WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

35 năm cuộc chiến biên giới phía Bắc

Tháng 1/1979, Việt Nam mở chiến dịch Tây Nam lật đổ chế độ diệt chủng Khmer đỏ thân Trung Quốc tại Campuchia, Phó Thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình tuyên bố “dạy cho Việt Nam một bài học”.

Quan hệ Việt – Trung bắt đầu rạn nứt năm 1968 khi Việt Nam đồng thời giao hảo với cả Liên Xô và Trung Quốc trong bối cảnh mối quan hệ 2 nước này xuất hiện nhiều xung đột căng thẳng. Năm 1972, Tổng thống Mỹ Nixon tới thăm Bắc Kinh và đạt được thỏa thuận với Trung Quốc. Ba năm sau đó, Việt Nam từ chối tham gia liên minh chống Liên Xô của Trung Quốc.

Ban-do-1979

Bắc Kinh đã xem đó như mối đe dọa. Tháng 5/1975, Khmer Đỏ cho quân đánh chiếm các đảo Phú Quốc và Thổ Chu, thọc sâu vào lãnh thổ Việt Nam, tàn sát hàng nghìn dân thường. Đứng sau viện trợ cho Khmer Đỏ về vũ khí, khí tài cũng như cố vấn quân sự là Trung Quốc. Tranh chấp Trường Sa và Hoàng Sa cũng nổi lên rõ hơn khi Việt Nam tuyên bố chủ quyền với hai quần đảo.

Ngày 3/11/1978, Việt – Xô ký hiệp ước hữu nghị 25 năm – chính thức xác nhận Việt Nam đứng về phía Liên Xô. Gần 2 tháng sau, quân đội Việt Nam tổng phản công trên biên giới Tây Nam, đánh sang Campuchia lật đổ chính quyền Khmer Đỏ. Trung Quốc quyết định dừng viện trợ cho Việt Nam.

Phó thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình khi ấy đã tuyên bố  “phải dạy cho Việt Nam một bài học”.

Cuộc chiến 30 ngày

Rạng sáng 17/ 2/1979, Trung Quốc bất ngờ đưa quân tràn qua biên giới, đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới lãnh thổ Việt Nam từ Pa Nậm Cúm (Lai Châu) đến Pò Hèn (Quảng Ninh) với chiều dài 1.200 km.

Dù từng tuyên bố về ý định trừng phạt trước đó, cuộc tấn công của Trung Quốc vẫn bất ngờ với Việt Nam và cả thế giới.

Theo Niên giám châu Á năm 1980, thời điểm Trung Quốc tấn công, tổng lực lượng phòng thủ của Việt Nam tại các tỉnh biên giới phía Bắc chỉ có khoảng 50.000 quân (xem chi tiết).

Trong khi đó, Trung Quốc sử dụng 9 quân đoàn chủ lực và 32 sư đoàn bộ binh độc lập; 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn, nhiều trung đoàn pháo binh, phòng không cùng hàng trăm pháo hạng nặng, hàng nghìn súng cối và dàn hỏa tiễn. Quân Trung Quốc ước lượng có 600.000 người, gấp hơn 10 lần lực lượng tham chiến thực tế của Việt Nam.

Trên mặt trận Lạng Sơn, các cánh quân lớn của Trung Quốc chia làm nhiều mũi đánh vào Bản Chất (Đình Lập), Chi Ma, Ba Sơn (Lộc Bình), Tân Thanh, Tân Yên (Văn Lãng) và khu vực thị trấn Đồng Đăng (Lạng Sơn). Dù bị bất ngờ song chỉ với lực lượng dân quân địa phương, Việt Nam đã quả cảm chặn đánh, ghìm chân quân Trung Quốc nhiều ngày.

 Những người lính đầu tiên bảo vệ đất nước là bộ đội địa phương, công an vũ trang (bộ đội biên phòng), dân quân tự vệ và nhân dân 6 tỉnh biên giới. Ảnh tư liệu.

Những người lính đầu tiên bảo vệ đất nước là bộ đội địa phương, công an vũ trang (bộ đội biên phòng), dân quân tự vệ và nhân dân 6 tỉnh biên giới. Ảnh tư liệu.

Ngày 20/2, Trung Quốc tăng cường lực lượng chi viện, mở các đường tấn công mới vào điểm cao nhằm tiến xuống phía nam Đồng Đăng. Quân và dân Lạng Sơn bám trụ trận địa, đánh trả mạnh mẽ các mũi tấn công phía trước, phía sau của địch, buộc quân xâm lược phải co về đối phó và bị đẩy lùi ở nhiều mặt trận.

