WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bức công hàm của TT Phạm Văn Đồng là lá bài tẩy trong tình hữu nghị Việt-Trung?

Theo tờ Xinhua ngày 14-6-2011, dẫn theo tờ Quân Giải phóng hàng ngày, chính phủ Trung Quốc phản đối nỗ lực để quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, mà cho rằng chỉ nên giải quyết song phương thông qua hiệp thương hữu nghị giữa các bên tham gia.

Trong bài báo này có đoạn viết:

“Trong một tuyên bố chính thức vào năm 1958, chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố rõ ràng các đảo ở biển Nam Trung Hoa như là một phần của lãnh thổ chủ quyền của Trung Quốc, và sau đó Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng cũng bày tỏ sự thỏa thuận”.(1)

Những luận cứ và luận chứng của chính phủ Trung Quốc không có gì mới.

Ngày 17-11-2000, Bộ Ngoại giao Trung Quốc phát đi bản tin với cái gọi là “Sự thừa nhận của quốc tế về chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa”:

“ 5. Việt Nam

a) Thứ trưởng ngoại giao Dung Văn Khiêm [Ung Văn Khiêm] của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa khi tiếp ông Li Zhimin, xử lý thường vụ Toà Ðại sứ Trung Quốc tại Việt Nam đã nói rằng “theo những dữ kiện của Việt Nam, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là môt bộ phận lịch sử của lãnh thổ Trung Quốc”. Ông Le Doc [Lê Lộc], quyền Vụ trưởng Á châu Sự vụ thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam, cũng có mặt lúc đó, đã nói thêm rằng “xét về mặt lịch sử thì các quần đảo này đã hoàn toàn thuộc về Trung Quốc từ thời nhà Ðường”.

b) Báo Nhân Dân của Việt Nam đã tường thuật rất chi tiết trong số xuất bản ngày 6/9/1958 về Bản Tuyên bố ngày 4/9/1958 của Nhà nước Trung Quốc, rằng kích thước lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý và điều này được áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của phía Trung Quốc, bao gồm tất cả các quần đảo trên biển Nam Trung Hoa. Ngày 14/9 cùng năm đó, Thủ tướng Phạm Văn Ðồng của phía nhà nước Việt Nam, trong bản công hàm gởi cho Thủ tướng Chu Ân Lai, đã thành khẩn tuyên bố rằng Việt Nam “nhìn nhận và ủng hộ Bản Tuyên bố của Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong vấn đề lãnh hải”.

c) Bài học về nước CHND Trung Hoa trong giáo trình cơ bản của môn địa lý của Việt Nam xuất bản năm 1974, đã ghi nhận rằng các quần đảo từ Trường Sa và Hoàng Sa đến đảo Hải Nam và Ðài Loan hình thành một bức tường phòng thủ vĩ đại cho lục địa Trung Hoa”(2).

Ở đây chúng ta phải hiểu vấn đề này như thế nào?

Cần nhắc lại rằng ngày 4 tháng 9 năm 1958, trong bối cảnh của thời kỳ chiến tranh lạnh, lúc bấy giờ đang xảy ra cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan. Đài Loan lúc đó còn giữ hai đảo nằm giáp lãnh thổ Trung Quốc là Kim Môn và Mã Tổ. Hải quân Mỹ đến vùng eo biển Đài Loan, khiến Trung Quốc lo sợ rằng Mỹ có thể tấn công xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc. Trung Quốc phải lập tức ra tuyên bố lãnh hải của mình là 12 hải lý.

Sau đây là toàn văn tuyên bố:

“Tuyên bố của Chính phủ Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Lãnh hải (Ðược thông qua trong kỳ họp thứ 100 của Ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc ngày 4 tháng 9 năm 1958)

Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa nay tuyên bố:

(1) Chiều rộng lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.

(2) Các đường thẳng nối liền mỗi điểm căn bản của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường căn bản của lãnh hải dọc theo đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi. Phần biển 12 hải lý tính ra từ các đường căn bản là hải phận của Trung Quốc. Phần biển bên trong các đường căn bản, kể cả vịnh Bohai và eo biển Giongzhou, là vùng nội hải của Trung Quốc. Các đảo bên trong các đường căn bản, kể cả đảo Dongyin, đảo Gaodeng, đảo Mazu, đảo Baiquan, đảo Niaoqin, đảo Ðại và Tiểu Jinmen, đảo Dadam, đảo Erdan, và đảo Dongdinh, là các đảo thuộc nội hải Trung Quốc.

(3) Nếu không có sự cho phép của Chính Phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tất cả máy bay nước ngoài và tàu bè quân sự không được xâm nhập hải phận Trung Quốc và vùng trời bao trên hải phận này. Bất cứ tàu bè nước ngoài nào di chuyển trong hải phận Trung Quốc đều phải tuyên thủ các luật lệ liên hệ của Chính Phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

(4) Ðiều (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.

Ðài Loan và Bành Hồ hiện còn bị cưỡng chiếm bởi Hoa Kỳ. Ðây là hành động bất hợp pháp vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ðài Loan và Bành Hồ đang chờ được chiếm lại. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quyền dùng mọi biện pháp thích ứng để lấy lại các phần đất này trong tương lai. Các nước ngoài không nên xen vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc”.

Phê chuẩn của hội nghị lần thứ 100 của Ban Thường vụ

Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc ngày 4-9-1958

(Nguồn: http://law.hku.hk)

Đáp lại tuyên bố này, Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi bức công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai nguyên văn như sau:

“Thưa đồng chí Tổng lý

Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trên mặt biển.

Chúng tôi xin gửi đồng chí Tổng lý lời chào trân trọng”.(3)

Theo Tiến sĩ Balazs Szalontai, một nhà nghiên cứu về châu Á đang sống ở Hungary đã giải thích: “Trong các năm 1955-1958, ban lãnh đạo Bắc Việt chưa đạt tới mục tiêu thống nhất đất nước vì phải đối phó với khó khăn nội bộ và thiếu ủng hộ của quốc tế. Đồng minh chính của họ lúc này là Trung Quốc. Trong hoàn cảnh này, Hà Nội không thể hy vọng xác lập quyền kiểm soát đối với Hoàng Sa và Trường Sa trong tương lai gần, và vì vậy họ không thể có sự bất đồng lớn với Trung Quốc về các hòn đảo. Lúc này, chính phủ Bắc Việt tìm cách có được giúp đỡ của Trung Quốc, và họ chỉ cố gắng tránh đưa ra tuyên bố công khai ủng hộ những tuyên bố chủ quyền cụ thể của Trung Quốc hay ký vào một văn kiện bắt buộc mà sẽ công khai từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với các đảo này.

Sang năm 1974, tình hình hoàn toàn khác. Việc thống nhất Việt Nam không còn là khả năng xa vời. Giả sử Trung Quốc có không can thiệp, Hà Nội có thể dễ dàng lấy các đảo cùng với phần còn lại của miền Nam. Từ 1968 đến 1974, quan hệ Việt – Trung đã xuống rất thấp, trong khi Liên Xô tăng cường ủng hộ cho miền Bắc. Trong tình hình đó, quan điểm của Bắc Việt dĩ nhiên trở nên cứng cỏi hơn trước Trung Quốc so với thập niên 1950.

Vì những lý do tương tự, thái độ của Trung Quốc cũng trở nên cứng rắn hơn. Đến năm 1974, Bắc Kinh không còn hy vọng Hà Nội sẽ theo họ để chống Moscow. Thực sự vào cuối 1973 và đầu 1974, Liên Xô lại cảm thấy sự hòa hoãn Mỹ – Trung đã không đem lại kết quả như người ta nghĩ. Washington không từ bỏ quan hệ ngoại giao với Đài Loan cũng không bỏ đi ý định tìm kiếm hòa hoãn với Liên Xô. Ngược lại, quan hệ Xô – Mỹ lại tiến triển tốt. Vì thế trong năm 1974, lãnh đạo Trung Quốc lại một lần nữa cảm thấy bị bao vây. Vì vậy họ muốn cải thiện vị trí chiến lược ở Đông Nam Á bằng hành động chiếm Hoàng Sa, và tăng cường ủng hộ cho Khmer Đỏ và du kích cộng sản ở Miến Điện.

Tiến sĩ Balazs Szalontai phân tích tiếp hoàn cảnh ra đời của bức công hàm mà Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã gửi cho Chu Ân Lai: “Trước tiên, ta nói về tuyên bố của Trung Quốc. Nó ra đời trong bối cảnh có Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1956 và các hiệp định được ký sau đó năm 1958. Lẽ dễ hiểu, Trung Quốc, mặc dù không phải là thành viên của Liên Hiệp Quốc, cũng muốn có tiếng nói về cách giải quyết những vấn đề đó. Vì lẽ đó ta có tuyên bố của Trung Quốc tháng 9 năm 1958.

Như tôi nói ở trên, trong những năm này, Bắc Việt không thể làm phật ý Trung Quốc. Liên Xô không cung cấp đủ hỗ trợ cho công cuộc thống nhất, trong khi Ngô Đình Diệm ở miền Nam và chính phủ Mỹ không sẵn sàng đồng ý tổ chức bầu cử như đã ghi trong Hiệp định Geneva. Phạm Văn Đồng vì thế cảm thấy cần ngả theo Trung Quốc.

Dẫu vậy, ông ấy có vẻ đủ thận trọng để đưa ra một tuyên bố ủng hộ nguyên tắc rằng Trung Quốc có chủ quyền đối với hải phận 12 hải lý dọc lãnh thổ của họ, nhưng tránh đưa ra định nghĩa về lãnh thổ này. Mặc dù tuyên bố trước đó của Trung Quốc rất cụ thể, nhắc đến toàn bộ các đảo bao gồm Trường Sa và Hoàng Sa mà Bắc Kinh nói họ có chủ quyền, thì tuyên bố của Bắc Việt không nói chữ nào về lãnh hải cụ thể được áp dụng với quy tắc này.

Dù sao trong tranh chấp lãnh thổ song phương này giữa các quyền lợi của Việt Nam và Trung Quốc, quan điểm của Bắc Việt, theo nghĩa ngoại giao hơn là pháp lý, gần với quan điểm của Trung Quốc hơn là với quan điểm của miền Nam Việt Nam.

