Đây có phải là tội ác của lãnh tụ họ Hồ và chế độ Cộng Sản Việt Nam?
Sau gần một thế kỷ ra đời, chủ nghĩa cộng sản với nội tại của nó đã tự chứng minh rằng Chủ Nghĩa Xã Hội và Chủ Nghĩa Cộng Sản không tồn tại trong xã hội loài người, mà nó chỉ là một sản phẩm của trí tưởng tượng của một số kẻ mắc chứng hoang tưởng mà thôi. Ấy vậy mà cũng trong ngót một thế kỷ tồn tại đó, những “tín đồ” của sản phẩm hoang tưởng đó, với ước vọng đạt được nó, đã phạm phải vô số những tội ác, gây ra cái chết của hơn một trăm triệu người trên toàn thế giới. Trong đó chỉ riêng ở Việt Nam thôi cũng đó có hơn 10 triệu người đã vong mạng cũng do tội ác của chế độ cộng sản mà kẻ thủ ác không ai khác hơn là lãnh tụ Hồ Chí Minh và thuộc hạ.
Đến nay đã có nhiều tài liệu phơi bày những tội ác đó của Hồ và của các lãnh đạo cộng sản Việt Nam kế thừa sự nghiệp bần cùng hóa nhân dân, ngu hóa dân tộc để dễ bề cai trị, từ cuộc cách mạng Cải Cách Ruộng Đất long trời lở đất từ 1949 đến 1956 cho đến vụ án Nhân Văn Giai Phẩm rồi vụ án “Xét Lại Chống Đảng” từ 1967 đến 1973 và đặc biệt là cuộc chiến tranh xâm lăng Miền Nam nhân danh cuộc “Cách mạng Giải Phóng Dân Tộc, Thống Nhất Tổ Quốc” từ 1955 đến 1975 khiến hơn 5 triệu thanh niên cả hai miền Nam – Bắc đã bị giết trong cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàng, nồi da xáo thịt đó và hàng triệu người khác là dân sự của cả hai miền cũng vong mạng vì cảnh bom rơi đạn lạc; hàng triệu người khác thì bị thương tật, tàn phế do trực tiếp tham chiến hoặ là nạn nhân chiến cuộc.
Với ngần ấy máu xương của đồng bào ruột thịt trong ròng rã 20 năm chiến tranh huynh đệ tương tàn đó để thắng lợi cuối cùng là một quê hương hoang tàn đổ nát, một dân tộc đói nghèo tăm tối kéo dài hơn 3 thập niên nữa, khiến hàng triệu người phải bỏ nước ra đi tìm tự do, bởi sau đó trên đường đưa đất nước tiến lên thiên đường Xã Hội Chủ Nghĩa, hàng ngàn nhà tù, trại giam lại được xây dựng để đọa đày, giam giữ những người đòi hỏi công bình bác ái, đòi hỏi tự do dân chủ nhân quyền… bởi thực chất cái gọi là “Cuộc Cách Mạng Dân Tộc, Dân Chủ Nhân Dân” mà Hồ Chí Minh và đảng cộng sản xúi dục đồng bào Miền Bắc tiến hành trong cuộc chiến tranh xâm lược Miền Nam trong suốt 20 năm từ 1955 đến 1975 thực chất chỉ là một cuộc chiến tranh giành quyền cai trị đất nước từ một chính phủ dân chủ của dân, do dân và vì dân sang một chánh phủ độc tài toàn trị vì quyền lợi của một nhóm lợi ích, ấy là tầng lớp cai trị, còn cái gọi là thiên đừng Xã Hội Chủ Nghĩa và thiên đường Cộng Sản Chủ Nghĩa chỉ là một chiếc bánh vẽ mà thôi… Ấy là tội ác của chế độ cộng sản và của Hồ Chí Minh cùng nhóm lợi ích mà cả dân tộc Việt Nam dường như ai ai cũng đã quá tỏ tường…