Sau 10 ngày chiến đấu không đạt được mục tiêu, ngày 27/2, Trung Quốc tung thêm một quân đoàn nhằm vào thị xã Lạng Sơn dùng chiến thuật biển người hòng xâm chiếm các mục tiêu quan trọng. Cuộc chiến diễn ra quyết liệt giữa 2 quân đoàn tăng cường của Trung Quốc và lực lượng vũ trang địa phương Việt Nam. Ở điểm cao 417, đoàn An Lão đã đánh bật hàng chục đợt tấn công, loại khỏi vòng chiến đấu trung đoàn 850 của Trung Quốc. Đặc biệt, ở khu vực cầu Khánh Khê trên đường 18, chiến sĩ đoàn Tây Sơn đã kiên cường chặn đứng một sư đoàn quân và một tiểu đoàn xe tăng Trung Quốc.

Ở hướng Cao Bằng, hai quân đoàn tăng cường của Trung Quốc hình thành hai cánh quân lớn từ phía tây bắc theo đường Thông Nông đánh xuống và từ phía đông bắc qua Thạch An, Quảng Hòa đánh lên nhằm hợp điểm ở thị xã Cao Bằng.

Cả hai cánh quân đều bị bộ đội địa phương và dân quân Cao Bằng đánh chặn. Cánh quân tây bắc dựa vào sức đột phá của xe tăng bị chặn tại Hòa An. Cánh quân đông bắc cũng bị đánh quyết liệt ở Thạch An và Quy Thuận, bị chặn đứng trên đường số 4. Mũi đánh vào Trà Lĩnh, Phục Hòa gồm 2 sư đoàn nhằm chiếm đèo Mã Phục, Khâu Chia cũng bị lực lượng vũ trang địa phương phản kích xé tan đội hình, bỏ chạy về bên kia biên giới.

3 ngày đầu, quân Trung Quốc tại Cao Bằng đã bị thiệt hại 4 tiểu đoàn, bị phá hủy hàng chục xe tăng, xe bọc thép và buộc phải đưa lực lượng dự bị vào vòng chiến. Trên trận địa phòng ngự tại đồi Khâu Chia, các lực lượng của Việt Nam đã chặn đứng một sư đoàn Trung Quốc trong 12 ngày, diệt hơn 4.000 lính. Ngày 12/3, quân Trung Quốc tháo chạy.

Trên tuyến Hoàng Liên Sơn, mờ sáng 17/2, các sư đoàn tuyến 1 của hai quân đoàn Trung Quốc ồ ạt tấn công toàn biên giới Hoàng Liên Sơn từ phía tây bắc đến đông bắc thị xã Lào Cai. Cùng với việc đánh nhiều mũi vào các huyện Bát Xát, Mường Khương, bắn pháo dữ dội vào thị xã, quân Trung Quốc đồng thời bắc cầu qua sông Nậm Thi, cho xe tăng và bộ binh tiến vào thị xã Lào Cai và khu vực Bản Phiệt. Dân quân, tự vệ thị xã cùng các lực lượng vũ trang ở đây đánh trả quyết liệt. Sau 7 ngày, hai quân đoàn Trung Quốc không qua nổi trận địa đánh chặn, phục kích của quân và dân Hoàng Liên Sơn.

Trên các hướng Lai Châu, Hà Tuyên, Quảng Ninh, cùng một lúc quân Trung Quốc chia các hướng đánh vào nhiều điểm. Hai sư đoàn Trung Quốc tiến công theo đường 10 vào Nậm Cúm, Phong Thổ (Lai Châu) và đụng độ với lực lượng vũ trang địa phương. Qua hơn 20 ngày, quân Trung Quốc vẫn bị chặn ở Phong Thổ.

Hà Tuyên, một sư đoàn Trung Quốc tấn công vào các đồn chốt biên phòng đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của công an vũ trang, dân quân, bộ đội các huyện Đồng Văn, Thanh Thủy, Mèo Vạc và đồng bào các dân tộc. Hơn 1.000 lính Trung Quốc thiệt mạng.

Tại Quảng Ninh, Trung Quốc dùng hai sư đoàn bộ binh tiến công vào Pò Hèn, Móng Cái, Cao Ba Lanh, huyện Bình Liêu. Trong hai ngày 19 và 20/2, hai trung đoàn Trung Quốc đã bị đánh lui, tháo chạy sát về biên giới.

 Hàng vạn thanh niên Việt Nam mới 18, đôi mươi đã nằm lại nơi biên giới phía Bắc trong cuộc chiến bất ngờ chống lại quân xâm lược Trung Quốc. Ảnh tư liệu.

