WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Liệu Putin có thể tồn tại?

George Friedman
17/3/2015

Lời Toà Soạn: Tuần này, chúng tôi mở lại bài viết trong Geopolitical Weekly được viết đầu tiên hồi tháng Bảy năm 2014 trong đó nêu ra là liệu Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể duy trì được quyền lực hay không, dù ông đã tính toán sai lầm ở Ukraine, chủ đề này trở nên nổi bật với sự vắng mặt tạm thời gần đây của ông trước công chúng. Trong khi Putin đã xuất hiện trở lại, các vấn đề nổi lên do hành động biến mất của ông vẫn còn tồn tại.

—————————–

Putin

Putin

Có một quan điểm chung cho rằng ông Vladimir Putin cai trị Liên bang Nga như là một nhà độc tài, rằng ông đã đánh bại và đe dọa các đối thủ của ông, và rằng ông đã gây đe dọa mạnh mẽ đến các nước xung quanh. Đây là một quan điểm hợp lý, nhưng có lẽ nó nên được đánh giá lại trong bối cảnh của các sự kiện gần đây.

Ukraine và nỗ lực để đảo ngược sự suy sụp của Nga

Dĩ nhiên, Ukraine là nơi để khởi đầu câu chuyện. Đất nước này hết sức quan trọng đối với Nga trong việc làm trái đệm chống lại phương Tây và cũng là tuyến đường để cung cấp năng lượng cho châu Âu, nền tảng của nền kinh tế Nga. Ngày 1/1/2014, Tổng thống Ukraine là ông Viktor Yanukovich, nhìn chung được coi là thân Nga. Do sự phức tạp xã hội và chính trị của Ukraine, sẽ là vô lý khi nói rằng Ukraine do ông lãnh đạo chỉ là một con rối của Nga. Nhưng công bằng để nói rằng dưới triều của ông Yanukovich và những người ủng hộ ông, những lợi ích căn bản của Nga ở Ukraine được an toàn.

Điều này cực kỳ quan trọng đối với ông Putin. Một phần của lý do là vì ông Putin thay ông Boris Yeltsin năm 2000 vì ông Yeltsin quá kém trong chiến tranh Kosovo. Nga đã liên minh với những người Serbs và không muốn NATO khởi động một cuộc chiến tranh chống lại Serbia. Mong muốn của Nga đã bị bỏ qua. Các quan điểm của Nga đơn giản được coi là không quan trọng đối với phương Tây. Dù vậy, khi cuộc chiến trên không thất bại để buộc Belgrade đầu hàng, người Nga đã đàm phán một thỏa hiệp cho phép quân đội Mỹ và NATO xâm nhập và quản lý Kosovo. Một phần của giải pháp đó, là quân đội Nga hiện diện đáng kể trong lực luợng gìn giữ hòa bình ở Kosovo. Nhưng người Nga đã không bao giờ có được vai trò đó, và ông Yeltsin đã tỏ ra không đáp ứng lại được sự sỉ nhục này.

Putin cũng thay ông Yeltsin vì tình trạng thảm hại của nền kinh tế Nga. Mặc dù Nga luôn luôn nghèo, nhưng quan niệm chung được hiểu, nó là một sức mạnh không thể được xem thuờng trong các vấn đề quốc tế. Tuy nhiên, duới triều Yeltsin, Nga đã chẳng những trở nên nghèo hơn mà còn bị khinh thường trong các vấn đề quốc tế. Putin đã phải đối phó với cả hai vấn đề này. Ông đã mất một thời gian dài trước khi đưa nó về hướng hồi phục lại sức mạnh của Nga. Dù truớc đó ông nói rằng sự sụp đổ của Liên Xô được xem là thảm họa địa chính trị lớn nhất của thế kỷ 20. Nhưng điều này không có nghĩa là ông muốn làm sống lại Liên Xô ở cái dạng thất bại của nó, mà đúng hơn là ông muốn quyền lực của Nga được thế giới nghiêm túc nể trọng lại, và ông muốn bảo vệ cũng như cũng cố lợi ích quốc gia Nga.

