WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Luận đề Ngô Đình Nhu và nhận định giải pháp chính trị Việt Nam

Nhân loại qua được giai đoạn hồng hoang để tấn tới thế giới ổn định như ngày nay thì công lao đóng góp bởi các vĩ nhân của từng quốc gia thật đáng ghi nhận.

Nhưng hơn hẳn các bậc vĩ tài đã thấy, Ngô Đình Nhu đã để lại cho Việt tộc của ông một tiến trình kiến quốc và giữ nước bằng sử liệu, mà hiếm thấy ai đó trong thiên hạ có biệt tài tiên tri được trăm năm sau về số phận  của một quốc gia, như chính ông!

Tất cả hùng tâm đại chí và binh thao chính lược của nhà tư tưởng uyên bác này đã được cô đọng và đúc đặc trong đại chánh tác:

CHÍNH ĐỀ VIỆT NAM

Trân trọng nhận xét rằng: Hôm nay, hay mai đây, cho dẫu Việt Nam thuộc thể chế nào ; các nguyên thủ quốc gia hùng tài vĩ lược đến đâu; nhưng 2 lãnh vực quân sự và chính trị không trải qua thực nghiệm như công trình nghiên cứu của Ngô tiên sinh, thì cái họa xâm lấn của người Phương Bắc vẫn treo lơ lửng trên đầu dân tộc!

Hãy cùng nhau nghiệm kỹ suy sâu một đoạn nhận định của ông để chứng minh sau 50 năm, Ngô Đình Nhu đã hóa người thiên cổ nhưng nỗi lo xa về ngày vong quốc trong nhãn lực của ông đã vận vào mệnh nước hôm nay, rằng:

«… Sự chia đôi lãnh thổ đã tạo thành hoàn cảnh cho sự chi phối và sự toan thống trị của nước Tàu đối với Việt Nam tái hiện dũng mãnh, sau gần một thế kỷ vắng mặt. (..) Các lãnh đạo miền Bắc, khi đặt mình vào sự chi phối của Trung Cộng, đã đặt chúng ta trước một viễn ảnh nô lệ kinh khủng. Hành động của họ, nếu có hiệu quả, chẳng những sẽ tiêu diệt mọi cơ hội phát triển của chúng ta, mà còn đe dọa đến sự tồn tại của dân tộc.

Sở dĩ tới ngày nay, sự thống trị của Trung Cộng đối với Việt Nam chưa hình thành, là vì hoàn cảnh chính trị thế giới chưa cho phép, và sự tồn tại của miền Nam dưới ảnh hưởng của Tây phương là một trở lực vừa chính trị vừa quân sự cho sự thống trị đó. Giả sử mà Nam Việt bị Bắc Việt thôn tính, thì Trung Cộng thôn tính Việt Nam chỉ là một vấn đề thời gian.

Trong hoàn cảnh hiện tại, sự tồn tại của miền Nam vừa là một bảo đảm cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị của Trung Cộng, vừa là một bảo đảm lối thoát cho các nhà lãnh đạo cộng sản Bắc Việt, khi họ ý thức nguy cơ họ đang tạo cho dân tộc. Nhưng ngày nay họ vẫn tiếp tục ý định xâm chiếm miền Nam thì họ vẫn còn chịu sự chi phối của chính sách chiến tranh xâm lăng của Trung Cộng.

Vì vậy cho nên, sự mất còn của miền Nam, ngày nay, lại trở thành một sự  kiện quyết định sự mất còn trong tương lai của dân tộc. Do đó, tất cả nỗ lực của chúng ta trong giai đoạn này phải dồn vào sự bảo vệ tự do và độc lập, và sự phát triển cho miền Nam để duy trì lối thoát cho miền Bắc, và cứu dân tộc khỏi ách thống trị một lần nữa..(..)»

Nhận định xưa, nay thành sự thật, hiện tình bi quan và e ngại là chánh sự quốc gia đang trong vòng bế tắc, mà luận khảo của người xưa là sinh lộ cứu quốc nhưng ít ai màng tưởng đến !

Ngộ từ  ý trên, xin vịn vào một phần trong lý thuyết chính trị của ông Ngô Đình Nhu, ngõ hầu trình ra vài điểm căn bản thực tế với tình hình chính trị Việt Nam hiện nay. Mong may ra, ai đó cao kiến mà tìm ra giải pháp để quê hương sớm được minh thời!

Vậy, tiền đề cùng nhau tham luận là:

XÁC QUYẾT QUAN ĐIỂM CHÍNH TRỊ CỦA QUỐC GIA THEO ĐỊA LÝ CHÍNH TRỊ CỦA QUỐC GIA.

Rất khác với quan niệm của các chính trị gia đương thời, về Trung Hoa, ông Ngô Đình Nhu quả quyết kết luận bằng quá trình lịch sử của dân tộc, rất khoa học và tâm lý, ông lý giải là:

«(..) Trong lịch sử bang giao giữa chúng ta và Trung Hoa, các biến cố xảy ra đều do hai tâm lý đối chọi nhau. Từ năm 972, sau khi nhìn nhận độc lập của Việt Nam rồi, lúc nào Trung Hoa cũng nghĩ rằng đã mất một phần lãnh thổ quốc gia, và lúc nào cũng khai thác mọi cơ hội đưa đến, để thâu gồm phần đất mà Trung Hoa xem như là của họ.

(..) Ý cố định của Trung Hoa là đặt lại nền thống trị, và không lúc nào Trung Hoa thỏa mãn với sự thần phục và triếu cống của chúng ta. Ngay mà những lúc quân đội chúng ta hùng cường nhất, và chiến thắng quân đội Trung Hoa, thì các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng khôn ngoan tìm cách thỏa thuận với Trung Hoa và tự đặt mình vào chế độ thuộc quốc. Nhưng điều mà Trung Hoa muốn không phải là Việt Nam chỉ thần phục và triều cống. Trung Hoa suốt gần một ngàn năm lịch sử, lúc nào cũng muốn lấy lại mảnh đất mà Trung Hoa coi như bị tạm mất.(..)

Họa xâm lăng de dọa dân tộc chúng ta đến nỗi trở thành một ám ảnh cho tất cả các nhà lãnh đạo của chúng ta, và do đó mà lịch sử ngoại giao của chúng ta lúc nào cũng bị chi phối bởi tâm lý thuộc quốc..(..) Và để đối phó lại, các nhà lãnh đạo chúng ta chỉ có 2 con đường, một là thần phục Trung Hoa, hai là mở rộng bờ cõi về phía Nam (..)

Ảnh hưởng «Tâm Lý Thuộc Quốc»  từ cổ sử  kéo dài đến thời cận đại, rồi tiếp nối tới thời hiện đại ngày nay, thì một cách nhìn khác của ông Ngô Đình Nhu về đường lối- chủ trương, xa hơn là học thuyết Cộng Sản mà bây giờ các nhà lãnh đạo Hà Nội vẫn cố bám với Trung Cộng, theo ông Nhu thì:

«(..)  Sự phát triển của một nước nhỏ như quốc gia Việt Nam, không dễ trở thành một sự de dọa cho ai cả, và do đó, sẽ không tạo một phản ứng thù nghịch nào có thể gây trở lực cho công cuộc phát triển của chúng ta.(..) Trong khi đó, sự phát triển của một khối dân, như khối dân Trung Cộng, tự nó sẽ là một sự de dọa cho tất cả thế giới, dầu mà các nhà lãnh đạo Trung Cộng không có tham vọng như hiện nay. Và đương nhiên, những phản ứng thù nghịch sinh ra khắp nơi và dựng lên vô số trở lực cho công cuộc phát triển.(..) …Như vậy thì, sự gắn liền vận mạng của Việt Nam với vận mạng của Trung cộng, trong giai đoạn phát triển hiện nay, là một hành động di hại cho dân tộc.

(..) Nếu đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết, thì không có một lý nào có thể bênh vực được sự gắn liền vận mạng công cuộc phát triển của chúng ta với vận mạng công cuộc phát triển của Trung Cộng. Chỉ có một sự  lệ thuộc về lý thuyết, mà thật ra Trung Cộng xem  như là một phương tiện, mới có thể mù quáng hy sinh quyền lợi của dân tộc Việt Nam cho quyền lợi của dân tộc Trung Hoa. Các nhà lãnh đạo Trung Cộng ý thức sung mãn tâm lý đó ngày nay, cũng như Nga Sô ý thức sung mãn tâm lý đó trước đây. Vì vậy cho nên, Trung Cộng nỗ lực khai thác lý thuyết Các Mác- Lê nin quy tụ những người dễ bị ma lực cám dỗ, với mục đích cuối cùng là hậu thuẫn cho công cuộc phát triển Hán Tộc (..)

