WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thực tại Văn hóa với Tôn giáo

Nguồn: stationarypilgrim.wordpress.com

LÝ DO RA ĐỜI CÁC TÔN GIÁO CỔ SƠ

Tôn giáo là hiện tượng phải có trong đời sống, tùy môi trường phát triển của xã hội mà tôn giáo mỗi ngày một thay đổi khế hợp để thích ứng với hoàn cảnh của xã hội. Tôn giáo chỉ có ý nghĩa khi gây được niềm tin tưởng trong quần chúng, khi loài người biết hướng theo con đường dẫn đạo của tôn giáo ngõ hầu tiến dần đến chân thiện mỹ và rốt ráo sự cứu cánh của nó.

Đi gần lại với tôn giáo chúng ta sẽ làm hiển lộ những ưu điểm chân thiện mỹ. Chúng ta thấy tôn giáo xuất hiện từ khi loài người biết hợp quần sống trên trái đất, từ đạo thờ thần của các bộ lạc đến sự thánh thiện hóa các vị thần linh. Chúng ta thấy tôn giáo lúc đó còn đang trong thời kỳ cổ sơ đi lang thang qua những làng mạc, thị tộc, trãi qua nhiều tiến trình lịch sử để dần hình thành nên những tôn giáo có tính cách quốc gia hóa. Những đạo thờ thần của La Mã, Hy Lạp, Ấn Đô, Ai Cập, Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản… như thế nào đi chăng nữa những vị thần của mỗi quốc gia chỉ có tính cách cao đẹp đối với quốc gia đó. Tuy nhiên cũng có những vị thần tỏa rộng được ảnh hưởng đến những quốc gia khác là vì người dân ở những quốc gia đó nhắm thấy không phương hại gì đối với quốc gia mình mà còn có thể làm thăng hoa thêm cuộc sống ở vào các thời đó như thần Venus, Promethee của Hy lạp, thần Isis của Ai Cập còn để lại ảnh hưởng sâu rộng đối với các quốc gia Tây Âu nhất là các nước nằm dọc bờ Địa Trung Hải (Mediterranean Sea), thần Quan Công, Tề Thiên Đại Thánh từ Trung Hoa du nhập vào Việt Nam mà hiện nay còn nhiều gia đình lấy làm tín ngưỡng. Những vị thần đa số thuộc về huyền thoại hay có trong lịch sử khắp các quốc gia từ thời cổ sơ nêu trên không để lại một lý thuyết hay một đường lối hành đạo nào cho cuộc sống ngoài nhân cách xử thế một vài vị thần có ghi trong lịch sử như Quan Công của Trung Hoa. Lý thuyết hay đường lối hành đạo là do con người tự đặt thêm ra để lý tưởng hóa các vị thần cho phù hợp với tín ngưỡng.

QÚA TRÌNH SINH TRƯỞNG VÀ SUY THOÁI TÔN GIÁO LỚN TẠI PHƯƠNG ĐÔNG

Lịch sử loài người xét cho cùng người ta vẫn luôn ngưỡng mộ những gương tranh đấu. Mọi cuộc tranh đấu đều có những định hướng cơ bản giống nhau là đi từ cá nhân gia đình đến xã hội nhân quần, đó là những giai đoạn mà đời người phải bước qua trên tiến trình đi từ nhận thức về những cứu cánh lý tưởng đến kết qủa thể hiện được qua hành động trên hai phương diện vật chất và tinh thần. Xã hội loài người tiến hóa phải có sự thống hợp hài hoà giữa cá nhân gia đình đến xã hội nhân quần, do đó mà con người luôn nổ lực tranh đấu để tạo dựng sự đồng thuận cho một thế giới hòa bình, hạnh phúc và không giai cấp như thế thật sự mới mang đến sự thăng hoa cho cuộc sống chân thiện mỹ. Loài người không thể để đổ vỡ những gía trị chân thiện mỹ chung trong qúa khứ cũng như hiện tại đang gầy dựng, phát huy bằng những hành động vô tâm quên lãng, chạy trốn trước những gía trị cao đẹp đã đồng thuận khuôn ước sẵn, mà phải luôn đối diện để vun bồi cho sự sống chân thiện mỹ luôn hiển sinh.

Từ chân trời Đông Phương hé rọi ba nền tôn giáo lớn của thế giới đó là Khổng, Lão và Phật giáo. Trong qúa trình dung hòa giữa ba tôn giáo vẫn thường xãy ra xung đột ở những thời kỳ phôi thai để dần dung hợp, xây dựng được những bước tiến hòa bình trong nhiều ngàn năm về sau. Qúa trình lịch sử của Khổng, Lão và Phật giáo đã đóng góp rất nhiều cho những quốc gia nằm về cận đông Thái Bình Dương, những trào lưu tư tưởng, những dòng lịch sử văn hóa đã gặp nhau ở những giao điểm và xây dựng nên nhiều thế kỷ hòa bình. Một nước Việt Nam có những thời kỳ thịnh trị ở những triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần xét thấy những nhà làm chính trị, văn hóa thời đó đều lấy tiêu chuẩn Khổng, Lão và Phật giáo làm nền tảng xây dựng và hướng dẫn quần chúng. Khổng giáo lôi kéo mẫu người có khuynh hướng xây dựng nên những kẻ sĩ tham gia vào đường chính trị qua con đường quan trường. Còn Phật và Lão giáo có nét tương đồng với sự chú trọng về mặt tâm linh, xây dựng nên những mẫu người có ý thức tự do về thân phận mình mà mỗi cá nhân phải biết tự giác, thực hiện lấy sự siêu thoát tâm linh, giải phóng bản thân ra khỏi những xích xiềng tham dục trói buộc để không bị đánh mất bản ngã tư do siêu thoát trong đời sống. Tự do là gì mà tự ngàn xưa cho đến nay trãi qua nhiều thời đại loài người nói chung vẫn luôn đeo đuổi thực hiện để phát huy xây dựng nhân cách và đạt đến sự sống thật lành mạnh, và riêng ngưòi Phật tử thì xem đó như con đường giác ngộ hay đạt đạo? Chúng ta hãy thử cảm nhận sự tự do đó bằng cách riêng nơi mỗi người để thấy sư dạt dào mênh mông vô tận không thể tả được hết khi ta tự cắt xén chân lý ra từng mảnh, tự cô lập sự tân trang và sáng tạo mà như Lão tử đã nói “đạo mà nói ra thì không còn là đạo“ hay Phật Thích Ca đã đưa ra ý chỉ vô ngôn bằng nụ cười trước khi rời xa trần thế.