Còn lời phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm đưa ra năm 1956, Tiến sĩ Balazs Szalontai đã có ý kiến: “Theo trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, vào giữa năm 1956, Ung Văn Khiêm đã nói với đại biện lâm thời của Trung Quốc rằng Hoàng Sa và Trường Sa về mặt lịch sử đã thuộc về lãnh thổ Trung Quốc. Ban đầu tôi nghi ngờ sự chân thực của tuyên bố này. Năm 2004, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thậm chí xóa đi những chương tranh cãi của lịch sử Triều Tiên khỏi trang web của họ. Tức là họ sẵn sàng thay đổi quá khứ lịch sử để phục vụ cho mình.

Tôi cũng chấp nhận lý lẽ rằng nếu ông Khiêm quả thực đã nói như vậy, thì có nghĩa rằng ban lãnh đạo Bắc Việt thực sự có ý định từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng nay tôi nghĩ khác, mà một lý do là vì tôi xem lại các thỏa thuận biên giới của Mông Cổ với Liên Xô.

Tôi nhận ra rằng tuyên bố của Ung Văn Khiêm thực ra không có tác dụng ràng buộc. Trong hệ thống cộng sản, tuyên bố của một quan chức như ông Khiêm được coi như đại diện cho quan điểm chính thức của ban lãnh đạo. Nhưng ban lãnh đạo cũng có thể bỏ qua ông ta và những tuyên bố của ông ta bằng việc sa thải theo những lý do có vẻ chả liên quan gì. Đó là số phận của Ngoại trưởng Mông Cổ Sodnomyn Averzed năm 1958. Trong lúc đàm phán về biên giới Liên Xô – Mông Cổ, ông ta có quan điểm khá cứng rắn, và rất có thể là vì ông ta làm theo chỉ thị của ban lãnh đạo. Nhưng khi Liên Xô không chịu nhả lại phần lãnh thổ mà Mông Cổ đòi, và chỉ trích “thái độ dân tộc chủ nghĩa” của Averzed, Mông Cổ cách chức ông ta.

“Trong trường hợp Ung Văn Khiêm, ông ta khi ấy chỉ là thứ trưởng, và chỉ có một tuyên bố miệng trong lúc nói riêng với đại biện lâm thời của Trung Quốc. Trong hệ thống cộng sản, tuyên bố miệng không có cùng sức mạnh như một thông cáo viết sẵn đề cập đến các vấn đề lãnh thổ. Nó cũng không có sức nặng như một tuyên bố miệng của lãnh đạo cao cấp như thủ tướng, nguyên thủ quốc gia hay tổng bí thư. Rõ ràng các lãnh đạo Bắc Việt không ký hay nói ra một thỏa thuận nào như vậy, vì nếu không thì Trung Quốc đã công bố rồi.

Vậy thì, bức công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng có ý nghĩa pháp lý nào không?

Tiến sĩ Balazs Szalontai bày tỏ: “Nó khiến cho quan điểm của Việt Nam bị yếu đi một chút, nhưng tôi cho rằng nó không có sức nặng ràng buộc. Theo tôi, việc các tuyên bố của Trung Quốc nhấn mạnh nguyên tắc “im lặng là đồng ý” không có mấy sức nặng. Chính phủ miền Nam Việt Nam đã công khai phản đối các tuyên bố của Trung Quốc và cố gắng giữ các đảo, nhưng họ không ngăn được Trung Quốc chiếm Hoàng Sa. Trung Quốc đơn giản bỏ mặc sự phản đối của Sài Gòn. Nếu Hà Nội có phản đối lúc đó, kết quả cũng sẽ vậy thôi.

Tiến sĩ Balazs kết luận, do lá thư của Phạm Văn Đồng chỉ có giá trị pháp lý hạn chế, nên một sự thảo luận công khai về vấn đề sẽ không có hại cho cả Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng dĩ nhiên chính phủ hai nước có thể nhìn vấn đề này theo một cách khác.(4)

Còn theo Tiến sĩ Luật Từ Đặng Minh Thu của Đại học Sorbonne, Pháp Quốc, thì cho rằng những lời tuyên bố trên của Thủ tướng Phạm văn Đồng không có hiệu lực vì trước năm 1975, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không quản lý những đảo này. Lúc đó, những đảo này nằm dưới sự quản lý của Việt Nam Cộng hòa; mà các chính phủ Việt Nam Cộng hòa luôn luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo. Còn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cũng không tuyên bố điều gì có thể làm hại đến chủ quyền này cả. Tác giả Monique Chemillier-Gendreau đã viết như sau:

“Dans ce contexte, les declarations ou prise de position éventuelles des autorités du Nord Vietnam sont sans consequences sur le titre de souveraineté. Il ne s’agit pas du gouvernement territorialement competent à l’égard des archipels. On ne peut renoncer à ce sur quoi on n’a pas d’autorité…”

(Có thể dịch là: “Trong những điều kiện này, những lời tuyên bố hoặc lập trường nào đó của chính quyền miền Bắc Việt Nam không có hiệu lực gì đối với chủ quyền. Đây không phải là chính quyền có thẩm quyền trên quần đảo này. Người ta không thể chuyển nhượng những gì người ta không kiểm soát được…”).

Một lý lẽ thứ hai nữa là đứng trên phương diện thuần pháp lý, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc đó không phải là một quốc gia trong cuộc tranh chấp. Trước năm 1975, các quốc gia và lãnh thổ tranh chấp gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam Cộng hòa và Philippines. Như vậy, những lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xem như lời tuyên bố của một quốc gia thứ ba không có ảnh hưởng đến vụ tranh chấp.

Nếu đặt giả thuyết Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là một thì dựa trên luật quốc tế, những lời tuyên bố đó cũng không có hiệu lực. Tuy nhiên, có tác giả đã nêu thuyết “estoppel” để khẳng định những lời tuyên bố đó có hiệu lực bó buộc đối với Việt Nam, và Việt Nam bây giờ không có quyền nói ngược lại.

Theo luật quốc tế, không có một văn bản pháp lý nào có thể gắn cho những lời tuyên bố đơn phương một tính chất bó buộc, ngoại trừ thuyết “estoppel”. Điều 38 Quy chế Tòa án Quốc tế không liệt kê những lời tuyên bố đơn phương trong danh sách những nguồn gốc của luật pháp quốc tế. Estoppel là một nguyên tắc theo đó một quốc gia không có quyền nói hoặc hoạt động ngược lại với những gì mình đã nói hoặc hoạt động trước kia. Câu tục ngữ thường dùng để định nghĩa nó là “one cannot at the same time blow hot and cold.” Nhưng thuyết estoppel không có nghĩa là cứ tuyên bố một điều gì đó thì quốc gia tuyên bố phải bị ràng buộc bởi lời tuyên bố đó.

Thuyết estoppel bắt nguồn từ hệ thống luật quốc nội của Anh, được thâu nhập vào luật quốc tế. Mục đích chính của nó ngăn chặn trường hợp một quốc gia có thể hưởng lợi vì những thái độ bất nhất của mình, và do đó, gây thiệt hại cho quốc gia khác. Vì vậy, estoppel phải hội đủ các điều kiện chính:

1. Lời tuyên bố hoặc hành động phải do một người hoặc cơ quan đại diện cho quốc gia phát biểu, và phải được phát biểu một cách minh bạch (clair et non equivoque).

2. Quốc gia nại “estoppel” phải chứng minh rằng mình đã dựa trên những lời tuyên bố hoặc hoạt động của quốc gia kia, mà có những hoạt động nào đó, hoặc không hoạt động. Yếu tố này trong luật quốc nội Anh-Mỹ gọi là “reliance”.

3. Quốc gia nại “estoppel” cũng phải chứng minh rằng, vì dựa vào lời tuyên bố của quốc gia kia, mình đã bị thiệt hại, hoặc quốc gia kia đã hưởng lợi khi phát biểu lời tuyên bố đó.

4. Nhiều bản án còn đòi hỏi lời tuyên bố hoặc hoạt động phải được phát biểu một cách liên tục và trường kỳ. Thí dụ: bản án “Phân định biển trong vùng Vịnh Maine”, bản án “Những hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragua”, bản án “Ngôi đền Preah Vihear”,…

Ngoài ra, nếu lời tuyên bố đơn phương có tính chất một lời hứa, nghĩa là quốc gia tuyên bố mình sẽ làm hoặc không làm một việc gì, thì quốc gia phải thực sự có ý định muốn bị ràng buộc bởi lời hứa đó, thực sự muốn thi hành lời hứa đó.

Thuyết estoppel với những điều kiện trên đã được án lệ quốc tế áp dụng rất nhiều. Trong bản án “Thềm lục địa vùng biển Bắc” giữa Cộng hòa Liên bang Đức và Đan Mạch, Hà Lan, Tòa án quốc tế đã phán quyết rằng estoppel không áp dụng cho Cộng hòa Liên bang Đức, mặc dù quốc gia này đã có những lời tuyên bố trong quá khứ nhằm công nhận nội dung của Công ước Genève 1958 về thềm lục địa, vì Đan Mạch và Hà Lan đã không bị thiệt hại khi dựa vào những lời tuyên bố đó.

Trong bản án “Những hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragua” giữa Nicaragua và Mỹ, Toà đã phán quyết như sau: “… ‘Estoppel’ có thể được suy diễn từ một thái độ, những lời tuyên bố của một quốc gia, nhằm chấp nhận một tình trạng nào đó; thái độ hoặc lời tuyên bố không những phải được phát biểu một cách rõ rệt và liên tục, mà còn phải khiến cho một hoặc nhiều quốc gia khác dựa vào đó mà thay đổi hoạt động, và do đó phải chịu thiệt hại”.

Áp dụng những nguyên tắc trên của estoppel vào những lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chúng ta thấy thiếu điều kiện 2 và 3 đã nêu ở trên. Năm 1956, năm 1958 và năm 1965, Trung Quốc đã không có thái độ nào, hoặc thay đổi thái độ vì dựa vào lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Và Trung Quốc cũng không thể chứng minh được rằng mình bị thiệt hại gì do dựa vào những lời tuyên bố đó. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng không được hưởng lợi gì khi có những lời tuyên bố đó. Lúc đó hai dân tộc Việt Nam và Trung Hoa rất thân thiện, “vừa là đồng chí, vừa là anh em”. Những lời tuyên bố của Thủ tướng Phạm Văn Đồng hoàn toàn do tình hữu nghị Hoa-Việt.