Khởi điểm của sự thất bại đến từ Ukraine trong cuộc Cách mạng Cam năm 2004. Yanukovich đã được bầu làm tổng thống năm đó trong những điều kiện đáng nghi ngờ, và những người biểu tình đã buộc ông phải tổ chức một cuộc bầu cử thứ hai. Ông thua, và một chính phủ thân phương Tây lên nắm quyền. Tại thời điểm đó, ông Putin đã cáo buộc CIA và các cơ quan tình báo phương Tây đã tổ chức các cuộc biểu tình. Gần như công khai, đây là thời điểm mà ông Putin tin rằng phương Tây muốn phá hủy Liên bang Nga, muốn nó đi theo đường sụp đổ của Liên Xô. Đối với ông, tầm quan trọng của Ukraine cho nước Nga là hiển nhiên. Do đó, ông tin rằng CIA tổ chức các cuộc biểu tình để đưa Nga vào vị trí nguy hiểm, và lý do duy nhất cho điều này là ý muốn làm tê liệt hoặc tiêu diệt Nga. Sau vụ Kosovo, Putin công khai chuyển từ thái độ nghi ngờ sang sự thù địch với phương Tây.

Người Nga ra sức làm việc từ năm 2004-2010 để đảo ngược cuộc Cách mạng Cam. Họ ra sức xây dựng lại quân đội Nga, tập trung điểm nhấn rõ hơn trong bộ máy tình báo của họ, và sử dụng bất cứ ảnh hưởng kinh tế nào mà họ có để định hình lại mối quan hệ của họ với Ukraine. Nếu họ không thể kiểm soát Ukraine, họ không muốn nó được kiểm soát bởi Hoa Kỳ và Châu Âu. Điều này, tất nhiên, không chỉ là quan tâm quốc tế duy nhất, mà còn là then chốt.

Cuộc xâm chiếm Georgia của Nga nhằm phục vụ mục tiêu Ukraine nhiều hơn là nhằm vào vùng Caucasus. Vào thời điểm đó, Mỹ vẫn còn sa lầy ở Iraq và Afghanistan. Trong khi Washington không có nghĩa vụ chính thức để bảo vệ Georgia, nhưng có các quan hệ chặt chẽ và các bảo đảm mặc thị. Cuộc xâm lăng Georgia được thiết kế để phục vụ hai mục tiêu. Đầu tiên là để chứng tỏ cho khu vực thấy rằng quân đội Nga, vốn ở trong tình trạng bệ rạc năm 2000, đã có thể hành động một cách cương quyết trong năm 2008. Thứ hai là để chứng minh cho khu vực này thấy rằng, đặc biệt là Kiev, sự đảm bảo của Mỹ, dù minh thị hay mặc thị, cũng đều không có giá trị. Năm 2010, Yanukovich được bầu làm tổng thống Ukraine, đảo chiều cuộc Cách mạng Cam và hạn chế ảnh hưởng của phương Tây vào nước này.

Nhận thức được sự rạn nứt đang xảy ra với Nga và xu hướng chung của khu vực là chống lại Hoa Kỳ, chính quyền Obama đã cố gắng tái tạo lại mô hình bang giao cũ của các mối quan hệ, khi Hillary Clinton tặng Putin nút “khởi động lại”/reset năm 2009. Nhưng Washington muốn khôi phục lại mối quan hệ cũ ở thời điểm của những gì mà Putin coi là “ngày xưa xấu xí.” Dĩ nhiên là ông Putin không quan tâm đến sự khởi động lại như vậy. Thay vào đó, ông nhìn thấy rằng Hoa Kỳ đang lui về thế thủ, và ông muốn khai thác nó cho lợi thế của ông.

Một trong những nơi ông muốn làm như vậy là châu Âu, lợi dụng sự lệ thuộc của châu Âu vào năng lượng của Nga để phát triển gần gũi hơn với các nước ở lục địa này, đặc biệt là Đức. Cao điểm của ông là trong vụ Syria, khi chính quyền Obama đe dọa không kích Damascus vì ông Assad đã sử dụng vũ khí hóa học, rồi sau đó lại thối bộ lui. Nga đã phản đối mạnh mẽ hành động của Obama, và đề xuất một quá trình đàm phán để thay thế. Qua cuộc khủng hoảng này, phía Nga nổi bật là có năng lực và có quyết định, phía Mỹ tỏ ra thiếu quyết đoán và yếu ớt. Quyền lực của Nga vì vậy mà gia tăng, mặc dù Nga có một nền kinh tế yếu, điều này làm tăng vị thế của Putin.