Từ các luận điểm mà ông Ngô Đình Nhu đưa ra, chứng tỏ rằng với địa lý sát nách Trung Hoa, thì quan điểm chính trị cũng như đường lối của đảng cộng sản Việt Nam là nguồn gốc dẫn đến họa xâm lăng của người Phương Bắc.

Như vậy để quốc gia tránh được ngoại xâm, và dân tộc được phát triển thì ý kiến của ông Ngô Đình Nhu như thế nào ?

Nếu dựa vào lý thuyết của ông và liên hệ thực tế tình hình hiện nay thì có thể khái quát chung bằng tiêu đề quan trọng là:

Ý THỨC NGOẠI XÂM VÀ PHÁT TRIỂN DÂN TỘC

Trong sách sử  hay đời sống thường nhật, người Việt thường tự hào là một dân tộc anh dũng thắng giặc ngoại xâm phương Bắc. Có người lập luận rằng, sở dĩ Việt Tộc viết nên được thiên anh hùng ca đó, là nhờ mọi người nồng nàn yêu nước hay căm thù giặc cao độ. Cũng không ít người cho là vì lẽ này, hay lý kia. Nhưng chẳng mấy ai đặt ra câu hỏi: Động lực nào đã quy tụ được các yếu tố căn bản nói trên thành một mối cho công cuộc chống ngoại xâm của dân tộc?

Vì vấn đề này, trong lý luận chính trị của mình, ông Ngô Đình Nhu xác định ngay:

«  (..) Tiêu diệt người lãnh đạo là mục đích đầu tiên và chính yếu của các cường quốc xâm lăng (..) Đối với một quốc gia mà nền độc lập bị đe dọa hay đã mất, thì phương pháp hữu hiệu nhất, và điều kiện thiết yếu nhất để chống lại ngoại xâm là nuôi dưỡng và phát triển sự lãnh đạo (..) »

Ngoài điều kiện thiết yếu nói trên, sau khi phân tích toàn bộ các quốc gia có cùng hoàn cảnh, đặc biệt một số điểm yếu và mạnh trong dòng sinh mệnh lịch sử Việt Nam, Ngô tiên sinh chỉ giáo thêm rằng:

«(..) Nền ngoại giao của chúng ta ấu trĩ nên, lúc hữu sự, không đủ khả năng để bảo vệ chúng ta. Trong khi đó, đối với một quốc gia nhỏ, lúc nào cũng bị họa xâm lăng đe dọa, thì ngoại giao là một trong các lợi khí sắc bén và hữu hiệu để bảo vệ độc lập và lãnh thổ..(..)

Và rất bất ngờ, nhưng vô cùng cao thâm mà xưa nay ít có nhà sử học hay nghiên cứu nào đặt ra các câu hỏi như ông Ngô Đình Nhu:

(..) Nếu chính sách ngoại giao của chúng ta khoáng đạt hơn, tựa trên những nguyên tắc khoáng đạt hơn(…) Một câu hỏi chúng ta không thể tránh được: Chúng ta là một dân tộc ở sát bờ biển, nhưng sao nghệ thuật vượt biển của chúng ta không phát triển được? (..)

Và ông nói một câu hết sức yếm thế mà lịch sử Việt Nam chưa ai từng nói hay và đúng như hiện trạng của quốc gia, rằng:

(..) Chúng ta đã bỏ hẳn cửa biển bao la đáng lý ra phải là cái cửa sống cho chúng ta..(..)

Là bậc trí giả khiêm hiền, ông Cố vấn nhẹ nhàng đặt câu hỏi như thế! Nhưng thật nặng nề khi nhìn lại một chiều dài lịch sử của quê hương mãi cứ quẩn quanh trong « bế quan tỏa cảng».  Với 36 năm trôi qua, chiến tranh kết thúc nhưng nền ngoại giao của đảng cộng sản Việt Nam cũng không vượt ra ngoài « cái khung» của Triều Nguyễn. Đến tận bây giờ khi tình hình như  «nước nhảy lên bờ», thì giới cầm quyền Hà Nội mới cầu cứu khắp nơi để mong Trung Cộng giảm thiểu áp lực; mà lẽ ra, cánh cửa ngoại giao nên mở toang ra từ  ngay ngày kết thúc cuộc chiến!

Nếu tình hình đã là như vậy, thì liệu rằng trong: CHÍNH ĐỀ VIỆT NAM, ông Ngô Đình Nhu có « quân sư» được gì cho hiện trạng chính trị này, ngoài 2 yếu tố: Lãnh đạo+ Ngoại giao vừa nói trên ?

Trả lời cho câu hỏi quan trọng này nếu dựa theo đề cương chính trị của ông, thì việc nhãn tiền phải làm là:

VIỆT NAM CẦN TÂY PHƯƠNG HÓA TOÀN DIỆN ĐỂ GIỮ NƯỚC

Nhận xét một cách khách quan thì giới đương quyền Việt Nam đang đi theo lý thuyết chính trị của ông Ngô Đình Nhu. Nhưng họ đã làm sai!

Mà may thay, dân tộc Việt Nam sẽ vươn lên từ sự sai sót này!

Muốn biết điểm đặc biệt đáng chú ý đó thì liên hệ thực tế sẽ thấy giới cầm quyền Hà Nội đang mua sắm khí cụ khắp nơi, và nhờ cậy nhiều quốc gia đào tạo chuyên viên quân sự. Về lãnh vực này, 50 năm trước, nhìn dòng lịch sử  thế giới đi qua, ông Ngô Đình Nhu bàn rằng:

«(..) Chúng ta chiến bại vì vũ khí của chúng ta kém về độ tinh xảo và quân đội chúng ta thua về tổ chức. Vậy, để chống lại địch thủ một cách hiệu quả và lâm thời thắng địch thủ, chúng ta chỉ cần học, một là kỹ thuật sử dụng vũ khí tối tân, hai là tổ chức quân đội theo Tây phương. Với hai khí giới đó, chúng ta có thể hy vọng thắng địch để bảo vệ được các tiêu chuẩn giá trị truyền thống của xã hội chúng ta. (..) Như thế có nghĩa là chúng ta chỉ canh tân quân trang và cải tổ quân đội là đủ. Mọi cơ cấu khác trong xã hội giữ nguyên vẹn. Đây gọi là sự Tây phương hóa có giới hạn.(.. »

Nghĩa là, hiện nay đảng cộng sản Việt Nam bắt tay với Mỹ-Pháp- Ấn Độ -Nhật-Nga v.v.. nhằm nhờ họ hiện đại hóa quân đội để bảo vệ đảng, cũng như  tìm mọi cách để «đối trọng» với áp lực của Bắc Kinh. Còn mọi khai hóa và cải cách về xã hội với chính trị để nâng cao dân chủ cùng dân trí cho toàn dân thì nhà nước vẫn muốn duy trì nguyên trạng.

Nhưng, với hình thức Tây phương hóa có giới hạn như thế sẽ đưa nhà cầm quyền Việt Nam đến chỗ thất bại, có khi là sụp đổ chế độ. Bởi, kinh nghiệm  qua nghiên cứu thì ông Ngô Đình Nhu «lắc đầu», rồi nói rằng:

«(..) Muốn nuôi dưỡng một lực lượng quân sự đã được canh tân (..) Và muốn gieo cho người chiến binh một sức mạnh tinh thần như người chiến binh Tây phương, lại phải tạo cho họ hoàn cảnh xã hội tương tự, nghĩa là phải cải tạo xã hội. Mà cải tạo xã hội thì phải thay thế các giá trị tiêu chuẩn cũ, điều mà các lãnh đạo không dự định làm và cũng không muốn làm, vì sở dĩ, các nhà lãnh đạo này chủ trương canh tân quân đội là với mục đích bảo vệ các giá trị truyền thống cũ của xã hội họ.(..) »

Với trường hợp của quân đội cộng sản Việt Nam hiện nay cũng nằm trong hoàn cảnh nêu trên. Về mặt chủ quan, các lãnh đạo đảng tin rằng quân đội và công an sẽ nhất quán «trung với đảng, hiếu với dân»! Nhưng nếu xét theo lời bàn tiếp theo của Ngô tiên sinh thì sự tác động của khách quan sẽ làm đảo lộn mọi vấn đề, mà theo kinh nghiệm khảo cứu thì ông Cố vấn lý luận thêm:

«(..) Sự canh tân quân đội lại đương nhiên mang đến một hậu quả khác mà các nhà lãnh đạo cũng không ngờ. Những người muốn học về tổ chức quân đội Tây phương, trước tiên phải học ngôn ngữ Tây phương. (..) Nhưng khi đọc được ngôn ngữ của Tây phương rồi, thì không làm thế nào cấm họ đọc các sách khác của Tây phương trong nhiều lĩnh vực khác: Chính trị, văn hóa, hay xã hội. Do đó, và vì đã sẵn trong đầu sự cảm phục chính đáng đối với Tây phương trong lãnh vực quân sự, những người này tự nhiên nảy ra sự cảm phục Tây phương trong lãnh vực xã hội, chính trị. (..) Như vậy, họ tin rằng không thể nào có được một quân đội hùng mạnh theo mới, mà không có một tổ chức xã hội và chính trị theo mới. Và chính những người này sẽ biến thành những cái mầm của cuộc cách mạng chính trị và xã hội sau này.(..).

