WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chiến Hữu

“Tôi nhân danh sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hoà xin hứa sẽ trở lại với đồng bào.”
Trung úy Đỗ Lệnh Dũng
Tưởng gì chớ sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hoà, cấp bực làng nhàng, như ông Dũng, tôi quen cả đống.  Bạn cùng khoá độ vài trăm, cùng đơn vị khoảng vài chục, và cùng trại (tù) chắc … vài ngàn!

Tôi đã nghe vô số thằng kể lại những giờ phút cuối cùng của đơn vị mình, nhưng chưa thấy ai bị lâm vào hoàn cảnh bi đát – và giữa lúc thập tử nhất sinh – vẫn “tuyên bố” một câu (ngon lành) dữ vậy.  Cỡ Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu (vào giờ phút chót) cũng chỉ âm thầm … đào ngũ thôi, chứ chả hề có mở miệng nói năng gì ráo trọi – với bất cứ ai.  Còn Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ thì ồn ào hơn chút đỉnh, cho nó đã miệng, rồi cũng chuồn êm – không lâu – sau đó.

Trường hợp của Đỗ Lệnh Dũng thì hơi khác.  Cách hành xử của ông cũng khác.  Bảnh hơn thấy rõ. Coi:

Đúng nửa đêm 24/11/1974, trái đạn 82 ly đầu tiên rót vào trong vòng đai Đồng Xoài.  Với đại pháo và T-54 yểm trợ, hai trung đoàn của Sư Đoàn 7 của Bắc Quân – sử dụng chiến thuật tiền pháo hậu xung – đã chiếm được chi khu này, vào rạng sáng 7/12/1974.

Buổi chiều cùng ngày, trong khi đang cùng những quân nhân còn sống sót tìm cách thoát khỏi vòng vây, trung úy Đỗ Lệnh Dũng (bỗng) thấy một đoàn người – toàn là đàn bà và trẻ con nhếch nhác, với tay nải hòm xiểng, lôi thôi, lếch thếch – nằng nặc đòi đi theo toán quân của ông, để trốn ra khỏi vùng đất (sắp) được … hoàn toàn giải phóng.

Tháng 6, 1965: Đồng Xoài, Vietnam. Nguồn: AP/Horst Faas

Tháng 6, 1965: Đồng Xoài, Vietnam. Nguồn: AP/Horst Faas

Trước nguy cơ dân chúng có thể bị thiệt mạng oan uổng trong lúc giao tranh, và để thuyết phục mọi người nên ở lại nhà cho được an toàn, trung úy Dũng đã dõng dạc nói với mọi người:

       – Tôi nhân danh sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hoà xin hứa sẽ trở lại với đồng bào.”

Và Đỗ Lệnh Dũng đã trở lại thực, chỉ vài ngày sau, như là một … tù binh!  Ngay sau đó, ông bị đấu tố trước Toà Án Nhân Dân Huyện Đôn Luân (một tên gọi khác, mỹ miều hơn, của Đồng Xoài) rồi bị đưa từ Nam ra Bắc – theo đường mòn Hồ Chí Minh – để … học tập cải tạo. Gần muời năm sau, năm 1982, Đỗ Lệnh Dũng lại được chuyển trại từ Bắc vào Nam (chắc) cho dễ thăm nuôi.

Cuộc đời rõ ràng (và hoàn toàn) không may của trung úy Đỗ Lệnh Dũng đã được ghi lại bởi nhà văn Lê Thiệp bằng một cuốn sách, dầy đến bốn trăm trang, lấy tên của chính ông làm tựa.  Tác phẩm này được nhà xuất bản Tiếng Quê Hương viết lời giới thiệu như sau:

“Đỗ Lệnh Dũng không chỉ là câu chuyện về chiến tranh, dù nhân vật chính là một chiến binh mất tích giữa chiến khu D sau một trận đánh dữ dội. Đây là câu chuyện về những oan khiên khắc nghiệt mà người dân Việt Nam phải trải gần trọn thế kỷ qua cho đến ngày nay.”