Dòng nuớc nguợc cho Putin

Những biến cố xảy ra trong năm 2014 ở Ukraine thì ngược lại, nó đã tàn phá ông Putin. Vào tháng Giêng 2014, Nga thống trị Ukraine. Qua tháng Hai, ông Yanukovich trốn khỏi đất nước này và một chính phủ thân phương Tây nắm quyền. Các cuộc nổi dậy chống Kiev mà ông Putin mong đợi ở miền đông Ukraine sau khi ông Yanukovich bị lật đổ đã không hề xảy ra. Trong khi đó, chính phủ Kiev, với các cố vấn phương Tây, đã tự bắt rễ vững chắc hơn. Đến tháng Bảy, người Nga kiểm soát chỉ vài mãnh nhỏ của Ukraine. Nó bao gồm Crimea, nơi mà người Nga luôn có căn cứ quân sự áp đảo do bởi sự cho phép của hiệp ước, và một khu tam giác lãnh thổ từ Donetsk đến Luhansk đến Severodonetsk, nơi mà một lượng nhỏ các phần tử nổi dậy được hỗ trợ bởi lực lượng đặc biệt của Nga kiểm soát chừng một chục thị trấn.

Nếu không có cuộc nổi dậy đòi dân chủ của người Ukraine xảy ra, thì chiến lược của ông Putin đã cho phép chính quyền Kiev tự tách ra khỏi phuơng tây theo cách riêng của mình và chia rẽ Hoa Kỳ với châu Âu bằng cách tận dụng mối quan hệ thương mại và năng lượng mạnh mẽ của Nga với lục địa này. Và đây là lý do tại sao vụ tai nạn máy bay Malaysia Airlines bị bắn rơi rất là nghiệt ngã. Nếu nó được biết đến – như có vẽ trong trường hợp này – là Nga cung cấp các hệ thống phòng không cho lực lượng ly khai và gửi chuyên viên đến điều hành (vì điều khiển các hệ thống này đòi hỏi một sự huấn luyện rất lâu và kỹ), Nga có thể bị kết án là phải chịu trách nhiệm trong việc bắn hạ máy bay. Và điều này có nghĩa là khả năng của Moscow để phân hóa châu Âu và Mỹ sẽ giảm. Ông Putin sau đó sẽ được xem, thay vì là một nhà cai trị tinh vi và hiệu quả, thì lại là một kẻ bất tài nguy hiểm, sử dụng quyền lực một cách tàn nhẫn để hỗ trợ một cuộc nổi loạn vô vọng với các vũ khí hoàn toàn không phù hợp. Và phương Tây, cho dù một số nuớc không muốn có sự chia rẽ với Putin, cũng phải đương đầu với việc thẩm định xem liệu ông ta có thực sự hiệu quả và hợp lý hay không.

Trong khi đó, Tổng thống Putin phải ngẫm nghĩ về số phận của những người tiền nhiệm truớc ông. Ông Nikita Khrushchev khi đi nghỉ hè trở về tháng 10 năm 1964, thấy mình bị thay thế bởi nguời cận thần là ông Leonid Brezhnev, và phải đối mặt với các cáo buộc, cùng với những thứ khác, bằng một “âm mưu nguỵ tạo”. Khrushchev vừa bị nhục trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba. Điều này cộng với sự thất bại của ông ta để đưa nền kinh tế đi tới, sau khoảng một thập niên cầm quyền, để thấy đồng chí thân cận nhất của ông cho ông về “nghỉ hưu”. Một thất bại lớn trong đối ngoại cộng với những thất bại kinh tế, nó đưa đến hậu quả là một khuôn mặt tuởng chừng như không thể công kích được, bị lật đổ.

