Lối mòn dân chủ
(Những ghi nhớ về HMDC2011 tại Maryland, Hoa Kỳ)
Trong ánh nắng rực vàng của tháng 6, Virginia và vùng phụ cận đã lần lượt tiếp đón 32 già, trẻ, gái, trai từ Slovakia, Pháp, Đức và các tiểu bang California, Texas, Minnesota, và Washington DC đến Maryland để lại cùng nhau gặp gỡ dưới mái nhà của Họp Mặt Dân Chủ (HMDC) lần thứ 10. Không đông như năm trước, nhưng có nhiều khuôn mặt mới – tuy không lạ – với đa số các anh em đã từng đến với HMDC.
Tĩnh hội năm nay đã trở lại với Viện Đại Mount St. Mary, Emmitsburg Maryland – nơi hội ngộ của HMDC 2006 – một địa điểm vô cùng ý nghĩa để tổ chức tĩnh hội vì cái yên ắng của nó, cái thanh bình đằng sau một cuộc nội chiến vĩ đại của Hoa Kỳ, vì cạnh đó là nghĩa trang Gettysburg, nơi mà các chiến sĩ của cả hai bờ chiến tuyến đã cùng nằm xuống trên cùng một trận địa để Hoa kỳ có được một đất nước tự do và bình đẳng như hôm nay.
HMDC năm nay đã bắt đầu sớm hơn một cách không chính thức với sự có mặt của hơn 20 thành viên vào sáng ngày 9 tháng 6 để tham dự buổi lễ Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản (Victims of Communism Memorial Foundation) tại Washington DC. Tại đây, HMDC đã đặt vòng hoa tưởng niệm và phổ biến đến quan khách cũng như giới truyền thông Mỹ, Việt và quốc tế bản Tuyên Bố song ngữ Việt-Anh của HMDC, nội dung phản đối Trung Quốc xâm phạm vùng chủ quyền lãnh hải Việt Nam, kêu gọi dư luận Hoa Kỳ và quốc tế ủng hộ cuộc đấu tranh đòi nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam.
Những vòng hoa của nhiều hội đoàn đã được nghiêm trang đặt trước đài tưởng niệm. Ở một góc quảng trường, một bà cụ đã bùi ngùi kể lại những kỷ niệm một thời không quên dưới chế độ cộng sản cho một cô gái trẻ đứng kế bên bà, dưới ánh nắng chói chang của mặt trời tháng sáu, hình như trên gương mặt nhăn nheo ấy có những giọt mồi hôi pha lẫn nước mắt.
Chiều ngày 9 tháng 6, các tham dự viên Tĩnh Hội HMDC2011 bắt đầu nhập trại.
Không hổ danh “Tĩnh Hội”, Đại Học Mount St. Mary chiếm 5,7 km², tọa lạc biệt lập trên một ngọn đồi thuộc Emmitsburg, tiểu bang Maryland, không khí tĩnh lặng, bốn bề chỉ có gió và bạt ngàn màu xanh của cỏ và cây rừng.
Những bãi đậu xe xen kẽ giữa những bãi cỏ trùng điệp đã gây khó khăn không ít cho những thành viên chưa kịp về già nhưng cũng không còn nhanh nhẩu như thời son trẻ. Nơi hẹn để hội họp là bãi đậu xe số 8. Nhưng….oh, không…. đây là bãi số 11, thế thì phải trở lại…ok, bãi số 10, bãi số 9 rồi bãi số….6?!!!! thế bãi số 8 đâu rồi??? Nhìn!! tìm…!!! bãi cỏ thênh thang không một bóng người để hỏi. Chiều sắp tàn rồi! Cuối cùng thì cũng tìm ra được bãi đậu xe số 8, trước hội trường, nơi tổ chức HMDC2011.
Valise tay xách, tay kéo, miệng luôn chào hỏi, tay bắt mặt mừng, gặp lại những khuôn mặt có thể già đi, nhưng cũng có những nụ cười như trẻ lại, có phải đấy là những lạc quan không thể thiếu ở những người đi trên con đường dân chủ?
