WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Phản ứng của VN so với các nước về hành động bắt nạt của TQ

Những năm gần đây, Trung Quốc liên tục có hành động khiêu khích và bắt nạt các nước trên biển. Ngoài Việt Nam, các nước như Malaysia, Indonesia, Nhật Bản, và Philippines…cũng đã từng bị Trung Quốc quấy nhiễu trong thời gian qua.

Cùng bị Trung Quốc bắt nạt, nhưng phản ứng của các nước trong khu vực đối với hành động hiếu chiến của Trung Quốc hoàn toàn khác, so với phản ứng của chính phủ Việt Nam. Thông tín viên Ngọc Trân tổng hợp và tường trình.

Việt Nam: chỉ “đánh võ mồm”!

Rạng sáng ngày 26 tháng 5 vừa qua, ba tàu hải giám của Trung Quốc đã ngang nhiên cắt cáp, phá hoại thiết bị thăm dò dầu khí của tàu Bình Minh 02, thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, khi con tàu này đang hoạt động trong khu vực thuộc phạm vi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.

Tầu Bình Minh 2. Ảnh VnExpress

Hành động của các tàu Trung Quốc này, ngoài việc xâm phạm lãnh hải Việt Nam, vi phạm các công ước quốc tế mà Trung Quốc đã ký và cam kết từ trước tới nay, còn thể hiện cách hành xử kém văn minh của một nước lớn, đối với một nước láng giềng trong khu vực. Hành động này đi ngược lại chủ trương của giới lãnh đạo Trung Quốc, mà ba ngày trước đó, ông Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, đã lên tiếng kêu gọi các nước trong khu vực tự kềm chế, tránh xung đột trên biển Đông.

Sau khi xâm phạm và quấy nhiễu lãnh hải Việt Nam hồi tuần qua, Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn ra thông cáo, nói rằng, đó là vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc, và Trung Quốc đang “hoạt động bình thường trong vùng biển chủ quyền” của mình.

Phản đối lại hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc, cũng như bao lần trước, ở cấp cao nhất phía Việt Nam vẫn chỉ là phát ngôn Bộ Ngoại giao. Lần này cũng vậy, sau khi gặp đại diện sứ quán Trung Quốc để trao công hàm phản đối hành động của Bắc Kinh, ba ngày sau sự kiện nói trên xảy ra, bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, đã tổ chức họp báo, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm chủ quyền và bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam.

Malaysia: phản đối bằng chiến đấu cơ và tàu chiến rượt đuổi

Khác với Việt Nam, khi bị Trung Quốc quấy nhiễu, các nước trong khu vực đã có thái độ và hành động khá cứng rắn. Mặc dù mức độ và tần suất vi phạm lãnh hải Việt Nam của Trung Quốc là nghiêm trọng hơn so với các nước khác, mặc dù các tàu Trung Quốc  chỉ ở mức độ khiêu khích đối với các nước trong khu vực, chứ chưa có hành động phá hoại như đã cắt cáp thăm dò dầu khí mà họ đã làm đối với tàu Bình Minh 02 của Việt Nam, thế nhưng Trung Quốc đã từng bị tàu chiến và máy bay của các nước rượt đuổi.

Tháng 4 năm ngoái, nhằm phô trương sức mạnh quân sự trên biển, Bắc Kinh đã điều các tàu ngư chính đến tuần tra trên vùng biển Trường Sa. Trong đợt tuần tra này, Bắc Kinh đã gặp phải sự phản kháng mạnh mẽ của Malaysia khi tàu tuần tra Trung Quốc đi vào vùng biển của nước này.

Báo chí Trung Quốc cho biết, cuối tháng 4 năm ngoái, các tàu ngư chính của họ đã phải đối đầu căng thẳng với tàu chiến và chiến đấu cơ của Malaysia khi vi phạm lãnh hải nước này. Các tàu ngư chính của Trung Quốc đã bị tàu chiến Malaysia rượt đuổi liên tục trong khoảng thời gian 17 tiếng đồng hồ vào một ngày cuối tháng 4 năm 2010, khi tuần tra ở vùng biển Malaysia.

