11/11/ha-van-thuy-lich-su-hinh-thanh-chu-viet-trung-hoa/

6. Hậu Hán thư- Mã Viện truyện

7. Hà Văn Thùy – Nỗi bất an của lịch sử http://trannhuong.com/tin-tuc-15551/noi-bat-an-cua-lich-su.vhtm

 

113 Phản hồi cho “Không có cái gọi là “từ Hán Việt””

  1. Nguyễn Phương says:

    @ Tạ Bảo Công – Ai cũng biết, những ý kiến đóng góp trên diễn đàn này, thể hiện
    nhiều xu hướng chính trị khác nhau, nó phản ánh những suy tư của ai còn nghĩ đến
    VN, bao gồm đủ mọi tôn giáo, mọi thành phần trong xã hội ở trong cũng như ở ngoài
    nước, vì thế Tạ Bảo Công cũng đừng nên ăn nói hồ đồ, kiểu “vơ đũa cả nắm” như vậy.

  2. Trần Ngọc says:

    Không có thông kê trước 1975, là miền Nam hay miền Bắc là miền nào dùng
    từ Hán Việt nhiều hơn vùng nào?. Nhưng tôi thấy miền bắc xử dụng từ Hán
    Việt khá nhiều, tôi xin đưa ra một số từ rất thường thấy như sau:

    -Miền Bắc -Miền Nam
    Ấn tượng – Đáng ghi nhớ, đáng nhớ
    Báo cáo – Thưa trình, nói, kể
    Bảo quản – Che chở, giữ gìn, bảo vệ
    Bồi dưỡng (hối lộ?) – Nghỉ ngơi, tẩm bổ, săn sóc, chăm nom, ăn uống đầy đủ
    Bức xúc – Dồn nén, bực tức
    Cảnh báo – Báo động, phải chú ý
    Căn hộ – Căn nhà
    Chất lượng – Phẩm chất tốt (chỉ đề cập phẩm “quality,” không đề cập lượng “quantity”)
    Chỉ đạo – Chỉ thị, ra lệnh
    Chuyển ngữ – Dịch
    Chủ đạo – Chính
    Cơ sở – Căn bản, nguồn gốc
    Dự kiến – Phỏng định
    Đại táo / Tiểu táo – Nấu ăn chung, ăn tập thể / Nấu ăn riêng, ăn gia đình
    Đại trà – Quy mô, cỡ lớn
    Đăng ký – Ghi danh, ghi tên
    Đáp án – Kết quả, trả lời
    Gia công – Làm ăn công
    Giải phóng – Lấy lại, đem đi… (riêng chữ này bị lạm dụng rất nhiều)
    Giải phóng mặt bằng – Ủi cho đất bằng
    Giao lưu – Giao thiệp, trao đổi
    Học vị – Bằng cấp
    Hộ khẩu – Tờ khai gia đình
    Hữu hảo – Tốt đẹp
    Khả năng (có) – Có thể xẩy ra (possible)
    Khẩn trương – Nhanh lên
    Nghệ danh – Tên (nghệ sĩ – stage name) dùng ngoài tên thật
    Nghiệp dư – Đi làm thêm
    Nhất trí – Đồng lòng, đồng ý
    Nhất quán – Luôn luôn, trước sau như một
    Quá tải – Quá sức, quá mức
    Quán triệt – Hiểu rõ
    Quân hàm – Cấp bực
    Sự cố – Trở ngại
    Thi công – Làm
    Thư giãn – Tỉnh táo, giải trí
    Thuyết phục (tính) – Có lý, tin được
    Tranh thủ – Cố gắng
    Tư duy – Suy nghĩ…

  3. LeThiep says:

    Tâm Thanh :

    Lai Tầu

    Hồ Chí Minh ôm tập Luận cương của Lenin về vấn đề dân tộc và dân tộc thuộc địa, được huấn luyện tại Nga, nhưng thực tập áp dụng tại Tầu. Trọn bộ chữ nghĩa như đấu tố, quy thành phần, xét lại, trăm hoa đua nở, cách mạng văn hóa, hộ khẩu, hộ chiếu, biên chế, điểm và diện, tam cùng, cục, phân cục, chủ nhiệm, sự cố, khắc phục v.v. đều là sao chép chữ tiếng Tầu.

    Ðến một lúc họ nhớ mình là người Việt, bớt chữ Hán. Nhưng họ chỉ Việt hóa những chữ liên quan tới “địch,” như “máy bay lên thẳng,” “lầu năm góc,” “Nhà Trắng.” Ngược lại, trong nội bộ đảng thì ngôn ngữ càng ngày càng lệ thuộc Trung Quốc vỹ đại nhiều hơn.

    Sự ấp úng giữa tiếng Tầu và tiếng Việt đưa tới hiện tượng ngôn ngữ lai căng – “cơ cấu lại vốn,” trong đó “cơ cấu” là Hán, “lại” và “vốn” là Nôm.

    Cùng ý niệm kinh tế này, miền Nam đã dùng năm âm tiết toàn Hán, nhưng quen thuộc, “tái tổ chức tư bản.” Miền Nam lại theo nguyên tắc tự do, cả trong ngôn ngữ, do đó một ý niệm có thể có nhiều cách phát biểu, như có thể nói “xếp đặt lại vốn liếng,” ai cũng hiểu cả.

    * Vậy một đoạn văn tràn ngập chữ Tàu, là dấu hiệu đáng nghi văn Việt cộng.

    Lai Tây

    Các học sinh Marie Curie hay Jean-Jacques Rousseau, khi gặp nhau, xổ tiếng Tây, là chuyện thường. Các ký giả, trí thức gặp nhau bên tách cà phê, nói “toa toa moa moa” cũng là thường.
    Nhưng tại miền Nam ít khi ta viết tiếng Tây trên sách báo. Trái lại báo chí và cả sách giáo khoa cộng sản VN đầy dẫy đầu Ngô mình Sở:

    - Lô-gích (tiếng Pháp logique = luận lý): “Cơ cấu lại nền kinh tế: Lô-gích hành động và cách tiếp cận” (trích báo trong nước). Viết như vậy để lòe thiên hạ chứ không phải để cho người ta hiểu.

    - Gu (tiếng Pháp goƯt = khiếu): “Thử thách gu thẩm mỹ style mix trùng họa tiết” (trích báo trong nước).

    - Mô típ (tiếng Pháp motif = đối tượng): “Mô típ trong nghệ thuật kiến trúc Chăm” (trích báo trong nước)

    - Boa (tiếng Pháp pourboire = tiền tặng, tiền thưởng): “Xù tiền boa, khách nhậu bị đâm đứt cổ” (trích báo trong nước)

    - Sô vanh nước lớn (Chauvin: tên người lính “yêu nước” của Napoléon)

    - Ðixcua (Pháp: discours, có hai nghĩa 1: lời, 2: bài diễn văn): các nhà ngữ học VN XHCN lấy nghĩa thứ nhất để nói về ý niệm “câu đơn.”

