WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

1970: Thảo luận giữa Chu Ân Lai, Mao và Phạm Văn Đồng

Những hồ sơ cũ. Ảnh mang tính minh họa

CWIHP

Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Phạm Văn Đồng

19-09-1970

Mô tả: Chu Ân Lai yêu cầu Phạm Văn Đồng ngưng việc gửi sinh viên sang châu Âu, thay vào đó, chọn các giáo viên Trung Quốc đến dạy ở Việt Nam, ông ta cũng ca ngợi chính sách ngoại giao của Việt Nam thời gian gần đây.

Chu Ân Lai: Chúng tôi nghĩ, đào tạo sinh viên của các ông ở Việt Nam thì tốt hơn là gửi họ qua châu Âu vì lối sống khác nhau. Những thanh niên trẻ sẽ bị ảnh hưởng bởi những ý tưởng khác, sẽ gây khó khăn cho chúng ta khi họ trở về. Vì vậy, các ông không nên gửi họ ra nước ngoài. Chúng tôi có thể gửi giáo viên của chúng tôi đến Việt Nam để dạy cho họ.

Chu Ân Lai: Như chúng tôi quan sát, các ông có được kinh nghiệm từ cuộc đấu tranh ngoại giao. Chúng tôi đã đọc các báo cáo của đồng chí Huang Chen về cuộc gặp gỡ giữa ông ấy với đồng chí Nguyễn Thị Bình và đồng chí Bình đọc bài phát biểu. Chúng tôi thấy rằng đồng chí Nguyễn Thị Bình là rất sắc sảo. Chúng tôi cũng đã đọc báo cáo về cuộc họp giữa các đồng chí Huang Chen và Xuân Thủy về các liên hệ bí mật giữa Xuân Thủy và Kissinger. Trả lời cuối cùng của đồng chí Xuân Thủy rất tốt và hài hước. Sau đó tôi nói với các cán bộ ở Bộ Ngoại giao của chúng tôi rằng, đó là một việc làm tốt chỉ có thể có được từ thực tế ngoại giao.

http://www.wilsoncenter.org/ index.cfm?topic_id=1409& fuseaction=va2.document& identifier=5034CE3B-96B6-175C- 9B3179DC13D08DA7&sort= Collection&item=Vietnam%20% 28Indochina%29%20War%28s%29

—-

Thảo luận giữa Vương Ấu Bình, Đại sứ Trung Quốc  và Phạm Văn Đồng

20-09-1970

Mô tả: Vương Ấu Bình hỏi Phạm Văn Đồng về lập trường các điểm liên quan đến cuộc cách mạng tại Campuchia của Việt Nam.

Vương Ấu Bình: Thủ tướng Chu Ân Lai muốn biết càng sớm càng tốt, lập trường của Việt Nam về những điểm sau đây:

1. Bắc Việt sẽ công nhận Chính phủ của Lon Nol nếu họ tiếp tục đàm phán với cả miền Bắc và Nam Việt Nam?
2. Bắc Việt sẽ hỗ trợ Sihanouk hay Lon Nol nếu chiến tranh bùng nổ ở Campuchia?
3. Ngay bây giờ, dựa trên bối cảnh chung, [Việt Nam nghĩ thế nào nếu] Trung Quốc hỗ trợ Sihanouk?
Phạm Văn Đồng: Việt Nam không thể công nhận Lon Nol. Chúng tôi công nhận Sihanouk. Trung Quốc và Việt Nam xác định hỗ trợ Sihanouk và hỗ trợ cuộc đấu tranh của các lực lượng yêu nước chống lại Lon Nol. Vâng, chúng tôi hỗ trợ Sihanouk. Trung Quốc hỗ trợ ông ấy, nên Việt Nam cũng hỗ trợ ông ta. Tôi nghĩ rằng đến lúc thuyết phục Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác và những nước khác hỗ trợ Sihanouk, để cô lập và lên án Lon Nol [và] Sirik Matak.

——————————
Ghi chú:
1. Vương Ấu Bình: là đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam từ tháng 6 năm 1969 đến tháng 8 năm 1974. Trước đó, từ đầu thập niên 1950 đến cuối thập niên 1960, từng là đại sứ Trung Quốc ở Romania, Na Uy, Campuchia, Cuba, và cuối thập niên 1970 làm Đại sứ Trung Quốc ở Malaysia và Liên Xô.

Ngọc Thu dịch từ: http://www.wilsoncenter.org/ index.cfm?topic_id=1409& fuseaction=va2.document& identifier=5034CE4A-96B6-175C- 9B86C1E536349072&sort= Collection&item=Vietnam%20% 28Indochina%29%20War%28s%29

————————————————————

CWIHP

Thảo luận giữa Mao Trạch Đông và Phạm Văn Đồng

23-09-1970

Mô tả: Mao Trạch Đông ca ngợi Việt Nam về những nỗ lực ngoại giao và quân sự khéo léo.

 

Mao Trạch Đông: Với tôi, dường như không chắc một cuộc chiến tranh thế giới sẽ nổ ra. Các cường quốc không muốn chiến đấu trong một cuộc chiến như thế, họ e ngại lẫn nhau. Trong khi đó, nhiều nước ở châu Âu như: Anh, Pháp, Ý, và Tây Đức, không muốn đánh một cuộc chiến như thế.

Mao Trạch Đông: Tại sao người Mỹ không làm lớn chuyện về thực tế có hơn 100.000 lính Trung Quốc đang giúp các ông xây dựng đường sắt, đường bộ, sân bay, mặc dù họ biết điều đó?

