WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Con đường phía trước [3]

Năm 1983, chúng tôi nghĩ rằng bước đi kế tiếp của chúng tôi là phải phát triển hệ điều hành đồ hoạ. Tôi không tin rằng chúng tôi có thể giữ vững vị trí hàng đầu trong công nghiệp phàn mềm nếu chúng tôi cứ cố bám lấy hệ MS-DOS, bởi hệ này dựa trên cơ sở ký tự. Người sử dụng cứ phải đánh hàng loại các lệnh không rõ ràng và chờ cho chúng xuất hiện trên màn hình. Hệ MS-DOS không cung cấp hình ảnh và các đồ hoạ khác để giúp cho người sử dụng ứng dụng. Giao diện (Interface) là phương cách giúp cho người và máy giao tiếp được với nhau. Tôi tin rằng trong tương lai, giao diện sẽ dựa trên đồ hoạ và rằng đó là điều căn bản giúp cho Microsoft vượt lên trên hệ MS-DOS và đặt ra một tiêu chuẩn mới, trong dó hình ảnh và các phông chữ sẽ là một phần của giao diện rất dễ sử dụng. Để biến ý nghĩ đó thành hiện thực, máy điện toán cá nhân phải được thiết kế sao cho chẳng những đối với số khách hàng hiện có, mà có thể hấp dẫn cả những người không muốn mất thì giờ để học cách sử dụng một loại giao diện quá rắc rối nào đó.

Để minh hoạ cho sự khác biệt lớn lao giữa mờt chương trình điện toán dựa trên cơ sở ký tự và một chương trình điện toán dựa trên cơ sở đồ hoạ, chúng ta hãy tưởng tượng như bạn chơi môn đánh cờ và đang thực hiện các nước đi trên màn hình. Nếu bằng hệ thống ký tự, bạn phải dùng ký tự để đánh nước đi của bạn. Bạn phải đánh “chuyển quân cờ từ ô vuông 11 sang ô vuông 19″, hoặc ngắn gọn hơn “chuyển chốt sang QB3″. Nhưng nếu bằng hệ thống đồ hoạ, bạn sẽ nhìn thấy bàn cờ trên màn hình. Bạn chuyển vị trí các quân cờ bằng cách chỉ vào chúng và lôi chúng tới vị trí mới.

Những nhà nghiên cứu của Xerox tại trung tâm nghiên cứu Palo Alto rất nổi tiếng hiện nay ở California đã khám phá ra các hệ biến hoá mới cho sự tương tác giữa người và máy. Họ chứng minh rằng chúng ta có thể ra lệnh cho máy dễ dàng hơn nếu như chúng ta có thể chỉ vào vị trí đó trên màn hình. Họ sử dụng một công cụ gọi là một “con chuột”, nó có thể chạy trên mặt bàn, để hướng dẫn mũi tên trên màn hình. Xerox đã thực hịen ý đồ đó một cách khá kém cời vì muốn tận dụng nhanh sáng kiến lớn lao đó để làm lợi thế trong thương mại, bởi cỗ máy của họ khá đắt và khong dùng bộ vi xử tiêu chuẩn. Biến kết quả nghiên cứu thành những sản phẩm có thể bán ra thị trường vẫn còn là một vấn đề rất lớn đối với nhiều công ty.

Vào năm 1983, Microsoft tuyên bố rằng sẽ đặt kế hoạch đưa hệ đồ hoạ vào máy IBM PC, với sản phẩm được gọi là Windows. Mục tiêu của chúng tôi là tạo ra phần mềm có thể mở rộng hệ MS-DOS, sử dụng con chuột để cho hiện lên màn hình các hình đồ hoạ và sẽ làm cho màn hình chứa nhiều “cửa sổ”, mõi cửa sổ chạy một chương trình khác nhau. Vào thời đó, trên thị trừơng có hai loại máy điện toán cá nhân có khả năng đồ hoạ, đó là máy Xerox Star và máy Apple Lisa. Cả hai loại này đều rất đắt tiền, khả năng lại bị hạn chế và xây dựng trên quyền sở hữu của cấu trúc phần cứng. Các công ty sản xuất phần cứng khác không mua được quyền sử dụng hệ điều hành để thiết kế ra các máy tương ứng, và máy đó không thu hút được các công ty sản xuất phần mềm tham gia vào việc sản xuất thêm các ứng dụng mới. Microsoft muốn tạo ra một tiêu chuẩn mở và áp dụng khả năng đồ hoạ vào bất cứ máy điện toán nào đang chạy hệ MS-DOS.

Đồ hoạ phổ thông đầu tiên xuất hiện trên thị trường vào năm 1984, khi hãng Apple chào đời máy Macintosh. Mời thứ trên hệ điều hành của Macintosh đều là đồ hoạ và dó là một thắng lợi hết sức lớn lao. Phần cứng ban đầu và phần mềm được cải tiến thì khả năng tiềm tàng của nó càng rõ ràng hơn.