Tình hình kinh tế Nga không đến nỗi thảm khốc như nó đã xảy ra duới thời Khrushchev hay Yeltsin, nhưng nó đã trở nên xấu đi đáng kể trong thời gian gần đây, và có lẽ quan trọng hơn, là nó đã không đáp ứng được kỳ vọng. Sau khi hồi phục từ cuộc khủng hoảng năm 2008, Nga đã bị suy giảm tốc độ tăng trưởng tổng sản lượng quốc nội trong nhiều năm, và ngân hàng trung ương dự báo là không có tăng trưởng (số không) trong năm 2014. Do nhiều áp lực hiện nay, ta có thể đoán là nền kinh tế Nga sẽ đi vào suy thoái ở thời điểm của năm 2014. Các mức nợ của những chính quyền địa phương đã tăng gấp đôi trong vòng bốn năm qua, và nhiều vùng gần như phá sản. Hơn nữa, một số các công ty kim loại và khai thác mỏ đang phải đối mặt với sự phá sản. Cuộc khủng hoảng Ukraine đã làm cho mọi việc tồi tệ hơn. Chảy máu vốn từ Nga ra ngoài trong 6 tháng đầu 2014 ở mức $76 tỷ đôla, so với 63 tỷ cho cả năm 2013. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào/FDI đã giảm 50% trong nửa đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm 2013. Và tất cả các điều này xảy ra mặc dù giá dầu vẫn còn cao hơn $100/một thùng.

Dư luận dân chúng ủng hộ ông Putin tăng vọt sau khi tổ chức thành công Thế vận hội mùa đông ở Sochi và sau khi các phương tiện truyền thông phương Tây làm ông nổi bật như là một kẻ xâm lăng Crimea. Ông đã, với tất cả những gì cho thấy, xây dựng danh tiếng của ông như là một lãnh tụ cứng rắn và luôn ở thế công. Tuy nhiên, khi tình hình thực tế Ukraine trở nên rõ ràng hơn, thì sự chiến thắng lớn được xem như là để bao che cho một sự thối lui ở thời điểm mà các vấn đề kinh tế đang nghiêm trọng. Đối với nhiều nhà lãnh đạo khác, các sự kiện ở Ukraine sẽ không tiêu biểu cho thách thức quá lớn như vậy. Nhưng ông Putin đã xây dựng hình ảnh của mình trên một chính sách đối ngoại cứng rắn, và nền kinh tế Nga cho thấy là ông không được xếp hạng quá cao dù trước khi có vụ Ukraine.

Tưởng tượng về Nga hậu Putin

Trong loại chế độ mà ông Putin đã dựng ra, thì tiến trình dân chủ không phải là chìa khóa để hiểu những gì sẽ xảy ra tiếp theo. Putin đã khôi phục lại các yếu tố của Liên Xô vào trong cấu trúc của chính quyền, thậm chí còn sử dụng thuật ngữ “Bộ Chính Trị” để gọi vòng tròn trong chung quanh ông ta. Dĩ nhiên, đây là tất cả những người do ông ta lựa chọn, và vì vậy người ta có thể cho rằng họ sẽ trung thành với ông ta. Nhưng trong Bộ Chính Trị kiểu Liên Xô, đồng chí gần sát cạnh thường xuyên là người đáng sợ nhất.

Mô hình Bộ Chính Trị được thiết kế để cho lãnh tụ xây dựng liên minh giữa các phe phái. Putin đã rất giỏi trong việc này, ông đã rất thành công ở tất cả mọi việc ông làm cho đến bây giờ. Nay thì khả năng của ông để giữ mọi thứ ăn khớp nhau đã suy giảm, khi mà niềm tin vào năng lực của ông đã bị suy sụp và các phe phái khác nhau bắt đầu nghĩ về hậu quả của sự gắn bó với một nhà lãnh đạo thất bại, họ bắt đầu quyền biến. Giống như Khrushchev, đã thất bại trong chính sách kinh tế và đối ngoại, Putin có thể bị những người cộng sự của ông loại bỏ.

Thật là khó để biết việc khủng hoảng tiếp nối lãnh đạo sẽ diễn ra như thế nào, khi mà tiến trình tiếp nối do hiến pháp đề ra, lại nằm song song với sự hiện hữu của một chính quyền không chính thức do Putin lập ra. Đứng từ góc nhìn dân chủ, thì Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và Thị trưởng Moscow Sergei Sobyanin nổi tiếng cũng ngang như Putin, và tôi nghĩ rằng cả hai càng ngày càng nổi tiếng hơn theo thời gian. Nhưng trong tranh chấp quyền lực kiểu Liên Xô, thì Chánh Văn Phòng Sergei Ivanov và Chủ tịch Hội đồng An ninh Nicolai Patryushev sẽ là những ứng viên tiềm năng. Nhưng cũng còn có những người khác nữa. Cuối cùng thì ai? mong đợi sẽ xuất hiện như là Mikhail Gorbachev?