Một hình ảnh sau đây sẽ cho ta cái nhìn về tự do trong ý nghĩa vô tận.

Có một buổi chiều nào đó bạn đi trên con đường dẫn về thôn quê, nhưng bạn đi lạc vào một khư vườn đầy muôn sắc hoa rực rỡ, bạn đang ngỡ ngàng trước muôn vẻ đẹp của thiên nhiên hòa lẫn trong ánh nắng vàng êm dịu đang trải dài trên những lối đi, trên khu vườn xa lạ và gío đang rung rinh đùa giỡn trong nắng, trong hoa bao phủ những tàn cây ẩn hiện đầy màu trời xanh biếc; sự ngỡ ngàng bất chợt của bạn chưa hết thì bổng nhiên bạn lại thêm một sự bất chợt nữa đó là người thôn nữ không biết từ đâu bổng xuất hiện, đang tha thước gặt từng những bông hoa kết thành bó và chăm bón khu vườn cho hoa thêm lộng lẫy đua sắc thắm. Người thôn nữ dịu dàng đẹp tỏa ngát hương hơn bên những bông hoa đầy hương sắc, lúc đó thái độ của bạn như thế nào? Bạn sẽ dừng lại hỏi thăm đường, hay bạn ngoảnh mặt bỏ đi, hay bạn có thái độ muốn chinh phục người đẹp? Ý nghĩa của tự do đang chờ bạn ứng xử…

Tự do trong nhà Phật không có tính cách đơn thuần mà là toàn diện, bạn không những yêu hoa yêu lá mà bạn cần phải tôn trọng sự sống con người và muôn loài , tôn trọng tình yêu và ý nghĩa sâu thằm nhất những gì đang hiện diện chung quanh bạn.

Trong lịch sử dân tộc mạch sống văn hóa Phật giáo đã thấm nhuần ảnh hưởng sâu rộng nơi mọi tầng lớp quần chúng , qua nhiều triều đại các bậc vua chúa, quan lại thường mời những vị thiền sư làm cố vấn cho triều đình trong việc phát huy nền văn học và chính sách văn hóa gíao dục; việc này nói lên ý nghĩa quan trọng của vai trò tôn giáo, nhất là Phật giáo đối với dân tộc, mạch sống văn hóa chung của dân tộc đã chịu ảnh hưởng rất nhiều nơi đạo Phật bởi khởi đầu thời đại tự chủ, thoát ly ra khỏi sự cai trị của Trung Hoa là các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần. Văn hóa là xương sống sách lược hiện hữu trường kỳ của một quốc gia; so với các yếu tố khác như chính trị, kinh tế đều phải dựa trên nền tảng cơ sở văn hóa, khi đó văn hóa có sức sống trội vượt, khai phóng, xiển dương chủ đạo được những gía trị tinh thần cao đẹp của nhân loại. Ngược lại nếu một quốc gia ở trong thời kỳ mà nền văn hóa phải đứng sau, bị phụ thuộc vào chính trị hay kinh tế thì đó là lúc nền văn hóa đã mất đi sức sống, lúc đó đời sống con người phải chịu sự suy thoái về mặt tinh thần và hẳn nhiên như thế không thể bảo đảm được đời sống con người sẽ tồn tại trong chân lý văn minh nhân bản. Tôn giáo giữ vai trò tiền phong trong việc khai sáng nền văn minh nhân loại, điều này đối với các nhà chân tu mang lý tưởng cứu đời, ai cũng đều nghĩ như vậy; nhưng việc khai sáng đó có đúng với khả năng và tầm vóc hiện có của tôn giáo hay không đó chính là những khó khăn mà tôn giáo cần phải vượt lên, khai triển giáo lý thật sâu rộng, thích ứng phù hợp được với toàn diện đời sống, nơi gặp nhau của mọi nền tôn giáo, mọi trào lưu tư tưởng tinh hoa của nền văn minh nhân loại còn đang tồn tại trong dung hợp khai phóng. Văn hóa có ý nghĩa là văn minh và giáo hóa, phản ảnh những lề lối, tổ chức sinh hoạt của một quốc gia dân tộc trong sự phát triển tinh thần, đạo đức, nghệ thuật sống trong những hài hòa chung giữa con người và xã hội, những điều này hoàn toàn phù hợp với chức năng của tôn giáo, vì thế văn hóa chính là nền tảng thực thi của tôn giáo hướng đến chân trời văn minh nhân bản.

Pages: 1 2

Phản hồi