(..) Nếu các nhà lãnh đạo lại dùng bạo quyền như đã xảy ra ở Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ hồi đầu thế kỷ hai mươi, để hoặc là bãi bỏ công việc theo mới hoặc là ngưng cuộc canh tân trong những giới hạn họ muốn, mặc dù họ biết rằng hành động như vậy vẫn không cho phép họ bảo vệ các giá trị tiêu chuẩn cũ, thì lực lượng cách mạng, lãnh đạo do những người hấp thụ được, chẳng những kỹ thuật quân sự mới, mà lại thêm những tư tưởng chính trị và xã hội mới, sẽ nổi lên lật đổ các nhà lãnh đạo này..(..) »

Xét theo lý luận chính trị của ông Ngô Đình Nhu, thì việc tân trang quân đội của giới cầm quyền Việt Nam hiện nay đang chứa đựng một sự tiềm ẩn về binh biến, hay nói theo cách lo sợ của đảng cộng sản Việt Nam, là sớm hay muộn cũng sẽ có «diễn biến hòa bình», cũng có khi «bất hòa bình»!

Và lý luận trên cũng chứng tỏ rằng, mỗi khi hệ thống cầm quyền quyết định chính sách cải cách, thì việc cải cách đó phải toàn diện và sâu rộng trên mọi lãnh vực, không thể và không thế nào thành công khi công cuộc cải cách mang tính « nửa vời» như một số chính sách «đổi mới hay mở cửa», mà nhà nước Việt cộng đã thực hiện nhưng không hiệu quả, trái lại, mức độ thiệt hại vì phản ứng ngược lại mà hậu quả đó còn ảnh hưởng tới ngày nay trên một số phương diện kinh tế, chính trị và an ninh của quốc gia cũng như tình tự dân tộc!

Do vậy, có thể hiểu hai chữ Tây phương mà ông Cố vấn đề cập vào 50 năm trước, nghĩa là nói đến Triều đại nhà Nguyễn đã bỏ lỡ cơ hội khi người Pháp bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam! Nhìn từ khung cảnh chính trị thời đó để liên hệ đến thực trạng hôm nay, khi người Mỹ đang tuyên bố trở lại Đông Nam Á, và Việt Nam là quốc gia có địa lý chiến lược cũng như chứng cứ pháp lý mạnh nhất về Biển – Đảo mà Hoa Kỳ đang muốn liên kết..! Hay nói cách khác là Việt Nam đang đứng trước một cơ hội tốt.! Và nếu, người lãnh đạo quốc gia biết cách tận dụng cơ hội này thì Việt Nam sẽ thoát được vòng kiềm tỏa của Trung cộng..! Về chính sách đối ngoại qua quan niệm khai hóa và cải cách cho quốc gia thì lời của ông Ngô Đình Nhu càng chí lý càng tha thiết, rằng:

« (..) Đứng trước sự tấn công của Tây phương, con đường chết là con đường bế quan tỏa cảng ngăn cấm không cho Tây phương xâm nhập vào xã hội của nước bị tấn công; con đường sống lại là con đường mở cửa đón rước văn minh Tây phương (..) Bởi vì công cuộc phát triển dân tộc bằng Tây phương hóa là một công cuộc liên hệ đến sự sống còn của dân tộc. (..) Trong hoàn cảnh đó nếu người lãnh đạo không quả quyết tin vào công cuộc phát triển, nếu toàn dân không tin rằng công cuộc phát triển là con đường sống duy nhất của dân tộc, thì công cuộc phát triển không sao thực hiện được.

Vì vậy cho nên, một điều vô cùng thiết yếu là sự tin tưởng rằng, công cuộc phát triển dân tộc bằng Tây phương hóa là một sự kiện lịch sử dĩ nhiên, không thể tránh được và ngoài công cuộc phát triển, dân tộc chúng ta không còn một lối thoát thứ hai. (..)

Tại sao lý luận của ông Ngô Đình Nhu gần như  trở thành một Định Nghĩa là, ngoài công cuộc Tây phương hóa thì Việt Nam không còn một lối thoát thứ hai?

Như trên đã nói, phần lãnh đạo và ngoại giao tuy quan trọng trong công cuộc giữ nước và kiến quốc. Nhưng, về lâu dài để một quốc gia nhỏ bé như Việt Nam có thể trụ vững trước một đất nước đầy tham vọng bành trướng như Trung Cộng, thì nội lực phát triển dân tộc mới là điểm chính.

Tuy nhiên, sau các phân tích lý lẽ chính trị nhằm tạo thành một luận điểm chung. Mà tin rằng, toàn dân Việt Nam hiện nay đều mong mỏi theo ý như ông Ngô Đình Nhu là phải : Tây hóa để chống Tàu.

Nhưng hoàn cảnh khắc nghiệt hiện nay của dân tộc Việt Nam là bị chế độ độc tài khống chế, và tập đoàn thống trị này đang hoàn toàn phụ thuộc và khiếp sợ bởi ảnh hưởng của Tàu Cộng.

Nếu quốc gia lâm vào hoàn cảnh như thế, thì liệu rằng trong luận cương chính trị của ông Ngô Đình Nhu có giải pháp gì nhằm khai thông sự bế tắc chính trị hiện nay để toàn dân cùng nhau giữ nước?

Câu hỏi thật khó như hai ngàn năm trước Lưu Bị hỏi Gia Cát Khổng Minh:

- «Liệu phải mất bao lâu thì Tiên sinh giúp ta bình thiên hạ?»

Vâng! Câu hỏi khó như lên trời; nhưng không có nghĩa là không có sự lý giải! Vì nếu cặn kẽ nhìn lại lịch sử những tháng ngày cuối cùng của chế độ Đệ nhất Việt Nam Cộng hòa do chính ông góp tay dựng nên, t đó, liên hệ đến cục diện hôm nay của đảng cộng sản Việt Nam thì sẽ tìm ra câu trả lời của ông Ngô Đình Nhu, mà có thể luận giải là:

NẾU “THUỘC TÀU”  KHÔNG “TÂY HÓA” THÌ SỤP ĐỔ CHẾ ĐỘ

Tuy điều kiện lịch sử cũng như thể chế chính trị của thời đó, và nay, tuy khác xa hoàn toàn. Nhưng có hai điểm giống nhau:

1)  Sự  áp lực khắc nghiệt mà lãnh đạo quốc gia đang + sẽ phải đối diện .

2)  Cùng chịu chung (và vẫn là) sự tác động đến từ ngoại bang Trung – Mỹ!

Từ 2 điểm chính này, mà dường như, lịch sử đang lặp lại! có thể đặt ra vài câu hỏi để lạm xét vấn đề là:

Vì sao năm xưa ông Ngô Đình Nhu cùng thứ huynh của ông là Tổng Thống Ngô Đình Diệm phải bị thảm sát ??? Ai cũng trả lời được câu hỏi này!

Nhưng nếu Tổng Thống Ngô Đình Diệm chuyện gì cũng gật đầu nghe lời ngoại bang thì có bị thảm sát không?

Vì sao sẽ không chết?

Vì sao ông không chịu gật đầu?

Lý luận để trả lời tùy theo quan niệm mà 47 năm rồi chưa dứt cơn bàn cãi!

Nhưng, hôm nay giới đương quyền Việt Nam cũng đang đứng trước: « Đèn Vàng»!

