WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thực tại Văn hóa với Tôn giáo

TỰ DO VÀ CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN

Tự do là mức độ, nhịp thở di dưỡng sáng tạo nên văn hóa. Mất tự do, nhịp thở sẽ gián đoạn, sửc sáng tạo sẽ đi đến kiệt quệ, ngưng đọng. Người làm văn hóa đúng nghĩa là biểu tuợng của sự thể hiện tự do. Dòng sinh mệnh của một dân tộc hay xa hơn là nhân loại sẽ bị đổ vỡ khi nhịp thở di dưỡng bị khô kiệt, bị ngăn đoạn vì bất cứ lý do gì. Văn hóa trước sau vẫn là cuộc tranh đấu cho thân phận con người, mà thân phận đó được xây dựng từ nền tảng ý thức tự do về sự hiện hữu, đồng thời phải biết kiến tạo và làm chủ lấy nếp sống chân thiện mỹ của mình.

Trên bước đường đi tìm chân lý, xã hội loài người trong qúa khứ đã xãy ra nhiều cuộc đổ vở như những cuộc thánh chiến ở bờ Địa Trung Hải, nối dài qua Hồng Hải tiếp cận nhau giữa ba đại lục Á, Phi, Âu. Hành trình chinh phục của đế quốc La Mã, đế quốc Mông Cổ v.v… và gần với lịch sử cận đại là đế quốc Tư bản Thực dân khởi dậy mạnh mẽ ở thế kỷ 18, kế đến là Quốc tế Cộng sản qua cao trào giải phóng các quốc gia thuộc địa ở thế kỳ 20. Trong tương lai chắc chắn sẽ còn tiếp diễn xảy ra những cuộc đổ vỡ khác khi chủng loại con người còn hiện diện nơi trái đất này. Để đối phó với tình trạng đổ vỡ, người làm văn hóa phải luôn tranh đấu cho thân phận con người trên tiến trình giải phóng khỏi những tù hảm tội lỗi. Con người bất cứ thời đại nào cũng luôn cần đến trí tuệ và lòng can đảm để có thể sống một cách tràn đầy tin yêu với những lý tuởng cao đẹp, và có thể dám dấn thân đến cả hy sinh mọi thứ để bảo vệ những giá trị cao đẹp cho cuộc đời đó mới chính là hoa trái gặt được về mặt tinh thần. Khổ đau và hạnh phúc luôn là bản chất gắn liền của cuộc đời nên ta phải luôn tìm cách hóa giải những khổ đau, bởi vì mầm hạnh phúc được nở hoa là do những khổ đau được hóa giải và nhờ thế hạnh phúc sẽ lớn hơn. Nếu chỉ biết chọn hạnh phúc mà quay lưng lại với những khổ đau của đồng loại thì hạnh phúc đó cũng chỉ là sự què quặt, vì hạnh phúc đó chỉ là sự ích kỷ, nghèo nàn về nội tâm, không thăng hoa được đời sống tinh thần.

Như đã nói hạnh phúc và khổ đau là bản chất của đời sống, nên người làm văn hóa phải luôn trực diện với những gì hiện hữu của đời sống, bởi đó là sự chân thành cần thiết trên bước đường tìm ra giải pháp chung nhằm vãn hồi những khủng hoảng có thể dẫn tới đổ vỡ toàn diện. Trực diện với đời sống có nghĩa là tìm con đường khai phóng mọi nền văn hóa, mọi trào lưu tư tưởng ngõ hầu không phải sống trong đình trệ, đổ vỡ mà ngược lại biết nương theo dòng tiến hóa chung của nhân loại cùng tiến về chân trời văn minh, nhân bản.

Ở thế kỷ 18 cao trào tìm thuộc địa trổi dậy mạnh mẽ, cùng với những mâu thuẩn quyền lợi kinh tế, chính trị, đã dẫn đến cuộc thế chiến thứ 2 kết thúc vào giữa thế kỷ 20, thế giới nhân loại đã phân chia thành 2 chân vạc, một bên đứng về phía Tư bản và một bên đứng về phía Cộng sản chống đối nhau qua cuộc chiến tranh lạnh. Không thời nào mà thế giới loài người lại hiện nguyên hình rõ rệt nhất bằng những thế kỷ cận đại vừa qua cũng như hiện tại chúng ta đang sống, nếu không xãy ra chiến tranh nóng thì cũng tranh chấp ý thức hệ, tranh chấp giữa giàu nghèo, văn minh và lạc hậu. Trong tương lai nếu nhân loại có xãy ra thêm một cuộc thế chiến khác thì đó chính là những tội lỗi, hung ác còn luôn tìm ẩn chất chứa trong lòng con người nên đến một lúc nào đó nó sẽ bộc phát ra ngoài gây nên tai họa chung cho cả nhân loại. Đó là bi kịch giữa Cain và Ebel giết hại nhau trong câu chuyện Thánh kinh, hay như Sơn tinh và Thủy tinh mù quáng trước tình yêu nên đã xô đẩy nhau đến thù hận, tranh chấp điêu linh.