“Nhân vật chính giã từ cha mẹ khi tròn 18 tuổi và lúc được gặp lại cha mẹ thì đã gần tới tuổi ngũ tuần.  Thời gian xa cách là lửa đạn, là những ngày lê gót trên con đường mòn vượt rừng núi Trường Sơn từ Nam ra Bắc, là những năm tháng đoạ đầy tại những trại tù …”

“Dù chỉ là một góc cạnh giữa muôn ngàn góc cạnh của một thời bão táp, câu chuyện vẫn là bằng cớ vô giá về thảm trạng con người bị tước đoạt trọn vẹn tuổi trẻ, tình yêu gia đình và mọi điều kiện an bình của cuộc sống.”

Cuốn Đỗ Lệnh Dũng đã được ra mắt tại thành phố San Jose, California.  Hôm đó, tôi được hân hạnh nhìn thấy Trung Úy Dũng và Thiếu Tá Đặng Vũ Khoái – chỉ huy trưởng Chi Khu Đôn Luân – người mà không mấy ai tin là còn có thể sống sót, sau khi đơn vị này bị tràn ngập bởi địch quân.
Thiếu tá Khoái cho biết nhờ tác phẩm này mà trong thời gian qua, một số những người lính năm xưa – đang tản mát khắp năm Châu – đã tìm lại được nhau.  Và ông nghẹn ngào khi giới thiệu với mọi người, vài quân nhân khác của đơn vị hiện (cũng) đang có mặt trong buổi ra mắt sách.

Ảnh:NXB Tiếng Quê Hương

Ảnh:NXB Tiếng Quê Hương

Tôi ngồi ở cuối hội trường, không nhìn được rõ nét mặt của những nhân vật này nhưng có thể đoán được rằng mắt họ đều ngấn lệ.  Tôi cũng là một cựu chiến binh, cũng có cái may mắn lớn lao còn sống sót sau cuộc chiến vừa qua, và thoát thân được đến một nơi an bình nên cảm thông (thấm thía) tình cảm xúc động này.

Trong giây phút đó chắc chắn mọi người đều cảm thấy an ủi và ấm lòng, trước cảnh trùng phùng bất ngờ (và khó ngờ) đến thế.  Cái cảm giác sung sướng vì sự may mắn (hiếm hoi) của mình đã theo tôi suốt cả buổi chiều hôm ấy, và đã cùng với tôi đi vào giấc ngủ.

Nửa khuya, tôi thức giấc. Tôi vẫn luôn thức giấc vào giấc đó.  Và đó cũng là lúc mà tôi hay lò dò trở về … chốn cũ!  Như một công dân “part – time” của nước Hoa Kỳ, tôi chưa bao giờ sống hết mình và hết tình nơi quê hương mới.  Hơn nửa đời lưu lạc, tôi vẫn cứ sống mộng mị – theo kiểu “ngày ở / đêm về” – như thế.

Tôi thường trở về Đà Lạt.  Đây là nơi mà tôi đã lớn lên, và đã ướp đẫm tuổi thơ (cũng như tuổi trẻ của mình) bằng rất nhiều đặc sản của núi rừng: nuớc hồ Xuân Hương, sương mù, phấn thông vàng, mùi cỏ khô của Đồi Cù, cùng với hàng trăm loại hương hoa man dại.

Có dạo, tôi hay trở về những đồi trà, đồi bắp, đồi khoai mì – bao quanh trại cải tạo Tân Rai – ở Blao.  Tôi cùng lũ bạn tù cứ đi trong nắng sớm, trên những con đường mịn màng (thơm nồng mùi đất) sau một đêm mưa.  Cũng có khi tôi về lại Sài Gòn, ghé thăm một người bạn đồng đội, chỉ vừa mới biết sơ, qua một bài báo ngắn – của ký giả Bùi Bảo Trúc:

Sáng nay mở e-mail ra đọc, tôi nhận được từ một người không hề quen biết, không kèm theo một giòng chữ nào, bức hình một người đàn ông mà tôi cũng chưa gặp bao giờ.  Hình chụp người đàn ông đang ngồi trên giường có trải chiếu, đằng sau là bức tường loang lổ, hoen ố những vết đen mốc.  Ông có một bộ ria, tóc dầy và đen, một mắt to, một mắt nhỏ mà tôi nghĩ là bị hư, chỉ còn một con.  Ông không còn chân tay.  Hai chân bị cụt trên đầu gối.  Và hai tay cụt ở trên khuỷu tay, gần nách.”