Hơn 60 năm rồi quẹo tới quanh lui cũng trong: «Đèn Đỏ»!

Bây giờ có Hoa Kỳ đưa tay bấm nút: «Đèn xanh»!

Chạy về phía nào đây!?

Cả dân tộc đều đồng thanh «Đèn Xanh» để dân chủ hóa và giữ nước!

Nhưng cái đầu của con tàu vẫn cứ lắc..lắc..lư ..lư.. .. Vì không muốn bỏ..  «Đèn Đỏ», nhưng cũng không muốn hụt mất.. «Đèn Xanh»!

Hiện trạng quốc gia Việt Nam cũng như vậy đó! Cái đầu tàu chính là các nhà lãnh đạo VNCS  không muốn từ bỏ Trung Cộng vì sợ mất đảng và tư lợi!

Nhưng có lẽ rồi cũng đến lúc; mọi người trên con tàu ấy sẽ bước xuống để cùng nhau tiến xô đẩy con tàu! Nếu thế, và cục diện sẽ xảy ra như thế, thì chính giới đương quyền Việt Nam hiện đang và sẽ tự  đặt mình vào lý luận của ông Ngô Đình Nhu, là:

« ..(..)  Những người lãnh đạo bao giờ cũng hành động theo một triết lý chính trị mà họ đã nghiền ngẫm lâu ngày, trước khi mang ra thực hành. Nếu khi đụng chạm với thực tế, những tư tưởng đang hướng dẫn hành động của họ đã tỏ ra sai lạc, hay vì hoàn cảnh bên ngoài đã biến đổi nên không còn phù hợp với những tư tưởng ấy nữa thì cần phải có một sự thay đổi ngay, nhưng thay đổi như thế nào?

Người lãnh đạo phải thay đổi tư tưởng, hay phải thay đổi người lãnh đạo? (..)

Càng phân tích về lý luận chính trị của cố vấn Ngô Đình Nhu để liên hệ với hiện chính Việt Nam thì càng hấp dẫn bởi tính hợp lý và linh động trong lý thuyết chính trị của ông!

Một điều ngạc nhiên nhưng khâm phục vô bờ khi nghiên cứu luận cương chính trị của bậc triết phu này, là ngay cả, lý thuyết gia như ông viết ra lập thuyết nhưng cũng không ngờ rằng: Đã có ngày … ! Chính tính mạng của ông phải trả lời các nan đề trong khối lý thuyết của chính ông!

Hiếm có tư liệu nói đến! Nhưng có thể võ đoán rằng, ông Cố vấn và Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã dứt khoát không suy nghĩ đến vế thứ nhất của câu hỏi là:

«Người lãnh đạo phải thay đổi tư tưởng».

Bởi rằng, nếu tham khảo thật kỹ toàn bộ từng chương, từng phần của: CHÍNH ĐỀ VIỆT NAM, thì có thể nói: Trải dài trong 9 năm, từ lúc giúp thứ Huynh của ông là Ngô Đình Diệm xây nền móng thể chế Cộng Hòa, cho đến lúc chế độ sụp đổ, ông Ngô Đình Nhu đã có bắt đầu.. ! Nhưng chưa hoàn thành được một số điểm căn bản quan trọng mang tính chiến lược lâu dài do ông vạch ra, ngoại trừ thành công được một số mặt về bình định và dân sinh. Điều này cũng thật dễ hiểu vì chính phủ mà ông phụng vụ phải chịu quá nhiều áp lực, nhất là từ phía Hoa Kỳ, cũng như phá hoại từ Miền Bắc tác động vào!

Tuy nhiên, một quan điểm chính trị hết sức rõ ràng được thể hiện qua từng chi tiết trong việc hướng dẫn giữ nước và kiến quốc: Là ông Ngô Đình Nhu chỉ muốn dựa vào sự viện trợ của Hoa Kỳ để cường thịnh quốc gia trên toàn phương diện, và cũng từ nỗ lực của chính phủ cùng sự hợp tác của toàn dân, ông tin tưởng rằng Miền Nam cũng sẽ vững mạnh như Nhật Bản v.v..

Đồng thời, ông trọng kính kêu gọi lãnh đạo Miền Bắc hãy lợi dụng sự viện trợ dồi dào của Nga Sô và Trung Cộng để tái thiết quê hương, và chớ nên phá hoại miền Nam theo chủ trương xâm lấn của Trung Cộng. Trên tinh thần dân tộc đó, Ngô Đình Nhu cũng đã Kế Hoạch một công cuộc kiến quốc cho cả 2 miền, nếu thống nhất! ( nhận xét theo nội dung của Sách).

Hoặc, có thể kết luận rằng : Tư tưởng Ngô Đình Nhu hay Chính phủ của Ngô Đình Diệm mong muốn xây dựng quốc gia theo quan điểm: Chính Trị Trung Lập, vào thời đó.

Một quan điểm chính trị mà ngày nay đảng cộng sản Việt Nam đang muốn thể hiện, qua tuyên bố: 3 Không của Thứ trưởng quân đội Việt cộng Nguyễn Chí Vịnh khi trả lời báo chí, là:

1)      Không tham gia các liên minh quân sự, hoặc đồng minh quân sự của bất cứ nước nào.

2)      Không cho bất kỳ nước nào đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam.

3)      Không dựa vào nước này để chống nước kia.

Từ một số luận giải quốc sự thuộc quá khứ và hiện tại như vừa nêu để đầy đủ hiểu rằng: Dù năm xưa là Tổng Thống Ngô Đình Diệm, hay hiện tại là các lãnh đạo Việt Nam vẫn rơi vào tình trạng: Người Lãnh Đạo Không Thay Đổi Tư Tưởng, dù vì mục đích gì!

Qua một phần phân tích tuy hạn hữu nhưng cũng đủ để hiểu toàn bộ cục diện chính trị xưa, và nay, của từng thể chế đang chịu tác động bởi các cường quốc trong 2 giai đoạn lịch sử khác nhau của Việt Nam. Để rồi từ đó, có thể đặt ra một câu hỏi nghiêm khắc với lịch sử,  cũng như với các nhà lãnh đạo Hà Nội, rằng:

Mọi khả năng nội lực hiện có của quốc gia dưới thể chế tự do năm xưa của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, cũng như mọi phương diện sẵn sàng của chế độ cộng sản Việt Nam hiện nay, cả hai, có hội đủ mọi yếu tố để Quân lực được hùng mạnh, Ngoại giao được phóng khoáng, Kinh tế được tự  lực, nhằm vững vàng tự chủ một quốc gia có quan điểm: Chính Trị Trung Lập???

Ai nắm chắc được rằng, nếu bị Tây phương cấm vận một lần nữa, thì kinh tế Việt Nam vẫn ổn định cho người dân, không rơi vào tình trạng như Bắc Hàn?

Ai dám vỗ ngực nói rằng, nếu bị xâm lăng thì Quân đội Nhân dân sẽ đánh tan Trung Cộng khi mà kỹ nghệ quốc phòng chưa chế tạo được một loại vũ khí nào; dù là vũ khí cận chiến như Lựu Đạn, Súng ngắn, đạn dược, quân y?

Nếu ấp úng trả lời trước các câu hỏi này rồi, thì từ đó có thể niệm ra khi người lãnh đạo không chịu thay đổi tư tưởng, thì ắt hẳn lý luận tiếp theo của ông Ngô Đình Nhu phải xảy ra là :

PHẢI THAY ĐỔI NGƯỜI LÃNH ĐẠO

(Tức là: phải thay đổi thể chế)

Cố vấn Ngô Đình Nhu luận rằng: «… Kinh nghiệm chỉ rằng không bao giờ người lãnh đạo thay đổi tư tưởng trong lúc đang ở trong không khí hành động, bởi một lẽ rất dễ hiểu là họ phải mất rất nhiều thì giờ nghiền ngẫm mới đi đến triết lý chính trị mà họ chủ trương. Nay nếu nó không phù hợp với hoàn cảnh, họ phải có đủ thì giờ để một là xét vì sao triết lý đó không phù hợp, và hai là, để tìm triết lý khác thay thế vào. Điều mà họ không thể làm được nếu họ vẫn bị hành động lôi cuốn. Vì vậy cho nên yêu cầu một người lãnh đạo thay đổi tư tưởng của họ đang khi hành động là một việc không bao giờ thực hiện được. Giả sử mà họ có thay đổi được thì, việc lãnh đạo sẽ gặp một nguy cơ lớn hơn nữa. Bởi vì thay đổi hấp tấp và không suy nghiệm như vậy, người lãnh đạo sẽ không còn chính là họ nữa, và đương nhiên hiệu quả trong hành động của họ sẽ kém bội phần. Như vậy chỉ còn cách là phải thay đổi lãnh đạo (..)