    Có vẻ như ở VN, ai không nhét vào bài viết của mình được một vài tiếng Tây bồi, không phải trí thức xã hội chủ nghĩa. Kỳ cục hơn nữa, tên riêng họ cũng phiên âm mà không kèm theo chữ gốc, Thấy một bản văn có “Humphây, Xitavit, Xtôntenbe, Cặctơ” ta chẳng biết ai vào ai.

    Biến chứng của căn bệnh lai Tây là… dịch!

    Ðiển hình nhất là chữ “kịch tính” dịch từ “dramatic.”

    Nhân mùa bầu cử tổng thống Mỹ, một tờ báo Việt Nam viết: “Cuộc tranh cử đầy kịch tính giữa Clinton và Obama.” Hai chữ “kịch tính” khiến ta hình dung ra hai tay hề lố bịch trên sân khấu chính trị. Tiếng Việt trong sáng sẽ nói “cuộc tranh cử gay cấn…,” đâu có cần dịch một cách nô lệ chữ dramatic của Tây Mỹ.

    Nói phét

    Nói phét – hay hoa ngôn – là bệnh của chung của đảng, lan sang dân, làm hỏng ngôn ngữ:

    “Siêu sao chân dài,” “bánh đa siêu mỏng,” “máy siêu cao kỹ,” “tầu siêu tốc.”

    Tiếng Việt có nhiều chữ để diễn tả sinh hoạt lý trí: trí khôn, thông minh, tinh thần, trí tuệ. Trí tuệ là trình độ cao nhất. Phật giáo coi trí tuệ là bước tới tuệ giác. Người cộng sản đại ngôn, cái gì cũng choảng trí tuệ vào.

    “Chủ nghĩa Mác Lê-nin đỉnh cao trí tuệ loài người”

    “Trò chơi trí tuệ tại Hội chợ Ðà Lạt”

    “Con chó trí tuệ” . “Game trí tuệ”

    - Muốn diễn tả cái gì siêu việt hơn nữa, bắt buộc họ phải leo lên Trời (nơi họ không tin là có)

    “Ðảng thần thánh”
    “Cuộc chiến đấu thần thánh của nhân dân ta”

    - Trước khi Ðảng Cộng Sản ra đời, nhiều nhà cách mạng đã viết: “Toàn dân tranh thủ độc lập.” Chữ “tranh thủ” không phải do các ông Minh ,Ðồng, Giáp chế ra. Nhưng người nói tiếng Việt cảm thấy tức cười khi nhận được một thư xin tiền từ Việt Nam mở đầu, “Cháu tranh thủ viết thư thăm chú thím.”

    - “Digital signal processing” mà dịch là “xử lý tín hiệu số,” không phải là dở. Nhưng chữ “xử lý” trở thành lố bịch khi người ta bỏ nó vào tô phở. Người chạy bàn trong một tiệm phở tại Hà Nội đã hô cho nhà bếp như sau: “Xử lý hai bát phở tái nước trong! Khẩn trương lên!”

    - Chữ “bức xúc” không lai Tàu, không lai Tây, tượng thanh, tượng hình, có thể là một chữ hay. Nhưng nó đã “hư” ngay từ khi người ta nói: “Ai bức xúc thì khẩn trương đi ỉa.”

    Nhiều chữ khác mà người Việt hải ngoại chúng ta nghe thấy khó chịu, thật ra đã xuất hiện trước khi mấy anh du kích cộng sản biết nói. Nhưng ta khó chịu vì họ dùng sai chỗ và dùng dao mổ trâu giết ruồi.

    * Tóm lại, khắc phục, bồi dưỡng, tranh thủ, động viên, đột xuất, khẩn trương, tự giác v.v. nguyên thủy là tiếng Việt Nam thuần túy và hay ho, bỗng biến thành lố bịch, bỗng nhiên làm người Việt bình thường chừng mực ngại dùng. Ðây là loại từ ngữ thượng hạng VC.

    Nói sảng

    - Trong học thuyết cộng sản có hai ý niệm đối nghịch “chất” (quality) và “lượng” (quantity). Ai đi tù cải tạo đều phải học câu mác-xít “Lượng biến thành chất.” Nay người cộng sản ghép “chất” và “lượng” để nói về “phẩm chất” (quality). Một củ khoai lang ngon ta nói “củ khoai ngon,” người trong nước nói “củ khoai chất lượng.”

    - “Lợi nhuận” đúng ra là “lợi tức trừ chi phí,” còn gọi là “lợi tức thuần” hay “lợi tức ròng” (Quỳnh Lâm, Từ điển chính trị, hành chánh, kinh tế, pháp luật). Nhưng từ ngày cộng sản chiếm trọn nước, người ta dùng “lợi nhuận” để chỉ lợi tức. Họ thường nói, “Chế độ tư bản chỉ biết chạy theo lợi nhuận.”

    Nhưng tư bản xanh hay đỏ đều chạy theo lợi lộc, chứ có bao giờ vừa chạy vừa làm tính trừ chi phí đâu!

    - “Heo dân tộc”: tránh nói “heo mọi” là một cố gắng đáng khen, nhưng nhắm mắt lấy công thức “người dân tộc” để áp dụng cho con heo núi, là xúc phạm đồng bào thiểu số thượng du.

    * Trong khi tật đại ngôn làm mất giá những chữ hay sẵn có, thì sự dốt nát sanh ra những chữ mới vô nghĩa.

    Nói vẹt

    Học thuộc lòng và lập lại như con vẹt là chiến lược sống yên trong xã hội cộng sản. Lá bùa “Nhờ ơn Bác và Ðảng” ngày nay không còn được dán nhiều trên cửa miệng người dân, nhưng vẫn gián tiếp lấp lóe trên các cơ quan tuyên truyền. Nhưng còn nhiều công thức khác rất vô nghĩa:

    - Kinh tế tương đối (có tiền)

    - Có trình độ (trình độ học thức cao)

    - Nói chung: câu mở mồm của 90% người Việt trung bình trong nước. Câu buồn cười nhất mà tôi được nghe và đã cho vào một truyện ngắn là “Nói chung tôi không có cha mẹ”

    - Nhất định (nào đó): “khả năng nhất định”

    - Hạn chế (thiếu sót): “năm ấy bộ đội Bác Hồ còn hạn chế”

    - Chủ yếu (chính) “Bữa ăn cải thiện chủ yếu là khoai mì”; “Chủ tịch Nước tham quan Châu Âu chủ yếu là Pháp”; “Bà ta lấy chồng ngoại, chủ yếu để đi nước ngoài.”

    * Dùng ngôn ngữ như khí cụ che đậy chân lý hoặc lừa đảo, là đặc tính tệ hại nhất cùa văn hóa và ngôn ngữ cộng sản.

    Người cộng sản dùng các chữ khẩn trương, động viên, khắc phục, tranh thủ, yêu cầu… một cách lệch lạc:

    - Họ viết sai: “Các yêu cầu của một nền kinh tế bền vững.”
    Ta sửa lại: “Các điều kiện của một nền kinh tế bền vững.”

    - Họ viết đại ngôn, “Khẩn trương đi cầu xí.”
    Ta sửa lại, “Mau mau đi cầu!”

