Bruce Springsteen và Barack Obama, hai cánh én tự do
Nhìn ánh mắt hân hoan, bàn tay dang rộng, nụ cười miềm nở của người dân Sài Gòn khi đón chào TT Mỹ Barack Obma chiều 24 tháng 5 vừa qua, trừ phi lãnh đạo CSVN đui mù câm điếc hết, họ phải biết chế độ độc tài toàn trị CS diễn ra suốt 41 năm trên đất nước Việt Nam đang vào đoạn kết.
Ngày nào, tháng nào hay năm nào chế độ sụp có thể không ai trả lời chính xác nhưng chắc chắn bức màn tuyên truyền lừa dối sẽ bị xé nát, mọi tội ác của CSVN từ năm 1930 sẽ được phơi bày ra ánh sáng, nước mắt sẽ ngừng rơi và cây tình thương dân tộc sẽ hồi sinh trên quê hương khốn khổ.
Người viết tiên đoán một cách quá lạc quan chăng? Không. Lịch sử nhân loại và lịch sử tranh đấu của nhân dân Việt Nam suốt 41 năm qua đã chứng minh điều đó một cách hùng hồn.
Đông Bá Linh đêm 19 tháng 7, 1988
Bruce Springsteen và E Street Band của ông được phép trình diễn một chương trình nhạc tại Đông Bá Linh. Số người tham dự theo ước lượng của chính phủ Đông Đức là 160 ngàn người có vé và một số gần tương đương tràn vào không vé.
Thay vì dùng chương trình “Bruce Springsteen and E Street Band” như tại Mỹ hay nhiều nơi khác, chính phủ CS Đông Đức lợi dụng cơ hội để tuyên truyền nên đổi tên thành “Concert for Nicaragua” để ủng hộ chế độ CS Sandinista ở Nicaragua, Nam Mỹ. Bruce Springsteen rất giận khi nghe tin chương trình nhạc của ông bị dán chồng lên bằng một nhãn hiệu tuyên truyền CS nhưng không phản ứng.
Vào giữa chương trình, Springsteen bất chấp những hạn chế mà lãnh đạo CS Đông Đức đưa ra trước, đã rút ra một mảnh giấy và đọc lớn bằng tiếng Đức “Tôi đến đây không phải vì chính quyền hay chống chính quyền. Tôi đến để chơi nhạc “rock and roll” tặng các bạn, với niềm hy vọng rằng một ngày mọi rào cản sẽ bị phá bỏ”. Chữ “rào cản” mà Bruce Springsteen muốn nói không gì khác hơn là Bức tường Bá Linh.
Chương trình được phép truyền hình sau vài phút kiểm duyệt nên câu nói của Springsteen bị khám phá và cắt bỏ nhưng tiếng vổ tay của 300 ngàn khán giả, đa số là thanh niên, có mặt tại chỗ vang dội một góc trời.
Có nguồn tin cho rằng chính quyền CS Đông Đức cho phép Bruce Springsteen trình diễn là để đo lường thái độ và lòng tin của người dân vào đảng CS và qua đó có những biện pháp trấn áp cũng như các chính sách tuyên truyền thích nghi.
Chương trình nhạc của Bruce Springsteen là điểm báo cho lãnh đạo CS Đông Đức biết chế độ sụp đổ chỉ là vấn đề thời gian. Sau những cuộc biểu tình của dân chúng, Egon Krenz lên thay thế Erich Honecker và hứa sẽ đem lại nhiều “đổi mới” từ trung ương đến địa phương nhưng những con cá gỗ “đổi mới” đã không còn lừa gạt được người dân Đông Đức. Chỉ hơn một năm sau, Bức tường Bá Linh sụp đổ.
Sài Gòn chiều 24 tháng 5, 2016
Hàng trăm ngàn dân Sài Gòn đứng dọc hai bên đường từ phi trường Tân Sơn Nhất vào trung tâm thành phố để chào đón TT Barack Obama bằng mắt sáng ngời, nụ cười rạng rỡ và bàn tay vẫy gọi ân cần. Tất cả đều phát xuất từ tấm lòng trong sáng, không hận thù, không sợ hãi.
Eric Schultz, phụ tá báo chí Tòa Bạch Ốc xúc động nhận xét “hàng trăm nghìn người tập trung trên các tuyến phố chào đón TT Hoa Kỳ” và “tôi chưa từng chứng kiến điều này trong 5 năm làm việc tại Tòa Bạch Ốc”. Đoạn phim do phóng viên Pete Souza đăng lên Instagram của ông cho thấy hàng hàng lớp lớp người dân chào đón TT Obama. Ben Rhodes, Phụ Tá Cố Vấn An ninh Quốc gia Mỹ ngạc nhiên và cho biết họ sẽ không bao giờ quên sự chào đón mà người dân Sài Gòn đã dành cho họ.
