WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trăng lạnh

LXQ.ORG: Tôi viết tiểu luận TRẦN ĐĂNG KHOA : Nói với con gà mái…Đợi mưa… Đối thoại cùng Chân dung – đi trên một số Webseit… trong đó có: old.danchimviet.info. Trong Tiểu luận có đoạn viết về Võ Khắc Nghiêm, và trận ném bom của không lực Hoa Kỳ hủy diệt Thị trấn Mỏ cọc 6 – Cẩm Phả, Quảng Ninh hôm 24.6.1966, cách nay hơn 45 năm…

Kí ức của tôi về VKN rất sâu nặng vì cả hai đều cùng tuổi (Nhâm Ngọ sinh 1942), cùng làm việc ở nơi’’đầu sóng ngọn gió’’, cùng’’suýt chết’’ trong trận ném bom kia.

Cuộc đời đưa đẩy, tôi rời mỏ đi học rồi lang bạt đến nước Đức cách xa quê hương gần hai chục nghìn cây số, VKN vẫn trụ ở Cọc 6. Chúng tôi mất liên lạc từ đó…

Thật tình cờ, mấy hôm trước vào mạng Vinacomin Cao Thâm do chính anh làm phó tổng biên tập (bạn của Võ Khắc nghiêm) – thấy trích đăng tiểu luận, đoạn viết về VKN và Cọc 6… Qua Cao Thâm, tôi tìm được địa chỉ của bạn gìa… chúng tôi vui mừng xiết bao sau 45 năm xa cách (1966 – 2011). Ngoài việc hỏi thăm nhau, Võ Khắc Nghiêm gửi tặng tôi Truyện ngắn Trăng Lạnh Hạ Long , Cao Thâm gửi cho bài viết của bạn anh viết về VKN…. Bạn tôi đã nổi danh với các kịch bản sân khấu (như bài giới thiệu của nhà văn Nguyễn Đức Huệ – sẽ đăng kì tới…).

Trong Truyện ngắn, VKN cũng nổi tiếng không kém viết kịch!

Xin trân trọng giới thiệu với bạn bè , bạn đọc 4 phương – một trong nhiều sáng tác tiêu biểu của Võ Khắc Nghiêm – cây bút gạo cội , tài năng của vùng mỏ Quảng Ninh – Việt Nam!…

———————————————————

Hạ Long

Từ ngày em tôi làm hướng dẫn viên du lịch, thỉnh thoảng tôi cũng được mời tiếp những vị khách nước ngoài muốn tìm hiểu về Văn hóa Hạ Long, nhưng chưa có ai đến tận nhà dốc bầu tâm sự với tôi như kỹ sư người Mỹ Tomy Jackson. Sau lời giới thiệu, Tomy chìa ngay hộp đĩa DVD Non nước Hạ Long và hỏi:

- Ông là nhà văn viết lời bình phim tài liệu này?

Thấy tôi gật đầu, Tomy xiết mạnh tay, giọng cởi mở:

- Cám ơn! Cám ơn nhiều! Nhờ phim này mà tôi đã nhớ đến Hạ Long, trở lại với Hạ Long huyền diệu. Rất mong sẽ được ông giúp đỡ…

Tôi ngạc nhiên, không hiểu làm sao Tomy có được đĩa DVD này vì chúng tôi thực hiện Non nước Hạ Long bằng băng từ để phát sóng truyền hình nhân dịp Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.Chúng tôi chỉ in một số cuộn VHS với lời bình tiếng Anh, không hề phát hành VCD và lúc đó công nghệ DVD chưa có ở Việt Nam. Không đợi tôi hỏi, Tomy thủng thẳng  giải thích:

- Một vị lãnh đạo Ngành Than Việt Nam đã tặng gia đình tôi cuộn băng VHS khi họ đến mua ô tô vận tải mỏ của Hoa Kỳ. Phải vất vả lắm tôi mới chuyển được sang DVD vì cuộn băng đã mốc và ở Mỹ bây giờ không mấy ai còn dùng đầu video VHS. – Tomy nhún vai – Có thể ông sẽ không tin câu chuyện của tôi, nhưng quả thực nhờ những hình ảnh Hạ Long mà tôi đã nhớ lại được mọi chuyện…

Nhấp ly cà phê tôi vừa pha, Tomy châm thuốc rít một hơi dài, cặp mắt xanh nhìn không chớp giò phong lan phi điệp treo trước hiên nhà. Gió từ Hạ Long thổi vào lay động những cánh hoa tím nhạt, lay động những ký ức của Tomy và cả của tôi về những năm tháng chiến tranh khốc liệt. Trong sự xúc động mạnh, giọng Tomy nhỏ lại, lời lẽ rời rạc, không mạch lạc như lúc vừa đến. Nhưng tôi hiểu được, hình dung được câu chuyện như chính mình đang sống lại những ngày bom đạn Mỹ huỷ diệt vùng này.

… Mùa hè năm 1972. Chính xác là ngày 10 tháng 5. Biển trời. Hạ Long xanh biếc, rực rỡ nắng vàng. Tiếng gầm rít của động cơ phản lực đập vào vách núi Bài Thơ cùng với tiếng còi báo động rúc vang và những tiếng nổ dồn dập rung chuyển thị xã Than… Phút chốc những phố mỏ, nhà máy trở thành đống gạch vụn. Những cột khói đen kịt bốc cao, những cột nước dựng lên khắp mặt biển. Suốt ngày hôm ấy hàng chục tốp máy bay Mỹ đã thay nhau thả mìn phong tỏa Vịnh Hạ Long, sau khi cày đi xới lại những xóm thợ, xóm chài của Hòn Gai, Bãi Cháy.

