WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trường hợp Lý Chánh Trung [1]

Phần 2

Lý Chánh Trung, Tố Hữu, Lê Quang Vịnh, Lê Văn Nuôi, Huỳnh Tấn Mẫm, Nguyễn Đình Thi. Ảnh: internet

Lý Chánh Trung, Tố Hữu, Lê Quang Vịnh, Lê Văn Nuôi, Huỳnh Tấn Mẫm, Nguyễn Đình Thi. Ảnh: internet

Trong một bài biên khảo  nhan đề: 20 năm giới trí thức miền Nam, tôi đã có dịp đề cập đến trường hợp Lý Chánh Trung.. như một biểu tượng của trí thức thiên tả miền Nam trước 1975. Nhưng nay ông vào tuổi xế chiều mà thời gian còn lại cho ông không còn bao nhiêu nữa. Vinh danh và quyền lực của đảng cộng sản dành cho ông như chức tước cũng đã đến lúc trắng tay.

Cuộc sống của ông hiện nay lúc cuối đời xem ra thanh bạch, đạm bạc mà nhiều phần là túng thiếu.

Còn nhớ vào những năm tháng ấy, sau 1975- quyền lực trong tay cũng có- vậy mà Lý Chánh Trung cảm động và khoe một cách hãnh diện là vừa có học trò cho một bao gạo.

Bao gạo ấy đượm tình nghĩa thầy trò của người miền Nam, nhưng nó tố cáo một cách gián tiếp chế độ bất nhân ấy.

Cái còn lại như chứng tích duy nhất của nền Đệ Nhất Cộng Hòa để lại cho ông là căn nhà của ông ở làng đại học Thủ Đức, số 17 đường công lý, phường Bình Thọ, quận Thủ Đức, Sài gòn. Chính nơi đây con cái ông lớn lên, được nuôi dưỡng ăn học và nay là cái mái che mưa nắng cho ông lúc tuổi xế chiều[1]

Sự đãi ngộ ấy có thể ông không bao giờ muốn nhìn nhận, có thể ông chỉ coi như một điều đương nhiên là như thế..

Nay được biết ông lại bị  bệnh lãng trí nặng, đi lang thang quên cả lối về nhà. Chắc nhiều bạn bè thương cảm và buồn cho ông.

Buồn thì đúng rồi.

Nhưng với tôi, tôi nghĩ nó lại là cơ may, là nguồn hạnh phúc cho riêng ông.

Nếu ông còn trí nhớ, còn biết vui buồn, còn biết phân biệt thị phi nhìn thấy cảnh đất nước như ngày hôm nay- như trường hợp luật sư Lê Hiếu Đằng- thì có khi  đến chết ông cũng không nhắm mắt được.

Lý Chánh Trung hơn ai hết là một giáo sư triết hiểu sự mất trí nhớ đôi khi lại là là con đường giải thoát cho riêng ông.

Mới đây nhất, cậu con trai út Lý Trung Dũng, sinh năm 1970, phóng viên báo Tuổi Trẻ trước đây bị xe ô tô cán, sau nhiều năm chữa trị đã qua đời ngày 22 tháng11-2013.

Cuộc sống vắn vỏi ấy kết thúc một cuộc đời-kết thúc cả cuộc đời tuổi trẻ đến phi lý- phải chăng Lý Trung Dũng như một con chiên làm vật hiến tế thay cho bố?

Tin chắc là ông buồn vô kể. Như một phần đời của ông không còn nữa. Tôi còn nhớ, đến thăm ông, tiếng kêu của Dũng ở trong nhà vọng ra ngoài phòng khách, ông làm như thản nhiên tiếp tục nói chuyện.

Khi buổi chiều ra về, lòng tôi chùng xuống một nỗi buồn. Trên tay cầm cuốn: Một thời bom đạn, một thời Hòa Bình. [2]

Lý Chánh Trung trước 1975, khi viết thường luôn luôn kết án chế độ tư bản bóc lột, đã làm tha hóa con người. Theo ông,con người bị vong thân trở thành những công cụ. Đó là hình ảnh  của những con sen, thằng ở, cô vũ nữ, anh bồi, anh tài xế.. những người lao động là nạn nhận nằm trong mối tương quan :ông chủ- thằng ở.

