WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bầu cử cái “Đảng Hội”

Ở Việt Nam ngày nay cứ mỗi lần nói chuyện bầu cử thì y như rằng người ta sẽ nghĩ ngay đến cái trò “đảng cử dân bầu”. Thực vậy ở cái nước CHXHCNVN chuyện bầu bán từ nhỏ đến lớn có đảng lo, đảng lo đưa người ra ứng cử thì đảng sẽ lo cho trúng cử, ứng cử viên cứ an tâm mà chờ kết quả 99,99% chớ đừng có bày trò hoạt động tranh cử mà làm mất lòng nhau, ngay cả có thể làm mất mặt đảng vì tranh cử rồi bươi móc cái hủ mắm của bác Hồ để lại bay hơi thúi rình. Do đó mà Phó chủ tịch quốc hội Việt Nam Nguyễn Văn Yểu trả lời trong cuộc đối thoại trực tuyến với bạn đọc của báo Điện tử đảng CSVN, ông nói như sau:

“Ở các nước khác có chế độ tranh cử, ở Việt Nam không có tranh cử mà là vận động bầu cử và theo quy định.

“Bầu cử khác với tranh cử, ứng cử viên không ai tranh ai, khi thực hiện vận động thì không làm phương hại đến lợi ích chung của các cơ quan, đơn vị khác. Có thể nói tốt về các đại biểu khác hoặc cơ quan khác nhưng ứng viên không được nói gì phương hại đến ứng viên khác (BBC online ngày 2-5-2007)

Nhà báo tự do Tạ Phong Tần cũng cho biết ý kiến của mình về việc bầu cử của cái xã hội mệnh danh là “tự do gấp triệu lần tư bản” như sau:

“Không bao giờ có hoạt động tranh cử, không ai biết năng lực làm việc của các vị ra sao, thậm chí đến lúc bỏ phiếu cũng không nhớ nổi mặt các vị ấy như thế nào. Thế nên mới có chuyện cử tri đi bầu là“ gạch tên cho đủ số quy định” bằng cách: Người thì gạch từ trên xuống, người gạch từ dưới lên, người thì cứ cách một dòng gạch tên một người… hên xui ráng chịu”. (Đàn chim Việt online ngày 23-2-2011)

Trong bài “Ai trúng, ai trượt là quyền của cử tri” của tác gỉa Lê Nhung do Bauxite Việt Nam đề tựa nghe ra mà chua chát:

Nhưng ai được ứng cử là quyền của đảng – Giáo sư Trần Hữu Dũng. BVN giải thích thêm: Bởi vì ai trúng ai trượt cũng đều là người do đảng lựa chọn, dân có bầu thế nào cũng nằm trong vòng tay êm ái của đảng mà thôi. Thế mới biết Mặt trận đúng là tổ chức của đảng, do đảng và…vì đảng! (Bauxite Việt Nam online ngày 23-2-2011)

Báo điện tử Vietnamnet cho biết là lần bầu ĐBQH khóa 13 này số đại biểu ngoài đảng đã được ấn định một tỷ lệ phần trăm có mặt trong Quốc hội để làm kiểng cho có vẻ là đại diện nhân dân:

“Trao đổi bên hành lang Hội nghị triển khai công tác bầu cử ĐBQH và HĐND khóa mới hôm nay (10/2) tại Hà nội, Tổng thư ký Hội đồng bầu cử Phạm Minh Tuyên cho biết số lượng đại biểu là người ngoài đảng ở Quốc hội khóa tới sẽ giao động từ 15-20%, so với 18% hiện tại”. (Vietnamnet online ngày 10-2-2011)

Ông Trung Ngôn, một người rất trực ngôn “Mong cuộc bầu cử Quốc hội lần này được tiến hành thực sự dân chủ”, ông ấy nói như vậy mấy lần trước đây bầu cử không có dân chủ hay sao? Ông này gan thiệt!

