WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chế Linh và “văn hóa hòa hợp”

Ca sĩ Chế Linh

Báo chí trong nước hôm nay đồng loạt đưa tin Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội rút giấy phép biểu diễn của chương trình ca nhạc “Chế Linh 30 năm tái ngộ”. Chắc nhiều người hâm mộ Chế Linh đang thất vọng với quyết định này, vì họ sẽ không có dịp nghe anh chàng ca sĩ lính chê biểu diễn.

Giới nghệ sĩ Việt Nam có lẽ là một trong những nhóm người gặp nhiều khó khăn nhất trên thế giới. Trước đây, khi Việt Nam chưa đổi mới hay sau đổi mới một thời gian ngắn, hầu như không có văn nghệ sĩ phía Việt Nam sang bên này, hoặc văn nghệ sĩ bên này về thăm Việt Nam. Trong bối cảnh đó, một tạp chí văn học ra đời có tên là Hợp Lưu, do Họa sĩ Khánh Trường làm chủ bút là một cái mốc đáng chú ý. Như tên gọi, chủ trương của tạp chí là hòa hợp và giao lưu, đăng những công trình sáng tác và bình luận văn học của giới văn nghệ cả trong lẫn ngoài nước. Tôi rất thích tạp chí này, và là một độc giả lâu năm, ngay từ những số đầu (và nay thì đọc ké trên mạng). Tạp chí có nhiều cây bút nổi tiếng trong và ngoài nước đóng góp nhiều bài biên khảo và sáng tác văn học có giá trị. Trong số các tác giả đó phải kể đến Đỗ Minh Tuấn, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Mộng Giác, Vũ Ngự Chiêu, Đặng Tiến, Trần Vũ, Nhật Tiến, v.v. Ấy thế mà vẫn có những người cực đoan ở ngoài này chỉ trích rằng Hợp Lưu là “tạp chí Việt Cộng”, rằng Khánh Trường là người cộng sản! Còn ở trong nước thì chắc chắn Hợp Lưu không được lưu hành. Nhưng Hợp Lưu vẫn tồn tại và vẫn chuyển tải những sáng tác có giá trị cho người thưởng lãm.

Đó là giới văn nghệ sĩ, còn giới ca sĩ Việt Nam cũng chẳng lấy làm may mắn. Một thời gian dài, Việt Nam tồn tại hai dòng tân nhạc. Dòng tân nhạc hải ngoại là dòng nhạc miền Nam trước 1975 kéo dài, và dòng nhạc trong nước. Trong khi trong nước thịnh hành “nhạc đỏ”, nhạc hùng, nhạc chiến thắng, thì ngoài này là dòng nhạc tình (có người gọi là nhạc vàng), nhạc lính, nhạc chống cộng, và nhạc than thở cuộc đời tị nạn. Trong thực tế, dòng nhạc miền Nam trước 1975 vẫn tồn tại trong công chúng cả nước cho đến nay dù rất nhiều ca khúc không được chính thức cho phép trình diễn. Thử đi một chuyến xe đò miền Tây thì sẽ biết những ca khúc do Chế Linh, Phi Nhung, Trường Vũ, v.v. ca phổ biến như thế nào. Rồi đất nước mở cửa, ca sĩ trong nước có thể ra ngoài này trình diễn, và ngược lại ca sĩ ngoài này về Việt Nam làm những show nhạc hoành tráng. Có người về hẳn Việt Nam sinh sống và mở phòng trà. Ấy vậy mà thỉnh thoảng đây đó vẫn có một số người cực đoan biểu tình, chống phá, thậm chí hành hung ca sĩ bên nhà sang đây trình diễn. Còn ca sĩ ngoài này về bên nhà trình diễn thì phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ của giới chức trong nước. Nhiều ca khúc trước 1975 vẫn còn bị cấm không cho lưu hành (dù trong thực tế thì người ta ca hát đầy đường). Thế mới biết muốn đem tiếng ca và niềm vui cho mọi người mà xem ra không đơn giản chút nào.

