Con đường phía trước [3]
Vào năm 1984, một sự thay đổi có ý nghĩa trong kinh doanh của IBM là nó cung cấp hệ MS-DOS cho những nhà sản xuất máy điện toán cá nhân nào tương thích với hệ cuả IBM. Chúng tôi bắt tay làm việc với IBM để thay hệ MS-DOS, sau này được đặt tên là hệ OS/2. Thoả thuận đó cho phép Microsoft bán cho các nhà sản xuất khác hệ điều hành mà chúng tôi đã bán cho IBM. Mỗi chúng tôi được quyền mở rộng hệ điều hành vượt ra ngoài những gì chúng tôi đã cùng tạo ra trước đây. Lần này không giống như khi chúng tôi làm hệ MS-DOS. IBM muốn khống chế tiêu chuẩn nhằm giúp bảo đảm cho việc kinh doanh phần cứng của máy điện toán cá nhân và máy chính của họ. IBM trực tiếp nhúng tay vào công tác thiết kế và thực hiện hệ OS/2.
Hệ OS/2 là khâu trung tâm của kế hoạch sản xuất phần mềm của IBM. Đó là việc áp dụng lần đầu tiên cấu trúc ứng dụng theo hệ thống của IBM mà hãng dự định dựa vào nó để tạo môi trường phát triển chung cho toàn bộ các dây chuyển sản xuất,từ máy điện toán chính tới máy điện toán trung và máy điện toán cá nhân. Các nhà lãnh đạo cuả IBM tin rằng việc áp dụng kỹ thuật của máy chính vào máy điện toán cá nhân sẽ càng thu hút thêm khách hàng của công ty, những người đang chuyển dần cacs khả năng của máy điện toán chính và máy mini sang máy điện toán cá nhân. Họ còn nghĩ rằng nó sẽ tạo cho IBM một lợi thế lớn lao đối với các đối thủ chưa nghĩ tới kỹ thuật máy điện toán chính. Việc mở rộng quyền sở hữu của IBM ra tới hệ OS/2 – gọi là Extendent Edition – bao gồm cả các dịch vụ về thông tin liên lạc và cơ sở dữ liệu. Và IBM cũng đặt kế hoạch xây dựng trọn bộ bộ ứng dụng văn phòng – gọi laf Office Vision – để làm việc trên hệ Extended Edition. Kế hoạch đó dự đoán rằng những ứng dụng này, bao gồm cả bộ xử lý từ, sẽ giúp IBM trở thành một nhà sản xuất phần mềm ứng dụng trong máy điện toán cá nhân tầm cỡ để cạnh tranh với Lotus và WordPerfect. Việc phát triển phiên bản Office Vision đòi hỏi phải có một đội ngũ gồm hàng ngàn người. OS/2 không chỉ là hệ điều hành mà nó còn là một phần trong cuộc vận động lớn của hãng này.
Kế hoạch phát triển đó là một gánh nặng bởi nó đòi hỏi dự án phải đáp ứng được yêu cầu của nhiều đặc điểm đang đối chỏi nhau, cũng như phải theo kịp tiến độ đã hoạch định cho hai hệ trên. Microsoft tiếp tục công việc phát triển ứng dụng hệ OS/2 để giúp cho thị trường có thể hoạt động được liên tục, nhưng sau một thời gian, niềm tin của chúng tôi bắt đầu bị xói mòn.
Chúng tôi bắt tay vào công trình với niềm tin rằng IBM sẽ cho sản xuất hệ OS/2 đủ, giống như Windows đã làm, để giúp cho một người phát triển phần mềm, chỉ với những bổ sung rất nhỏ cũng có thể làm cho bộ ứng dụng đó chạy được trên hai hệ. Nhưng sau đó IBM cứ nhất định đòi hỏi là các ứng dụng đó phải tương thích với các hệ thống máy chính và máy trung của họ, khiến cho những gì còn lại cho chúng tôi chỉ là một hệ điều hành máy chính cồng kềnh chứ không phải là của một máy điện toán cá nhân nữa.