Chia phòng, nhận chìa khóa, ăn chung một trái bắp, bẻ cho nhau nửa ổ bánh mì…cái tình đồng hương tuy xa mà đậm đà, chưa kịp nói hết những buồn vui âm ỉ của một năm qua, nhưng rồi ai cũng phải về phòng nghỉ để chuẩn bị cho một cuối tuần hứa hẹn nhiều công việc.
Ngày thứ nhất được bắt đầu bằng một đề tài liên quan đến thời sự nóng bỏng: “Bài học Bắc Phi cho Việt Nam” do các ông Đoàn Viết Hoạt, Lê Minh Nguyên, Nguyễn Mậu Trinh và Trần Thanh Hiệp phụ trách. Tiếp đến ông Bùi Tín phân tích tình hình trong nước. Ngày đầu tiên của Tĩnh hội được chấm dứt bằng bài nói về “Hội Nghị Quốc Tế về biển Đông Nam Á” của ông Nguyễn Ngọc Bích và ông Bùi Diễm.
Sau buổi cơm chiều, mọi người được hướng dẫn đến thăm khu đền thờ Đức Mẹ Lourdes, trong đó có tượng Đức Mẹ La Vang do cộng đồng công giáo Việt Nam vùng Washington DC xây tặng.
Sáng thứ bảy 10 tháng 6 buổi hội thảo được tiếp tục bằng “Kiểm điểm HMDC” do các ông Lâm Đăng Châu, Nguyễn Mậu Trinh và Nguyễn Văn Quang phụ trách, kế đó là bài “ Đề xuất sáng kiến hoạt động”. Đề tài này đã đánh dấu một bước chuyển biến tuy thận trọng nhưng không kém phần kiên quyết của HMDC: từ lý thuyết sang hành động. Cụ thể là các nhóm công tác được thành lập để thực hiện các dự án nghiên cứu, yểm trợ, huấn luyện, vận động Quốc tế để đẩy mạnh tiến trình Dân chủ hóa Việt Nam.
Sau buổi ăn trưa trong phòng ăn của viện đại học, buổi chiều được tiếp nối bằng đề tài “Vai trò của thanh niên” do các ông Trần Quốc Sĩ, Nguyễn Thanh Hà và Trịnh Hội phụ trách, sau đó là đề tài “Vai trò của phụ nữ trong việc dấn thân vào chính trị và xã hội” do các bà Trần thị Thức, Quản Mỹ Lan, Jackie Bông và Ca Dao đảm nhận.
Không biết tôi có chủ quan hay không, nhưng có lẽ đề tài “Vai trò phụ nữ” được (hay bị ?) nhiều phản hồi từ phía cử tọa nhất, đặc biệt là các anh trẻ. Điều hợp viên Lê Minh Nguyên run rẩy giữa rừng hoa đã phải nhắc nhở những tiếng xì xào liên tục từ phía dưới khi những bài thuyết trình chưa kịp chấm dứt. Hình như mọi người đã hết buồn ngủ sau buổi cơm trưa, kẻ phản đối, người đồng tình, xôn xao hội luận..….thời gian như trôi nhanh hơn, đã 5 giờ 30 chiều! Ngày hội thảo cuối cùng đã chấm dứt bằng một đề tài tưởng rất nhẹ nhàng nhưng lại gây nhiều tranh luận.
Một vị nguyên thủ quốc gia đã từng đến thăm Hoa Kỳ có nói: “đến Maryland mà không đến Gettysburg là coi như chưa đến Maryland”. Bài diễn văn Gettysburg address của Tổng thống Abraham Lincoln gắn liền với những giá trị về Tự do, Bình đẳng cũng như trách nhiệm của những người còn sống đối với những người đã nằm xuống cho lý tưởng này. Hai lý do chính đáng để buổi chiều cuối cùng của HMDC tại Maryland có thêm ý nghĩa.
Sau khoảng 20 phút lái xe, chúng tôi đã đến nơi. Gettysburg là đây! Nơi hơn 7.500 xác người của hai bên chiến tuyến đã nằm lại cho lý tưởng Tự do và Bình đẳng.
