WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bài học về cuộc chiến Mỹ Việt và hiện nay ra sao?

Ông Barack Obama trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Australia, bà Julia Gillard, tại Canberra hôm 16/11. Ảnh: AP.

Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua tuyên bố “Washington không lo ngại ảnh hưởng ngày càng lớn của Bắc Kinh trên vũ đài quốc tế” nhưng người ta đặt ra câu hỏi một khi chiến sự xẩy ra giữa Mỹ và Trung quốc thì Trung quốc sẽ làm gì?

Những nhà quan sát quân sự quốc tế rất chú ý đến hội nghị hội nghị các nền kinh tế châu Á Thái Bình Dương tại thành phố Honolulu, không phải chỉ với các kết quả về kinh tế được thảo luận ở đây mà phần lớn họ nhìn về một tương laqi của sự đối đầu không thể tránh được nếu Trung quốc cứ hung hăng như hiện nay và Mỹ không thể nhịn được nữa vì quá giới hạn. Vậy kịch bản Trung quốc đối đầu với Mỹ họ sẽ làm gì?

Người ta ai cũng biết, trước đây Trung quốc thông qua viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam một cách hòa hiệp để chống Mỹ không phải xuất phát từ tình hữu nghị mà đó chỉ là cái cớ và khẩu hiệu đẹp lúc đó là “bẩy trăm triệu nhân dân Trung quốc là hậu phương vững chắc của nhân dân Việt Nam, môi hở rang lạnh v.v…” nó cũng giống như khẩu hiệu bốn tốt và 16 chữ vàng hiện nay nhưng cái lý do chủ yếu vẫn là họ muốn biến một Việt Nam thiện chiến do bị đẩy vào cuộc chiến tranh ái quốc và đương nhiên trở thành người lính xung kích để bảo vệ sườn phía Nam của mình. Cho nên, các nhà lãnh đạo Việt Nam lúc đó thừa hiểu điều này nhưng trong thế không thể cưỡng lại, không có sự chọn lựa nào khác hơn nên đã phải chấp nhận sự hy sinh to lớn về sinh mạng của những người lính, về xương máu để đổi lấy các viện trợ như nói ở trên.

Người lãnh đạo Việt Nam yêu nước lúc đó tuy không giám nói ra sự thật này nhưng trong suy nghĩ thẩm sâu ai cũng hiểu rằng Trung quốc đã lợi dụng mình và Việt Nam buộc phải chấp nhận để chờ cơ hội khác lớn hơn quyết định cuộc chiến và mối tình đó cũng đã phải chắm dứt thì đó chính là lúc Việt Nam vào những giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh, khi thấy xu hướng Mỹ sẽ thua trận, phải rút quân về nước, năm 1973 Trung quốc bắt đầu tính chuyện lợi dụng Việt Nam để mặc cả với Mỹ. Họ cam đoan với với Mỹ là sẽ thuyết phục Việt Nam phải để đại sứ quán của mình tại Sài gòn và sẽ có một sự hiệp thương với chính thể Việt Nam Cộng hòa dù là danh nghĩa để vớt vát uy tín của Mỹ sau hơn 30 năm dính sâu vào đây. Nhưng đến phút các xe tăng quân giải phóng tiến vào Sài gòn, các kênh liên hệ của Trung quốc với Việt Nam về vấn đề này không thành và phía Việt Nam đã không nghe, họ đã hiểu rất rõ dã tâm của Trung quốc nên quyết không dừng và vì thế sau cuộc chiến 1975 thì Trung quốc đã ra mặt đi đêm mặc cả với Mỹ là họ tấn công Việt Nam, dạy Việt Nam một bài học và đổi lại là Mỹ cho họ quyền ưu đãi tối huệ quốc buôn bán vào Mỹ miễn thuế. Đây là duyên khởi để có Thông cáo chung Thượng hải ngay sau đó giữa Richat Nixon và Chu Ân Lai được ký kết và dẫn cuộc chiến 1979 sau đó.

Trung quốc phát động tấn công trên khắp tuyến biên giới phía Nam vào Việt Nam và cuối cùng để chịu hủy hoại hơn 600000 thanh niên trẻ Trung quốc vô tội phải đổ máu trên chiến trường và đổi lại Việt nam cũng mất đi một số lượng sinh mạng gần tương tự, nghĩa là 550000 những người con yêu quý còn trẻ măng phải hy sinh trên chiến trường. Cái cuối cùng đạt được chính là Trung quốc được tự do buôn bán vào Mỹ và đây là thời kỳ nhẩy đồng của nên kinh tế nước này mà nay Hoa kỳ không thể ngăn cản nổi. Kinh tế mạnh không có nghĩa là Trung quốc chỉ lo tích lũy tiền trong kho mà cái quan trọng là họ đã tung ra những khoản tài chính khổng lồ để cho thế giới biết nước cờ chiến lược ngàn xưa cuả cha ông họ là: “quân tử trả thù mười năm chưa muộn”.  Người ta đã thấy họ đang miệt mài để  mài dao thật sắc trảm ai đây? Đó là một câu hỏi nghiệt ngã mà tự mỗi người có thể giải đáp.

Thực ra người ta tự đặt câu hỏi: nếu Mỹ không sân hận và ngã mạn, họ không tiến hành cấm vận Việt Nam thì chắn chắn có đủ cơ hội lớn để thể thương thuyết trực tiếp với Việt Nam để ngay sau đó hai nước thiết lập bang giao như hiện nay thì làm gì có cơ hội cho Trung quốc vươn mình lớn mạnh như hôm nay. Và bài học mượn tay Trung quốc đánh Việt Nam của Hoa kỳ đã không thành công, mà trái lại càng đưa vị thế của Mỹ xuống thấp chưa từng có và tự Mỹ đã là người dọn đường, làm thang đưa Trung quốc lên đỉnh cao vũ đài thế giới như hiện nay.

Người ta cũng đánh giá cao tầm nhìn sâu sắc, các nước cờ đang đi đúng hướng, sáng suốt và vai trò to lớn của ông chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang vừa qua liên tục công du các nước như Ấn độ, Nam Triều tiên, Philipine và các ký kết sau đó với các nước này cũng như chuyến đi của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng  hôm nay tại hội nghi cấp cao Aisan. Các cuộc thương thuyết của các vị này đã phủ mờ hoàn toàn giá trị chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng tới Bắc kinh vừa qua. Người ta cho rằng những ai ở Việt nam có tư tưởng thân Trung quốc nay đang tự thấy đơn độc, uy tín giảm sút nghiêm trọng và như trò chơi dao sắc trong tay vậy.

Mỹ không sợ Trung Quốc nhưng Trung quốc sẽ chơi bài gì với Mỹ?

Người ta ai cũng thấy cũng giống như việc đại nhẩy vọt về sản xuất tạp phế lù hàng hóa đủ loại để tung ra thị trường thế giới làm giầu nhanh chóng thì về quân sự Trung quốc cũng lại sản xuất đủ các loại vũ khí từ hỏa tiễn xuyên lục địa mang đầu đạn hạt nhân, phóng vệ tinh quân sự liên mien ra khoảng không để theo dõi các cường quốc hoạt động quân sự cho đến mua máy bay, tầu chiến, tầu ngầm hiện đại nhất nhưng cái chính là họ đã lấy cắp những khoa học hiện đại nhất của Nga, Mỹ và các nước bằng đủ mọi mánh khóe, mọi cách thức để trang bị cho quân đội mình.Một mặt họ chìa tiền cho Mỹ vay hay đầu tư sâu hơn vào thị trường béo bở này nhưng lại là để nuôi các tham vọng lớn hơn là một ngày không xa vượt Mỹ và nếu cần không thương tiếc mà trảm Mỹ. Nhưng trảm bằng cách nào? Họ định lập lại bài học không thành khi xưa đó là lấy Bắc Triều tiên làm người lính tiên phong đối chọi với Mỹ và khi hai kẻ đụng đầu lieu siêu họ ra mới rat ay trảm Mỹ. Trung quốc rất chú ý đến những động thái hiện nay của Hoa kỳ. Cụ thể là họ rất chú ý tới việcTổng thống Mỹ bay sang Australia hôm qua để gặp Thủ tướng Julia Gillard và hai nhà lãnh đạo đã ký kết thỏa thuận an ninh mới với Australia tại thành phố Canberra hôm qua. Theo thỏa thuận, Mỹ sẽ đưa thêm nhân lực và thiết bị tới Australia, đồng thời Washington cũng được phép thuê thêm nhiều căn cứ quân sự của Canberra, AP đưa tin. Ông Ôn Gia Bảo đã nói thẳng thừng là họ theo dõi các diễn biến đáng lo ngại này của việc Mỹ thực sự muốn quay lại Đông Năm Á Thái Bình dương.

Mỹ đúng phải trở lại vì các chính sách sai lầm đưa quân vào Afganitan, I-rắc nhưng đổi lại là sự tổn thất kinh khủng về sinh mạng và kinh tế trong khi Đông Nam Á là cả một tương lai lơn của Mỹ họ lại bỏ qua.  Vì thế, chính quyền hiện nay ở Mỹ đã nhìn nhận thấy điều này và việc ông Obama đã đưa quân trở lại Úc và toorchuwcs các hội nghị lớn hiện nay là một bước đi rất quan trọng và rất cần thiết. Ông Obama bình luận rằng thỏa thuận mới là “quan trọng” bởi nó thúc đẩy hợp tác giữa hai nước. Giới chức Mỹ tỏ ra thận trọng khi nói rằng thỏa thuận không phải là nỗ lực duy trì sự hiện diện lâu dài của quân đội Mỹ trên lãnh thổ Australia.Trong cuộc họp báo chung với bà Gillard, ông Obama không đưa ra câu trả lời cụ thể khi các phóng viên hỏi rằng thỏa thuận an ninh giữa Mỹ và Australia có phải là công cụ để ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc hay không. Nhưng ông khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục gửi một thông điệp rõ ràng: Trung Quốc cần phải gánh vác những trách nhiệm của một cường quốc trên thế giới.“Điều quan trọng là Trung Quốc phải hành xử theo luật”, ông nói.Ông chủ Nhà Trắng cũng nhấn mạnh rằng Mỹ không sợ sự trỗi dậy của Trung Quốc.“Tôi nghĩ nhiều người đã mắc sai lầm khi quan niệm rằng Mỹ sợ Trung Quốc và muốn ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc”, ông phát biểu.  Phải chăng các nhà lãnh đạo Hoa kỳ đã hiểu thấu tim gan đường đi nước bước của Bắc kinh? Người ta cho rằng Hoa kỳ đã nhìn thấy nhưng trong thế giới quan của người Mỹ, cách nhìn Mỹ mà điều này từ xưa đến nay và vẫn có nhiều lệch lạc nhiều khi còn sai nữa như bài học từ chiến tranh Việt nam và cuộc chiến đầy mất mát hiện nay ở I-rắc và Afganitan v.v…

Về Trung quốc thì sao? Họ đang mài dao sắc để sau lưng và hầy người khác ra đối đầu với Mỹ.

