WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Mỹ du ký [1]

Lời thưa trước

Tôi có chuyến đi Mỹ từ tháng 4 đến tháng 10/2009. Thời gian 6 tháng khá dài cho một chuyến du lịch nhưng lại quá ngắn cho việc tìm hiểu một đất nước. Đây là lần đầu tiên tôi ra nước ngoài và lại đến cường quốc số 1 thế giới, nơi có nhiều người Việt tị nạn nhất, nên có nhiều ấn tượng mạnh. Có những điều quá bình thường đến độ tầm thường đối với người sống ở Mỹ như một vista point hay một rest area trên đường nhưng đối với tôi lại rất nhiều ý nghĩa. Gặp gỡ những người Việt đã ở Mỹ trên 40 năm, trên 30 năm, những bạn bè chỉ biết nhau qua mạng, những sinh viên Việt thông minh tài giỏi nhưng nói tiếng Việt không sỏi hoặc những em bé Việt 3-5 tuổi chỉ nói được tiếng Mỹ là những sự kiện hoàn toàn mới mẻ. Do đó bút ký Mỹ du này có thể không có gì thật đặc sắc, nhất là đối với người sống ở Mỹ, nhưng thể hiện những gì nhìn thấy qua đôi mắt mở lớn để nhìn và thu nhận của người viết.

“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Tôi cũng theo lời dạy của ông cha, cố gắng tìm hiểu, học hỏi cái hay cái đẹp trên xứ người là chính. Cũng có điều không hay, chưa đẹp nhưng tôi chỉ lướt qua vì không có điều kiện đi sâu tìm hiểu, trừ một vài việc có tầm quan trọng đặc biệt. Nhận ra, khâm phục cái hay cái đẹp của xứ người không phải là vọng ngoại mà chính là sự chân thực, khiêm tốn cần thiết để suy nghĩ về việc xây dựng đất nước mình.

Tôi là một người bất đồng chính kiến trong nước, qua Mỹ tiếp xúc với nhiều người, phần lớn là những người Việt tị nạn cộng sản, trong đó có những người hoạt động chính trị, với tình hình hiện nay, đó là một vấn đề người ta gọi là rất “nhạy cảm” và có thể phát sinh nhiều hệ lụy. Do đó tuy đã gặp gỡ hàng trăm người, tôi rất ít nêu tên ai, trừ những người đã được nêu qua bài viết của những người khác trên mạng liên quan đến chuyến đi của tôi. Đây là một điều gây hạn chế cho việc viết bút ký. Có bạn đã khuyên tôi: “Hãy viết đúng sự thật, nếu không đừng viết.” Đó là một lời khuyên đúng và cũng là phương châm của tôi.

Đây cũng là chút an ủi nho nhỏ mà số mệnh dành cho chúng tôi. Ảnh: TDBC

Để dung hòa, tôi chọn cách viết không phải thuần túy tự sự, tường thuật mà mang tính tổng hợp, khái quát và nhận định theo từng chủ đề, dù cách viết này ít mang phong cách bút ký thông thường. Có một số chủ đề quan trọng như về nền giáo dục Mỹ, báo chí của người Việt trên đất Mỹ nhưng tôi lại không đủ tư liệu và thời gian tìm hiểu. Bước đầu, trong ý hướng đó, thiên Mỹ du ký này gồm 7 phần dưới đây. Có thể trong tương lai, khi điều kiện cho phép, tôi lại sẽ viết Mỹ du ký phần 2 theo một dạng hoàn toàn khác.

 

1. Tại sao tôi “được” đi Mỹ và đi như thế nào?

2. Ấn tượng mạnh nhất trên đất Mỹ: Tình cảm bè bạn.

3. Ấn tượng mạnh nhất trên đất Mỹ: Hệ thống xa lộ và giao thông đường bộ.

4. Người Mỹ và thiên nhiên.

5. Những vấn đề chính trị của người Việt trên đất Mỹ.

6. Món ăn Việt trên đất Mỹ.

7. Một vài nhận xét về tính cách và lối sống Mỹ

 

Ngày 5 tháng Tư 2009, tôi và vợ tôi đặt chân xuống phi trường San Francisco trên đất Mỹ. Việc này tôi không bao giờ nghĩ đến trước đây. Đúng là chuyện trên trời rơi xuống. Hay sau này tôi thường nói đùa với các bạn: Thánh nhân độ kẻ khù khờ. Hoặc một người bạn tôi nói: Đây cũng là chút an ủi nho nhỏ mà số mệnh dành cho chúng tôi. Và chuyến du hành nửa năm trên đất Mỹ đối với chúng tôi quả là một niềm vui, một điều gì hơn thế rất nhiều, mặc dù đối với quan niệm sống của chúng tôi, mọi việc đều là “sắc sắc – không không”, nhưng cũng là hệ lụy tất nhiên của luật nhân quả trong đó có tác nhân chủ động của chính mình, đồng thời cũng là số phận an bài, theo một cách hiểu nào đó về những gì nằm ngoài tầm nhận thức của con người