Tất cả lý lẽ của ông Ngô Đình Nhu rất hợp lý và rõ ràng … !

Nhưng!

Lực lượng nào có thể thay đổi được người lãnh đạo khi chính họ không chịu thay đổi tư tưởng để giữ nước!?

Như đang biết, hiện tại giới lãnh đạo đương thời Việt Nam nằm giữa hai gọng kềm Trung – Mỹ, kèm theo cái «đinh nhọn» là phong trào chống Tàu của trí thức! Hiện cảnh chính trị này cũng giống như những tháng cuối cùng của năm 1963, ông Ngô Đình Nhu và Tổng Thống Ngô Đình Diệm cũng phải đứng giữa 2 gọng kìm Hoa Kỳ – CSVN, kèm theo cái «răng nanh» là các nhóm đối lập..!

Xét lại một đoạn lịch sử năm xưa để nhận định chính tình Việt Nam hôm nay là: Nếu không có thế lực bên ngoài nhúng tay thì dù các phong trào đối lập mạnh đến đâu, có khi …kể cả quân đội tự lực đảo chánh thì kết quả chưa chắc đã thành công!

Vậy, ai có thể móc nối với quân đội?

Và, có nên tạo điều kiện và ủng hộ cho lực lượng này không?

Cũng từ  các lý luận nêu trên, cho dù phải đi qua bước nào, thì rốt cuộc, lời của ông Ngô Đình Nhu đã nói là: Tây phương hóa nhưng phải giữ được bản chất dân tộc là mục đích sống còn mà tin rằng mỗi con dân Việt Nam đều khát vọng!

Người ta có thể hoài nghi… rồi loại bỏ… và đả phá chủ thuyết Mác – Lê! Bởi đôi khi, chính 2 ông Mark- Lenin này cũng chẳng biết mình viết ra cái gì đây; để hôm nay người đời phải lập bia tưởng niệm hơn 100 Triệu nạn nhân của chủ nghĩa Cộng Sản. Nhưng với lý thuyết chính trị của Ngô Đình Nhu thì rất có giá trị, vì «bảo chứng» cho giá trị đó chính là tính mạng của ông. Hay, trọng kính nhận xét cách khác rằng: Ngô Đình Nhu bị thảm sát nên Lý Thuyết Chính Trị của ông sẽ sống mãi đời đời!

Kết thúc bài viết, xin gởi đến đoạn tâm chí cuối cùng của bậc quốc sĩ chí hiền đã xếp bút trong Đại chánh tác của mình, rằng:

«(..) Trong tình hình chính trị thế giới hiện nay và trong trình độ tiến hóa của nhân loại hiện nay, các vấn đề của dân tộc Việt Nam, trong thời kỳ này chỉ có thể tìm được một giải đáp nếu chúng ta trụ vào vị trí dân tộc (..) Đương nhiên là vị trí dân tộc mà chúng ta quan niệm không thể là một vị trí dân tộc bế quan tỏa cảng, hẹp và nông như dưới các triều đại quân chủ xưa kia. Vị trí dân tộc mà chúng ta quan niệm là một vị trí dân tộc nằm trong khung cảnh thế giới, với tất cả các dây liên hệ tinh thần và vật chất cần phải có (..) Và vì vậy cho nên, chúng ta thành khẩn mong mỏi các nhà lãnh đạo Miền Bắc, kịp thời nhận định đã đến lúc, vì sự tiến hóa của dân tộc, không còn nên sự tiếp tục trụ đóng vào phương tiện cộng sản nữa (..)»

Đang dịp húy nhật của nhà tư tưởng. Xin hãy cầu nguyện nhân mùa lễ tạ ơn!

Kính chào.

© Nguyễn Duy Thành

© Đàn Chim Việt

 

27 Phản hồi cho “Luận đề Ngô Đình Nhu và nhận định giải pháp chính trị Việt Nam”

  1. Tạp chí Cộng sản says:

    Gửi bạn,

    Nên chú trọng vào những điều ông Ngô Đình Nhu viết trong Luận đề và suy gẫm, sẽ có ích cho bạn đấy. Mình cũng đã có nghe mấy ông bạn mình chê bai cái Luận đề này dữ lắm nhưng họ đều đang được điều trị bệnh tâm thần ( không liên quan đến cái luận đề này).

    Bạn đọc phải cảnh giác với những còm luôn lôi chuyện xấu trong nội bộ gia đình để đánh lạc hướng, bởi lẽ dựng chuyện để hại người rất dễ. Đó cũng là một trong những mánh lới mình hay dạy tụi trẻ nó làm hồi mình còn trẻ. Muốn tránh dính vào cái mánh này thì chịu khó kiếm thêm tài liệu để kiểm chứng, ví dụ như cái vụ ông Hồ giết vợ, bỏ rơi con thì không nên tin ngay mà phải kiểm chứng bằng cách tìm đọc “Đêm giữa ban ngày” của Vũ Thư Hiên và vài tác giả nữa.

    Thêm nữa, những bạn nào không chấp nhận được sự độc tài của chính quyền Ngô Đình Diệm trong sự quyết đoán số mệnh dân tộc VN vào thời gian đó thì chịu khó đi theo Mỹ đi. Hồi đó nhìn quanh mấy nước chung quanh đều là chính phủ độc tài ( bạn nào thông minh thì kể ra giúp mình nha), có thấy ai tạm được ngoài thằng Mỹ đâu, không lẽ trốn qua Liên xô hay Tàu. Rồi mấy bạn theo Mỹ cũng theo Mỹ về bển luôn thật, lâu lâu ngồi nghĩ mãi không hiểu tại sao lại qua đây.