Hơn nữa, lời văn của bản tuyên bố không hề nói rõ ràng minh bạch là công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên Hoàng Sa. Bức công hàm chỉ nói: “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy (quyết định ấn định lãnh hải 12 dặm của Trung Quốc), và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc…”.

Lời tuyên bố của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng có thể hiểu là một lời hứa đơn phương, một lời tuyên bố ý định sẽ làm một việc gì (declaration d’intention). Thật vậy, đây là một lời hứa sẽ tôn trọng quyết định của Trung Quốc trong việc ấn định lãnh hải của Trung Quốc, và một lời hứa sẽ ra lệnh cho cơ quan công quyền của mình tôn trọng lãnh hải đó của Trung Quốc.

Một lời hứa thì lại càng khó ràng buộc quốc gia đã hứa. Tòa án Quốc tế đã ra thêm một điều kiện nữa để ràng buộc một lời hứa: đó là ý chí thực sự của một quốc gia đã hứa. Nghĩa là quốc gia đó có thực sự muốn bị ràng buộc bởi lời hứa của mình hay không. Để xác định yếu tố “ý chí” (intention de se lier), Toà xét tất cả những dữ kiện xung quanh lời tuyên bố đó, xem nó đã được phát biểu trong bối cảnh, trong những điều kiện nào (circonstances). Hơn nữa, nếu thấy quốc gia đó có thể tự ràng buộc mình bằng cách ký thoả ước với quốc gia kia, thì lời tuyên bố đó là thừa, và Tòa sẽ kết luận là quốc gia phát biểu không thực tình có ý muốn bị ràng buộc khi phát biểu lời tuyên bố đó. Vì vậy, lời tuyên bố đó không có tính chất ràng buộc.

Trong bản án “Những cuộc thí nghiệm nguyên tử” giữa Úc, New Zealand và Pháp, Pháp đã tuyên bố là sẽ ngừng thí nghiệm nguyên tử. Toà án đã phán quyết rằng Pháp bị ràng buộc bởi lời hứa vì Pháp thực sự có ý muốn bị ràng buộc bởi lời hứa đó.

Trong trường hợp Việt Nam, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, khi tuyên bố sẽ tôn trọng lãnh hải của Trung Quốc, không hề có ý định nói đến vấn đề chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa. Ông đã phát biểu những lời tuyên bố trên trong tình trạng khẩn trương, chiến tranh với Mỹ bắt đầu leo thang, Hạm đội 7 của Mỹ hoạt động trên eo biển Đài Loan và đe doạ Trung Quốc. Ông đã phải lập tức lên tiếng để ủng hộ Trung Quốc nhằm gây một lực lượng chống đối lại với mối đe doạ của Mỹ.

Lời tuyên bố năm 1965 của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng như vậy. Động lực của lời tuyên bố đó là tình trạng khẩn trương, nguy ngập ở Việt Nam. Đây là những lời tuyên bố có tính chính trị, chứ không phải pháp lý.

Nếu xét yếu tố liên tục và trường kỳ thì ba lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng không hội đủ tiêu chuẩn này. Estoppel chỉ đặt ra nếu chấp nhận giả thuyết Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một; và cả Pháp trong thời kỳ thuộc địa, và Việt Nam Cộng hòa trước năm 1975 cũng là một đối với Việt Nam hiện thời. Nếu xem như Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia riêng biệt với Việt Nam hiện thời, thì estoppel không áp dụng, vì như đã nói ở trên, lời tuyên bố sẽ được xem như lời tuyên bố của một quốc gia không có quyền kiểm soát trên lãnh thổ tranh chấp. Như vậy, nếu xem Việt Nam nói chung như một chủ thể duy nhất từ xưa đến nay, thì ba lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ là một sự phát biểu có ý nghĩa chính trị trong đoản kỳ thời chiến, so với lập trường và thái độ của Việt Nam nói chung từ thế kỷ XVII đến nay.

Tóm lại, những lời tuyên bố mà chúng ta đang phân tích thiếu nhiều yếu tố để có thể áp dụng thuyết estoppel. Yếu tố “reliance” (tức là quốc gia kia có dựa vào lời tuyên bố của quốc gia này mà bị thiệt hại), và yếu tố “ý chí” (tức là quốc gia phát biểu lời hứa có ý muốn bị ràng buộc bởi lời hứa đó) rất quan trọng. Không có “reliance” để giới hạn sự áp dụng của estoppel thì các quốc gia sẽ bị cản trở trong việc hoạch định chính sách ngoại giao. Các quốc gia sẽ phải tự ép buộc cố thủ trong những chính sách ngoại giao lỗi thời.

Khi điều kiện chung quanh thay đổi, chính sách ngoại giao của quốc gia kia thay đổi, thì chính sách ngoại giao của quốc gia này cũng phải thay đổi. Các quốc gia đổi bạn thành thù và đổi thù thành bạn là chuyện thường.

Còn những lời hứa đơn phương trong đó quốc gia không thật tình có ý muốn bị ràng buộc, thì nó chẳng khác gì những lời hứa vô tội vạ, những lời hứa suông của các chính khách, các ứng cử viên trong cuộc tranh cử. Trong môi trường quốc tế, nguyên tắc “chủ quyền quốc gia” (état souverain) rất quan trọng. Ngoại trừ tục lệ quốc tế và những điều luật của Jus Congens, không có luật nào ràng buộc quốc gia ngoài ý muốn của mình, khi mà quốc gia này không gây thiệt hại cho quốc gia nào khác. Vì vậy ý chí của quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định tính chất ràng buộc của một lời hứa đơn phương.(5)

Ông Lưu Văn Lợi, cựu Chánh văn phòng-Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, Trưởng ban Biên giới thuộc Hội đồng Bộ trưởng (1978-1989) đã nhận xét: “Công hàm của ông Phạm Văn Đồng chỉ là một cử chỉ tốt đẹp về tình hữu nghị, ủng hộ Trung Quốc trong lúc Mỹ đưa hạm đội 7 tới eo biển Đài Loan mà thôi”.(6)

Từ những phân tích trên, theo chúng tôi là xác đáng nhưng cần phải nhấn mạnh rằng tất cả những hành động ngoại giao của Thủ tướng Phạm văn Đồng không phải là ông không nhìn thấy mọi ý đồ của Trung Quốc đối với cách mạng Việt Nam vì ông đã có kinh nghiệm và đã trả giá trong bàn đàm phán Geneve năm 1954, khi bàn về việc chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Đông Dương. Nhưng kinh nghiệm ấy cũng không ngăn ông được khi giải quyết các vấn đề biên giới, lãnh thổ với Trung Quốc vì Việt Nam đã tạo nên ấn tượng rằng Việt Nam đã tự nguyện chấp nhận những hy sinh vì lợi ích của đường lối chung về “cùng tồn tại hòa bình” đang thịnh hành trong thế giới xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ.

Nhưng quan trọng hơn hết, từ năm 1945 đến nay, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc hội nước Việt Nam Cộng hòa, Mặt trận DTGPMN Việt Nam và sau đó là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt và hiện nay là Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam chưa bao giờ lên tiếng hoặc ra nghị quyết từ bỏ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa.

Tất cả những chứng cứ mà phía Trung Quốc đưa ra đều vô hiệu!

Đ. K. P.

Nguồn: Bauxite
—————————————
Chú thích:

(1) Nguồn:

http://news.xinhuanet.com/english2010/indepth/2011-06/14/c_13929394.htm

(2) www.fmprc.gov.cn, ngày 17/11/2000

(3) Lưu Văn Lợi, Cuộc tranh chấp Việt-Trung về 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, NXB Công an, Hà Nội, 1995, trang 105.

(4) BBC ngày 24-1-2008 và tổng hợp ý kiến của Tiến sĩ Balazs.

(5) Từ Đặng Minh Thu, Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa – Thử phân tích lập luận của Việt Nam và Trung Quốc, Thời Đại Mới, số 11/7/2007.

(6) BBC Vietnamese.com ngày 18/09/2008. Bài “Trung Quốc xuyên tạc cử chỉ hữu nghị”.

51 Phản hồi cho “Bức công hàm của TT Phạm Văn Đồng là lá bài tẩy trong tình hữu nghị Việt-Trung?”

  1. Người Việt Nam sống ở Việt Nam says:

    Đọc những bình luận ở đây thì thấy là toàn thấy toàn bạn hải ngoại. Các bạn có vẻ bị “dị ứng” với từ cộng sản nhỉ? Cộng sản hay Tư bản thỉ là phương pháp đạt mục đích thôi mà. Đã nói đến nhà nước thì chả nhà nước nào không áp đặt các quy tắc, luật lệ để quản lý người dân theo đường lối của mình cả. Nhà nước của giai cấp nào thì sẽ phục vụ cho mục đích và lợi ích của giai cấp đó. Nhà nước tư bản thì trước hết phục vụ giai cấp tư bản. Đó là giai cấp được hưởng lợi nhiều nhất. Giai cấp này muốn “chia” cho các giai cấp khác những lợi ích gì là do họ quyết định. Nhưng giai cấp nào đi nữa thì cũng sẽ không phản bội và đi ngược lạ lợi ích dân tộc. Đảng Dân chủ hay Cộng Hòa thì đêu là người Mỹ. Họ sẽ làm mọi việc gì lợi ích của nước Mỹ và lợi ích của các đảng viên của họ. Đảng cộng sản cũng vậy thôi. Trong vấn đề lợi ích dân tộc thì tất cả các giai cấp đều có mục tiêu và ý chí giống nhau. Tổ quốc mà không còn thì chả giai cấp nào có lợi. Đó là lý do mà chả cần kêu gọi người ta cũng tự nhiên đứng cùng một chiến tuyến. Người Việt Nam thể hiện điều này rõ nhất. trong điều kiện hòa bình có khi hàng xóm láng giềng cũng đánh nhau, chửi nhau rầm rầm. Nhưng thử một thằng ngoại quốc nhảy vào xem, tự nhiên 2 ông hàng xóm sẽ hợp tác với nhau đánh lại. Tư tưởng của người Việt Nam là: nếu anh không động đến tôi, tôi không bao giờ làm khó dễ anh. Nhưng nếu anh đe dọa tôi và làm tổn hại đến lợi ích của tôi và gia đình tôi, tôi sẽ sống chết với anh! Các bạn hãy về nước mà xem người Việt Nam sống thế nào, người cộng sản làm gì? Những điều các bạn nghe đài báo nói có đúng không. Tự các bạn đánh giá. Ngày nay thông tin nên được nghe nhiều chiều. Vì người cung cấp thông tin thì sẽ luôn đưa ra các thông tin để người nghe, người đọc hiểu và phản ứng theo cách họ muốn. Đảng nào cũng vậy, chính phủ nào cũng vậy. Và nếu là người thực sự quan tâm đến đất nước thì các bạn nên đóng góp bằng những hành động cụ thể. Phê phán bình luận có tác dụng gì? Trong nước chả cần chính phủ kêu gọi, tự người dân, báo chí cũng đứng ra tổ chức quyên góp để ủng hộ Trường Sa, Hoàng Sa. Dù mỗi người một ít nhưng cũng là tấm lòng. Nước Mỹ xây dựng đất nược được như ngày nay cũng mất hơn 200 năm. Việt Nam mới bắt đâù được hơn 30 năm. Tất nhiên Việt Nam làm sao bằng Mỹ được. Các bạn bên đó nếu học được những gì từ các nước phát triển, sao không về để giúp đồng bào mình?