Hàng vạn thanh niên Việt Nam mới 18, đôi mươi đã nằm lại nơi biên giới phía Bắc trong cuộc chiến bất ngờ chống lại quân xâm lược Trung Quốc. Ảnh tư liệu.

Ngày 5/3/1979, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ra lệnh tổng động viên toàn quốc. Cùng ngày, Trung Quốc tuyên bố “hoàn thành mục tiêu chiến tranh” và rút quân. Các nhà quan sát lúc đó cho rằng rút lui là hành động rất khó, có thể gây cho Trung Quốc nhiều tổn thất nếu bị quân tinh nhuệ Việt Nam phản công.

Ngày 7/3, thể hiện thiện chí hòa bình, Việt Nam tuyên bố cho phép Trung Quốc rút quân. 18/3, Trung Quốc hoàn thành việc rút quân.

Trải qua 30 ngày chiến đấu ác liệt, các lực lượng vũ trang tại chỗ và đồng bào dân tộc 6 tỉnh biên giới Việt Nam đã dựa vào thế trận chiến tranh nhân dân, lấy ít địch nhiều đánh bại “chiến thuật biển người, thọc sâu phá hoại” của quân Trung Quốc.

Theo số liệu công bố, trong hành động quân sự mưu toan phá hoại, 62.500 lính Trung Quốc (hơn 1/10 tổng số được huy động) bị hạ, 3 trung đoàn, 18 tiểu đoàn bị tiêu diệt, thiệt hại; 550 xe quân sự trong đó có 220 xe tăng, xe bọc thép (hơn một nửa số tham chiến) bị bắn cháy, 115 đại bác và súng cối hạng nặng bị phá hủy…Giới phân tích nhận định, thay vì dạy cho Việt Nam một bài học, Trung Quốc đã học được bài học quân sự đắt giá của chính mình.

Tuy nhiên, cuộc xâm chiếm của Trung Quốc cũng gây ra những tổn thất nặng nề cho Việt Nam: các thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, thị trấn Cam Đường bị hủy diệt hoàn toàn, hàng chục nghìn người thiệt mạng trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ nhỏ. Hiện vẫn chưa có số liệu thống nhất về số thương vong từ phía Việt Nam (thông tin này Tòa soạn bổ sung sau khi có thắc mắc của độc giả về số liệu những người dân, chiến sĩ Việt Nam bị thiệt mạng); 400.000 gia súc bị giết và bị cướp; hàng chục nghìn ha hoa màu bị tàn phá. Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân các tỉnh biên giới phía Bắc bị mất nhà cửa, tài sản.

Từ 18/3/1979 đến cuối năm 1988, Trung Quốc đã không rút hết quân như tuyên bố. Suốt gần 10 năm đó, chiến sự vẫn tiếp diễn, cao điểm nhất là năm 1984-1985. Nhiều đơn vị quân đội của Trung Quốc đã được luân chuyển tới biên giới, biến Việt Nam thành thao trường.

Việt Nam vì thế buộc phải thường xuyên duy trì một lực lượng quân sự lớn dọc biên giới. Tình trạng chiến tranh khiến kinh tế Việt Nam thiệt hại nặng nề.

Năm 1992, Việt Nam, Trung Quốc bình thường hóa quan hệ. Cuộc chiến biên giới phía bắc, vì nhiều lý do, trong suốt một thời gian dài đã ít được công bố.

Theo vnexpress – Hoàng Thùy – Nguyễn Hưng

19 Phản hồi cho “35 năm cuộc chiến biên giới phía Bắc”

  1. NGÀN HƯƠNG says:

    BỎ QUA

    Thôi thì chuyện cũ bỏ qua
    Chỉ điều đáng nói là ta đánh Tàu
    Ấy năm Bảy chín nhiệm mầu
    Việt Nam châu chấu đánh Tàu đảo điên
    Nực cười cho Đặng Tiểu Bình
    Dạy ai chẳng thấy khiến mình lãnh thôi
    Mới hay bài học ở đời
    Làm sao dốt chữ dạy người hay hơn !

    HƯƠNG NGÀN
    (18/02/14)

    • DâM TiêN says:

      Ngàn Hương hỡi Ngàn Hương ôi,
      Sao dư nước mắt khóc nòi Cộng Nô?

      Thằng thì cướp biển san hô
      Hoàng Sa lóng lánh cơ đồ Miền Nam

      Thằng thì chiếm đoạt giang san
      Sài gòn yêu dấu còn mang cộng thù…

      Ngàn Hương mà khóc Cộng , ru?
      Mặc cha cho chúng trán u bể đấu!

      Khóc cho Cộng Phỉ ? Còn lâu!
      Buồn lòng DâM gưởi vài câu…làm quà !

  2. noileo says:

    “bất ngờ”?