“Trong hình có ghi tên ông.  Ông tên là Thìn, Nguyễn Văn Thìn.  Năm sinh được ghi là 1952.  Hàng chữ phía dưới cho biết ông là thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa.  Đơn vị cuối của ông là Trung Đoàn 49, Sư Đoàn 25 Bộ Binh.  Cấp bậc của của ông là Trung Sĩ Nhất.  Ông sinh năm 1952, tuổi Thìn nên tên cũng là Thìn.  Ông không còn chân tay.  Từ 30 năm nay, ông không có chân, cũng không có tay.”

Ông làm sao sống nổi qua bằng ấy năm không có hai chân mà cũng không có cả hai tay.  Tôi tưởng tượng, không khó khăn lắm, cũng vẫn thấy ra được những khó khăn của ông.  Trong một chế độ thân thiện với ông, ông cũng đã vô cùng bất hạnh vì thiếu con mắt, thiếu hai tay, lại thiếu luôn cả hai chân.  Huống chi trong một khung cảnh không thân thiện nếu không muốn nói là thù nghịch, thì ông còn khổ biết là bao nhiêu nữa.  Tôi không dám tưởng tượng thêm ra những chuyện khác trong đời sống hàng ngày của ông, nếu đó có thể gọi được là một đời sống.”
Người bạn đồng đội luôn luôn nhìn tôi với đôi mắt u buồn và lắc đầu ra dấu, như có ý nói là đừng đến thăm nhau nữa: “muộn mất rồi.”  Mãi sau này tôi mới biết là … muộn thật!  Trong những trang sổ tay cũ, khi viết về trung sĩ Nguyễn Văn Thìn, cách đây khá lâu, tôi đã có dịp phổ biến địa chỉ của ông: nhà số 9/8 đường Bông Sao, phường 5, quận 8, Sài Gòn.

Độ một tháng sau, có độc giả báo cho tôi biết là họ đã gửi quà về biếu ông Thìn nhưng không còn … kịp nữa.  Ông bạn của tôi đã qua đời, vài tuần, trước đó!

Có đêm thì tôi về miền Trung, phần quê hương khốn khó mà trước đây tôi chưa bao giờ có dịp ghé qua, để thăm một đồng đội khác:

“Tôi phải vượt đường xa tít tăp từ Huế tìm đến nơi 1 anh Thương Binh mù hai mắt, cụt 2 tay lẫn 2 chân gần Lăng Cô … Tôi nhìn thấy anh Dương Quang Thương nằm xấp ngay ngạch cửa.  Tôi lên tiếng chào, anh bật ngồi dậy hỏi tôi là ai?”

Qua những phút giây trao đổi, tôi thấy anh khóc, những dòng nước mắt lăn ra từ hai hố mắt sâu thẳm ấy làm tôi phải khóc theo.  Nghe tiếng người lạ, vợ anh từ sau hè chạy lên trên tay còn cầm nắm rau dền hoang vừa mới ngắt về để lo bữa ăn chiều, chị chào hỏi tôi rồi rót nước mời tôi uống …”
“ Thoạt đầu tôi chỉ nói tôi là người mang tiền và thuốc tây đến cho anh do bà con từ bên Úc đóng góp gửi về. Tôi gởi anh 100 đô Úc và 5 hộp thuốc tây.  Anh đã rưng rưng khóc lần nữa và cảm ơn nhiều lắm đến bà con ở Úc và Hội. Sau một hồi tâm sự anh nhắn gửi lời cảm ơn đến người điều hành Hội mà gia đình anh thường thư từ qua lại nhiều năm nay.  Tôi xúc động quá và cho biết là: Thưa anh chị chính tôi đây…  Nghe đến đó anh quờ quạng hai cái cùi tay còn lại lết thật nhanh về hướng tôi và ôm lấy tôi mà khóc.”

“ Vợ anh cũng khóc.  Tôi cũng khóc.  Người chạy xe ôm cũng khóc theo…  Sự hy sinh của anh quá lớn, hai mắt, hai tay và hai chân cho tổ quốc còn cá nhân chị đã hy sinh cả cuộc đời cho những người mà cả tổ quốc phải tri ân.  Chị đã khóc nhiều lắm vì những khó khăn đè nặng thân phận của người phụ nữ ốm o gầy còm cố vươn vai suốt hơn ¼ thế kỷ gánh gồng, ẵm bồng tắm rửa, đút ăn và những cơn lũ lụt khủng khiếp phải cõng chồng chạy tìm sinh lộ… Ra tới đầu ngõ, tôi và anh xe ôm vẫn còn khóc… “(Nguyễn Cảnh Tân, “Nỗi Sầu Riêng Hay Cái Đau Chung,” Việt Luận, 27 Oct. 2006).