Bắc Kinh phản ứng ngay lập tức sau khi Mỹ ký kết thỏa thuận an ninh với Australia. Ông Lưu Vi Dân, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho rằng Washington và Canberra nên thảo luận xem thỏa thuận có phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng quốc tế hay không mặc dù ông Ben Rhodes, cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng, đáp lại rằng thỏa thuận không những hợp lý, mà còn đáp ứng yêu cầu của nhiều nước trong khu vực. Những nước này muốn Mỹ tăng cường hiện diện tại châu Á-Thái Bình Dương.

Nhưng điều mà người Việt Nam đã nhìn thấy đó là nếu cuộc chiến xẩy ra giữa Mỹ và Trung quốc thì Trung quốc sẽ đẩy Bắc Triều tiên vào vị trí xung trận để tấn công Mỹ mà họ ngồi đó khoanh tay nhìnvà khi Mỹ siêu điêu, đến lúc đó Trung quốc sẽ đưa nhát dao quyết định mà trảm thầu Mỹ, đó là điều chắc chắn.

Trung quốc biết rất rõ người Bắc Triều tiên rất tài giỏi trong phát minh khoa học nhất là về kỹ nghệ quân sự và họ phản ứng rất kinh khủng khi bị đưa vào đường cùngnên các thứ vũ khí đang có trong tay như hỏa tiễn, pháo các tầm, thậm chí nếu như họ thực sự có hỏa tiễn mang đầu đạn hạt nhân tầm xa như người ta vẫn đàm tiếu thì nhất định khi cần thiết họ chẳng tiếc mà đem xử dụng không khoan nhượng, chẳng hề chùn tay. Bài học cho thấy mấy chục năm qua Mỹ và Nam Triều tiên, Nhật không thể chặn tay họ trong các phát minh khoa học quân sự hiện đại mà trái lại, trong gian khó, bị cấm vận tới nghiệt ngã thì lại càng thối thúc họ phát minh ra các thứ vũ khí nguy hiểm hơn, hiện đại hơn mà lần nào họ đem chơi thì Mỹ và Nam hàn đều đau điếng. Vụ đánh tầu chiến hiện đại nhất của Nam hàn vừa qua và vụ thử thủy lôi chống ngầm hôm qua đã chứng minh điều này. Bắc Triều tiên không phải không biết họ đang bị Trung quốc lợi dụng họ nhưng cái khó là chính Mỹ và Nam hàn đã không biết tách họ ra khỏi ảnh hưởng này đề hòa hoãn đi đến hòa bình hai miền Nam Bắc Triều tiên và tập trung vào con hổ sám Trung quốc đang lớn mạnh hàng ngày này. Vì thế, người ta cho rằng hơn lúc nào hết, Mỹ nên khôn ngoan hòa giải với Bắc Triều tiên để cô lập Trung quốc. Đó là thượng sách trong bàn cờ hiện nay. Đúng là các cường quốc đang nhìn và giơ tay để ấn huyệt nhau.  Hãy chờ xem.

Ngày 10 tháng 11 năm 2011.
© Nguyễn Hoàng Hà

© Đàn Chim Việt

542 Phản hồi cho “Bài học về cuộc chiến Mỹ Việt và hiện nay ra sao?”

  1. Hải Đăng says:

    Quan chức VN nên đọc và suy nghĩ:

    (9.12.2011) – báo Tia Sáng – Ông Gary Locke, tân Đại sứ Mỹ ở Trung Quốc, đã tạo ra cơn sốt trong dư luận đất nước có 1,3 tỷ dân này ngay từ hôm ông tới sân bay Bắc Kinh về cách hành xử của ông. Họ ngạc nhiên rồi chân thành ca ngợi ông hết lời, và nhân dịp này họ so sánh ông với các quan chức nước mình khiến ông ngạc nhiên và giới quan chức Trung Quốc khó chịu.

    Vì sao có chuyện như vậy?

    Hôm 13/8, Gary Locke, một người gốc Hoa 100% đem theo vợ con đến Bắc Kinh nhậm chức. Trang mạng Chính Nghĩa hôm ấy đưa tin: Khi ông ra khỏi sân bay, người ta thấy vợ chồng ông cùng 3 người con, trừ cô út 6 tuổi ra, tất cả đều khệ nệ tay xách nách mang hành lý, chẳng thấy nhân viên nào xách giúp. Tới bãi đỗ xe, ông dẫn cả nhà lên chiếc xe 7 chỗ, chứ không lên chiếc xe con có cắm cờ Mỹ dành riêng cho Đại sứ.

    Dăm ngày sau, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden chính thức đến thăm Trung Quốc. Trưa hôm 18/8, sau khi hội đàm với lãnh đạo Trung Quốc xong, ông Biden cùng cô cháu gái được Đại sứ Gary Locke dẫn đến ăn trưa tại một cửa hàng ngoài phố. Ông Biden từ chối lời mời vào phòng ăn riêng mà ngồi lẫn với các thực khách Trung Quốc tại phòng lớn. 5 vị khách Mỹ gọi 5 bát mỳ (45 Nhân dân tệ, 1 NDT đổi hơn 0,15 USD hoặc hơn 3.000 VNĐ), 10 bánh bao (10 NDT), một đĩa dưa chuột (6 NDT), 1 đĩa sơn dược trộn đường (8 NDT), 1 đĩa khoai tây chiên (6 NDT) và 2 chai Coca-cola (4 NDT), tất cả hết 79 NDT. Họ vừa ăn vừa thoải mái trò chuyện với các thực khách người Trung Quốc ngồi gần. Ăn xong, ông Biden rút ví lấy tờ 100 NDT (300.000 VNĐ) trả ông chủ, và không lấy tiền thừa, coi đó là tiền thưởng theo thói quen của người Mỹ. Ông còn xin lỗi các thực khách Trung Quốc và xin lỗi chủ cửa hàng là đã làm phiền họ (vì khiến nhiều người qua đường tò mò xúm vào xem).

    Một số người Trung Quốc đã lấy điện thoại di động ra chụp ảnh cảnh bữa ăn và tung ảnh kèm thực đơn lên mạng. Lập tức hàng chục nghìn người truy cập tin này và tiếp tay truyền đi. Người ta đua nhau bình luận và không quên liên hệ với thói quan dạng, kênh kiệu, xa hoa lãng phí của các quan chức nước mình.

    Phản ứng của giới chức Trung Quốc

    Sự việc ngày càng có nhiều người Trung Quốc tham gia dàn hợp xướng ca ngợi tác phong “giản dị, liêm khiết, gần dân” của vị Đại sứ Mỹ, đồng thời chê trách giới quan chức bản xứ đã làm cho không ít vị khó chịu tới giận dữ. Và khi không chịu được nữa, giới quan chức đã lên tiếng trên hai tờ báo lớn.

    Ba ngày sau khi Gary Locke đến Bắc Kinh, bản điện tử Quang Minh Nhật Báo (báo lớn thứ hai ở nước này) hôm 16/8 đăng bài Cảnh giác với chủ nghĩa thực dân mới do Gary Locke đem lại. Bài báo gọi tác phong thanh liêm của Locke là “chủ nghĩa thực dân mới kiểu Mỹ”, và tỏ ý e ngại quan chức Mỹ sẽ “cướp mất” lòng dân Trung Quốc, lên án Mỹ có dụng ý bỉ ổi “lấy người Hoa trị người Hoa”, kích động sự rối loạn chính trị ở Trung Quốc. Nhưng cuối cùng bài báo lại than thở: “Nếu Đảng CSTQ không thể chủ động tự giác diệt trừ vi-rút quan liêu để giữ cho mình khỏe mạnh, thế thì chẳng khác gì để Gary Locke cướp mất lòng dân ta!”

    Thời báo Hoàn Cầu (phụ trương của Nhân dân Nhật báo) ngày 22/9 đăng xã luận dưới tít Mong Gary Locke làm tốt (nhiệm vụ) Đại sứ ở Trung Quốc, cảnh cáo không chút khách sáo: “Sự quan tâm mà Gary Locke nhận được (từ dư luận Trung Quốc) đã vượt xa vai trò một Đại sứ nên có”, chỉ trích ông dùng cách trình diễn bộ mặt liêm khiết để can thiệp dư luận Trung Quốc, làm tăng sự hiểu lầm và nghi ngờ giữa hai nước. Tác giả nhắc nhở: cái giá bảo đảm an ninh cho Phó Tổng thống Mỹ Biden ăn bữa mỳ ở một quán ăn đầu đường xó chợ Bắc Kinh còn cao hơn nhiều lần khi ông chén các món sơn hào hải vị trong nhà khách chính phủ. Bài báo còn răn dạy các cơ quan truyền thông Trung Quốc “nên có thái độ tự trọng” khi đưa tin về sự liêm khiết của Gary Locke.

    Dư luận xã hội

    Có điều không ngờ là hai bài báo trên đã gây phản tác dụng tai hại. Dư luận nước này nhao nhao hỏi: Vì sao tác phong của quan chức Mỹ lại “chạm thần kinh” quan chức Trung Quốc?

    Một nhà báo viết: Phó Tổng thống cùng Đại sứ người ta cả đoàn 5 người ăn bữa trưa hết có 79 NDT, trong lúc mấy vị “đày tớ dân” cỡ tép riu của Hội Hồng Thập Tự chúng ta nhậu một bữa trưa hết hơn chục nghìn NDT thì được coi là chuyện bình thường. Thử hỏi ai sai ai đúng mà Thời báo Hoàn Cầu đổi trắng thay đen viết bài như vậy? Khó lắm mới có một vị Đại sứ huyết thống Trung Quốc đến nước ta, lại có tác phong liêm khiết như thế, điều đó đáng quý lắm chứ, cớ sao chúng tôi không xúc động?

    Một luật sư Bắc Kinh nói bài xã luận ấy phản ánh lối tư duy của quan trường Trung Quốc. Tác phong bình dân của Gary Locke vốn dĩ là chuyện cực kỳ bình thường ở nước Mỹ, nhưng ở Trung Quốc lại trở thành lạc loài (ling lei). “Quan chức chính phủ Mỹ hoặc Trung Quốc đều sống bằng tiền đóng thuế của dân, lẽ ra phải gần dân, phải bình dân hóa chứ” – ông này nói. Trong cuộc họp báo hôm 13/9 tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (họp ở Đại Liên, Trung Quốc), Gary Locke cũng nói đi máy bay hạng ghế phổ thông là quy chế chung từ năm 2010 của quan chức Mỹ, kể cả thành viên chính phủ.