Trên đường vào nghĩa trang, chúng tôi đã dừng lại bên bia tưởng niệm vị Tổng thống thứ 16 của nước Mỹ. Ông Nguyễn Ngọc Bích đã đọc lại mấy câu đầu của bài diễn văn Gettysburg adress bất hủ này bằng một giọng rất… “Kentucky”: “Four score and seven years ago our fathers brought forth, upon this continent, a new nation, conceived in Liberty, and dedicated to the proposition that all men are created equal………..”
Gettysburg không có cầu Trường Tiền nối nhịp, không có sông Hương êm trôi, cũng không có Ngọ Môn Quan cổ kính rêu phong nhưng có những cây súng đồng đứng lặng lẽ như tiếng thở dài trong một bài hát của Thông Đạt*. Giữa những ngôi mộ nằm im lìm hình như thoáng đâu đây tà áo dài cô gái Huế giữa gió chiều tĩnh lặng của nghĩa trang, không khí u uất, trầm lắng. Những oán hờn, những tranh chấp của một đời người rồi cũng sẽ chấm dứt ở đây, nơi không còn biên giới cho bất cứ ai. Mọi người ra về, hồn chùng xuống……
Buổi tối dần xuống giữa tiếng đàn, tiếng hát, tiếng ngâm thơ, tiếng gọi đàn của những cánh chim muộn. Ánh trăng chiếu ngập ngừng lên thảm cỏ, đi giữa những lối mòn quanh co trong khuôn viên đại học, không gian yên ắng quá, tôi nghĩ về một hình ảnh bên kia bờ đại dương, nơi đang sôi động lửa đấu tranh, và một bài thơ:
Anh đứng đó một mình anh đứng đó
Tay giơ cao tấm biểu ngữ đấu tranh
Quyết phản đối bọn giặc thù cướp biển
Không sờn gan dù anh đứng một mình
Suốt cả buổi dưới bầu trời nắng hạ
Không có gì làm lay chuyển lòng anh
Không hãi sợ bọn “ngụy quyền” hèn hạ
Anh kiên cường giữ ngọn lửa đấu tranh
***
Tôi nghĩ về người thanh niên đã đứng hơn 2 giờ đồng hồ dưới mặt trời nhiệt đới để đốt lên ngọn lửa yêu nước của mình và của mọi người, về một em bé đi đầu trong cuộc biểu tình, về một đôi mắt nhìn thẳng vào mặt công an…..Yêu quá đi thôi, những người con Việt!
Sáng ngày 5 tháng 6, trước khi ra phi trường để đi Washington DC tham dự HMDC, vội mở máy ra xem biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam, tôi đã khóc khi nhìn thấy những người dân đi biểu tình tràn ngập lòng đường, cả đoàn người đổ ra trên phố phường Hà Nội, Sài Gòn với tiếng hô vang vang: Hoàng sa, Trường sa, Việt Nam….
Tôi muốn được ở đó, bên cạnh họ, chia sẻ những giờ phút thiêng liêng đó với họ. Nhưng, đại dương đôi bờ còn xa quá, tôi đang ở đây, thì thầm với cỏ: từ những lối mòn này, cây dân chủ sẽ mọc lên và sẽ lan xa, lan rộng mãi…
© Ca Dao
—————————————————-
* Bài Thương tà áo bay của nhạc sĩ Thông Đạt “Ngọ Môn cổ kính rêu phong Súng đồng (mà) hai dãy thần công thở dài”
** trích từ bài thơ: “Đường đấu tranh” của tác giả BT . Hình và bài thơ lấy trên Mạng.
TỨC CẢNH
Ngắm xem hội nghị…mà buồn
Hai mươi sáu mống…nên cơm cháo gì ?
Mươi anh già cũ mốc xì
Hội đi, hội lại…Cũng vì nước non ?
Diễn văn, diễn thuyết hùng hồn
Mấy cô mụ tuổi sồn sồn… Phục lăn !
“Vai trò ”
Trịnh Hội nổi danh
Dân thân, dấn thế….