Mối quan hệ kinh doanh với IBM là mối quan hệ sống còn đối với chung tôi. Năm 1986, chúng tôi buộc phải bán cổ phần để có tiền thanh toán cho những công nhân đã mua cổ phiếu của Microsoft trước đây. Cúng vào khoảng thời gian này, Steve Baller và tôi ddã để nghị với IBM rằng họ nên mua khoảng 30 phần trăm cổ phiếu của hãng Microsoft với giá có lợi cho bên mua trên tinh thần chia ngọt sẻ bùi. Chúng tôi nghĩ rằng việc đó sẽ giúp cho hai bên cùng hợp tác tốt đẹp và có hiệu qủa hơn. Nhưng IBM tỏ ra không quan tâm lắm.
Chúng tôi làm việc cật lực để đảm bảo cho hệ điều hành của chúng tôi có thể hoạt động được trên các máy sau này của IBM . Tôi nghĩ rằng công trình đó sẽ là chiếc giấy thông hành để cả hai công ty chúng tôi đi vào tương lai. Nhưng ngược lại, trên thực tế, nó đã tạo một rạn nứt rất lớn giữa chúng tôi. Hệ điều hành mới là một dự án đồ sộ. Nhóm kỹ thuật của chúng tôi làm việc ở vùng ngoại vi Seattle. IBM có các nhóm làm việc ở Boca Raton ở Florida, Hursley Park ở Anh, và sau thêm một nhóm ở Austin thuộc bang Texas.
Nhưng vấn đề địa lý không tồi tệ bằng chính di sản máy chính mà IBM để lại cho chúng tôi. Những phần mềm trước đây của IBM rõ ràng chưa bao giờ đáp ứng được yêu cầu cuả khách hàng máy điện toán cá nhân bởi nó vốn được thiết kế để dùng cho máy chính. Chẳng hạn như phải mất khoảng ba phút đê khởi động một phiên bản của hệ OS/2. Kể ra như vậy cũng không tệ lắm đối với họ bởi trong thế giới máy chính, người ta có thể phải mất khoảng mười lăm phút.
IBM với khoảng trên 300.000 công nhân, cũng gặp khó khăn về sự đồng lòng nhất trí trong công ty. Mời khâu trong hoạt động của IBM đều phải tuân theo quy định về Yêu cầu Thay đổi thiết kế, nhưng thường thì đó lại là những đòi hỏi buộc phần mềm cuả máy điện toán cá nhân phải được thay đổi sao cho thích ứng với các yêu của sản phẩm máy chính. Chúng tôi đã nhận được trên 10.000 yêu cầu như vậy, và người cuả chúng tôi và IBM phải ngồi lại để thảo luận về chúng, có đôi mất cả hàng mấy ngày trời.
Tôi còn nhớ yêu cầu thay đổi số 221 “Loại bờ các phông chữ ra khỏi sản phẩm. Lý do: để nâng cao chất lượng sản phẩm” thực ra thì một vài người của IBM không muốn cho hệ điều hành của máy điện toán cá nhân có nhiều cỡ chữ khác nhau bởi máy in của máy chủ của IBM không thể xử lý được các kiểu chữ đó.
Cuối cùng, vấn đề trở nên rõ ràng rằng việc hợp tác để cùng phát triển không thể thực hiện được. Chúng tôi yêu cầu IBM để cho chúng tôi tự phát triển hệ điều hành riêng và bán quyền sử dụng nó cho họ với giá rẻ. Chúng tôi nghĩ chúng tôi có thể kiếm lời bằng cách bán chúng cho những công ty điện toán khác. Nhưng IBM tuyên bố rằng các thảo trình viên cuả họ phải trực tiếp tham gia vào việc sáng tạo ra bất cứ phần mềm nào được coi là có ý nghĩa chiến lược. Và vì vậy phần mềm hệ điều hành phải theo chiều hướng đó.