    Trước sức ép dư luận, bài viết trên mạng Quang Minh Nhật Báo đăng được vài hôm đã phải gỡ xuống.

    Nhân dịp này truyền thông Trung Quốc moi móc ra lắm chuyện kỳ quặc về tác phong của quan chức nước này.

    Tạp chí Tân Thế kỷ đưa tin một huyện nghèo ở tỉnh Hồ Bắc bỏ ra 800.000 NDT (120.000 USD hoặc 2,4 tỷ VNĐ) để thết đãi mấy quan chức cấp tỉnh về huyện làm việc 20 ngày. Một người kể: một quan chức cấp Sở tỉnh Tứ Xuyên đến thăm nơi xảy động đất ở huyện Vấn Xuyên, trước khi đến cảnh sát phải dọn sạch hiện trường!

    Mạng Đông Phương cho biết mới đây Cục Kiểm toán thành phố Hải Môn cử 24 cán bộ tiếp 15 quan chức Tứ Xuyên đến công tác 2 ngày 2 đêm, thời gian làm việc hết có 4 tiếng đồng hồ, còn lại là ăn nhậu, chơi bời, quà cáp, tốn hơn 100.000 NDT (300 triệu VNĐ).

    Báo chí nước ngoài cũng lấy làm lạ trước phản ứng của dân Trung Quốc đối với tác phong sinh hoạt của Gary Locke. Báo The Christian Science Monitor đăng bài dưới tít Vì sao người Trung Quốc say mê Đại sứ Mỹ Gary Locke như vậy? (Why China seems so fascinated by US Ambassador Gary Locke?) Bài báo cho biết Tuần báo Kinh tế Trung Quốc đưa tin ông Gary Locke cùng gia đình xếp hàng như mọi người khác, chờ hơn 1 giờ để lên xe cáp treo thăm Vạn Lý Trường Thành mà không đòi hỏi ưu đãi nào. Và nhà bình luận của báo này nói công chúng Trung Quốc say sưa bàn chuyện ấy chủ yếu vì vị Đại sứ này tuy có khuôn mặt người Trung Quốc nhưng cách hành xử lại rất “không Trung Quốc”. Bài báo viết: Tại Trung Quốc, nơi dân chúng bức xúc vì “quan chức tham nhũng thành bệnh kinh niên”, hành vi khiêm nhường giống hệt một người bình thường của Gary Locke như làn gió mát giúp ông khi vừa tới Bắc Kinh đã được công chúng khen ngợi.

    Dù ai nói gì đi nữa, Gary Locke với diện mạo một người Hoa chính cống, da vàng, tóc đen, mắt đen đã trở thành vị Đại sứ Mỹ thành công nhất ở Trung Quốc. Hình ảnh Gary Locke vai đeo ba lô, tay xách túi laptop, điện thoại di động giắt ngoài quần, dùng phiếu mua hàng giảm giá xếp hàng mua cà phê đã làm dân Trung Quốc hả hê khoái chí ca ngợi, tạo ra cơn sốt dư luận chưa từng thấy.

    Nguồn: Báo Tia Sáng

    • NGÀN KHƠI says:

      DÂN CHỦ VÀ NHÂN CÁCH CÁ NHÂN CON NGƯỜI

      Chuyện ông Gary Locke, vị tân đại sứ Mỹ đến Trung Quốc nhậm chức trong một phong cách hoàn toàn bình dân, giản dị chẳng có gì lạ lủng cả. Đó là tính cách chung của những người có học ở những nước phương Tây hay ở những quốc gia tự do, dân chủ. Họ hiểu biết nên họ tôn trọng xã hội, tôn trọng mọi người. Họ hiểu biết nên họ thấy mọi người đều hoàn toàn có quyền tự do và bình đẳng. Như thế đó thì họ cũng chỉ là một cá nhân trong xã hội con người, có gì đâu quan trọng hay hợm hĩnh, cho dầu họ là một đại sứ của một nước lớn đến làm việc, phục vụ quốc gia mình trong một nước khác. Vậy mà điều này trở thành một sự kiện lạ trong xã hội Trung Quốc nếu hình ảnh được nêu trên là thật sự khách quan và đúng sự thật. Đó chính là sự khác nhau trong văn hóa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc, nếu nói được như thế. Văn hóa chính trị tự do dân chủ đúng nghĩa hoàn toàn khác hẳn với văn hóa chính trị của sự quyền lực và quan liêu. Mọi công chức trong nhà nước dân chủ tự do đều chỉ là người làm thuê cho quốc gia và xã hội. Trong khi đó các quan chức ở những nước quan liêu đều có thể có tác phong như những vị vua quan. Được giao trách nhiệm hay trách vụ, thật sự khác hẳn với việc giao quyền. Người nhận lãnh trách nhiệm, phận sự, thì làm việc với tinh thần tôn trọng pháp luật, tôn trọng xã hội, tôn trọng con người. Người cảm thấy mình được giao quyền thì chỉ biết có quyền, trở thành kẻ làm quan (dù mọi từ ngữ bề ngoài có khác nhau), kẻ tỏ ra ta đây, tự đắc, bày tỏ cương vị, quyền hành, hay niềm kiêu hãnh riêng nào đó của mình. Văn minh chính trị rõ ràng là văn minh đức hạnh, hay văn hóa trách vụ, trong ý nghĩa vụ phục vụ xã hội, nên thật sự không thể là văn minh, văn hóa theo kiểu chính trị kiểu quyền lực, cốt chỉ nhằm phục vụ quyền lợi, quyền hành, quyền lực của giới lãnh đạo, của cấp trên, cũng như của các đặc quyền và những lợi lộc cá nhân riêng của mình. Dân chủ và nhân cách rõ ràng đi đôi với nhau. Phi dân chủ và phi nhân cách rõ ràng cũng đi đôi với nhau. Các giai thoại tương ứng hay tương tự theo những kiểu cách này trong dân ở những xã hội khác nhau như đã nói trên, từ xưa nay vẫn được biểu hiện thường xuyên trong đời sống thực tế mà không phải mọi người đều không biết. Các ý nghĩa về truyền thống, giáo dục, tuyên truyền chính trị kiểu phục vụ quyền lực, và phong cách giáo dục, truyền thông kiểu thật sự khách quan và dân chủ tự do đúng đắn, cũng hoàn toàn là hậu quả, hay nguyên nhân của mọi sự kiện có liên quan, giống như thế.

      NON NGÀN
      (09/12/11)

    • Bần-Nông says:

      Đó là cách sống “thoáng” của người phương Tây. Còn rất nhiều chuyên mà ít người Việt mình chưa nghe thấy, như thủ tướng Anh, David Cameron, đi nghĩ hè với giá rẽ (ngồi chờ máy bay như mọi người), đi chợ bống con & sách đồ cho vợ muốn gảy tay. Các tỉ phú như Bill Gates vì ko muốn tốn 20 đống (cảm thấy ko đáng) gởi xe ở gần nơi họp, mà đậu xe nơi công cộng đi bộ lại chỗ họp vài trăm mét. Vợ chồng Warren Buffett nay vẫn còn sống tại căn nhà lúc ông hàn vi tại bang Nebraska. Tỉ phú Anh vẫn còn chạy xe củ mua lại của người (secondhand car)…vv… Trong khi Warren Buffett dám cho hội từ thiện 33 tỉ USD.

      Còn VN thì sao? Mới làm chức xã thôn thôi mà người dân phải “bẩm quan, bẩm ông”, kẻ hầu người hạ đầy, đi đâu thì tiền hô hâu ủng. Làm chức lớn hơn thì sẽ như thế nào? Nó làm mình nhớ đến câu của Tú Xương: “Xu hào rủng rỉnh máng ngồi xe” hay cuốn “Trưởng giả học làm sang”. Chừng nào người Việt bỏ được những tính đó, thì dân trí mới khá được.

      Rất tội cho dân Việt chúng ta, đất nước xảy ra chiến tranh triền miên. Khi hòa bình thì bị quan chức bóc lột tận xương tủy. Cho nên có những người vì chạy theo đống tiền, miếng ăn, manh áo, thú vui vật chất mà bán rẽ tư cách & nhân tính của mình.

      Cũng có thể vì dân mình đói quá, cho nên chữ “ăn” đã thể hiện trong văn hóa Việt 1 cách rất rõ ràng. Thí dụ như “ăn” gian, “ăn” lận, “ăn” quịt, “ăn” hối lộ, “ăn” cướp,…vv… Các bạn có thấy vậy ko? Thân ái.

  2. Trung Kiên says:

    BBC Luân Đôn vừa đưa tin:

    Việt Nam mua thêm 2 chiến hạm Gepard!

    Bản tin viết…”in cho hay Việt Nam vừa ký hợp đồng mua thêm hai chiến hạm Gepard của Nga để nâng cao năng lực hải quân.
    Hãng thông tấn Nga Interfax đưa tin từ Triển lãm Hàng hải và Hàng không Langkawi, Malaysia, nói hợp đồng thứ hai này được ký tại chính nơi triển lãm với tập đoàn xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga Rosoboronexport.”

    Hoan hô VN đã tăng cường vũ khí tối tân để có khả năng đương đầu với địch khi hữu sự.

    Tuy nhiên, nhiều vũ khí tối tân mà không có ý chí và lòng quyết tâm thì chưa hẳn đã làm cho “kẻ thù” kiêng nể!

    Điều đáng làm và phải làm ngay là… nung nấu ý chí và tinh thần yêu nước của nhân dân. Nếu không có được “ưu điểm” này, mà chỉ…khoe nanh, múa vuốt…thì vẫn không thể che dấu được điểm yếu là cái “hèn” của mình!

    Mong những người lãnh đạo VN hãy lưu điểm này!