    Mến bạn

  2. I LOVE YOU says:

    Trong lúc Trung quốc ngày một gặm nhấm lãnh thổ Việt Nam thì Bộ chính trị Hà Nội đống cửa phê và tự phê để lừa gạt đồng bào, nếu tình hình càng kéo dài thì cuộc đấu tranh càng bế tăc và Việt Nam rơi vào vòng Hán hóa, cho thấy vai trò quân đội ngày một quan trong nếu một số cá nhân tướng lãnh có xu hướng dân tộc, và giá trị của bài viết này đáng được tham khảo nhất là phần nhận định của một số cựu chính khách trong thế kỷ 20. Rất tiếc, Công an mạng của Việt Cộng đã có nhiều đánh phá nên rốt cuộc sự trong sáng của văn hóa Việt cũng sẽ chịu chung số phận như quốc gia Việt Nam..! Đọc và suy ngẫm các trích đoạn dưới đây:
    ” «… Sự chia đôi lãnh thổ đã tạo thành hoàn cảnh cho sự chi phối và sự toan thống trị của nước Tàu đối với Việt Nam tái hiện dũng mãnh, sau gần một thế kỷ vắng mặt. (..) Các lãnh đạo miền Bắc, khi đặt mình vào sự chi phối của Trung Cộng, đã đặt chúng ta trước một viễn ảnh nô lệ kinh khủng. Hành động của họ, nếu có hiệu quả, chẳng những sẽ tiêu diệt mọi cơ hội phát triển của chúng ta, mà còn đe dọa đến sự tồn tại của dân tộc.
    Sở dĩ tới ngày nay, sự thống trị của Trung Cộng đối với Việt Nam chưa hình thành, là vì hoàn cảnh chính trị thế giới chưa cho phép, và sự tồn tại của miền Nam dưới ảnh hưởng của Tây phương là một trở lực vừa chính trị vừa quân sự cho sự thống trị đó. Giả sử mà Nam Việt bị Bắc Việt thôn tính, thì Trung Cộng thôn tính Việt Nam chỉ là một vấn đề thời gian.
    Trong hoàn cảnh hiện tại, sự tồn tại của miền Nam vừa là một bảo đảm cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị của Trung Cộng, vừa là một bảo đảm lối thoát cho các nhà lãnh đạo cộng sản Bắc Việt, khi họ ý thức nguy cơ họ đang tạo cho dân tộc. Nhưng ngày nay họ vẫn tiếp tục ý định xâm chiếm miền Nam thì họ vẫn còn chịu sự chi phối của chính sách chiến tranh xâm lăng của Trung Cộng.
    Vì vậy cho nên, sự mất còn của miền Nam, ngày nay, lại trở thành một sự kiện quyết định sự mất còn trong tương lai của dân tộc. Do đó, tất cả nỗ lực của chúng ta trong giai đoạn này phải dồn vào sự bảo vệ tự do và độc lập, và sự phát triển cho miền Nam để duy trì lối thoát cho miền Bắc, và cứu dân tộc khỏi ách thống trị một lần nữa..(..)»
    «… Sự chia đôi lãnh thổ đã tạo thành hoàn cảnh cho sự chi phối và sự toan thống trị của nước Tàu đối với Việt Nam tái hiện dũng mãnh, sau gần một thế kỷ vắng mặt. (..) Các lãnh đạo miền Bắc, khi đặt mình vào sự chi phối của Trung Cộng, đã đặt chúng ta trước một viễn ảnh nô lệ kinh khủng. Hành động của họ, nếu có hiệu quả, chẳng những sẽ tiêu diệt mọi cơ hội phát triển của chúng ta, mà còn đe dọa đến sự tồn tại của dân tộc.
    Sở dĩ tới ngày nay, sự thống trị của Trung Cộng đối với Việt Nam chưa hình thành, là vì hoàn cảnh chính trị thế giới chưa cho phép, và sự tồn tại của miền Nam dưới ảnh hưởng của Tây phương là một trở lực vừa chính trị vừa quân sự cho sự thống trị đó. Giả sử mà Nam Việt bị Bắc Việt thôn tính, thì Trung Cộng thôn tính Việt Nam chỉ là một vấn đề thời gian.
    Trong hoàn cảnh hiện tại, sự tồn tại của miền Nam vừa là một bảo đảm cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị của Trung Cộng, vừa là một bảo đảm lối thoát cho các nhà lãnh đạo cộng sản Bắc Việt, khi họ ý thức nguy cơ họ đang tạo cho dân tộc. Nhưng ngày nay họ vẫn tiếp tục ý định xâm chiếm miền Nam thì họ vẫn còn chịu sự chi phối của chính sách chiến tranh xâm lăng của Trung Cộng.
    Vì vậy cho nên, sự mất còn của miền Nam, ngày nay, lại trở thành một sự kiện quyết định sự mất còn trong tương lai của dân tộc. Do đó, tất cả nỗ lực của chúng ta trong giai đoạn này phải dồn vào sự bảo vệ tự do và độc lập, và sự phát triển cho miền Nam để duy trì lối thoát cho miền Bắc, và cứu dân tộc khỏi ách thống trị một lần nữa..(..)»
    Và đoạn kết dù là đối thủ chính trị sống chết với nhau nhưng vẫn lịch sự chứ không như một số ” tư tưởng lạ” trên diễn đàn này, hãy lắng nghe trích đoạn:
    vào phương tiện cộng sản nữa (..)»«(..) Trong tình hình chính trị thế giới hiện nay và trong trình độ tiến hóa của nhân loại hiện nay, các vấn đề của dân tộc Việt Nam, trong thời kỳ này chỉ có thể tìm được một giải đáp nếu chúng ta trụ vào vị trí dân tộc (..) Đương nhiên là vị trí dân tộc mà chúng ta quan niệm không thể là một vị trí dân tộc bế quan tỏa cảng, hẹp và nông như dưới các triều đại quân chủ xưa kia. Vị trí dân tộc mà chúng ta quan niệm là một vị trí dân tộc nằm trong khung cảnh thế giới, với tất cả các dây liên hệ tinh thần và vật chất cần phải có (..) Và vì vậy cho nên, chúng ta thành khẩn mong mỏi các nhà lãnh đạo Miền Bắc, kịp thời nhận định đã đến lúc, vì sự tiến hóa của dân tộc, không còn nên sự tiếp tục trụ đóng
    Rất đáng đọc để suy nghiệm và học hỏi.

  3. Tỷ phú thời gian says:

    Xương của Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu đã mục nát ấy thế mà còn đào đưa lên bàn thờ.

    Nói cho nó vuông, mẹ kiếp nêu chế độ nhà Ngô mà tốt thì chả bị tướng lĩnh lật đổ, bắn nát sọ.

    Đúng là là lũ tỷ phú thời gian, chả có việc gì làm ngoài chuyện bới đống rác cũ ra mà ngửi. Thối lắm, không ai muốn ngửi đâu.

  4. Le Binh says:

    Tác giả đã đề cao ông Nhu quá, ông Nhu và bọn csvn giống nhau ở chổ là nói về dân tộc, nhưng dân tộc ở đây là ai ? có phải là nhân dân VN, hay dân tộc ở đây là quyền lợi của đảng cs và quyền lợi của gia đình họ Ngô muốn cai trị VN suốt đời ?
    Lý thuyết chỉ có giá trị khi áp dụng thành công vào thực tế, hay khi áp dụng không thành công thì phải biết sửa đổi để mang lại hiệu quả cao. Tôi có đọc hồi ký của ông Ngô đình Luyện, có đoạn ông Nhu đánh giá cao ông Thiệu , đến nay mọi người đã thấy khả năng lãnh đạo kém của ông Thiệu, gián điệp cs đã nằm trong dinh Độc Lập của ông Thiệu mà ông không biết. Ông Nhu nên hiểu rằng muốn chống lại chủ trương bành trướng chủ nghĩa cs ở Đông Dương và sự xâm lăng của Tàu cộng trong tương lai thì chỉ có Mỹ mới có khả năng chống lại . Nếu ông nghĩ rằng ông nói chuyện với cs Bắc Việt để rồi cùng chống Mỹ và chống Tàu thì ông đã không biết về cs Bắc Việt tay sai của Nga-Tầu. Cá nhân tôi nhận xét khi thảy những toán biệt kích ra Bắc , chế độ ông Diệm đã không hiểu rỏ cách cai trị của bọn cs, đây chỉ là một thí dụ điển hình. Một số người vì vô tình hay cố ý luôn sửa đổi sự thật của lịch sử, như người ta viểt rằng vì bỏ ấp chiến lược mà miền Nam đã thua, sự thật cuộc chiến VN đã đến giai đoạn khốc liệt, với pháo 130 ly, xe tăng T54,…, mấy cái ấp chiến lược lấy gì chống đỡ ?

  5. “Chính Đề Việt Nam” là một món hàng giả mạo mà người ta ngụy tạo ra đề “vinh danh” cố Cố Vấn Ngô Đình Nhu, nhưng quá giả tạo, vả lại do chính các kẻ chủ trương đã trở lại kình chống nhau, nên lòi ra Sự Thật trần truồng.
    Lê Xuân Nhuận đã phanh phui ra câu chuyện trí trá này qua 3 bài viết sau đây:
    http://LeXuanNhuan.tripod.com/TonThatThien.html
    http://LeXuanNhuan.tripod.com/TonThatThien2.html
    http://LeXuanNhuan.tripod.com/TonThatThien3.html
    Kính mời quý độc-giả mở các links kể trên mà xem.
    Lê Xuân Nhuận

    • Choi Song Djong says:

      À ha,đi tìm mỏi gót tứ phương không thấy,ai dè gã tự nộp mạng tự thú rằng “chính tôi đây” tên ăn mày chính trị,buôn quan bán tướng,là kẻ đâm sau lưng chiến sĩ.
      Viết lách nhố nhăng quá nên chẳng ma nào đọc nên bây giờ phải xả thân lộ diên chơi trò sơn đông mãi võ năn nỉ người ta tìm đọc cho.Khốn nạn thế sự truân chuyên.

  6. Trần Kim Nguyên says:

    Luận đề về Ngô Đình Nhu về dân tộc thì thật sự thất vọng về kiến thức lịch sử, bản chất của chế độ Diệm, Nhu là rước voi về dày mã tổ, có khác gì bán rẽ tổ quốc dân tộc, là tay sai, là thầy tớ cho ngoại ban. Nhưng thương thay thầy tớ tham ăn nên phải trả giá đắc bằng bản thân và dòng họ, nên đã là con dân đất Việt dù nhỏ hay lớn cần phải hiểu biết lịch sử, và nhạn thức lịch sử.

  7. Người Tị Nạn says:

    Sau khi bọn cướp Bình Xuyên vừa bị đánh đuổi ra khỏi Sài Gòn, tháng 5 năm 1955, Tổng thống Diệm quyết liệt bài trừ nạn thuốc phiện bằng một chiến dịch đốt bàn đèn rất hấp dẫn. Tất cả tiệm buôn thuốc phiện đều bị đóng cửa, thuốc phiện rất khó mua và Sài Gòn không còn là nơi giao dịch với quốc tế về thuốc phiện nữa.