Trung uý Tomy Jackson nhớ rất rõ cái cảm giác vừa thích vừa sợ trong ngày đầu tiên tham chiến tại Việt Nam. Vốn rất mê quay phim, chụp ảnh, gã không ngờ mình phải trút bom xuống một kỳ quan đẹp đến mê hồn. Tomy thích ngắm Hạ Long ở độ cao dưới một ngàn mét vì các đồng đội dày dạn kinh nghiệm khẳng định rằng trên các đảo đá không hề có trận địa pháo phòng không và càng không thể có tên lửa. Dù thực hiện oanh kích ở đâu, phi đội của Tomy cũng thường hạ thấp độ cao, bay qua Hạ Long để trở về hàng không mẫu hạm. Tomy  nhanh chóng học được lối bay ngoằn nghoèo, vọt lên, chúc xuống đột ngột để tránh lưới đạn phòng không và tránh cả tên lửa. Cái sở thích ngắm cảnh bằng máy bay siêu âm của Tomy đã bị chỉ huy cảnh cáo nhiều lần, nhưng gã vẫn quyết tìm cách chớp bằng được những bức ảnh Hạ Long hoang vắng, không một bóng tàu thuyền từ nhiều độ cao khác nhau.

Vào đêm trước lễ Giáng sinh năm 1972 hầu hết các máy bay F4, F105, F116 đều phải xuất kích đánh tổng lực, yểm trợ cho các pháo đài bay B52 trút bom rải thảm xuống Hà nội, Hải Phòng. Phi đội của Tomy có nhiệm vụ đánh chặn một đơn vị tên lửa di chuyển qua phà Bãi Cháy, tập trung hỏa lực về Thủ Đô.

Đêm trăng lạnh, Hạ Long phủ mờ sương, yên ắng không một ánh đèn. Dù chẳng phát hiện được mục tiêu, Tomy vẫn cho trút bom xuống hai đầu bến phà. Không thấy một loạt đạn nào bắn trả, gã ung dung cho máy bay quay lại, quần đảo một vòng quanh bầu trời Hòn Gai rồi phóng thêm hai quả rốc két xuống trận địa pháo phòng không trên đồi phía Bắc bến phà – Nơi đã phải hứng chịu hàng trăm quả bom tấn của Mỹ. Tuy ngờ ngợ về sự im lặng hơi khác thường của lưới lửa phòng không, Tomy vẫn hạ thấp độ cao, vọt ra biển. Bất ngờ từ dãy đảo đá giữa Vịnh bỗng vọt lên từng chùm đạn pháo 37 ly đón lõng. Chiếc F105 lao đúng vào giữa rừng đạn đỏ lừ ấy. Vì bay quá thấp, Tomy bị hất ra khỏi ghế ngồi, không kịp bật dù, đầu đập ngay vào mỏm đá nhọn, lưng vắt lên bụi gai đá, hai chân thõng xuống nước, bất tỉnh. Chiếc F105 bùng cháy như một ngọn đuốc khổng lồ, cày mặt nước thành một vệt vàng chói và chìm dần.

Ngay lập tức đài chỉ huy hàng không mẫu hạm liên tục phát tín hiệu tìm kiếm. Những cuộc đàm thoại, những mệnh lệnh vội vã được truyền đi. Bên tấm bản đồ rộng, các sỹ quan trực ban đang xác định tọa độ chiếc F105 bị rơi. Những chiếc máy bay trực thăng rời sàn tàu, những chiếc phản lực tiếp tục cất cánh yểm trợ cho trực thăng quần đảo trên Vịnh Hạ Long suốt đêm. Trong khi đó những chiếc tàu rà phá thuỷ lôi của Hải quân Việt Nam cũng được lệnh rời khỏi căn cứ, truy tìm tên giặc lái.

Sau những nỗ lực soi mói khắp Vịnh Hạ Long không thấy dấu vết gì, cả hai phía đều tin rằng Tomy đã tan xác, chìm sâu cùng chiếc F105. Nhưng Tomy không chết. Gã may mắn rơi xuống trước một hang nhỏ nằm trong vụng nước sâu, được vây kín bởi những đảo đá chụm liền nhau. Lối vào hang rất hẹp, lởm chởm đá ngầm, chỉ thuyền mủng nhỏ mới có thể lách qua được khi thuỷ triều lên. Chủ nhân cái hang nhỏ ấy là Nhụ, một trong những cô gái xinh đẹp và gan lì nhất xóm chài Hưng Thịnh nằm cạnh xưởng X58 Hải quân. Nhụ và anh trai đã phát hiện ra hang này hồi còn học cấp hai. Chủ nhật hai anh em thường đi tìm phong lan và bắt tắc kè bán cho ông lang Soạn ngâm rượu. Ông ấy bảo: Bất nhân sâm dĩ quý cáp. Nghĩa là thiếu sâm có thể dùng tắc kè thay thế. Cái đuôi tắc kè quý như nhân sâm vậy. Nhụ đặt tên cho cái hang nhỏ của mình là Hang tắc kè, coi nó là lâu đài riêng và cũng là kho dự trữ có thể nuôi sống cả gia đình vài ngày, phòng xa.

Thời tư bản Pháp chiếm đóng khu mỏ, dân chài ở đây sống lênh đênh trên biển, chẳng thể có một thước đất cắm dùi. Hầu hết đều mù chữ, đều tảo hôn, thậm chí loạn luân. Có kẻ vũ phu dìm chết vợ, lấy luôn con gái. Dù không đẻ ra những đứa con có đuôi thì bọn trẻ cũng đần độn, lầm lì, độc ác. Nhụ may mắn được sinh ra sau ngày Vùng mỏ giải phóng, chính quyền nhân dân đã dành đất, giúp đỡ ngư dân dựng nhà. Những xóm chài ven biển mọc lên với đầy đủ nhà trẻ, trường học, bệnh xá… Nếp sống văn hóa đang bắt đầu tỏa sáng trong những gia đình dân chài no ấm. Đã thấp thoáng những mái ngói đỏ tươi, đã âm vang tiếng nhạc đài quay đĩa và người ta đang mơ đến những chiếc tàu đánh cá xa bờ… Nhưng chiến tranh đã ập đến chặn đứng mọi mơ ước của dân chài. Trận đầu tiên bom Mỹ đánh trúng một đám cưới. Trận bom thứ hai san bằng một nhà trẻ. Rồi liên tiếp hàng chục trận bom san phẳng cả xóm chài bé nhỏ. Trai tráng lần lượt ra trận. Anh trai Nhụ vào chiến trường chẳng có tin về. Bố mẹ đã già, Nhụ cũng như nhiều cô gái khác của xóm chài trở thành trụ cột của những con thuyền, trở lại kiếp lênh đênh. Họ tìm những cái hang lớn phía ngoài khơi trú ngụ, thỉnh thoảng mang hải sản vào thị xã bán hoặc đổi dầu hỏa, gạo và các nhu yếu phẩm.