  3. Bần-Nông says:

    Tôi ngở là chỉ có mình “chậm tiêu” thôi, nhưng khi lên diễn đàn nầy thì thấy rất nhiều bạn còn “chậm tiêu” hơn tôi nữa. Post cho thật nhiều, thật dài mà chẳng chứng minh được VN là “KHÔNG HÈN”. Các bạn có đi hết 5 châu 4 bể, lê lết trên các cuộc hội thảo & diễn đàn, rồi “chổng mông” gào to lên là TQ thế nầy thế nọ, thì cũng ko đuổi được TQ ra khỏi biển Đông VN được. Nếu nói VN “KHÔNG HÈN” thì VN đã làm được điều gì tôi đề cập phần dưới chưa???…

    Chừ nói thêm chuyên nầy cho các bạn biết nữa. Theo sự dự đoán (estimation) của các nhà phân tích về biển Đông (ko phải người Việt), thì hàng ngày (xin nhấn mạnh là hàng ngày) có khoảng 500 tàu cá TQ hoạt động trong vùng biển VN chạy dài từ Hoàng Sa xuống Trường Sa & có sự bảo vệ của các tàu hải giám TQ. Nếu VN “KHÔNG HÈN” thì ra nắm đầu mấy tàu đó vào đưa ra tòa như Philippines đang làm với ngư dân TQ, khi họ xâm nhập trái phép lãnh hải của họ. Và nếu VN làm được những điều nầy tôi mới sợ, chẳng những sợ mà còn phục nữa.

    Còn bài viết & 1 số bài các bạn post lên diễn đàn nầy, làm tôi có cảm tưởng rằng trên thế giới nầy chỉ có VN thôi. Nước nào cũng thương & muốn giúp đỡ VN cả. Chứ các bạn đâu biết rằng trên trường quốc tế, VN được xem như tên ăn mày. Đi đâu cũng xin xỏ & xin trợ giúp cả. Vay mượn hết đầu nầy lại đến đâu kia (buồn). Nay ko trã nổi nên bị họ đưa ra tòa, và chuyện chưa biết ngã ngủ ra sao?

    Nói cho các bạn biết, nếu TT Ngô Đình Diệm còn sống, thì VN sẽ có hạng ở Đông Nam Á (ĐNA) lắm, chứ ko “èo ọt” như bây giờ. Lúc đó xuất khẩu lúa gạo & hải sản đứng đầu ĐNA (công nghiệp lúc đó chưa có nhiều). Thái Lan, Mã Lai, Miến Điện, Nam Dương, Phi Luật Tân chỉ là những con “vịt đẹc” chạy lúp súp theo sau mà thôi. Ngày đó, người dân ăn gạo hạt dài (như nàng hương, móng chim, vv) mà thôi, chứ gạo ngắn hạt như gạo ngang thì đời nào họ nhìn tới (những thứ nầy chỉ dùng cho xuất khẩu mà thôi). Buổi ăn thịt cá đầy đủ. Hãy xem cuộc sống người dân thời đó, tôi nói phần dưới. Chào thân ái

    • Trung Kiên says:

      Trình độ đối thoại phải xuất phát từ tư tưởng, suy nghĩ và tri thức, chứ không phải chỉ post những bài báo nói chung về Biển Đông hay sự hợp tác của VN với các quốc gia khác! (đây chỉ là cách xả rác để che lấp sự dốt nát của mình)!

      Hợp tác cũng tùy theo từng vu việc, cần phải tỉnh táo, nâng cao khả năng, nhận thức…nếu không thì sẽ bị lạm dụng, mà sự hợp tác giửa TQ và VN là một điển hình!

      Đã một thời có rất nhiêu bài viết ca tụng sự hợp tác giữa TQ và VN, ngợi ca tình đồng chí, tình anh em giao hảo thắm thiết như RĂNG với MÔI…với 16 chữ vàng và 4 Tốt…

      Ôi cao quý thay (sic)…Trong khi VN cắm cúi tin tưởng vào những lời hứa hẹn trên mây thì TQ âm thầm chiếm đất, lấn biển và đục tới sát sân sau của VN. Nếu không có vụ TQ tham quá…cắt cáp của tầu Bình Minh và Viking 2 của VN..thì nhà nước csvn vẫn còn đang mớ ngủ, và nhân dân VN đã không thể biết được chuyện này….

      TQ thì luôn la lớn cho thế giới biết rằng…Hoàng Sa, Trường Sa là của TQ (sic) và trưng ra cả bản đồ biển (mới toanh), thì VN vẫn dấu kín những Hiệp Định biên giới năm 1999 và HĐ Biển đảo năm 2000 (ký với TQ) như mèo dấu kít!!!

      Những ai là người VN yêu nước mà không cảm thấy đau lòng…Chỉ những đứa trẻ chưa biết suy nghĩ, hay những kẻ trí lùn, trí đụn mới không biệt nhục và nhắm mắt là ngơ!!!

      • Bần-Nông says:

        Bạn Trung-Kiên thân mến,

        Những điều bạn nói nó bắt đầu xảy ra từ khi có ĐCSVN chào đời cho đến nay. Có những người CSVN lý tưởng hóa chủ nghĩa CS & tin tưởng sẽ đi đến thế giới đại đồng, cho nên họ mới bị các đảng CS đàn anh lợi dụng, mà dân tộc VN bị thiệt hại nặng nề ko ngóc đầu lên được. Như bạn thấy vụ nhân văn giai phẩm, công hàm Phạm V Đồng là những thí dụ. Và ngày nay còn có thêm 16 chữ vàng, 4 tốt, & 3 kiên trì (cái nầy mới) nó kềm hảm ĐCSVN ko thoát vòng ảnh hưởng của họ.

        Ko biết bạn có để ý điều nầy ko? Khi người CS còn đương quyền thì họ ko có hành động & tuyên bố chống đối hoặc cải cách gì cả, nhưng khi họ nghỉ hưu rồi thì tuyên bố chống đối & cải cách lung tung. Tại sao lúc đương thời họ ko làm vậy?

        Xin đưa ra các câu nầy để kết thúc ý của mình. TBT đảng CS Nam Tư Milovan Djilas nói : “20 tuổi mà không theo CS, là không có trái tim, 40 tuổi mà không từ bỏ CS là không có cái đầu.” & cố Tổng thống Nga Boris Yeltsin nói : “CS không thể nào sửa chửa, mà cần phải đào thải nó.”

        TB: Vì mến các bạn, nên tôi góp ý trên diễn đàn nầy hơi nhiều :-). Thành thật cám ơn BBT ĐCV rất nhiều. Chúc tất cả các bạn cùng BBT ĐCV luôn vui, khỏe, & vạn sự may mắn trên con đường dân chủ hóa VN.

      • Trung Kiên says:

        Cám ơn góp ý của bạn Bần-Nông

        Thiển nghĩ, trong hoàn cảnh đất nước hiện nay, rất cần tiếng nói của những người VN còn quan tâm đến đất nước… càng nhiều bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, vì thế ĐCV.Info rất cần những tiếng nói như Bạn!
        (Tôi tin rằng BBT cũng đồng quan điểm với tôi ở điểm này)

        Những câu nói mà Bạn post lên đây…

        1) “TBT đảng CS Nam Tư Milovan Djilas nói : “20 tuổi mà không theo CS, là không có trái tim, 40 tuổi mà không từ bỏ CS là không có cái đầu.

        2) Cố Tổng thống Nga Boris Yeltsin nói : “CS không thể nào sửa chửa, mà cần phải đào thải nó.

        …là tiếng chuông cảnh tỉnh “rất cần thiết” cho những người còn u mê, trí lùn…đang sống trong ảo tưởng của “Thiên Đường Mù” (Cộng Sản) ! (Thiên Đàng Mù là tựa đề của bà DTH)

        Tin mới nhận được; Chủ tịch VN thăm thác Bản Giốc

        Theo bản tin thì:…”Tranh chấp với Trung Quốc về thác Bản Giốc bắt đầu từ những năm 1974-1975 nhưng lên cao vào năm xảy ra cuộc chiến biên giới 1979.
        Cơ sở để chia đôi phần thác chính là việc tính mốc bắt đầu từ cột mốc 53 cũ được dựng lên từ cuối thế kỷ 19 sau khi người Pháp và Nhà Thanh ký kết hiệp định phân chia biên giới.

        Sự chia sẻ thác Bản Giốc được thống nhất như một phần của “gói thương lượng” gồm thác này và bãi Tục Lãm trên tinh thần mà chính phủ Việt Nam nói là “hiệp thương hữu nghị thẳng thắn“.

        Để xem ông Trương Tấn Sang sẽ nghĩ và nói gì về sự mất mát này của VN?

        Đúng như Bạn nói… bắt đầu xảy ra từ khi có ĐCSVN chào đời cho đến nay nó đã gây nên bao nhiêu di hại cho Việt Nam, không chỉ mất đất, mất biển, mà còn tạo ra một xã hội đầy bạo lực và dối trá!

        Bấm vào đây đọc để thấy;

        Tội ác xã hội chồng chất, con giết cha, chồng giết vợ…

        Đọc những bản tin trên đây mà không khỏi rùng mình!…Thế mà vẫn còn có những người tìm mọi cách ngụy biện, bao che cho chế độ, đồng loã với tội ác!

  4. tân says:

    ông T,Kiên bắt bẻ VC tại sao không đem biển Đông ra liên hiệp quốc? ông cho thế là hèn. công sản đáp lại thế nay:

    Đã đấu tranh thì phải khôn ngoan, phải hiểu biết đối thủ chứ. Bây giờ TQ nó là 1 trong mấy nước có quyền phủ quyết ở HĐBA của LHQ, hiện có 1 người TQ đang làm trưởng ban pháp lý của LHQ nữa, đưa vào lúc này phỏng có lợi gi? Với lại VN đang đòi tất cả các đảo của quần đảo Trường Sa là của VN, có tranh chấp với các nước khác như Đài Loan, Philipine, Malaisia, Bruney…Nhỡ LHQ nó bênh mấy nước kia thì sao? Phức tạp lắm, nếu chưa chắc chắn thì tạm thời cứ thế này đã. Quan trong nhất bây giờ là bảo vệ cho được vùng biển 200 hải lý đặc quyền để khai thác dầu, khí kiếm USA làm giàu cho đất nước cái đã, những việc khác chờ thời cơ, sau lại tính tiếp, ông Kiên hiểu không? Phải có mưu lược chứ không hùng hục như trâu đực được đâu.

    Lời lí giai trên đây của mấy bác VC thât tuyệt vời, hoàn toàn khác hẳn mấy lời ba lăng nhăng ấm ớ hội tề của mấy ông VNCH. VC họ hơn ta một cái đầu.Ngừoi có kién thức, nói đâu ra đấy. Ho chiến thắng ta là phải rồi, đùng cay cú nưa mấy vị T. kiên. Tiên Ngu, Lan Anh, Không mặc quần ơi.

    • Bần-Nông says:

      “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”, bạn có biết chút gì về luật pháp ở LHQ ko mà nói càng vậy? Khi nào sự tranh chấp của các quốc gia được đưa lên LHQ & sự tranh chấp đó được LHQ cứu xét, bạn có biết ko?