Những hiện tượng đó rất hiếm thấy trong những buổi đón tiếp các lãnh đạo ngoại quốc.
Người dân Sài Gòn hiếu khách? Không đúng hẳn. Người dân Sài Gòn hiếu tự do và họ chào mừng TT Hoa Kỳ nồng nhiệt bởi vì ông ta là đại diện của thế giới tự do.
“Bầu cử Quốc Hội” tại Đông Đức và Việt Nam
Giống như tại Việt Nam, sau khi Bruce Springsteen đến, Đông Đức cũng có một cuộc “bầu cử quốc hội” tổ chức vào tháng 5, 1989. Các nhà phân tích chính trị châu Âu ngày đó cho rằng cuộc” bầu cử quốc hội” tại Đông Đức là một thất bại của đảng CS vì chỉ có 98.5% “cử tri” đi bầu.
Trùng hợp một cách thích thú, tháng 5, 2016, Việt Nam cũng có một cuộc “bầu cử quốc hội” và kết quả gần giống như Đông Đức với chỉ có 98.7% “cử tri” đi bầu. Dưới chế độ CS toàn trị, một phần trăm “cử tri” không đi bầu là đã quá nhiều và là một thất bại của đảng.
Mục đích của lãnh đạo CS khi tổ chức bầu cử quốc hội, Đông Đức hay CSVN, không phải để bầu nên một cơ quan lập pháp mới mà là một công việc thuần túy tuyên truyền. Chính sách tuyên truyền thay đổi theo chủ trương của đảng, bằng chứng tại Việt Nam, sau lần “bầu cử” 1946, đảng CSVN không thấy cần có quốc hội nên suốt 14 năm sau đó, họ chẳng màng nghĩ đến chuyện bầu bán làm gì.
Nhưng chính 300 ngàn người dự chương trình nhạc của Bruce Springsteen và mấy trăm ngàn dân Sài Gòn sắp hàng chào đón TT Obama mới thật sự đã đi bầu. Sự có mặt của người dân là một hình thức bỏ phiếu công khai, cụ thể và rõ rệt nhất. Người dân hai nước đã bầu cho tự do dân chủ. Đông Đức bầu cho Bruce Springsteen và Việt Nam bầu cho Barack Obama. Hai đại biểu tự do đắc cử tại Đông Đức và Việt Nam đều là người Mỹ.
Ẩn ý của TT Obama
Trong thời gian thăm viếng Việt Nam tuy ngắn ngũi, TT Obama đã nhiều lần nhấn mạnh đến quan điểm “vận mệnh Việt Nam nằm trong tay người Việt”.
Đây không phải là câu nói riêng của TT Obama và chỉ mới nghe được lần đầu. Nhiều người, quốc tế cũng như Việt Nam, trong nước cũng như ngoài nước quan tâm đến Việt Nam đã phát biểu tương tự. Không ai cứu được Việt Nam ngoài chính dân tộc Việt Nam.
Tuy nhiên có một điểm khác. TT Obama muốn nhấn mạnh rằng vai trò của Mỹ thông qua các chính sách hợp tác kinh tế và đối ngoại tại Á Châu là một cách góp phần tạo ra không gian và kéo dài thời gian để người Việt Nam có thêm cơ hội chọn lựa một cơ chế chính trị cho mình.
Trong cương vị tổng thống, TT Obama không thể kêu gọi người dân Việt Nam xuống đường hay đứng lên lật đổ chế độ độc tài nhưng trong ẩn ý, ông mong muốn nhân dân Việt Nam, bằng mọi cách thích nghi, hãy mạnh dạn chọn lựa một tương lai chính trị cho đất nước Việt Nam. TT Obama cam kết “Và trong khi các bạn theo đuổi tương lai mà các bạn muốn, tôi muốn các bạn biết rằng nước Mỹ sẽ ở ngay bên cạnh các bạn, như một đối tác, và một người bạn.”
Hơn bất cứ một quốc gia nào khác, vì lý do lương tâm (58 ngàn người Mỹ đã chết để bảo vệ tự do của miền Nam Việt Nam), chính trị ( góp phần tạo dựng cơ chế chính trị đối lập với Trung Cộng) và quân sự ( lấp kín nút chặn trên cả đường bộ lẫn đường biển ra Biển Đông và Nam Á Châu của Trung Cộng), chính phủ Mỹ muốn thấy Việt Nam thật sự là nước tự do dân chủ, phát triển, hợp tác chiến lược với Mỹ.