Cuối cùng, những chính khách tính toán sai và quản trị kém có xu hướng không tồn tại. Putin đã tính sai ở Ukraine, thất bại trong việc tiên liệu sự rớt đài của một đồng minh, thất bại trong việc đáp ứng một cách hiệu quả và sau đó vuớng vấp tệ hại trong cố gắng để gỡ lại. Ông quản lý nền kinh tế duới tiêu chuẩn trong thời gian vừa qua, để nói một cách khiêm nhuờng. Ông có những đồng nghiệp mà họ tin rằng họ có thể làm công việc tốt hơn, và bây giờ có những nhân vật quan trọng ở châu Âu, những người này sẽ vui mừng khi thấy ông ta ra đi. Ông ta phải đảo ngược dòng chảy này thật nhanh, hay ông ta có thể bị thay thế.

Ông Putin vẫn còn chưa bị chấm hết. Nhưng ông đã cai trị 14 năm, kể luôn thời gian Dmitri Medvedev chính thức trên danh nghĩa, và đó là một thời gian dài. Ông cũng có thể khôi phục lại vị thế của mình, nhưng với những gì đã hiện ra ở thời điểm này, tôi cho rằng có những tính toán âm thầm đang được khơi động lên trong đầu của những đồng nghiệp của ông. Chính ông Putin cũng phải tái thẩm định những lựa chọn của ông hàng ngày. Thoái lui trong sự đối mặt với phương Tây và chấp nhận tình trạng tĩnh/status quo hiện tại ở Ukraine sẽ là chọn lựa khó khăn, vì rằng vấn đề Kosovo đã giúp đẩy ông lên nắm quyền và ông đã nói những gì về Ukraine trong những năm qua. Nhưng tình hình hiện nay không thể nào tự nó đứng vững được. Con bài không thể biết trong tình huống này là, nếu ông Putin bị nguy khốn chính trị trầm trọng, ông có thể trở nên hung hăng hơn thay vì ít hơn. Ông Putin có đang thực sự gặp khó khăn hay không là một điều mà tôi không thể biết chắc, nhưng có quá nhiều việc không hay đã xảy ra cho ông gần đây để tôi xem là không có. Và như trong bất kỳ cuộc khủng hoảng chính trị nào, càng lúc càng có nhiều lựa chọn hơn, và cực đoan hơn, được dự tính nếu tình hình xấu đi.

Những ai nghĩ rằng Putin là một nhà lãnh đạo vừa hà khắc nhất và vừa hung hăng nhất của Nga thì nên nhớ rằng trường hợp của ông ta cũng còn khá xa những người khác. Thí dụ như, Lenin rất đáng sợ. Nhưng Stalin còn tồi tệ hơn nhiều. Tuơng tự, có thể đến một thời điểm nào đó khi thế giới nhìn vào thời đại Putin là khoảng thời gian dễ thở. Vì nếu cuộc đấu tranh của Putin để tồn tại, và vì các đối thủ của ông để thay thế ông, trở nên mãnh liệt hơn, sự sẵn sàng của tất cả các bên để trở thành tàn bạo hơn cũng có thể vì thế mà nhanh chóng gia tăng.

Lê Minh Nguyên dịch
17/3/2015

© Đàn Chim Việt

18 Phản hồi cho “Liệu Putin có thể tồn tại?”

  1. Mấy ngày nay UCraina đang gây hấn muốn đánh tiếp sau khi Mỹ hứa cung cấp vũ khí sát thương và tài chính. Nếu là vậy thì lần này chắc Nga sẽ dứt điểm ông bạn Ucraina này bằng giải phóng Kieps chứ không để mãi kiểu này đâu. Vì dù sao lệnh cấm vận đã tung ra hết rồi, Nga còn gì để mặc cả nữa. Hãy chờ xem. Tôi ở Ucraina sống với người Nga tôi biết. Có lẽ cũng phải dứt điểm nếu không người Việt sống ở đây khổ quá. Về với Nga làm ăn tốt hơn. Mỹ sẽ mở mắt ra nhìn và các cố vấn Mỹ tại đây sẽ bị quân ly khai bắt hết.