    • Trung Kiên says:

      Tôi chỉ là người bình thường, nghĩ sao nói vậy, chẳng có quyền “bắt bẻ” ai cả!

      Thông thường, khi cướp vào nhà trấn lột…chủ nhà phải tri hô, vừa báo động làm cho bọn cướp kinh hoàng, vừa báo cho thiên hạ biết, mình phải làm tất cả với khả năng tự vệ thì thiên hạ mới giúp mình…

      Nhà ông cháy thì gia đình ông, vợ con ông phải làm tất cả những chỉ có thể được để cứu vớt trước đã…Còn nếu Ông âm thầm bỏ chạy ra ngoài…vận động hành lang, cầu cứu người khác mà chính mình không cố gắng thì một người thông minh, có kiến thức như Ông sẽ thừa hiểu là chuyện gì sẽ xảy ra rồi chứ?

      Còn nói như Ông…”Nhỡ LHQ nó bênh mấy nước kia thì sao? Phức tạp lắm, nếu chưa chắc chắn thì tạm thời cứ thế này đã…nghe sao ấu trĩ, khờ khạo như đứa trẻ lên ba vậy? (Xin lỗi, tôi phản biện theo lời văn, chứ không khinh thường Ông đâu)!

      Tôi chỉ nói chuyện thực tế, những chuyện trước mắt, nhìn được, sờ thấy…chứ không nói chuyện trên trời, dưới đất, bựa củ chuối như các Ông được…

      Hãy vào đây đọc để biết cách đối xử của nhà cầm quyền csvn với dân ra sao:

      Chuyên gia LHQ kêu gọi Việt Nam đóng cửa các trung tâm cai nghiện

      Đọc bản tin mà tôi thấy đau lòng!

      Đảng và nhà nước csvn hết lợi dụng nạn nhân chất độc da cam cho tuyên truyền chính trị, lại dùng nạn nhân “nghiện thuốc phiên” để “làm tìền” thế giới…Đấy không phải là hành động man trá, tội ác hay sao?

      Ấy thế mà vẫn có những kẻ như các Ông ra sức bênh vực, bao che cho bạo quyền csvn…Xin được hỏi, lương tâm và tri thức của các Ông để đâu?

      Còn nếu như Ông thấy …”Lời lí giai trên đây của mấy bác VC thât tuyệt vời“…thì hãy nghe bà Dương Thu Hương, ông Bùi Tín…là những người đã sống lâu năm và có đầy kinh nghiệm với csvn…họ đáng là bậc thầy của các Ông rồi đấy!

      Tôi chỉ nói thế…Ông có tai thì hãy nghe, có mắt hãy nhìn…để không phải hối hận về sau!

    • Tien Ngu says:

      Cay cú?

      Cay cú với những anh viết tên quốc gia như Philippines, Malaysia, Brunei…còn trật lên trật xuống; y hệt như ngày xưa dốt tiếng Tây, phiên âm tứ hạt sen, tên đồng chí thủ tướng Thái Lan nà…Cay Xõn Xâm Xi Hãn (Phãn động ghẹo lại là…xây xẫm sau khi hãm…). Mắc cười quá.

      Hôm qua quân ta giết được 3 tên Nguỵ, bửa nay ta hạ được 6 tên Mỹ. Hõi quân dân ta đã…trừng trị được tổng cộng bao nhiêu tên Mỹ Nguỵ?

      Với cái lối giáo dục “nhi đồng” như thế, anh Cộng nào sau này có dịp xuất ngoại, cũng cứ tưỡng rằng ta thuộc loại…bảnh, đình cao trí tuệ của loài người. Ai dè Ba Lan, Tiệp, Nga chúng nó…nhổ vào mặt phẹt phẹt, cưồi hô hố; Anh Mỹ Pháp…thở dài, thương hại; Nam Phi, Thái Lan thì họ…chơi thằng tay, rình tóm cổ mày cho bỏ cái tật…ăn cắp vặt! Đó là chưa kể các vụ ra toà án quốc tế thì…ngọng, hoặc lách mất với hi vọng toà nó sẽ…quên, không gọi phạt vạ nữa.

      Lạy thánh mớ bái, xin thánh cứ tự sướng…vô tư…

    • Ngụy Quân Tử - Hồ Bất Quần says:

      Ấy ấy, cái đứa nào réo tên bác làm cho bác đang ở tầng cuối của Địa Ngục nóng quá lại thêm nhức đầu vì bị chửi rủa liên tục. Cháu Tân ơi, nói như cháu thì Philippines nó ngu hay sao lại đem vấn đề biển Đông ra LHQ tố cáo TQ um xùm, lại còn thi hành luật quốc gia của nó, giam giữ bọn đánh cá lậu TQ mà TQ phải năn nỉ “Hãy đối xử công bằng với họ”???? Bác nói thật cho cháu nghe, cái đảng CSVN kể cả chính bác đây, chỉ toàn là những thằng lưu manh mạt hạng, đâm cha chém chú đấu tố bố mẹ, đá cá lăn dưa, ăn cắp lếu láo ngoài đầu đường xó chợ, không học hành gì cả thì làm gì chúng nó biết đến liêm sỉ, danh dự của một con người, của một quốc gia???? Bác đây đã dạy chúng nó rằng: Chúng ta đã cướp đoạt được chính quyền bằng bạo lực, thì chúng ta sẽ phải bảo vệ nó cũng bằng bạo lực. Đồng chí Lê Nin và Mao đã dạy bác rằng “Chính quyền của chúng ta nằm trên đầu mũi súng”. Chúng ta quyết tâm bảo vệ thành quả đã cướp được bằng mọi giá, ngay cả khi nếu cần phải bán nước chúng ta cũng phải giữ cho đảng nắm quyền. Thí dụ như bác đây đã ra lệnh cho chú Đông vẩu ký công hàm 1958 giao cho TQ các đảo TS, HS, ải Nam Quan, khi đó cháu Tân còn chưa sinh ra nên không biết.

      Cháu Tân nói đúng ý của bác, làm gì đảng CSVN ta chỉ ưa làm “lén lén lút lút” càng ít người biết càng tốt, đó là phương châm hành động của chúng ta, những phường trộm đạo. Do đó, không nên làm ầm ĩ trên trường quốc tế, đem ra LHQ như Philippines làm gì. Đảng CSVN chúng ta nên lòn háng, liếm Đ…đồng chí TQ, đàn áp báo chí, người biểu tình yêu nước, bắt bỏ tù Pháp Luân Công, theo đúng luật lệ của TQ yêu cầu, im hơi lặng tiếng khi ngư dân VN bị đâm lủng tàu bắt bớ đòi tiền chuộc, cho dân TQ tràn vào VN phá hoại thoải mái, v.v. để làm vui lòng đồng chí TQ, biết đâu một ngày nào đó, TQ sẽ hồi tâm chuyển ý, tội nghiệp cho sự ngu trung của đảng CSVN chúng ta mà để cho chúng ta tiếp tục nắm quyền và trả lại đảo TS, HS cho chúng ta một cách êm thắm. Khi đó, tuy các mỏ dầu đã cạn, nhưng chúng ta vẫn có thể hùng hồn tuyên bố với toàn dân VN rằng “Đảng CSVN đã lại có công giành độc lập, chủ quyền cho nước VN ta một cách hào hùng” Thằng nào nói khác đi, bắt chúng nó đi cải tạo liền. Bác hy vọng các cháu làm tốt trong việc “Hèn với giặc, Ác với dân” đừng để bọn phản động lật đổ thì nguy cho bác lắm. Cứ tưởng tượng ngày nào đó, bọn Dân chủ Tự do nhân quyền lên nắm quyền, bọn chúng đem tội lỗi của bác và các đồng chí đảng CSVN ra kể tội, thì sao bác và các đồng chí lãnh đạo của đảng CSVN ngủ yên được khi bọn chúng cứ réo gọi tên bác và các đồng chí ra chửi rủa cả ngàn năm???? Chúc cháu Tân luôn công tác tốt trong quần…..chúng nhá!!!

      • Nam says:

        Cụ Ngụy Quân Tử – Hồ Bất Quần thân mến.

        Hồi 30/4 tôi thấy ngoài đường Đà nẵng, Huế, Sài Gòn… đầy rấy quần áo lính của quân lực VNCH vứt ngổn ngang, liệu có phải cụ cũng bị mất một caí quần hồi ấy hay không mà tên của cụ lạ hoắc dzậy?

  5. batdongsan says:

    Ông Kiên nói: (…Ôi, nghe sao sướng cái lỗ tai, như thế thì tốt quá, nhà nước ta “can đảm” và “nổi máu anh hùng” từ hồi nào vậy?…Thái độ can đảm ấy vẫn còn, hay chỉ một vài ngày thì bị “xì” như guả bóng!…Bạn có thể post lên đây một vài hội thảo “tố” TQ để mọi người cùng chia sẻ được không?)

    loại người như ông Trung Kiên không chịu theo dõi thời sự QT. Báo chí QT người ta đưa tường thuật, bình luân cụ thể đầy ra mà ông chẳng biết gì?

    Hongha đã viết cho ông :- Một cuộc hội thảo về biển Đông quy tụ những học giả của nhiều nước như Việt Nam, Trung Quốc, Úc, Hoa Kỳ đượctổ chức tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế ở Washington từ ngày 20 đến 21 tháng 6. Việt Hà tuờng trình, phóng viên RFA
    - Việt Nam mở rộng các quan hệ để đối phó với Trung Quốc -Việt-Long- RFA 2011-11-03- video thế giới trongtuần: Việt nam có chủ ý lôi kéo Ân Độ, Nhật bản để chống TQ…
    - Hội thảo quốc tế về Biển Đông BBC- Cập nhật: 11:01 GMT – thứ tư, 25 tháng 11, 2009 Các chuyên gia trong và ngoài nước đã tới Hà Nội tham dự hội thảo quốc tế đầu tiên về Biển Đông do Việt Nam tổ chức.
    - Hội Thảo An Ninh Biển Đông: Những Điểm Tranh Luận: VOA- Cập nhật Thứ Bảy, 25 tháng 6 2011

    Ông Kiên vào ngay RFA như hướng dẫn ở trên mà nghiên cứu xem TQ có bị đập tối tăm mặt mũi không? Tại Wasinkton, Đoàn VN ông Nguyễn Tường Thủy nói gì? các học giả thế giới nói gì? TQ chống đỡ yếu ớt ra sao…người ta mô tả đầy đủ, ông không biết sao? Con vịt!