TT Harry Truman đã không gởi chiến hạm lừng danh USS Missouri viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ năm 1946 nếu chính phủ Thổ không cam kết theo đuổi con đường dân chủ và chống lại Liên Xô. Thổ Nhĩ Kỳ dân chủ đã làm cán cân sức mạnh quân sự nghiêng hẳn về phía Tây Phương và quốc gia có lợi nhất cũng chính là Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong Thông Cáo Chung của G7 ( Canada, Pháp, Đức, Anh, Ý, Nhật và Mỹ) tại Nhật vừa được công bố hôm 27 tháng 5, Hoa Kỳ và sáu cường quốc đồng minh khẳng định sẽ tiếp tục duy trì các nguyên tắc hàng hải phù hợp với UNCLOS và xác định quyền của các quốc gia phải được dựa trên luật pháp quốc tế thay vì các hành động đơn phương.
Thông Cáo Chung cũng bày tỏ sự quan tâm một cách cụ thể và chi tiết của G7 về tình trạng tại Biển Đông. Thông Cáo Chung còn quá mới nên chưa đọc được phản ứng của Trung Cộng nhưng theo báo chí quốc tế đó là một cái tát vào mặt Tập Cận Bình.
Mặc dù lợi thế quân sự của Mỹ vẫn còn trên rất cao so với Trung Cộng, với quan hệ kinh tế vô cùng phức tạp và tinh tế trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, ngoài việc tạo không gian, điều kiện và kéo dài thời gian như đang làm qua TPP hay tại hội nghị G7 vừa bế mạc, chính phủ Mỹ, trước đây, hiện nay và trong tương lai gần, sẽ không thể can thiệp trực tiếp vào nội bộ chính trị Việt Nam hay đương đầu trực tiếp với Trung Cộng về quân sự.
Chỉ có sức mạnh của người dân Việt Nam mới là yếu tố quyết định. Một Việt Nam dân chủ sẽ làm thay đổi hẳn khuôn mặt chính trị tại Á Châu và giống như Thổ Nhĩ Kỳ trước đây, sẽ rất có lợi cho Việt Nam.
Chuyển động xã hội làm thay đổi cơ chế chính trị
Như người viết đã trình bày trong bài “Để thắng được Trung Cộng” chính sự chuyển động đi lên của nhận thức con người là lý do chính dẫn đến sự sụp đổ của chế độ CS.
Sự chuyển hóa tri thức nhanh hay chậm tùy theo điều kiện mỗi nước nhưng là một tiến trình không thể bị ngăn chận bởi bất cứ một cơ chế độc tài nào. Giáo sư Archie Brown thuộc đại học Oxford, Anh quốc, trong tác phẩm Sự vươn lên và sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản (The Rise And Fall Of Communism) nêu ra 8 lý do khiến chủ nghĩa Cộng sản sụp đổ, trong đó lý do hàng đầu không phải là kinh tế hay quân sự mà là sự thay đổi nhận thức xã hội.
Người Việt quan tâm đến vận mệnh đất nước có lý do chính đáng để nóng lòng nhưng nếu nhìn lại sẽ thấy các phong trào xã hội, phong trào dân chủ tại Việt Nam đã lớn lên, tuy chậm nhưng không ngừng lớn lên và mở rộng.
Dây chùm gởi CSVN ăn bám quá lâu và quá sâu vào thân cây Việt Nam nên phải cần nhiều thời gian hơn những nước khác để gỡ chúng ra.
Thật vậy, nếu chọn thời điểm Bác sĩ Nguyễn Đan Quế chính thức công bố “Lời Kêu Gọi của Cao Trào Nhân Bản” vào năm 1990 làm mốc thời gian, sau 26 năm Việt Nam đã có hàng trăm, hàng ngàn đoàn thể xã hội, từ dân oan, báo chí, phụ nữ, lao động được hình thành. Khu vườn dân chủ ngày đó chỉ có một bông hoa nở ra trong mưa bão. Hôm nay đã khác. Mưa bão chưa qua nhưng khu vườn đã có nhiều bụi hoa thơm nở ra từ hy vọng và niềm tin vào tương lai dân tộc.