TPB Dương Quang Thương và tác giả Nguyễn Cảnh Tân. Nguồn: Báo Việt Luận

TPB Dương Quang Thương và tác giả Nguyễn Cảnh Tân. Nguồn: Báo Việt Luận

Những giọt nuớc mắt của ông Nguyễn Cảnh Tân (2) tuy muộn màng nhưng vẫn hơn không. Chả hiểu còn có bao nhiêu ông Dương Quang Thương, và bao nhiêu bà vợ (đã hy sinh cả cuộc đời cho những người mà cả tổ quốc phải tri ân) nhưng hơn một phần tư thế kỷ qua chưa bao giờ có ai nhớ đến họ – nói chi đến chuyện khóc thương, dù muộn!

© Tưởng Năng Tiến

13 Phản hồi cho “Chiến Hữu”

  1. Nguyễn Phan says:

    Mời quý vị vào xem video clip sau đây để thấy một phần nào đau khổ của người TPBVNCH:

    https://www.youtube.com/watch?v=mvkcC8ni2sM

  2. Nguyễn Văn says:

    Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
    Một trăm năm đô hộ giặc Tây
    Hai mươi năm chiến đấu từng ngày…
    Gia tài của Mẹ để lại cho ta…
    Gia tài của Mẹ là…lá Cờ Vàng!

    Lá Cờ Vàng và bức hình của cố tổng thống Ngô Đình Diệm, người khai sanh ra nền Đệ Nhất Cộng Hòa; và cố tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Đệ Nhị Cộng Hòa, luôn được trang trọng đặt trên bàn thờ để tưởng nhớ những ngày tháng tự do trên quê hương… Và từ ngày ra đi tỵ nạn cộng sản tôi chưa bao giờ trở về thăm lại vì chưa tìm lại được lá Cờ Vàng dù luôn nhớ và yêu thương đất nước…

    Đọc chưa hết mà con mắt cay xè… nước mắt tự nhiên rơi…và chạnh nhớ lá Cờ Vàng… Ôi lá Cờ vàng tự do dân chủ!

    Tôi vẫn tự hỏi nếu ra đi sẽ để lại gì cho các cháu? Và cũng tự trả lời có còn lại gì quan trọng ngoài lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ?! Tiền bạc và danh vọng bố đã chẳng màng, chỉ có một thứ bố yêu quý nhưng đã đánh mất vẫn chưa tìm thấy mà khi ra đi bố quyết phải tìm lại được mới quay về. Nếu đời bố chưa thấy lại, bố muốn các con hãy tiếp tục tìm kiếm vì nó là gia tài của dân tộc mà hàng triệu dân quân Miền Nam đã hy sinh máu xương để người dân được tự do. Nhưng bất hạnh thay đất nước đã lọt vào tay cộng sản, cả dân tộc bây giờ đang sống lầm than và đất nước có nguy cơ mất vào tay quân Tàu xâm lược. Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ mà bố hằng trân quý nay bố trao lại cho các con. Tuy là vật vô tri nhưng là tượng trưng cho tự do và dân chủ. Các con hãy giữ lấy và cố gắng tìm lại giá trị tự do này…

    Cảm ơn sự hy sinh của các anh chiến sĩ VNCH.

    nv

  3. Thanh Pham says:

    Như Quan Âm Phật Bà

    Anh còn gì đâu khi giả từ vủ khí
    Ngoài hình hài không còn của mẹ cha
    Anh chỉ còn một một tấm lòng chung thủy
    Của người vợ hiền nồng ấm thiết tha!

    Đó là tất cả nghị lực cho anh sống
    Trong quảng đời còn lại cõi ta bà
    Anh Thương ơi cho tôi được chia sẻ
    Những cay đắng tận cùng quá xót xa!

    Tôi cũng muốn nói lên đây lời ngợi ca
    Vượt ngoài sự thương khó của chị nhà
    Một tấm lòng Bồ Tát quá bao la
    Lời nào đây, như Quan Âm Phật Bà!

    Nông dân Nam Bộ

    https://sangcongpha1.wordpress.com/

  4. Thanh Pham says:

    Vượt Ngoài Tưởng Tượng!