    Chính vì ông không biết thế giới người ta nói gì nên khi nghe nói “VN chống TQ rất tốt, rất hiệu quả ” nên ông đã lồng lên không tin, ông đòi đưa ra bằng chứng này nọ, ông nói mỉa mài VN “gan to bằng cái thúng”. Đến khi đưa ra hàng loạt ví dụ chứng minh VN chống TQ rất hay thì ông lại lý luận quanh co vớ vẩn, nghe ngứa cả cái lỗ tai. Ông nên tự sờ vào cái gáy của mình mà suy ngẫm chứ!

    • Trung Kiên says:

      Gởi ông batdongsan

      Tôi đã thưa cùng Ông hôm trước rằng…Nếu Ông không trả lời được những câu hỏi của tôi, hoặc không đưa được bằng chứng về cáo buộc của Ông rằng…”Cái cô Nghiêm gì đó nếu không treo khẩu hiệu nói VN là đồ bán nước, nếu không tự xé quần áo lăn xả vào Công An để ăn vạ thì làm gì lại bị tù đầy như vậy”…thì tốt hơn hết, hãy chấm dứt tranh luận ở đây… và đừng bao giờ nhắc đến tên tôi nữa!

      Không ai muốn tranh luận hay trao đổi với những kẻ phát biểu bừa bãi, ăn nói bựa củ chuối, vô bằng chứng!

    • Tien Ngu says:

      “Ví dụ hàng loạt việc VN chống Tung Cộng…rất hay…” (trich)

      Nghe giống như báo Nhân Dân khoe chuyện ruộng đất vô tập đoàn, xí nghiệp cãi thiện rau xanh, xưỡng đóng xe cãi tiến…v…v, cái nào cũng…tăng năng xuất, vượt chỉ tiêu được đề ra quá.

      Thiệt là…hồ hỡi phấn khỡi. Từ ngày có đảng, đời ta thôi…đói, chỉ có sướng, tê người…

      Nhà nước VN dười tay VC, ngầu lắm nghe, lôi kéo được Ấn Độ Nhật Bãn cùng nhau chống…Cộng. Tổ chức được họp hành tuyên bố om sòm. Bảnh thiệt. Ấn Độ với Nhật Bãn chắc chắn là họ…ngu hơn csVN, phải nghe theo lời…lôi kéo.

      Mắc cười quá.

      BBC với RFA đưa tin rất…chính xác, không hề có ý chọc quê các anh VC. Hoan hô.

      BBC và RFA nói thế, ta phải biết rằng VN ta khồng hèn nhát trước sự hù doạ của Trung…Cộng, chúng nó đúng là lũ…Cộng khốn kiếp chuyên ăn hiếp VN. VN ta nhất định sẽ chơi chúng nó tới bến, không phải…nhát sợ TC như ông Trung Kiên kết tội đâu.

  6. Trung Kiên says:

    Lúc này ĐCV.Info có nhiều bài nói về tin thế giới, trong đó Ấn Độ có nhiều ký kết với VN. Đấy cũng là điều tốt nói về đối ngoại.

    Nhưng nếu chỉ nói về đối ngoại mà không nói về cách hành xử của nhà cầm quyền với nhân dân (đối nội) thì cũng là một thiếu sót rất lớn…

    …vì như cha ông đã dạy từ ngàn xưa rằng;…”Trong có ấm thì ngoài mới êm“, vả lại, nếu mình chỉ tâng bốc Ấn Độ, Mỹ, Pháp, Úc…thì sẽ bị mang tiếng là… vọng ngoại!

    Với tựa đề; Đấu tranh cho chủ quyền quốc gia, cho Công bằng xã hội… phục hồi nhân phẩm sao?

    Tác giả Lê Thiên viết;

    “Trại phục hồi nhân phẩm rõ ràng là trại nhốt gái mại dâm. Ấy thế mà nay CSVN lại lùa cả những người dân đi biểu tình yêu nước vào trong cái trại giam khốn kiếp ấy! Cụ thể, ngày 27/11/2011, “hàng chục người biểu tình ‘ủng hộ thủ tướng’ đã bị công an bắt giữ thô bạo, một số bị câu lưu trong đồn công an, trong khi vài chục người bị đưa vào tạm giữ tại trại Phục hồi nhân phẩm ở Lộc Hà hay còn gọi là Trung tâm lưu trú Lộc Hà.”

    Xin bấm vào link bên trên đọc tiếp…

    • Bần-Nông says:

      Cập nhật – Linh mục & giáo dân của giáo sứ Thái-Hà cũng bị đưa về đây nữa. VN ta ngày nay cũng hay, mượn mà ko trã mà còn cho người chủ là phạm pháp. Các bác cứ mượn thật nhiều vào như “con tàu chìm Vinashin” ấy. Số nợ quốc gia đến nay cũng gần 50 tỉ USD. Với các bác có lẽ là chuyên nhỏ.

  7. cuulong says:

    Việt Nam ký nhiều thỏa thuận hợp tác với Ấn Ðộ
    Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang và Thủ tướng Ấn Ðộ Manmohan Singh tại New Delhi, ngày 12/10/2011
    Hình: REUTERS
    Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang và Thủ tướng Ấn Ðộ Manmohan Singh tại New Delhi, ngày 12/10/2011

    Một loạt các thỏa thuận hợp tác song phương Việt-Ấn được ký kết ngày 12/10 trong đó có hiệp ước về dẫn độ và hiệp ước về hợp tác năng lượng, nhân chuyến công du của Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang, tới Ấn Độ trong 3 ngày.

    Lãnh đạo hai nước đã thảo luận các vấn đề cùng quan tâm chung của đôi bên, kể cả phương thức nhằm thắt chặt mối quan hệ song phương và tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực kể cả quốc phòng, khoa học-kỹ thuật, và văn hóa.

    Việt Nam và Ấn Độ đồng ý mở cuộc đối thoại an ninh hai năm một lần, tăng hơn gấp đôi kim ngạch thương mại từ mức 2,7 tỷ đô la lên thành 7 tỷ đô la vào năm 2015, đồng thời thúc đẩy đầu tư hai chiều. Hai bên cũng nhất trí tăng cường trao đổi trong công tác phòng chống khủng bố.

    Thủ tướng Manmohan Singh của Ấn Ðộ mô tả mối quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam là một yếu tố của hòa bình, ổn định, và phát triển trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

    Ngày 12/10, Thủ tướng Ấn Ðộ và Chủ tịch nước Việt Nam đã chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận giữa công ty dầu khí quốc doanh ONGC Videsh của Ấn Ðộ với Tập đoàn dầu khí PetroVietnam có hiệu lực trong 3 năm, bao gồm các dự án đầu tư, khai thác, và cung cấp dầu khí.

    Công ty ONGC Videsh bày tỏ mong muốn tăng cường đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực thăm dò và sản xuất dầu khí, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc hồi gần đây liên quan đến tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.

    • Tien Ngu says:

      Bị chê là loại hèn nhát trước những cái tát của Trung Cộng, thì lại đi sưu tầm, khoe chuyện VC…nịnh Ấn Độ. Vô duyên hôn? Chuyện đi nịnh Ấn độ có ăn nhậu gì đến chuyện Vc bị Trung Cộng nó tát vào mặt chớ?

  8. Cuulong says:

    Báo thế giới ủng hộ Ấn Độ tìm dầu ở Biển Đông
    Cập nhật lúc :8:03 AM, 25/09/2011
    Báo giới các nước đăng bài viết xung quanh việc Ấn Độ hợp tác thăm dò dầu khí tại hai lô thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông.
    Những tuyên bố chính thức của Việt Nam và Ấn Độ về việc tiếp tục hợp tác thăm dò dầu khí tại Biển Đông được đưa ra sau khi Trung Quốc gửi công hàm ngoại giao cho Ấn Độ, trong đó phản đối việc công ty dầu khí Ấn Độ ONGC Videsh Ltd (OVL) có hoạt động thăm dò tại hai Lô 127 và 128 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
    Trước sự việc trên, tờ The Wall Street Journal có đăng bài phân tích của Harsj V. Pant, giáo sư nghiên cứu quốc phòng ở trường King’s College, London (Anh), cho rằng, Ấn Độ là nước mới đây nhất bước chân vào “mớ bòng bong” các cuộc tranh chấp trên Biển Đông. Hồi đầu tháng 9, Bắc Kinh đã cảnh báo thủ đô New Delhi của Ấn Độ rằng việc công ty dầu khí Ấn Độ OVL tham gia vào các hoạt động thăm dò dầu khí tại hai lô nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam cần phải được sự đồng ý của Bắc Kinh.

    Việt Nam ngay sau đó khẳng định chủ quyền của mình tại hai lô trên thông qua việc viện dẫn Công Ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Việt Nam và Trung Quốc năm qua có nhiều căng thẳng xung quanh vấn đề Biển Đông, do đó một phản ứng như vậy từ phía Việt Nam cũng là điều dễ hiểu.

    Điều mới ở đây là New Delhi không chấp nhận sự hiếu thắng của Trung Quốc ở khu vực. Bất chấp phản đối của Trung Quốc, Ấn Độ ngay lập tức tán thành những tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam. Hôm 16/9, ông Vishnu Prakash – người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ – khẳng định Ấn Độ sẽ vẫn tiếp tục thực hiện các kế hoạch hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực thăm dò dầu khí, khẳng định việc hợp tác với Việt Nam là hoàn toàn đúng theo công pháp quốc tế.

    Theo ông Pant, sự kiên quyết này sẽ giúp Ấn Độ tăng cường mối quan hệ với Việt Nam. Nếu Trung Quốc muốn mở rộng sự hiện diện của mình ở Nam Á và khu vực Ấn Độ Dương, thì Ấn Độ có thể làm như vậy ở Đông Á. Mấu chốt của sự dịch chuyển hướng về phía Đông đó sẽ là Việt Nam, bởi sau cuộc chiến tranh ngắn ngủi trên biên giới Việt – Trung năm 1979, Việt Nam thận trọng trước những ảnh hưởng về quân sự, kinh tế ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Đó là lý do Ấn Độ coi Việt Nam là đối trọng với Trung Quốc, cũng như Trung Quốc xem Pakistan là đối trọng với Ấn Độ.

    Nói như vậy không có nghĩa là mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Ấn Độ sẽ không tồn tại về các mặt khác. Người Việt Nam từ lâu rất tôn trọng người Ấn Độ, bởi Ấn Độ đã ủng hộ Việt Nam trong các cuộc kháng chiến giành độc lập. Sự lớn mạnh của Trung Quốc khiến mối quan hệ hai nước mang một tầm cỡ chiến lược to lớn.