Hoàn cảnh ấy so với người trí thức miền Nam trở thành công cụ cho chế độ cộng sản thì có khác gì? Nghĩ tới hoàn cảnh người trí thức miền Nam, miền Bắc- hoàn cảnh của một Lý Chánh Trung hiện nay thì  cũng chỉ là một công cụ của chế độ? Nói huỵch tẹt là một thứ nô lệ tệ hơn nô lệ. Bảo sao thì phải nói vậy.

Có bao giờ Lý Chánh Trung nghĩ rằng chính ông hiện đang vong thân, tự đánh mất phẩm tính, nhân cách con người, trở thành những con vẹt biết nói?

Vì thế, tôi thiết nghĩ cần có một bài viết đầy đủ về ông- như một nhân chứng sáng giá nhất cũng như bi kịch nhất- của một trí thức miền Nam đã  tự vong thân cho cộng sản và nếu không nói bây giờ thì còn có dịp nào để nói?

Một lần nữa, tôi muốn đi lại hành trình trí thức cũng như những hoạt động thời VNCH và thời sau 1975 của ông.

Đó là hai thời kỳ, hai chặng đường của một người trí thức tiêu biểu của miền Nam.

Hai thời kỳ ấy, ông đã diễn dịch và phân định bằng hai biểu tượng là:  Một Thời đạn bom. Một thời Hòa Bình.[3]

Một thời đạn bom được hiểu là một thời oan trái do bom đạn Mỹ gây ra. Và một thời Hòa Bình, thời sau 1975 mà dân chúng được hưởng tự do, an bình, hạnh phúc, ấm no.

Thật là mỉa mai quá. Thời bom đạn vì ai nên nỗi. Và thời Hòa Bình, hạnh phúc nơi mô? Hòa bình kiển nào, cho ai sau 1975?

Sự phân hai thời kỳ của Lý Chánh Trung đã giản dị hóa đến cùng cực thực tế đau buồn của cả hai thời kỳ. Nó chỉ còn là những tuyên truyền đầy cảm tính.

Cuộc chiến được tô vẽ như  một bên thật giầu, thật lớn, thật mạnh, một bên thật nghèo, thật nhỏ, thật yếu. Một bên thả bom, một bên hứng bom. Một bên đi giầy, một bên chân không, một bên mập lù, một bên ốm nhách. Một bên cỡi máy bay, một bên chạy bộ…Và cứ thế, trong năm năm trời, không bên nào thắng bên nào..

Và ông có một giấc mơ được huyễn hoặc:

Trên đỉnh núi Sọ, trơ vơ một cây thập giá. Trên cây Thập giá, có một người bị đóng đinh đang hấp hối.. Chung quanh người bị đóng đinh vần vũ một bầy kên lông trắng, lông vàng với những cái cánh bao la che kín mặt trời..

Tôi đến dưới chân Thập giá, ngước mắt nhìn lên.

Người bị đóng đinh là dân tộc tôi. [4]

Đọc những dòng trên, tôi có cảm tưởng  Lý Chánh Trung chả thua gì một Tố Hữu ngoài Bắc.

Tôi không nói oan cho ông đâu. Những Lê Hiếu Đằng, những ông Hồ Ngọc Nhuận, những Lý Quý Chung cũng đã từng là những con vẹt biết nói tiếng người như thế cả. Trách ai bây giờ?

Lý Quý Chung trong một dịp trả lời phỏng vấn của Alain Ruscio nhận xét :

‘ Như phần đông những người bạn tôi ở đây, tôi đã sống nghiệm trải hai chế độ báo chí..Trước đây chúng tôi đã là những người thợ bửa củi, còn bây giờ, chúng tôi là những người thợ mộc. Thái độ đã hoàn toàn khác. Bây giờ chúng tôi lao mình vào việc xây dựng. Bây giờ tôi cảm thấy mình có ích cho xã hội hơn cho Việt Nasm, cho dân tộc tôi, liên hệ gắn bó với dân tộc, trách nhiệm hơn’.[5]

Hãy cứ hỏi 700 tờ báo hiện nay ở VN họ là thợ bửa củi hay họ là thợ mộc?

Chính vì làm báo kiểu thợ mộc Lý Quý Chung mà khi giáo sư Trần Văn Giàu đến thăm  tòa báo Tin Sáng lần đâu tiên đã đưa ra lời nhận xét khen mà mỉa mai như sau :

‘ Các anh làm báo cộng sản Như… Cộng sản

Lần sau ông đến khen nhiều hơn :

Các anh làm báo cộng sản Hơn.. cộng sản.[6].