Mấy năm gần đây, đọc tin tức và biết nhiều ca sĩ về nước trình diễn tôi cũng mừng. Những ca sĩ tôi từng ái mộ như Lệ Thu, Họa Mi đã được khán giả trong nước chào đón nghe nói nồng nhiệt. Những ca sĩ từng có thời vang danh ở miền Nam như Tuấn Ngọc, Đức Huy, Hương Lan, Thanh Tuyền, Giao Linh, Phương Dung, Khánh Hà, hoặc những ca sĩ mới “nổi” sau 1975 như Tuấn Vũ, Trường Vũ, Phi Nhung, Ý Lan, Gia Huy, Quang Lê, v.v. cũng lần lược về Việt Nam trình diễn và được khán giả ủng hộ nồng nhiệt. Nhớ hôm tôi đi giảng ở ĐH Y Hà Nội, đi trên đường thấy những pano quảng cáo show nhạc của Quang Lê một cách rầm rộ ngay trước cổng trường, tôi hỏi tài xế ở đây có người biết Quang Lê à, thì anh nói “Ối giời ơi, tất cả các DVD của Thúy Nga, Asia, Vân Sơn đều có bán đầy đường bác ạ”, nói rồi anh chỉ ngay cái quán gần trường nói “Đấy, trong đấy bác muốn mua DVD nào cũng có”. Tôi thì không phải là fan đặc biệt của những dòng nhạc của Quang Lê, Tuấn Vũ, hay Chế Linh, nhưng thú thật tôi thấy mừng khi có nhiều ca sĩ về nước làm show, và nhiều ca sĩ trong nước sang đây biểu diễn. Mừng vì tôi nghĩ cuối cùng thì sự hòa hợp, hòa giải đang thành sự thật.

Mới đây nhất là show nhạc hoành tráng của Chế Linh ở Hà Nội. Dù thích hay không thích Chế Linh thì ai cũng công nhận anh có nhiều fan trung thành. Chế Linh không chỉ là ca sĩ mà còn là người viết nhạc. Biết tiếng anh từ những năm trong thập niên 1970s, nhưng mãi sau 1975 tôi mới biết anh là người Chăm, với tên thật là Chà Len (Jamlen). Năm nay anh đã 69 tuổi, và đã có một sự nghiệp ca hát 50 năm. Những bài làm nên tên tuổi của anh thì đếm không xuể, nhưng chắc phải kể đến những bài “tủ” như Thành phố buồn, Đêm buồn tỉnh lẻ, Áo em chưa mặc một lần, Đêm nguyện cầu, Lời kẻ đăng trình, Mai lỡ đôi mình xa nhau (nổi tiếng khi hát với Thanh Tuyền). Nói tóm lại, nhạc anh trình diễn là dòng nhạc mà có người nói một cách không tử tế mấy là nhạc sến. Thật vậy, có thời nhạc sến được hiểu là đồng nghĩa với nhạc Chế Linh. (Quan điểm của tôi về dòng nhạc này đã được trình bày trong một bài viết cũng đã lâu, nhưng hôm nào sẽ tìm lại và post để các bạn đọc chơi). Chế Linh hát nhiều nhạc lính và có khi người ta hiểu lầm anh là lính (nhưng trong thực tế anh chưa từng đi lính). Tuần qua, đọc báo mới biết anh đã về Việt Nam làm mộtshow nhạc gây ấn tượng trong lòng người mộ điệu. Chương trình nhạc thấy có các ca sĩ nổi tiếng như Sơn Tuyền, Hương Lan, Thái Châu, Tuấn Ngọc, Mạnh Đình, cùng với MC Kỳ Duyên và Đức Huy. Nói như thế để thấy rằng sự hiện diện của Chế Linh và đồng nghiệp hải ngoại của anh ở Hả Nội là một biểu tượng đẹp cho sự hòa hợp hòa giải dân tộc.