    • nvtncs says:

      Người Việt Nam sống ở Việt Nam viết:

      “Đã nói đến nhà nước thì chả nhà nước nào không áp đặt các quy tắc, luật lệ để quản lý người dân theo đường lối của mình cả. Nhà nước của giai cấp nào thì sẽ phục vụ cho mục đích và lợi ích của giai cấp đó.”
      ——————————————-
      Ở Mỹ, TThống do toàn dân, gồm tất cả mọi giai cấp, bầu.
      Muốn được bầu làm TT, ứng cử viên TT phải đáp lời những nhu cầu của tất cả mọi giai cấ́p, nhất là giai cấp người da mầu, phần đông những người này là người nghèo, da Đen và người gốc Mễ. Nếu không có sự ủng hộ của người Đen và Mễ, nghĩa là người nghèo, ứng cử viên không sao lên làm TT được.
      Cho nên TT Mỹ là người được đa số dân, nghèo và trung lưu, bầu lên và là TT của toàn dân Mỹ.
      Ở Mỹ, có thễ ước lượng 75% dân là trung lưu, 20% nghèo, 5% giầu. Người giầu làm ăn lương thiện, theo đúng pháp luật của nước, chính là phần tử ưu tú của nước, là đầu xe lửa, nên cũng cần được nâng đỡ trong công việc mở mang sứ sở. Người nghèo cần được chính phủ giúp đỡ ra khỏi cảnh nghèo, trở nên công dân có ích lợi cho xã hội, cho nước thêm giàu mạnh, cho xã hội ổn định.

      Thế mới là chính phủ của dân, do dân, vì dân, chứ không phải của riêng giai cấp nào. Chính vì suy nghĩ và làm ăn như vậy, nên nước họ văn minh so sánh với những nước khốn nạn như Tầu, như Việt Nam.

      Quốc hội cũng vậy; thượng và hạ nghị sĩ của mỗi tiểu bang đều là những người thay mặt dân và do toàn dân, đầy đủ mọi giai cấp, của tiểu bang đó, bầu lên, để bảo vệ quyền lợi của toàn dân và thay mặt cho toàn dân của tiểu bang đó.
      Xã hội nào cũng gần giống nhau, công dân trung lưu và nghèo luôn luôn đông nhất; tuy vậy, quyền lợi của giới giầu làm ăn lương thiện, vẫn được che chở bởi pháp luật.

      Quốc hội do toàn dân, không riêng một giai cấp nào, bầu, viết hiến pháp và viết luật cho toàn quốc, để phục vụ toàn dân. Muốn viết luật mới, hoặc đổi luật cũ, phải có sự thoả thuận của 2/3 thượng viện và đa số hạ nghị sĩ.
      Viết đến đây đủ nói lên dân chủ Mỹ là dân chủ chứ không phải là chính phủ của giai cấp.

      Yêu cầu ông tìm hiểu thêm về dân chủ Mỹ Âu, và tìm thêm thông tin về những xã hội này trước khi viết.

      • Người Việt Nam sống ở Việt Nam says:

        Bạn nói đúng. Như tôi đã nói. Các nước tư bản đã có mấy trăm năm phát triển, trình độ tổ chức xã hội của họ rất tốt. Họ tạo ra các cơ hội và môi trường để cho cạnh tranh công bằng. Ai giỏi thì sẽ có điều kiện phát huy hết khả năng của mình. Việt Nam sẽ phải mất vài chục năm nữa để đạt được những thành tựu xã hội như vậy. Đảng cộng sản Việt Nam cũng vậy. Đường lối của họ là đúng đắn. Tuy nhiên họ đang phải dần dần cải thiện các phương pháp để đạt được cái họ mong muốn. Tôi sẽ không giải thích để các bạn tin đảng cộng sản và những người cộng sản không giống như những thông tin mà các bạn nhận được. Chúng ta không nên tin tưởng tuyệt đối vào cái gì trừ khi chúng ta mắt thấy tai nghe. Các bạn nên thu thập thông tin từ nhiều phía và có đánh giá riêng của mình. Hãy về quê hương của các bạn và tự mình trải nghiệm.

        Nhưng tôi vẫn giữ quan điểm của mình về giai cấp. Khi có các đảng phái tồn tại thì giai cấp sẽ tồn tại. Theo bạn thì tại sao tất cả các tổng thống Mỹ đều là người của 2 đảng Cộng Hòa và Dân Chủ? Liệu một người không thuộc đảng phái nào có thể trở thành tổng thống không? Tại sao việc quyết định tỷ lệ thắng của ứng viên tổng thống không phải là tổng số phiếu phổ thông họ được bầu mà là số phiếu Đại cử chi của các bang? Các tổng thống cũng chỉ là đại diện của một đảng mà thôi. Mọi quyết định và hành động của họ đều phải được đảng thông qua. Thực tế chứng minh nếu trong Hạ viện và thượng viện mà một đảng có ưu thế hơn về số lượng, thì tổng thống của đảng đó, cũng như những chính sách của đảng đó sẽ dễ được thông qua.

        Và điều quan trọng hơn tôi muốn chia sẻ với bạn là người dân Việt Nam phần lớn họ không quan tâm đến ai là người cầm quyền, đảng nào lãnh đạo đâu. Khái niệm cộng sản hay tư bản họ cũng chẳng quan tâm. Họ chỉ cần biết rằng họ được sống một cuộc sống hòa bình, tự do làm ăn, lo cho bản thân và gia đình mình. Và nếu cuộc sống bình yên của họ bị kẻ nào đe dọa phá hoại thì họ sẽ dùng sinh mạng của mình ra để bảo vệ gia đình họ, mái nhà yên ấm của họ. Với họ thì gia đình, ngôi nhà, hàng xóm láng giềng là đất nước! Họ sẽ bảo vệ những gì họ yêu thương, những gì thân thuộc với họ. Chứ họ chả nghĩ xa xôi là họ làm vậy để bảo vệ cho đảng cộng sản hay đảng tư bản nào cả.

        Người dân bất kỳ quốc gia nào cũng có lòng tự hào dân tộc, cũng có cuộc sống riêng của mình. Chẳng ai muốn chiến tranh. Ai cũng sẽ hành động để bảo vệ những gì thuộc về mình thôi. Người Việt, người Trung quốc hay người Mỹ cũng vậy. Về lòng tự hào dân tộc và tinh thần bảo vệ tổ quốc thì những người cộng sản hay tư bản đều giống nhau. Họ đều là con người!

      • BUI LAN says:

        Vậy thì tôi xin kết luận: Bọn Sai Nha, Thaí Thú nôi điạ – Công cụ cuả TAÙ MAO, chúng đã THUẦN HOÁ Người Việt Nam sống ở Việt Nam một cách tài tình !

        Thưa ngài PVĐ ! Mồ ma cụ cứ yên tâm, có anh chàng AN SINH hết mình ủng hộ Cụ !

      • nvtncs says:

        Ông viết:
        “Đảng cộng sản Việt Nam cũng vậy. Đường lối của họ là đúng đắn. Tuy nhiên họ đang phải dần dần cải thiện các phương pháp để đạt được cái họ mong muốn. Tôi sẽ không giải thích để các bạn tin đảng cộng sản và những người cộng sản không giống như những thông tin mà các bạn nhận được.”

        Đọc đến đây, tôi thấy không thể nói chuyện với ông được nữa.

        Bút danh của ông là “Người Việt Nam sống ở Việt Nam”. Tôi không biết ông có dịp sang Thaí lan, Mã Lai, Đài Loan, Tân Gia Ba, Nam Hàn, chưa. Nếu có, ông sẽ được so sánh nước ông với nước họ. Nếu chưa, ông có thể vào BBC tiếng Việt; đài này khá trung lập.
        Trái lại, đã có rất nhiều NVHN về VN xem tận mắt, nghe tận tai tình hình VN rồi. Họ biết rõ VN và ĐẢNG ra sao.

        Mời ông vào DCV đọc bài sau của ông Bùi Tín:

        “Bát phở bạc triệu khi 5 vạn gia đình đứt bữa”

        Ông lên mạng xem nhà của ông Lê Khả Phiêu chưa? Có cả vườn rau trên gác thượng, dùng hệ thống tưới bón rau tân tiến, ngà voi, gỗ quý, nhận những phong bì ở trong không biết đựng gì.
        Lương của một công chức “thanh liêm” như ông Phiêu, làm sao đủ để tậu nhà cao cửa rộng như vậy!

      • observer says:

        to Vietnamese ,who’s living in Vietnam. You have a lot of questions about American politic,that proves you are living in the state-control media.the answers to your questions are available on internet, you can google American Political science, amrican history,..that will fulfill your inquiry.

      • Người Việt Nam sống ở Việt Nam says:

        Tất nhiên là tôi có thể google để có các thông tin đó. Nhưng những thông tin trên internet, như đã nói, là những gì mà người ta muốn người khác đọc. Tôi không phải là một nhà nghiên cứu và các vấn đề này nên tôi không hiểu bản chất thực sự đằng sau là gì. Vì thế tôi mới hỏi các bạn. Đó là những thắc mắc của tôi.