Phạm Văn Đồng: Dĩ nhiên là họ sợ.

Mao Trạch Đông: Họ nên làm ầm lên về điều này. Ngoài ra, ước lượng của họ về số quân lính Trung Quốc tại Việt Nam ít hơn số quân thực tế.

Phạm Văn Đồng: Chúng tôi nghĩ rằng họ cảm thấy khó để đối phó với Trung Quốc.

Mao Trạch Đông: Nếu họ đã làm điều này, sau đó họ sẽ làm gì? Mỹ vẫn muốn đến Bắc Kinh để hội đàm. Đó là điều mà họ đề nghị. Họ nói rằng Warsaw không phù hợp và chúng tôi trả lời rằng nếu họ muốn đến Bắc kinh, [họ nên] đi. Sau đó họ không dám đi. Kissinger là một học giả thối tha. Tôi đã đọc báo cáo về cuộc họp giữa đồng chí Xuân Thủy và Kissinger (2). Phần cuối rất buồn cười. Kissinger là một giáo sư đại học, mà không biết gì về ngoại giao. Tôi nghĩ ông ta không bằng Xuân Thủy, mặc dù tôi chưa gặp Xuân Thuỷ.

Phạm Văn Đồng: Chúng tôi có hai đồng chí rất tốt cho đấu tranh ngoại giao. Đó là đồng chí Xuân Thủy và Nguyễn Thị Bình.

Mao Trạch Đông: Tôi thấy các ông có thể tiến hành đấu tranh ngoại giao và các ông làm tốt điều đó. Các cuộc đàm phán đã diễn ra trong hai năm. Lúc đầu, chúng tôi có chút lo lắng rằng các ông bị mắc bẫy. Chúng tôi không còn lo lắng nữa.

Mao Trạch Đông: Bây giờ tôi muốn nói về các hoạt động của Đại sứ quán Trung Quốc ở Việt Nam. Chu Kỳ Văn hóa ra là tay sai của Quốc Dân đảng. Tốt hơn là đưa hồ sơ của ông ta cho các ông đọc. Các ông sẽ biết những gì ông ta đã làm khi gia nhập Quốc Dân đảng, ông ta đã phản bội chúng tôi như thế nào, ông ta đã chạy trốn và bị bắt ra sao. Ông ta gây khó khăn trong thời gian ông phục vụ ở Việt Nam. Ông ta không phải là một người tốt.

Có một số người đang tiến hành chính sách sô-vanh, [và họ là những người] không bao giờ thành thật trong việc giúp đỡ người khác. Họ gửi những nhà ngoại giao xấu ra nước ngoài.

Do đó, tốt hơn là các ông đến đây nói chuyện trực tiếp với chúng tôi. Sẽ dễ dàng hơn là làm việc với các “đại sứ quan liêu” của chúng tôi ở nước ngoài. Các ông không phải lo sợ họ sẽ báo cáo tiêu cực về các ông nếu họ không hài lòng. Các ông không phải chấp nhận hoàn toàn quan điểm của họ. Tôi nghe nói rằng một số người Trung Quốc sống tại Việt Nam đã làm sai. Họ nên bị xử lý theo luật pháp Việt Nam. Họ phải bị trừng trị bởi vì các ông có đủ bằng chứng chống lại họ. Tuy nhiên, Đại sứ quán Trung Quốc đã bảo vệ họ và Đại sứ quán đã nghe họ. Có thể có tham nhũng ở Đại sứ quán.

Chu Ân Lai: Ngoài ra còn có những người làm công tác bí mật ở đó.

Mao Trạch Đông: Mỗi tỉnh của Trung Quốc hiện nay là một pháo đài, sẵn sàng cho trường hợp một cuộc tấn công của Mỹ. Nhưng ngay cả trường hợp đó xảy ra, chúng tôi vẫn tiếp tục giúp các ông bởi vì các ông cũng đang gặp khó khăn. Bất cứ người nào nói rằng chúng tôi không giúp các ông bởi vì chúng tôi cũng đang gặp khó khăn, là kẻ phản động.

Chúng tôi đã cho các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, và Quảng Châu chịu trách nhiệm giúp đỡ các ông, cũng như phần còn lại của khu vực Đông Nam Á. Toàn bộ sản xuất của các tỉnh này dành cho các ông. Các cán bộ ở các tỉnh này sẽ thăm Việt Nam để chuẩn bị cho một cuộc tấn công của Mỹ vào Trung Quốc. Bởi vì các ông đã ghìm chặt họ, nên họ chưa tấn công Trung Quốc. Tóm lại, những điều tôi muốn nói là: các ông đang chiến đấu rất tốt ngoài chiến trường. Chính sách của các ông cho đấu tranh ngoại giao là đúng đắn. Chúng tôi phải cung cấp cho các ông những gì các ông muốn. Tôi không có ý kiến gì ​​thêm.

—————————————————-

Ghi chú:

1. Phía Trung Quốc có mặt: Lâm Bưu, Chu Ân Lai, Khang Sinh, Hoàng Vĩnh Thắng, và Lý Tiên Niệm.

2. Các cuộc đàm phán bí mật giữa Xuân Thủy và Kissinger đã diễn ra cùng lúc với các cuộc đàm phán chính thức tại Paris kể từ ngày 4 tháng 8 năm 1969.

Ngọc Thu dịch từ: http://www.wilsoncenter.org/index.cfm?topic_id=1409&fuseaction=va2.document&identifier=5034CE5A-96B6-175C-9BC4C5BA204F4662&sort=Collection&item=Vietnam%20%28Indochina%29%20War%28s%29

 

 

Phản hồi