Thế nhưng cái nỗi mừng đó chợt khựng lại khi hôm nay nghe tin show nhạc “Chế Linh 30 năm tái ngộ” bị rút giấy phép. Chẳng hiểu nguyên nhân gì mà show nhạc bị rút giấy phép, nhưng đọc qua báo chí thì thấy những lí do có vẻ … cỏn con quá. Chẳng hạn như một lí do được viện dẫn là Sở cấp giấy phép tên chương trình là “Liveshow ca sĩ Chế Linh”, còn nhà tổ chức thì để là”Chế Linh 30 năm tái ngộ”! Tôi nghĩ lí do này có cái gì … kì kì. Chế Linh về Việt Nam biểu diễn sau 30 năm vắng bóng, thì chương trình nhạc được quảng cáo là “Chế Linh 30 năm tái ngộ” cũng chẳng có gì sai. Thật ra, danh xưng chương trình đó còn hay hơn và thuần Việt hơn là cái tên nửa Tây nửa ta “Liveshow ca sĩ Chế Linh” (đúng ra là live show chứ). Còn lí do thứ hai Sở viện dẫn là có 11 bài không có trong danh mục được phổ biến của Bộ VH-TT-DL, nhưng không biết 11 bài gì. Mà cũng lạ, chương trình nhạc là ngày 12/11, vậy sao Sở không làm việc với nhà tổ chức rút lại 11 bài đó mà lại rút giấy phép trình diễn. Sự việc rút giấy phép này gửi một tín hiệu đỏ làm cho giới nghệ sĩ hải ngoại dè dặt hơn khi về Việt Nam ca hát, và là một cái cớ cho những người chống đối các ca sĩ về nước biểu diễn nói “Đó, chúng tôi đã nói rồi”. Nhạc sĩ Phạm Duy có lần nói rằng sau chiến tranh, âm nhạc là phương tiện hòa hợp hòa giải dân tộc tốt nhất, và tôi thấy cũng đúng. Thế nhưng ở đâu thì câu đó đúng, chứ ở nước ta thì chỉ đúng có điều kiện. Thật đáng tiếc!

Nguồn: Blog Nguyễn Văn Tuấn

38 Phản hồi cho “Chế Linh và “văn hóa hòa hợp””

  1. Dao Cong Khai says:

    Tác giả lý luận nhập nhằng giữa chính trị và xã hội dân sự ở VN.

    Đối với người dân, chính cá nhân tôi cũng sống mười mấy năm dưới chế độ CS Bắc Việt sau 75, tâm hồn tôi đâu có bao giờ cảm xúc với những bản nhạc VC bao giờ đâu, mà trái lại mỗi khi ngồi hát một mình thì tôi vẫn hát những bài hát “Nguỵ”, những bản nhạc bị kết án là văn hoá đồi trụy.

    Xã hội VN sau 75, chỉ ngoại trừ những sinh hoạt mặt nổi để che mắt CS và những thanh niên lớn lên sau này chưa từng được nghe nhạc VNCH thì tụi nó mới thích thưởng thức nhạc Cách Mạng thời Giải Phóng nói riêng và nhạc tình cảm hôm nay của VC nói chung mà thôi. Thế hệ “Hồ Chí Minh” chúng tôi lớn lên trong sự kìm kẹp của Mỹ Ngụy, ngày nay chúng tôi vẫn chỉ có tình cảm với nguồn nhạc Mỹ Ngụy đó.

    Còn dân VC thì sao? Sau 75 mặc dù họ chửi văn hoá Mỹ Ngụy là nô lệ, nhồi sọ, tay sai, hay uỷ mị, ru ngủ tinh thần quần chúng… nhưng dù “ý thức”, du` bi. ca^m’ như thế nhưng họ lại bị loại nhạc đó ru ngủ rất sớm. Hồi lên rừng, tôi sống như đồng bào thượng, cũng có những ông bắc kỳ ngoài đó đem gia đình vào Nam rồi không nhập vô SG được và cũng lên rừng sống với chúng tôi, mấy ông đó khoái nhạc Chế Linh vô cùng. Nhiều bản nhạc Chế Linh tôi chưa thuộc lời (vì trước 75 khi biết nghe nhiều tân nhạc thì tôi bắt đầu loại cái nhạc đó sang một bên, dành tâm hồn cho những loại nhạc nặng tính thính phòng hơn) thế nhưng nhờ nghe dân Bắc Kỳ họ hát mà tôi thuộc. Có những ông uống xỉn xong nằm đó nghêu ngao suốt ngày cho tới khi ngủ luôn…