1. Tại sao tôi “được” đi Mỹ và đi như thế nào?

Khoảng đầu quý 4 năm 2008, một người bạn ở Mỹ, Nguyễn Khoa Thái Anh  mail hỏi tôi: Anh có muốn đi Mỹ một chuyến không? Tôi trả lời, đi cũng tốt mà không đi cũng chẳng sao. Bởi gần cả đời tôi chưa hề có dịp ra khỏi đất nước và không có phương tiện gì để ra đi. Hơn nữa với những người mang danh “bất đồng chính kiến” như tôi càng khó có cơ hội để đi, trong khi ở thời kỳ này khối kẻ đi ra nước ngoài như đi chợ.

Ít lâu sau, Thái Anh mail tiếp cho tôi, nói một số bạn ở Mỹ đã đồng ý mời tôi đi, trong đó có nhiều người ở trong ban biên tập trang web Danchimviet.com như Nguyễn Ngọc Oánh, Tưởng Năng Tiến, Nguyễn Hữu Liêm, trong số này tôi chỉ gặp Thái Anh đôi lần ở Việt Nam khi anh về nước thăm gia đình. Tôi yêu cầu các bạn nhân danh cá nhân để mời chứ không phải ban biên tập Danchimviet. Để dễ xin visa, các bạn sẽ nhờ Nguyễn Hữu Liêm lấy danh nghĩa giáo sư đại học của San Jose City College mời tôi, với tư cách một nhà văn bất đồng chính kiến, sang nói chuyện với sinh viên lớp anh dạy. Đó là  một đề tài về chủ nghĩa hiện sinh liên quan đến bài giảng về triết học khóa mùa xuân 2009. Sau đó tôi đã xác định lại chủ đề buổi nói chuyện của tôi với sinh viên là “Ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh ở Việt Nam, từ triết lý đến hiện thực: Sự lựa chọn dấn thân của một trí thức ở một đất nước trong và sau chiến tranh”.

Tôi đề nghị các bạn mời cả vợ tôi cùng đi. Các bạn đồng ý nhưng chỉ lo được cho chúng tôi một vé máy bay, vé còn lại chúng tôi phải tự lo. Sau đó một người bạn khác của chúng tôi ở Mỹ đã giúp việc này. Việc ăn ở, đi lại bên Mỹ các bạn sẽ lo cho chúng tôi hoàn toàn. Ít lâu sau, khoảng tháng 10/2008, tôi nhận được giấy mời của Nguyễn Hữu Liêm. Có giấy mời rồi, tôi để đó không làm gì cả vì tôi nghĩ còn lâu mới đến ngày đi và tôi đang có mấy việc quan trọng của gia đình phải lo.

Sau Tết, chúng tôi từ Đà Lạt về Sài Gòn để tìm hiểu chuyện đi Mỹ. Có hai việc cần thiết phải giải quyết : Xin visa vào Mỹ và thăm dò thái độ của nhà cầm quyền Việt Nam.

Chúng tôi đến một công ty dịch vụ du lịch hỏi về thủ tục giấy tờ đi Mỹ. Họ nói sẽ giúp làm nhưng rất ít hi vọng vì theo kinh nghiệm của họ, lần đầu tiên cả hai vợ chồng cùng xin đi thì có đến 99% trường hợp bị từ chối. Chúng tôi nghe cũng hơi nản. Sau đó một người bạn khuyên tôi nên báo cho Tổng Lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn về việc chúng tôi có giấy mời để thăm dò. Có lời khuyên này vì năm trước Tổng Lãnh sự Mỹ đã từng gặp tôi khi lên thăm “nhóm Dalat” để tìm hiểu quan điểm của chúng tôi đối với tình hình đất nước. Trong dịp này, ông đã cho chúng tôi địa chỉ email. Tôi theo lời khuyên này.

Thật bất ngờ, chỉ 15 phút sau khi gởi mail, Tổng Lãnh sự Mỹ cho người gọi điện thoại cho tôi ngay. Tòa Lãnh sự hứa sẽ cử người gặp chúng tôi để giúp làm thủ tục. Vậy là chỉ sau 3 ngày chúng tôi đã có visa trong tay, không qua phỏng vấn, không cần chứng minh tài sản. Visa của chúng tôi thuộc loại Multiple Entry, có thể vào ra nước Mỹ nhiều lần trong vòng một năm. Hình như từ trước ở đây ít ai xin visa nhanh và dễ dàng như thế.

