WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cần nói thêm về sự giàu nghèo và vấn đề giai cấp xã hội

Đó cũng chính là lý do tại sao trong suốt một thời kỳ dài, sau khi áp dụng lý thuyết Mác, trong thực tế Liên xô cũ và khối Đông Âu đã hoàn toàn thất bại và cuối cùng phải sụp đổ, tan rã. Nhiều nơi khác trên thế giới cũng vậy, cuối cùng đã phải đổi mới, mở cửa, hội nhập, nếu không hẳn cũng đã phải hoàn toàn bế tắt. Đó chính là một thực tế khách quan, bởi vì không bất kỳ ai phủ nhận, nói ngược lại, hay nói khác đi được. Lý do chính yếu vì lý thuyết Mác đã quên bẳng đi yếu tố tâm lý của con người. Đây là động lực thực tế và cũng là bản thân của xã hội, mà nếu phớt lờ hay cố ý quên đi thì cũng chẳng còn điều gì để nói nữa. Cho nên người ta không ngạc nhiên khi thấy những gì Mác đã phê phán ở giai đoạn xã hội tư bản lúc sơ kỳ, những điều đó lại xảy ra hoàn toàn trầm trọng hơn trong các xã hội trước đây từng áp dụng một cách cực đoan theo lý thuyết của Mác. Đó cũng giống như kiểu gậy ông đập lưng ông, bởi vì nó tạo nên một xã hội con người vong thân, tức đánh mất bản thân mình một cách cực độ. Các vong thân (đánh mất bản thân) chính yếu nhất là vong thân kinh tế, vong thân chính trị, vong thân văn hóa, vong thân xã hội là những điều rất hoàn toàn dễ thấy. Bởi con người không còn là con người tự tại, con người thực chất nữa, mà hầu hết là những con người giả tạo, sống giống như cái bóng trong lòng xã hội thực tại. Có nghĩa hầu như sống giả tạo, sống đóng kịch, sống không phản ảnh thực chất những suy nghĩ, tình cảm chân thật của bản thân, mà sống bằng các sự tung hô, sống bằng các phô trương hình thức và sống bằng sự giả tạo.

Tại vì sao, vì lý thuyết chuyên chính của Mác đã quá hằn sâu trong xã hội. Do đó ai cũng phải tự vệ, cũng nghi ngờ sự thiện chí của người khác đối với mình. Bởi vậy miệng nói xã hội mà thực bụng lại nghĩ cá nhân. Làm sao để được tồn tại, để được phát triển cho riêng mình là quý nhất. Đó là nguyên lý vàng, là khuôn thước vàng, tuy rằng không một ai công khai thú nhận điều đó. Đó là lý do tại sao xã hội luôn hoàn toàn yên ổn trong thời kỳ bao cấp kéo dài, mặc dầu mức sống thật sự đã đạt đến cả dưới yêu cầu tối thiểu. Nên thực tế trong điều kiện như vậy cũng không còn phân biệt giàu nghèo, bởi vì tất cả đều nghèo, tất cả đều vô sản thì lấy gì phân biệt, lấy gì phân chia giai cấp. Có nghĩa giai cấp kinh tế, xã hội thì không, nhưng giai cấp quản lý hành chánh, quyền lực thì vẫn có, thậm chí lại có một cách hết sức chặt chẽ, cứng nhắc, thậm chí lại rất khắt nghiệt. Thế nhưng, sau thời kỳ đổi mới, mở cửa, ý nghĩa phân hóa giai cấp trong kinh tế xã hội lại rộ nở lên. Sự phân hóa giàu nghèo, mức cách biệt giàu nghèo lại trở nên vô cùng quá đáng. Điều này đến cả thế giới cũng phải hết sức ngạc nhiên, trong khi có nhiều người Việt Nam có điều kiện tiêu tiền vung tay quá trán, thì thật sự về mực đẳng cấp thế giới cả nước nghe đâu đang đứng hàng thứ 132 trong thang đẳng cấp giàu nghèo tên toàn thế giới. Đó cũng là lý do tại sao bài viết này tác giả lại một lần nữa đề cập đến ý nghĩa của sự giàu nghèo và vấn đề giai cấp xã hội như trên đã nói. Bởi thực chất ý nghĩa của giai cấp và vấn đề giàu nghèo trong nguyên ủy của nó không mang nguồn gốc gì về ý thức hệ, mà chỉ là vấn đề quản lý khoa học về xã hội, vấn đề sự sự phong phú hay nghèo túng về tài nguyên, cũng như ý nghĩa về bản thân văn hóa của con người. Một xã hội dù tài nguyên khan hiếm, nhưng biết quản lý theo khoa học hiệu quả, sự chênh lệch về giàu nghèo tự khắc cũng giảm đi hay không hoàn toàn thật sự cứng nhắc. Trong khi đó, cho dù tài nguyên có phong phú bao nhiêu, mà cách quản lý xã hội phi khoa học hay kém hiệu quả thì ý nghĩa của vấn đề cũng hoàn toàn ngược lại.