Cái hang nhỏ mà Tomy rơi xuống, từ lâu đã thành nơi Nhụ cất giữ những thứ không thể mang theo thuyền. Thỉnh thoảng cô tạt về lấy đi hoặc giấu thêm một thứ gì đó. Đêm hôm ấy, Nhụ từ một cửa hàng dưới chân núi Bài Thơ vừa chèo thuyền mủng trở ra thì nhìn thấy  cảnh máy bay rơi. Tính hiếu kỳ nổi lên, Nhụ chèo mủng về phía đó. Nhưng tiếng máy bay lại gầm rít cùng với những loạt pháo sáng rừng rực, lóa cả mặt biển, khiến cô phải áp thuyền mủng vào dãy đảo nhỏ. Biết máy bay Mỹ đang quần đảo tìm giặc lái, trực thăng của chúng có thể cắn đuôi nhau bắn vào bất cứ vật gì chuyển động trên biển, Nhụ cho thuyền tạt về’’lâu đài’’ của mình lấy vài cuốn sách và tranh thủ tìm một giấc mơ đẹp.

Dưới ánh trăng lạnh, trắng đục sương, Nhụ nhận ra ngay thân hình cao to của Tomy nằm vắt trên bụi gai đá, chắn trước cửa hang. Không khó khăn lắm, Nhụ nâng hai chân gã vào trong mủng. Cô trèo lên đẩy gã dần ngã xuống và khéo léo đưa mủng vào hang. Đang ở cái tuổi bẻ gẫy sừng trâu, nhưng Nhụ vẫn không làm sao nhấc nổi thân hình nặng tám sáu cân của Tomy ra khỏi chiếc mủng. Đành phải chờ nước lên thêm chút nữa rồi vần gã vào phiến đá ở cuối hang. Đặt tay lên ngực Tomy, biết gã còn sống, có thể cứu được, Nhụ đốt đèn bão, tháo những thứ lỉnh kỉnh trên người gã, giấu vào một ngách hang, cởi bỏ bộ quân phục của tên giặc lái treo lên vách đá rồi quay lại, soi tìm những vết thương trên người gã. Thái dương bên trái của gã bị một vết xước dài, khá sâu vẫn đang rỉ máu, phải dùng ngay lông culi để cầm máu đã (*)

Thứ đó Nhụ đã dính kết thành những con chim nhỏ để chơi và để bán, treo lủng lẳng khắp hang. Bộ ngực đầy lông bầm dập nhiều chỗ, nhưng tim gã vẫn đập đều đều. Nhụ lôi chiếc hòm gỗ mìn đựng những vật quý báu của mình, lục tìm hộp cao Sao vàng, lọ thuốc đỏ, bông băng, và cả túi lá ngải cứu, lá hương nhu, lá sả và bồ kết khô là những thứ cô thường đun nước gội đầu. Nhụ nhớ lại hồi anh trai cô chưa vào bộ đội bị ngã xe đạp đập đầu xuống đường ngất đi, mẹ đã đốt ngải cứu trộn bồ kết cho ngửi và lấy tóc rối thấm dầu hỏa cùng cao Sao vàng xát khắp người thế mà khỏi. Nhụ trộn các thứ vào chiếc vỏ ốc to, đốt lên rồi dí sát mũi Tomy, thổi phù phù…

Mùi bồ kết, ngải cứu, hương nhu bốc lên đã giúp Tomy tỉnh lại khi những tia nắng đầu tiên lọt vào hang. Gã không nhớ nổi chuyện gì đã xảy ra và càng không thể biết mình đang ở đâu. Đầu gã nặng trịch ong ong, toàn thân ê ẩm, đau nhức, chân tay cứng đờ. Gã cố hít thật sâu, nhận ra mùi thơm hăng hắc thốc mạnh vào mũi. Gã hắt hơi liên tục. Căng mắt nhìn quanh, gã kinh hoàng nhận ra bóng một người con gái xõa tóc đang ngồi trên tảng đá cao, tua tủa nhũ trắng như những thanh kiếm cắm quanh mình. Cô gái gật gật đầu, nở nụ cười thân thiện khiến Tomy yên tâm tin rằng: đây là thần tiên chứ không thể là ma quỷ. Gã đang nằm trên một phiến đá phẳng, chỉ cách mặt nước chưa đến một gang tay. Chiếc thuyền mủng neo phía dưới chân lắc lư như muốn giải thích rằng chính nó đã chở gã vào đây. Cô gái nhẹ nhàng trèo xuống, tiến lại gần, mở to cặp mắt đen láy, trừng trừng nhìn  gã đầy căm giận nhưng cũng phảng phất chút thương hại. Nhụ lặng lẽ nâng đầu Tomy, cho gã uống một thứ nước đắng ngoét, rồi đắp thêm lá ngải lên những vết thương. Tomy chắp hai tay vái, bày tỏ lòng biết ơn! Nhụ phì cười: Sao lúc hung hăng ném bom mày không nghĩ đến cảnh này?. Cô đỡ gã ngồi dậy, tựa lưng vào cột nhũ đá lớn và lấy sợi dây thừng trong chiếc mủng trói ngang ngực gã. Tomy muốn nói: Đừng trói, tôi không chạy được đâu Nhưng gã không cất được nên lời. Nhụ đặt bên cạnh Tomy một ca nước, một hộp thịt Trung Quốc đã mở và nồi cháo loãng nấu với những con tắc kè phơi khô, chắc là rất bổ. Nhụ ném lên người gã tấm vải buồm rách đắp cho đỡ lạnh. Cô ra hiệu rằng cứ việc ăn, cứ việc uống, nhưng không được quậy phá, không được trốn chạy, người ta sẽ bắn chết. Cô dứ nắm đấm vào mặt gã răn đe rồi nhoẻn miệng cười, đẩy chiếc mủng ra khỏi cửa hang. Thuỷ triều đang rút, con thuyền nhỏ nhẹ nhàng lướt đi.