    Sau này không còn ở VN nữa thì đọc internet thấy dân ngoài Bắc, nhất là Hà Nội, là nơi đặc có nhiều quán nhạc Trịnh Công Sơn nhất. Nhiều hơn ở SG vì dù sao dân SG người ta nghe nhạc TCS nhiều quá rồi, chán quá rồi. Đúng ra nhạc TCS nghe trước GP thì còn có ý nghĩa, bởi vì lúc đó còn đang chiến tranh. Bây giờ “hoà bình” mẹ nó rồi còn phản chiến gì nữa? Sau này những ca sĩ miền Nam ở Mỹ về nước rồi ra Bắc ca nhạc “đồi trụy” của VNCH dân bắc kỳ khoái quá trời. Những ca sĩ như Giao Linh… rất được ăn khách ở ngoài Bắc. Lý do đơn giản là vì nhạc “Mỹ Ngụy” nó nói lên tâm trạng thực của con người, nó lột tả được những khát vọng của người dân, và NÓ RU NGỦ được người dân. Hơn thế nữa nhạc Mỹ Ngụy nó gần gũi với tâm hồn con người, đồng thời nó rất nặng tính văn chương và mỹ thuật; khác với nhạc tình cảm của VC ngày nay, vừa lai căng (nhạc Hồng Kông, nhạc rap…, nhạc rock), lại vừa kém văn chương nếu không muốn nói là ngôn ngữ thô lỗ, biểu hiệu tính “giai cấp” (nông dân).

    Nói về GIAO LƯU VĂN HOÁ và Xã Hội giữa hai phe thì điều đó đã có giao lưu lâu rồi. Ngay sau khi giải phóng là có giao lưu văn hoá xã hội và cả giao lưu chính trị nơi người dân VN giữa 2 phe và 2 miền Nam Bắc với nhau, cả giao lưu với tị nạn hải ngoại nữa. Vài năm sau 75 tôi đã được nghe bài Sài Gòn Vĩnh Biệt ở VN, của dân tị nạn ở đây. Và nói đúng hơn, giống như La Mã chiến thắng Hy Lạp thì văn hoá Hy Lạp đồng hoá lại người La Mã. VN cũng vậy, VC chiến thắng VNCH nhưng VĂN HOÁ VNCH ĐÃ ĐỒNG HOÁ DÂN VC.

    Còn cán bộ VC họ có bị đồng hóa bởi văn hoá VNCH không? Cứ vào những khu ăn chơi cao cấp nhất của VC coi họ thưởng thức thứ nhạc gì thì biết họ có bị đồng hoá hay không? Chính những Tố Hữu còn khoái nghe nhạc VNCH và khoái đọc truyện của Lệ Hằng, Nguyễn Thị Hoàng, Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền…. Hồi 75 VC tịch thu sách báo chế độ cũ, họ đốt đi một phần, nhưng một phần lớn được chở ra ngoài Bắc, âm thầm phân tán vào tư gia của cán bộ cao cấp VC và bọn chúng âm thầm thưởng thức văn hoá Mỹ Ngụy. Ban ngày ra tiếp xúc với quần chúng thì chửi văn hoá đó, ban đêm thì chúng về nằm ôm mấy cuốn tiểu thuyết đó.

    Mấy show Chế Linh ở VN, cán bộ VC cũng chui vào đó đầy nhóc để thưởng thức. Giao lưu văn hoá nó xẩy ra rất tự nhiên. Còn những show mà VC gọi là giao lưu văn hoá thì ngược lại đó không phải giao lưu văn hoá và là tuyên truyền lường gạt. Xin tác giả đừng lập luận quanh co để trộn lẫn tuyên truyền chính trị với giao lưu văn hoá tự nhiên giữa dân 2 miền Nam Bắc và trong ngoài nước với nhau. Sự tuyên truyền chính trị của VC đội lốt văn hoá văn nghệ không thể đồng hoá với giao lưu văn hoá của dân VN trong ngoài nước với nhau được.