    Hãnh diện vì kho ngữ vựng phong phú của dân Việt và VNCH

    Chúng ta biết chắc điều này: về phương diện ngôn ngữ và văn hóa, Miền Nam Việt Nam là dòng chính. VNCH giữ sự liên tục từ Chữ Nôm đến chữ Quốc Ngữ, từ Alexandre de Rhodes tới Trương Vĩnh Ký, tới Tự Lực Văn Ðoàn, tới Sáng Tạo, Bách Khoa, những viện đại học, những viện nghiên cứu độc lập, những tổ chức văn hóa, ngôn ngữ, hằng chục tờ báo ngày độc lập, hằng trăm tập san… Và trên hết, nền tự do tư tưởng và ngôn luận.

    Trong khi đó Bắc Việt độc tôn Stalin-Mao, trù dập trí thức, bách hại Nhân Văn Giai Phẩm, phủ nhận công lao Alexandre de Rhodes, cấm đoán Tự Lực Văn Ðoàn, vào Nam đốt sách giam học trò. Ngày nay họ đã cho in lại TLVÐ để kiếm tiền và nhận vơ, mở lại trường Luật, nhưng lỗ hổng văn học lớn còn đó, văn hóa và ngôn ngữ trước sau vẫn chỉ là khí cụ tuyên truyền. Trí thức miền Bắc nhiều người lần đầu tiên đọc Nhân Văn Giai Phẩm là khi vào Nam sau năm 75!

    Tâm Thanh

  4. LeThiep says:

    ( Trích) Có Nên Dùng Ngôn Ngữ của VC ?

    - Con sâu mỡ để thay cho cái lạp xưởng.
    - Cái nồi ngồi trên cái cốc để thay cho cà-phê phin.
    - Đồng hồ 2 cửa sổ thay cho đồng hồ chỉ ngày và giờ.
    - Khẩn trương để thay cho nhanh lên
    - Xưởng đẻ thay cho nhà bảo sanh
    - Nhà ỉa thay để thay cho cầu tiêu.
    - Chùm ảnh để thay cho một lọat những hình ảnh, một vài hình ảnh
    - Anh muốn quản lý đời em thay vì anh muốn về chung sống với em, anh muốn lấy/cưới em.
    - Tham quan để thay cho du ngoạn, thăm viếng
    - Sự cố thay cho trở ngại, trục trặc
    - Tranh thủ thay cho cố gắng, ráng lên
    - Anh muốn liên hệ tình cảm với em để thay anh muốn làm quen với em, muốn kết bạn với em.
    - Căn hộ thay cho căn nhà.
    - Tư liệu thay cho tài liệu
    - Đại trà để thay cho cỡ lớn, quy mô.
    - Đại táo để thay cho nấu ăn tập thể, ăn chung.
    - Kênh phát sóng thay cho Đài: Đài Fox News, Đài CNN, Đài Số 5, Đài SBTN…
    - Phi Khẩu Tân Sơn Nhất thay cho Phi Cảng Tân Sơn Nhất (khẩu là cửa sông chính để ra vào, không thể dùng cho một phi trường được)
    - Trời hôm nay có khả năng mưa thay vì hôm nay trời có thể mưa
    - Người dân địa phương chủ yếu là người H’mong Hoa – thay cho Dân địa phương phần lớn là người H’mong Hoa
    - Đồng Bào Dân Tộc để thay cho Đồng Bào Sắc Tộc. (Dân tộc là People, Sắc Tộc là Ethnic)
    - Lính gái thay cho nữ quân nhân
    - Thu nhập thay cho lợi tức (lợi tức mỗi năm, mỗi tháng, lợi tức tính theo đầu người v.v..). Thuế lợi tức (income tax)
    - Vietnam Air Traffic Management ngày xưa chúng ta dịch là: Quản Trị Không Lưu Việt Nam, ngày nay cán ngố VC dịch là: Trung Tâm Quản Lý Bay Dân Dụng Việt Nam!!! Thật điên đầu và không hiểu gì cả!
    - Đầu Ra, Đầu Vào (input, output) để thay cho Xuất Lượng và Nhập Lượng.
    - Rất ấn tượng thay vì đáng ghi nhớ, đáng nhớ
    - Đăng ký thay vì ghi tên, ghi danh, đăng bạ.
    - Các anh đã quán triệt chưa? thay vì các anh đã hiểu rõ chưa?

    - Học tập tốt thay vì học giỏi. Tôi còn nhớ sau ngày cộng quân cưỡng chiếm Miền Nam, trong khi chờ đợi lệnh “học tập cải tạo” của Ủy Ban Quân Quản, nghe bài diễn văn của Phạm Văn Đồng mà vừa buồn vừa xấu hổ cho bọn lãnh đạo Miền Bắc, nào là: Học tập tốt, lao động tốt, báo cáo tốt, tư tưởng tốt, quán triệt tốt, quản lý tốt, quy họach tốt, sản xuất tốt, quan hệ tốt, cảnh giác tốt…cái gì cũng tốt. Chỉ còn thiếu : Ăn tốt, đái tốt, ngủ tốt, ỉa tốt nữa là xong! Vào tù chúng tôi cứ than thở với nhau “Nó ngu dốt thế mà nó thắng mình mới đau chứ!” Ôi! Quân Hung Nô tràn vào Trung Hoa!

    - Doanh nghiệp để thay cho công ty (công ty là một hình thức tổ hợp, hùn vốn để kinh doanh. Còn doanh nghiệp giống như thương nghiệp là nghề nghiệp kinh doanh, buôn bán, nông nghiệp là làm nông, ngư nghiệp là đánh cá). Ngày hôm nay tại Việt Nam hai chữ doanh nghiệp được dùng lan tràn để thay thế cho hai chữ công ty.
    - Tiêu dùng thay vì tiêu thụ
    - Cây xanh thay vì cây (cây nào mà lá chẳng xanh? Nói thêm chữ xanh là thừa. Nếu nói cây xanh là sai. Nói cây là bao gồm tất cả rồi.
    - Quan chức để thay cho viên chức. Thật quái gở nếu ở hải ngọai này chúng ta đưa tin như sau “Một số vị lãnh đạo các đoàn thể và cộng đồng tị nạn đã gặp gỡ một số quan chức ở Bộ Ngọai Giao.”
    - Xử lý thay vì giải quyết, chấn chỉnh, tu sửa v.v… Vì VC ngu dốt, thiếu chữ cho nên cái gì cũng dùng hai chữ xử lý: Bộ điều khiển trong máy điện tử cũng gọi là bộ xử lý. Bác sĩ giải phẫu được một ca khó khăn cũng nói là xử lý. Giải quyết giấy tờ, hồ sơ, đơn khiếu nại của dân chúng cũng gọi là xử lý. Bỏ tù người ta “mút mùa lệ thủy” cũng gọi là xử lý thích đáng!
    - Bài nói thay vì bài diễn văn.
    - Người phát ngôn thay cho phát ngôn viên.
    - Bóng đi rất căng thay vì quả banh/bóng đi rất mạnh.
    - Cú sốc thay vì bàng hoàng, kinh hoàng.
    - Tình hình căng lắm thay vì tình hình căng thẳng. Tiếng Mỹ căng như sợi dây căng (stretch) còn tình hình căng thẳng là (intense situation)
    - Liên Hoan Phim thay để cho đại hội điện ảnh. Ngày xưa chúng ta dùng chữ Đại Hội Điện Ảnh Cannes.
    - Ô tô con để thay cho xe du lịch.
    - Ùn tắc để thay cho kẹt xe, xe cộ kẹt cứng.
    - Bức xúc để thay cho dồn nén, dồn ép, bực tức, đè nén.
    - Đề xuất để thay cho đề nghị.
    - Nghệ sĩ nhân dân? Quả tình cho tới bây giờ tôi không hiểu Nghệ Sĩ Nhân Dân là thứ nghệ sĩ gì ? Xin vị nào hiểu nghệ sĩ nhân dân là gì xin giảng cho tôi biết.