Tin tức còn cho biết thêm, khi tàu ngư chính Trung Quốc đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia, tàu chiến Malaysia được trang bị tên lửa đạn đạo, đã tiến vào tàu ngư chính Trung Quốc, chĩa pháo hạm vào những con tàu này, trong khi các binh lính trên tàu Malaysia trong tư thế sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ chủ quyền. Cùng lúc, Malaysia đã cho máy bay chiến đấu bay lượn trên bầu trời, nơi bên dưới là tàu Trung Quốc, với mục đích cảnh cáo Bắc Kinh xâm phạm lãnh hải của Malaysia.

Indonesia: bắt giữ tàu Trung Quốc và phản đối lên LHQ

Không lâu sau đó, Bắc Kinh cũng đã gặp phải phản ứng mạnh mẽ của Indonesia khi đưa các tàu ngư chính có trang bị vũ khí, hộ tống các tàu đánh cá Trung Quốc, đánh bắt cá ở khu vực gần quần đảo Natura, thuộc Indonesia.

Báo Mainichi của Nhật, dẫn lời một viên chức chính phủ Indonesia, cho biết, khoảng giữa năm ngoái, các tàu đánh cá và thuyền viên Trung Quốc đã từng bị tàu hải quân Indonesia bắt giữ khi ngang nhiên đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia. Báo Tân Hoa xã của Trung Quốc cũng đã xác nhận tin này và cho biết thêm, các thủy thủ và tàu đánh cá Trung Quốc đó chỉ được thả sau các cuộc đàm phán giữa hai bên.

Ngoài việc bắt giữ tàu và thủy thủ Trung Quốc, hai tuần sau sự cố nói trên, Indonesia đã gửi công hàm lên Liên Hiệp quốc, phản đối việc đòi chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông là vô căn cứ. Trong công hàm đệ trình lên Liên Hiệp quốc hồi tháng 7 năm ngoái, Indonesia cho biết, họ không tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, mà chỉ đứng ở vai trò trung gian, phản đối việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên gần như toàn bộ Biển Đông, là thiếu cơ sở pháp lý và xâm phạm lợi ích chính đáng của cộng đồng quốc tế.

Indonesia cũng đã yêu cầu Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc chuyển bức thư đó tới tất cả các thành viên của Ủy ban Thềm lục địa và các nước thành viên đã ký Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, cùng tất cả các thành viên Liên Hiệp Quốc, để tố cáo hành động bá quyền của Bắc Kinh.

Nhật: bắt giữ thuyền trưởng tàu Trung Quốc

Sau khi bắt nạt hai nước Malaysia và Indonesia trên biển Đông, Trung Quốc chuyển sang biển Hoa Đông để thử phản ứng của Nhật Bản. Đầu tháng 9 năm ngoái, được sự ủng hộ của Trung Quốc, tàu đánh cá Mân Tấn Ngư của nước này đã đâm vào hai tàu tuần duyên Nhật Bản, gần quần đảo Senkaku mà phía Trung Quốc gọi là Điếu Ngư đài. Ngay lập tức, Nhật Bản đã bắt giữ ông Chiêm Kỳ Hùng, thuyền trưởng tàu đánh cá Trung Quốc, cùng thủy thủ đoàn trên chiếc tàu này.
Phía Trung Quốc đã liên tục triệu tập đại sứ Nhật Bản đến để phản đối việc bắt giữ thuyền trưởng tàu đánh cá Trung Quốc. Kế đến là người đứng đầu Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cùng cùng thủ tướng nước này cũng đã lên tiếng răn đe Nhật, rằng Bắc Kinh sẽ có biện pháp mạnh nếu Tokyo không thả thuyền trưởng tàu Mân Tấn Ngư. Vài ngày sau tuyên bố của ông Ôn Gia Bảo, Trung Quốc cũng đã trả đũa kinh tế đối với Nhật Bản, bằng cách ngưng xuất khẩu đất hiếm sang Nhật để gây áp lực, buộc chính phủ Nhật thả thuyền trưởng tàu đánh cá Trung Quốc.

Mặt dù vụ bắt giữ này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ Trung-Nhật, thế nhưng Tokyo đã không chùn bước trước những áp lực của Bắc Kinh. Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc đã so sánh phản ứng của chính phủ Nhật với chính phủ Việt Nam như sau: “Khác với cách giải quyết vấn đề của Việt Nam, Nhật Bản đã tỏ ra cứng rắn hơn. Họ giữ tàu và bắt thủy thủ đoàn Trung Quốc ngay lập tức để điều tra. Đã hai lần phía Nhật gia hạn thêm thời gian tạm giam đối với thuyền trưởng tàu Trung Quốc, bất kể điều đó có thể ảnh hưởng đến quan hệ Nhật-Trung”.

