Ba Lan trước nguy cơ bài ngoại
Ngay thềm năm mới, những tin tức trên báo chí Ba Lan cho thấy 1 khung cảnh không mấy tốt đẹp liên quan tới cuộc sống của những người nước ngoài ở đây.
Mở đầu là vụ việc 1 thanh niên Ba Lan 21 tuổi bị đâm chết bằng dao trước cửa quán bán đồ ăn do người Algerie làm chủ. Chủ quán và anh nhân viên người Tunesia được cho là liên quan trực tiếp tới cái chết cậu thanh niên người Ba Lan.
Vụ việc xảy ra vào đêm giao thừa. Những điều tra sau đó cho hay, anh chàng Ba Lan đã lấy 2 chai Coca Cola của quán, rồi bỏ chạy mà không trả tiền. Anh Tunesia 26 tuổi đang làm việc ở đây đã đuổi theo, xô xát xảy ra và sau đó những nhát dao oan nghiệt đã kết thúc cuộc sống của 1 người trong số họ.
Vấn đề nằm ở chỗ, người ‘kết thúc cuộc sống’ lại là dân bản xứ, kẻ bị tình nghi gây án là 1 thanh niên nước ngoài, mà bản thân gốc gác Tunesia của anh ta đã đủ khiến cho xã hội dễ bùng nổ một cơn thịnh nộ. Bởi, mới trước đó ít ngày, một đồng hương của anh đã gây ra vụ thảm sát bằng xe tải ở Berlin và nạn nhân đầu tiên chính là người tài xế Ba Lan.
Phản ứng ‘man rợ’
Ngay sớm ngày 01/01/2017 hàng trăm người Ba Lan đã tới bao vây quán Kebab Prince ở thị trấn Ełk, nơi xảy ra án mạng. Họ la hét, chửi bới, ném đá, đập phá quán ăn, rồi reo hò trong tiếng vỡ loảng xoảng của những tấm kính. Những khẩu hiệu đề cao tinh thần dân tộc, bài ngoại, đuổi người nước ngoài cút đi, thậm chí đòi mạng đổi mạng được nhiều người trong đám đông tỏ ý tán thưởng.
Những người dân địa phương không dừng ở đó, họ kéo tới 1 quán ăn khác được cho là cũng của anh Algerie nọ và đập luôn cái quán ăn thứ 2 này.
Cảnh sát địa phương tới can thiệp sau đó đã bị những người đang trong cơn kích động mạnh chống trả bằng chai lọ, gạch đá. Vụ lộn xộn đã khiến 28 người dân địa phương bị xộ khám. Hiện cả 2 người, chủ nhà hàng và cậu nhân viên Tunesia đều đang bị giam giữ để điều tra. Phản ứng quá kích này bị cho là ‘man rợ’ và không thích hợp với một xã hội hiện đại.
Theo tờ Wyborcza, tuần đầu tiên của năm mới đã xảy ra ít nhất 6 vụ tấn công nhằm vào người nước ngoài, trong đó có vụ xảy ra ở các thành phố lớn như Lódz, Poznań hay ngay tại thủ đô Warsaw. Những người bị tấn công đều thuộc nhóm các quốc gia Hồi Giáo hoặc có ngoại hình khiến người ta liên tưởng tới công dân của các nước này.
Các nạn nhân, trong đó có sinh viên đang theo học ở Ba Lan, đều bị đánh đập vô cớ, thậm chí bị gán ghép cho chữ ISIS hay ‘Asam’.
Tình trạng tấn công người nước ngoài, nhất là công dân của các nước Hồi Giáo đã có từ những năm trước và ngày càng có xu hướng gia tăng. Chỉ trong 8 tháng đầu năm 2016 có 493 vụ việc được ghi nhận liên quan tới phân biệt chủng tộc, nhiều hơn cùng kỳ năm trước đó 41 vụ.
Những vụ việc này không chỉ liên quan tới tấn công bằng vũ lực mà có thể bằng lời nói mang tính xúc phạm hay chửi bới, thóa mạ. Theo thống kê, sắc dân bị tấn công bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Maroc, Tunesia, Syria, thậm chí Ấn Độ.