    Cả hai bên đều nhận ra rằng, mối quan hệ kinh tế là khởi đầu cho một mối quan hệ song phương bền vững hơn. Hai nước đã ký một thỏa thuận năm 2003, nhằm thiết lập “Vòng đai ưu tiên và thịnh vượng” ở Đông Nam Á. Vì vậy, hai bên đã và đang thúc đẩy thương mại, đặc biệt sau khi New Delhi ký một thỏa thuận thương mại tự do với Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á năm 2009. Kim ngạch mậu dịch song phương hiện nay đã vượt trên 2 tỷ USD.

    Hai nước cũng cần phải tư duy một cách sáng tạo về việc mở rộng các cơ hội đầu tư, đặc biệt về năng lượng, thép, và dược phẩm. Tuy nhiên, lợi ích lâu dài của New Delhi ở Việt Nam hiện nay đang nằm trong lĩnh vực quốc phòng. Ấn Độ muốn xây dựng các mối quan hệ với những nước như Việt Nam để có thể tạo áp lực với Trung Quốc. Với suy nghĩ đó, Ấn Độ đang giúp thủ đô Hà Nội của Việt Nam tăng cường năng lực không quân và hải quân.

    Hai nước cũng có những nguyên tắc trong việc đảm bảo an ninh đường biển, cũng như chia sẻ những quan ngại về sự tiếp cận của Trung Quốc với Ấn Độ Dương và Biển Đông. Vì lý do đó, Ấn Độ đang giúp Việt Nam xây dựng năng lực quân đội của mình để bảo trì và sửa chữa các trang thiết bị. Quân đội hai nước tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như đào tạo công nghệ thông tin và tiếng Anh cho quân nhân Việt Nam.

    Tuy nhiên, hợp tác về hải quân vẫn duy trì trọng tâm. Hải quân Ấn Độ mới có một chuyến ghé thăm Việt Nam. Hiện chưa rõ sự sắp đặt cuối cùng sẽ như thế nào, nhưng không phải là không gây tác động đến Trung Quốc.

    Pant cho rằng, việc Trung Quốc phản đối những “bản hợp đồng” giữa Ấn với Việt Nam đã và đang cho thấy Trung Quốc sẽ cố gắng ngăn cản các đối thủ cạnh tranh chiến lược. Nhưng nếu cả Việt Nam và Ấn Độ giữ vững quan điểm, hai nước có thể sẽ khiến Trung Quốc “dịu bớt” đi những tuyên bố chủ quyền của mình và chấp thuận một thái độ hòa giải hơn đối với các vấn đề khác của khu vực.

    Sau khi Trung Quốc lên tiếng phản đối việc Ấn Độ tham gia thăm dò dầu khí tại Biển Đông, tờ Times of India của Ấn Độ hôm 22/9 dẫn lời cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khi ông đến New Delhi tham dự hội thảo về đề tài “Hai nền dân chủ trên biển: Vì một châu Á tốt đẹp hơn và an toàn hơn” bày tỏ sự ủng hộ Ấn Độ thăm dò dầu khí ở Biển Đông, kêu gọi tăng cường hợp tác giữa hải quân Nhật Bản – Ấn Độ để phòng vệ và đề xuất tăng cường tần suất các cuộc tập trận hải quân giữa hai bên. Theo ông Abe, với một lực lượng hải quân sẽ có ba hàng không mẫu hạm, Ấn Độ có đủ khả năng duy trì ổn định các tuyến hàng hải và như thế sẽ làm an tâm các nước Việt Nam, Mỹ và Hàn Quốc. Ông Abe cho rằng, Mỹ vẫn bảo đảm an toàn và ổn định cho các tuyến thông thương hàng hải từ thập niên 1950, nhưng ông Abe lo ngại là thế lực của Mỹ trong tương lai có thể sẽ suy giảm.

    Còn theo tờ Time hôm 19/9, Ấn Độ và Trung Quốc chia sẻ vùng biên giới đất liền dài và được quân sự hóa (cũng là vùng đã tranh chấp) dọc dãy Himalaya. Nhưng trong khi những cuộc chiến tranh đòi chủ quyền ở biên giới đất liền được coi như kết thúc, thì mối đe dọa về các cuộc đối đầu trên biển là khó có thể đoán trước được.

    Và viễn cảnh về cuộc xung đột hải quân Trung – Ấn sẽ chỉ tăng lên theo thời gian. Sau cùng, những hoạt động thăm dò của Ấn Độ vào khu vực Biển Đông sẽ kéo theo hàng loạt các các dự án của Trung Quốc tại các vùng biển xung quanh Ấn Độ – vốn thường được Ấn Độ gọi là chiến lược “Chuỗi ngọc trai”. Theo một số nhà chiến lược của Ấn Độ, Trung Quốc đã thiết lập các căn cứ quân sự và trạm nghe lén từ Miến Điện cho đến Pakistan; và giữa đó là một cảng biển nước sâu chiến lược được xây dựng tại Hambantota, Sri Lanka.

    Tờ Time trích dẫn phân tích của ông Pant rằng, Ấn Độ cũng có lợi ích trong bảo vệ các tuyến đường biển qua Biển Đông tới Đông Bắc Á. Ấn Độ có quyền mạnh mẽ bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc với toàn bộ Biển Đông. Giờ đây, Ấn Độ nên xây dựng những mối quan hệ đối tác chiến lược tin cậy với các nước trong khu vực vì lợi ích an ninh của chính mình và của cả khu vực.

    Về mặt nào đó, suy nghĩ trên mang nhiều ý nghĩa: với tư cách là những cường quốc mới nổi, cả Ấn Độ và Trung Quốc không nên làm tổn hại đến lợi ích của riêng mình chỉ nhằm mục đích xoa dịu những nỗi sợ hãi viển vông của nước kia. Nhưng, mặc dù sức mạnh của mối quan hệ kinh tế giữa hai nước và những lời ca tụng về tình hữu nghị được 2 thủ đô phát đi thường xuyên, nhiều người tin rằng sự lớn mạnh của Ấn Độ và Trung Quốc sẽ kéo theo nhiều căng thẳng. Và khi hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, với dân số chiếm gần 1/3 dân số thế giới này “va chạm với nhau”, thì hậu quả để lại có lẽ sẽ rất lớn

    • Tien Ngu says:

      Tưỡng anh cò copy bài viết hay ho gì của một anh vô thưỡng vô phạt nào đó, mềnh cũng ráng giương con mắt hí lên mà đọc lai rai,

      Té ra anh cò copy bài dịch từ các cò mồi lề phải, còn nguyên bản thì của một anh…Ấn Độ. Ấn Độ tự….bơm Ân Độ.

      Minh tự bơm mình, mà cứ nàm ra vẽ…vô tư.

      Việt Cộng này nay cố nịnh, tin theo những gì Ấn Độ phán, thì cũng y như hồi xưa Trần dân Tiên tin theo Mao trạch Đông, Chu ân Lai, mất mẹ nó cái Hoàng Sa, Trường Sa. Cả một vùng biển bao la vây quanh, thành…cái lưỡi bò của Trung Cộng!

      Con cháu Trần dân Tiên ngày nay, lại tình theo Ân độ mà…phãn thầy. Thế thì có chết không cơ chứ?

      Trung Cộng, có dịp, nó cũng sẽ tính cái tội Ân Độ chứa chấp…Tibet phãn động…

  9. cuulong says:

    Thứ bảy, 17/9/2011, 17:38 GMT+7
    Ấn Độ khẳng định hợp tác với Việt Nam tại Biển Đông
    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Vishnu Prakash hôm qua tuyên bố New Delhi sẽ kiên quyết thực hiện kế hoạch hợp tác dầu khí với Việt Nam tại Biển Đông và khẳng định ý kiến phản đối của Trung Quốc là “không có cơ sở pháp lý”.

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Vishnu Prakash. Ảnh: Hindustan Times.

    Tờ Hindustan Times dẫn lời ông Vishnu Prakash yêu cầu Trung Quốc từ bỏ việc cố ngăn cản công ty dầu khí Ấn Độ ONGC Videsh Ltd (OVL) hợp tác với Việt Nam thăm dò dầu khí tại hai lô nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Biển Đông. Ông khẳng định Ấn Độ sẽ quyết tâm thực hiện các kế hoạch hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực này.

    “Công ty ONGC Videsh Ltd đã phối hợp với Việt Nam thăm dò dầu khí ngoài khơi trong một thời gian và họ (Việt Nam) đang trong quá trình mở rộng hợp tác và một công ty khác là Essar Oil Ltd cũng đã được cấp phép thăm dò một lô khí đốt tại Việt Nam”, ông Prakash nói thêm.

    “Đây (năng lượng) là lĩnh vực hợp tác quan trọng và chúng tôi muốn phát triển việc này. Hợp tác giữa chúng tôi với Việt Nam hay với bất cứ nước nào khác trên thế giới đều tuân thủ luật pháp, quy tắc và công ước quốc tế”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ nhấn mạnh. Ông cũng nhắc lại quan điểm của Ấn Độ về việc “ủng hộ tự do hàng hải tại Biển Đông”.

    Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị cũng bác bỏ việc Trung Quốc phản đối Ấn Độ hợp tác với Việt Nam thăm dò dầu khí tại Lô 127, Lô 128 thuộc Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

    Ông Nghị nhấn mạnh: “Việt Nam khẳng định các dự án hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí, trong đó có các dự án hợp tác tại Lô 127, 128, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, hoàn toàn thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, phù hợp với tập quán và thực tiễn quốc tế và các thỏa thuận đa phương và song phương mà Việt Nam ký kết”.

    Do đó theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam thì “các ý kiến phản đối sự hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác nước ngoài tại thềm lục địa và Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý và vô giá trị”. Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và Việt Nam yêu cầu các bên không có các hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông, góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực.

    Những tuyên bố chính thức của Việt Nam và Ấn Độ về hợp tác thăm dò dầu khí giữa hai nước tại Biển Đông được đưa ra sau khi Trung Quốc gửi công hàm ngoại giao cho Ấn Độ, trong đó cảnh báo rằng nếu không có sự cho phép của Bắc Kinh thì công ty dầu khí Ấn Độ ONGC Videsh Ltd (OVL) có hoạt động thăm dò tại các lô 127 và 128 là “bất hợp pháp”.

    Ngày 15/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du còn ngang nhiên tuyên bố: “Chúng tôi phản đối bất cứ nước nào có hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí ở các vùng biển thuộc Trung Quốc. Các công ty nước ngoài có liên quan không được tham gia vào Biển Đông”.