“Định tỷ lệ người ngoài đảng chỉ từ 15 đến 20% trong Quốc hội. Đó là trái với Hiến pháp và pháp luật. Mọi công dân đều bình đẳng(đảng viên và người ngoài đảng đều là công dân). Hơn nữa đảng chỉ có 3 triệu đảng viên mà số công dân ngoài đảng đế tuổi 21 trở lên có đến 40 triệu mà ông Tuyên định cho có 15% đến 20% thì bình đẳng ở đâu?! Tất nhiên, đảng có quyền giới thiệu đảng viên ứng cử Quốc hội, đáng ra đảng cũng chỉ nên giới thiệu 50%, còn 50% dành cho người ngoài đảng. Như vậy mới đúng tính chất nhân dân, mới đúng đảng là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Nếu 80-90% trong Quốc hội là đảng viên thì thực chất là Đảng hội chứ còn đúng nghĩa là Quốc hội sao được nữa? (Bauxite Việt Nam online ngày 25-2-2011)

Một nhà trí thức trẻ, đã từng vào tù ra khám, bác sĩ Phạm Hồng Sơn nói lên nhận định của mình qua cái tỷ lệ chia chác trong“ Chiếc bánh Quốc hội”:

“Nhưng sẽ chỉ là sự bất công trắng trợn nếu một nhóm ngườ chỉ chiếm 3% dân số nhưng liên tục trong hơn 60 năm chiếm giữ trên 50% đại diện trong quốc hội. Và “bầu cử quốc hộisẽ chỉ là màn hài kịch diễn trên lưng nhân dân khi các ứng cử viên đếu đã phải qua sự sàng lọc của một đảng chính trị”. (Đàn chim Việt online ngày -3-2011)

Đã từ lâu, đảng công sản đứng ra tổ chức bầu cử thì giao cho “đồng chí Mặt trận” sàng lọc chọn trước số ứng cử viên chỉ vừa đủ số đại diện để nhân dân khỏi phải khổ công chọn lựa khi vào phòng phiếu, có bao nhiêu tên thì cứ gạch bấy nhiêu là ăn chắc rồi. Nhưng đến nay thì thiên hạ xầm xì quá, cứ “nàm như thế mãi khó coi” nên đảng ta vẽ ra vài tên độn vào để gọi là“ dân có quyền chọn lựa”. Phóng viên P. Thảo trong bài “ Băn khoăn vì danh sách ứng cử viên tranh cử Quốc hội quá tròn”, bài báo viết:

“Ông Truyền cũng thắc mắc, hiệp thương lần thứ hai lập danh sách sơ bộ người ứng cử nhưng lần sau làm danh sách chính thức cũng không còn gì để lựa chọn vì tất cả đã… “tròn, không có số dư. Ý nghĩa của một hội nghị Hiệp thương như vậy quá hình thức”. (Dân Trí online ngày 22-3-2011)

Nói về con số người được cái Mặt trận chọn đưa vào danh sách ứng cử thì tiến sĩ Nguyễn Quang A phân tích:

Trước đây con số ứng viên và số người trúng cử cùng là một con số, không hơn, không kém. Cử tri chẳng còn quyền nào để lựa chọn.

“Rồi thấy thế“ hơi lố” đối với nền dân chủ XHCN, nền“dân chủ đích thực” và

“ngàn lần dân chủ” hơn nền dân chủ hình thức, người ta bèn“nới” ra một chút, cử tri của một đơn vị bầu cử có thể chọn một số( chứ không phải 1 người duy nhất) trong số các ứng viên được phân cho đơn vị bầu cử đó. Số ứng viên nhiều hơn số người trúng cử. Khá hơn trước kia một chút, nhưng phần lớn quyền tự do lựa chọn của cử tri vẫn bị tước đoạt”. (Dân Luận online ngày 28-4-2011)

Trong bài “Không nên vừa đá bóng vừa thổi còi” trên báo điện tử ViệtNam net phần mở đầu viết:

“Thành viên chính phủ tham gia Quốc hội hóa ra vừa đá bóng, vừa thổi còi. Thử hỏi bận rộn như vậy thì có bao nhiêu vị bộ trưởng ngồi họp Quốc hội đầy đủ?”, ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban trung ương MTTQVN nêu ý kiến, tại Hội nghị Hiệp thương lần thứ nhất bàn cơ cấu, số lượng ứng cử ĐBQH diễn ra sáng nay (23-2)…

Tôi nhận thấy bản thân mình cũng có tội với nhân dân vì làm ĐBQH suốt khoá XI nhưng lại không dành được 50% cho hoạt động QH vì bận việc kinh doanh”, ông Võ Quốc Thắng (Hiệp hội doanh nhân trẻ) nói trước hội nghị”. (VietNamNet online ngày 23-2-2011)

Nói về cái vài trò của MTTQ trong vấn đề hiệp thương, ông Trung Ngôn nói:

“Vấn đề Ủy ban Mặt trận hiệp thương về nhân sự ứng cử ĐBQH, truy trong luật có quy định, tôi vẫn ngại có thể phát sinh mất dân chủ. UBMT các cấp không phải do dân bầu mà lại có quyền “hiệp thương” để người này gạt người kia dẫn đến tự nhiên có người mất quyền công dân, mất quyền tự do ứng cử. Có ĐB khóa rước hay nói thẳng hay chất vấn phê bình, lần này có ứng cử cũng sẽ bị gạt đi, người hay phản biện cũng có thể bị gạt tên, vô hình trung“Mặt trận” có quyền cao hơn Hiến pháp và Mặt trận chọn người hộ cử tri. Không phải cử tri được bầu tự do theo ý mình”. (Bauxite Việt Nam online ngày 25-2-2011)

Nhà tranh đấu trẻ Tạ Phong Tần đã quá phẫm uất với cái trò hiệp thương của cái mặt trận mà cô gọi là“ công cụ tước đoạt quyền ứng cử và bầu cử”:

“…bầu ĐBQH là đại biểu cho dân cả nước chớ có phải là đại biểu cho MTTQ đâu, vậy một nhúm nhỏ người của tổ chức MTTQ (là đảng viên đảng CSVN, ăn lương ngân sách nhà nước) lấy tư cách gì gạt bỏ quyền ứng cử của công dân vớI lý do “cơ cấu, thành phần”…

“Nguyện vọng chính đáng ứng cử làm người đại diện cho nhân dân cả nước nhưng thực tế chưa bầu cử thì họ đã bị cái gọi là“ thoả thuận về cơ cấu, thành phần gạt ra ngoài”. (Dân Làm Báo online ngày 3-5-2011)

Giáo sư Tương Lai đã chua chát nói về cái MTTQ như sau:

“Hơn một phần tư thế kỷ là thành viên UBTƯMT, tôi nghiệm ra rằng, chính cái “cơ chế” mà báo cáo nêu lên này đã chi phối hoạt động của Mặt trận. Tuỳ thuộc vào lúc cơ chế “cởi ra”hay là lúc cơ chế “buộc vào” nương theo tư duy của bộ phận lãnh đạo cao nhất mà hoạt động MT đi vào thực chất hay chỉ đóng vai trò là “cây kiểng”.(Bauxite Việt Nam online ngày 1-3-2011)

Trong lần trả lời phỏng vấn của đài RFI, giáo sư Tương Lai nói:

“Ví dụ, trong vấn đề danh sách bầu cử ứng cử, việc hiểu cho đúng nghĩa của chữ “hiệp thươngnhư thế nào, bản thân tôi cũng thấy nó lờ mờ. Bởi vì, như thế là Mặt trận lại áp đặt cái ý chí chủ quan của mình vào cho dân rồi…nếu chỉ do một tổ chức đưa ra một danh sách, rồi dân căn cứ vào đó mà bầu, thì nhiều khi cái chuyện bầu này nó cũng chỉ hình thức và chưa thực sự dân chủ”.(RFI online ngày 1-3-2011)