Vài tháng trước đây, 1 đoạn video clip được mạng xã hội tại Ba Lan chia sẻ rầm rộ và nhân vật ‘anh hùng cứu mỹ nhân’ trong đó được ca ngợi như người hùng. Đoạn băng ghi lại cảnh 2 cô gái châu Á, không rõ có phải người Việt Nam hay không, đã bị 1 kẻ càn quấy đe dọa, dùng lời lẽ xúc phạm. Việc xảy ra trên tầu điện và một người đàn ông có mặt trên tàu đã ra che chắn, bảo vệ 2 cô và giúp họ thoát khỏi kẻ gây rối.
Khi phe cựu hữu thắng thế
Có thể nói, cũng như nhiều nước thuộc Đông và Trung Âu, Ba Lan không phải là quốc gia có truyền thống về người nhập cư. Nếu các ‘đế quốc già cỗi’ có mối quan hệ với với các sắc dân khác từ thời buôn bán nô lệ hay thời kỳ thuộc địa thì Ba Lan là quốc gia non trẻ trong vấn đề này. Mấy thập niên dưới chế độ cộng sản, việc giao du gần như chỉ khép kín trong khối; những năm chuyển sang thể chế dân chủ, kinh tế Ba Lan lại chưa đủ mạnh để lôi cuốn người nhập cư, trừ công dân của một số quốc gia nghèo khó hơn.
Môi trường xã hội càng trở nên kém thân thiện với người nhập cư khi đảng dân tộc cực hữu “Pháp Luật và Công Lý” lên cầm quyền. Ngay khi nắm quyền vào cuối năm 2015, chính phủ theo đường lối dân tộc cực hữu đã xóa bỏ các cam kết nhận người tị nạn từ Trung Đông theo hạn ngạch được phân bổ bởi EU.
Cũng kể từ khi đảng này nắm quyền, các cuộc tuần hành cổ xúy cho tinh thần dân tộc tăng lên đáng kể, về số lượng cũng như về mức độ cuồng tín. Mặc dù đảng cầm quyền dường như chỉ muốn loại bỏ nhóm nhập cư từ các quốc gia Hồi Giáo vì cho rằng nó gắn liền với nguy cơ khủng bố, nhưng việc đề cao tinh thần dân tộc của họ đã ít nhiều ảnh hưởng tới cách nhìn nhận của xã hội trước vần đề sắc tộc.
Ngay sau những vụ việc vừa qua, Bộ trưởng Nội vụ Ba Lan, Mariusz Błaszczak vẫn khẳng định rằng các vụ tội phạm vì lý do thù ghét chủng tộc “chỉ là số ít” và chính quyền đang nỗ lực để ngăn chặn chúng.
Chính quyền có thể vẫn luôn luôn nỗ lực, nhưng con số các vụ bạo lực liên quan tới sắc tộc liên tục tăng lên khiến không chỉ người nước ngoài mà những công dân muốn sống trong một xã hội dân chủ và cởi mở đều cảm thất bất an.
Công bằng
Truyền thông nói chung từ xưa tới nay thường bị chi phối bởi những sự kiện mang tính bề nổi, mà nếu không tỉnh táo dễ dẫn tới những ngộ nhận. Mấy trăm người tới đập phá quán Kebab Prince mặc dù là hiện tượng đáng lo ngại, nhưng may mắn thay, họ không phải là đại diện cho bộ mặt của xã hội Ba Lan.
Ngay sau khi xảy ra vụ việc, trên Internet đã xuất hiện lời kêu gọi giúp đỡ tài chính cho chủ quán để khắc phục hậu quả của vụ đập phá. Lời kêu gọi đã ngay lập tức được hưởng ứng và thu được một số tiền nhất định. Chủ quán, thực ra là công dân Ba Lan, gốc Algerie đã từ chối nhận khoản trợ giúp này và đề nghị chuyển tới một trại trẻ mồ côi. Các sự trợ giúp tài chính từ cộng đồng cũng diễn ra với các trường hợp bị hành hung khác.