Chúng tôi hợp tác chặt chẽ với hãng Apple trong suốt quá trình phát triển máy Macintosh. Steve Jobs là nhóm trưởng của nhóm Macintosh. làm việc chung với anh thật thú vị. Steve có khả năng trực giác đáng ngạc nhiên về kỹ thuật và về thiết kế cũng như khả năng lãnh đạo thuộc tầm cỡ bậc thầy.

Cần phải có đầu óc tưởng tượng thật phong phú để phát triển điện toán đồ hoạ. Hình dạng của nó trông như thế nào ? Nó hoạt động ra sao ? Có một số chúng tôi tiếp thu từ kinh nghiệm làmviệc với Xerox, số khác chúng tôi tự tạo ra. Đầu tiên, chúng tôi tạo ra quá nhiều khả năng. Chúng tôi sử dụng gần như hầu hết mọi phông chữ và biểu tựơng mà chúng tôi có. Sau đó, chúng tôi hình dung ra rằng tất cả những thứ đó có thể làm chói mắt, cho nên chúng tôi thay đổi thay đổi trình đơn ít rườm rà hơn. Chúng tôi tạo ra bộ xử lý từ Microsoft Word, và bảng biểu Micorosoft Excel cho máy Macirosoft. Đó là những sản phẩm đồ hoạ đầu tiên của Microsoft.

Máy Macintosh có phần mềm hệ thống rất tuyệt nhưng hãng Apple từ chối không cho phép ( cho đến năm 1955 ) bất cứ ai được sản xuất phần cứng để chạy nó. Đó là nếp nghĩ mang tính truyền thống của những hãng sản xuất phần cứng ; Nếu anh muốn có phần mềm ư, xin mọi anh mua máy của hãng Apple, Microsoft muốn cho máy Macintosh bán thật chạy và được đa số khách hàng chấp nhận, chẳng những vì chúng tôi đã đầu tư khá nhiều để tạo các ứng dụng cho nó mà còn vì chúng tôi muốn được công chúng chấp nhận chưong trình đồ hoạ của chúng tôi.

Những sai lầm như quyết định hạn chế việc bán phần mềm của hệ điều hành sử dụng cho chính phần cứng của Macintosh sẽ còn tái phạm nhiều trong những năm tới. Một vài công ty cáp và điện thoại đã nói tới chuyện liên lạc chỉ bằng phần mềm do họ quản lý.

Khả năng của cạnh tranh đồng thời vừa phải họp tác ngày càng trở nên rất quan trọng,nhưng việc đó đòi hỏi phải thật dạn dày kinh nghiệm Việc tách phần cứng ra khỏi phần mềm là vấn đề lớn trong quan hệ cộng tác giữa IBM và Microsoft để để sản xuất OS/2. Việc đó vẫn còn là vấn đề cho đến tận ngày nay. Các tiêu chuẩn phần mềm tạo sân chơi cho các công ty sản xuất phần cứng, nhứng nhiều nhà sản xuất lại sử dụng sự lệ thuộc lẫn nhau giữa phần cứng và phần mềm để phân biệt rõ hệ thống riêng của ho. Một công ty khác lại coi phần cứng và phần mềm như là những khâu kinh doanh riêng biệt, số khác thì không làm như vậy. Những phương pháp tiếp cận khác nhau đó cũng sẽ tái diễn vai tuồng của nó trên xa lộ này trong tương lai.

Trong suốt thập niên 80, IBM chiếm kỷ lục hàng đầu so với bất cứ hãng nào khác về lợi nhuận thu được. Chỉ riêng trong năm 1984, lợi nhuận thu được của nó là 6,6 tỷ Mỹ kim. Trong năm hoàng kim đó, IBM cho ra đời thế hệ máy điện toán cá nhân thứ hai, đó là máy PC AT được kết hợp với bộ vi xử lý 80286 của hãng Intel (còn được gọi ngắn gọn là hệ “286″). Máy này nhanh hơn gấp ba lần so với máy IBM PC. Đó là một thành công vĩ đại, và chỉ trong vòng một năm, doanh thu của thế hệ máy này đã chiếm trên 70% của toàn doanh số bán máy điện toán cá nhân.

Khi cho ra đời máy điện toán cá nhân đầu tiên, IBM chưa bao giờ nghĩ rằng máy này lại thách thức doanh số bán ra của toàn bộ hệ thống kinh doanh của hãng, mặc dù doanh thu từ những khách hàng truyền thống của hãng chiếm một tỷ lệ đáng kể. Những người lãnh đạo chủ chốt của IBM nghĩ rằng các máy nhờ chỉ chiếm vị trí thấp trong thị trường. Nhưng vì thấy máy điện toán cá nhân càng ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn, để tránh thiệt hại tới những máy lớn, IBM đã cho kiềm chế bớt tốc độ phát triển máy điện toán cá nhân.