Nói về cái việc Mặt trận Hiệp thương gì đó thì ông Bùi Như Thuỷ trong bức thư “ Gửi quý vị đại biểu Quốc hội” đã nói rõ:

“Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đứng ra hiệp thương cử người ứng cử Quốc hội chắc cũng quan tâm chọn người là vợ, chồng, con, cháu, anh, em…các vị lãnh đạo cấp cao của đảng, nhà nước làm đại biểu Quốc hội. Vì Ban chấp hành Trung ương đảng khóa 11 cũng đã có lệ mới rồi: cha và con đều là Ủy viên trung ương đảng, cha nghĩ thì con kế thừa. Đầu xuôi đuôi lọt đã có tiền lệ rồi. Sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đó, cứ thế mà làm, còn gì mà bàn cãi nữa”. (Bauxite Việt Namonline ngày 22-3-2011)

Mặt trận Tổ quốc quả thực là cánh tay nối dài của đảng CSVN có nhiệm vụ làm tay sai của đảng. Họ giữ trách nhiệm sàng lọc những người muốn ứng cử có thuộc thành phần đảng ta không, có thuộc thành phần “cháu ngoan bác Hồ” không?… Do đó mà những nhân vật ghi danh ứng cử có mùi“ diễn biến hòa bình” thì thẳng tay gạt ra do địa phương khu phố“ đấu tố” như thời bác còn sanh tiền.

Luật sư Lê Quốc Quân, một nhà tranh đấu trẻ định đem bầu nhiệt huyết vào Quốc hội đưa ý kiến giúp dân, giúp nước, nhưng giấc mơ của ông đã tan tành theo cuộc đấu tố nghiệt ngã mà cái Mặt trận quái ác nó đã dành cho ông.

Cùng một số phận thử thời của cụ Nguyễn Phúc Giác Hải, một nhà “Nghiên cứu viên chính” khi đưa ra tổ dân phố bị đấu tố thì ông nói như sau:

“Thế đó là họ xuyên tạc công việc của tôi. Mà tôi không được phép trả lời

“Họ cứ nói, mà tôi không được trả lời. Có khác gì họ trói tôi rồi đấm vào miệng tôi? Cái đó không dân chủ, và các đồng nghiệp cơ quan tôi đã khiếu nại những điều đó”. (BBC online ngày 26-4-2011)

Bao nhiêu người tự ứng cử, cả nước có 85 triệu dân mà chỉ có 15 người tự ứng cử được chọn hẳn là đã“ ký hiệp đồng” thuộc loại gọi dạ bảo vâng, nếu may mắn được lọt vào Quốc hội rồi thì mặc sức bấm nút lảnh bao thơ.

“Đáng chú ý, trong số 83 người tự ứng cử trên cả nước, có 15 ứng viên lọt vào danh sách chính thức. Hà Nội và thành phố HCM mỗi nơi có 4 ứng viên, còn lại là ứng viên các tỉnh thành khác, chẳng hạn Nghệ An ( 2 ứng viên)”. (VietNam Net online ngày 20-4-2011)

Chuyện ngày bầu cử:

Cụ bà Lê Hiền Đức, người nổi tiếng giúp Dân oan khiếu kiện và chống tham nhũng đã trực tiếp kể với blogger Dân Làm Báo chuyện cụ đi bầu như sau:

“Hôm nay là ngày đi “Bầu cử”. Đây là lần thứ 12 bác đi bỏ phiếu bầu cử nhưng là một ngày làm cho bác quá “bức xúc”. Chuyện là thế này: Khi bác ngồi ở một khoan viết phiếu, tay cầm bút viết, bổng bác thấy có một người đứng sát sau lưng bác (có ý quan sát). Người nầy là một phụ nữ trạc xấp xỉ 50 tuổi, nhìn biển đeo ở ngực thì không rõ tên. Sau đó, bác đã hỏi mọi người làm trong tổ bầu cử này thì được biết là người phụ nữ đó tên Diệu, phó bí thư chi bộ cụm 5. Người đàn bà này cầm loa (micro) quát vào tai bác nói rằng:“không được gạch nhiều người!…”. Bác tức quá vì bị“ xúc phạm quyền công dân” và họ đã vi phạm nguyên tắc bầu cử”. (RFA online ngày 24-5-2-11)