  2. Lamo says:

    Tôi muốn làm rõ ý Putin là người hùng của đất nước Nga. Thật sự Putin đã mang lại một khoái cảm bản năng cho người Nga hiện nay. Sự khoái cảm đó lại được che đậy bởi cái gọi là tinh thần dân tộc. Tội nghiệp người Nga, lẽ ra phải được kính trọng khi bước ra thế giới bây giờ họ lại quay về thưởng thức những thành tựu do Putin mang lại một cách đầy khoái cảm.

  3. Những kẻ sống luôn là loài tầm gửi, làm nô lệ tay sai thì khi thấy ai nói đúng về sự thật thì chạm lọc, người thất sắc mất hồn. Chúng cuối cùng chẳng làm nên chuyện gì ngoài là kẻ thừa cái khối ung nhọt phải cắt. Putin gần như cả nước Nga yêu quý thì chỉ có mấy kẻ sống không phải là nước Nga lại tức tối mà thôi. OBama làm đủ thứ nhưng hỏi có làm gì được ông ta và nước Nga hay chỉ thua? Hãy biết nhìn sự thật và chấp nhận sự thật đi. Chả nào luôn là kẻ thua cuộc.

    • HN says:

      Nghĩ cũng buồn cho các em Vẹm: Nước Nga, Putin nó đã vứt cờ đỏ búa liền xuống hố xí đấy dòi bọ rồi…thế mà các em Vẹm vẫn cứ tán tụng ngài Putin, cứt của Ngài vẫn thơm phức

    • Tudo.com says:

      Dân Nga iêu wí Putin giống như dân Răng đen mã tấu. . .iêu wí béc Hồ vậy mà!

  4. Minh Đức says:

    Trung Quốc bỏ ra 30 năm để xây dựng kinh tế, làm căn bản cho sự giàu mạnh của quốc gia. Nước Nga cũng cần xây dựng lại nền kinh tế vì trong thời kỳ Liên Xô, Nga đã phát triển thiếu cân đối, quá thiên về xuất cảng quặng mỏ, dầu hỏa và thiên về công nghiệp quân sự. Nga cần xây dựng khu vực kinh tế dân dụng để bớt bị lệ thuộc và việc xuất khẩu dầu hỏa. Putin đã không làm việc này mà chỉ lo đi bành trướng khi thấy có được một số tiền nhờ xuất cảng dầu hỏa. Putin không phải là một nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa rộng về phát triển kinh tế mà chỉ quẩn quanh với một số thủ đoạn học được từ thời Liên Xô. Putin càng ngồi được lâu thì càng hại cho nước Nga. Nga sẽ bị Trung Quốc vượt qua mặt và sau này Trung Quốc sẽ lấn chiếm Tây Bá Lợi Á của Nga.

  5. Chu Thiên phái says:

    Phương Tây (Mỹ, Đức, Pháp, Anh, Nhật, . . .) với cái đầu bệnh hoạn không thể thống trị thế giới được nữa đâu nhé.

    • Tudo.com says:

      Má ơi! Tụi Phương Tây làm sao dám to gan như vậy ?

      Sự thống trị đó chỉ dành riêng cho môn phái Chu Thiên. . .chu du. .thế giới đại đồng..mà thôi, nhưng kẹt một cái môn phái đó không. . . Thiêng nên đã sụm bà chè luôn!

      Hiện thời, mặc dù Nó còn có “mùi thống đồng” một chút. Tuy nhiên theo các chuyên gia tin rằng Nó sẻ chuyển sang thời kỳ. . .thống phong một ngày không xa.

      Đừng có “no”. Hãy để Đảng “no”.