    • BUILAN says:

      Trích
      “.. Nước Mỹ xây dựng đất nược được như ngày nay cũng mất hơn 200 năm. Việt Nam mới bắt đâù được hơn 30 năm. Tất nhiên Việt Nam làm sao bằng Mỹ được. Các bạn bên đó nếu học được những gì từ các nước phát triển, sao không về để giúp đồng bào mình? ” (hếttrích)

      Tôi thấy mệt cho caí ông Người Việt Nam sống ở Việt Nam nầy quá !
      Tôi noí ông nầy đã được THUẦN HOÁ thì có sai một ly ông cụ nào đâu !
      Không biết có nên mất thêm thì giờ công sức chữ nghiã, kiên nhẫn hầu chuyện với người……không !
      …Việt Nam mới bắt đâù được hơn 30 năm thế nà thế lào nhĩ????
      Ông đã lộ nguyên hình một tên “Lính đánh Thuê”!
      Một thằng Tàu Con hổn láo, ngạo mạn ! Chỉ có bọn VG BN/ CS mới cúi đầu nhận và hiêu theo ông, như ông !!!!!
      Thưa ông, nếu ông có con, có cháu thì xin đừng có mắc cỡ ! Gọi con cháu lại , nhờ chúng dạy cho bài học về Văn Hiến, Lịch Sử….Dựng Nước và Giử Nước ! Rồi hãy thong thả, bình tỉnh.. trở lại quậy !
      ” Nước Mỹ……mất 200 năm . Việt Nam mới bắt đâù được hơn 30 năm ”

      Xin baí daì caí “đinh cao trí tuệ” cuả loài CS đã được HCM tuyển chọn nuôi dạy !!!! Từ VƯỢN lên người VN mới được 30 năm !!!!!! he he he

      • Người Việt Nam sống ở Việt Nam says:

        Tôi đang nói về mốc thời gian kể từ sau khi đất nước tôi không còn chiến tranh nữa bạn ạ

    • Hoang Hoa says:

      “Đối lập” là tiền đề cho mọi “sự tồn tại” (không phải là “sự vật” như trong học tuyết duy vật đâu!), thí dụ như thuyết âm-dương; đen-trắng; sai-đúng … luôn luôn tồn tại đó là điều khách quan.
      Tuy nhiên trong cuộc sống, làm sao thu ngắn lại khoảng cách (biên độ) của “đối lập” càng nhỏ hẹp càng tốt! Ở Mỹ, có 2 đảng phái “đối lập” và họ đã thu ngắn được biên độ nên họ sẽ thành công trong mọi lĩnh vực. Còn ở Việt Nam, chỉ có 1 đảng (ĐCS, hơn 3tr đảng viên), như vậy theo tiền đề “đối lập” dù không tuyên bố có đảng khác nhưng số dân còn lại chính là một đảng khác “đối lập” với Đảng CS – tạm gọi là Đảng nhân dân (ĐND). Vì càng ngày khoảng cách (biên độ) càng lớn, nên việc đấu tranh giữa 2 đảng ĐCS và ĐND càng gay gắt đó là chuyện tất nhiên!
      ĐCS muốn nắm quyền cai trị thì ĐND cũng có quyền cai trị đất nước chứ! Đó là điều hiện nay ĐND đang thực hiện!

  2. Lê Phước Thắng says:

    - Đúng là người ta không thể cho, bán, tạm nhượng những gì không thuộc của mình. Vào năm 1958 (năm PVĐ gửi công hàm cho Trung quốc), Hoàng sa, Trường sa là của Việt nam Cộng hoà chứ không phải của VNDCCH
    - Chưa có một hiệp ước nào giữa chính quyền Trung quốc và chính quyền VN nào được ký kết trong việc bán hay nhượng Hoàng sa, Trường sa cho Trung quốc.
    - Chưa có một quốc hội Việt nam nào ( Việt nam cọng hoà, Việt nam dân chủ cong hoà, Cộng hoà xã hội chủ nghĩa VN,…) phê chuẩn bất cứ một hiệp ước nào như trên.
    Bỡi lẽ ấy công hàm của TT PVĐ là vô căn cứ và không có chút giá trị pháp lý nào.
    Năm 1974 Trung quốc đánh chiếm Hoàng sa là một sự xâm lược, cuộc xâm lược này chưa có một quốc gia nào hay tổ chức quốc tế công nhận.
    Đến giờ phút này Hoàng sa và Trường sa vẫn là của Việt nam.
    Nếu bằng một giải pháp hoà bình mà chúng ta không lấy lại Hoàng sa và một phần Trường sa, thì một ngày nào đó ta sẽ đánh và lấy lại. Ngày ấy sẽ không xa. Vì chắc chắn Trung quốc sẽ đại loạn nay mai và sẽ bị liệt cường xâu xé. Tình hình thực tế nó là như vậy. Quan điểm này đưược lịch sử Trung quốc củng cố. Các bạn hãy đọc sử Trung quốc từ thời Đông Chu liệt quốc đến nay thì biết rõ. Thậm chí Trung quốc còn bị những nước nhỏ hơn đô hộ hàng trăm năm như thời Nguyên mông và Mãn thanh gần đây. Nếu nhà Lý chúng ta không tử tế thì đạo quân của Lý Thường Kiệt đã chiếm Quảng đông Quảng tây của Trung quốc rồi và có thể còn đi xa hơn nữa. Nêu Hoàng đế Quang Trung không mất sớm thì Trung quốc không yên dưới lưỡi gươm thần bách chiến bách thắng của Ngài.
    Một lời nhắn gửi tâm huyết đến các nhà lãnh đạo Việt nam hiện tại:
    ĐỪNG SỢ TRUNG QUỐC, NẾU ĐÁNH TA SẼ THẮNG.
    Dù trong quá khứ qúy ngài đã có những nhượng bộ quá đáng cho phía Trung quốc,
    Dù quý ngài vì quyền lợi riêng tư mà mắc phải những sai lầm gây tai hại cho Tổ quốc, thì giờ đây quý ngài ngài ăn năn cũng còn kịp. Đứng trước hoạ xâm lăng trước mắt, đồng bào sẵn sàng bao dung quý vị.
    Quý vị hãy đứng thẳng người trước Trung quốc như những nhà lãnh đạo của một quốc gia độc lập, có chủ quyền.
    Đàng sau quý vị là 80 triệu người dân đầy tình tự dân tộc, đầy kiêu hãnh và dư căm thù bọn bành trướng Bắc kinh!

    • Trực Ngôn says:

      @Đàng sau quý vị là 80 triệu người dân đầy tình tự dân tộc, đầy kiêu hãnh và dư căm thù bọn bành trướng Bắc kinh!

      Bạn đừng có mơ, dân Việt bây giờ chả Ngu Lâu chết cho chế độ cộng sản thối nát tham nhũng này. Lấy đâu ra 80 triệu dân chúng sẵng sàng chết cho đảng cộng sản? Ngay 3 triệu đảng viên cộng sản, những kẻ có quyền lợi trực tiếp kia cũng còn sợ chết, huống cho người dân bị “tịch thu ruộng đất, nhà cửa từ bao đời” bán cho tư bản nước ngoài.

      Đất nước (VN) này bây giờ đéo phải của dân VN mà là của bọn cộng sản cầm quyền. Hà cớ gì chết cho chúng để chúng lại tiếp tục cướp đất cướp nhà bán cho nước ngoài làm sân golf.

      Tôi hy vọng sẽ được thấy tên Lê Phước Thắng trong danh sách đang ký đi lính, ra đảo Trường Sa -Hoàng Sa để bảo vệ (cộng sản Vn) biên cương hải đảo như mong ước.

      Đừng có đánh Võ Mồm! Hãy làm đơn đang ký hồi hương và tình nguyện đi lính!

  3. Lê Dũng says:

    Cái công hàm 1958 do ông Phạm van Đồng ký thực ra không hề có giá trị. Người ta không thể ký bán, cho, nhượng bất kỳ một thứ gì không thuộc quyền sở hữu của họ, điều này ai cũng biết. Thời gian 1958 Hoàng Sa và Trường sa là hai quần đảo do VNCH kiểm soát và VNCH là một quốc gia có chủ quyền được Liên hiệp quốc công nhận

    • Trúc Bạch says:

      Vâng , thưa bạn Lê Dũng ! “Thời gian 1958 Hoàng Sa và Trường sa là hai quần đảo do VNCH kiểm soát và VNCH là một quốc gia có chủ quyền được Liên hiệp quốc công nhận”

      Bạn nói đúng, bạn và tôi chúng ta có thể nói như thế vì chúng ta nói đúng, thế nhưng những người csVN thì lại không thể nói như thế hay không dám nói như thế, nhất là trước công luận thế giới, đơn giản chỉ vì, nếu họ nói như bạn :
      “VNCH là một quốc gia có chủ quyền được Liên hiệp quốc công nhận” thì họ sẽ phải chấp nhận mang tội ác là đã xâm lăng thô bạo một nước có chủ quyền, đồng thời cướp đoạt toàn bộ tài sản của người dân , hành hạ và trả thù một cách đê tiên, man rợ gần như toàn bộ người dân trong nước ấy .

      Cái lý lẽ mạnh nhất để đòi lại chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông là phải CHÍNH THỨC (official statement) can đảm xác nhận chủ nhân thực sự của các quần đảo này là của một “tư cách pháp nhân” VNCH ….Thế nhưng, đây là điều mà những người csVN thà chịu mất Biển đảo chứ không thể làm ….Và cũng ví lý do đơn giản này mà chúng ta (có lẽ) sẽ vĩnh viễn mất tất cả những phần lãnh thổ mà đảng csVN đã dấm dúi “công nhận” là của Tầu để đổi lấy khí tài hầu “hoàn thành nghĩa vụ cao cả” của họ đối với Quốc Tế CS đảng.