    Đấy ngôn ngữ của VC là như thế đó! Đó là thứ ngôn ngữ của lớp người chuyên vác Aka, đeo mã tấu đi giết hại đồng bào, đặt mìn phá cầu phá đường, ngồi trên dàn cao xạ bắn máy bay Mỹ, lê lết tại các công-nông-trường tập thể, …

    Còn ngôn ngữ của Miền Nam thì sao? Về cổ văn, nó là cả một sự thừa kế tinh ròng và chuyển hóa từ thời Hồng Bàng, qua các thời đại huy hoàng của Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê. Từ các áng văn chương, lịch sử trác tuyệt của các cụ Ngô Sĩ Liên, Lê Văn Hưu, Ngô Thời Sĩ, La Sơn Phu Tử, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều, Đoàn Thị Điểm, Đặng Trần Côn.

    Rồi khi chữ Quốc Ngữ đựơc phát minh, nó lại được chắp cánh thêm bởi Tản Đà, Nam Phong Tạp Chí, Hoàng Xuân Hãn, Tự Lực Văn Đoàn. Rồi khi “di cư” vào Miền Nam nó lại được phong phú hóa, đa dạng hóa, văn chương hóa bởi các Nhóm Sáng Tạo, Vũ Hoàng Chương, Doãn Quốc Sĩ, Phạm Thiên Thư, Phạm Duy. Về văn chương Miền Nam lại có Đồ Chiểu, Bình Nguyên Lộc, Hồ Biểu Chánh góp phần thêm vào đó. Rồi về ngôn ngữ triết học lại có các học giả như Nguyễn Đăng Thục, Cao Văn Luận, Phạm Công Thiện, Trúc Thiên, Tuệ Sĩ, Trí Siêu. Về mặt ngôn ngữ ngọai giao, kinh tế, xã hội, hành chánh, y khoa, giáo dục chúng ta có các bậc thầy như: Nguyễn Cao Hách, Đoàn Thêm, Vũ Văn Mẫu, Phạm Biểu Tâm, Vũ Quốc Thúc v.v…

    Tất cả đã đóng góp, lưu truyền, kế thừa, đúc kết cho hình hài, linh hồn ngôn ngữ Việt Nam, kế thừa của ngôn ngữ Dân Tộc- mà ngôn ngữ Miền Nam chính là biểu tượng còn sót lại. Ngôn ngữ Cộng Sản bây giờ là sản phẩm do lớp người ngu dốt tạo ra trong một xã hội nghèo đói, mà tầng lãnh đạo lại là một thứ đại ngu xuẩn và gian ác.

    Đào Văn Bình

    • Ngôn Ngữ says:

      Tổi khẩn trương lắm rồi, phải chạy ù vào nhà xí!
      Anh bị đau bụng hả? Hãy vào nhà vệ sinh ở phía trước bên tay trái.
      Hà hà hà, thoải mái rồi, tôi vội vã tìm một chiếc xe con để đưa vợ tôi vào xưởng đẻ?
      Cái gì? Vợ anh sắp sanh, anh phải tìm một chiếc xe ôtô (auto) để đưa vợ vào “nhà bảo sanh” à?

      • NON NGÀN says:

        NGÔN NGỮ

        Cái vườn ngôn ngữ quả hay
        Bao nhiêu hoa đẹp cùng bày nhau ra
        Nhưng hồng nào chẳng có gai
        Không gai là thứ hồng đài chẳng thơm
        Phan Khôi đã nói thế rồi
        Vườn không gai góc lấy chi mà vườn
        Vậy nên cần phải tinh tường
        Gầy vườn cho đẹp đều thương mọi loài
        Cây gì đẹp phải săm soi
        Chỉ cây xấu quá mới hoài bỏ đi
        Ngữ ngôn ngôn ngữ kịp thì
        Càng trồng thêm mãi nhiều khi mới ngầu
        Nói chơi vài tiếng trên đời
        Trăm hoa đua nở khoảnh vườn Việt Nam !

        NGÀN KHƠI
        (22/02/14)

    • buôn chuyên says:

      Đúng là:
      Chưa nghe chưa biết Thiệp Lê
      Nghe rồi mới biết Thiệp lê rách quần
      Chắc Lê Thiệp phải lê lết từ đầu hẻm đến cuối phố mới gom góp được cái mớ TẢ PÍ LÙ trên đấy nhỉ

  5. Tôi đã đọc đi đọc lại nhiều lần bài viết của Học Gỉa, GS Hà Văn Thùy, đến hôm nay, hơi trễ, mới gởi lời trịnh trọng cám ơn Học Gỉa Hà Văn Thùy và BBT DCV đã cho đăng bài nghiên cứu giá trị này.
    Nhân năm mới, 2014, Tuấn Mã đáo tân thanh, xin kính chúc Học Gỉa GS Hà Văn Thùy thành công và đi trọn vẹn con đường nghiên cứu khám phá tận cùng gốc tích của giòng Lac Việt.
    Xin GS tiếp tục công bố những nghiên cứu mới, hoặc những bài cũ liên can đến đề tài này trên d/đ DCV cũng sẽ đem đến bổ ích và phấn chấn cho thế hệ hậu sinh. Nay kính.

  6. tư càng cua says:

    Xin gửi lời cảm phục và chúc mừng Vũ như Vũ. Bây giờ thì tôi thật sự tin anh là một doanh nhân xuất sắc và thành đạt ví anh có đủ tố chất của một người doanh nhân tốt. Anh tôn trọng chữ TÍN, CHỮ NGHĨA CHỮ SÁNG. chỉ xuất hiện chốc lát mà anh làm khối kẻ trở thành đám ngẩn ngơ, vô công rồi nghề. Anh nói rất hay, anh đánh rất trúng, anh xuất hiện đúng lúc đúng chỗ làm các giá trị giả tạo phải hiện nguyên hình của quỷ

    • Anh Tư Vũng Tàu says:

      Xin gửi lời cảm phục và chúc mừng các anh Nguyen trong Dan, Tien Ngu, Dam Tien, Bui Lan, Le Thiep, Austin Pham. Bây giờ thì tôi thật sự tin các anh là những doanh nhân xuất sắc và thành đạt vì các anh có đủ tố chất của những người doanh nhân tốt. Các anh tôn trọng chữ TÍN, CHỮ NGHĨA CHỮ SÁNG. chỉ xuất hiện chốc lát mà các anh làm khối dư lợn viên trở thành đám ngẩn ngơ, vô công rồi nghề. Các anh nói rất hay, các anh đánh rất trúng, các anh xuất hiện đúng lúc đúng chỗ làm các giá trị giả tạo phải hiện nguyên hình của quỷ .