Trong bài “Tổng bí thư và thông điệp dân chủ” của tác giả Nguyễn Đăng Tuấn trên Việt Nam Net có trích lời của nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc nhận xét về việc bầu cử như sau:

“Tôi đã 75 tuổi rồi, đi bầu cử rất nhiều lần, đã thấy chúng ta bầu quốc hội như thế nào. Đến ngày bầu cử, chúng ta vào phòng bỏ phiếu; chúng ta được xem một danh sách ứng cử viên; chúng ta cũng đọc lý lịch ông này, bà kia; rồi chúng ta chọn…như thế là dân chủ quá rồi còn gì nữa. Nhưng thực ra đó cũng chưa phải là dân chủ, ở chỗ cái danh sách đó: Ai đưa ra? Đó là Mặt trận Tổ quốc, là Ban bầu cử. Nhưng danh sách đó ở đâu ra?…Nhiều khi hỏi anh em, anh em cũng giật mình, bản thân mình cũng giật mình, là khi sang bầu xong, tối vui miệng hỏi nhau bầu cho ai thì không mấy ai còn nhớ”.(Vietnamnet 0nline ngày 28-1-2011)

Trong một bức thư gửi cho “Quý vị đại biểu Quốc hội khóa 12” công dân Bùi Như Thuỷ viết:

“Điều 36 Luật khiếu nại tố cáo quy định “Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày”. Tôi đã phải chờ Quốc hội trên 2.300 ngày rồi, thế mới biết rằng Quốc hội ta cũng lì vào tốp đứng đầu thế giới

“Quốc hội khóa 12 phần đông “chỉ như ông bưu điện đóng dấu rồi kính chuyễn”. Thôi thì sống chết mặc bây, ông bà cứ là đại biểu Quốc hội, không vẻ vang lắm sao.

“Báo mạng Vietnamnet ngày 14-2-2011 có đánh gía về các vị đại biểu Quốc hội khóa 12: “sau khi được bầu vào Quốc hội thì họ quên cử tri… Có những đại biểu Quốc hội không bao giờ phát biểu gì, mà lúc nào cũng giơ tay đồng ý”. Thật là buồn, buồn nẫu ruột, lại tiếc công đi bỏ phiếu nữa”.(Bauxite Việt Nam online ngày 22-3-2011)

Ông Nguyễn Như Một, ứng cử viên tự do nói lên suy nghĩ của mình về cuộc trao đổi trực tuyến cùng những điều muốn nêu lên:

“Nói về lòng dân thì tất cả ngướI dân Việt Nam đều biết sẽ có bầu quốc hội, họ cũng biết là cuộc bầu cử này đã có sự sắp đặt rồi, người ta đi bầu cho có, người tổ chức thì coi như là họ tổ chức cho có,để trả nợ quỷ thần”. (RFA online ngày 18-5-2011)

Cũng có những cử tri không đi bầu, bà Nguyễn Thị Lan, một ứng viên đại biểu quốc hội, bị hội đồng tuyển cử trung ương loại ra, nhất định không tham gia đầu phiếu:

“Bầu cử này chỉ mang tính chất hình thức thôi, bản thân tôi thấy là bị cướp mất quyền tự do, dân chủ, gạt tôi ra khỏi danh sách mà không có lý do, theo đúng luật. Những người bầu vào, thì theo sự lựa chọn, sự chỉ đạo của đảng cộng sản hết, chính vì điều đó cho nên tôi không đi bầu cử, cả gia đình tôi không đi bầu cử vì chúng tôi có đi bầu cử hay không thì cũng ghế nào, người đấy ngồi rồi. Không có cái ‘chính’ nào cả mà lại có‘ quyền’ cướp hết cái quyền dân chủ của chúng tôi, chẳng có cái‘ chính đáng’ nào cả mà có ‘quyền’ để đàn áp người dân”.