Philippines: cho chiến đấu cơ rượt đuổi và phản đối lên LHQ

Đầu tháng 3 năm nay, Trung Quốc cũng đã gặp phải phản ứng mạnh mẽ của Manila khi các tàu Trung Quốc quấy nhiễu tàu Philippines ở khu vực gần phía Tây Palawan. Ngay lập tức, Philippines điều hai máy bay chiến đấu đến hiện trường, để đuổi tàu tuần tra của Trung Quốc ra khỏi khu vực.

Cùng lúc, ông Albert Del Rosario, Ngoại trưởng Philippines lên tiếng phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc giải thích hành động này. Ông Rosario cho biết: “Có một sự chạm trán giữa một con tàu Philippines với hai tàu Trung Quốc, ở khu vực phía Tây Palawan, làm cho tàu Philippines chuyển hướng. Chúng tôi đang yêu cầu Trung Quốc giải thích về những gì đã xảy ra và chúng tôi đang đối thoại với họ”.

Một ngày sau sự cố xảy ra, phái đoàn thường trực của Philippines tại Liên Hiệp quốc đã gửi công hàm tới Tổng Thư ký LHQ để phản đối Trung Quốc, bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” của Bắc Kinh. Philippines cho rằng, tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông không tuân theo luật pháp quốc tế.
Trở lại vấn đề Việt Nam, những năm gần đây, các tàu tuần tra Trung Quốc cố tình vi phạm lãnh hải Việt Nam khi tuần tra trên vùng biển nước ta, hoặc hộ tống các tàu Trung Quốc, đánh cá ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

So với các nước trong khu vực, mức độ vi phạm lãnh hải của Trung Quốc đối với Việt Nam là nghiêm trọng, trong khi phản ứng của chính phủ Việt Nam không đủ mạnh, nên không thể ngăn các hành động của Trung Quốc quấy nhiễu lãnh hải nước ta. Phản ứng yếu ớt của chính phủ Việt Nam càng làm cho Trung Quốc tin rằng, Việt Nam rất dễ bị bắt nạt, và thực tế cho thấy Trung Quốc ngày càng leo thang trong việc bắt nạt Việt Nam.

Để kết thúc, chúng tôi xin mượn lời của nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc: “Khi đã có một Đặng Tiểu Bình tuyên bố biển Đông là ‘chủ quyền thuộc ngã’ và khi Trung Quốc tuyên bố biển Đông là khu vực ‘lợi ích cốt lõi’ của họ, thì khó dùng tinh thần hiếu hòa của người Việt để ngăn chặn tham vọng của phương Bắc. Lịch sử Việt Nam có nhiều bài để học. Vấn đề là học như thế nào và hành ra sao để ngăn chặn được nguy cơ không chỉ riêng cho dân tộc mà còn là nguy cơ đối với đảng cầm quyền và những người lãnh đạo đất nước”.

Nguồn: RFA

7 Phản hồi cho “Phản ứng của VN so với các nước về hành động bắt nạt của TQ”

  1. giang says:

    dung la ko the chiu noi bon nguoi tau nua, ko the nhin nhuc mai duoc

  2. Nam says:

    Hoan hô anh Trương Phi! Tôi cùng quan điểm với anh, bọn cộng sản xôi thịt bây giờ chỉ võ mồm là giỏi, phản đối bọn xâm lăng “Tung của” chỉ đưa con mụ đàn bà đọc thuộc bài văn làu làu ra VTV và xem như vậy là “phản đối xong”. Tức không chịu nổi. Tốt nhất nên trang bị cho mỗi một tàu đánh cá 100-200 kg thuốc nổ TNT hay C4 để cảm tử khi cần cho bọn Tàu xanh mặt ra. Phải làm một chưởng may ra bọn Tàu mới dè dặt, kiểu võ mồm như hiện nay thì thằng chó nào chả làm được, có khi lại còn được bọn Tàu thưởng cho tô phở có vằn thắn .

