Bài học về cuộc chiến Mỹ Việt và hiện nay ra sao?
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua tuyên bố “Washington không lo ngại ảnh hưởng ngày càng lớn của Bắc Kinh trên vũ đài quốc tế” nhưng người ta đặt ra câu hỏi một khi chiến sự xẩy ra giữa Mỹ và Trung quốc thì Trung quốc sẽ làm gì?
Những nhà quan sát quân sự quốc tế rất chú ý đến hội nghị hội nghị các nền kinh tế châu Á Thái Bình Dương tại thành phố Honolulu, không phải chỉ với các kết quả về kinh tế được thảo luận ở đây mà phần lớn họ nhìn về một tương laqi của sự đối đầu không thể tránh được nếu Trung quốc cứ hung hăng như hiện nay và Mỹ không thể nhịn được nữa vì quá giới hạn. Vậy kịch bản Trung quốc đối đầu với Mỹ họ sẽ làm gì?
Người ta ai cũng biết, trước đây Trung quốc thông qua viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam một cách hòa hiệp để chống Mỹ không phải xuất phát từ tình hữu nghị mà đó chỉ là cái cớ và khẩu hiệu đẹp lúc đó là “bẩy trăm triệu nhân dân Trung quốc là hậu phương vững chắc của nhân dân Việt Nam, môi hở rang lạnh v.v…” nó cũng giống như khẩu hiệu bốn tốt và 16 chữ vàng hiện nay nhưng cái lý do chủ yếu vẫn là họ muốn biến một Việt Nam thiện chiến do bị đẩy vào cuộc chiến tranh ái quốc và đương nhiên trở thành người lính xung kích để bảo vệ sườn phía Nam của mình. Cho nên, các nhà lãnh đạo Việt Nam lúc đó thừa hiểu điều này nhưng trong thế không thể cưỡng lại, không có sự chọn lựa nào khác hơn nên đã phải chấp nhận sự hy sinh to lớn về sinh mạng của những người lính, về xương máu để đổi lấy các viện trợ như nói ở trên.
Người lãnh đạo Việt Nam yêu nước lúc đó tuy không giám nói ra sự thật này nhưng trong suy nghĩ thẩm sâu ai cũng hiểu rằng Trung quốc đã lợi dụng mình và Việt Nam buộc phải chấp nhận để chờ cơ hội khác lớn hơn quyết định cuộc chiến và mối tình đó cũng đã phải chắm dứt thì đó chính là lúc Việt Nam vào những giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh, khi thấy xu hướng Mỹ sẽ thua trận, phải rút quân về nước, năm 1973 Trung quốc bắt đầu tính chuyện lợi dụng Việt Nam để mặc cả với Mỹ. Họ cam đoan với với Mỹ là sẽ thuyết phục Việt Nam phải để đại sứ quán của mình tại Sài gòn và sẽ có một sự hiệp thương với chính thể Việt Nam Cộng hòa dù là danh nghĩa để vớt vát uy tín của Mỹ sau hơn 30 năm dính sâu vào đây. Nhưng đến phút các xe tăng quân giải phóng tiến vào Sài gòn, các kênh liên hệ của Trung quốc với Việt Nam về vấn đề này không thành và phía Việt Nam đã không nghe, họ đã hiểu rất rõ dã tâm của Trung quốc nên quyết không dừng và vì thế sau cuộc chiến 1975 thì Trung quốc đã ra mặt đi đêm mặc cả với Mỹ là họ tấn công Việt Nam, dạy Việt Nam một bài học và đổi lại là Mỹ cho họ quyền ưu đãi tối huệ quốc buôn bán vào Mỹ miễn thuế. Đây là duyên khởi để có Thông cáo chung Thượng hải ngay sau đó giữa Richat Nixon và Chu Ân Lai được ký kết và dẫn cuộc chiến 1979 sau đó.