Từ khi bản Tuyên ngôn Quốc tế Cộng sản ra đời 1848 đã kính động hân thù, đấu tranh giai cấp nơi một số đông người vô sản nghèo khó, các tổ chức Cộng sản luôn tuyên truyền, lên án tầng lớp tư sản và các chế độ Tư bản là tội ác, sa đọa và tha hóa con người. Thật ra các chế độ tư bản, thực dân đã có những thay đổi liên tục để tự tồn, nhất là sau thế chiến thứ 2, các xã hội dân sự được tự do phát triển mạnh. Các công đoàn khắp nơi đã lớn dậy, bảo vệ được quyền lợi cho giới công nhân một cách chính đáng và các chính phủ luôh có đối lập, đa đảng dể thực thi đầy đủ quyền tự do dân chủ, tạo cho xã hội có được sự tự do công bằng, quân bình phát triển về mọi mặt.

Các nước cộng sản thường coi những quốc gia nào không khép mình vào khuôn khổ đấu tranh theo đường lối Mác-Lênin đều là những quốc gia mang bộ mặt văn hóa của những xã hội phong kiến xưa cũ, mà 2 thế lực bảo vệ chặt chẻ nhất chính là chính quyền nhà nước tư bản và các giáo hội. Vì thế CS chủ trương phải đấu tranh cướp chính quyền bằng mọi gía để thiết lập chế độ độc tài toàn trị và xiết chặt gông kềm để lọi bỏ hẳn tôn giáo ra khỏi vai trò lãnh đạo tinh thần xã hội.

Trong một tương lai xa không biết rồi đây các tôn giáo lớn như Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Phật giáo hoặc các ý thức hệ tư tưởng như chủ nghĩa Cộng sản, các trào lưu tư tưởng hiện sinh ở thế giới Tự do, đến nổi bật nhất là Bản tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền ra đời năm 1948. Tất cả các giáo lý đến những tư tưởng kể trên, nhân loại sẽ biết dung hòa, tổng hợp ra sao để có được những tinh hoa, cùng tin tưởng nhau mà ta có thể tạm gọi đó là tư tưởng “đồng qui“(nơi gặp gỡ nhau trong dung hòa như thời đại Lý, Trần) dùng làm chủ đạo cho đời sống chân thiện mỹ? Nhân sinh quan này sẽ mở ra một kỷ nguyên ý thức tự do, hòa bình và công lý.

VŨ TRỤ QUAN CHÂN LÝ

Những gì loài người xây dựng tự ngàn xưa cho đến nay đều là những công trình quí báu, chứng tỏ loài người vẫn luôn nổ lực thực hiện những gía trị cao đẹp, nhưng những công trình hiện có nhắm thấy cũng chỉ có tính cách hạn hữu so với sức sống vô biên, không cùng tận trong vũ trụ quan chân lý. Lịch sử loài người chứng minh cho thấy những gì không hợp với đà tiến hóa chung của nhận loại thì rồi cũng dần bị đào thải, nào những thần thánh trong các tôn giáo cổ sơ, nào những kỹ thuật xây cất đền đài giáo mác, đến cách tổ chức binh bị, xã hội kinh tế… tất cả đều thay đổi không ngừng qua mỗi thế hệ, mỗi thời đại. Những chế độ hung ác bạo hành như cộng sản đã từng nhân danh và hứa hẹn mang đến cho nhân loại đủ thứ tốt đẹp nhưng cuối cùng cũng đều bị đào thải vì bản chất dối trá, hoang tưởng không phù hợp trên đà tiến hóa về sự thật chân lý.