      • Đây là một bàng chứng rõ ràng, bản chấtt của tất cả các con chien là chịu khó nhặt những gì người khác “sản xuất” ra để mà nhai lại. Hoăc khi không trả lời được người đối thoại thì ụt ngay vào đít người (dẫu bị cảnh cáo là có thể bị ăn Rắm) rồi giả giọng như con chien Choi Song Djong giả going Chuẩn Sĩ, Gõ Sĩ, Phạm Quốc Bảo. Hoặc như con chien Léthan, Léthẹp (2anh nhem?) xẹt vào v/đ quốc cộng cho nó đỡ nhục
        Thật là đẹp mặt, đúng là tranh luận về đề tài nào các em con chien cũng thua đến tuột mẹ nó quần. Ngay chỉ môt vấn đề nhỏ như vấn đề những từ Hán Viêt trong ngôn ngữ VN mà 3 con chien Austin Pham, Tien Ngu, Léthan “dính nẹo” vào nhau cũng không trả lời đuợc một câu ra hồn thì còn hy vọng gì con chien có thể tham dự vào những chủ đề lớn hơn???

      • Hoàng says:

        Đám chống Cộng không đủ sức tự viết một còm ngắn để tự sướng cho mình, mà phải đạo văn của người khác. Nó cũng giống như cái chế độ thối nát, bán nước VNCH không đủ sức tự sáng tác một bài hát để xứng đáng lấy làm “quốc ca’ cho VNCH, mà phải ăn cướp bài hát của một nhạc sỹ Cộng sản là bài Tiếng gọi thanh niên của Lưu Hữu Phước – Bộ trưởng Bộ Văn hóa và thanh niên của chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, rồi đổi 2 ca từ là “thanh niên” thành “công dân” để làm cái gọi là “quốc ca VNCH.
        Một chế độ thối nát, bán nước, trộm cướp như thế cho nên nó chỉ tồn tại chưa đầy 20 năm là phải đầu hàng không điều kiện nhân dân Việt Nam và bị chết yểu. Tàn dư của chế độ VNCH thối nát, bán nước, trộm cướp như Anh Tư Vũng Tàu và đồng bọn sớm muộn cũng bị lịch sử và nhân dân Việt Nam đào mồ chôn chặt và ngàn đời lên án và phỉ nhổ.

      • Phạm Quốc Bảo says:

        Anh Tư Vũng Tàu quả là người thông minh, đã dùng ngay ngôn ngữ, cảnh ngữ của “tư càng cua” để dạy bảo lại hắn, không những thế, còn khai trí cho Tạ Bảo Công và Thécméc Thư sinh nữa.

        Xin kính phục và đa tạ Anh Tư Vũng Tầu (Bàrịa)?

    • Tập Làm Văn says:

      Trông kìa chúng vái nhau
      áo thụng khố rách quấn ngang đầu
      chổng mông cúi vái lòi củ ấu
      cua càng, vái lạy bãi cứt trâu

    • Anh Nam Sa Dec says:

      Đây là một bàng chứng rõ ràng, bản chấtt của dư lợn viên Giao Điếm là chịu khó nhặt những gì người khác “sản xuất” ra để mà nhai lại. Hoăc khi không trả lời được người đối thoại thì ụt ngay vào đít người (dẫu bị cảnh cáo là có thể bị ăn Rắm) rồi giả giọng như vu nhu vu, hoang, hung, sao vang ruc ro, con meo, vkieu my, tu go, hien huu, su that, chung son, v…v…xẹt vào v/đ quốc cộng cho nó đỡ nhục

      Thật là đẹp mặt, đúng là tranh luận về đề tài nào dư lợn viên Giáo Điếm cũng thua đến tuột mẹ nó quần. Ngay chỉ môt vấn đề nhỏ như vấn đề những từ Hán Viêt trong ngôn ngữ VN mà vu nhu vu, hoang, hoc trung hoc pho thong, le huong lan, thec mec thu sinh “dính nẹo” vào nhau cũng không trả lời đuợc một câu ra hồn thì còn hy vọng gì dư lợn viên Giáo Điếm có thể tham dự vào những chủ đề lớn hơn???

    • Anh Nam Sa Dec says:

      Đây là một bàng chứng rõ ràng, bản chấtt của dư lợn viên Giao Điếm là chịu khó nhặt những gì người khác “sản xuất” ra để mà nhai lại. Hoăc khi không trả lời được người đối thoại thì ụt ngay vào đít người (dẫu bị cảnh cáo là có thể bị ăn Rắm) rồi giả giọng như vu nhu vu, hoang, hung, sao vang ruc ro, con meo, vkieu my, tu go, hien huu, su that, chung son, v…v…xẹt vào v/đ quốc cộng cho nó đỡ nhục

      Thật là đẹp mặt, đúng là tranh luận về đề tài nào dư lợn viên Giáo Điếm cũng thua đến tuột mẹ nó quần. Ngay chỉ môt vấn đề nhỏ như vấn đề những từ Hán Viêt trong ngôn ngữ VN mà vu nhu vu, hoc trung hoc pho thong, le huong lan, thec mec thu sinh “dính nẹo” vào nhau cũng không trả lời đuợc một câu ra hồn thì còn hy vọng gì dư lợn viên Giáo Điếm có thể tham dự vào những chủ đề lớn hơn???

  7. Vũ Ánh says:

    Tôi nhận thấy, trước 1975, cả 2 miền Nam, Bắc đều dùng từ Hán Việt, nhưng miền Nam dùng từ Hán Việt nhiều hơn miền Bắc rất nhiều. Hiện nay, việc dùng từ Hán Việt đã ít hơn trước, nhưng cả nước vẫn còn dùng nhiều từ Hán Việt trong khi từ thuần Việt có đủ điều kiện để thay thế cho từ Hán Việt.

    Theo tôi, người Việt Nam có tiếng nói và chữ viết của riêng mình. Vì vậy, chỉ những từ nào mà tiếng Việt, chữ Việt không có, hoặc có nhưng phản ánh không đầy đủ bản chất của sự vật, hiện tượng thì mới dùng từ Hán Việt hoặc từ tiếng nước ngoài để thay thế.

    Tại sao không viết nền cộng hòa thứ nhất, nền cộng hòa thứ 2 mà lại viết nền đệ nhất cộng hòa, nền đệ nhị cộng hòa? hay là các vị cho rằng, nếu viết “nền cộng hòa thứ nhất, nền cộng hòa thứ hai” thì nó không “oai” bằng “nền đệ nhất cộng hòa, nền đệ nhị cộng hòa”? Nếu viết để cho “oai” mà mất đi lòng tự tôn dân tộc, lại gây khó hiểu cho người có trình độ hiểu biết hạn chế thì không nên.
    Đó là chưa nói, về bản chất của chế độ thì đệ nhất hay đệ nhị công hòa của chế độ VNCH cũng chỉ là một, chỉ có thay đổi người đứng đầu chế độ mà thôi, vậy mà lại tách ra thành 2 nền cộng hòa: đệ nhất và đệ nhị.