Lời khen này nếu hiểu ra thì quả thực Trần Văn Giàu quá hiểu cộng sản cũng như quá  hiểu những kẻ nịnh cộng sản.

Có nghĩa là các anh nịnh giỏi quá.

Vì thế, Hồ Ngọc Nhuận khi viết cuốn Hồi Ký Đời, đã ghi chú thêm : Chuyện về những người tù của tôi Những người tù ở đây là ai? Là Nguyễn Ngọc Lan, là Lý Chánh Trung, là Lê Hiếu Đằng, là Ngô Công Đức, là Dương Văn Ba, là Nguyễn Hữu Hiệp mặc dầu họ chưa đi tù một ngày nào trong chế độ mới.

Nói chung, đọc hết các sách của Lý Chánh Trung  như Tìm Về Dân tộc, Tôn Giáo và Dân Tộc, Những Ngày Buồn Nôn. Tôi chỉ thấy những lời nguyền rủa và xưng tụng.

Nó thiếu vắng một nụ cười .

Để cho việc vẽ lại chân dung và diện mạo cũng như hành trình nhận thức hay hành trạng cuộc đời Lý Chánh Trung được đầy đủ, xin chia bài viết làm hai phần:

- Lý Chánh Trung trước 1975- Thời đạn bom

- Lý Chánh Trung sau 1975- Thời Hòa Bình

1.- Cuộc đời Hoạt động của ông trước 1975

Lý Chánh Trung và những người trí thức công giáo

Ông đã tự vẽ chân dung của mình là khi từ Bỉ về nước, ông đã về quê ở Vĩnh Bình và dạy cho một trường học là cơ sở của Cách mạng. Một thời gian ngắn sau ông lên Sài Gòn..Năm 1955, ông từ bỏ Vĩnh Bình- quê ông- và gia nhập vào trong nhóm trí thức công giáo Pax Romana với các quý ông như  bs Nguyễn Văn Ái, lm Nguyễn Bình An( qua đời rất sớm vì bệnh cancer) bs Nguyễn Văn Thơ, luật sư Nguyễn Văn Huyền, các giáo sư Phạm Thị Tự, Phó Bá Long, Trần Long, các chuyên viên như Lâm Võ Hoàng, Anh Tôn Trang, Võ Long Triều, Đoản Thanh Liêm vv

Nhóm này đã tổ chức’ Tuần lễ Hội Học công giáo ‘ và và cho ra ‘ Tủ sách Đạo và Đời »

Đây là giai đoạn hiền lành và trong sáng nhất của một người trí thức như ông. Nó tiêu biểu cho giới trí thức công giáo thành thị mà phần đông du học ở ngoại quốc về.

Sau đó do sáng kiến phần lớn của Nguyễn Đình Đầu để thể hiện tinh thần Công đồng Vatican 2, ông cùng với Nguyễn Văn Trung Nguyễn Đình Đầu, Anh Tôn Trang chủ trương tờ tuần báo Sống Đạo. Trụ sở tờ báo là mượn văn phòng xã hội của linh mục Parrel, trên đường Nguyễn Du, cạnh nhà thờ Đức Bà.

Tổ chức tờ báo có hai bộ phận. Bộ phận viết bài chủ lực là Nguyễn Văn Trung, Lý Chánh Trung, Nguyễn Đình Đầu, Anh Tôn Trang., Bộ phận phát hành do các anh em trong phong trào Thanh Sinh Công, do anh Phong trách nhiệm đi các giáo xứ. Anh Phong đã ra đi rất sớm khi còn trẻ . Thật đáng tiếc một con người hoạt động xông xáo, lúc nào cũng vui vẻ nhanh nhẹn. Tinh thần của anh Phong  là phục vụ-. phục vụ cho xã hội, cho con người- và cũng là vâng theo Chúa của anh.

Sau đây, xin trích dẫn vài bài báo của Lý Chánh Trung đã được đăng trên Sống Đạo vào các tháng 7,8,9 năm 1962 như :

  • Thân Phận tôi đòi
  • Ông chủ xe hơi và cô thư ký-
  • Hai giới thanh niên
  • Những gót chân non

Các bài viết của Lý Chánh Trung trong thời kỳ này đã có những ám ảnh mà chủ yếu đặt nặng vấn đề Công Bằng Xã hội- một đề tải quen thuộc và được ông khai thác nhiều lần-. Nó  phản ánh một phần các tư tưởng xã hội của chủ nghĩa Mác Xít trong đó có các vấn đề Cần Lao, vấn đề Vong Thân, vấn đề  Bạo động tranh đấu giai câp, vấn đề Bóc lột giữa chủ và thợ  ..vv..