Mặc khác, nếu theo dõi ý kiến trên các trang mạng có thể thấy, rất nhiều bạn đọc đã khách quan và công bằng khi đưa ra những nhận xét.
Theo đó, có những ý kiến cho rằng, lỗi ở nạn nhân; rằng chính cậu thanh niên 21 tuổi kia đã gây chuyện trước và gánh chịu hậu quả do chính những rắc rối do mình gây ra. Anh này đã ăn cắp chai Cola, đã buông lời xúc phạm người nước ngoài trước và sức chịu đựng của con người chỉ có hạn.v.v.
Nhiều ý kiến cũng công khai bày tỏ sự thất vọng với việc chính quyền quay lưng với người nhập cư từ các nước Trung Đông đang bị chiến tranh, loạn lạc. Họ nhắc lại việc người Ba Lan đã được cứu giúp như thế nào dưới thời cộng sản và hiện nay hàng triệu người Ba Lan vẫn đang tràn sang các quốc gia giầu có như Hà Lan hay Anh.
Bên cạnh những phản ứng trên mạng, dưới sự kêu gọi của giới văn nghệ sĩ và một số nhà hoạt động xã hội, ở một vài thành phố đã có các cuộc tuần hành với thông điệp ‘chống phân biệt chủng tộc’, ‘chống bạo lực’ vào 2 ngày cuối tuần vừa rồi.
Cũng cần nói thêm, hiện ở Ba Lan có khoảng 1 triệu người nhập cư từ các nước phía Đông như Ucraine, Nga, Litwa, Bạch Nga và họ được xã hội tiếp nhận một cách khá cởi mở bởi sự tương đồng về văn hóa, sắc tộc cũng như ngôn ngữ. Lượng người nhập cư này giúp cho thị trường lao động Ba Lan giữ được sự cân bằng sau khi khoảng 2 triệu người đã di dân sang các nước Tây Âu trong thập niên vừa qua sau khi Ba Lan gia nhập EU.
Thưa tác giả,
Nan đề người tị nạn và sự hội nhập vào xã hội mới không đơn giản, bởi nhiều yếu tố can thiệp vào.
1/
NGƯỜI NHẬP CƯ là ai ? Tị nạn kinh tế hay chính trị hay tội phạm đang trốn chạy pháp luật …. ?
Kẻ đáng sợ nhất là tội phạm hình sự hay khủng bố trà trộn vào dưới danh nghĩa tị nạn chính trị. Đó là trường hợp chiến binh IS hiện nay, hay của các nhóm khủng bố Hồi giáo cực đoan khác.
Kế đó những kẻ nhập cư để rửa tiền như những con cháu cán bộ CS, hay trốn tránh pháp luật như trường hợp Trịnh Xuân Thanh, cũng không được welcome !
Những người tị nạn kinh tế thuần tuý, như ta thường gặp ở trại tị nạn như có những người Tàu, người Bangla Desh, các nước nghèo ở lục địa đen Phi châu. Những người này thường chăm chỉ làm ăn.
Ngoại trừ trường hợp người Việt, thường gốc Hải Phòng, hay làm ăn bất chính như trồng cần sa, bị tảy chay chả khác gì những tội phạm nói trên.
Trước kia người tị nạn VN gốc Bắc thường hay làm ăn bất chính, như buôn lậu thuốc lá ngoài đường phố (Berlin và vài thành phố khác ở Đức), đã gây ác cảm với dân địa phương.
Thực ra khi làn sóng tị nạn chính trị quá dông đảo như hiện nay và gây ra các khủng hoảng xã hội triền miên ở Âu châu cũng ít nhiều tạo ra những ác cảm với dân địa phương.
Cũng nói luôn là làn sóng tị nạn của thuyền nhân Việt Nam tuy nhiều, nhưng không gây bất ổn xã hội như hiện nay, mặc dù CS ra sức tuyên truyền nói xấu người tị nạn.