Pages: 1 2

3 Phản hồi cho “Mỹ du ký [1]”

  1. Vui Hoang says:

    Tôi hồi nhỏ, chẳng biết gì về Cộng Sản, còn thích (theo lối con nít) Cs là đằng khác. Nhưng tôi đã thật sự biết CS và và rất là không thích CS kể từ ngày CS “toàn thắng” Miền Nam. Do đó, sau một qúa trình dài đọc Tiêu Dao Bảo Cự, tôi thấy bản chất của Ổng giống hệt những gì tôi đã biết về cái chủ nghĩa mà thời con nít, tôi không những không biết mà lại thích nữa mới chết. Không ai cấm ông chuyện bên này, bên kia. Nhưng xin ông hãy biết rằng chúng ta đều già cả rồi, chỉ mong ông nên suy nghĩ lại những điều Phuong Duy và Kenny đã nói trong mục Phản Hồ này. Và xin nhắc thêm, ông còn nhớ lời “thằng Thiệu” – Tổng Thống cuối cùng của chế độ VNCH ở Miền Nam thân yêu của chúng ta chứ: “Đừng nghe những gì CS nói mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm” (hay viết cũng thế. Không ai quên đâu ông a. Khó lừa nhau lắm.

  2. Phuong Duy says:

    Tiêu Dao Bảo Cự đối với nhà cầm quyền CS trong nước là người bất đồng chính kiến?
    Dường như có sự ngộ nhận ở đâu đó.Đa số Người Việt hải ngoại chỉ coi ông là một đảng viên CS vì bị gạt ra rìa bất mãn chế độ mà thôi. Xin lỗi, ông có mắt mà dường như không thấy. Ở độ tuổi của ông lại không nhìn thấy 2 cuộc di tản tỵ nạn CSVN to lớn nhất thế giới từ trước đến nay: 1954,1975. Một người được ăn học, nuôi dưỡng, trở thành người có học từ cái nôi miền Nam VN, và cũng từng ngửa tay nhận tiền lương của cái mà ông gọi là Mỹ Nguỵ và tay sai rồi quay lưng lại chống phá chính đồng bào của mình, cổ vũ cho những người giết hại chúng tôi, những người phải cầm súng ra trận, lăn vào chỗ chết để cho ông và những người như ông yên ổn tại thành phố có thì giờ đi đâm sau lưng chúng tôi. Nhận thức của ông về CS còn thua cả một người đàn bà nhà quê mù chữ như mẹ tôi. Bà tuy dốt nát thấy được CNCS tồi tệ ra sao ngay từ khi nó còn trong trứng nước vào những năm đầu 50s nên đã phải bồng bế con cái mà chạy tản cư. Còn ông thì một mực tung hê và cuối cùng cũng cố chen lấn cho được cái thẻ đảng. Khi nó bỏ rơi ông thì ông quay qua mạt sát nó. Mục đích cũng vì cá nhân ông mà thôi chứ chẳng cho đất nước dân tộc gì. Ông chưa bao giờ hối hận về quá khứ ăn lương Quốc Gia (mà ông luôn mạt sát là Mỹ Nguỵ) nhưng phục vụ cho CS của ông. Cho tới giờ này, ông vẫn nghĩ là ở thời điểm nào hành động của ông luôn luôn luôn đúng. Đối với tôi, ông là kẻ lừa đảo. Ngày xưa ông là CS đội lốt thành phần thiên tả. Khi bị CS vứt vào sọt rác vì cái chính kiến nửa mùa của ông thì ông tự xưng là nhà bât đồng chính kiến để tiếp tục lường gạt nhân dân VN trong và ngoài nước. Có thật ông là ngươì bất đồng chính kiến với CSVN? Ông là bạn của NHL, và nhờ NHL tìm cách cho ông qua MỸ, vậy chứ ông có biết NHL đã ca tụng chế độ CSVN như thế nào không? Đọc bài viết này, ông cho rằng đảng CSVN đã để cho ông đi Mỹ vì ông quá nổi tiếng phải không? Hoá ra cái mà ông gọi là lên tiếng từ trước đến nay mục đích là để đánh bóng cá nhân? Mà cũng không sai, trong các bài viết của ông tôi đã từng đọc, cái nổi trội nhất vẫn là cái tôi của ông. Nếu thế thật thì xin lỗi ông đã lầm, hoặc ít nhất ông đã dùng lầm chữ. Trong nước bao nhiêu người biết tiếng ông thì tôi không rõ. Riêng tại CĐVN hải ngoại, ông nổi tiếng thì ít, tai tiếng thì nhiều. Lời thật mất lòng.

  3. KENNY says:

    Tiêu Dao Bảo Cự:”Tôi hiểu chuyến đi này là một thử thách. Không khôn ngoan sẽ bị “đốt cháy”.

    -Viết lá đơn xin Visa, cầm cái visa vào USA , ngối trên máy bay bay về phiá tây Thài Bình Duơng là cái “mùi cháy ” có thể toả ra và thiên hạ ngữi đuợc ngay lúc đó mà không cần phải đợi đến giây phút “khôn ngoan” cuả anh , anh Bảo Cự ạ.
    Săn sóc bảo vệ tới lui cái ta lúc này có lẽ không chính đáng và thực tiễn bằng phãi cùng làm gì với những trí thức trẻ già khác để huớng về tuơng lai …

Phản hồi