WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Top 10 nhà độc tài đang gặp rắc rối

6. Mahmoud Ahmadinejad
Frances Romero, TIME, 01/02/2011

Mahmoud Ahmadinejad. Nguồn: AP

Cuộc bầu cử lại vào nhiệm kỳ thứ hai năm 2009 mà ông ta thắng lớn – với hơn 60% số phiếu – đã gây ra một cuộc nổi dậy ở Iran. Đối thủ chính của Mahmoud Ahmadinejad, là Mir-Hossein Mousavi và những người ủng hộ ông kêu là lừa đảo, yêu cầu kiểm lại phiếu và sau đó kêu gọi hủy bỏ kết quả bầu cử. Hàng chục người bị giết trong các cuộc biểu tình bị đàn áp bởi các lực lượng bán quân sự. Sau một tuần chống đối mãnh liệt, Lãnh tụ Tối cao của Iran Ayatullah Ali Khamenei tuyên bố các kết quả bầu cử là hợp lệ và khẳng định thắng lợi của Ahmadinejad. Chỉ ít ngày sau đó, Hội đồng Vệ quốc xác nhận rằng 50 khu vực bầu cử có số phiếu thu được nhiều hơn số cử tri đã đăng ký. Ahmadinejad và Khamenei va chạm trên nhiều mặt trận chính trị, bao gồm cả vấn đề những ai sẽ tham gia vào nội các của Tổng thống. Sự căng thẳng này, đi đôi với sự chống đối rộng rãi và lâu dài đối với chính quyền Ahmadinejad – bao gồm trong số tăng lữ cao cấp của nước này – đang đặt Ahmadinejad, người cầm quyền với sự hậu thuẫn của tầng lớp giáo sĩ Hồi giáo, trên một mặt đất đang rung chuyển.

7. Robert Mugabe
Alexandra Silver, TIME, 01/02/2011

Robert Mugabe. Nguồn: AP

Robert Mugabe đã cai trị Zimbabwe từ khi đất nước giành được độc lập năm 1980. Trong quá trình hơn 30 năm làm Thủ tướng và Tổng thống, ông ta và Mặt trận Yêu nước – Liên hiệp Dân tộc Phi châu Zimbabwe của ông ta đã đàn áp khốc liệt những người đối lập và quan tâm đến việc duy trì quyền lực hơn là cải thiện đời sống của công dân trong nước. bất chấp những thủ đoạn bạo ngược, sự bất mãn của nhân dân bộc lộ rõ năm 2009 khi Morgan Tsvangirai của Phong trào vì Chuyển đổi Dân chủ nhận được nhiều phiếu hơn Mugabe trong cuộc bầu Tổng thống. Tuy nhiên, bạo lực đi trước trận đấu lại, và Tsvangirai không tham gia. Sau đó Mugabe đi vào một cuộc thương lượng chia sẻ quyền lực với phe đối lập, ông ta vẫn là tổng thống, trong khi Tsvangirai làm Thủ tướng.

8. Emomali Rahmon
Ishaan Tharoor, TIME, 01/02/2011

Emomali Rahmon. Nguồn: AP

Từ 1992, chỉ một năm sau khi độc lập, nhà nước Trung Á Tajikistan nhỏ bé đã bị thống trị bởi Emomali Rahmon. Cựu thành viên của ban lãnh đạo đảng cộng sản Liên xô lên nắm quyền vào lúc trong nước bắt đầu cuộc nội chiến đẫm máu, đấu với một phe cánh dẫn đầu bởi những người Islamist chống lại khối thống trị thế tục của những lực lượng được Nga ủng hộ, trong đó có Rahmon. Mười ngàn người chết, nhưng Rahmon thoát ra thắng lợi, và, giống như các lãnh tụ của các chế độ khác ở Trung Á, ông ta bào chữa cho sự chuyên quyền của mình phần nào bằng cách coi mình như một hàng rào ngăn chặn mối đe dọa của những kẻ cực đoan quá khích. Nhưng các chuyên gia mô tả nước Tajikistan của Rahmon là một nước nghèo khổ và vô luật pháp, và là nơi chủ yếu tuồn thuốc phiện từ nước láng giềng Afghanistan. Sau cuộc suy thoái tài chính đánh vào những nước giầu hơn là Nga và Kazakhstan, hàng chục ngàn công nhân Tajik – mà tiền họ gửi về là dòng máu nuôi sống nền kinh tế Tajikistan – trở về nhà ở những làng quê xác xơ tiêu điều vì nghèo đói. Trong không khí ấy, các nhà quan sát nói về cuộc nổi dậy của những người Islamist từ lâu nằm im đang trỗi dậy mãnh liệt, một phần được hậu thuẫn bởi những chiến binh mới đến, (trước đây họ trú ngụ trong những vùng thuộc các bộ lạc Pakistan). Trong khi đó, Rahmon tiếp tục cai trị Tajikistan như thái ấp riêng của ông ta, gia đinh ông ta nhiều năm được hưởng lợi lộc từ hối lộ. Chính phủ của ông ta có thể vẫn còn đứng vững, nhưng những đám mây đen đã lơ lửng treo trên tương lai của nước Tajikistan của Rahmon.