    Tắm rửa, đút chồng ăn, ẫm bồng
    Mỗi khi lụt lội phải cõng chồng
    Vợ người thương phế binh ngoại hạng
    Một phần tư thế kỷ gánh gồng!

    Còn hình ảnh nào làm lòng mình
    Chùn bước để rồi ta tự hỏi
    Tình đồng đội huynh đệ chi binh
    Mất hai tay hai chân và đôi mắt!

    Nông dân Nam Bộ

    https://sangcongpha1.wordpress.com/

  5. Nguyen Quang says:

    Tiếng nói từ những nạn nhân của cuộc chiến: “Hãy trả lại cho chúng tôi cơ thể lành lặn khi xưa “ – Những người thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa .

    http://www.thienlybuutoa.org/PhuocThien/ThuongPheBinh.htm

    1. Bùi Phục (mù hai mắt, gãy chân trái)
    2. Bùi Văn Ngân (cụt hai chân)
    3. Danh Dơi (hư mắt trái, gãy hai chân)
    4. Dương Đình Lộc (cụt hai chân)
    5. Dương Văn Ơi (cụt hai chân)
    6. Đặng Văn Thọ (mù hai mắt, cụt hai tay)
    7. Đỗ Châu (cụt hai chân)
    8. Đỗ Hữu Thánh (cụt chân phải, gãy chân trái)
    9. Đỗ Ngọc Anh (cụt hai chân)
    10. Đỗ Văn Lắm (cụt hai chân)
    11. Hoàng Bê (cụt hai chân, cụt tay phải)
    12. Hoàng Đắc Ánh (mù hai mắt, cụt chân trái)
    13. Hoàng Tấn (cụt hai chân)
    14. Hoàng Thế Minh (cụt hai chân)
    15. Hồ Đấu (cụt hai tay, mù mắt phải)
    16. Huỳnh Đình (mù hai mắt, cụt hai tay)
    17. Huỳnh Đình Me (cụt hai chân)
    18. Huỳnh Hợi (cụt hai chân)
    19. Huỳnh Mốc (mù hai mắt, cụt hai tay)
    20. Huỳnh Ngọc Trí (cụt hai chân)
    21. Huỳnh Phong (mù hai mắt)
    22. Huỳnh Tam (mù hai mắt)
    23. Huỳnh Văn Đức (mù hai mắt, cụt tay trái)
    24. Lai Tuấn Hiếu (cụt hai chân)
    25. Lê Đình Thiểu (cụt hai chân)
    26. Lê Hai (mù hai mắt)

    v…v…

  6. phamminh says:

    Trích: “… Nghe đến đó anh quờ quạng hai cái cùi tay còn lại lết thật nhanh về hướng tôi và ôm lấy tôi mà khóc.”
    “ Vợ anh cũng khóc. Tôi cũng khóc. Người chạy xe ôm cũng khóc theo… Sự hy sinh của anh quá lớn, hai mắt, hai tay và hai chân cho tổ quốc còn cá nhân chị đã hy sinh cả cuộc đời cho những người mà cả tổ quốc phải tri ân. Chị đã khóc nhiều lắm vì những khó khăn đè nặng thân phận của người phụ nữ ốm o gầy còm cố vươn vai suốt hơn ¼ thế kỷ gánh gồng, ẵm bồng tắm rửa, đút ăn và những cơn lũ lụt khủng khiếp phải cõng chồng chạy tìm sinh lộ… Ra tới đầu ngõ, tôi và anh xe ôm vẫn còn khóc… “
    Cuộc đời của những TPB/VNCH không xa lạ với nhiều người nhưng ông Nguyễn Cảnh Tân thuật lại làm tôi cũng muốn khóc theo. Đêm qua suốt mấy tiếng đồng hồ thao thức không ngủ được, bắt chước ông nhà văn TNT đi về thăm chốn cũ…

    Độc giả nào ở bắc CA, cảm thông cuộc sống khó khăn của người TPB, xin mời đến tham dự đại nhạc hội Cám Ơn Anh Người TB/VNCH Kỳ 9, tổ chức ngày chúa nhật 12 tháng 7, 2015 tại sân vận động trường trung học Yerba Buena 1855 Lucretia Ave SanJose, CA 95122. Cám ơn.
    PM

    • phamminh says:

      Xin mượn hoa cúng Phật bài Lời Trước Nghĩa Trang của nhà thơ Trach Gầm nhân đọc bài chiến hữunày của nhà văn TNT:

      Tao sống đến ngày cuối cùng cuộc chiến
      Được cái hơn mầy nhìn thấy đau thương
      Đành làm người ngu đổ thừa vận nước
      Uổng cả tháng ngày gối đá nằm sương

      Mầy đã hơn tao vì mầy đã chết
      Hưởng chút lễ nghi hưởng chút ân cần
      Có được người thân cho lời nuối tiếc
      Còn tao bây giờ sống cũng như không

      Mầy có tin không, quê hương đã mất
      Giữa lúc bọn tao nguyên vẹn hình hài
      Đâu thuở quân trường đâu thời huấn nhục
      Để nhận lấy ngày khốn nạn hôm nay

      Một lũ đàn anh tan hàng cuốn gói
      Bỏ mặc bọn tao đứng khóc dưới cờ
      Món nợ tang bồng bao giờ trả nổi
      Mất cả sơn hà cứ tưởng như mơ

      Giờ chẳng dám nhìn ngay vào mắt Mẹ
      Cũng chẳng đủ lời tâm sự cùng Cha
      Đành đến thăm mầy những thằng đã chết
      Ngày… Quê Hương còn lắm nỗi thiết tha.

      Trạch Gầm

  7. Nguyễn Trọng Dân says:

    Niềm riêng

    Tuổi đi tuổi đến dạng còn đây
    Xay xát lòng đau trước đổi thay
    Quê nhà tan tác tràn bóng Cộng
    Bạn bè rủ rã ngã nẻo mây
    Trăng soi sỏi đá tìm bóng củ,
    Lá hứng sương khuya cản gió bay
    Vẹn vẻ khói huơng lòng chung thủy
    Chu toàn nghĩa nước dạ chẳng lay.

    • Thắc-Mắc says:

      Bạn NTD,
      ” Niềm riêng ” hay nỗi buồn chung ? Ý-Yên thì đã bỏ cuộc chơi. ” Trăng soi sỏi đá ” thì có thể tìm-thấy bóng cũ của lòng chung-thủy, nhưng ” lá hứng sương khuya ” làm sao cản được gió, nhất là những trận cuồng-phong, những cơn bão lòng. Tôi không nhạy cảm như Ý-Yên, nên phải nhiều lần đọc bài thơ bạn làm. Tuy không hiểu hết, nhưng lòng tôi cũng ngậm-ngùi, vì, cũng như bạn, tôi có những bạn-bè, chiến-hữu – nhất là những thương-binh từ cuộc chiến 40 năm trước – rủ-rả ra đi. Những thương-binh kém may-mắn còn ở VN, đã chịu-đựng cả về mặt thể-xác lẫn tinh-thần cả nửa đời người. Cộng-sản VN thật ác-độc, dã-man.

  8. triết lý gia 0001 says:

    …. Cái hay của tụi tàu-cộng là họ chọn Việt-cộng quy tụ….Những người Việt ở tận cùng đáy xã-hội nghèo khổ và ở những địa phương nghèo khổ để vô đãng cộng-sản hay đi theo cộng-sản,bởi vì bần cùng quá,đói khổ quá,nên theo cộng-sản……____ Cho nên nhũng người này nghe theo lời Việt-cộng kháng chiến trường kỳ…….tàu-cộng cung cấp vũ-khí lương thực…ví-dụ lương khô…để họ chiến đấu trường kỳ,nên hậu quả là người Mỹ và quốc-gia sống trong sung sướng…bơ sữa thua cuộc…..Bởi lẻ những người theo cộng-sản quá nghèo,họ không có gì để mất……Nên họ chiến đấu hết đời,ở trong rừng lâu lâu nhảy ra đánh du-kích_____ Tương tự hiện tại tụi IS tức nhà nước hồi-giáo đang hoành hành ở trung-đông cũng tuyển thanh niên trẻ từ những khu ổ chuột……nghèo khổ bên trung-đông hay châu-phi…!!!!!!!_______ Tui IS tuyển rất đơn giản……thanh-niên không có chuyên gì làm trong những khu nghèo hồi giáo….một ngày kiếm không ra 1 đôla!!! Tụi IS phát cho hơn 1000 đôla và một cây súng chiến đấu vì đạo-hồi là tụi thanh-niên cầm súng đơn giản là vì tiền…… Tụi Mafia tuyển người cũng vậy._____ Tóm lại là ý tui muốn nói…….NẾU NGƯỜI MỸ HAY PHE QUỐC-GIA MUỐN THẮNG LŨ…..VIỆT-CỘNG NÊN HIỂU PHƯƠNG PHÁP NÀY ĐỂ DÙNG GẬY ÔNG…..ĐẬP LƯNG ÔNG…..Tức cũng tuyển người tận cùng xã hội đẻ hành động thì bảo đảm….Việt-cộng tức CSVN trong nước sẽ sợ khiếp vía ngay……!!!!!!!……hình thành một tổ chức bí-mật,hể thằng Việt-cộng nào ăn hiếp đánh đập dân đen là thanh toán….Bảo đảm Việt-cộng sợ ngay……Tức lấy gậy ông đập lưng ông,Việt-cộng giả côn-đồ đánh nhũng nhà hoạt động dân chủ nhân-quyền thì bên đây cũng cho người đập lại……dùng du-kích diệt du-kích….Có như vậy tụi Tàu-cộng và Việt-cộng mới sợ……___Nếu không dùng phương pháp này thì Mỹ khó lòng thắng nổi tàu-cộng ở kế bên xúi Việt-cộng muôn đời…thì làm sao nước Việt bình yên,chuyện tụi tàu-cộng xúi dân tộc tiểu số vùng biên giới….Việt-trung phá hoại là chuyện thường ở biên giới….Việt-trung….Tôi nghĩ đây là kế-sách thượng-sách sau này,người Mỹ nên nghiên-cứu để chống bành trướng tàu-cộng…..Cho tiền chẳng có bao nhiêu cho những người hay vùng miền nghèo khổ sống tận đáy xã-hôi theo Mỹ mà hành động,hiện giờ Việt-cộng tham nhũng giàu có đẩy dân đen vào nghèo khổ cùng cực,họ bị cướp đất……Thành phần này nhất định theo Mỹ,mà chống lại tàu-cộng và Việt-cộng..Tại sao không dùng họ???!!!!!______ Đừng nghỉ xa vời hãy nghỉ như Việt-cộng và tàu-cộng để tiêu diệt Việt-cộng và tàu-cộng….Muốn diệt tàu-cộng,phải diệt Việt-cộng trước…nay kính.

  9. NGÀN MÂY says:

    NHÂN VĂN

    Chiến tranh giờ đã lùi xa
    Nhưng bao người vẫn xót xa cuộc đời
    Bao thương binh vẫn ngậm ngùi
    Âm thầm bất hạnh cuộc đời ai hay

    Người cụt chân người cụt tay
    Người thì què quặt cuộc đời âm u
    Lá vàng lác đác mưa thu
    Mùa đông rét lạnh ù ù đôi tai

    Tuyên truyền thì vẫn dài dài
    Ngụy quân bên đó bên này cộng nô
    Hỏi ai nay ở dưới mồ
    Có nào suy nghĩ chuyện đời oái oăm

    Cuộc đời trăng khuyết trăng rằm
    Bốn mùa xuân hạ thu đông bốn mùa
    Bất nhân chi thế ở đời
    Tưởng mình tuyệt đối xua đời tan thương

    Bây giờ mọi sự tỏ tường
    Ao bèo đá ném lại liền như xưa
    Cuộc đời lúc nắng lúc mưa
    Những ai cuồng tín có vừa lòng ai

    MÂY NGÀN
    (18/6/15)

    • tonydo says:

      Phiếm Ngàn: (trích)

      (Lại thêm một bọn tà mà
      Chuyên nghề chửi ké có ra nỗi gì
      Hệt toàn thân phận cu li
      Võ mồm là chính dễ chi anh hùng
      Nên dân mới phải ngại ngùng
      Ra đường phải tránh anh khùng đi thôi) (hết trích)

      Cám ơn Ngàn Phiếm.

      • SAO NGÀN says:

        THƠ TA

        Thơ viết hầu như không cần nháp
        Chỉ gỏ nhanh bàn phiếm rẹt là xong
        Người đọc vào không hiểu sai là tốt
        Vậy thật lòng cảm kích Tonydo !

        TRĂNG NGÀN
        (20/6/15)

Leave a Reply to tonydo