Khát vọng của con người dù Đông Đức hay Việt Nam giống như những mạch nước nhỏ chảy một cách khó khăn xuyên qua bao kẽ đá nhưng không hề ngưng chảy. Và các lãnh đạo phong trào dân chủ cũng thế, có người bước xuống nhưng đã có người khác bước lên, chuyến tàu lịch sử vẫn tiếp tục tiến về phía trước. Lịch sử nhân loại cho thấy không một bạo lực nào có thể ngăn được sự chuyển động đi lên của nhận thức con người.
Như người viết đã mở đầu, trừ phi lãnh đạo CSVN đui mù câm điếc hết, họ phải biết chế độ độc tài CSVN diễn ra trên đất nước Việt Nam sắp sửa cáo chung.
Bruce Springsteen và Barack Obama là hai cánh én tự do nhưng mùa xuân không đến từ cánh én ghé qua một đôi ngày mà phải được mang về bằng bầy én Việt Nam. Mùa xuân rồi sẽ đến.
Theo Facebook Trần Trung Đạo
NHÂN QUYỀN VÀ SỰ TỰ DO
Để nói cách nôm na cho mọi người đều dễ hiểu, nhân quyền cũng giống như quyền tiêu tiền, và sự tự do cũng chẳng khác gì tiền bạc. Có khi chẳng cần tiền người ta vẫn có thể sống được. Nhưng đó là cách sống không hoàn toàn tự chủ, vì phải lệ thuộc vào người khác. Đó là cách sống nghèo nàn ở mức tối thiểu nhất. Không có tiền cũng mất cả quyền tiêu tiền, hay nếu có tiền mà không được phép tiêu, hoặc không tiêu được vì không có điều kiện, tiền có đó cũng coi như không, cũng coi như nghèo nàn. Thật ra, nếu không có tiền người ta phải luôn cảm thấy chật vật, vì có tiền trong túi hay cất ở đâu đó, tuy dầu có khi không tiêu đến người ta vẫn cảm thấy hạnh phúc, an tâm, vì tiền bạc vốn vẫn luôn là huyết mạch trong cuộc sống hàng ngày của mọi người.
Mặt khác, con người cũng khác với loài vật ở mặt tư duy và nhận thức. Thân xác con người cũng chỉ giống như thân xác loài vật, vì đó là công cụ để duy trì sự sống. Nhưng cái con người có mà con vật không có đó là đời sống ý thức, tinh thần, sự hiểu biết, sự nhận thức, hay văn minh văn hóa nói chung. Điều đó có nghĩa tự do gắn với thân thể chỉ là điều tự nhiên nói chung. Ở kiểu tự do này con người và con vật đều giống như nhau và cũng đều cần có như nhau. Nhưng chính kiểu tự do con người có mà con vật không có, đó là tự do ý thức, tự do tư duy, hay tự do nhận thức.
Nói như thế rõ ràng thấy được rằng trong thế giới loài người thì tự do phải luôn gắn với nhân quyền mà không gì khác. Có cái này mới có cái kia hay ngược lại, hoặc nói cách khác đó chỉ là hai mặt của một vấn đề. Vấn đề ý nghĩa và phẩm chất hay nhân cách con người. Vì nếu thiếu cả hai cái này, con người bị rơi xuống hàng sinh vật thuần túy, tức xuồng hàng động vật tự nhiên mà chẳng có gì cao hơn hoặc đặc biệt nữa. Vậy thì lý do tại sao con người bị tướt đoạt đi quyền tự do, đó là điều phải cần nên phân tịch.
Trước hết học thuyết Mác cho rằng để giải phóng con người trong tương lai, tức trong xã hội cộng sản kiểu không tưởng sẽ có ở hàng ngàn năm sau này, trước tiên phải chuyên chính vô sản. Tức đánh đổi tự do hiện tại để có được tự do mai sau. Đây là niềm tin của nhiều người cộng sản chân chính hay cuồng tín nhất. Vì đây chẳng khác gì cách thả mồi bắt bóng, buông con chim sẻ đang có trong tay để hi vọng bắt được hai con chim đang còn nằm trong bụi. Mác tin vào giai cấp vô sản chỉ vì mê tín vào luật biện chứng mơ hồ của xã hội, nhưng đó là niềm tin phi khoa học, vì mọi tinh hoa của xã hội không cứ phải nhất thiết nằm trong giai cấp nào. Đây là quan điểm phản biện chứng khoa học nhất của Mác. Nên mọi sự hi sinh tự do của con người ngay trong hiện tại đều chỉ là vô lối, phản nhân văn và phản thực tế.