    Về việc nên viết nguyên âm hay phiên âm danh từ riêng tiếng nước ngoài cũng vậy. Báo chí là mang tính đại chúng, nên viết như thế nào để cho dễ đọc, dễ hiểu, bất cứ người đọc có trình độ cao hay thấp đều đọc được, hiểu được và hiểu đúng. Nếu viết nguyên âm danh từ riêng tiếng nước ngoài thì không đạt được được điều đó, vì vậy nên viết theo phiên âm là tốt nhất. Chẳng hạn, viết “ông Hen-ri Kit-xinh-giơ” thì người có trình độ tiểu học cũng đọc và cũng hiểu được đó cựu Bộ trưởng Bộ ngoại giao Mỹ dưới thời tổng thống Ních Xơn. Nhưng nếu viết “ông Henry Kissinger” thì người có học vấn thấp đành chịu, đọc không đúng và không biết ông ta là ai.

    Tóm lại: Nên dùng từ thuần Việt, hạn chế dùng từ Hán Việt. Đối với những ấn phẩm mang tính đại chúng thì nên phiên âm danh từ riêng tiếng nước ngoài, nếu cần thì bên canh có từ nguyên âm trong ngoặc đơn, trong bài viết không nên chen vào một số từ ngữ tiếng nước ngoài khi mà từ ngữ tiếng Việt có từ tương đương.

    • UncleFox says:

      Trước 1975, ở miền Nam có dùng từ Hán -Việt nhiều nhưng người ta dùng đúng nơi, đúng lúc, đúng nghĩa . Bởi vì, học sinh học hết lớp 9 đã nắm vững căn bản cách xử dung sao cho thích hợp rồi .
      Dùng ngoại ngữ để bổ túc, đa dạng, phong phú hoá cho kho tàng ngôn ngữ nước nhà chứ không phải để lai căng, sính ngoại … thì có gì là xấu phải chống đối ?
      Nếu không dùng từ Hán _Việt thì những danh từ tưởng chừng rất đơn giản như Bộ Nông Nghiệp, Sở Văn Hoá, Bộ Quốc Phòng, Nha Y Tế … chúng ta phải dùng từ thuần Việt ra sao ?
      Tôi thực sự không thích lối phiên âm danh từ riêng kiểu Tầu “Washington -Hoa Thịnh Đốn”, “San Francisco – Cựu Kim Sơn”, “Paris – Ba Lê” vv… Nhưng cái kiểu phiên âm ngọng nghịu của mấy anh Ngố làng Ba Đình thì phải nói là dốt đéo chịu được . Thế chó gì là “Cộng Hòa Séc”, đảo Síp, nước Ai-len, Tổng thống My~ Ních-xơn, TT Nga En-xin ?
      Phó TT Bi-đen, PTT Quay-lơ… nghe cười vỡ bụng luôn.
      Còn cách du`ng từ Hán _Việt hiện nay của mấy đồng chí Việt Cộng thì phải gọi là từ Hán(g)-lạ… mới đúng..
      Thôi ddong^` chí nữ phó “chủ tịch nước” Phu-mơi đón tiếp phó TT Bi-đen xong mới gặp đồng chí Tổng Bí Thư Móc-cu-ra-đớp…thì cũng đành chịu vậy chứ biết sao !

      • Minh Phương says:

        Phiên âm danh từ riêng tiếng nước ngoài qua ngữ âm của Tàu như kiểu: Washington – Hoa Thịnh Đốn, San Francisco – Cựu Kim Sơn, Paris – Ba Lê, Canada – Gia nã đại, Philipin – Phi luật tân, Hungaria – Hung Gia lợi, Australia – Úc đại lợi, v.v. thì đúng là không thể chấp nhận. Trước năm 1954, cả nước phiên âm tiếng nước ngoài qua ngữ âm của Tàu.
        Sau năm 1954 ở miền Bắc không còn cách phiên âm như thế nữa, mà đã có quy định phiên âm sát với nguyên âm, ví dụ: Washington thì phiên thành Oa sinh tơn chứ không được phiên thành Hoa Thịnh Đốn, San Francisco thì phiên thành Xan Fran xi xcô chứ không được phiên thành Cựu kim sơn… Nhưng trong miền Nam vẫn còn dùng kiểu phiên qua ngữ âm của Tàu rất phổ biến.
        Sau năm 1975, ở trong nước, cả 2 miền Nam, Bắc không còn ai phiên âm tiếng nước ngoài qua ngữ âm của Tàu nữa, vì đã có quy định chung của liên bộ Van hóa và Giáo dục cho cả nước thực hiện. Tuy nhiên, những người Việt cao tuổi cỡ 70, 80 tuổi trở lên đang tị nạn ở hải ngoại vẫn còn nhiều người dùng cách phiên âm tiếng nước ngoài qua ngữ âm của Tàu, cứ đọc những bài viết của họ viết sau 1975 đăng trên internet thì biết.
        Nhà nước không cấm dùng Hán Việt và từ nước ngoài, mà chỉ yêu cầu từ nào mà tiếng Việt có sẵn, lại phản ánh đúng và đủ bản chất của sự vật, hiện tượng và vẫn trang trọng thì nên dùng từ thuần việt. Những từ nào mà tiếng Việt không có, hoặc có nhưng không trang trọng [như kiểu người vợ - phu nhân thì từ phu nhân trang trọng hơn] thì dùng từ Hán Việt hoặc dùng từ nước ngoài, khi dùng từ nước ngoài thì phải phiên âm theo từ nguyên [ví dụ: Washington - Oa sinh tơn], chứ không nên để nguyên âm [Washington] hoặc phiên âm theo ngữ âm tiếng Tàu [Washington - Hoa thịnh đốn].
        Đây là vấn đề văn hóa và học thuật, chứ không phải vấn đề chê bai VNCS hay VNCH. Bạn UncleFox viết thiếu nghiêm túc, mang tinh chê bai, khinh khi, miệt thị người trong nước, lại không đúng với sự thật vốn có đang diễn ra trên cả nước từ hàng chục năm qua, nên không có sức thuyết phục. Hình như, với bạn UncleFox và những người như bạn thì bất cứ cái gì diễn ra dưới chế độ do đảng CSVN cầm quyền đều tuyệt đối xấu xa. Trước 30/4/1975 VNCH cũng nhận thức và tuyên truyền như thế. Chính cách nhận thức và tuyên truyền như thế noa phản tác dụng, gậy ông đập lưng ông và VNCH bị dính đòn hồi mã thương do chính VNCH tạo ra, cuối cùng dẫn đến VNCH tan rã, đầu hàng không điều kiện.
        Sự ôn tồn, khách quan, tôn trọng sự thật bao giờ cũng đầy sức thuyết phục, mang lại kết quả cao nhất.

      • Austin Pham says:

        Có phải vì thế mà bao Nhân Dân đã có…”Xổm Xoẹt Kẹt Xụ Ra Nôn” từ việc phiên âm hay không? O.K, thôi cũng …hứng và mừng cho các đỉnh cao. Thế khi nào thì Ku…Xẹt Dzô Nôn hở bạn?