    Tháng 5-1975 dòng người Việt nam tỵ nạn cộng sản trốn chạy cuộc xâm lăng & chiem dong của bọn cộng sản VNDCCH vong bản ngoại lai tay sai giặc tàu, dồn về trại tỵ nạn đầu tiên ở Guam Island, có một hòn đảo lớn, diện tích cỡ Hồng Kông, cách Phillippines 2500 km về phía Đông, vói dân số khoảng 90000 nguòi năm 1975.

    Tại đây người tỵ nạn đã đọc đuọc trên các tờ báo địa phương những bài xã luận tiên đoán về một cuộc tranh chấp võ trang, chiến tranh nóng, giữa Trung cộng và Việt cộng, sẽ xảy ra trong một tương lai gần từ 3 đến 5 năm.

    Như trên đã nói Guam là một đảo nhỏ, tít ngoài khơi Thái bình Dương, nhưng ở đó đã có những tờ báo với những bài báo sáng sủa như vậy,

    hỏi rằng bọn cs, bọn lãnh đạo trí tuệ đỉnh cao cs ở hà nội , bon tuong ta cong san, bọn trí thức cộng sản chân chính tim đỏ thẻ đỏ tay chân của bọn cầm quyền, nó ăn cái gì, nó bốc cái gì mà nó cứ rên rỉ “bất ngờ”, “bất ngờ” hết sức trơ trẽn như vậy?

    Cứ cho rằng chúng không thể biết chính xác giặc tàu sẽ đánh vào ngày 16 hay 17 hay 18, vào tháng 1 hay tháng 2 hay tháng 3, vào năm 78 hay 79 hay 80… nhưng chúng phải biết là bọn tàu sẽ đánh, để mà phòng bị chứ?

    Trước bao nhiêu hành động của chúng, ôm chân Nga, khiêu khích Tàu, phản bội Tàu, mà chúng lại nghĩ rằng tàu sẽ không làm gì chúng, chung dồn hết quân sang Kăm pu chia,

    rồi khi quân tàu rút, không có lực lượng truy đuổi & tiêu diệt địch & ngăn ngừa một cuộc tái xâm lăng, hay tối thiểu là chiếm lại các vị trí xung yếu, chúng lại bốc phét là “ta nhân đạo, không truy đuổi, cho quân giặc đuọc rút về hết!” trong khi thuc te la giac tau van de lai quan chiem giu lanh tho VN, chiem dong nhung vi tri quan trong …

    Toàn những luận điệu trẻ con để nói với người trong nước, nói với những con vẹt lão thành cách mạng, vẹt trí thức cộng sản chân chính tim đỏ thẻ đỏ, vốn bị chúng bị chúng bưng bít thông tin, nhồi sọ thông tin, coi như trẻ con!

    • LeThiep says:

      Phỏng đoán là một chuyện, nhưng điều quan trọng cần phải biết là khi nào địch thủ ra tay . Còn phỏng đoán thì có thể trật hay đúng .

      Trước 4/75, có quan thày Tàu cộng giúp cho về tình báo, chớ còn trong trận chiến Biên Giới đánh lại quan thày, thì dĩ nhiên quờ quạng bị ăn quả đấm thép bất ngờ ! Cả mấy trăm ngàn tên lính Tàu cùng xe tăng, đại pháo rùng rùng tiến bước mà tai mắt nhân dân lẫn quân báo chẳng biết trước chi sất để mà sẵn sàng .

  3. DâM TiêN says:

    Đại tướng kiêm Tổng thống Dương Văn Minh, nhà tiên tri đại tài, nhẩy !
    Tướng Khoa Nam, tư lệnh Quân đoàn IV/ QLVNCH,có tầm nhìn xa, đó!

    Khi VNCH sắp sập tiệm oan ức, Pháp cử Tướng Vanuxem tới gặp ông
    Minh, đề nghị Pháp và Trung Quốc sẽ ra tay can thiệp, ngăn chặn cộng
    phỉ mọi rợ đói khát nông nô ba đời Bắc Kỳ…ăn cám heo!

    Tướng Minh chối từ. Sau này ông ta lý giải nghe lọt tai : Nếu ta nhờ
    thằng Pháp thằng Tàu, họ đến giúp , rồi chẳng biết họ sẽ ở lì tại nước
    mình đến bao giờ lưu thủy. Vậy chi bằng, ta cứ…trao cho cu Cộng phỉ
    Bắc kỳ, dù sao chúng củng là…đồng chủng, rồi ra thế này thế kia, v v,.

    Ối giời ơi, chẳng ngờ thằng đồng chủng nông nô đói mèm, nó vơ vét
    kỳ cùng, ăn trả bữa như heo nọc, uống như trâu rừng…sạch quách..