Buổi sáng biển Hạ Long phẳng lặng, lấp loáng phản chiếu những áng mây ngũ sắc bồng bềnh trôi. Sương đang tan như những những dải lụa trắng bay là là trên hàng ngàn đảo đá tím bạc phong rêu. Nhụ không dám chèo nhanh vì còn phải căng mắt tránh thuỷ lôi trôi dạt khắp mặt Vịnh. Cô băn khoăn không biết sẽ nói thế nào với bố mẹ trên con thuyền lớn ở ngoài hang rộng về tên giặc lái Mỹ cô vừa cứu sống? Bố cô là một ông già khó tính, luôn miệng chửi rủa giặc Mỹ tàn ác, chắc chắn sẽ không ngần ngại đấm nát mặt gã trước khi giao nộp cho bộ đội. Không hiểu tại sao cô lại cảm thấy thương thương gã giặc lái to xác mà gương mặt ngây ngô, cặp mắt đờ dại như trẻ thơ. Bức ảnh chụp gia đình gã để trong chiếc ví da nói với cô rằng: bên kia đại dương gã có một ngôi nhà với vườn hoa rất đẹp. Bố mẹ gã là những người hiền lành, phúc hậu. Cô em gái gã chừng mười tuổi đứng ngang thắt lưng gã, có mái tóc vàng, xinh quá. Dù vẫn biết không thể giam giữ, không thể nuôi gã giặc lái này lâu được và càng không thể cho hắn phát tín hiệu gọi máy bay đến cứu. Nhưng Nhụ vẫn chưa muốn giao hắn ngay vì gã đang bị thương, cần được chăm sóc hay còn vì bản năng đàn bà níu kéo Nhụ cũng không biết nữa. Nhụ tắc lưỡi: thôi thì cứ để vài hôm cho gã khoẻ lên rồi sẽ tính.

Một ngày, hai ngày, ba ngày nhanh chóng trôi qua. Nhờ sự chăm sóc tận tình của Nhụ, Tomy ăn được nhiều hơn, đầu đã bớt đau. Gã cũng nhận thức được mình đang ở trên Vịnh Hạ Long,  đã được cứu sống nhờ một cô gái da ngăm ngăm nâu, tóc hơi quăn, cặp mắt to long lanh hiền hậu với nụ cười trên môi có thể làm ấm lòng người. Tomy không biết được trận ‚’’Điện Biên phủ trên không’’của quân dân Hà nội đã buộc Mỹ phải ngừng ném bom, nối lại hội nghị Paris về Việt Nam. Còn Nhụ thì đã nghe tin đó qua radio và cũng biết sẽ có cuộc trao trả tù binh sau khi hiệp định  Paris được ký.

Hoà bình!

Đó là khát vọng xanh biếc của Hạ Long bừng bừng sức sống sau những năm tháng bị bom đạn Mỹ cày xới, bị thuỷ lôi Mỹ phong tỏa. Đã lại xuất hiện những con tàu vào ăn than, dỡ hàng. Mặt biển lại thấp thoáng những cánh buồm nâu lướt nhanh trong gió. Những đoàn xe nối đuôi nhau qua phà, mang theo than, gạo, xăng dầu và cả những cành đào phai nở sớm. Một mùa xuân thanh bình đang đến gần. Trong niềm phấn chấn, Nhụ biết đã sắp đến lúc phải giao nộp gã giặc lái. Cô nghĩ: -Thôi thì cũng phải cho gã tắm rửa và ăn uống một bữa tử tế. Nhụ mang theo hai ổ bánh mì, vài con tôm he, bộ đồ lót dệt kim, chiếc khăn bông trắng của anh cô để lại trước ngày ra trận và một can nước ngọt. Nhụ cởi trói cho Tomy vui vẻ bày ra bữa tiệc đặc biệt. Nhìn thấy bánh mì , mắt gã sáng lên. Chưa bao giờ gã được ăn bánh mì cặp tôm nướng ngon đến thế. Tomy lắp bắp nói:  Thank you very much (cảm ơn nhiều!).

Nhụ gật đầu cười, đổ can nước ngọt ra chiếc xô tôn, ấn vào tay Tomy chiếc gáo dừa và ra hiệu cho gã tắm. Tomy loay hoay mãi như không hề biết tắm kiểu này. Gã chỉ quen ngâm mình trong bồn sứ, ngửa mặt hứng những tia nước ấm li ti phun ra từ vòi hoa sen sáng bóng. Nhụ lắc đầu tiến lại, giằng chiếc gáo, múc nước dội lên người Tomy. Gã rụt vai, rụt cổ, cúi đầu ngoan ngoãn để mặc Nhụ xát bánh xà phòng màu mỡ bò lên tấm lưng có lắm nốt ruồi đỏ. Khi bàn tay mềm mại của Nhụ kỳ cọ vào gần nách, gã bỗng cười phá lên và vung mạnh tay làm cả hai người rơi tõm xuống nước. Làn da con người nhiều khi cảm nhận được những điều con mắt không nhìn thấy. Quờ quạng trong làn nước lạnh buốt, Tomy đã vô tình chạm tay vào bầu vú mơn mởn, căng tròn của Nhụ. Lạ nhất là cô cứ để cho tay gã bấu víu vào ngực mình mà đứng lên. Đầu óc Tomy đang quên hết mọi chuyện đã qua, nhưng cái cảm giác lâng lâng lướt trên da thịt đàn bà thổi bùng ham muốn thì gã vẫn nhớ rất rõ, vẫn biết phải làm gì để thoả mãn dục vọng. Gã không còn thấy đau nhức, không còn thấy sợ hãi, bản năng đàn ông giúp gã đủ can đảm, đủ sức mạnh nâng bổng Nhụ, đặt cô nằm lên phiến đá. Gã liều lĩnh áp lên cặp môi dày tím tái của cô một nụ hôn cuồng nhiệt. Nhụ nhắm nghiền mắt, nằm yên cho Tomy cởi cúc áo…