IBM là một công ty có tầm cỡ như vậy nhưng vì sao nó lạiquan tâm tới việc phát triển phần mềm của máy điện toán cá nhân đến như thế? Câu trả lời là IBM dự định cất nhắc tất cả thảo trình viên tốt của họ vào ban quản lý và loại bỏ những thảo trình viên yếu kém ra. Nhưng điều quan trọng hơn là do IBM luôn bị ám ảnh bởi những thành công của họ trước đây. Quy trình kỹ thuật truyền thống của họ không còn thích hợp với nhịp độ phát triển và đòi hỏi nhanh chóng của thị trường phần mềm máy điện toán cá nhân hiện nay.
Vào tháng 4 năm 1987, IBM cho ra đời phần cứng/ phần mềm đã được tổ hợp cuả họ nhằm ngăn chặn bọn ăn cắp. Phần cứng “loại trừ kẻ cắp” dựơc gọi là PS/2 và chạy trên hệ điều hành mới, hệ OS/2.
Trong phần cứng PS/2 có một số được sáng tạo mới. Nổi tiếng nhất là sơ đồ điện “bus vi kênh – “microchannel bus” mới, sơ đồ này cho phép các cạc (cards) phụ nối với hệ thống và giúp cho phần cứng cuả máy điện toán cá nhân được mở rộng ra để thoả mãn các yêu cầu cụ thể của khách hàng như âm thanh hoặc khả năng thông tin liên lạc của máy chính. Tất cả các máy điện toán tương thích đều có một “bus” đường nối phần cứng để giúp cho các cạc (cards) đó làm việc với máy điện toán cá nhân.
Vi kênh của phần cứng PS/2 là sự thay thế ngoạn mục của đường nối trong máy PC AT. Nhưng nó giải quyết được nhiều vấn đề mà hầu hết khách hàng không gặp phải. Nó nhanh hơn rất nhiều lần so với đường nối của máy PC AT. Nhưng trên thực tế tốc độ của đường nối này lại không đem lại ích lợi gì cho khách hàng cả. Nhưng điều quan trọng hơn là vì kênh này không thể làm việc được với bất cứ cards nào trong số với máy PC AT và các máy điện toán cá nhân tương thích khác.
Cuối cùng, IBM đồng ý bán bản quyền của vi kênh này cho các nhà sản xuất cards phụ kiện mở rộng và máy điện toán cá nhân. Nhưng vào thời điểm đó, một liên minh các nhà sản xuất tuyên bố đã cho ra đời một bus mới với nhiều khả năng như của vi kênh và tương thích với bus của máy PC AT. Việc hoàn chỉnh cards phụ cho phần cứng PS/2 không bao giờ theo kịp được với số lượng mays PC AT tương thích hiện có. Việc đó buộc IBM phải tiếp tục cho ra đời các loại máy dùng bus cũ. Hậu quả thật sự cuả vấn đề này là IBM mất hẳn quyền kiểm soát cấu trúc máy điện toán cá nhân. Và họ sẽ không bao giờ một mình môt ngựa có thể tạo ra được một dáng mới nào nữa.
Mặc dù cả IBM lẫn Microsoft đều đã cố gắng đưa ra nhiều cải tiến , nhưng khách hàng nghĩ rằng hệ OS/2 quá cồng kềnh và phức tạp. Tình trạng của hệ OS/2 càng tồi tệ bao nhiêu thì hình ảnh của Windows càng trở nên sáng sủa bấy nhiêu. Bởi vì chúng tôi mất luôn cả hai cơ hội là tạo sự tương ứng giữa Windows và máy OS/2, và làm cho OS/2 có thể chạy trong các máy cũ. Nhưng tiếp tục phát triển Windows vẫn còn có ý nghĩa đối với chúng tôi. Windows “nhỏ hơn” nhiều – có nghĩa là nó sử dụng ít không gian phần cứng hơn và có thể hoạt động trong những máy có bộ nhớ nhờ – vì vậy vẫn còn có chỗ cho nos trong những máy chưa bao giờ sử dụng hệ OS/2. chúng tôi gọi đó là chiến lược “gia đình”. Nói cách khác, hệ OS/2 thuộc hệ thống cao cấp, còn Windows chỉ là thành viên em út của một gia đình đông con, tức có thể sử dụng nó trong các máy nhỏ hơn.