    Thế mà chỉ ba năm sau, bỗng nhiên Chính phủ Ông Diệm bỏ cái chủ trương lành mạnh xã hội đó đi và làm sống lại việc giao thương bất hợp pháp về buôn bán thuốc phiện lậu. Ngô Đình Nhu lấy lý do thiếu tiền bạc để chi phí cho công cuộc tình báo để ông ta buôn bán thuốc phiện lậu mặc dù trong ba năm qua, viện trợ Mỹ và CIA đã bỏ tiền rất dồi dào cho công cuộc tình báo của ông ta. Nhu đòi thêm viện trợ Mỹ cho công tác này nhưng vì nhiều lý do Mỹ đã từ chối. Nhu nhất định tiến hành và quyết định làm sống lại việc buôn bán thuốc phiện lậu, dù các tiệm hút đã bị cấm từ ba năm trước. Ngô Đình Nhu liên lạc với các Bang trưởng Hoa Kiều tại Chợ Lớn để cho mở lại các bàn đèn, các tiệm buôn thuốc phiện và thiết lập một hệ thống buôn lậu. Chỉ trong vòng vài tháng, hàng trăm tiệm buôn thuốc phiện được mở lại, và theo phóng viên tờ “Life Time” ước lượng thì chỉ 5 năm sau, đã có hai ngàn rưỡi tiệm buôn thuốc phiện lậu tại Chợ Lớn và Sài Gòn (chưa kể 43 tỉnh thị khác ở khắp miền Nam).

    Để tiếp tế cho các tiệm buôn, Nhu mở một đường dây để chuyển thuốc phiện từ Lào về Nam Việt. Phương tiện chuyên chở chính là chiếc phi cơ của hãng Hàng Không Dân Sự Lào, điều khiển bởi tên giang hồ người Corse là Francisci, từng là bạn với Bảy Viễn, từng làm ăn với Bảy Viễn. Mặc dầu có ít nhất bốn đường hàng không nhỏ của người Corse buôn lậu thuốc phiện giữa Lào và Nam Việt Nam, nhưng chỉ có Francisci đã bắt đầu từ năm 1958 trong việc buôn lậu thuốc phiện từ Lào về rồi. Sau khi được Nhu bảo đảm sự an toàn trong việc chuyên chở, phi đội của Francisci gồm những phi cơ hai máy Beechcrafts bắt đầu chở thuốc phiện lậu vào miền Nam theo nhịp độ hàng ngày.
    Nhu còn tăng cường việc tiếp tế thuốc phiện vào miền Nam bằng cách rải nhân viên tình báo khắp nước Lào để mua thuốc phiện sống và dùng phi cơ quân sự Việt Nam để chuyên chở theo cung cách con thoi, chở người đi rồi chở thuốc phiện về.

    Trong lúc Nhu lo giao thiệp trực tiếp với Francisci, thì bác sĩ Tuyến, một thầy tu xuất, Giám đốc Sở Nghiên cứu Chính trị, lo việc điều khiển hệ thống tình báo tại Lào.

    Người Mỹ rất bực mình vì ông Diệm không chịu bài trừ, trừng trị tham nhũng.

  8. Nguyễn Tấn Trung says:

    Tôi nghĩ cái bế tắc trong mọi cái bế tắc là đảng Cộng sản VN lãnh đạo đất nước và cái giải pháp cho mọi cái giải pháp là quyền làm chủ đất nước phải thuộc về toàn dân. Chỉ có người người được nhân dân bầu chọn qua cuộc bầu cử trong sạch, công bằng và tự do mới có chính danh, mới có hợp pháp, mới có uy quyền lãnh đạo đất nước trong một thời gian pháp định.

    Trong cuộc chiến Nam Bắc tôi có quan tâm đến hai bên, Lúc đầu tôi rất thương kính bác Hồ, tôi tin chủ nghĩa CS tốt và tôi nghi ngờ TT Diệm và chính quyền miền nam có thể không tốt, nhưng lâu dần và nhất là qua thực tế tôi nhận ra Bác Hồ quá gian xảo, quá thủ đọan, quá độc ác! Bác lừa phinh để cướp đi sinh mạng đứa con độc nhất của những bà mẹ goá miền quê chỉ biết trông cậy vào đưa con duy nhất của mình, Bác lừa phỉnh để lấy đi từng cái củ lan củ mì của người nghèo không có miếng ăn no! Bác bắt những người thiếu ăn kiệt sức phải tiếp tục lao động cho cái sự nghiệp lý tưởng CS của Bác… Ai cực khổ, ai đói, ai chết, chết ra sao, chết bao nhiêu, chết đau thươnhg tan tóc thế nào … Bác không cần biết cứ thản nhiên đổ tội cho Mỹ Nguỵ và kêu gào toàn dân phải hy sinh hơn nữa! Đó là cái tàn ác thật quá khiếp đáng khinh tởm , Cái chủ nghũa CS thì ai cũng biết là những điều hoang tưởng là cái tầm bậy đã làm đau khổ và giết hại quá nhiều người, thế mà nhà cầm quyền VN không thấy tởm lại tôn thờ thì làm sao đoàn kết nhân dân lãnh đạo đất nước ? Và theo cái nhìn của tôi thì TT Diệm là người sáng và tốt nhưng do ông là người Thiên chúa Giáo và tình thế quá phứt tạp đã dẩy ông vào thế cô đơn và phải dựa vào đứa em của mình là ông Nhu, Ông Nhu tuy rất thông minh có bảng lĩnh nhưng vẫn vấp phải những sai lầm chiến lược như lập ra đảng Cần Lao Nhân Vị để đối dầu với đảng CS và có ý muốn TT Diệm cầm quyền suốt đời thay vì dương cao ngọn cờ chính nghĩa và đoàn kết dân tộc, chủ trương dân chủ tự do, vạch trần những gian trá độc ác của Bác Hồ và chủ nghĩa CS, đồng thời vừa phải tạo dụng lòng tin thế hòa hợp với đồng minh vừa phải xây dựng thực lực cho chính mình mới đối đầu được cái gian manh độc ác của bác Hồ trong giai đoạn phong trào CS đang nở hoa.

    • Trường Giang HN says:

      Tôi có đồng quan điểm với bạn Nguyễn Tấn Trung, duy chỉ có khác biệt khi bạn Trung cho là ông Nhu “vấp phải những sai lầm chiến lược như lập ra đảng Cần Lao Nhân Vị để đối dầu với đảng CS và có ý muốn TT Diệm cầm quyền suốt đời thay vì dương cao ngọn cờ chính nghĩa và đoàn kết dân tộc, chủ trương dân chủ tự do, vạch trần những gian trá độc ác của Bác Hồ và chủ nghĩa CS.

      Theo tôi nghĩ, việc ông Nhu thành lập đảng Cần Lao là tốt, vì muốn chiến thắng CS thì phải “tổ chức hoá nhân dân” để có sự đoàn kết và thống nhất chính trị, cần phải có đảng phái chính trị có thực lực vững chắc.

      Ở miền Nam lúc ấy có nhiều đảng phái, nhưng hầu như chỉ là hữu danh vô thực, hoạt động rất yếu ớt, lãnh đạo các đáng phái vẫn chưa có đủ trình độ về dân chủ, thay vì đối lập chính trị bằng dân chủ nghị trường thì họ lại đánh phá chế độ bằng báo chí và tuyên truyền chia rẽ, và dùng bạo lực để lật đổ ông Diệm, gây xáo trộn xã hội và làm lợi cho CS-Bắc Việt.

      Nói ông Nhu “muốn cho ông Diệm cầm quyền suốt đời” chỉ là suy đoán, chưa có tài liệu nào cho biết là ông Nhu hay ông Diệm đã nói điều này. Ngược lại ông Diệm đã muốn về phụng dưỡng mẹ già và vui sống điền viên khi hết nhiệm kỳ. Nhưng ông đã bị sát hại và ước mơ không thành!