Ngoài những tội ác nêu trên, còn nhiều hiện tượng xã hội là hệ lụy của “Cuộc Cách Mạng Dân Tộc, Dân Chủ Nhân Dân” và là hệ lụy của tiến trình xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội, mà dường như ít được đề cập đến trong các hành vi thuộc phạm trù tội ác của Hồ và đảng cộng sản, mà trong hành trình đi tìm tự do, chính người viết đã mục sở thị và đã cảm nhận được như một nỗi đau thương bất tận của dân tộc mà mỗi con người Việt Nam còn chút tình yêu quê hương đất nước, còn chút lòng tự trọng dân tộc ít ỏi cũng không thể vô cảm, không thể làm ngơ đó là hình ảnh những “con dân của bác” những “thần dân của đảng cộng sản Việt Nam quang vinh” tha phương cầu thực suốt dọc đường gió bui…
Có nhói lòng không khi từ vùng nông thôn đến thành thị của hai nước láng giềng Cambodge và Thái Lan, nơi người viết đã đi qua, nơi nào cũng tồn tại những những nhà thổ mà đa phần những người phải bán phấn buôn hương trong đó để cha mẹ đỡ phải đói nghèo, để anh em khỏi phải thất học lại là cháu con của bà Trưng, bà Triệu? Có ai từng hỏi rằng hơn 700 năm trước, Huyền Trân Công Chúa đã được:
“Đổi chác khôn ngoan khéo nực cười,
Vốn đà không mất lại thêm lời,
Hai châu Ô Lý vuông ngàn dặm,
Một gái Huyền Trân của mấy mươi.”
Còn ngày nay “con dân của bác và đảng” làm thân cây quế giữa rừng… để đất nước Đại Việt được gì? Để con Hồng cháu Lạc được gì hay chỉ là tiếng ô nhục ngàn đời không rửa sạch?
Cũng dọc đường gió bụi, người viết cũng từng gặp dễ có đến hàng trăm thậm chí là hàng ngàn nam, phụ, lão ấu người Việt lê lết ở nhiều tụ điểm đông người cả ở xứ Miên lẫn xứ Thái để ăn xin mà không ít những cái bang xuyên quốc gia này có sự chăn dắt hẳn hoi của những đầu nậu là những kẻ buôn người chuyên nghiệp với những đường dây đưa người tàn tật, mù lòa, cùi hủi từ Việt Nam sang mà chúng gọi là “cóc” và những người chăn dắt để thu lợi nhuận theo tỷ lệ phần trăm từ những “con cóc” đó, thì được gọi là “người chăn cóc” mà nhiều cho rằng những kẻ chăn cóc này có cả một “công nghệ” biến những trẻ em Việt Nam nghèo nhưng vốn lành lặn, trở thành những đứa trẻ mù, què nhưng lại hoạt động như những chiếc máy in tiền cho những “người chăn cóc”… Và vì có lắm bạc nhiều tiền, những kẻ đó đã bỏ các nhân viên Lãnh Sự Quán, Đại Sứ Quán Việt Nam ở nước sở tại vào túi để luôn luôn được hợp pháp với công việc “chăn cóc” siêu lợi nhuận này. Xin được hỏi rằng đây là nghiệp chướng của quê hương, của dân tộc hay đây chính là tội ác của lãnh tụ cộng sản họ Hồ và của đảng cộng sản?
Cũng tương tự như vậy, tại nhiều trung tâm thương mại ở Phnom Penh, ở Bangkok có rất rất nhiều cáo thị về những kẻ trộm cắp, móc túi với đầy đủ hình ảnh và danh tánh, cũng là “cháu con của bác và thần dân của đảng”. Xuyên suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, giống nòi Lạc Việt đã bao giờ ô nhục như thế này chưa? Xin một lần nữa được hỏi rằng đây là nghiệp chướng của quê hương, của dân tộc hay đây chính là tội ác của lãnh tụ cộng sản họ Hồ và của đảng cộng sản?