IBM chưa bao giờ cảm thấy yên tâm với chiến lược gia đình cuả chúng tôi , nhưng họ có kế hoạch riêng của họ . Mùa xuân năm 1988, họ kết hợp với một hãng sản xuất máy điện toán khác để thiết lập nên một Quỹ tài trợ phần mềm mở để cải tiến hệ UNIX, một hệ điều hành được phát triển tại Bell Labs của hãng AT & T vào năm 1969, nhưng qua thời gian nó đã bị chinhờ thành nhiều phiên bản khác nhau. Một số phiên bản được phát triển tại các trường đại học nơi sử dụng hệ UNIX như là phòng thí nghiệm để thí nghiệm lý thuyết về hệ điều hành. Số khác phát triển từ các công ty sản xuất máy điện toán. Mỗi công ty lại cải tiêns hệ UNIX để dùng cho máy điện toán của họ khiến cho nó không thể tương thích được với bất cứ loại máy điện toán nào khác. Điều đó có nghĩa là hệ UNIX không phải là một hệ duy nhất, mà là một lô các hệ điều hành đối chỏi lẫn nhau. Tất cả sự khác nhau đó khiến cho tính tương thích của phần mềm càng trở nên khó khăn hơn và kìm hãm tốc độ phát triển trong thị trường phần mềm cho hệ UNIX của phía đối tác thứ ba. Chỉ có một vài công ty phần mềm là còn có thể xoay xở để phát triển và thử nghiệm các ứng dụng của khoảng một chục phiên bản khác nhau của hệ UNIX.
Quỹ hỗ trợ phần mềm mở là một cố gắng đầy hứa hẹn trong số các cố gắng nhằm “thống nhất” hệ UNIX và tạo ra một cấu trúc phần mềm chung có thể hoạt động trong phần cứng khác nhau. về lý thuyết, một hệ UNIX thống nhất có thể tạo ra được một chu kỳ phản hồi tích cực. Nhưng, mặc dù được tài trợ khá đủ, Quỹ tài trợ phần mềm vẫn không thể làm cho những người bán hợp tác được nhau, ngược lại họ cạnh tranh nhau rất mạnh. Các thành viên của uỷ ban này, bao gồm cả IBM, DEC , và các hãng khác, vẫn tiếp tục cải tiến theo chiều hướng có lợi cho các phiên bản của họ trong hệ UNIX. Các công ty sản xuất hệ UNIX quảng cáo rằng hệ của họ làm lợi cho khách hàng hơn. Nhưng nếu bạn mua hệ UNIX của người bán này thì phần mềm của bạn không thể chạy được trên bất cứ hệ nào khác. Điều có nghĩa là bạn sẽ bị lệ thuộc vào người bán đó, trong khi đó thì trong thế giới máy điện toán cá nhân, bạn có thể mua phần cứng ở bất cứ đâu tuỳ bạn chọn lựa.
Những vấn đề của quỹ tài trợ này cũng như những sáng kiến tương tự khác chứng minh những khó khăn trong việc cố gắng áp đặt một tiêu chuẩn vào một lĩnh vực mà sự đổi mới diễn ra một cách hết sức nhanh chóng, và tất cả những công ty hợp thành uỷ ban tiêu chuẩn kia lại là những đối thủ cạnh tranh của nhau. Thị trường (máy điện toán và máy điện tử ) đò hỏi phaỉ có tiêu chuẩn bởi vì khách hàng yêu cầu như vậy. Tiêu chuẩn bảo đảm cho tính chất tương hỗ, giảm thiểu được thời gian học cách sử dụng, và tất nhiên thúc đẩy ngành công nghiệp phần mềm phát triển với khả năng cao nhất của nó. Bất cứ một hãng nào muốn tạo ra một tiêu chuẩn, phải định giá thật hợp lý, nếu không sẽ không được thị trường chấp nhận.
Thị trường lựa chọn một cách rất hữu hiệu những tiêu chuẩn có giá cả hợp lý và thay thế nó khi nó trở nên lạc hậu, hoặc giắ cả quá đắt.