      • UncleFox says:

        Bỏ cái thói chụp mũ lưu manh của nòi CS đi Minh Phương . “người trong nước” là đồng bào tôi, trong đó có không it chú bác, cô dì, anh em, con cháu, bè bạn, láng giềng của tôi .. thì tôi miệt thị, khinh khi họ được sao ?
        Nghiêm túc thì khi nào đối thoại, thưa chuyện với những người chân chính, những người yêu nước thương dân như cụ Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu, LS Nguyễn Văn Đài, LS Lê Thị Công Nhân, Cô Phạm Thanh Nghiên, cụ bà Lê Hiền Đức, ông Điếu Cày, LS Lê Quốc Quân, cô Huỳnh Thục Vy, cô Minh Hạnh vv.. chứ đối với bọn cầm quyền bán nước và cái đám theo bợ đít chúng thì tôi cần gì phải nghiêm túc hay “trọng thị” họ, phải không ?
        Minh Phương và bọn Rư Nợn viên nói chuyện ngô nghê và buồn cười quá đi . Trong chiến tranh, bọn đầu sỏ Bắc Bộ Phủ tuyên truền hoàn toàn sai lạc, gian giảo về VNCH thế nào sao Minh Phương không đề cẩp Còn VNCH tuyền truyền về VC thế nào là không đúng sự thẩt Chẳng nhẽ nói với dân chúng rằng VC không ám sát, thủ tiêu,pháo kích, đánh bom, gài mìn, nã pháo vào nhà hàng, rạp hát, làng mạc, thành thị, trường học và ngay cả dân lành đang chạy nạn ử
        “Sự ôn tồn, khách quan, tôn trọng sự thật bao giờ cũng đầy sức thuyết phục, mang lại kết quả cao nhất”.. Minh Phương.
        Giàng ạ ! Minh Phương đừng làm cho bạn đọc nôn mửa như khi nghe đồng chí Ba Ếch khoe “yêu sự trung thực, ghét sự giả dối chứ !

    • TRĂNG NGÀN says:

      NÓI QUA CHÚT ĐỈNH

      Ngôn ngữ là thói quen vận dung, thói quen dung từ. Bởi vậy ngôn ngữ không bao giờ chết cứng mà tiến hóa theo thời gian. Ngôn ngữ chết là cổ ngữ, nó không còn hoạt động nữa. Ngôn ngữ đang hoạt động là sinh ngữ, nó chịu luật đào thải và phát triển tự thân của nó. Ngôn ngữ ngoài ra cũng do số đông quyết định, không phải cá nhân hay vài cá nhân nào quyết định.
      Mặt khác nói về ngôn ngữ cũng nói về khía cạnh hợp lý và khoa học, không phải cãi suông chơi hay cãi nhau theo kiểu chợ búa, dốt nát, thiếu nghiêm túc, tùy tiện.
      Đọc vào bài chính cũng như các lời bàn liên quan, mọi người đều thấy cái nghiêm túc nếu có cũng như cái tà mị nếu có của bất kỳ ai như thế nào rồi. Chẳng hạn bài chủ ở đây viết rất nghiêm túc và hữu ích, cùng một số lời bình phẩm cũng vậy. Chỉ tiếc có một số kẻ đầy giọng con buôn, trẻ nít xen vào thật hoàn toàn nhảm nhí.
      Trong tiếng Việt có nhiều từ Hán Việt là lẽ tự nhiên của lịch sử. Nhưng có nhiều từ cần thiết mà cũng có nhiều từ tào lao. Cái này nếu có Viện hàn lâm đúng nghĩa thì nên xem xét.
      Nói chung từ nào đã thành máu thịt trong tiếng Việt rồi thì không cần bỏ. Chỉ những từ không cần thiết dung Hán Việt mà cũng cứ dùng, chỉ nói lên tính hời hợt, kém ý thức.
      Ngược lại muốn nôm na hóa hết thảy từ tiếng Việt cũng chỉ tỏ ra sự quá khích, dốt nát, phi trách nhiệm, kiểu như cha mách qué mà người xưa từng nói.
      Vua Quang Trung là vị đệ nhất anh hùng dân tộc (không cần nói thành ‘hàng thứ một’ một cách ngu si !) đã cổ xúy dùng chữ Nôm (đừng nói ‘hăng say đốc thúc’ thì chẳng đâu vào đâu), đó là ý hướng củng cố tiếng Việt hoàn toàn sáng suốt. Cho nên chuyện muốn viết ra xưởng đẻ, nhà ĩa … là thấp kém, thô bỉ.
      Ngược lại nói lính thủy đánh bộ, chiến sĩ gái … cũng lổn nha lổn nhổn, nửa Tàu nửa ta chẳng ra ngô khoai gì cả. Chữ tên lửa thay cho hỏa tiển, cả hai cũng không nói lên điều gì, vì vẫn không phản ảnh hết nội dung của vật thể. Có nghĩa từ ngữ chỉ là cái vỏ tương đối, không cầu toàn trách bị được.
      Nên có hai thái độ chính : bởi mặc cảm với Tàu nên muốn nôm na hóa hết cả, chưa phải điều hay gì. Bởi nô lệ Tàu nên chuyển tuốt thành cả tiếng Hán : khẩn trương, chủ đạo …
      cũng càng tệ. Bởi thế cái chính là ý thức, mục đích của người dung từ Hán Việt, không phải chỉ kết quả dùng.
      Về chữ phương Tây hay xứ lạ cũng thế, trừ những chữ tượng hình, còn thì nên viết đúng nguyên gốc là tốt nhất. Ý đồ quần chúng hóa bằng cách phiên âm tuốt tuột chỉ là ý nghĩa mị dân hoặc kéo lùi đại chúng xuống. Nó trở thành khó khăn và ngô nghê khi tra cứu, đó là sự hạ cấp văn hóa xuống.
      Nói chung, ngôn ngữ nào càng có nhiều từ ngữ càng phong phú : từ hán việt đã thành đương nhiên + từ thuần Việt không cần Hán Việt hóa = càng phong phú càng hay, không nên chỉ theo hướng này để loại bớt hướng kia, đó là thiển cận, hời hợt.

      Chữ là chữ của ông cha
      Thêm vào mới tốt loại ra nghèo nàn
      Những tay suy nghĩ làng nhàng
      Chỉ ưa bôi bẩn quả càng không hay
      Đừng nên nô lệ theo Tầu
      Đừng nên lập dị hóa ngay điên khùng !