    Thế nhưng, ông Minh vẫn còn đúng. Cái đuôi nòng nọc sắp rụng rùi,bà
    con. Tui gặp anh Tư Long An, thầm thỉ tí tẹo, nghe ra cũng …hay hay.

    .

  4. DâM TiêN says:

    Tại sao Tàu Cộng bắng nhắng cho Việt Cộng…BÀI HỌC THỨ NHẤT?
    Vậy trong tà ý của Tàu, là sẽ còn,,, BÀI HỌC ” THỨ HAI ” ru mà ui?

    Tàu Cộng cho Việt Cộng bài học thứ nhất, vì rằng em Việt Cộng dám
    bò taooo theo Nga Sộ, lại đánh diệt hai thăng em taoo là Pol Pot và Mặt
    Chạn Rải phooong Miền Lam…

    Nhưng ơi ời, Đạng Tiểu Bình tây du hội ý với chú Sam, suýt bị mắc lỡm
    bời khi Tàu Ô uýnh Việt Ô, thì NgA Ô mang triệu quân áp sát biên giới
    Tào Ô, tính làm mạnh, binh thằng Việt Ô! ( thằng chú Sam tính toán
    ma mãnh ác ôn thiệt ; Sam rút đi bò lại ..địa bàn trống cho các loải ác ôn
    Cộng phì uýnh nhau tơi bời. Nay Tàu Ô và Việt Ô cũng…khó mà tránh
    chiến tranh, là bài học…thứ hai, nhấy …

    Cuối cùng Đạng Tiểu Bình mưu trí còn thua xa anh chàng họ KISS !

  5. Hoàng Thanh says:

    Sáng chủ nhật ngày 16/2/2014, tại Hà Nội đã diễn ra buổi lễ kỷ niệm ngày Biên Giới Việt Nam 17 tháng 2. Đây là hoạt động nhằm tưởng niệm 35 năm chiến tranh biên giới phía Bắc (17/2/1979 – 17/2/2014), tưởng nhớ và tôn vinh những người con đã ngã xuống để bảo vệ mảnh đất quê hương trước quân Trung Quốc xâm lược. Mặc dù thời tiết Hà Nội có mưa nhỏ, trời trở rét. Nhưng người dân đứng sẵn tại khu vực Bờ Hồ để đến giờ tham dự buổi lễ tưởng niệm. Trên tay mỗi người cầm theo những đóa hoa hồng trắng kèm dải băng đen mang giòng chữ: “17/2 – Nhân dân không quên”. Buổi lễ diễn ra tại khu vực công viên tượng đài Lý Thái Tổ và Hồ Gươm. Đây là sự kiện đã được thông báo công khai từ trước, vì vậy mà nhà cầm quyền Hà Nội đã có một số động thái đáng ngờ nhằm ngăn cản và phá hoại buổi lễ. Bắt đầu từ hôm thứ bảy, 15/2/2014, trước khu vực tượng đài Lý Thái Tổ đột nhiên xuất hiện một sân khấu được dựng lên, đồ đạc xây dựng và máy móc thì bày ra bừa bộn, gây choáng chỗ. Đằng sau tượng đài Lý Thái Tổ được dựng sẵn một tấm bảng hoành tráng, lòe loẹt mang giòng chữ “Mừng đảng mừng xuân”. Các ‘quái chiêu’ quấy rối đang được chính quyền Hà Nội ráo riết mang ra áp dụng với sự tham gia đông đảo của các lực lượng ô hợp gồm có: công an sắc phục lẫn thường phục, cảnh sát giao thông, dân phòng, quần chúng tự phát… Buổi lễ kỷ niệm ngày Biên Giới Việt Nam 17 tháng 2 có một nhóm cụ già và thanh niên nhảy múa trước tượng đài Lý Thái Tổ ở thủ đô Hà Nội. Một số kẻ khác liên tục gào thét, chửi bới với những luận điệu nhố nhăng, đúng theo phong cách mà các ‘dư luận viên’ vẫn hay dùng. Lực lượng công an với quân số đông đảo đã được huy động bao vây, xé lẻ từng người. Đội quân quần chúng tự phát mang theo loa phóng thanh cũng đã xuất hiện nhằm quấy phá buổi lễ. Toàn bộ khu vực công viên quanh tượng đài Lý Thái Tổ đã bị rào lại để cho các cán bộ tuổi trung niên thi nhau nhảy nhót, múa may kệch cỡm. Toàn bộ khu vực xung quang Bờ Hồ trở nên huyên náo bởi tiếng hô phản đối Trung Quốc xâm lược vang lên cùng với tiếng loa phóng thanh phá rối của công an. Sau khi tập trung hô khẩu hiệu, nhiều người đã vào đền Ngọc Sơn làm lễ và đặt hoa tưởng niệm các chiến sỹ đã ngã xuống để bảo vệ mảnh đất quê hương trước quân Trung Quốc xâm lược. Buổi lễ tưởng niệm kết thúc vào lúc 11 giờ. 35 năm kể từ ngày hơn 60.000 chiến sĩ và người dân Việt Nam đã hy sinh bảo vệ tổ quốc, một buổi lễ tưởng niệm đã được tổ chức thành công ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội. Phóng viên Chris Brummitt của hãng AP, từ Hà Nội, nhận định quan hệ với Trung Quốc, “đồng minh ý thức hệ và đối tác thương mại chính, là vấn đề chính trị trong nước rất nhạy cảm cho giới cai trị tại Hà Nội”. “Họ không muốn sự giận dữ chống Trung Quốc trên đường phố lại lan sang các lĩnh vực khác chịu sự cai trị áp chế của họ,” phóng viên này viết… (vietinfo.eu).