Những ý tưởng then chốt về công bằng xã hội sẽ là những bước mở đường cho Lý Chánh Trung một ngày không xa đến thực sự với cộng sản.

Nói như thế chỉ là hoàn cảnh đặc biệt dành cho Lý Chánh Trung thôi.. Những sinh viên nào ngồi trên ghế nhà trường đã bước qua cổng trường của Platon thì không có gì xa lạ với những chủ đề xã hội trên

Tôi còn nhớ, lúc bấy giờ Báo Sống Đạo bán rất chạy, gây được tiếng vang lớn. Ai cũng hăng say tin tưởng từ anh em viết bài chủ lực, đến các sinh viên và đến anh em phụ trách phát báo.. Phản ứng của độc giả thì nhiều- đủ loai khen chê tức giận cũng có, đôi khi cấm bán báo nữa.-

Phần Lý Chánh Trung được đề nghị làm chủ bút. Nhưng ông thừa biết, bọn trí thức Bắc Kỳ công giáo làm hết mọi chuyện:-Từ sáng kiến cũng do họ- tổ chức do họ- phương tiện vật chất do họ tự liệu- viết cũng do họ. Nhưng họ vẫn đẩy ông ra làm người đứng đầu.. Sau này cũng thế khi làm các tờ Hành Trình, ông vẫn giữ vai trò chủ bút. Nguyễn Văn Trung vai chủ nhiệm. Việc thì người khác làm, danh xưng thì ông nhận.[7]

Và nhóm trí thức này  cũng đã tổ chức được một tuần lễ Hội học xã hội dưới nhan đề: Lương tâm công giáo và công bằng xã hội vào năm 1963, do nhóm Trí thức công giáo Sài gòn. Điều hành và tổ chức cũng do tụi công giáo Bắc Kỳ làm hết. Nhưng bài thuyết trình khai mạc cũng dành cái vinh dự đó cho ông..Với sự góp mặt của Lý Chánh Trung, Trần Văn Toàn, Trần Long, Anh Tôn Trang, Võ Long Triều, Mai Văn Lễ, Lm Nguyễn Bình An, Nguyễn Văn Trung.

Lý Chánh Trung với bài tham luận khai mạc: Sự phát triển của ý niệm Công Bằng trong lịch sử. Nguyễn Văn Trung là người kết thúc tuần lễ hội thảo với:Trách nhiệm hiện tại của người công giáo. [8]

Xin lưu ý là trong tuần lễ Hội thảo này, ban tổ chức đã chỉ mời giới chưc lãnh đạo tôn giáo như TGM Nguyễn Văn Bình, cả Khâm sứ tòa Thánh.. Nhưng đã không mời đại diện chính quyền như ông Trần Kim Tuyến hay Ngô Đình Nhu..

Điều đó muốn nói lên tính cách độc lập của buổi Hội thảo. Và họ củng thừa biết rằng, dù có mời, ông Ngô Đình Nhu cũng không đi dự vì ông không muốn dính dáng vào sinh hoạt của tôn giáo…

______________________________

[1] Làng Đại Học Thủ Đức được thành lập là do một dự án của ông Ngô Đình Nhu muốn đưa một số phân khoa Đại học lên Thủ Đức như một thứ Campus của Tây Phương. Nhưng chỉ mới xây dựng bước đầu làng Đại Học cho các giáo sư thì ông bị thảm sát năm 1963. Chương trình tốt đẹp ấy giống như nhiều chương trình xã Hội khác bị bỏ dở. Khu đất làng Đại Học là do đất mua lại của nông dân với giá rẻ. Các giáo sư được  cho  vay một số tiền rồi được tùy ý xây cất theo ý thích của mỗi người.

[2]  Lý Chánh Trung, Một thời đạn bom, Một thời Hòa Bình. Nxb Đồng Nai. Đây là cuốn sách được xuất bản sau 1975 được chính quyền cộng sản cho xuất bản cùng với cuốn Hồi Ký của Lý Quý Chung. Các cuốn  Hồi Ký khác của Dương Văn Ba và Hồ Ngọc Nhuận bị cấm xuất bản. Nhưng Hồ Ngọc Nhuận vẫn cho in chui, dưới dạng photocopy. Tôi có được một ấn bản này.