    Những tuyên bố nói trên của Trung Quốc về các dự án hợp tác dầu khí nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được đưa ra đúng thời điểm đoàn đại biểu cấp cao Ấn Độ, gồm Ngoại trưởng S.M Krishna và Thứ trưởng Quốc phòng Shashi Kant Sharma, đang ở thăm Việt Nam.

    Trong các cuộc gặp giữa đoàn đại biểu Ấn Độ và các quan chức Việt Nam, hai bên nhất trí về việc đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông, các bên liên quan cần tránh sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình trên cơ sở của luật pháp quốc tế, trong đó có Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông.

  10. cuulong says:

    Ấn Độ cần tăng cường hợp tác quân sự với Việt Nam
    Thứ sáu, 22 Tháng 7 2011 11:14 hangngan_tp
    Trong Bài viết đăng trên tờ “The Asian Age” gần đây, Giáo sư Bharat Karnad làm việc tại Trung tâm nghiên cứu chính sách (CPR) của Ấn Độ viết về sự cần thiết phải tăng cường hợp tác an ninh và quân sự với Việt Nam.

    Uy lực tinh thần của các quốc gia này đối với các quốc gia khác chỉ có được bằng chiến thắng trong chiến tranh. Coi thường khả năng Mỹ sử dụng đòn tấn công hạt nhân, Trung Quốc đã cho quân đội vượt sông Áp Lục trong tháng 10/1950 và hầu như đã đánh quỵ các lực lượng do Mỹ chỉ huy tại Triều Tiên. Trung Quốc cũng cho Ấn Độ “nếm đòn” trong chiến tranh năm 1972 và trong năm 1969 xung đột quân sự với Liên Xô tại khu vực sông Ussuri.

    Ở châu Á còn có Việt Nam, bé nhỏ hơn nhiều, song thực sự có sức mạnh quân sự với các kỷ lục không thể so sánh về các cuộc kháng chiến đánh bại những lực lượng xâm lược và can thiệp. Việt Nam đã khiến Trung Quốc phải đổ máu mỗi lần Trung Quốc phát động chiến tranh xâm lược xuống phía Nam trong 2.000 năm lịch sử. Trong lịch sử hiện đại, Việt Nam đã kết liễu tham vọng đế quốc của thực dân Pháp tại cuộc chiến Điện Biên Phủ, đánh đuổi Mỹ ra khỏi nước này, và năm 1979 thậm chí khi các sư đoàn chủ lực của Việt Nam còn chưa được sử dụng lực lượng dân quân, bộ đội địa phương và dân chúng các làng được vũ trang ở các tỉnh biên giới đã đương đầu hiệu quả với lực lượng xâm lược của Trung Quốc gồm hơn 100.000 quân mà Đặng Tiểu Bình đã ra lệnh cho họ phải “dạy cho Việt Nam một bài học”, rất giống như Mao Trạch Đông đã phát động “Cuộc phản công tự vệ” chống Ấn Độ năm 1962.

    Thế nhưng, chính Trung Quốc đã nhận được bài học đau đớn về một cuộc kháng chiến du kích tự vệ và nếm mùi thất bại mà họ không thể nào quên. Đòn giáng trả mà Trung Quốc nhận được từ Việt Nam cách đây 32 năm thì Ấn Độ chỉ có thể thấy trong giấc mơ. Tương tự vậy, trong cuộc va chạm gần đây ở Biển Đông về quần đảo Trường Sa có tranh chấp, sau khi tàu ngư chính Trung Quốc cát cáp của một tàu thăm dò của Việt Nam, Việt Nam đã phản ứng bằng những lời lẽ mạnh mẽ được hỗ trợ bằng một cuộc diễn tập bắn đạn thật. Lo ngại tình hình có thể dẫn tới tình trạng bị mất mặt, Trung Quốc đã nhanh chóng yêu cầu đối thoại.

    Tuy nhiên, Việt Nam không phải là kẻ tham chiến hung hăng sẵn sàng thách đấu với kẻ hay bắt nạt một cách ngu ngốc. Trong khi chuẩn bị chiến đấu để bảo vệ lãnh thổ và lợi ích của mình, Việt Nam lưu tâm tới yếu điểm quân sự của nước này, một trong số đó là vùng sườn duyên hải đối diện với đảo Hải Nam, nơi Trung Quốc đã hoàn thiện việc xây dựng căn cứ tàu ngầm hạt nhân Tam Á cho hạm đội Nam Hải, hạm đội đa năng nhất trong 3 hạm đội của hải quân Trung Quốc. Trong cuộc xung đột năm 1979, Việt Nam phải đương đầu với cuộc tấn công có thể xảy ra từ phía hải quân Trung Quốc, song Bắc Kinh bị răn đe bởi Liên Xô khi đó đang đối đầu với Trung Quốc đã phái 4 tàu chiến tới Biển Đông. Kể từ thời điểm đó, Việt Nam đã coi sự có mặt có ý nghĩa của một cường quốc hải quân thân thiện ở ngoài khơi như một sự bảo đảm ngăn chặn mối đe dọa từ hải quân Trung Quốc. Nước Nga ngày nay đã bị suy yếu nhiều nên không đủ khả năng đóng một vai trò như vậy và nước Mỹ thì không đáng tin cậy. Các hy vọng của Hà Nội, bởi vậy được đặt lên Chính phủ Ấn Độ đang tập trung ý chí chiến lược để lấp khoảng trống đó. Một đoàn đại biểu của Hải quân Việt Nam do Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến thăm Ấn Độ mới đây đã thăm dò các biện pháp phát triển sự tin cậy lẫn nhau giữa hai bên. Khởi đầu, họ tìm kiếm khả năng Ấn Độ huấn luyện cho các thuỷ thủ đoàn đã được Nga huấn luyện trước đây, (song rõ ràng đã không làm hải quân Việt Nam hài lòng) trong việc vận hành tàu ngầm lớp Kilo Việt Nam mua từ Nga. Trung Quốc chắc chắn sẽ tăng cường phản ứng, lực lượng tàu ngầm mạnh của Việt Nam sẽ là đối trọng có ý nghĩa đối với các tàu chiến Trung Quốc đang biểu dương lực lượng một cách gai mắt ở xung quanh quần đảo Trường Sa.
    Điều có ý nghĩa hơn là Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến đã đề xuất cho hải quân Ấn Độ sử dụng cảng Nha Trang. Nha Trang ở cùng kinh tuyến với căn cứ Tam Á ở đảo Hải Nam , song ở vĩ tuyến khác, cách vài vĩ độ về phía Nam . Một hải đội Ấn Độ hoạt động thường xuyên giữa quần đảo Adaman và Nha Trang, và việc có được căn cứ và các thoả thuận hậu cần ở vùng duyên hải miền Trung Việt Nam sẽ làm tăng sự có mặt gần như liên tục của Ấn Độ tại Biển Đông, báo hiệu ý định và vị thế tương lai của Niu Đêli, điều có thể gây bối rối cho hải quân và các tính toán chiến lược của Trung Quốc và đẩy các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh nhất thời phải lùi bước. Ít nhất, nó cũng sẽ có tác động tương đương như sự có mặt với quy mô đáng kể của cảnh sát vũ trang Trung Quốc tại khu vực Gilgit và Baltistan thuộc vùng Casơmia do Pakixtan chiếm đóng. Và nó sẽ làm trầm trọng thêm tình hình ở Biển Đông vốn đang bị khuấy động bởi hạm đội Mỹ ở khu vực có tranh chấp chủ quyền liên quan tới Việt Nam , Trung Quốc, Philíppin, Malaixia và Brunây.

    Tuy nhiên, thói thường vẫn có sự lệch hướng. Ngay cả khi Thủ tướng Manmohan Singh và cố vấn an ninh quốc gia Shiv Shankar Menon được cho là ủng hộ sự có mặt của Ấn Độ tại vùng biển Việt Nam và muốn Ấn Độ trở thành một đối tác chiến lược tin cậy của Việt Nam, cho đến nay Thứ trưởng Quốc phòng Pradeep Kumar vẫn “hãm phanh” tiến trình này. Kích động tính quá thận trọng bẩm sinh của Bộ trưởng Quốc phòng A.K Antony, ông Kumar cho rằng lập trường như vậy sẽ “chọc giận” Trung Quốc một cách không cần thiết và nên tránh điều đó. Đặc điểm khác thường trong chính quyền Ấn Độ là bất chấp ý kiến của Thủ tướng và Cố vấn an ninh quốc gia, giới công chức trong Bộ Quốc phòng vẫn có thể dễ dàng ngăn cản kế hoạch hành động như vậy. Hy vọng rằng ông Kumar sẽ được thay thế bởi nhân vật nào đó để thúc “quả bóng chuyển động”.
    Ăn miếng trả miếng là thứ Bắc Kinh đánh giá cao hơn là cách nói “thấy ân hận vì đã không làm gì cả” trong các tuyên bố thường có từ Bộ Ngoại giao và các quan chức dân sự trong Bộ Quốc phòng Ấn Độ về Trung Quốc. Lẽ ra Chính phủ Ấn Độ phải phản ứng trước việc Trung Quốc trang bị tên lửa hạt nhân cho Pakixtan bằng cách cung cấp cho Việt Nam tên lửa mang đầu đạn hạt nhân và tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos như tôi từng đề xuất cách đây 15 năm. Việc Chính phủ Ấn Độ đã không làm như vậy, và trên thực tế không dành ưu tiên cao để tăng cường sức mạnh quân sự của Việt Nam bằng mọi cách có thể, là dấu hiệu về sự nhu nhược trong tư duy chiến lược của Ấn Độ. Trong khi đó, Trung Quốc đã sử dụng Pakixtan để kiềm chế và ngăn chặn Ấn Độ ở tiểu lục địa này. Đã tới lúc Ấn Độ cần đáp lại là hợp tác với Việt Nam , nước không lùi bước trước mỗi cuộc chiến, để kiềm chế Bắc Kinh ở các vùng biển gần Trung Quốc. Cùng với các biện pháp khác, hành động trên cơ sở coi Việt Nam là một bộ phận cấu thành tuyến phòng thủ đầu tiên của Ấn Độ sẽ khiến lực lượng chủ yếu của hải quân Trung Quốc bị giam chân tại khu vực phía Đông eo biển Malắcca./.

    • MINH says:

      Ông CL này sao nghe mại như SVIT bên Văn Tuyển vậy ? Không viết gì được đành phải đi ” siêu tầm”.

      • batdongsan says:

        Thưa ban Minh:

        Nếu tự mình mà viết ra thì người ta lại bảo mình nói láo nên đành phải dẫn chứng bằng lời của thiên hạ vậy, bạn Minh hiểu không?

Phản hồi