  6. Mỹ khó thể bắt nạt được nước nhỏ chứ đứng nói là ddunhj vào dái gấu Nga. Hãy nghe Triều tiên dọa Mỹ không? Nghe đi mà sợ, đừng tưởng Mỹ là số một nhé. Có thể về số o đó.
    Triều Tiên: “Nếu Mỹ tấn công chúng tôi, chúng tôi sẽ giáng trả” [20.03.2015 15:56]
    Xem hình
    Tên lửa đạn đạo tầm ngắn Scud trong lễ diễu binh tại Quảng trường Kim Il Sung ở Bình Nhưỡng. (Nguồn: Kyodo/TTXVN)
    THX đưa tin, Đại sứ Triều Tiên tại Anh Hyun Hak-bong ngày 20/3 tuyên bố Triều Tiên có khả năng phóng tên lửa hạt nhân vào “bất cứ thời điểm nào.” Trong cuộc trả lời phỏng vấn hiếm hoi với hãng Sky News, ông Hyun Hak-bong khẳng định: “Chúng tôi không nói suông. Những gì chúng tôi nói là thật. Không phải chỉ Mỹ mới có độc quyền trong việc tiến hành các vụ tấn công bằng vũ khí hạt nhân.”
    Khi được hỏi liệu Triều Tiên hiện đã có khả năng phóng tên lửa hạt nhân hay chưa, ông Hyun Hak-bong trả lời: “Vào bất cứ thời điểm nào. Chúng tôi đã sẵn sàng. Đó là lý do vì sao tôi nói là nếu chỉ một phát súng nổ trên bán đảo Triều Tiên, thì nó sẽ dẫn tới chiến tranh hạt nhân. Nếu Mỹ tấn công chúng tôi, chúng tôi sẽ giáng trả. Chúng tôi sẵn sàng giáng trả một cuộc chiến tranh thông thường bằng chiến tranh thông thường; và cũng sẵn sàng giáng trả một cuộc chiến tranh hạt nhân bằng chiến tranh hạt nhân.”
    Khi được hỏi liệu Triều Tiên có “nhấn nút” trước hay không, Đại sứ Hyun Hak-bong nói: “Chúng tôi là những người yêu chuộng hòa bình. Chúng tôi không muốn chiến tranh song cũng không sợ chiến tranh. Đó là chính sách của Chính phủ (Triều Tiên)”./.

    • Bac says:

      Ghê quá nhỉ, Bắc Triều Tiên, Nga sô .. bây giờ là đại cường, Mỹ phải khiếp sợ thế thì các nuớc CS sẽ tiến lên vô sàn hóa toàn thế giới nay mai, cờ hồng cách mạng sẽ cắm từ Nhà Trắng tới điện Buckingham Luân Đôn .. cho bọn tư bản phen này nếm múi khoai sắn Cách mạng

  7. Ông Putin thì sống mãi vì ông được 86 % dân Nga yêu quý ông. Ông đã đem Crimea trở về với tổ quốc mình. Cong OBama thì sắp về vườn. Một tổng thống bạc nhược đến một thủ tướng Do thái cũng đè bắt nạt được. Cho nên nhân dân quyên ông ngay. Bao đời tổng thống Mỹ thì chỉ có ông Bil Clinton là xứng đáng anh hào thôi. Bao kẻ mê tín Mỹ đến cùng cực nên hễ nói đến Putin và nước Nga là máu mũi đổ ra và nói lời cay cú sân hận đến phát hen xuyễn tức thở. Khổ thật !
    Phải làm sao cái đầu lạnh một chút thì sống lâu và nghĩ tốt về người khác.

    • vu trung says:

      Sống mà ngu si như thế này thì sống lâu để làm gì?

    • Có tin vui says:

      Không những ông Putin được 86% dân Nga yêu quý, mà ông còn được rất đông người Việt Nam Say mê.

      Vì sự vĩ đại của Putin , và vì mục đích nhân giống con người ưu việt này mà các nhà lập pháp Nga đã có kế hoạch phân phối tinh trùng Putin cho đàn bà con gái Nga .

      Và (hình như nghe nói) cùng có kế hoạch phân “tinh Putin” sang Việt Nam, và cũng (hình như nghe nói) vì số tinh trùng Putin xuất sang Việt Nam rất hạn chế, nên sự phân phối đã được đặt theo tiêu chuẩn ưu tiên thứ tự như sau :

      - Ưu tiên một : Dành cho các cựu chiến sĩ (gái) trong thời kỳ “chống Mỹ cứu nước…Tàu”
      hiện đang sống cô quả trong các làng “gái không chống”.

      - Ưu tiên hai : dành cho gia đình các Fans cuồng Putin – tùy theo mức độ “cuồng” – được tính theo nội dung các bài pót lên ĐCV (cuồng nhiều hay cuồng it)sẽ được phân nhiều hay it

      - Ưu tiên ba là dành cho những gia đình có công với cách mang, các DLV…

      - Riêng đối với diện “không nằm trong tiêu chuẩn thông thường” , là gia đình lãnh đạo “đảng ta” thì thuộc diên ưu tiên tuyệt đối .