  2. Người Việt Hải Ngoại says:

    Gia Đình Chế Linh mà cũng theo những Việt Kiều Yêu Nước khác – Về Phục Vụ Đồng Bào Cộng Sản Việt Nam sao ? Chuyện có thật hay không ?

  3. thai le says:

    -Quí vị có thấy lãnh tụ đang nhiệm chức nào của CPVN công khai trên báo chí về HHHG như là chủ trương có văn tự rõ ràng chưa! nội dung như thế nào! ai chịu trách nhiệm phổ biến! ai vi phạm sẽ bị chế tài bởi luật nào! những lời nói nhất thời bằng miệng với dã tâm lôi kéo ” những người mau quên”,những người vô tổ quốc thì lại nằm gọn trong nghị quyềt 36, tất cả văn nghệ sĩ trong, ngoài nước, nhà báo, trí thức v.v…bí mật, công khai hợp tác với CSVN cũng đều là con mồi của nghị quyết 1 chiều này luôn.
    -Mọi người có quyền tự do của mình,nhưng tất cả những hành động của CPVN đối với người Việt lưu vong rõ ràng chỉ gây chia rẽ trầm trọng,hoàn toàn không 1 chút thiện ý chia sẽ lòng thành của mình để kêu gọi mọi người hướng vể tổ quốc, bằng chứng không thể chối cải ở giao dịch văn hóa 2 chiều,chưa có loại sách báo,DVD,CD ca nhạc nào xuất phát từ nhà in, các trung tâm hải ngoại được công khai bán ở VN,người dân muốn tìm mua đều chấp nhận sản phẩm lậu,phẩm chất kém,có khi bị bắt giam, ngược lại sản phẩm cùng loại từ trong nước không hề thiếu ở tất cả dịch vụ buôn bán của người Việt bên đây…

    -Thay vì ủy mị trên diễn đàn kiểu này, bác Nguyễn Văn Tuấn can đảm dùng uy tín của người trí thức hải ngoại kêu gọi CPVN vất luôn NQ 36 vào thùng rác, kéo dài làm gì ngày càng lố bịch,ngốn không ít tiền thuế của dân,công bố rõ ràng bằng luật pháp thế nào là HHHG để khúc ruột ngàn dặm thử xem có dạo chơi thử được không?

    (BBT: Góp ý của bạn quá dài và lan nan nên chúng tôi cắt bớt)

  4. Seabee Chu Lai says:

    Cảm ơn Vivian Nguyễn đã viết những gì tôi muốn viết and then HGHH ?

  5. D.Nhật Lệ says:

    Sở dĩ tác giả NVT.đặt sự việc về nước hát của ca sĩ già (đã lên nay sắp xuống) trong lăng kính hoà hợp hoà giải là vì ông ta có quan điểm của một người thiên tả-thân cộng,từng đại diện Vkiều Úc xun xoe đón tiếp quan chức chóp bu VC.qua Úc.(Vivian Nguyen khuyên ông ta “tỉnh ngủ đi” thì khó lắm đấy !)
    Chỉ có điều là ông phò Cộng theo trường phái kín đáo và tinh vi cho nên rất nguy hiểm,nguy hiểm gấp bội
    trường phái trâng tráo kiểu NHLiêm ở Mỹ,do đó thiết nghĩ là không thừa khi nhắc đến ‘căn cước’của ông.
    Nói chung,,ông viết bài nhưng chỉ phê phán những chuyện ngoài lề,chứ không hề đụng chạm đến thể chế chính trị.Mục đích viết lách của ông là mong chế độ bớt khe khắt và dân chủ hơn.Vốn là dân miền Nam và
    họ hàng thân thuộc đều làm cán bộ CS.,do đó không lạ gì ông ủng hộ VC.nhưng ủng hộ một cách tinh vi,
    kín kẻ.Tất nhiên,có khi ông được lệnh ra mặt công khai nhưng rất hiếm (như trường hợp nêu trên)để tuyên
    truyền cho chế độ và để lôi kéo dăm ba “con nhạn la đà” học nhiều nhưng hiểu biết chính trị kém cỏi vào
    nhóm phò Cộng của ông,tương tự nhóm Diễn Đàn Pháp thời chiến tranh VN.
    Xét cho cùng,hoà hơp hoà giải chi có khi 2 bên có vị thế bình đẳng,nhất là có lòng thành.Trong thực tế,
    VC.coi cộng đồng VN.ngoài nước là ‘thế lực phản động” chuyển tiền về cho chúng thì chúng OK nhưng
    còn chuyện chính trị thì đừng hòng.Dân trong nước biểu tình yêu nước còn bị cấm đoán,huống chi dân
    ở ngoài (bị gán cho ‘phản động’).Về lòng thành thì VC.không hề có,ngay nhà văn hàng đầu của chế độ
    Nguyên Khải phải thú nhận chế độ đào tạo ra người chỉ biết nói dối lem lẻm.Thậm chí ông Trần Quốc
    Thuận từng làm chủ tịch thường vụ quốc hội phải nói thật “xã hội này muốn sống còn thì phải nói dối” !