Cuối cùng những người nào còn mù quáng vào quan điểm đấu tranh giai cấp của Mác, họ không nhận thấy ra rằng quan điểm giai cấp như vậy rất có thể thường xuyên bị lợi dụng mà không có thực chất. Bởi vÈ
Cuối cùng những người nào còn mù quáng vào quan điểm đấu tranh giai cấp của Mác, họ không nhận thấy ra rằng quan điểm giai cấp như vậy rất có thể thường xuyên bị lợi dụng mà không có thực chất. Bởi vì bất kỳ ai vẫn có thể nhân danh giai cấp để nắm quyền và thủ lợi mà chưa hẳn họ thật sự thuộc về giai cấp đó hoặc nhằm phục vụ cho giai cấp đó. Có điều thực tế là ngày nay mọi nước cộng sản cũ đều đã chuyển sang hội nhập vào nền kinh tế thị trường toàn cẩu rồi. Nước nào cũng muốn được thừa nhận là có nền kinh tế thị trường tự do. Tức học thuyết Mác đã bị hoàn toàn vứt bỏ và quay lưng lại, it ra về mặt nguyên tắc và thực tế, thế thì vấn đề còn giữ tính cách độc đảng duy nhất để phủ nhận quyền tự do chung của mọi người và xã hội lại trở thành ý nghĩa vấn đề đáng nói nhất.
Quả vậy, thái độ không công nhận hoặc không tôn trọng quyền tự do của người khác chỉ có nghĩa là thái độ giám hộ hay thái độ bảo hộ. Nhưng muốn giám hộ hay bảo hộ người nào đó cũng phải được pháp luật và đạo lý thừa nhận nhưng không được tùy tiện tự phong, tự thiết lập. Nhất là người được giám hộ cũng phải là vị thành niên hay bị khuyết tật hoặc thiểu năng nào đó. Đối với một dân tộc, một đất nước thì không thể có điều đó, bởi vì tất cả đều lành lặn, khỏe mạnh và đều hoàn toàn bình đẳng như nhau. Vậy thì nếu còn một lý do nào khác chỉ có thể là sự chủ quan hoặc sự tự lấn lướt không hữu lý và không phải cách. Mặt khác, điều đó còn nói lên cả nhân cách của người lấn lướt và nhân cách của người bị lấn lướt. Chính cái này tạo ra cái kia mà không gì khác. Đó cũng là ý nghĩa của sự độc tài và sự bị trị.
Nên nói chung lại, vấn đề nhân quyền và tự do dân chủ là ý nghĩa cốt lõi của nhân cách hay tính cách của con người cũng như xã hội loài người. Trong khi mọi nhà tư duy tiến bộ khác nhau của nhân loại trong thời của Mác ai cũng chủ trương dân chủ tự do và nhân quyền cả. Trái lại chính Mác là người duy nhất chủ trương đi ngược lại những cái đó. Mác cho rằng mọi ý nghĩa tự do dân chủ truyền thống và chính đáng được mọi người thừa nhận là tự do dân chủ kiểu tư sản. Trong khi đó Mác muốn tập thể hóa toàn diện toàn bộ xã hội, quay trở lại kiểu đàn bầy thời còn hoang dã và sơ khai, chỉ đi theo con đầu đàn hướng dẫn.
Như thế quan điểm của Mác chỉ là quan điểm phi khoa học và phản tiến hóa, nhưng Mác lại tự nhận là khoa học và cách mạng để hấp dẫn mọi người. Cuối cùng chẳng có con đường quá độ nào như Mác tiên liều cả, điều đó ngày nay lịch sử thực tế đã chứng tỏ. Vậy nên học thuyết Mác trong quá khứ đã phản lại nhân văn, phản lại nhân quyền, phản lại sự tiến hóa và phản lại mọi ý nghĩa và nguyên tắc khoa học khách quan là như thế. Nên vấn đề không phải là lời nói suông, mà thực tế khach quan có phản ảnh thật lời nói hay chủ trương đó hay không mới là ý nghĩa cần nhận thức và phân biệt trước nhất. Làm ăn tập thể kiểu cha chung không ai khóc, đó là ý nghĩa thất bại về kinh tế của Mác. Dùng độc tài chuyên chính để tiêu diệt mọi ý nghĩa tự do dân chủ khách quan, đúng đắn, khiến làm nô lệ hóa con người, làm bị trị hóa xã hội, đó là thất bại về chính trị trong con đường đi của học thuyết Mác.
ĐẠI NGÀN
(01/6/16)
Cám ơn trần trung Đạo đả cho mọi người một bài viết hay và đầy ý nghĩa.