“Một trong những người kêu gọi và vận động tẩy chay bầu cử, một vị lãnh đạo tinh thần, một trong các thành viên sáng lập khối Dân Chủ 8406, từ Huế, linh mục Phêrô Phan Văn Lợi nói lên lập luận của mình:

“Cộng sản Việt Nam gọi ngày 22 tháng 5 là ngày hội của toàn dân, thực chất đó là ngày ô nhụccủa đất nước, vì đây là cuộc bầu cử gỉa hiệu, chỉ tạo ra một quốc hội gồm những tôi trung của đảng’, đa số ứng viên đều là đảng viên, có một số ngoài đảng nhưng được đảng chọn lọc kỹ, có cảm tình, dễ vâng lời đảng.

“Trong tiến trình chọn lọc ứng cử viên, có nhiều trò ngăn chặn những ai có thành tâm, thiện chí, cũng bị gạt không cho ứng cử. Ai không đến phòng phiếu sẽ bị gặp rắc rối, thậm chí nhiều nơi, các cán bộ còn trân tráo yêu cầu các người đi bầu phải bầu cho ai và không bầu cho ai nữa”. (RFA online ngày 22-5-2011)

Về vấn đề Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất đại diện cho nguyện vọng của người dân, thì bà Dương Thu Hương, nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam lên tiếng cách nay không lâu tại buổi Hội thảo góp ý về văn kiện Đại hội đảng:

“Tôi rất xấu hổ khi nói rằng Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, có quyền gì đâu mà bảo là cơ quan quyền lực cao nhất. Thế là đại biểu Quốc hội là đảng viên thì lại không dám phát biểu theo chính kiến của mình mà lại phải giơ tay đúng với chủ trương của đảng và nhà nước…”.(RFA online ngày 19-5-2011)

“Qua bài“ Bầu cử Quốc hội, người dân cần làm gì”…tác gỉa Nguyễn Thanh Văn đi vào chi tiết rằng:“Trò hề danh sách‘ ứng cử viên’ như vậy, đến ngày bầu cử công an và dân phòng lùa dân đi bầu (kể cả đi bầu dùm), hoặc đưa thùng phiếu đến tận nhà, để đạt chỉ tiêu“ 100% người đi bầu”. Dù lá phiếu có bầu cho ai đi nữa thì đương nhiên khâu kiểm phiếu vẫn là khâu độc quyền của đảng để trước sau gì cũng có những “đại biểu quốc hội trúng cử” với số phiếu ngất ngưng từ 90 đến 100 phần trăm, làm thành một quốc hội bù nhìn rất đúng nghĩa của đảng”. (RFA online ngày 19-5-2011)

Cùng nói lên tiếng nói tẩy chay cuộc bầu cử, nhà báo tự do Nguyễn Khắc Toàn kể lại một vài sự việc như sau:

“Tại Hà Nội sáng nay 22-5-2011, nhà văn Hoàng Tiến 79 tuổi, chủ nhiệm Tập San Tự do Dân chủ kiên quyết không đi bầu mặc dù tổ trưởng dân phố, đại diện tổ bầu cử đã gọi điện liên tục thúc ép ông hảy sớm đến bỏ phiếu làm “nghĩa vụ công dân. Riêng tôi, Nguyễn Khắc Toàn- Tổng biên tập Tâp San Tự do Dân chủ đã bị công an Hà NộI đặt chốt canh gác trước nhà từ rất sớm, mặc dù họ đã biết rõ trước đó tôi tuyên bố công khai là từ trước đến nay tẩy chay bẩu cử khi mà đảng CSVN còn độc diễn màn kịch dân chủ gỉa dối này