  9. Huy Tuấn says:

    Ông Ngô Đình Nhu là một Dân biểu Quốc Hội không bao giờ biết đến dân chúng nơi địa phương mình ra ứng cử, không bao giờ bước chân đến tòa nhà Lập Pháp để tham dự sinh hoạt nghị trường và làm trách nhiệm dân cử, mà chỉ ngồi tại dinh Tổng thống để ra chỉ thị cho Quốc Hội làm luật theo ý của anh em ông ta. Thực quyền như thế nhưng ông Ngô Đình Nhu vẫn cần có chức Dân biểu có lẽ là chỉ để điều khiển và kiểm soát Quốc Hội cho chính danh, nhưng thật ra chính cái chức vụ “Cố Vấn Chính Trị” của ông bên cạnh Tổng thống Ngô Đình Diệm mới thật sự là bộ não của chế độ, nơi khai sanh và điều khiển tất cả mọi sách lược của quốc gia. Với cái bề ngoài khôn khéo, tế nhị và kín đáo, ông tỏ ra phục tùng người anh Tổng Thống, nhưng quyền hành thực sự lại nằm trong tay Cố Vấn Chính Trị Ngô Đình Nhu. Điều đặc biệt của chế độ Cộng Hòa Ngô Đình Diệm là chức Cố Vấn Chính Trị của ông Ngô Đình Nhu lại không phải là một chức vụ chính thức của chính quyền như chức cố vấn được công khai hóa và quy chế hóa của các vị lãnh đạo các nước dân chủ trên thế giới. Ông Nhu và gia đình ông ta ở trong dinh Tổng thống, ông có văn phòng riêng, ông giúp việc cho Tổng thống rồi bỗng nhiên người trong dinh gọi ông là “cố vấn”. Lời xưng hô lan rộng ra ngoài để rồi nhân dân, báo chí, người ngoại quốc đều gọi ông là cố vấn, một cố vấn không chánh danh mà lại nắm trọn quyền hành quốc gia trong tay.

    Ông Ngô Đình Nhu là một nhà khoa bảng, một nhà chính trị trông bề ngoài có vẻ khắc khổ. Trong những năm dưới thời chiến tranh Pháp-Việt (1945-1954), vợ chồng ông ta đã phải sống một cuộc sống cần kiệm, không vương giả lắm. Dưới chế độ Diệm, lương Dân biểu của hai vợ chồng mỗi tháng khoảng 5, 6 chục ngàn, ông Diệm lại xuất tiền mật phí cho mỗi tháng một triệu đồng. Các viên chức trong phủ Tổng thống, cũng như tác phẩm “Những Ngày Chưa Quên” của Đoàn Thêm, cho biết vào những năm đầu của chế độ, ông Nhu sống thanh bạch, không có cả một văn phòng riêng để làm việc. Với những sự kiện ban đầu đó, lúc bấy giờ ai có ngờ được ông Ngô Đình Nhu sau này lại trở thành tay đại tham nhũng và sau 8, 9 năm cầm quyền, đã trở thành tỷ phú, của chìm của nổi đầy dẫy từ trong nước ra đến ngoài nước. Thì ra nhà khoa bảng Ngô Đình Nhu chỉ là kẻ đạo đức giả.

    • Tien Ngu says:

      Ngô đình Nhu nà…tỉ phú, của chìm của nỗi om sòm từ trong ra ngoài?

      Nghe hát, là biết ngay thầy thuộc noại thứ thiệt. Cái gì cũng biết hết trơn.

      Hèn chi từ ngày Ngô đình Nhu bị…dứt dây, đền tội…tham nhũng, nhân dân sướng hết biết. Tiền tham nhũng bởi Ngô đình Nhu, không chui vô túi Ngô đình Nhu nữa, mà được…chia đều ra cho nhân dân. Nhân dân từ đó….sướng tơi bời.

      Tiên Ngu này xin bái thầy. Thầy phán chuyện Ngô đình Nhu, hay hết biết…

    • Trường Giang HN says:

      Không biết ông Huy Tuấn dựa vào đâu mà cho rằng ông Ngô Đình Nhu là Dân Biểu Quốc Hội?

      Chỉ nội việc này cũng có thể khẳng định là ông Huy Tuấn chẳng biết gì về ông Nhu, vậy khi ông cho rằng; “ Dưới chế độ Diệm, lương Dân biểu của hai vợ chồng mỗi tháng khoảng 5, 6 chục ngàn, ông Diệm lại xuất tiền mật phí cho mỗi tháng một triệu đồng. Các viên chức trong phủ Tổng thống, cũng như tác phẩm “Những Ngày Chưa Quên” của Đoàn Thêm, cho biết vào những năm đầu của chế độ, ông Nhu sống thanh bạch, không có cả một văn phòng riêng để làm việc. Với những sự kiện ban đầu đó, lúc bấy giờ ai có ngờ được ông Ngô Đình Nhu sau này lại trở thành tay đại tham nhũng và sau 8, 9 năm cầm quyền, đã trở thành tỷ phú, của chìm của nổi đầy dẫy từ trong nước ra đến ngoài nước.” chỉ là điều bịa đặt.

      Tôi đã đọc “Những Ngày Chưa Quên” của Đoàn Thêm, nhưng đâu thấy có đoạn này, ông Huy Tuấn lấy từ đâu ra hay là phịa thêm?

  10. Huy Tuấn says:

    Ông Ngô Đình Nhu là một Dân biểu Quốc Hội không bao giờ biết đến dân chúng nơi địa phương mình ra ứng cử, không bao giờ bước chân đến tòa nhà Lập Pháp để tham dự sinh hoạt nghị trường và làm trách nhiệm dân cử, mà chỉ ngồi tại dinh Tổng thống để ra chỉ thị cho Quốc Hội làm luật theo ý của anh em ông ta. Thực quyền như thế nhưng ông Ngô Đình Nhu vẫn cần có chức Dân biểu có lẽ là chỉ để điều khiển và kiểm soát Quốc Hội cho chính danh, nhưng thật ra chính cái chức vụ “Cố Vấn Chính Trị” của ông bên cạnh Tổng thống Ngô Đình Diệm mới thật sự là bộ não của chế độ, nơi khai sanh và điều khiển tất cả mọi sách lược của quốc gia. Với cái bề ngoài khôn khéo, tế nhị và kín đáo, ông tỏ ra phục tùng người anh Tổng Thống, nhưng quyền hành thực sự lại nằm trong tay Cố Vấn Chính Trị Ngô Đình Nhu. Điều đặc biệt của chế độ Cộng Hòa Ngô Đình Diệm là chức Cố Vấn Chính Trị của ông Ngô Đình Nhu lại không phải là một chức vụ chính thức của chính quyền như chức cố vấn được công khai hóa và quy chế hóa của các vị lãnh đạo các nước dân chủ trên thế giới. Ông Nhu và gia đình ông ta ở trong dinh Tổng thống, ông có văn phòng riêng, ông giúp việc cho Tổng thống rồi bỗng nhiên người trong dinh gọi ông là “cố vấn”. Lời xưng hô lan rộng ra ngoài để rồi nhân dân, báo chí, người ngoại quốc đều gọi ông là cố vấn, một cố vấn không chánh danh mà lại nắm trọn quyền hành quốc gia trong tay.

    Là một nhà khoa bảng, một nhà chính trị trông bề ngoài có vẻ khắc khổ. Trong những năm dưới thời chiến tranh Pháp-Việt (1945-1954), vợ chồng ông ta đã phải sống một cuộc sống cần kiệm, không vương giả lắm. Dưới chế độ Diệm, lương Dân biểu của hai vợ chồng mỗi tháng khoảng 5, 6 chục ngàn, ông Diệm lại xuất tiền mật phí cho mỗi tháng một triệu đồng. Các viên chức trong phủ Tổng thống, cũng như tác phẩm “Những Ngày Chưa Quên” của Đoàn Thêm, cho biết vào những năm đầu của chế độ, ông Nhu sống thanh bạch, không có cả một văn phòng riêng để làm việc. Với những sự kiện ban đầu đó, lúc bấy giờ ai có ngờ được ông Ngô Đình Nhu sau này lại trở thành tay đại tham nhũng và sau 8, 9 năm cầm quyền, đã trở thành tỷ phú, của chìm của nổi đầy dẫy từ trong nước ra đến ngoài nước. Thì ra nhà khoa bảng Ngô Đình Nhu chỉ là kẻ đạo đức giả.

    • NGUYỄN says:

      Bà Nhu là dân biểu quốc hội còn,ông Nhu thì không!
      Còn bảo ông Diệm cho ông Nhu mỗi tháng 1 triệu đồng ! ông Huy Tuấn có biết 1 triệu đồng thời ông Diệm lớn cở nào không?lại còn tỉ phú nửa chứ!
      Nói phét cũng phải có căn nghe ông Tuấn !

Leave a Reply to Lê Xuân Nhuận