Sự thèm khát ái ân của tuổi dậy thì làm cho các cô gái táo tợn cũng trở lên mềm yếu. Con người có thể quên hết mọi điều, trừ ăn uống và làm tình. Đó là đặc trưng chung của động vật. Tomy cũng vậy. Trong ánh đèn dầu leo lét, gã ngẩn ngơ đứng nhìn thân hình săn chắc, nõn nà của cô gái biển Hạ Long, đẹp như một thiên thần. Gã tự cắn vào tay mình để tin chắc không nằm mơ. úp mặt vào bô ngực đẫy đà, tròn lẳn của Nhụ, gã khóc vì quá xúc động, quá bất ngờ, quá vui sướng. Gã liếm nhẹ lên làn da mịn, cảm nhận vị mặn của muối tê tê đầu lưỡi. Năm ngón tay của gã lướt đi, lướt lại đường cong tuyệt mỹ của thân hình Nhụ như muốn kéo dài mãi niềm đê mê rừng rực. Trắng lắp loáng sóng sánh theo thuỷ triều tràn vào hang. Gió lồng lộng thổi, những cành phong lan phi điệp và hài vệ nữ đung đưa trước cửa hang. Một chú tắc kè từ trên mỏm đá dương cặp mắt lồi, lúc lắc đầu, kêu vang…

Đêm ấy, họ nói với nhau nhiều điều. Dù bất đồng ngôn ngữ nhưng họ cảm nhận hết nỗi niềm của nhau. Tomy xách chiếc đèn bão lại gần , viết tên mình lên vách đá và ra hiệu để Nhụ viết tên cô rồi hì hục lấy mũi dao xếp đục dần. Gã lắp bắp cùng Nhụ tập phát âm nhiều lần: Nhu, Nhu… Nhụ…Nhụ!

Gã hồn nhiên cười, hồn nhiên khoe với Nhụ bức ảnh chụp gia đình mà Nhụ đã lục xem khi gã còn hôn mê. Gã móc tập giấy bạc 100 đô la ấn vào tay Nhụ, nhưng Nhụ lắc đầu nhét lại vào ví của gã. Gã tháo chiếc nhẫn mặt đá to đùng, đeo vào ngón tay cái của Nhụ. Cô tủm tỉm cười, tháo ra trả lại cho gã. Rồi đến sợi dây chuyền bạc to như một sợi xích cũng vậy. Nhụ xua tay nói rằng: Cô không cần gì hết. Cuối cùng thì cũng có thứ Nhụ không từ chối. Đó là chiếc đồng hồ Selko hai máy, có la bàn, rất cần cho nghề đi biển. Tuy mặt đồng hồ khá to, dây rộng, phải đeo sát khuỷu tay, trông rất buồn cười, nhưng Nhụ tỏ ra thích thú. Nhụ và Tomy đều không ngờ rằng vì chiếc đồng hồ này mà bố Nhụ nổi giận đùng đùng:

- Mày lấy chiếc đồng hồ này ở đâu?

- Con mua! – Nhụ lí nhí đáp.

- Mua của ai? – Bố cô quắc mắt hỏi dồn – Của ai? Nói mau!

- Của một thuỷ thủ tàu đánh cá! Chẳng phải bố vẫn mơ một chiếc đồng hồ Pônzốt sao?

- Chiếc đồng hồ này đắt gấp mấy chục lần Pônzốt. Mày lấy đâu ra tiền, hử ?

Nhụ ấp úng:

- Con bán tắc kè, bán mực khô, để dành được…

- Thôi, đừng dối trá nữa Ông bố đứng phắt dậy gõ trán suy nghĩ một lúc rồi đạp mạnh xuống ván thuyền:  – Thôi, đúng rồi! Chiếc đồng hồ này người ta quen gọi là đồng hồ thuỷ quân lục chiến. Chỉ bọn biệt kích, bọn giặc Mỹ mới dùng loại này. Đúng là mày đã tóm được thằng Mỹ bị bắn rơi hôm nọ, phải không? Cái con này thế mà giỏi – ông bố hạ giọng nhẹ nhàng – con giấu  nó ở đâu? Chẳng nuôi mãi nó được mà cũng không thể lấy nó làm chồng được đâu con ạ!

Nhụ cắn chặt hàm răng, mặt tái hẳn đi. Tính cô vốn gan lì, một phần do đã quá dạn đòn. Ông bố không chịu nổi sự im lặng quá lâu của Nhụ, lại dẫm chân thình thịch xuống ván sàn. Mắt ông chip chip, mái tóc rễ tre như rung ngược, giọng khản đục:

- Tao muốn nghe mày nói, mày kể lại xem thế nào, chứ tao biết thừa mày giấu nó ở đâu rồi. Cứ tưởng cái Hang Tắc kè của mày là bí mật, là an toàn, hử? Ngu lắm, con ơi! Thằng anh mày phơi thây ngoài chiến trường vì quân cướp Mỹ, mày biết chưa? Sao lại có thể nuôi  quả báo cái thằng giặc lái Mỹ đã giết hại biết bao người dân vô tội được hả con?

Nhụ sụp đổ, ngã vào lòng mẹ, oà khóc. Ông bố giận tím mặt, quát to:

- Mày không chịu giao nộp nó thì tao phải làm. Để người ta biết chuyện thì nhục lắm! Nhục lắm! đừng rống lên nữa. Nào đi!