9. Triều đình A rập Saudi
Kayla Webley, TIME, 01/02/2011

Vua Abdullah. Nguốn: AP

Với 25% trữ lượng dầu mỏ của thế giới, của cải tích lũy và những người bạn mạnh – chủ yếu là Mỹ – cuộc sống của Vua Abdullah của A rập Saudi quả là quá dễ dàng. Nhưng trong khi ông ta và khoảng 7000 thành viên hoàng tộc của ông ta giàu có, hưởng tài sản khoảng 20 tỉ $,  thì trong đất nước ông ta cứ bẩy người lớn thì có một người không biết chữ. Thất nghiệp đã lên đến 10% trong nhiều năm. Kiểm duyệt tràn lan. Việc phê phán chính phủ, gia đình hoàng tộc và cảnh sát, những người có quyền lực tuyệt đối, là không được phép. Phụ nữ có rất ít quyền và nói chung ở ngoài lực lượng lao động. Gia đình thống trị này có quyền lực tuyệt đối trong gần một trăm năm nay, mặc dầu chưa bao giờ được bầu ra. Các đảng chính trị đối lập đơn giản là không được phép. Trong khi Abdullah được xếp cùng hàng với những nhà độc tài khác trong khu vực – ông ta đã chào mừng lãnh tụ Tunisia lưu vong Zine el Abidine Ben Ali và đã viện trợ cho Hosni Mubarak của Ai cập – một cuộc nổi dậy của dân chúng trong cái quốc gia bị hạn chế nhưng tương đối giàu có này, có vẻ ít có khả năng xảy ra hơn so với các nơi khác ở Trung Đông. Tuy nhiên, sự nắm quyền của nhà nước Saudi có hai điểm yếu: gia đình trị từ chối tạo ra một hệ thống dân chủ, ngay cả khi xã hội Saudi đang khao khát được tự do hơn, và sự tiếp tục hiện diện của mạng lưới những kẻ Islamist chính thống chủ nghĩa đe dọa phá hủy uy tín của Abdullah như một gương mặt của ổn định ở nước ngoài.

10. Abdelaziz Bouteflika
Ishaan Tharoor, TIME, 01/02/2011

Abdelaziz Bouteflika. Nguồn: AP

Abdelaziz Bouteflika 73 tuổi là tổng thống Algeria từ năm 1999, một nhà hoạt động lâu dài trong Mặt trận Giải phóng Dân tộc – đảng của những người cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cuộc đấu tranh đẫm máu của họ đã giành được độc lập cho Algeria từ tay Pháp năm 1962, nhưng sau đó nhanh chóng chuyển thành chế độ độc đảng lãnh đạo, dựa trên quân đội. Từ những năm 1990 chế độ thống trị này tiến hành một cuộc chiến tranh dữ dội với những người Islamist, những người đã bị từ chối chỗ đứng chính đáng trong chính phủ sau khi quân đội loại bỏ các cuộc bầu cử. Trong nhiệm kỳ của mình, Bouteflika đã thử nuôi dưỡng những mối quan hệ với các đảng khác cải thiện hồ sơ tệ hại của đất nước về dân chủ, nhưng các quyền tự do chính trị vẫn còn bị kiểm soát trong khi các nhà quan sát chỉ ra nạn tham nhũng đang tăng tiến trong giai cấp thống trị của Algeria. Mặc dầu đất nước này giầu có nguồn khí đốt tự nhiên, tỉ lệ thất nghiệp cao và dân cư đặc biệt trẻ đang khao khát những cơ hội tốt hơn. Sau cuộc nổi dậy của công dân đuổi tổng thống Tunisia Zine el Abidine Ben Ali vào tháng Giêng, Boutelflika – nước ông nghèo hơn nhiều so với nước láng giềng Tunisia – trông có vẻ cũng phải bắt đầu đối mặt với một cuộc nổi dậy của dân chúng đang nảy nở. Cuộc nổi dậy của Tunisia bùng cháy khi một thanh niên bị hất ra lề đường châm lửa tự thiêu. Từ đó đến nay ở Algeria đã có bảy trường hợp bắt chước tự hy sinh như vậy.