Trong khâu kinh doanh máy chính, IBM luôn luôn có khả năng khống chế việc chọn lựa những tiêu chuẩn mới. Chẳng hạn như công ty có thể giới hạn chế việc triển khai một dây chuyền sản xuất mới về phần cứng sao cho nó có thể bảo đảm sự tồn tại và phát triển của những sản phẩm đắt tiền hơn. Nó có thể khuyến khích việc chọn một phiên bản mới cho hệ điều hành của nó bằng cách tung ra thị trường một phần cứng đòi hỏi phải có phần mềm mới của nó mới hoạt động được, hay ngược lại. Chiến lược này có thể có hiệu quả tốt đối với thị trường máy điện toán cá nhân đang diễn biến rất nhanh chóng. IBM cũng có thể nâng giá trong chừng mực nào đó đối các sản phẩm tương tự, nhưng thế giới đã phát hiện ra rằng có rất nhiều công ty sản xuất phần cứng tương ứng, và nếu IBM không bán với giá phải chăng thì các công ty khác sẽ bán.

Ba kỹ sư, những người đã từng tán thưởng khả năng tiềm tàng IBM mở ra cho lãnh vực máy điện toán cá nhân, đã xin nghỉ việc tại hãng Texas Instruments và thành lập một công ty mới lấy tên là hãng Compaq Computer. Họ sản xuất phần cứng có thể xử dụng được cùng loại phụ tùng giống như máy IBM PC và mua quyền sử dụng MS-DOS, nhờ vậy máy của họ có khả năng sử dụng được các ứng dụng giống như máy IBM PC. Công ty sản xuất các loại máy có thể thực hiện được mọi chức năng như máy IBM PC và có phần gọn nhẹ hơn. sự thành công của Compaq nhanh chóng trở thành một đề tài ở mọi lúc mọi trong giới doanh nhân Hoa kỳ , doanh thu từ máy điện toán cá nhân trong năm đầu tiên đã đạt tới con só 100 triệu Mỹ kim. IBM thu được tiền bán bản quyền , nhưng cổ phiếu thị trường giảm vì vác hệ thống máy tương thích tràn ngập trên thị trường và phần cứng của IBM không cạnh tranh nổi.

IBM quyết định hoãn việc cho ra đời loại máy điên toán cá nhân có bộ vi xử lý rất mạnh 386 của hãng Intel, sản phẩm ké thừa của chiếc 286 trước đây. Sở dĩ IBM làm như vậy là để bảo vệ cho việc bán ra các maý điện toán mini vốn không mạnh hơn máy thuộc hệ 386. Quyết định trên đây của IBM đã mở đường cho hãng Compaq trở thành công ty đầu tiên bán máy 386 ra thị trường trong năm 1986 và trở thành công ty có uy tín và chiếm ngôi vị hàng đầu mà trước đây chỉ có IBM chiếm giữ.

IBM đề ra kế hoạch khôi phục lại bằng một chiến lược hai gọng kìm. Gọng kìm thứ nhất đối với phần cứng và gọng kìm thứ hai cho phần mềm. IBM dự định sản xuất máy điện toán và viết hệ điều hành riêng, hai sản phẩm này lệ thuộc lẫn nhau do đặc điểm mới của chúng để cho những kẻ cạnh tranh hoặc phải co vòi hoặc bị buộc phải trả một khoản tiền quyền sử dụng đáng kể. Chiến lược này nhằm buộc các hãng khác phải trở nên tương thích với máy điện toán cá nhân lạc hậu của IBM.

Chiến lược trên của IBM có một vài mặt khá tốt. Một là nó đơn giản hoá thiết kế của máy bằng cách đưa ra nhiều ứng dụng mà trước đây chỉ là những phần lựa chọn vào trong máy. Việc đó sẽ giúp giảm được giá thành và nâng doanh số linh kiện của IBM bán ra thị trường. Kế hoạch đó còn đòi hỏi phải có những thay đổi căn bản trong cấu trúc phần cứng: các đầu nối và các tiêu chuẩn cuẩ thể phụ tùng, bàn phím, con chuột, và thậm chí cả sự hiển thị màn hình. Để làm cho máy có thêm nhiều lợi thế , IBM đã không cho bán trước quy cách cuảa bất cứ bộ nối nào cho đến khi xuất cả một hệ thống hoàn chỉnh. Việc đó là nhằm xác định lại tiêu chuẩn tương thích. Những nhà sản xuất máy điện toán cá nhân và thiết bị ngoại vi khác buộc phải bắt đầu lại từ đầu, và nhờ đó IBM có thể trở lại ngôi vị đầu đàn.

Pages: 1 2 3 4 5 6

Phản hồi