      NON NGÀN
      (21/02/14)

  8. vũ như vũ says:

    TRƯỚC HẾT TÔI XIN CẢM ƠN VÀ HOAN NGHÊNH DCV ĐÃ RẤT THOÁNG TRONG CUỘC LUẬN BÀN NÀY VÀ CHÚC DCV TIẾP TỤC DUY TRÌ PHONG ĐỘ CÀNG LÂU CÀNG TỐT ( FIRSTLY, I’D LIKE TO THANK AND HIGHLY ACCLAIM “ĐÀN CHIM VIỆT”FOR PRESENTING ITS FAIPLAY WORK IN THIS WIDE DISCUSSION AND WISH DCV ALWAYS KEEP PACE AS LONG AS POSSIBLE)
    Tiếp đến là có mấy lời rằng. Vũ tôi thật sự bị sốc vì thấy các chú hoàn toàn bó tay, không thể nào bác bỏ được kết luận của Tiên sinh lửa này, hoặc có thì chỉ là mấy câu thảng thốt “chân không tới đất, Cật không tới trời” mà thôi. Xúc động quá. Khen chê là chuyện bình thường vấn đề là phải chỉ tận tay phải day tận tóc vấn đề như Vũ tôi ấy. Tại sao mà các chú lại ngọng hết cả mồm vậy? Tại vì các chú đã dốt còn bày trò đòi chọc mâm son. Các chú đã phạm sai lầm chết người là tự đi phản bác lại chính cái thói quen mà các chú tự tạo ra và lạm dụng nó nhiều hơn bất cứ ai. Tại sao vậy? Tại vì Vũ tôi nói đúng quá, nói trúng phóc làm phơi bày cái lỗ đen tối tăm của các chú phải không? Này nhé Ngoại trừ DCV bóc dỡ hầu hết các bài trên diễn đàn này thì độc giả mới không nhận thấy được các chú đang “ ôm đít thằng tàu” với việc lạm dụng từ Hán Việt kiểu: “HUYNH, ĐỆ, TỶ MUỘI, TIÊN SINH, DU SINH, VONG QUỐC NÔ….”như thế nào đâu. Nói thế là quá đủ phải không mấy chú?
    Muốn dạy đời, trước phải răn mình. Muốn sửa đời, Trứơc phải sửa mình. Vậy nên mới có thơ rằng:

    Chưa nghe chưa biết Trọng Dân
    Nghe rồi mới biết Trọng Dân ngu đần
    Chưa nghe chưa biết Tiên Ngu
    Nghe rồi mới biết Tiên Ngu đui mù
    Chưa nghe chưa biết Dâm Tiên
    Nghe rồi mới biết Dâm Tiên điên khùng
    Chưa nghe chưa biết Bùi Lan
    Nghe rồi mới biết Bùi Lan dở gàn
    Chưa nghe chưa biết Thiệp Lê
    Nghe rồi mới biết Thiệp lê rách quần
    Chưa nghe chưa biết Ooc – s – Tin ( Austin Phạm)
    Nghe rồi mới biết Ooc tin mịt mù
    Chưa nghe chưa biếth Phương Ngàn
    Nghe rồi mới biết Ngàn Phương tương tàn
    Tiên Ngu ơi anh ngạo mạn lắm nhưng anh biết người biết ta và anh chan hòa nên anh chiến thắng hahahaha!

    • le than says:

      Nó nè :

      lethan says:
      15/01/2014 at 12:49

      Liên tục đổi nicks Học Hỏi, Quốc Khánh, Hiện Hữu, Tú Gõ, Huy, Công Tằng Tôn Nữ Nhu Mì, chungson, conmeo, sao vàng rực rỡ, Trần Hùng, hùng, “quockhach”, “vietquoc, sự thật, hoàng, vũ như vũ v…v…,

      Tien võ says:
      05/11/2013 at 22:29

      Cũng chả có gì mà phải giấu giếm. Tự giới thiệu, tôi là một Đảng Viên ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM. Tôi sinh hoạt đảng tại một chi bộ ở Ang Giang.

    • Tien Ngu says:

      Nghe…thương quá…

      Hết…thô bỉ tới…khật khùng. Cò mồi như em thì quả là…tác dụng ngược.

      Xưa, đóng cửa rút cầu, toàn dân ngu ở lại với Cộng, loa rè rỉ rã thì còn có lý.
      Nay, Việt kiều về nườm nượp…kiếm em, in tẹc nét, phây bút, da hu gờ rúp, gú gồ gi meo…vân vân…

      Sao láo vẹt được nữa, em?

      Đề bài này đang nói về có..hán Việt hay không, tự nhiên em…tững lên rồi phun diễn đàn viên búa xua.

      Đóng kịch…nịch sự, tự hào…đỉnh cao om sòm…

      Sao…khá?

    • Austin Pham says:

      Thôi Vũ ạ. Cho mình xin lỗi Vũ nhá. Sụt sùi mãi,làm sao mình biết trước là Vũ có…lien hệ với “cháu” chứ.
      Move on Vũ nhớ.

    • CÂY NGÀN says:

      VŨ NHƯ VŨ

      Vũ như kít đó mầy ơi
      Vũ như con kún còn thời nói chi
      Cái đuôi ngoe ngoảy làm gì
      Chỉ lòi cái dốt nhiều khi tức cười
      Hỏi ngay thiên hạ đời này
      Vũ mà như kiểu chú mày lạ chưa !

      LÁ NGÀN
      (21/02/14)

  9. Xổm Xoẹt Kẹt Xụ Ra Nôn-Thailand says:

    Đề nghị đồng chí “tiên sinh” lửa nên nhai vài cân Xuyên Tâm Liên để hạ nhiệt , sau do dung một bát phở Trung Quốc và ruột lợn nhồi thịt thập cẩm để xem TRƯƠNG TRÌNH BIỂU DIỄN TRỰC TIẾP bằng từ HÁN VIỆT của Vũ tôi vốn dĩ theo nghề kinh doanh thì thiệt là cảm phục.
    Chào Nạp Xường.

  10. LeThiep says:

    Tên tướng Giáp bị ghi sai trên tượng ‘Danh tướng’
    Thứ ba, 18/02/2014

    Phần chú thích tượng chỉ ghi tên Đại tướng là ‘Võ Nguyên’ thay vì Võ Nguyên Giáp và mắc lỗi chính tả cơ bản.

    Bốn tác phẩm điêu khắc về các danh tướng: Việt quốc công Lý Thường Kiệt, Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn, Vua Quang Trung Nguyễn Huệ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được ra mắt công chúng ngày 11/2.

    Tuy nhiên, phần tóm tắt tiểu sử dưới chân tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp khiến nhiều người thắc mắc. Thay vì ghi rõ họ tên Đại tướng là ‘Võ Nguyên Giáp’, bảng chú thích chỉ viết ‘Võ Nguyên’.

    Phần dẫn giải Đại tướng có công lao to lớn khi làm nên những ‘trận thắng chấn động địa cầu’ cũng sai chính tả khi viết ‘chấn’ thành ‘trấn’.

    Ngoài ra, cách dịch cụm từ ‘Việt quốc công’ thành ‘Vietnamese Prince’ của dự án ‘Danh tướng Việt Nam’ cũng gặp phải tranh cãi.

    Một số người cho rằng, lối dịch này chưa chính xác bởi ‘prince’ để chỉ các hoàng tử còn ‘Việt quốc công’ nói đến người có công với đất nước.

    Anh Trần Thanh Tùng, sáng lập viên Hội quán di sản, đơn vị thực hiện dự án ‘Danh tướng Việt Nam’, thừa nhận thiếu sót trong việc ghi tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

    Trong lúc sửa lỗi, Hội quán di sản quay mặt sai vào trong, dùng rào chắn ngăn khán giả đi vào.

Phản hồi