Ông bố hùng hổ vung con dao cán dài chặt đôi cuộn thừng khoác lên vai và kéo buồm. Con thuyền quay hướng, lướt nhanh. Nửa giờ sau Tomy bị trói chặt như một con lợn. Họ khênh gã sang chiếc tàu hải quân đang rà phá thuỷ lôi. Gã sợ hãi tưởng như sắp bị xẻ thịt, cố đảo mắt tìm kiếm hình bóng người con gái đã cứu mình. Nhưng Nhụ đã bị nhốt trong khoang thuyền, đang khóc, đang căng mắt nhìn gã qua một lỗ nhỏ. Người ta chẳng cần biết gia đình Nhụ đã bắt được tên giặc lái này ở đâu, vào lúc nào. Khối người đang muốn ghi công, muốn được thăng cấp. Còn bố Nhụ thì: Tống khứ được thằng trời đánh ấy đi nhẹ cả người. Con thuyền quay buồm từ từ rẽ sóng ra khơi…

Trung uý An vơ rét là phi công Mỹ đầu tiên bị bắt sống ở Hạ Long ngày 5 tháng 8 năm 1964. Còn trung uý Tomy là phi công Mỹ cuối cùng bị đưa về Khách sạn Hintơn Hà nội. Nhưng anh ta lại được trao trả cho Hoa Kỳ đợt đầu tiên vì bị chấn thương não, luôn sợ sệt và hoang tưởng cần được chạy chữa sớm. Suốt một thời gian dài Tomy luôn sợ ánh sáng chói chang, chỉ ngồi câm lặng một mình bên ngọn nến. Dường như Tomy không còn nhớ gì ngoài câu chuyện : có một nàng tiên ở Vịnh Hạ Long đã cứu sống mình, ăn ngủ với mình như một sự dâng hiến thánh thiện. Đã nhiều lần Tomy gào lên: Hãy tìm nàng tiên Hạ Long về cho tôi !. Bố mẹ và bạn bè Tomy không ai tin câu chuyện ấy. Họ cho rằng Tomy hoang tưởng hoặc bị ám ảnh bởi giấc mơ trong lúc hôn mê. Họ phải cậy nhờ bác sỹ tâm lý Linda, vốn là bạn học từ thời niên thiếu chăm sóc Tomy. Chỉ mình Linda tỏ ra tin câu chuyện của Tomy. Cô đã dành cả tháng trời đưa Tomy đi du lịch tại vùng biển Bôtxtơn – nơi mà thời trung học cả hai đứa đều mơ ước sẽ có dịp rong chơi. Vào một đêm trăng mờ ảo, Tomy đòi được đi tắm biển cùng Linda. Cô ngần ngại, nhưng thấy ánh mắt rực sáng của Tomy, Linda hiểu không thể từ chối. Chưa bao giờ Linda thấy Tomy vui như thế. Tắm xong anh ta bế thốc Linda chạy đến đặt lên một phiến đá khá to và nhẵn dưới một lùm cây. Tomy nhẹ nhàng áp mặt vào bầu vú của Linda và nghẹn ngào:

- Em giống hệt cô ấy!

- Cô nào kia? Linda cười.

- Nàng tiên Hạ Long. Giống từ ánh mắt long lanh, nụ cười hiền dịu và cả thân hình kiều diễm…

- Thật ư? Chưa ai khen em như anh đâu. Anh biết nịnh đầm từ bao giờ thế?

- Thật mà… cái đêm hôm ấy… trăng cũng lạnh như đêm nay… nàng tắm cho anh, nàng để yên cho anh vuốt ve như thế này… Tomy hồn nhiên lướt nhẹ bàn tay mình lên bầu vú Linda. Cô nhắm mắt lại, mặc cho Tomy liếm lên da thịt mình. Sự lặp lại bản năng ấy chẳng dễ dàng gì đối với một anh chàng mất trí, nhưng rõ ràng Tomy đang vô cùng xúc động, vô cùng hưng phấn. Linda cảm nhận rõ rệt hơi thở hổn hển của Tomy. Cô hiểu mình cần phải vì Tomy, ít ra chỉ một lần này thôi, giúp anh trở lại với cuộc sống bình thường. Nhưng đâu phải chỉ một lần. Chính Linda sau cái đêm ấy đã cảm nhận được sức mạnh đàn ông trời phú cho Tomy gây nên ấn tượng thật kỳ lạ, khiến cô phải thèm muốn được ân ái mãi với anh. Tình yêu nhiều khi lại bắt nguồn từ một sự hi sinh đầy trắc ẩn. Thậm chí chỉ là một chút thương hại, một nghĩa cử nhân ái phải làm. Nhưng khoái cảm tình dục lại nâng bổng con người lên, trói chặt họ với nhau, thành vợ thành chồng.

Đám cưới Tomy và Linda được tổ chức khá linh đình. Báo chí ca ngợi Linda là Vị bác sĩ tâm lý giỏi nhất thời đại – Không những giúp Tomy phục hồi trí nhớ, tiếp tục vào đại học mà còn sinh cho anh một cậu con trai đầu lòng kháu khỉnh.

Cuộc sống êm đềm trôi. Tomy đã trở thành kỹ sư lắp ráp ô tô, Linda trở thành tiến sỹ sau khi sinh thêm một bé gái xinh xắn. Năm 1991 là một năm tồi tệ đối với cả nước Mỹ khi cuộc chiến tranh Vùng Vịnh xảy ra. Phong trào phản chiến lại sục sôi ở khắp các tiểu bang. Tomy xuất hiện trên truyền hình, nhắc lại những tội ác của người Mỹ ở Việt Nam và kêu gọi binh lính Mỹ không đến Vùng Vịnh, không thể chết vô ích trên những sa mạc Trung Đông. Ngày hôm sau Tomy lái xe đưa vợ con đi tham dự cuộc gặp mặt các cựu chiến binh chẳng may đã bị một chiếc xe tải như cố tình đâm thẳng vào xe mình. Linda và hai đứa con chết ngay, còn Tomy bị bắn ra vệ đường, ngất lịm. Quả là anh ta cao số. Được cứu sống, nhưng Tomy lại mất trí nhớ, lại lầm lũi trong bóng đêm xó nhà, leo lét bên ngọn nến câm lặng. Số phận đã xô đẩy Tomy vào những tình huống đau đớn tột cùng mà nếu không mất trí có lẽ anh đã tự sát. Cho mãi đến hôm cô em gái mang những hình ảnh Hạ Long về phát cho cả nhà cùng xem, Tomy bỗng reo lên như một đứa trẻ: Nàng tiên của tôi kia rồi!…