[3] Nội dung cuốn sách chắc được xào nấu kỹ càng chỉ có hai mặt : Chê và khen.. Chê miền Nam trước 1975 và khen chế độ XHCN sau 1975 với nhiều phần sai sự thật, lấp liêm, bất công nếu không nói là xuyên tạc.

[4]  Lý Chánh Trung, Những ngày buồn nôn, bài : Bầy kên kên và cây thập giá, trang 160

[5] Alain Ruscio, Vivre au Viet Nam, trang 177

[6] Hồ Ngọc Nhuận, Hồi Ký Đời, bản thảo, trang 73

[7] Tở Hành Trình, tuy chỉ xuất bản được mười số, Nhưng lại gây tiếng vang nhiều nhất. Một bản tin của A.F.P, ngày 12-11-1965 đã đưa tin như sau : Son dernier reproduit un article de revue littéraire mensuelle ‘Itinéraire’ qui semble etr le porte-parole des milieux univertsitaires et intellectuels. (Số ra cuối cùng của tờ báo(chỉ tờ sinh viên Huế) đã in lại một bài bài báo Hành Trình, một tờ báo được coi như phát ngôn viên cho giới Đại Học và trí thức)

[8] Trích Tuần Lễ Hội Học 1963. Nhóm Trí thức công giáo sài Gòn. Lương Tâm Công Giáo và Công Bằng Xã Hội, dưới sự bảo trợ của Tổng Giám Mục giáo khu Sài Giòn,  nxb Nam Sơn

Pages: 1 2

21 Phản hồi cho “Trường hợp Lý Chánh Trung [1]”

  1. Nhân says:

    Vĩnh bình là Vĩnh long bây giờ

  2. Đinh Ngọc Minh says:

    Điều làm cho chúng ta hết sức kinh ngạc là có rất nhiều kẻ tự nhận mình là trí thức- thậm chí là trí thức về lãnh vực triết học, xã hội học- lại dễ dàng để cho bọn côn đồ, vô học cs xỏ mũi dắt đi! Sự thật giờ đây đã được phơi bày quá rõ ràng, những con người này không biết tự hổ thẹn hay sao khi còn cứ mãi mạo nhận danh xưng trí thức này- kia- nọ!?!

  3. vu trung says:

    Cũng có thể những tên “trí thức” ấy có cuộc sống đầy đủ, sung sướng quá nên chúng muốn làm cái gì đó cho cuộc đời chúng thêm hương vị, nên chọn theo cs để tìm cảm giác mạnh và thỏa mãn cái tự hào là thành phần “trí thư’c” của mình. Chúng chỉ là không chịu, hoặc chưa bao giờ được dạy, rằng muô’n làm gì chỉ ảnh hưởng đê’n bản thân thì tự nhiên, nhưng những hành động có thể ảnh hưởng đến người khác thì phải vô cùng cẩn thận xét suỵ Loại người, nếu có thể gọi là người, như thế thời nào cũng nhan nhản, ngay cả bây giờ . Cứ nhìn những HDH, Ng Hữu Liêm, NKTA, etc, đầy đó thì biết.

  4. Thanh Pham says:

    Từ Ấy

    Có gì để hãnh dịên
    Chụp hình chung Tố Hữu?
    Một tên đaị gian ác
    Mà người đời nguyền rủa!

    “Giết, giết nữa cho ruộng đồng tươi tốt”
    … Thờ Mao chủ tịch, thờ Stalin…bất diệt”
    Một tên vong bản uống máu người
    Một tên lai căng đáng khinh miệt!

    “Thương cha thương một
    Thương ông thương mười”
    Ngợi ca tên đồ tể
    Thương mười lần hơn cha!
    Không còn ngôn ngữ nào
    Diễn tả con ác quỷ
    Nó bưng bô Nga Tàu!

    “Từ Ấy” dân ta thành tôi mọi
    Anh em cùng cha như kẻ thù
    Dân ta kéo lê đời nghèo đói
    Đất nước trở thành một nhà tù

    Cũng bởi nó ngợi ca thiên đường mù!
    Khoa bảng ơi, người có nghe tiếng ru:
    “Trăm năm bia đá thì mòn
    Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”