  4. Hi x Pham says:

    Cac ngai noi gi thi noi bo lao het, suc manh la le phai, thoi nao cung the thoi, ho co suc manh ho chiem va
    giu. Ta co suc manh ta chiem lai, muon chiem lai chi can cam tu lai xuong chat no bom tieu-diet het roi
    chiem lai co kha nang giu hay khong ma thoi. Nuoc nho bi cac nuoc lon an hiep la chuyen thuong. Chang
    ai lam gi duoc. Nhin la qua khu thi ro. Tom lai can co suc manh vat chat, tinh than, dung cam thi lam gi
    cung duoc. Con dua vao nuoc khac la tu sam day thong long roi chui vao thoi. Cac ngai nhin lai ma coi.

    • Mai Vũ Lâm says:

      @ “Chỉ cần cảm tử quân tự lái xuồng chứa chất nổ tiêu diệt hết…”

      Qua 2 cuộc hiến tranh chống Pháp và Mỹ, hàng triệu thanh niên Việt nam đã ngã xuống cho mảnh đất S, và hàng triệu thương phế binh đang bị “cái chính quyền mà họ hy sinh” bỏ rơi, vất ra ngoài đường lê lết kiếm miếng ăn hàng ngày. Khi ốm đau không có tiền vào viện thì chết. Nhiều gia đình liệt sĩ ở miền Bắc quá nghèo không có tiền vào Tây ninh, Buôn-Ma-Thuật… để đưa hài cốt chồng con về, họ làm đơn xin được giúp đỡ nhưng chẳng có hồi âm. Các bà mẹ liệt sĩ, được phong Mẹ Anh Hùng, đến cái giấy chứng nhận mẹ liệt và mấy đồng tiền còm trợ cấp còn bị Quan Xã vứt nóc tủ, còn tiền thì tiêu. Những người xả thân vì nước bị bạc đãi để cho bọn “quan cộng sản” tha hồ bóc lột, tham nhũng, bán hết tài nguyên lấy tiền bỏ túi. Bây giờ xúi nhau chết cho bọn quan tham này à?

      Đảng cộng sản VN là kẻ cai trị, người dân VN là người bị cai trị, vậy Thằng Tầu hay Thằng Mỹ xâm lược Vn thì dân VN cũng vẫn là kẻ bị cai trị, thân phận có hơn gì đâu? Vậy Pham Xuân Hi “hô hào đánh bom tự sát” để cứu nước. Vậy cho tôi hỏi Pham X.Hi mấy câu:

      1-Hy sinh cho ai? Cho chế độ cộng sản thối nát, tham nhũng này chắc chắn chả ai “xung phong” trừ có mình ông, nếu ông không đánh “Võ Mồm”.

      2-Đánh bom tự sát, như vậy ông bị buộc tội “Quân Khủng Bố”, cả thế giới phỉ nhổ và lên án cách làm đó. Thân thể ông nát như bãi cứt trâu, không những thế còn bị lên án là tên khủng bố quốc tế, ô nhục muôn đời.

      3-Nếu ông là Vịt Cừu Còi Hụ, xin ông hãy về Vn tham gia biểu tình chống Tầu và đăng ký đi lính. Mẹ kiếp, ngo ngoeo đi biểu tình công an Vn nó túm cổ tống vô bốt, rốt cùng buồng giam với bọn trộm cắp xì ke, nó “tẩn cho 1 trận” sẽ biết thế nào là “Vịt Cừu yêu tinh” tham gia biểu tình.

      4-Năm 1979, Lê Duẩn dám “mạnh mồm bạo miệng” tuyên chiến với Trung Quốc vì sau “bán cảng Cam-ranh cho Liên Xô 25 năm và được Brezinhev tuyên bố xanh rờn “sẽ sát cánh với đảng và chính phủ Vn chiến đấu”. Nhưng khi Đặng Tiểu Bình đánh vỗ mặt 6 tỉnh biên giới, chỉ sau hơn 3 tuần tiến cách Hà nội # 80 km, nhưng có thất thằng Liên Xô nhảy vào tham chiến đâu. Liên xô chả dại gì đánh nhau với Trung quốc để Mỹ và Tây Ấu chờ cho 2 thằng bị thương nặng, nó choảng cho 1 cú thì đi đoong cả thày lẫn trò.

      5-Có biết tại sao chính phủ Vn ngày nay yếu hèn không? Tôi nói để ông rõ:

      a-Quân đôi NDVN hiện nay cực kỳ suy yếu:

      A-Không quân: Theo “hãng thông tấn vỉ hè” mà tôi biết, máy bay Mig cò #30 chiếc có thể bay được, số còn lại và máy bay Mỹ chiếm được sau 1975 đã “vào nghĩa điạ” từ lâu, bán cho bà chè chai đồng nát từ đời Lê Khả Phiêu, Võ Văn Kiệt…. Hiện nay đặt mua của Nga 30 chiếc. Một cuộc chiến tranh mà số máy bay tìền kích dưới 100 chiếc thì… đánh con khỉ. Chỉ sau 1 tuần tham chiến … sẽ xoá sổ. Khoe mẽ dăm dàn tên lửa đất đối không, nhưng khu vực lắp ráp tên lửa ở Tân Lạc (Hoà Bình) và Bắc Giang, Tầu khựa biết từ thời đánh Mỹ. Bao nhiêu khu rừng xưa kia là khu quân sự, sau 20 năm phá sạch bán sạch. Nơi nào cũng phát triển du lịch, mỗi năm có hơn 1 triẹu khách du lịch từ Trung quốc, sau 10 năm, trong số khách du lịch ấy có biết hàng hàng “diệp viên du lịch sang VN hay không”? Ai biết? Ma biết và Cục tình báo Trung quốc biết mà thôi.

      B-Hải quân, rất yếu kém, chưa đủ khả năng hải chiến với Trung Cộng. Vài chiếc tầu cũ rích, vài tăm tấn, pháo thuộc loại pháo tép… cho nên năm 2010 chính phủ Vn định phát súng cho ngư dân đánh du kích với hải quân Trung cộng. Ngu hết chỗ nói. Mẹ kiếp, hải quân Vn tầu chiến chả dám chiến đấu nay đưa súng AK và súng trường, xúi dân đánh Tầu. Chọc giận, nó nã đại bác cho có mà tan xác tàu và cả xác người, cá cũng chả có mồi mà chén. Không những thế còn mang tiếng với thế giới nổ súng “khiêu khích”, thuộc quân hiéu chiến. Qua đây chúng ta hiểu “bọn lãnh tụ cộng sản Vn ngu hết thuốc chữa”. Hiện nay lại còn “quảng cáo tour du lịch Hoàng Sa-Trường Sa, đưa khách du lịch vào điểm nóng”. Đây là 1 âm mưu thâm độc lừa khách du lịch nhẹ dạ, nhằm “quốc tế hoá” vùng tranh cãi nếu như tàu du lịch bị ăn đại bác hoặc bị bắt làm con tin.

      C-Lục quân. Sau > 30 năm “hòa bình”, không còn tinh nhuệ như thời chống Pháp, chống Mỹ. Nay có “tổng động viên”, thanh niên Vn khí thế không còn, vì không ai dại gì hy sinh thân mình để con các quan xã, quan huyện, quan tỉnh, quan trung ương đi du học, lao động xuất khẩu… vừa có tiến có đồ và không chết.

      D-Quân trang quân dụng: Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, vũ khí lớn và hạng nặng do Liên Xô và Đông Ấu viện trợ KHONG HOÀN LẠI, quân trang quân dụng từ chiếc mũ cối đến đôi giày, các loại súng bộ binh đều do Trung Quốc viện trợ mà cũng KHONG HOÀN LAI luôn. Xin lỗi, không có sự giyúp đỡ To Lớn CỦA PHE XHCN, Việt nam đánh thế đéo nào được Pháp và Mỹ mà cứ bốc phét, thắng 2 đế quốc to! Mẹ kiếp, không có hàng viện trợ từ hạt gạo đến xăng dầu, Vn có mốc xịt gì mà “Trường Kỳ Kháng Chiến”, hạt bo-bo không có mà ăn sau khi Trung quốc bao vây kinh tế và Mỹ cấm vận VN, đến nổi dân Vn “vượt biên sang Hong Kong như đi chảy Hội Chùa Hương tứ năm 1980 cho đến 1988 khi HK không tiếp nhận tỵ nạn kinh tế Việt nam.

      Bây giờ đánh nhau, tất cả đếu phải mua bằng tiền mặt hay ghi “sổ nợ”, trong khi đó Vn đang nợ 45 tỷ Mỹ kim, bằng 45% GDP của quốc gia. Choảng nhau 2 tháng, tiền bom đạn… tốn vài chục đến hàng trăm tỷ chưa biết chừng, chưa kể 20 xây dựng nhà cửa, khu công nghiệp thành đống gạch vụn. Tất cả các thành phố điêu tàn, đổ nát, công nghiêp đình trệ, các nhà đầu tư nước ngoài bỏ của chạy lấy người, thất nghiệp tràn lan và nạn đói không chừng sẽ xảy ra. Trở lại thời Đèn dầu nước giếng!

      Ngày nay Trung Quốc đang cố tình gây hấn (cũng như ngày 3-8-1964 Mỹ gây hấn ở Vịnh Bắc Bộ, hải quân VN bắn có 1 quả đại bạc gãi ghẻ, Mỹ lấy cớ tấn công trước và Bắc Vn được nếm muì bom Mỹ từ ngày 05-8-1964 cho đến 31-12-1972), chỉ cần Vn Khai Hỏa trước là mắc bẫy Cò Ke Trung quốc liền. Nó sẽ đánh cho vỡ mặt và có thể xoá xổ luôn, đừng có nói rỡn. Chiến tranh là đổ máu, hao người tốn của. Nói phét thì dễ.

      Khi Trung Cộng “dạy cho VN bài học thứ 2″, Mỹ sẽ lại lên án và “cực lực phản đối” bằng lời nói, thế thôi. Bởi chính Mỹ và NATO đang xâm lược và ném bom các nước một cách vô cớ. Mỹ làm được, sao Trung quốc, Nga…không làm được? Mày khỏe, tao cũng khỏe. Mỹ chả dại gì choảng nhau với Trung quốc chỉ vì Vn. Việt nam chưa phải là Đồng Minh Tin Cậy của Mỹ (dù có là đồng minh đáng tin cậy như chính phủ VNCH, khi thấy không còn lợi ích Mỹ vẫn bỏ, mặc cho Việt cộng làm thịt là gì).