Khác với trước kia, bây giờ mọi người lại có vẻ tin vào câu chuyện của Tomy. Họ khuyến khích anh nên đến Hạ Long tìm lại nàng tiên của mình. Biết đâu anh còn một giọt máu lưu lạc. Khối người Mỹ ở Sài Gòn đã tìm được những đứa con lai, những người vợ bất đắc dĩ mà tốt số.

Tomy trở lại Hạ Long trong niềm phấn chấn, hăm hở của một người muốn đền trả ân tình, muốn giúp đỡ Nhụ, muốn được nhận con. Anh ta vẫn hi vọng, dù đã mất cả tuần tìm kiếm. Bằng giọng rất lễ phép, Tomy hỏi tôi:

- Ông là nhà văn, nhà báo đã sống ở đây lâu năm, biết nhiều chuyện, xin ông cố nhớ giúp xem có quen cô nào tên là Nhụ không? Có biết đứa bé lai nào sinh năm 1973 không?

Tôi thành thật đáp:

- Vùng đất này từng có những đứa trẻ lai Pháp, lai Tàu, lai Nga rồi lai Nhật… nhưng lai Mỹ thì chưa nghe ai nói đến.

- Hình như ông cũng không tin câu chuyện của tôi? – Tomy thở dài, giọng buồn bã – Nhìn mắt ông tôi biết.

- Trái lại tôi đang tưởng tượng, đang hình dung câu chuyện của anh. Dù thực hư thế nào, tôi cũng xin được chia xẻ với anh. Ngày mai chúng ta cùng đi tìm cái hang mà anh đã khắc tên mình và tên cô Nhụ. Rồi từ đó ta dò  hỏi về chủ nhân của hang ấy. May ra…

Hôm sau chúng tôi dùng xuồng cao su sục sạo khắp các hòn đảo phía ngoài vịnh Hạ Long, nhưng không thể tìm ra cái Hang Tắc kè, không hề thấy vách đá nào có khắc tên Tomy và Nhụ. Cứ như cái hang nhỏ đó đã biến mất hay chỉ là một huyền thoại thôi? Đến các xóm chài, hầu như chẳng có cô nào, bà nào tên là Nhụ, cho dù Chim, Thu, Nhụ, Đé là bốn loài cá đệ nhất của vùng biển này thì các ông bố bà mẹ thời cơ chế thị trường đều đặt cho con những cái tên nghe sướng tai hơn nhiều. Nào là Hồng, là Hoa, là Mai, là Tuyết, là Nga… Người ta cũng không hay biết gì về gia đình cô gái thuyền chài Hưng Thịnh đã bắt sống, đã cứu chữa cho một phi công Mỹ. Với lũ trẻ đó là chuyện cổ tích không có hậu.

Hôm chia tay rời Hạ Long, trở lại Hoa Kỳ, mắt Tomy rớm lệ, giọng thảng thốt:

- Vậy là nhà tôi tuyệt tự… Tôi bất lực rồi ! Cuộc sống đối với tôi bây giờ thật vô nghĩa. Chẳng còn ham muốn bất cứ thứ gì. Nếu tôi chết, được rắc một nắm tro hài cốt mình xuống Hạ Long. Không phiền phức gì chứ, thưa ông?

- Có lẽ không ! – Tôi hiểu tâm trạng bế tắc của Tomy, cố động viên, khích lệ: – Anh còn trẻ mà Tomy! Sẽ còn nhiều cơ may dành cho anh.

Tomy trầm ngâm nhìn ra những đảo đá loang loáng nắng chiều, giọng trầm đục:

- Tôi đã gặp quá nhiều may mắn, đã thoát chết trong gang tấc nhiều lần. Chẳng ai gặp may suốt đời được, chẳng ai có thể sống yên ổn được khi đã nhúng tay vào tội ác chiến tranh.  Ông sẽ viết lại câu chuyện của tôi chứ? – Mắt Tomy bỗng ánh lên một tia sáng – Đây là địa chỉ của tôi. Xin ông đưa vào câu chuyện để nếu ai biết gì mẹ con Nhụ… sẽ mách giùm tôi.

Nhận tấm danh thiếp, tôi hứa sẽ đăng tin tìm kiếm giúp Tomy và liên lạc với anh ngay khi có chút manh mối nào đó.

Năm tháng qua đi, câu chuyện của Tomy vẫn thường ám ảnh tôi, nhất là những đêm trăng lạnh, ngồi ngắm Hạ Long mờ ảo trong sương, tôi như mơ thấy bóng dáng Nhụ đang cười trên chiếc thuyền mủng chòng chành sóng. Nhưng tôi không có hứng thú viết thành chuyện, thành phim có lẽ vì tôi chưa biết kết thúc thế nào ? Mãi đến mùa thu năm ngoái, trên chuyến máy bay từ Paris về Hà nội, tình cờ tôi ngồi cạnh một ông già người gốc biển Hạ Long. Ông nói có biết gia đình cô Nhụ, biết cái Hang Tắc kè lắm phong lan và biết cả chuyện cô Nhụ đã ngủ với tên giặc lái Mỹ. Chắc hẳn ông già này không hoang tưởng, không nằm mơ.  Tôi tỏ ra nghi ngờ:

- Sao ông biết cô Nhụ đã ngủ với gã giặc lái Mỹ?