Nhưng quản lý khoa học là gì, đó là cách quản lý theo kỹ trị mà không theo ý thức hệ. Kỹ trị có nghĩa là kỹ thuật và khoa học khách quan. Kỹ thuật và khoa học khách quan này về mặt quản lý xã hội phải được thực hiện qua nghiên cứu lý thuyết về mặt khoa học, qua áp dụng thực tiển về mặt kỹ thuật nhằm đúc kết, rút ra kinh nghiệm và càng ngày càng cải thiện tốt hơn mà không là gì khác. Điều đó có nghĩa các thành quả của thế giới phải được vận dụng và các tập hợp, phát huy chất xám trong nước làm sao phải thật hữu hiệu và kết quả nhất. Đó chính là một ý nghĩa nhân văn mà không phải một lý thuyết giáo điều khô cứng. Điều này ngày nay phải trở thành thực chất mà không hề gắn gượng. Có nghĩa trong các đức tính của con người thì sự thành thật với mình, với người khác, và với xã hội là điều gì hết sức quan trọng và quyết định nhất. Mọi sự giả dối đều tạo nên những sự tuyên truyền giả đối và kể cả những cách đóng kịch. Thật sự điều đó chẳng có lợi gì cho số đông, cho đại cuộc, mà chỉ lợi cho cá nhân hay thiểu số cá nhân, ở đâu cũng vậy, ở thời đại nào cũng vậy. Bởi vì chỉ có những con người đích thực mới có thể xây dựng được những xã hội thực chất và đích thực. Những con người như thế ngày xưa ở nước ta như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đoàn Nhữ Hài, Lê Quí Đôn, Nguyễn Thiếp, Nguyễn Trường Tộ … chẳng hạn, mà không thể có loại người nào khác. Cho nên người trung thực với xã hội không phải có nhiều, còn những người xu quyền phụ thế, thừa nước đục thả câu, thì không lúc nào và ở đâu mà chẳng có. Tất nhiên những hình ảnh tiêu biểu đó đích thực là của thời đại ngày xưa, còn ngày nay tất nhiên là những nhà khoa học thật sự, cũng như những nhà kỹ trị.

Ý nghĩa là tại sao, bởi vì trong một xã hội công dân hay xã hội dân sự hiện đại đích thực thì tất cả mọi người đều hoàn toàn bình đẳng và tự do. Như vậy, ý nghĩa tự do dân chủ phải là ý nghĩa ý thức hệ chính đáng và cần thiết nhất trong chính xã hội hiện đại, phát triển ngày nay. Trong tính cách đó, nhất thiết không thể có quyền “lãnh đạo” theo kiểu truyền thừa, tức cha truyền con nối dưới bất kỳ một hình hay phương cách thế nào, mà nhất định phải là những sự ủy quyền hoàn toàn tự do, bình đẳng, tự chủ và hoàn toàn có ý thức. Trong tính cách đó thì những con người khoa học, con người có trình độ, có tri thức nhất thiết phải đứng vào trong hàng ngũ của những người hay của lực lượng quản lý xã hội. Họ là những nhà khoa học tất nhiên hệ thống tổ chức quản lý của họ cũng phải là hệ thống khoa học, có chất lượng, hiệu quả, và có kết quả(1). Có nghĩa ngày nay các ý niệm về giai cấp, về ý thức hệ theo kiểu giáo điều đã hoàn toàn đi ngược lại với mọi ý nghĩa thực tiển và khoa học. Điều này kẻ viết bài này sẵn sàng tranh luận thẳng thắn và công khai với bất kỳ người nào trong các ý nghĩa liên quan về mặt khoa học và triết học. Nhưng chắc chắn điều đó không thể có, bởi vì bất kỳ người nào trong ý hướng khoa học và thực tiển ngày nay cũng đều nhận thấy thật sự đúng như thế. Ý nghĩa này cũng cho thấy tại sao trong làn song phản đối độc tài hiện nay ở các nước Trung Đông, từ Tunisie, đến Ai Cập và Libie hiện này, đều là những nơi có những nhà lãnh đạo nắm quyền cai trị hàng thập kỷ, với hình ảnh gia đình trị, và khi chế độ lung lay thì chính những tầng lớp cầm quyền chóp bu lại bị khuôi ra các tài sản kết xù có liên quan đến tham nhũng, cùng những tài khoản giấu kín đó của họ ở các ngân hàng nước ngoài đều bị phong tỏa, đóng băng ngay tức khắc. Đó cũng chính là ý nghĩa của sự giàu nghèo, giai cấp, và các nguyên tắc về lãnh đạo chính trị, như trên kia ngay từ đầu đã nói.

© Võ Hưng Thanh

© Đàn Chim Việt Online

Pages: 1 2 3

1 Phản hồi cho “Cần nói thêm về sự giàu nghèo và vấn đề giai cấp xã hội”

  1. 1/86 tr. con chim says:

    Có tài để trở nên giầu có, làm giầu trong phạm vi pháp luật là rất tốt và cần phải có trong xã hội phát triến lành mạnh. Đó là những ngươi suất chúng, những người miệt mài cố gắng và đã thành công trong công việc của mình và có khả năng tổ chức sản xuất cho xã hội được nhờ! Không có nhà nước hay tư nhân nào trách móc họ gì cả!
    Nhưng nhận lương nhà nước vài chục triệu VND/ tháng, mà sở hữu vài chục triệu hay vài tỷ $ thì đó là ăn cắp của dân và làm hỏng đất nước!
    Chớ nên biện bạch kiểu nửa vời là “nếu không có giai cấp giầu thì đồng ruộng không bao giờ thành nhà cao ốc”.
    Hay là buôn ma túy xong rồi có tiền mua nhà hàng triệu $ ở VN. rồi thắc mắc sao mọi người không tôn trọng tôi, tôi tuy rằng chân đất mắt toét nhưng cũng có nhà to đây này.v.v. nó kệch cỡm lắm!

    Ghi chú: đây là ý kiến riêng của tôi và không muốn phản bác Tác giả của bài viết!

Phản hồi