      Tại sao chính phủ Vn hiện nay lại hèn nhát đến như thế? Bởi ví chính quyền cộng sản VN quá yếu. Tại sao quá yếu? Một chính phủ cực kỳ tham nhũng, thối nát mất lòng dân thì tất nhiên nhà nước đó suy yếu, nó như người mắc bệnh nặng sắp chết chứ chưa chết.

      Vậy hỏi Hi x Pham, xúi người khác đánh bom tự sát (sao không phải là Pham x Hi nhỉ), có bàon giờ Hi X Phạm tự hỏi Ta Chết Cho Ai? và Vì cái gì? Trước khi cưỡi ngư lôi tư sát chưa?.

  5. Cali says:

    Đồng bào vn chúng ta thấy chưa, những người vn (nhân danh gọi là đi làm cách mạng cộng sản) toàn là thứ ngu, một người dân nhu tôi cảm thấy đau khổ cho đất nước

  6. HaTrang says:

    Viet nam ro rang duoi li trong cac van de tranh chap Bien dong voi Trung quoc ,Nhung Viet nam van con co hoi , Do la trong Cong ham nay khong neu ra tat ca ten tuoi cua cac Hon dao ,vay thi Trung quoc chi thuc su co chu quyen doi voi nhung Hon Dao da duoc neu ten va hien tai Trung quoc dang dong giu . Con nhung Hon doi nao Trung quoc khong ghi ro ten tuoi trong Cong Ham ma Viet nam dang nam quyen kiem soat thi duong nhien thuoc ve Viet nam

  7. XuanHuong says:

    “Trong một tuyên bố chính thức vào năm 1958, chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố rõ ràng các đảo ở biển Nam Trung Hoa như là một phần của lãnh thổ chủ quyền của Trung Quốc, và sau đó Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng cũng bày tỏ sự thỏa thuận”.(1)
    (1) Nguồn:
    http://news.xinhuanet.com/english2010/indepth/2011-06/14/c_13929394.htm

    …”Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trên mặt biển..”.
    “Bức công hàm của TT Phạm Văn Đồng là lá bài tẩy trong tình hữu nghị Việt-Trung?”

    Cảm ơn tác giả Người Sưu Tầm đã có bài Phân Tích và nhận đinh về bức công hàm “OAN NGHIỆT”
    của thủ tướng phạm văn đồng để lại theo Công Pháp Quốc tế ,có lý có tình. Chúng tôi chỉ là Những Người Dân Thường,không biết gì về luật pháp nhưng cũng có Trái Tim và Khối Óc,biết tư duy,biết vui buồn,thương ghét…,những khi nhàn rôĩ thường tụ tập nơi quán cà phê cóc trong hẻm,bình luận
    chuyện trời đất linh tinh.
    -Cứ theo bức công hàm thì đảng cộng sản việt nam đã có công Bán Nước.
    -Taị sao bức công hàm laị được cả hai nước Trung Cộng và Việt cộng giữ bí mật một thời gian khá lâu,gần đây Trung Cộng cho giải mật.Việt cộng vẫn còn giữ bí mật.
    -Taị sao từ năm 1958, Trung Cộng không thu hồi, tiếp quản những vùng biển đảo, đất liền như tuyên bố của Trung Cộng
    Taị sao cả ngàn năm nay trung quốc (sợ Việt Nam) không đòi những phần lãnh thổ, biển đảo bị VN chiếm đóng !
    “xét về mặt lịch sử thì các quần đảo này đã hoàn toàn thuộc về Trung Quốc từ thời nhà Ðường”.
    ([Lê Lộc], quyền Vụ trưởng Á châu Sự vụ thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam)-
    Trước năm 1975, Hoàng Sa Trường Sa là lãnh thổ cuả Nước Việt Nam Cộng Hòa
    -19-1-1974 Trung Cộng xâm lăng, đánh chiếm Hoàng Sa có sự chứng kiến và theo dõi của Hải Quân Hoa Kỳ,đồng minh của nước Việt Nam Cộng Hoà
    -Công hàm “bán nước”chưa/không đựợc thông qua Quốc Hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, cho dù đó là quốc hội bù nhìn.
    -Sau “công hàm” bán nước không có một tuyên bố hay chỉ thị nào từ thủ tướng chính phủ phạm văn đồng,người dân không hề hay biết có một công hàm như thế.
    -Quân đội csvn vẫn canh giữ biên giới biển đảo và thềm lục địa Việt Nam.
    -Trong lịch sử Việt Nam, lịch sử Trung Quốc không có ghi chép về sự Việt Nam Xâm Lăng, Đánh Chiếm Biển Đảo và lấn chiếm biên giới cuả Trung Quốc như trung cộng tuyên bố gần đây, lịch sử chỉ ghi chép nhiều lần quân Minh, quân Nguyên Mông,quân Hán,nói chung là quân Tầu…( nay là Trung Cộng) xâm chiếm và đô hộ Việt Nam và cũng nhiều lần “Ôm Đầu Máu chạy về Tầu ”
    Việt Nam có đầy đủ yếu tố Lý Trí và Tính Liên Tục từ mấy ngàn năm nay không thể phủ nhận.
    Đám dân đen chúng tôi cùng Người Sưu Tầm kết tội Trung Cộng Xâm Chiếm Việt Nam.
    xh Jun.2011

  8. Trúc Bạch says:

    Muốn đấu lý với Trung cộng về cái “công hàm bán nước 1958″ thì nên đưa ra những lý luận thật vững, để làm sao cho phía bên kia không thể bẻ lại được, chứ đừng lập luận theo kiểu “cãi chày, cãi cối”, cãi theo cảm tính nhiều khi lợi bất cập hại,tự minh trói tay mình cho đối phương mặc tình đấm đá … nói theo kiểu dân gian là “lợi thì có lợi, nhưng rằng không còn”

    Bài của tác giả Đinh Kim Phúc rất gượng gạo và có quá nhiều sơ hở, bởi vì quá chú trọng đến việc “minh oan” cho Phạm Văn Đồng mà làm nhẹ đi cái mục đích chính là vô hiệu hóa cái “công hàm bán nước 1958″ do Phạm Văn Đồng ký theo lệnh của chủ tịch đảng kiêm chủ tịch nước Hồ Chí Minh ..

    Chẳng hạn như tác giả Đinh Kim Phúc viết rằng : “….Nhưng thuyết estoppel không có nghĩa là cứ tuyên bố một điều gì đó thì quốc gia tuyên bố phải bị ràng buộc bởi lời tuyên bố đó.”

    Xin thưa rằng, cái “văn tự” mà Phạm văn Đồng ký ngày 14/9/1958 là một cái “công hàm” có đóng dấu, ký tên đàng hoàng chứ không phải là một “lời tuyên bố”, không thể coi là “lời nói, gió thoảng qua tai”, huống chi, chữ ký và con dấu lại là của “thủ tướng chính phủ” chứ không phải là một cá nhân “cha căng, chú kiết” nào .(các tuyên bố của Ung Văn Khiêm về HS-TS mới đúng là không có giá trị).

    Một ví dụ khác : Tác giả Đinh Kim Phúc viết :

    “Lời tuyên bố của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng có thể hiểu là một lời hứa đơn phương, một lời tuyên bố ý định sẽ làm một việc gì (declaration d’intention). Thật vậy, đây là một lời hứa sẽ tôn trọng quyết định của Trung Quốc trong việc ấn định lãnh hải của Trung Quốc, và một lời hứa sẽ ra lệnh cho cơ quan công quyền của mình tôn trọng lãnh hải đó của Trung Quốc”

    Xin thưa, đây là xảo biện, vì như đã trình bầy, Phạm Văn Đồng không “tuyên bố” mà là viết trên giấy trắng mực đen rằng “Chính phủ VNDCCH ghi nhận và tán thành” chứ không phải là hứa ! Không hiểu sao tác giả lại có thể “bẻ quặt” từ sự”Tán thành” sang “lời hứa” được… Và còn nực cười ở chỗ là tác giả cho rằng “sự “tán thành” của Phạm Văn Đồng là một “lời hứa Đơn phương”…”đơn phương” là thế nào ? Tác giả có hiểu nghĩa chữ “đơn phương” là gì không ? hay tác giả cho rằng việc ông Đồng “tán thành” đã không được phía Trung quốc tiếp nhận , và ví như một anh thanh niên “yêu đơn phương” một cô gái , và (tự) hứa sẽ chăm sóc xuốt đời cho người ta (mà người ta không hề biết hoặc đáp lại) ? Thật là cưỡng từ đoạt lý.

    Rồi tác giả còn dẫn chứng một câu hết sức ngây ngô của Ông Lưu Văn Lợi, cựu Chánh văn phòng-Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, Trưởng ban Biên giới thuộc Hội đồng Bộ trưởng (1978-1989) đã nhận xét: “Công hàm của ông Phạm Văn Đồng chỉ là một cử chỉ tốt đẹp về tình hữu nghị, ủng hộ Trung Quốc trong lúc Mỹ đưa hạm đội 7 tới eo biển Đài Loan mà thôi.

    Xin thưa, một người lãnh đạo mang chủ quyền lãnh thổ của minh “tán thành” cho nước khác mà dám bảo chỉ là một cử chỉ “tốt đẹp cho tình hữu nghị” hay sao ? Trong lịch sử nhân loại, có mấy ai lại “hào phóng” như lãnh tụ Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng ?

    Tác giả còn biện bác một cách ngớ ngẩn rằng, vì lúc đó Mỹ đưa hạm đội 7 đến giúp Đài Loan, nên trong tình trang “dầu xôi lửa bỏng” ấy mà Phạm Văn Đồng ký văn tự “tán thành” bàn tuyên bố ngày 4/9/1958 của Trung cộng….Chuyện Mỹ giúp Đài Loan (chống) trung cộng thì mắc mớ gì Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông của VN ? Huống chi, tháng 4 năm 1958 thì làm gì đã có chuyện “mỹ leo thang chiến tranh” ?

    Rồi, ông Đinh Kim Phúc lại còn ngụy biện một cách hớ hênh rằng :

    “Hơn nữa, lời văn của bản tuyên bố không hề nói rõ ràng minh bạch là công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên Hoàng Sa. Bức công hàm chỉ nói: “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy (quyết định ấn định lãnh hải 12 dặm của Trung Quốc), và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc…”.