Ông già cười, rung chòm râu bạc:

- Có gì mà khôngbiết. Con gái thuyền chài quanh năm lênh đênh trên biển trai tráng đã ra trận hết, làm sao kiếm được một người tình đẹp trai, cao lớn lừng lững như thằng Mỹ ấy. Chúng nó ở với nhau trong hang năm sáu đêm, ngủ với nhau chục lần là ít. Nó không cho thằng Mỹ phát tín hiệu gọi trực thăng đến cứu là yêu nước lắm rồi ! Khối ả gặp như thế còn mong được bon Mỹ cẩu lên theo để đổi đời. Nó cần gì lập trường hở ông.

Ngừng lại một lát để thở và để nhớ, ông già thủng thẳng kể tiếp:

- Dạo đó hai nhà chúng tôi cùng trú trong một cái hang lớn. Tôi kém bố cô Nhụ hơn chục tuổi, nhưng là bạn rượu, ông ấy chẳng giấu tôi điều gì.

Sau tết Quý Sửu 1973, thấy cô Nhụ biếng ăn, lười việc suốt ngày nôn mửa, biết con mình đã có thai, ông bố điên lắm: Không thể để nó đẻ ra một thằng Mỹ mắt xanh mũi lõ được. Ông nhờ tôi tìm thầy lang Soạn cắt một liều thuốc bắc cực mạnh để tống khứ cái của nợ ấy đi. Cái cô Nhụ thế mà gan lì thật. Đã nhất quyết không chịu uống, lại còn hất cả bát thuốc xuống biển. Điên tiết, sẵn cái mái chèo trên tay, ông bố phang mạnh vào đầu con gái, hất cô lộn xuống biển. Cứ ngỡ nó giỏi bơi lặn sẽ tự nhoài lên. Nhưng chờ mãi chẳng thấy tăm hơi, bà mẹ cuống quýt lao xuống biển mò tìm rồi cũng chìm nghỉm nốt. Cứ như là có ma, có thần vậy. Đúng lúc ấy một cơn lốc ập đến, đẩy con thuyền đi băng băng, lao thẳng vào dãy núi đã lớn. Biển tối sầm. Chỉ nghe tiếng gào thét của ông bố chìm dần trong tiếng gió rít, tiếng sóng gầm.

Hôm sau tôi vớt được những mảnh ván thuyền có sơn chữ số 33 của nhà cô Nhụ trôi dạt vào. Chỉ còn biết thắp ba nén hương lên các mảnh ván ấy, cầu cho hương hồn nhà họ được siêu thoát. Nỗi kinh hoàng khiến tôi phải bán thuyền, đưa vợ con trốn sang Hồng Kông. Vợ tôi là người Hoa nên cũng dễ dàng định cư. Cuộc đời may hơn khôn, số phận là do tạo hóa sắp sẵn hết, chẳng khác được ông ạ! Hạ Long của chúng mình đẹp thật, thơ mộng thật, anh hùng thật, nhưng cũng chẳng thiếu những góc tối, góc khuất, những bi kịch lạ lùng. Đâu phải chỉ có bom đạn Mỹ và chất độc da cam mới gây nên đau thương tang tóc. Cứu nó đấy, nuôi nó đấy rồi cả nhà bị phân hóa, bị chết chìm. Sợ thật!

Khi câu chuyện này đến tay bạn đọc, Tomy cũng đã từ giã cõi đời. Nghe nói anh ta dùng ma tuý quá liều. Chẳng biết có ai rắc nắm tro hài cốt của Tomy xuống Hạ Long không?

Hạ Long – Hà nội 1996 – 2004

VKN

————————————————

(Nguồn : www.lexuanquang.org)
(*) – Cu li là con vật sống trong rừng, to bằng con chuột bạch (loại to). Lông vàng óng.  Lông Cu li dùng để cầm mắu rất hiệu nghiện. Cu li còn có tên khác: Con Xấu Hổ, bởi nó thường đưa chân lên che mặt, dân đi rừng căn cứ đặc tính này đặt tên khác cho Cu li ( LXQ chú bổ sung)

 

1 Phản hồi cho “Trăng lạnh”

  1. Cu Tý says:

    TRĂNG LẠNH.

    1.
    Trăng lạnh chốt canh sương đụn kín,
    Buốt lòng trống vắng lính cô đơn.
    Gió lay thông rú dỗi hờn,
    Tay em mười sáu chập chờn tình mơ.
    Dấu thù hận ngu ngơ mờ nhạt,
    Trăng lạnh hồn hoan lạc mộng say.
    Hoa niên chớm nở hé bày,
    Chim hoang vỗ cánh vờn bay vào đời.

    2.
    Trăng lạnh bởi tả tơi sương phủ,
    Đạn ru đêm giấc ngủ kinh hoàng.
    Phong trần phải kiếp chim hoang,
    Tan đàn rã nghé mây ngàn nổi trôi.
    Trăng cô lạnh bồi hồi uất nghẹn,
    Kiếp tù đày tủi thẹn vì sao.
    Mưa rừng gió núi cấu cào,
    Chập chờn ma ảnh thét gào bên tai.

    3.
    Trăng lạnh tái tê dần gan ruột,
    Hồn đọng băng giá buốt cơn mê.
    Nghiã tình cay đắng ê chề,
    Mơ hoa say mộng não nề tình lang.
    Kiếp gió bụi dậm tràng đày đoạn,
    Đất Tây Nguyên đỏ rạng tơ mao.
    Lạ sao nết Sở thói đào,
    Dạ Tần hồ tưạ ngọt ngào đẩy đưa.

    4.
    Trăng lạnh ưá lệ sương mờ nhạt,
    Hồn chợt lay ngơ ngác tỉnh cơn.
    Sáo diều khoan nhặt tan hờn,
    Tàn Thu Đông khép chập chờn nắng xuân.
    Trăng lành lạnh nhuận nhuần hơi ấm,
    Tình nước non nồng thắm thuận thuần.
    Máu Hồng xương Lạc nghiã thân,
    Đồng bào nhơn loại cũng gần như nhau.

    Trăng nồng trăng lạnh một màu !!!

Leave a Reply to Cu Tý