Loanh quanh…Chạy cờ
Nó qua nói lại cho toại lòng nhau. Này Doct. Cường:
Tớ vừa tố Toubib Cường…cứng họng, nghĩ mủi lòng,
vậy xin gắn huy chương ” nhân Ái” cho Cường.
Tố phục lăn đám y sĩ các câu, thứ nhứt là tớ cũng có
dịp học y khoa, mà tớ không dám xông vô! Tớ đi lính
đeo ngay cái lon…Trung sĩ hét ra lửa cho…oai.
Trong khi các cậu y sị lăn xả vô sự chết, cứu nguy, tiếp
xúc với tử thần hàng ngày, lặn lội bên vi trùng dơ bẩn
đủ thứ hắm là bằng… Các y sĩ quả là đáng phục!
Các cậu có phòng mạch , lắm tiền, vợ ngoan cũng đúng,
xét vì lòng nhân ái, và can đảm, hy sinh cho sự cứu nguy
tha nhân. Các cậu là Từ Mẫu củng quả là đúng.
Ấy a, khi gặp nhau, mặt méo xẹo, phải trình diện vô Tù,
tớ thấy các Toubibs Khaki khệ nệ một túi thuốc vô Tù
chữa bịnh, phát thuốc miễn phí cho anh em ! Đáng phục!
Quân y sĩ và các tuyên úy là những ai bảo toàn tư cách và
sống nhân ái bực nhứt mà tớ biết! Hoan hô CƯỜNG!
Dear Ý,
Dẫu gì bọn mình cũng lớn tuổi, có ăn có học chữ thánh hiền ít nhiều, trước và sau 75 đã bôn ba cọ sát với đời, với đủ hạng người, lên voi xuống chó cũng nhiều; nay may mắn sống nhiều năm nơi văn minh dân chủ nhất hành tinh … phải ko Ý.
Sao không chịu khó thêm một chút để học được cái gì hay hay nào hết hở Ý !???
Cứ thích giả ngộ, nửa tỉnh nửa say, phát ngôn vô tổ chức,
khiến người người hãi kinh, ko muốn kết thân, trò chuyện thật lòng.
Con người hơn nhau ở tư cách Ý ạ.
Hãy quay đầu nhìn lại sẽ thoát khỏi bến mê Ý ơi
Thân ái,
Lão Ngoan
Quan đốc tưa Cường phanh lưng ra như ri : tớ bị trưng tập
làm quân y sĩ trong Quân đội VNCH, chứ tớ có “tình nguyện”
vô học Quân y đâu, cà !
Nhứt định tự khẳng định mình là ” Bị đi lính,” thì nằm gai
nếm mật cái gì gì,, hở toubib Cường ui ?
Hình như Y-Pha-Nho Cường đang có mặc cảm hay sao ấy,
hử ? (Bạn Lính, mà bóp cò).
hahahaaaaaaaaaaaaa
Dường như LICH SỬ CHỈ LÀ SỰ LẬP LẠI !???
Hồi tưởng lại cuối thập niên 70 tại Âu châu nổi đình nổi đám với HỘI LUẬN DÂN CHỦ ĐA NGUYÊN tại Paris, cùng nhiều khuôn mặt mới cũ trong cộng đồng người Việt hải ngoại, nhưng đặc biệt có sự tham gia của nhóm trí thức du học thân Cộng trước vụ Perestroika ở Liên Xô và Thiên An Môn ở Tà.
Rồi PHONG TRÀO DÂN CHỦ ĐA NGUYÊN hình thành, với nhóm Thông Luận Paris (Nguyễn Gia Kiểng, vợ chồng Phạm Ngọc Lân & Quản Mỹ Lan, Trần Thanh Hiệp …), nhóm Âu Dương Thệ & Lâm Đăng Châu ở Hannover, cũng như nhóm Độc Lập ở Stuggart (với Vũ Ngọc Yên & anh em nhà Dương Hồng Ân), nhóm Cánh Én ở Nurnberg, đảng Dân Chủ Xã Hội VN ở Berlin, nhóm anh Cảnh ở Friburg bên Thụy Sĩ, nhóm anh em bên Tiệp …..
Dòng đời cứ thế lạnh lùng trôi đi ! Còn duyên tụ lại, hết duyên là tan !