    Rồi lại còn lập luận: vì lúc ấy HS-TS thuộc VNCH nên “công hàm của VNDCCH không có giá trị :

    Xin thưa, đây cũng là điểm chết vì, Trong con mắt kẻ bán (VNDCCH) thì nước VNCH không hiện hữu, mọi phần lãnh thổ đều thuộc về chủ quyền của một quốc gia (hợp pháp) duy nhất là VNDCCH, và trong con mắt kẻ mua(CHNDTH) thì cũng không hề có cái gọi là nước VNCH, đồng thới, cũng trong con mắt kẻ mua thì chính phủ VNDCCH mới là chính phủ duy nhất, hợp pháp đại diên cho toàn dân tộc VN, do vậy, cái “công hàm” kia là do ông thủ tướng của chính phủ VN duy nhất và hợp pháp ký “tán thành” .(ấy là chưa kể việc khi ra trước tòa (hay công luận), các ông sẽ trả lời sao nếu người ta hỏi rằng : Các ông bảo là các đảo HS-TS là thuộc chủ quyền của chính phủ VNCH, nhưng cái chính phủ VNCH ấy bây giờ ở đâu ?)

    Ra tòa quốc tế mà cãi vớ vẩn như thế là “xập hầm” ngay : Xin đưa ra một số câu hỏi để ông Đinh Kim Phúc trả lới :
    - Công Hàm ngày 19/4/1958 của chính phủ VNDCCH có phải là để “tán thành” toàn bộ chứ không phải từng phần bản tuyên bố ngày 9/4/1958 của chính phủ CHNDTH không ? (phải hay không phải? – Dĩ nhiên là phải !)

    - Bản tuyên bố ngày 9/4/1958 của chính phủ nước CHNDTH có đề cập đến các quân đảo Nam Sa- Tây Sa tức Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền của CHNDTH không ? (có hay không ?- Dĩ nhiên là Có !)

    -Trong bản tuyên bố ngày 9/4/1958 của chính phủ CHNDTH đã minh bạch đề cập đến chủ quyền (lãnh thổ)của họ trên hai quần đảo HS-TS và vùng biển 12 hải lý đối với các phần “lãnh thổ này” thuộc TQ , nhưng trong công hàm “tán thành” ngày 19/4/1958 của chính phủ VNDCCH có phản đối sự “sai trái” này của TQ không ? (có hay không? – Dĩ nhiên là không, không có một chữ nào để phản đối cả !)

    Xin hỏi ông Đinh Kim Phúc :
    Người ta nhận HS-TS là của người ta, ông không những không phản đối mà cón “tán thành” thì phải xử…thế nào, thưa ông ?

    Xin các ông cs đừng chụp mũ tôi là bênh TQ, tôi chỉ đưa ra những phi lý trong các lập luận của Đinh Kim Phúc và mong ông ta tìm ra các lý lẽ khác thuyết phục hơn hầu có thể đối phó với những đòn tấn công “pháp lý” của Trung cộng mà thôi (Trung cộng chắc chắn là còn có nhiều luận cứ vững hơn những người bình thường như tôi)

    Những lý lẽ yếu kém của các ông làm sao qua mặt được Trung cộng

    Tóm lại : Bán cái ao cho người ta mà sau đó lại cãi rằng : Tôi chỉ bán cái ao, còn cái cồn nhỏ nổi lên ở giữa cái ao vẫn là thuộc về tôi vì trong” văn tự bán ao” không hề đề cập đến cái cồn …

    Cãi vậy mà cãi được sao ?

    • Mai Vũ Lâm says:

      Tôi rất tán thành ý kiến của Trúc Bạch, ông Phạm Văn Đồng là cựu thủ tướng của chế độ cộng sản đang hiện hành, những người kế nhiệm của ông “phải thực thi” những gì người tiền nhiệm đã ký kết.

      Muốn “chạy làng” những văn bản đã ký kết giữa hai quốc gia, chỉ có một cách duy nhất: Chế độ công sản Việt nam tuyên bố giải tán (sụp đổ hay bị lật đổ), một chính phủ (hoàn toàn) mới, không có liên quan gì đến chế độ (cũ) của Hồ Chí Minh và Phạm văn Đồng được thành lập và được các nước trên thế giới công nhận, lúc đó mới có thể “cãi lý” rằng Phạm văn Đồng đã bán nước cho Trung Cộng và chế độ ấy không còn tồn tại.

      Còn “cãi chày cãi cối”, “lý sự cùn” như Đ.V.P trẻ con ngày nay cũng không chấp nhận huống chi ra toà án quốc tế, chưa kể Trung Quốc ngày nay đang lớn mạnh đứng thứ 2 trên thế giới, nhiều nước không muốn “đương đầu” với họ. Bởi vì, đối địch với Trung quốc ủng hộ Vn họ chỉ thiệt. Khối ASEAN nhiều nước “im tiếng” coi như không liên quan, vì biên giới họ không có vùng biển tranh chấp. Ngay Hoa Kỳ cũng cũng chỉ “tuyên bố” cho ra vẻ… sen đầm quốc tế, còn thực tế không dại gì “nhúng tay vào chàm” để rồi “tiến thoái lưỡng nan” hao người tốn của, trong khi Hoa Kỳ đang “khóc dở mếu dở” hai chiến trường Irag và Afganistan cũng như “đang bận rộn ủng hộ cuộc nổi loạn các nước Bắc Phi và Bán Đảo Ả-rập”, hơn nữa vị tổng thống da đen Mỹ đang muốn tái cử nhiệm kỳ 2 khóa 2012 ghi một dấu ấn to lớn trong lịch sử Hoa Kỳ của người da đen.

      Tòa án quốc tế sẽ phán : “Anh phải, nhưng nó (Trung quốc) phải gấp 10 lần, vì họ đã có văn bản cam kết của Vn đối với quần đảo Trường sa- Hoàng-sa”! Lá bài chính trị đã lật ngửa, ai thắng ai thua đã rõ.

      Ngày nay, nếu chiến tranh Trung-Việt xảy ra, người dân Việt không “hăng hái” vì họ đã nhìn thấy, họ và con em họ ngã xuống chỉ làm giàu cho lũ quan xã, quan huyện, quan tỉnh và quan trung ương, họ chẳng được gì. Hai cuộc chiến tranh vệ quốc hàng triệu thanh niên đã nằm xuống vĩnh viễn và hàng triệu thương phế binh trở về đang bị chế độ bỏ rơi, sống lay lắt bên lề xã hội! Vậy họ có muốn con cháu họ “xung phong nhập ngũ” như họ đã từng làm hay không?

      Vì thế, chính phủ Vn biết cái yếu của họ nên đành “nhũn như con chi chi”, bởi họ biết lòng dân đã chán ghét chế độ đến cực điểm, chả ai dại gì lao vào chỗ chết để bọn lãnh đạo và con cái họ hưởng lợi sau khi chiến thắng. Một số người Việt hải ngoại “mạnh mồm” nhưng có dám “xung phong vào lính, vác súng ra tiền tuyến chiến đấu trên chiến hào” hay chỉ “võ mồm” cho sướng lỗ tai.

      Cuộc chiến chống Trung-quốc đang trong thế kẹt, muốn thắng, chế độ cộng sản phải bị lật đổ.

    • Motkhucruot says:

      Lý luận cũa anh hay chị Trúc Bạch quá chính xác , sắc bén . Những tên CS cố gắng múa mép ngụy biện để chạy tội cho bọn HCM và đảng CSVN … một lũ tráo trở , lưu manh .
      Công Hàm cũa PVĐ không phải là tờ biên nhận bán hàng , mà là tờ giấy chứng nhận HS và TS là cũa TQ . Đả công nhận cũa người ta , không phải cũa mình , thì làm sao gọi là mua bán được . Cái tội cũa PVĐ là vì tham vọng cũa HCM và đồng đảng nên đã cố tình phủ nhận chủ quyền quốc gia để làm vừa lòng TQ . Đây là một hành động được xem phãn quốc , bán nước .

  9. CâyTre says:

    Cái cớ cho TQ đánh VNCH sau khi ký kết HĐ.Paris 27/1/1973(4 bên)để chiếm TS nhưng QLVNCH vẫn kiên cường chống trả năm 1974(cựu Trg Tá Vũ Hữu San kiêm Học Giả/Hạm trưởng Trần Khánh Dư)là rõ nét vì Hoa Kỳ-TQ đã thỏa thuận ngầm….Công Hàm 14/9/1958 kết hợp với 2 hồ sơ mà Dũng y tá ký nộp cho UBPRTLĐ.LHQ(Ủy Ban Phân Ranh Thềm Lục Địa)xác nhận vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý đấy là hình thức Hợp thức hóa cho TQ….!!Học giả VHS đã phân tích rất sâu sắc và rõ ràng không thể chối cãi được.Do đó mà nhà CQHN không dám phản kháng mạnh như Philipins…!!SỰ THẬT chưa được phơi bày và công bố cho Dân Đen biết nên :nếu lên tiếng HS-TS là bị “Gông”.Còn Ngư dân ra khơi là bị”Trảm”….Đau đớn nhất vẫn là Bình Minh+Vikking 2 của tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng(Petro.VN)vì không nghe lời….ngoan cố khai thác thăm dò Dầu của TAO…vi phạm cam kết đã ký,đã hứa!!NHỤC!.???Saigon,17/6/2011-9h50′.

  10. vong quốc Dân says:

    Trung quốc rành hơn ai hết. cái công hàm của thủ tướng PVĐ không có pháp lý vì bắc việt nam không phải là chủ của đảo HS và TS trong lúc đó.và ngược lại trung quốc cũng biết điều này cho nên từ năm
    1958 cho tới nay hạm đội bảy của mỹ vẫn thường xuyên lui tới, và tàu đức vớt người vượt biển sau năm 1975 ,Trung quốc không dám đụng đến.
    cái quan trọng nữa là hiệp định biên giới csvn đã ký với trung quốc năm 1999 việt nam ta mất đi 789 cây số vuông ,và năm 2000 csvn lại ký giao cho trung quốc vịnh bắc bộ .nhân dân việt nam hững hờ thác bãn giốc chia đôi với trung quốc đây là cái tội bán nước cũa đảng csvn không thể tránh khỏi

Leave a Reply to Hoang Hoa