  6. Vo Trang says:

    Mượn ý của vị “cha già âm nhạc”, tác giả bài viết thấy thật đáng tiếc vì show nhạc của ông Chế Linh bị hủy bỏ – và như thế là mất đi 1 cơ hội dùng âm nhạc để hoà hợp hoà giải dân tộc… ?

    Tại sao 4 cái chử HHHG vẫn cứ đi theo những người tị nạn chúng tôi như 1 loài quỉ ám đầy phù phép? Tôi nhớ có dạo nhiều vị trong cộng đồng tị nạn hải ngoại đã nỗ lực đè chết nó nhưng nó chỉ ngột thở giai đoạn. Rồi khi cộng đồng hải ngoại bận bịu làm ăn kiếm sống thì thỉnh thoảng nó vẫn xuất hiện trở lại, phiêu diêu qua lại diễn đàn, chập chờn trong vài đại nhạc hội để thành bài ca yêu nước?
    Nhưng ca sĩ như họ thì chắc là không biết yêu nước là cái gì đâu!. Khoát cho họ bộ áo lộng lẫy có khi còn làm cho họ ngượng nữa đấy. Khi mà những khuôn mặt này đã trở thành nhàm chán tại hải ngoại và các đại gia ở quê nhà cần chổ để rữa tiền thì Việt-Nam quê hương quả là chùm khế ngọt. Có vị thành thật nhìn nhận rằng là ca sĩ họ chỉ cần … tiền. Có cô ca sĩ thành thật nhìn nhận rằng cô phải hát cho 1 đại nhạc hội tại Bắc Âu vì cần tiền mua sữa cho con…. mà thôi!

    Ngoài tài ca hát, phần đông bọn họ còn có tài đóng kịch nữa mà các ông bầu ở Việt-Nam chớ có quên. Mới hôm qua ở đây, nhiều người trong bọn họ đã khoát chiến áo lính rằn ri, hát những bài hùng ca người người lính Cọng Hoà và đổ lệ cho 1 quê hương đang còn lầm than dưới sự cai trị của CSVN!

  7. Dân nghèo Việt nam says:

    Chế độ này sợ tiếng hát của Chế Linh bà con ơi !

  8. Nhật Hồng says:

    Chế Linh đang được đông đảo người dân ái mộ .
    Điều này độc trị cộng sản sợ . Y như chúng sợ dân chủ , sợ đa đảng vậy .
    Họ chỉ muốn đảng ăn cướp và 14 tên tham nhũng nổi tiếng thôi .
    Qua vụ này càng thấy 14 tên này đúng là tiểu nhân .

  9. Jesse girl says:

    Nhửng câu chuyện như thế này vẩn còn xảy ra ở Vietnam dưới chế độ Cộng Sản thật sao ? Sao lại có chuyện đó xảy ra ! Đã và đang trong quá trình hoà hợp hoà giãi Dân Tộc mà ! Làm như thế chẳng khác nào ( tư duy đổi mới của vietcong có vấn đề ) còn quá mang nặng hận thù , lúc nào cũng nơm nớp lo sợ có kẻ thù sẽ tiêu diệt mình ! Vẩn còn những lối suy tư như thế nầy rất nhiều trong cái đầu của bọn Cộng Sản !