  6. MotKhucRuot says:

    Buồn cười , lảo lùn Đặng Tiểu Bình là CS mà lại bai bãi dạy cho CSVN một bài học , bài học đó là bài học gì ??? . Đất nước bị tàn phá , người dân vô tội bị tàn sát ??? . Trời ơi , hai cái thứ đó CS đâu có quan tâm như Mao đã tưng tuyên bố sẵn sàng thí một nữa dân số TQ …hay bọn CS Hồ Chí Minh tuyên bố dù dãy Trường Sơn có bị san bằng vẫn không sờn lòng …..Tóm lại , đánh VN thực chất ĐTB không muốn TQ mất mặt với thế giới khi thằng em phản bội theo Liên Xô , và cũng muốn cho LX biết TQ chẳng sợ gì LX qua cái hiệp ước LX-VN . Chỉ khốn nạn cho dân miền Bắc !!!!

  7. Lamson72 says:

    Trích : “… cuộc tấn công của Trung Quốc vẫn bất ngờ với Việt Nam và cả thế giới. ….” Ngưng trích

    Bất ngờ gì ? Bất ngờ với VC nhưng chả có bất ngờ với thế giói . Tại sao Đặng xí quách đi Thái Lan đi Nhật đi Mã lai … và đi tuốt bên Mỹ để chi dzậy ta ? Đặng xếnh xáng khi đó đã gần hết xí quách rồi mà làm một cuộc trường chinh như thế là để thăm dò và trấn an những quốc gia đó . Đặng xếng xáng cần một cái đèn xanh là bụp thằng VC ngay .

    Thầy chú VC bất ngờ vì ” không lẻ đồng chí lại đánh nhau ” lại ỷ có thầy Liên Xô sau lưng với cái Hiệp Định hổ tương quân sự và kinh tế “Kommekong” gì gì đó nên phè cánh nhạn . Tới chừng quân Tàu phù chiếm Lạng Sơn Cao Bằng rồi mà còn chưa tin là Tàu phù gây chiến .

    Mẹ, cứ mị dân rằng thì là “bên kia biên giới là nhà , bên nầy biên giới cũng là quê hương hay Bác Mao không ở đâu xa, bác hồ ta đó chính là bác Mao. Tình hữu nghị Trunng – Việt đời đời bền vửng rồi còn tượng hình tượng cảnh răng vẫu , mồi vều như Đồng vều …

    Nhưng trên đời nầy làm gì có tình đồng chí hay tình hữu nghị anh em XHCN muôn năm . Đó là cách để thầy chú VC bịp lẫn nhau và bịp người dân . Các đồng chí cắc ké thì không biết . Chứ mấy anh lớn trong bộ chính trị như lê duẫn như lê đức thọ thì quá biết . Nếu mấy đồng chí trong bộ chính trị cũng tin đã là đồng chí thì không bao giờ đánh nhau thì thiệt là quá stupid . Mao xếnh xáng đã hy sinh người và của cải tiền bạc đổ vào chiến tranh VN quá nhiều không lẻ Mao xếnh xáng chơi bạo lấy tiếng ngu tức là chỉ để lấy tiếng là đồng chí môi hở răng lạnh .