Những người tị nạn Ả Rập Hồi giáo đã có những “đòi hỏi” quá cao nơi xin tị nạn; họ lại thường không chịu “nhập gia tuỳ tục”; đó là chưa kể không ít kẻ “sách nhiễu tình dục” dân bản xứ ! Ngay chính trong nội bộ tị nạn cũng chia bè phái và bạo hành lẫn nhau ngay trong trại tị nạn !
2/
SỰ HỘI NHẬP của người di dân hay tị nạn cũng không kém phần quan trọng.
Dĩ nhiên những người da trắng gốc Đông Âu được welcome ở các nước Tây Âu và cả ở Bắc Mỹ, bởi họ giống nhau ở nhiều phương diện, cũng như có những quan hệ lịch sử gắn bó nhau từ lâu đời.
Chỉ có một số ít trường hợp người Ba Lan bị kỳ thị ở Anh, nếu so với các người dân gốc Đông Âu khác. Thực ra dân Ba Lan di dân khá nhiều sang Tây Âu nếu so sánh với các nước Đông Âu khác. Chính vì thế có những cạnh tranh quyền lợi với dân bản xứ, nên nảy sinh ra bất hoà nho nhỏ.
Người Á châu như người Tàu, Việt, Đại Hàn … thường chịu khó hội nhập nên thường được lòng dân bản xứ hơn ai hết. Họ cũng chịu thương chịu khó làm ăn và học hành, đóng góp ít nhiều cho tổ quốc mới, nên về lâu về dài được lòng dân bản xứ.
Ngược lại người Hồi giáo, nhất là gốc Ả Rập, thường bảo thủ, nên cực đoan trong một số lãnh vực, nhất là tôn giáo. Họ lại sinh đẻ vô tội vạ, tạo gánh nặng cho xã hội, khiến dân bản xứ khó chịu. Họ thường tạo ra những “ghetto” riêng biệt, không chịu hội nhập để rồi tụt hậu, nhưng lại la làng là bị “phân biệt đối xử” !
Chính giới Tây phương thường nhân nhương, nhưng được đằng chân lân đằng đầu”, khiến dân sở tại bất mãn chính phủ, quay qua ủng hộ các nhóm cực hữu, hay “dân tuý” (duy dân, populism)
3/
CHÍNH GIỚI nước tiếp nhận tị nạn hành sự ra sao ?
Ở một số nước Tây Âu, như Pháp, Đức, Hoà Lan, Bỉ … thường “lẩn tránh” nan đề trên dưới chiêu bài kiến tạo một “xã hội đa văn hoá”, nhưng thực chất là “dung dưỡng” một số sắc dân thiểu số đang sinh sống hay tị nạn nơi xứ họ.
Hệ quả những người nhập cư thường lợi dụng lòng tử tế của chính quyền để tìm cách né tránh hội nhập toàn vẹn vào xã hội cộng đồng mới, như tìm cách làm chui trốn thuế và ăn trợ cấp xã hội … Dĩ nhiên dân địa phương bất mãn chính phủ lẫn ác cảm với người nhập cư. Từ đó họ ủng hộ các phe nhóm cực hữu (theo chủ nghiã dân tộc cực đoan) hay đám “dân tuý” (duy dân; populism), khiến những căn thẳng và hiềm khích xã hội (social conflicts) ngày một trào dâng, dẫn đến những bạo hành người tị nạn và người nhập cư ngoại quốc.
Tại các nước Đông Âu cựu CS như Ba Lan, Tiệp, Hung … thì chả những dân mà cả chính giới chưa từng thực sự phải đối đầu với nan đề trên, cho nên họ đã khá lúng túng. Cũng phải nói luôn là chính giới vẫn còn giữ thói quen (quán tính) độc đoán trong hành xử, cho nên tình trạng bài ngoại khá phổ biến ở đây. Chính quyền thường “mạnh tay” đối xử, như ở một số nước cho lập hàng rào thép gai nơi biên giới.
Trên đây tôi chỉ lược sơ qua một vài nét chính, để thấy khủng hoảng tị nạn và dân nhập cư bắt nguồn sâu xa từ đâu. Mong có sự đóng góp thêm của cao nhân bốn phương tám hướng