“Trong khi đó, nông dân Dương văn Nam…đã ghi vào phiếu bầu dòng chữ mộc mạc cũng rất nông dân:“Cả nước bị cộng sản lừa, người dân thì thật thà bị coi ngu như chó, nhục quá, nhục quá!!!”…Sau khi viết xong, nhà thơ đối kháng này bỏ vào thùng lá phiếu cùng với tất cả danh sách ứng viên do đảng CSVN cử ra đã bị gạch chéo hoàn toàn…

“Qua điện đàm được biết, cả hai vợ chồng luật sư Nguyễn Văn Đài+Vũ Minh Khánh đều tuyên bố không tham gia bầu cử dân chủ gỉa hiệu kỳ này, dù cho công an thành phố và tổ bầu cử phương liên tục gọi điện đến nhà thúc ép giục mau sớm đi bỏ phiếu”. (Đối Thoại online ngày 22-5-2011)

Đảng CSVN bày tò bầu cử gỉa hiệu lập nên một cái tổ chức đảng cộng sản hai   (vì trong nầy có đến 90% là đảng viên cộng sản) được mệnh danh là đảng hội bù nhìn mà nhân dân phải còng lưng đóng thuế đến 700 tỷ đồng máu và nước mắt để tổ chức một lần bầu cử, ngoài ra con phải cung phụng cho 500 ông bà đại biểu mà hết 90% là cán bộ cộng sản mấy chục năm nay có lợi ích gì cho dân hay chỉ làm lợi cho đảng mà mạo danh nhân dân, mạo danh quốc hội?!

Tất cả đảng viên BCT và toàn bộ 12 bộ trưởng đương nhiệm trong chính phủ của thủ tướng Nguyễn tấn Dũng đều trúng cử vào Quốc hội khóa XIII, còn:

“Những người đại biểu khóa trước từng lớn tiếng phê bình nhà nước như Lê Văn Cuông, Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Thị Lan, Nguyễn Thị Việt Nhân, Nguyễn Đăng Trừng v.v… đều bị gạt ra ngoài trong khóa này”.(Người Việt ngày 4-6-2011)

Như vậy trong Quốc hội khóa XIII này sẽ gồm toàn những đảng viên cộng sản và một số thân hữu ngoài đảng nhưng đã được “cơ cấu đồng thuận” nhận bao thơ. Đảng viên CSVN kiêm chủ tịch nước, kiêm đại biểu Quốc hội Trương Tấn Sang, phát biểu một câu xanh dờn trong buổi tiếp xúc với cử tri quận 1 SàiGòn với tư cách là một ứng viên ĐBQH sáng ngày 7-5:

Trước kia chỉ có một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm.  Nghe mà xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là ‘chết’ cái đất nước này”. (Vietnamnet online ngày 7-5-2011)

© Đại Nghĩa sưu tầm

© Đàn Chim Việt

 

2 Phản hồi cho “Bầu cử cái “Đảng Hội””

  1. Ngo Khong says:

    Bai viet noi dung mot tram phan tram . Boi vay , dan di bau ko quan tam ai co tai , co duc hay ko , cung ko quan tam minh se bau ai ? Nguoi ta bao nhau : Bau khi quai gi , tat ca da dau vao do het roi ,minh di bau cho co hinh thuc vay thoi . Chu neu ko di , yen than voi chinh quyen duoc sao ? The la gach loan xa ngau , da so la gach dau va cuoi . Ket qua sau bau nguoi cua dang chon , chu dan co duoc chon dau . Riet roi cung quen . Ca chinh quyen va dan cu vay lam toi . Troi dai den khi nao chinh quyen nay ko con , dan moi duoc di bau dung nghia thoi . Tu do trong cai hop , trong khuon kho han hep , muon tu do that la o tu nhu choi . Ghe lam ! Cac bac oi !

  2. 9x hậu cộng sản says:

    XHCN mà mất đất mất biển thì XHCN làm cái đom chi

Phản hồi