    Khi Mỹ thay đổi chiến thuật từ be bờ ngăn chận thành tấn công thành lủy XHCN để chiến thắng thì Mỹ phải chia khối XHCN làm hai : Liên Xô Và Tàu Cộng . Sau khi chia làm hai thì bắt bồ với Tàu cộng cho Tàu cộng vào Liên Hiệp Quốc đá đít chệt Đài Loan . Tình cho không biếu không quần đảo Hoàng Sa . Sau đó tập trung đánh sập Liên Xô bằng kinh tế qua chương trình Star War thời TT Reagan . VC sau khi chiếm miền Nam do Mỹ tặng qua Hiệp Định không Hòa Bình Paris 1973 và Mỹ tạo cho khối CS mâu thuẩn : Đánh và giết nhau . VC biết mà phải bị lún lầy . Nhược tiểu , nghèo nên phải chịu . Trung Cộng xúi Pol Pot gây chiến tại biên giới . Hà Nội bắt buộc phải xâm lăng Miên và lún lầy tại đó hơn 10 năm ngốn của Liên Xô không biết bao nhiêu là tiền của . LX bị lún lầy tại Afghanistan . Hai hồi nhập một thêm cú Star War là LX đi đái . Lê duẫn chỉ có một con đường là theo liên xô bỏ tàu cộng . Để giải tỏa mặt trận Miên nên Đặng Tiểu Bình bắt buộc phải dứt VC . Đặng Tiểu Bình thân chinh đi gặp TT Jimmy Cater xin sự ủng hộ của Mỹ để dạy VC một bài học . TT Carter chỉ đồng ý cho cuộc chiến ngắn ngày và trấn an một số nước ở Á Châu . Thế là Đặng xíu Bình xua quân tấn công VC . Tàn phá các tỉnh phía Bắc nơi giáp ranh Trung cộng . Nặng nhất là Lạng Sơn Cao Bằng, Hang Pắc Pó …thành bình địa . Theo cam kết cùng TT Carter Đặng xếng xáng cho rút quân về nước sau 30 ngày chiếm lỉnh trận địa . Quân VC không đủ khả năng truy kích khi Tàu cộng rút quân . Hành quân rút lui rất khó phải có lực lượng cản hậu phải được phi pháo yểm trợ tối đa mới có thể thành công khoảng 20% . Dzậy mà quân Tàu ô tà tà rút về Tàu vừa đi vừa đái, không có truy kích tập kích gì hết ráo . Chứng tỏ quân VC đã đứt hơi .

    Mấy ngày nay đọc mấy nhà báo bị rọ mõm VC viết về trận chiến Tàu – VC tui cưòi muốn đứt chến . Mẹ, ngồi dưới đáy giếng viết theo công thức . Nhiều thằng còn bạo mồm viết là 35 năm chiến thắng chiến tranh biên giới Việt-Trung . Chiến thắng cái củ cải . Quân đội nằm hết bên Miên . Trong 30 ngày không quân VC không thể đưa năm ba sư đòan ra Miền Bắc . Đâu phải Không Lực Huê Kỳ đâu mà ham . Cho nên mặt trận biên giới toàn là dân quân tự vệ . Nướng không biết bao nhiêu mà kể . Tàu tới đâu phe ta rút tới đó đưa dân ra làm bia đở đạn mà nổ thấu trời xanh . Nhìn mấy tấm hình đưa mấy em ghế ra đánh nhau với Tàu thấy thê thảm quá . Không có lực lượng truy kích lúc Tàu phù rút lui mà bảo là chiến thắng . Tội nghiệp quá .

    Tiếc là tui không có thì giờ để bình những bài viết của tụi văn nô, nếu có thì quý vị mặc sức mà cười vì bọn nhà báo VC láo lếu quá
    Khà khà khà

    • Trực Ngôn says:

      Nói là “bất ngờ” để chối bỏ trách nhiệm và che giấu tổn thất nặng lúc ban đầu.

      Làm sao mà “bất ngờ” được! Vì trong chuyến thăm Đông Nam Á tháng 12 năm 1978, Đặng Tiểu Bình đã trả lời phỏng vấn truyền hình TQ và tuyên bố: “Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học“.

      Hơn nữa, Tầu di chuyển cả mấy chục vạn quân ra biên giới rầm rộ. Nhưng vì CSVN coi thường, cứ nghĩ rằng “chó CS không ăn thịt nhau” nên không đề phòng, nào ngờ chó CS-Trung quốc cắn sứt mõm chó VC!

      Chỉ tội cho người dân và bộ đội phải chết oan, trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết là vậy!

  8. LeThiep says:

    Việt cộng và Tàu cộng cả hai đều thuộc loại nói láo nhất hành tinh nên ta khó biết được đích xác quân số tham chiến và thiệt hại mỗi phe . Về lực lượng của Tàu cộng, Việt cộng loan tin 600000 quân, Tàu cộng nói 200000 quân, trong quyển ” On China”, cựu ngoại trưởng Hoa kỳ Kissinger nêu lên con số 300000 quân.