Sự thật chân lý ở đâu? Ai đã từng sống, từng trực nghiệm chân lý chưa hay chỉ đóng khung những phạm trù hiểu biết của mình về chân lý qua những giải thích kinh điển, còn duy vật sử quan như Cộng sản thì diễn giải theo lối duy vật cũng cho mình nắm được chân lý, như Tố Hữu không từng có câu thơ đầy hách dịch đấy sao?: “Thửa ấy trong tôi bừng nắng hạ, mặt trời chân lý chiếu qua tim“. Tố Hữu mà nói đến chân lý Marx-Lénine thì thứ chân lý đó đã đi đến cáo chung, đã giết chết hàng triệu trái tim, mặt trời mất hút “trong đêm tối nặng trĩu trái đắng mật đen“.

Chân lý đã bị loài người nhốt tù, giam hảm khắp nơi kể cả hữu thần hay vô thần. Đến lúc nào đó khi con người cảm thấy mình đã mê lầm cố bám vào những gía trị lỗi thời, cổ hủ, tạo nên những rào cảng bao vây bốp nghẹt tư tưởng, tâm thức cho đến lúc tận cùng tán loạn, bí lối trong chết đi sống lại rồi thì mới cố vẫy vùng thoát ra, mới biết thức tỉnh chịu cởi mở những xích xiềng để tự giải phóng bản thân mình. Nói như Phạm Công Thiện là “đã trải qua mọi đau đớn không cùng, đã sống một triệu mùa ở hỏa ngục, đã tự giải thoát và nhìn thấy được Thực Tại toàn diện của đời sống, ca ngợi dòng đời vô tận, ngây ngất với tiếng cười lặng lẽ của mười triệu năm hư vô trong đêm tối nặng trĩu trái đắng mật đen“. Lời này Phạm Công Thiện nói riêng với nhà đạo học Krishnamurti trong quyển “The First and Last Freedom“ , nhưng dường như nhắn nhủ cho tất cả loài người rằng hãy bước ra khỏi địa ngục… hãy làm cuộc cách mạng tôn giáo, cách mạng xã hội, chính trị, kinh tế bằng cách khai triển lại mọi gía trị nền tảng cơ bản để làm mới lại cuộc đời này, làm mới lại sự sống cho thế giới bấy lâu đã qúa nhiều đau thương thống khổ.

Khai triển lại nguyên lý hành động là bước khởi đầu nhận thấy được lẽ vô thuờng của con người đứng trước vũ trụ.

Nhìn về qúa khứ để thấy rõ sự thay đổi không ngừng dòng tiến hóa của nhân loại nhưng khi nhìn mọi diễn biến đổi thay trong hiện tại loài người sẽ thấy được phần nào những kết qủa trong tương lai; đó chính là sự vô thường mà Phật giáo đã nhắc đến nhiều. Nếu chân lý theo con người hiểu là những gì tuyệt đối màu nhiệm và là hạnh phúc cho những ai đến gần được thì vô thường chỉ sự tương đối, nói đến sự đổi thay thực trạng đời sống ở mọi thời đại. Nhưng những điều bất biến và thuờng biến vẫn ở trong một nhân duyên tương tác như thiện và ác, như ánh sáng và bóng tối; ác với bóng tối có xuất hiện thì ta mới so sánh thấy được thiện và ánh sáng. Còn như người mù bẩm sinh thì ánh sáng có khác gì bóng tối, màu trắng cũng như màu đen không phải ấn tượng suy tư gì cả.

Vô thường trước sự nhận thức của con người ở mỗi thời đại chính là sự tương đối, và con người luôn thao thức ước ao muốn tìm kiếm tuyệt đối, vì đó có thể là thiên đường lý tưởng, là hạnh phúc chân thực, là chân lý.

Nhưng dù có tìm kiếm thế nào thì lịch sử luôn là sự tranh đấu không ngừng mà trong đó mỗi dân tộc, mỗi quốc gia luôn phải tìm cách phát huy nền văn minh, văn hóa riêng biệt sao cho phù hợp, dung hòa được nền văn minh văn hóa chung của nhân loại, và giai đoạn “toàn cầu hóa“ hiện nay là dấu mốc lịch sử nhiều bất đồng đau thương nhất.

Từ những quằn quại trong tận cùng đau khổ nhất, con người qua tôn giáo vẫn hiên ngang khơi nối một bình minh mới, sống tràn đầy hạnh phúc bằng cả ý thức Tự do siêu việt.

© Phạm Thiên Thơ

© Đàn Chim Việt Online

Pages: 1 2

Phản hồi