    T.Phạm

    http://sangcongpha1.wordpress.com/

  5. Hòa says:

    Tôi không hiểu tại sao những người viết văn Việt Nam thường hay mắc phải những lỗi rất sơ đẳng về ngày tháng và nơi chốn đến như vậy .
    Chẳng hạng như bài nầy vtác giả viết về Lý Chánh Trung về “quê ở Vĩnh Bình” .
    Vĩnh Bình ở đâu tại Việt Nam?
    Đâu phải ai cũng rành mọi ngỏ ngách làng xóm của Việt Nam đâu? Hơn nữa nếu như độc giả biết chỗ đó là nơi nào thì nếu tác giả thêm vài con chữ giải thích đó là “vĩnh Bình” thuộc tỉnh nào thì bài viết sẽ rõ ràng hơn, cứ như tác giả suy đoán ai cũng biết Vĩnh Bình nằm ở nơi đâu tại Việt Nam. Một sơ sót nhỏ nhưng làm bài viết trở nên mù mờ.
    Một lỗi nữa, khi nhiều tác giả viết về giai đoạn trong lịch sử nào đó mà lại thiếu ngày tháng. Giả sử không biết rõ ngày tháng thì chí it cũng phải cho biết năm để độc giả dễ theo dõi bài viết để nhớ lại lịch sử.
    Vài ý kiến mong tác giả Việt Nam hoàn thiện hơn.

    • Vô danh says:

      Vĩnh Bình là một xã thuộc huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.
      • Quyết định 181-CP[1] ngày 25 tháng 04 năm 1979 của Hội đồng Chính phủ điều chỉnh địa giới và đổi tên một số xã và thị trấn thuộc tỉnh An Giang, tách 1/2 ấp Vĩnh Bình và 1/3 ấp Vĩnh Thuận của xã Vĩnh Hanh lập thành một xã lấy tên là xã Vĩnh Bình.
      • Quyết định 300-CP[2] ngày 23 tháng 08 năm 1979 của Hội đồng Bộ trưởng, chia huyện Châu Thành thành hai huyện lấy tên là huyện Châu Thành và huyện Thoại Sơn, xã Vĩnh Bình thuộc huyện Châu Thành
      Trước năm 1975 ai cũng biết Vĩnh Bình ở đâu.

    • Mộng năng says:

      Vĩnh Bình là tên một tỉnh ở miền nam. Theo ông thì nên viết là:Vĩnh Bình – Việt Nam chớ gì ?( Chẳng lẽ Vĩnh Bình ở Trung Quốc ?) Dốt địa lý mà còn la lớn !

    • Builan says:

      Không biết thì hoỉ , chã có gì xấu hổ
      Com cuả HOÀ thật đáng qúy !
      Tôi cũng học hoỉ thêm nhiều điều.
      Tác giả bài viết có lẻ cũng nhận ra !

      @Tôi từng sống chết trên miềm đất nầy!- VĨNH BÌNH
      Biết là biết vậy nhựng không dám tranh luận !!!

      Hai bạn VÔ DANH & MỘNG NĂNG… cứ tiếp tục !!!
      Anh nào đúng chị nào sai !!
      Cầu xin cho cả hai đều đúng
      Coi chừng lỡ cổ ! khakhakha

    • vb -Vĩnh Bình (?) says:

      Vài nét về Trà Vinh hay đã từng được gọi là tỉnh VĨNH BÌNH.

      Đời Gia Long, Nam Kỳ được chia thành 5 Trấn: Phiên An, Biên Hoà, Định Tường, Hà Tiên và VĨNH LONG.
      Đời Minh Mạng, ngày 1/8/1832, Nam Kỳ bỏ Trấn mà thành lập Tỉnh(?): Gia Định, Biên Hoà, Định Tường, An Giang, Hà Tiên và Vĩnh Long, TRÀ VÌNH thuộc VĨNH LONG.
      Năm 1876, Pháp chia Vĩnh Long thành ba hạt: Vĩnh Long, TRÀ VINH và Bến Tre.
      Ngày 1/1/1900 TRÀ VINH được nâng lên thành tỉnh với các quận(huyện): Càng Long, Châu Thành, Bàng Đa, Ô Lắc, Bắc Trang. Sau đó 1928 hai quận Bàng Đa, Ô lắc hợp nhất để thành Cầu Ngang, rồi một quận(huyện) mới được ra đời là Tiểu Cần (Bắc Trang cũ), tôi không nhớ Trà Cú, Cầu Kè được thành lập khi nào.
      ( Không thèm nhắc đến cái gọi là Hành Kháng Nam Bộ từng sát nhập hai tỉnh VL-TV thành tỉnh Vĩnh Trà).
      Năm 1956, do sắc lệnh 143-NV ngày 22/8/1956 cuả TT NĐ Diệm, tỉnh TRÀ VINH được đổi tên thành VĨNH BÌNH, với các quận cũ và thêm 2 quận mới là Trà Ôn và Vũng Liêm.
      Năm 1967, c/q VNCH tách 2 quận Trà Ôn, Vũng Liêm để nhập vào tỉnh Vĩnh Long.
      Năm 1976, tháng 2, c/q Cộng-Việt sát nhập hai tỉnh Vĩnh Bình, Vĩnh Long thành tỉnh CỬU LONG.
      Năm 1991, (chán sát nhập thì lại chia, sai thì sửa, rồi sửa lại sai) chính quyền “ta” lại chia Cửu Long thành Vĩnh Long và TRÀ VINH cho đến nay.
      Một vài địa danh và con số đáng lưu ý ở VĨNH BÌNH hay TRÀ VINH:
      - Ao Bà Om
      -Chuà Hang (Miên)
      - Nhà thờ(CG) Mặc Bắc
      Và 30% dân số là người gốc Miên(khơ-me).