      Không biết các anh Diễu Đạt hay Trần Thế Mỹ – à quên – Trần thế Hạnh thuộc diện ưu tiên nào ?

      (*) Nghe nói rất nhiêu nhân dân tiến bộ Mỹ củng kiến nghị để xin “xuất…tinh Putin” sang Mỹ, nhưng (hình như) đã bị viện Duma từ chối vì thái độ hung hăng của Mỹ trong vấn đề Ukraine .

  8. CHÂU CHẤU ĐÁ KHỦNG LONG says:

    Binh pháp nói : ” – Biết địch biết mình 100 trận đánh 100 trận thắng ” – ” không biết địch lại không biết cả mình 1 trận đánh là 100 trận thua ! ” . Như vậy Nga-Xô, Putin có lẽ chưa biết ngay cả mình có bao nhiêu tầu sân bay. số tầu sân bay củ Nga đếm chưa đầy ngón tay lưa thưa bẩy tám cái, trong số có cái Varyag khả dĩ có thể sài tàm tạm nhưng vì túng tiền đã bán đắt bán rẻ cho Tầu rồi ( Thị Lang, Liêu-Ninh,Liaoning ) giờ chỉ có trần một cái tầu sân bay Ulyanovsk lớp Nimitz ( Nimitz-class) cũ rích từ hối WWII tân trang lại mới mang được 44 cái Sukhoi Su33, 33 Mig29k, tất cả chỉ quanh quẩn Bắc Đại Tây Dương . Trong khi đó chỉ nội Mỹ đã có hàng cả mấy chục cái tung hoành khắp các mặt biển, trong số này có 14 cái hiện đại mỗi cái chở cả 100 máy bay …rồi NATO nữa, xẩy khi có Đại chiến một mình Ulyanovsk làm sao địch nổi, có họa may Ulyanovsk là tầu như Lã Bố đại chiến tầu quần anh ? Nói thật chứ thả ra chỉ một mình Nhật thôi chơi Nga cũng tối tăm mặt mũi .

  9. Cà cuống chết đến đít vẫn cay says:

    Bản tin mới trên truyền thông , TV cho biết thời hạn các nuoc Tây phương trừng phạt Nga gần hết, Putin đang thương lượng nếu Tây phương không bãi bỏ trừng phạt kinh tế thì ông ta vẫn quậy ở Ukraine
    Thấm đòn trừng phạt, kinh tế Nga cũng chẳng gồ ghề gì cho lắm, đứng hàng thứ 8 trên thế giới, đang ngáp ngáp, chợ búa hết cả hàng, chứng khoán tụt dốc, lạm phát phi mã….chết tới nới mà vẫn phét lac’, người ta đã biết tỏng cái tẩy của anh rồi
    Putin, một thằng khùng, khùng hơn Hitler, kinh tế thì chết dở mà cứ đòi làm trùm thế giới

  10. ĐẢTHẢO KINH XÀ . says:

    Còn để Putin nắm quyền lực, Nga sẽ ” xuống hố cả nút ” xuống tới cái độ dưới sâu hơn cả Ukraina ! Vì hiện tượng tái xuất giang hồ sau gần 2 tuần lễ lặn mất tiêu không kèn không trống của anh KGB, chứng tỏ cho ta thấy trình độ chính trị của Putin quá là non nớt con nít . Đang núp ( dưới cống như S. Hussein,tránh mặt đám tang Nemtsot ), nghe tin phong thanh Mỹ tập trận NATO, vội vàng chui ra, ra lệnh ” báo động đỏ ” sẵn sàng ứng chiến 100% . Putin có biết : khi địch nói đánh là nó sẽ không đánh, mà khi nó đánh thì nó lại không nói. Mặc dầu tình báo Mỹ đã thừa biết Putin núp ở đâu, nhưng Mỹ vẫn dùng kế : ” Đả thảo kinh xà ” phạt cỏ cho rắn sợ phải trườn mặt ra, bẳng cách phao lên tập trận NATO, rung cây nhát khỉ, quả nhiên trúng kế rắn phải thò mặt ra, thế là Mỹ biết được nơi ổ rắn núp, khi hữu sự cần đánh dập đấu rắn cứ nhè nơi này mà đánh là xong .

Leave a Reply to Diễu Đạt