Hết Phong Trào này đến Tập Hợp kia, ra đời trong kèn trống rầm rĩ, rồi chết đi trong âm thầm !
VÌ AI NÊN NỖI ĐOẠN TRƯỜNG ???
Nên trách TRỜI, trách NGƯỜI, hay trách CHÍNH MÌNH !???
Lão Ngoan Đồng
Ghi chú:
“Người Việt qúa yêu nước, thiểu hiểu biết và kinh nghiệm chánh trị thế giới, nên chỉ theo chánh trị bằng tấm lòng chớ không bằng lý trí. Chuyện Việt Nam còn dài dài …)
May quá đó không phải tôi nói, mà ông ký giả chiến trường lão thành người Pháp Bernard Fallières, đổi tên thành Bernard Fall khi vào quốc tịch Mỹ, và tử nạn ở chiến trường Việt Nam thập niên 60, đã nhận xét như thế.
Nhà báo kiêm nhà cách mạng lão thành quá cố Phạm Thái Nguyễn Ngọc Tân của Tân Đại Việt trong nước, tâm đắc nên chép vào tiểu phẩm cuối đời “Bức Thư Riêng Mà … Chung” !
Tôi hâm mộ cụ Phạm Thái, nghe tiếng đã lâu tác giả “Dãy Phố Buồn Hiu” là Bernard Fall, nên học nhập tâm mà răn mình ! (Bắt chước Việt Vương Câu Tiễn khi muốn báo thù Ngô Phù Sai, phải tự răn mình bằng cách nằm gai nếm mật thật sự để mà cố gắng hoàn thiện bản thân qua kiên trì học tập tu tâm sửa tánh thật lòng. Cuối cùng ông ta thành công)
Dĩ nhiên tôi làm sao sánh bằng Việt Vương Câu Tiễn, dám nuốt nhục nếm phân kẻ thù, rồi can đảm nằm gai nếm mật thật lòng, nhưng chí ít ra tôi cố theo gương người đi trước phần nào hay phần đó,
Ông Châu Bá Thông này chắc cũng võ công cái thế lắm, nhưng lại quá khiêm nhường quá đi… trên thế giới này, hay ở VN cũng vậy thiếu cha gì người tài để học theo mà phải học theo cái ông Công Tiễn người tàu… cuối cùng thì cũng thắng đấy nhưng nếm phân thì kinh quá, chỉ vì thắng thua… như thế thì làm được cái gì… đúng là thần tượng vớ vẩn…
Dear Nguyen Bỉnh Nam,
Tôi đoan chắc một điều, bạn CHƯA TỪNG đi tù cải tạo CS như tôi (một sĩ quan VNCH cấp thấp), nên chưa thấu rõ nỗi nhục của kẻ bại trận trước những kẻ “mười hai con giáp không giống con nào hết” !!!
Cái nhục ấy còn hơn khổ nhục kế nếm phân của VVCT.
VVCT phải cúi đầu chịu nhục trước một bậc đế vương, tài giỏi hơn mình một bậc, để mong dựng nên nghiệp lớn sau này, đồng thời trả thù riêng !
Chúng tôi, bị lừa bịp bởi mọi phe phái … nên thua cạn láng ! Khủng hoảng niềm tin do bị phản bội trắng trợn từ cấp chỉ huy trực tiếp, từ bạn đồng minh …; rồi bị CS cho vào xiếc bằng những thủ thuật đê hèn và ấu trĩ, nhưng trong lúc thất thần nhất thời mình bị chúng nó cho vào tròng thật khốn nạn !
Khi lỡ vào rọ, cả bọn đành nuốt nhục và hơn căm vào lòng, mong rằng “giả dại qua ải” ! Cũng may trời còn tựa người ngay có lòng với dân với nước như tôi và rất đông đồng ngũ cũ.
Tâm tư uất nghẹn tôi chỉ tâm tình với bạn vậy thôi.
Nhục to ấy mà tôi còn chịu nổi, xá chi ba cái (chê bai) lẻ tẻ nơi đây.
Lão Ngoan Đồng