      Ông NVL là công dân VNCH, nói về một người khác cũng sống ở Miền Nam là Lý Chánh Trung, liên hệ đến những sự kiện lịch sử dưới thời VNCH, nên ông ấy chỉ cần ghi lại điạ danh quen thuộc thời VNCH là tỉnh VĨNH BÌNH. Độc giả không biết thì hỏi và nếu ông Lục cẩn thận chú thích thì tốt, bằng không thì cũng chả nên trách ông ta.
      Cơm dọn ra tận bàn, còn mỗi việc cầm đũa cũng chờ người hầu ư?

      • Tudo.com says:

        vb -Vĩnh Bình (?) says:
        23/02/2014 at 18:13
        Vài nét về Trà Vinh hay đã từng được gọi là tỉnh VĨNH BÌNH. . . . .

        Cám ơn vb- Vĩnh Bình cho sử liệu chính xác, đồng thời để ông Hoà nào đó đừng có la ong óng khi chưa hiểu thời điểm lịch sử và địa danh được, bị, thay đổi.
        Sau 30/4/75, VC thay đổi tùm lum tà la có ai biết đâu là đâu. . . .như :
        Sài Gòn bị thành Hồ chí Minh.

        Và hai câu Thơ dưới đây mà người ta nói là của thi sĩ . . .Vũ Hoàng Chương ?
        Nam Kỳ khởi nghĩa tiêu Công Lý
        Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do.

  6. MotKhucRuot says:

    Chắc chắn một người như NCT không bao giờ được CS tin dùng như Mao từng nói hạng trí thức như NCT : ” không bằng một cục phân ” . Rất đúng , một người trí thức mà không nhận biết một điều rất hiển nhiên : một con người dù có khoác lên người chiếc áo cà sa hay chiếc áo choàng đen mà có nhửng hành động tàn bạo , dã man , khũng bố , lừa bịp , dối trá thì kẻ đó không bao giờ là người tốt , sẽ không bao giờ đem lại một điều gì tốt đẹp cho tha nhân , cho xã hội . Có biết bao sách báo viết về chế độ CS , những hành động tàn bạo cũa bọn quốc tế CS , những hành động tàn bạo , khũng bố cũa CSVN trong cuộc chiến phá hoại , xâm lăng miền Nam ….nhưng trí thức như NCT vẫn tin theo CS thì rõ ràng NCT phơi bày một con người có vấn đề về luân lý , đạo đức , lương tâm , nhân ái . Xét cho cùng , NCT là một tên đốn mạt , một hạng trí thức không đáng bằng cục phân .

  7. T. says:

    Chắc hẳn những người như Lý Chánh Trung, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi này đã biết nhiều về tên đồ tể dùng bút giết người Tố Hữu mà còn chụp hình chung với hắn thì qủa thật tội của các ngươi đối với dân miền Nam cũng qúa lớn đủ để kết án về tội “diệt chủng” ! Không biết Lý Chánh Trung có viết lại cuốn sách ” Những Ngày Buồn Nôn” trước khi nhắm mắt hay không???