© Hiếu Tân

Pages: 1 2

6 Phản hồi cho “Top 10 nhà độc tài đang gặp rắc rối”

  1. Thanh says:

    Tiec qua, khong co mot nhan vat VN nao trong ” bang phong than” nay.

    • lotxac says:

      Có gì đâu mà tiếc với rẻ. Tên độc tài Hồ chí Minh; nó đã chết toi từ hồi nào. Nông Đức Mạnh đã không học theo cái nghề QUỈ KẾ của cha nó được; vì nó ảnh hưởng lâu dài vào giòng họ MẸ là người NÙNG; họ đâu có mưu mô như dân xứ NGHỆ.
      Riêng; CSVN đã hoàn toàn sụp đổ sau khi KHỐI LIÊN SÔ TAN RÃ; và bị TÀU dạy cho nó bài học năm 1979. CSVN ê-càng vì bị bẻ rụng cả hai.
      Bây giờ; CSVN đã bị bao vây KINH TẾ bỡi phải dùng tiền dollars để nhập cảng đồ tiêu dụng; nó giống như con KHỈ TÔN NGỘ KHÔNG trong chuyện HUYỀN TRANG qua TÂY TRÚC và nó bị BÙA KIM-DOLLARS bọc đầu nó lại.
      Hồi nào, đuổi Mỹ; Thắng Tây;
      Bây giờ; mang mặt ăn mày khắp nơi.
      Thì Độc Tài nữa thì chỉ có ĂN CÁI GIẢI ?
      Hồi nào; Người việt vượt biên là khép tội bán nước.
      Bây giờ; mà không phải bây giờ… từ năm 1989 khi VIỆT KIỀU về làm giấy tờ để bảo lãnh thân nhân họ đi… những tên nón cối túm lại THƯA BÁC CHO CHÁU XIN I dollars để sống.
      Bọn CON LAI MỸ; bị chúng coi như ghẻ lở. Nhưng sau đó CON LAI MỸ là quí hơn thỏi vàng; khi phải cài chúng vào để con VC được đi…
      Nếu ghép ĐỘC TÀI CÁ NHÂN như các nước trên thì VNCS không có; nhưng ghép ĐỘC ĐẢNG thì thiếu MẸ chi đấy ! nó còn ngồi lâu ăn bám NHÂN DÂN cả đống như ĐỖ IO; LDA; VNG etc.. tên nào cũng ngồi ăn bám NHÂN DÂN cả 3;4 chục năm cả.

  2. Bac Pham says:

    Chăm chú đọc từ đầu đến cuối, không thấy có Việt Nam, buồn.

  3. Hoang says:

    Ngáo vừa thôi bạn Thanh

  4. Lê Thiện Ý says:

    Tất cả mọi cá nhân, đảng, chế độ nào còn bức hiếp dân, khinh thị dân; ĐI NGƯỢC TRÀO LƯU TỰ DO, DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN ĐỀU LẦN LƯỢT PHẢI CÁO CHUNG . ĐÓ LÀ QUI LUẬT TẤT YẾU ẮT XẢY ĐẾN CHO NHỮNG KẺ, NHỮNG CHÍNH QUYỀN NÀO CÒN “NÚP-BÓNG-DÂN-CHỦ” ĐỂ THA HỒ ĐỘC TÀI, DỐI TRÁ, BẤT CÔNG, ĐI NGƯỢC LỢI ÍCH CUẢ QUỐC GIA – DÂN TỘC .

  5. Thanh says:

    10 sao chi co 4 ?

    BBT: Bạn bấm vào số “2″ ở bên dưới để xem trang tiếp theo.

Phản hồi