    Cái thứ tư duy nầy còn sót lại của cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 ! Nếu quả thật đúng như vậy thì thật là bất hạnh cho Dân Việt chúng ta !

    Hảy nhìn thật kỷ những đám cán bộ thì sẻ rỏ ! Từ vị trí thấp nhất cho đến Thủ Tướng Tổng Bí Thư khi phát ngôn cho đến đọc diễn văn thì thật đáng thất vọng .

    Chĩ là những bài ca và tiếng hát thôi ! Cấm và hủy một chương trình ca nhạc như thế này chẳng có hiệu lực và uy lực đối với nhân dân cã ! Làm việc như thế này chỉ cho dân chúng thấy rằng ! Đảng cộng sản chỉ lo củng cố quyền lực và vị trí của mình thôi , đó là ưu tiên hàng đầu , còn mọi thứ khác họ đâu có quan tâm và cần thiết !

    Lối suy nghỉ này mà chiến thắng rồi lảnh đạo đất nước thì nguy cơ tụt hậu là rất cao !!

    • Ngăn Sông Cấm Chợ says:

      Những câu chuyện như thế này vẩn thường xảy ra ở Vietnam dưới chế độ Cộng Sản. Người ta gọi đây là Văn Hóa Cộng Sản.

  10. Vivian Nguyen says:

    Người xưa có nói ” uy vũ bất năng khuất, bần tiện bất năng di”- con nhà có giáo dục dù có chết đói cưng không làm điều tồi bại, phản lại đòng bào để kiếm miêng ặn. Các ông các bà muốn về Việt Nam hát cứ về, nhưng xin bịt cái mồm lại đừng vì miếng cơm manh áo, chút tiền còm mà cúi mặt nâng bi nhửng thằng ngày xưa, một thời đă đuổi cổ mình ra biển, may mà sống để làm chuyện ruồi bu hôm nạy. Chúng nâng bi vì nồi cơm của chúng nó, nhưng làm gai mắt va ngứa tai nhửng ai còn có một tấm lọng cho đất nước. Khốn nạn nhất là nhửng thằng bảo về Việt Nam sống, tha hồ mà ca hát, nâng bi. Chúng nó lắc đầu không chịu, chúng chỉ thích ăn tiền của Mỷ, ở nhà Mỷ, rồi lâu lâu về Việt Nam nâng bi Việt công đẻ chúng cho tí tiền hay cho đi xe có còi hụ cho oai. Có ngon thì về đị.
    Còn vấn đề hòa giải chỉ có được khi hai người cùng nhìn về một hướng để xây dựng đát nước, chứ không phải hòa giải với nhửng thăng ăn cắp, tham nhủng, ác độc, bán nước, ăn tren xương máu đồng bào nghèo khộ. Nếu lảnh đạo việt cộng sống trong sạch, yêu dân đi, không ai rảnh mà di chống ho. Thử nghĩ mà xem, nếu anh gặp một người Việt ở Mỷ, chán việt cộng sang Mỷ ở( chán thiệt ), anh sẻ làm gỉ? Anh sẻ nói chuyện với họ như mot người Việt Nam với một người Việt Nam, không có hận thù (hoa giai). Nếu nó mở giọng tuyên truyền cho việt cộng là nó có nhiều cơ hội bị ăn bộp tại. Nếu Lê Thị Công Nhân sang Mỷ, tôi xin bỏ việc chở em đi đáu trạnh không công.Nếu Nông đức Mạnh sang Mỹ, tôi cưng nghỉ việc để đi biểu tình chửi bố nó. Tại sao lại khác như thế? Hoi là đă tự trả lời. Còn lâu mới có sự hòa giải thật sư. Ngoại trừ cách mạng hoa lài hay hoa sen ở Việt Nam hay việt cộng không còn ác với dân nữa, mà điều này không thể xẩy ra vì dã man và ác độc là bản chất của việt cộng. Ông Tuán ơi- tỉnh ngủ đị. Cám ợn

Phản hồi