  8. LeThiep says:

    Tội lỗi của tên “ăn cơm quốc gia, thờ ma Cộng sản ” Lý chánh Trung:

    Lý chánh Trung vong thân cho cộng sản nên đã im lặng đồng lõa với tội ác của Quỷ Đỏ Việt cộng trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất – mà nhà văn Dương thu Hương đã phê bình rằng : Triều đình Cộng sản là triều đình duy nhất cho tới nay, dạy cho con gái, con dâu vu khống bố hiếp dâm, dạy con trai chỉ vào mặt bố “đả đảo thằng bóc lột”, dạy cho láng giềng tố cáo điêu chác, đâm chém, dày xéo mồ mả của nhau … vào những năm 1953, 1954 và kéo tới mùa Xuân năm 1955. Khi con người đã đủ can đảm vu khống, nhục mạ ngay bố mẹ đẻ của mình thì họ thừa sự nhẫn tâm để làm những điều ác gấp ngàn lần như thế với tha nhân.

    Thời đạn bom : Lý chánh Trung vong thân cho cộng sản nên trí óc mù lòa không nhận biết được rằng Việt cộng là phe gây chiến tranh – Vì đâu mà chiến tranh ? Cựu đại tá CS Bùi Tín : Ông ấy (HCM) theo đường lối quốc tế 3 để nhuộm đỏ Đông Dương. Nếu mà ông ấy không theo chủ nghĩa cộng sản thì phương Tây nó không cần cuộc chiến tranh để dẹp chủ nghĩa cộng sản . Nhà văn Tô Hải : “Không có ông Hồ, không có cái đảng này thì đâu đến nỗi cả dân tộc tôi bị chiến tranh tàn phá, anh em, họ hàng đâu đến nỗi chia lìa, chém giết lẫn nhau, đâu đến nỗi thua xa những nước cũng thuộc địa như nước tôi đến cả thế kỷ về mọi mặt” .

    Một thời Hòa Bình : Lý chánh Trung vong thân cho cộng sản nên đã tiếp tay xây dựng hòa bình “theo kiểu Việt cộng” cho dân tộc – mà trung tướng cộng sản Trần Độ mô tả: “Tại sao chiếm được miền Nam năm 1975, một nửa đất nước trù phú như vậy mà chỉ vài năm sau đã đưa cả nước vào tình trạng nghèo đói ngắc ngoải như vậy?”

    …Nền chuyên chính tư tưởng hiện nay ở Việt Nam là tổng hợp các tội ác ghê tởm của Tần Thủy Hoàng và các vua quan tàn bạo của Trung Quốc, cộng với tội ác của các chế độ phát xít, độc tài. Nó tàn phá cả một Dân tộc, huỷ hoại tinh anh của nhiều thế hệ “.

  9. Tran Gia says:

    Trong bên thắng cuộc của Huy Đức có nói đến chi tiết là sinh viên muốn biểu tình xin ý kiến Lý Chánh Trung. Ông Trung khuyên học trò không nên, nguy hiểm lắm.

    Cảm ơn tác giả đã cho bạn đọc một bài viết rất thú vị, nhiều thông tin. Khi nào ông có thời gian xin ông viết về nhân vật Dương Văn Ba, trong bài ông có nhắc đến tên.

    Cảm ơn ông.

    Trần Gia

  10. Nói Không Được says:

    Một số “trí thức” miền Nam trước 75 vì bất mãn với xã hội họ đang sống nên quyết định chọn một lập trường chính trị khác, một tư thế đối lập mang tính chất phá bỏ thay thế. Tuy nhiên, trái với truyền thống của trí thức thực sự, họ không nghiên cứu, tìm hiểu kỹ con đường họ chọn nên đã “trao thân nhầm tướng cướp”. Có thể nói họ có bằng cấp nhưng không có trí tuệ. Khi đã nhận ra sai lầm họ chọn thái độ im lặng, nhẫn nhục thay vì phản kháng. Như vậy họ thiếu cái khí phách của kẻ sĩ. Tóm lại họ là những người có học, bằng cấp cao nhờ vào sự nuôi dưỡng của xã hội miền Nam nhưng họ chỉ để lại những kinh nghiệm ô nhục cho lớp sau.

    • Hoàng says:

      Bạn nói rất đúng về bọn trí thức nầy…chúng rất hèn hạ…Chúng học nhiều…để chỉ biết giành giựt ghế ngồi…không được vì bất tài vô đức…chúng quay mặt chống đối…chạy theo cs như lá bùa hô mạng cho chúng,nơi chổ dựa cho chúng.Chúng thường kêu gọi mọi người xung phong thì hắn đi trùm mền.húng chỉ là loài côn trùng trên mặt đất nầy.

Phản hồi