  3. Thuong hai says:

    Hay doi toi thang 7 nay khi bau cu xong nhan su cua DCS ! Xem buoc di cua ho nhu the nao day ! Phan ung cua cac nuoc doi voi TQ thi de hieu thoi , tai vi dau co cung chung lo cong san ! Nen ho cuong quyet hon khac voi VN !

  4. Vũ duy Giang có thấy tinh thần anh dũng của người Tàu đối với bọn phản VC không?. Tinh thần bách chiến bách thắng ấy đã làm nức lòng người con dân việt, là muốn thấy chế độ hung tàn VC sụp đổ tan tành để người Việt có cơ hội thở không khí tự do, hòa bình, độc lập trong vòng tay thân ái giữa hai dân tộc TÀU VIỆT..

    • Vũ duy Giang says:

      Thấy KONG Hi-En im thin thít có lẽ đã về”Ngủ-Yên” trên đất”mẹ”ở Hông KONG,Macô,hoặc đi Nội Mông cổ đàn áp dân Mông dùm tổ tiên Hán(mới đâm chế 1 người Mông,khiến dân nội Mông biểu tình chống Hán,giống như ở Tây Tạng cách đây mấy năm),vì vây mà”Hán Triều” mới khiêu khích Philippines và VN tại Biển Đông,để dân Hán quên khó khăn”nội bộ”.
      Thực ra nhờ khiêu khích này mà CSVN phải tố cáo đúng tên”Tầu Quen”là TQ(chớ không phải”tầu lạ”)đã cắt cáp”tầu ta”(như Hi-En?!),giống như cái đuôi(đằng trước!)của các người CS cầm quyền ở VN.Đấy là”tinh thần anh dũng của người tầu”thích ăn”ngẩu pín”,như bà con Hi-En?!Cũng nhờ”tinh thần bách chiến,bách thắng ấy”mà đất nước,và dân Hán đã bị
      các triều đại Mông cổ(từ Thành cát Tư Hãn)đánh chiếm,và cai trị nhiều ngàn năm(trong khi đó,quân Nguyên Mông qua VN 3 lần,thì đã bị các vua Trần đánh đuổi tan tành!).Sau đó nước Hán cũng thua quân Mãn Thanh,và bị cai trị cho đến khi các nước Âu Mỹ,và Nhật qua”xâu xé”để chiếm đóng”cái rún”của thế giới(Trung quốc)trong cả trăm năm,cho đến khi Tôn Dật Tiên chạy chốn công an Mãn Thanh ở Chợ Lớn,trở về Tầu làm cách mạng lật bà Từ Hi Thái Hậu xuống,để cho Tưởng giới Thạch,rồi Mao Sếnh Sáng leo lên…cầm quyền!

      Đúng là CSVN rõ ràng bị Tầu”cắt đuôi”"đã làm mức lòng người con dân Việt”thức tỉnh”, đoàn kết chống kẻ”bá quyền biển Đông”. Còn KONG Hi-En muốn”thở không khí”Tầu Vẹm thì chỉ cần về Chợ lớn,hay ra China town là thở “mùi Tầu” được ngay!!!

  5. Trương Phi says:

    Khôn nhà dại chợ! Hãy nhìn Philippin mà coi! Nó có nhiều “anh hùng” bằng đảng ta đâu, nó chưa một lần thắng một đế quốc nào cả, nhưng thằng nào lăm le xâm phạm lãnh hải của nó là nó cho tàu và máy bay rượt chạy thấy mẹ, một mặt khác nó la làng cho quốc tế biết. Dám làm gì nó?
    Phải đánh gục 1 tàu của bọn thảo khấu, dù có phải hy sinh 3 tàu của ta, cho nó biết thế nào là “lễ độ”. Không làm được thì xê ra cho người khác làm, dân tộc Việt không thể bị nhục!!!

  6. Vũ duy Giang says:

    Với vụ tầu Bình Minh 02 bị”tầu lạ”cắt cáp,như cắt chim của băng đảng CSVN,khiến họ đành phải nhận là”Tầu Quen” cùa TQ!Và bây giờ cho 8 tầu hộ tống Bình minh 02 tiếp tục thăm dò.Đợi xem những tầu này có dám bắn lại Tầu Quen(TQ)nếu bị cắt đuôi thêm lần nữa?!

Leave a Reply to Nguyễn Hiền