Và với 7 ngày phải vào nhà tù giam giữ những người nhập cư vào Thái Lan trái phép trước khi đến bến bờ tự do, người viết càng ngỡ ngàng đến không thể tin đây là sự thật khi được tận mắt nhìn thấy hàng trăm nam thanh nữ tú cũng là “cháu con của bác và thần dân của đảng” đã bị bắt, bị đưa vào trung tâm giam giữ người nhập cư trái phép này mà ngoài một số người đến đây để kiếm sống bằng những công việc nặng nhọc tại các công trường xây dựng, một số khác thì làm công việc hầu bàn ở các nhà hàng nhưng đa phần lại là những người đến bán phấn buôn hương hay trộm cắp, móc túi… Thật là đẹp mặt cho “đảng quang vinh và lãnh tụ vĩ đại”. Thật đẹp mặt cho một dân tộc có một nền văn hiến hàng ngàn năm. Bởi đâu? Do ai? Xin thêm một lần nữa được hỏi rằng là nghiệp chướng của quê hương, của dân tộc hay chính là tội ác của lãnh tụ cộng sản họ Hồ và của đảng cộng sản?
Người viết đã tâm nguyện rằng ngày khi đến bến bờ tự do là bắt tay ngay vào loạt bài về những tội ác ít được người đời để ý này của Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam, tiếc thay ở môi trường sống mới còn quá ngỡ ngàng, chưa hội nhập được kể cả văn hóa cũng như điều kiện làm việc: Khi còn tạm dung ở Thái Lan, mọi nhu liệu, mọi chương trình hoạt động trên computer đều hoàn toàn là sao chép, mà không có bản quyền, cho nên ngày rời Thái Lan để đi định cư, nhiều người đã khuyến người viết hãy chuyển computer về cho đồng bào trong nước sử dụng, vì ở Hoa Kỳ những người sử dụng computer với các nhu liệu sao chép, không có bản quyền đều là phạm pháp có thể gặp rắc rối với pháp luật. Đến Hoa Kỳ trong thời gian đầu này, việc tự trang bị cho mình các phương tiện làm việc như cell phone, như laptop chỉ là chuyện “fiction”. Trong khi đó mượn tạm computer của những người quen để làm việc thì cũng không hề đơn giản vì thân ai có phận nấy đã đành, đa phần những computer của những người quen biết ở đây chỉ gồm những chương trình căn bản, mà thiếu khá nhiều nhu liệu và chương trình cần thiết cho công việc ngay cả như Microsoft office và các nhu liệu chuyên dụng cho ngành báo chí khác… Đó là những khó khăn đã ngăn trở người viết không thể thực hiện được những dự định về bài vở mà điều này đã làm thất vọng không ít đối với quý tôn trưởng từng đặt nhiều hoài vọng vào người viết khi còn chưa đến được bến bờ tự do. Kính mong được sự cảm thông và chia sẻ của quý tôn trưởng.
Tất nhiên tội ác của lãnh tụ cộng sản họ Hồ và thuộc hạ vẫn còn nhiều. Xin được tiếp tục trình bày thêm trong những bài viết tiếp theo.
Richmond, Virginia ngày 30 tháng 7 năm 2014
© Nguyễn Thu Trâm
© Đàn Chim Việt
HOAN HÔ
Hoan hô ông Mác ông Lê
Vẽ ra thế giới tứ bề hanh thông !
Lại quên yếu tố con người
Thành ra chỉ hóa bốn bề đui then !
Bởi người đâu giống tuyết băng
Hoàn toàn trong sáng mà lên địa đàng !
Nên chi chỉ nỗi hàm oan
Một lần đã vướng dễ hòng đi ra !
Ngàn đời trong cõi người ta
Có ai khờ dại hơn là Mác Lê !
Biến đời thành thứ ê chề
Mọi người nhắm mắt vạn bề tung hô !
Nên thôi có nói thế nào
Khác gì đầu vịt nước trào thế thôi !