    Cũng vậy,về con số thiệt hại, cả hai phe đều khoe mẽ gây thiệt hại nặng nề cho phe bên kia .Riêng bản tin của đài BBC ngày 19 tháng 10, 2013 viết :

    Phía Trung Quốc nói quân lính Việt Nam chết và bị thương vào khoảng 50.000 – 70.000, lính Trung Quốc khoảng 20.000.

    Ước tính thương vong của hai bên cũng chênh lệch nhau.

    Phía Việt Nam thì trong một số bản tin hiếm hoi nói tiêu diệt hơn 30.000 lính Trung Quốc.

    Tạp chí Time của Mỹ lại đưa ra con số 20.000 lính Trung Quốc thiệt mạng, Việt Nam chết 10.000 .

  9. Thanh Pham says:

    Coi Đi Để Thấy

    “Bên kia biên giới là nhà
    Bên nầy biên giớ cũng là quê hương”???
    Tố Hưũ hồ đồ

    Coi đi để thấy Bắc phương
    Đù má chúng nó, một phường dã man
    Coi đi để thấy tư Sang
    Khom lưng khúm núm, Việt gian một nòi

    Coi đi thấy phận tôi đòi
    Đù má chúng nó, rước voi mả giày
    Tàu cộng là lũ quan thầy
    Cái họa đại Hán, chẳng chầy nước ta

    Bắc thuộc ngày đó không xa
    Còn tụi Việt cộng, nước nhà tan hoang
    Một ngàn năm, mình lầm than
    Sao ta không dám, phá tan xích xiềng?

    •T.Phạm

    http://sangcongpha1.wordpress.com/

  10. Minh Đức says:

    Đoạn đầu bài này nói về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc kể ra một số chi tiết thì cũng là cách viết để làm ra vẻ Trung Quốc lên mặt đàn anh còn Việt Nam thì có độc lập chủ quyền của mình. Nhưng đem chuyện thực tế mà nói thì Trung Quốc việc trợ súng đạn, lương thực cho miền Bắc để “giải phóng” miền Nam bắt đấu từ 1960. Lúc này Liên Xô không viện trợ súng đạn vì Krushchev theo đường lối “sống chung hòa bình” với tư bản. Đến 1965 thì Liên Xô mới viện trợ cho miền Bắc, sau khi ông Krushchev bị các đồng chí chủ chiến tống đi. Liên Xô viện trợ nhiều và vũ khí có giá trị hơn Trung Quốc vì Liên Xô là nước vũ khí tối tân hơn Trung Quốc. Từ đây bắt đầu có chuyện giữa CSVN và CSTQ. Kẻ đem tiền của giúp người khác tất nhiên là muốn kẻ chịu ơn phải trung thành với mình. Giữa con người với nhau cũng giống như các nước với nhau. Thí dụ, ông Võ Văn Kiệt đem Trịnh Công Sơn từ Huế vào Sài Gòn rồi cấp hộ khẩu, cấp nhà, cho công việc làm và danh vọng thì Trịnh Công Sơn tất nhiên là phải chịu ơn và trung thành với ông Võ Văn Kiệt. Nếu Trịnh Công Sơn quay ra nghe lời ông Nguyễn Văn Linh đi theo đám đàn em ông ta và không còn gần gũi với ông Võ Văn Kiệt nừa thì tất nhiên sẽ có chuyện sinh ra giữa Trịnh Cộng Sơn và Võ Văn Kiệt. Ở đây CSVN ngả về phía Liên Xô cho nên Trung Quốc không bằng lòng. Giữa các nước với nhau, mình đem bao nhiêu của cải giúp nó mà nói không còn nghe lời mình nữa thì nếu ở gần thì đem quân đánh cho nó một trận. Trung Quốc đem quân đánh Việt Nam cũng giống như Liên Xô đem quân đánh Hungary, Tiệp Khắc.

    Trung Quốc viện trợ bao nhiêu súng đạn, lương thực cho CSVN là muốn CSVN làm đàn em. Lúc cần Trung Quốc thì CSVN nói Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc. Đến khi có chỗ dựa là Liên Xô và chiếm được miền Nam rồi thì CSVN lại nói Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Chơi thế thì Trung Quốc nó đánh là phải. Cũng may lúc đó nó yếu nó đánh không nổi. Còn ngày nay nó mạnh thì phải sợ nó.

    • Buá Tạ says:

      Thì cũng do mấy thằng chó Việt Cộng gây ra thôi. Có phaỉ không?
      Vậy thì tội cuả tuí nó có đáng đem ra chém rồi treo đẩu lên cây cho bà con nhổ nước
      bọt vào mặt chúng không ?

Leave a Reply to NGÀN HƯƠNG