Hay là như cái lá môn
Nói chơi cho biết chứ còn hoài công !
NGÀN PHIẾM
(08/8/14)
Trần Thành Nam :( Trích đoạn ).. Hôm nay, trong bài giảng cho những người trẻ về niềm tin vào con người từ đâu ra – đó là từ những gì họ đã làm trước mắt chúng ta hoặc cho chúng ta, tôi đã kể lại câu chuyện mình đánh mất niềm tin vào nhân cách người Việt như thế nào, và từ đó tôi đã phải đi tìm nhân cách người Việt đã bị đánh mất ra sao?
Câu chuyện bắt đầu cách đây hơn ba mươi năm. Năm đó, tôi vừa tốt nghiệp cao học kỹ thuật và kinh tế từ Đông Âu, về nước. Đó là những năm tháng gian khó đặc biệt của đất nước ta dù đã hòa bình, đã sau chiến tranh nhiều năm, do những sai lầm trong cơn say chiến thắng và sự ngu muội của “những ngừơi thắng cuộc chiến” là chính những người như ông cha tôi và đồng đội của họ…
……………………
Ở một ga miền Bắc Trung bộ, tôi không nhớ ở đâu, hình như ở xứ Thanh, có một cô bé khoảng 14-15 đội lên tàu bán một rổ tép khô. Do đông người đi lại bán hàng va chạm, rổ tép khô của cô bé bị rơi đổ hết xuống sàn tàu, ngay trước mắt tôi và cách chỗ tôi ngồi chừng 1-2 mét. Cô bé hốt hoảng lo sợ, luống cuống quì xuống gom vội tép lại. Theo bản năng “ga lăng”, tôi lao ngay ra giúp cô bé vơ tép khô lại thành từng đống nhỏ. Cùng lúc đó, nhiều người xung quanh cũng đều xông vào, đa số cũng là những người bán hàng trên tàu như cô bé, xúm lại làm như tôi: vơ tép khô của cô bé gọn lại. Tôi cười nhìn mọi người và nghĩ: “Ồ, mọi người tốt quá! Thế mà mình đã nghĩ dân ta bây giờ không yêu quí nhau như trước nữa…”
Chưa kịp nghĩ hết ý trên thì tôi đã đớ người ra khi nhìn thấy mọi người không bốc tép khô vào rổ cho cô bé như tôi mà cho vào những cái túi riêng của họ! Một loáng, sàn tàu đã sạch trơn không còn tí tép khô nào! Và mọi người thản nhiên bỏ đi với những túm tép khô vơ vét được của họ, như không có gì xảy ra… Tôi chẳng thấy nét mặt ai mừng rỡ hay buồn hay ái ngại gì cả, bình thường… Còn cô bé đứng dậy co dúm thút thít khóc bên cạnh rổ tép khô nay chỉ còn một vốc. Tôi cứ đứng bên cạnh cô bé, ngơ ngác và lòng rưng rưng với nắm tép khô còn chưa kịp đưa vào rổ của cô bé, và không hiểu tại sao mọi người làm như thế! Còn những hành khách trong toa tàu, trong đó có mẹ tôi, đã chứng kiến toàn bộ chuyện đó, cũng làm ngơ, không ai phản đối gì, cho là chuyện bình thường…
Cho đến hôm nay tôi vẫn còn khinh ghét con người mình vì lúc đó đã không làm được việc mình muốn làm nhất là gào thét lên: “Mọi người! Hãy trả lại tép khô cho cô bé!”
Sự kiện nhỏ đó đã làm tôi mất niềm tin vào nhân cách người Việt. Tôi không thể tự hào là người Việt nữa .
Cho đến hôm nay, cái câu không được hét ra ấy vẫn cứ vang lên mãi không tha trong đầu tôi:
“Hãy trả lại tép khô cho cô bé!” .
Sự kiện nhỏ đó đã làm tôi mất niềm tin vào nhân cách người Việt. Tôi không thể tự hào là người Việt nữa.