Trung quốc phát động tấn công trên khắp tuyến biên giới phía Nam vào Việt Nam và cuối cùng để chịu hủy hoại hơn 600000 thanh niên trẻ Trung quốc vô tội phải đổ máu trên chiến trường và đổi lại Việt nam cũng mất đi một số lượng sinh mạng gần tương tự, nghĩa là 550000 những người con yêu quý còn trẻ măng phải hy sinh trên chiến trường. Cái cuối cùng đạt được chính là Trung quốc được tự do buôn bán vào Mỹ và đây là thời kỳ nhẩy đồng của nên kinh tế nước này mà nay Hoa kỳ không thể ngăn cản nổi. Kinh tế mạnh không có nghĩa là Trung quốc chỉ lo tích lũy tiền trong kho mà cái quan trọng là họ đã tung ra những khoản tài chính khổng lồ để cho thế giới biết nước cờ chiến lược ngàn xưa cuả cha ông họ là: “quân tử trả thù mười năm chưa muộn”. Người ta đã thấy họ đang miệt mài để mài dao thật sắc trảm ai đây? Đó là một câu hỏi nghiệt ngã mà tự mỗi người có thể giải đáp.
Thực ra người ta tự đặt câu hỏi: nếu Mỹ không sân hận và ngã mạn, họ không tiến hành cấm vận Việt Nam thì chắn chắn có đủ cơ hội lớn để thể thương thuyết trực tiếp với Việt Nam để ngay sau đó hai nước thiết lập bang giao như hiện nay thì làm gì có cơ hội cho Trung quốc vươn mình lớn mạnh như hôm nay. Và bài học mượn tay Trung quốc đánh Việt Nam của Hoa kỳ đã không thành công, mà trái lại càng đưa vị thế của Mỹ xuống thấp chưa từng có và tự Mỹ đã là người dọn đường, làm thang đưa Trung quốc lên đỉnh cao vũ đài thế giới như hiện nay.
Người ta cũng đánh giá cao tầm nhìn sâu sắc, các nước cờ đang đi đúng hướng, sáng suốt và vai trò to lớn của ông chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang vừa qua liên tục công du các nước như Ấn độ, Nam Triều tiên, Philipine và các ký kết sau đó với các nước này cũng như chuyến đi của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hôm nay tại hội nghi cấp cao Aisan. Các cuộc thương thuyết của các vị này đã phủ mờ hoàn toàn giá trị chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng tới Bắc kinh vừa qua. Người ta cho rằng những ai ở Việt nam có tư tưởng thân Trung quốc nay đang tự thấy đơn độc, uy tín giảm sút nghiêm trọng và như trò chơi dao sắc trong tay vậy.
Mỹ không sợ Trung Quốc nhưng Trung quốc sẽ chơi bài gì với Mỹ?
Người ta ai cũng thấy cũng giống như việc đại nhẩy vọt về sản xuất tạp phế lù hàng hóa đủ loại để tung ra thị trường thế giới làm giầu nhanh chóng thì về quân sự Trung quốc cũng lại sản xuất đủ các loại vũ khí từ hỏa tiễn xuyên lục địa mang đầu đạn hạt nhân, phóng vệ tinh quân sự liên mien ra khoảng không để theo dõi các cường quốc hoạt động quân sự cho đến mua máy bay, tầu chiến, tầu ngầm hiện đại nhất nhưng cái chính là họ đã lấy cắp những khoa học hiện đại nhất của Nga, Mỹ và các nước bằng đủ mọi mánh khóe, mọi cách thức để trang bị cho quân đội mình.Một mặt họ chìa tiền cho Mỹ vay hay đầu tư sâu hơn vào thị trường béo bở này nhưng lại là để nuôi các tham vọng lớn hơn là một ngày không xa vượt Mỹ và nếu cần không thương tiếc mà trảm Mỹ. Nhưng trảm bằng cách nào? Họ định lập lại bài học không thành khi xưa đó là lấy Bắc Triều tiên làm người lính tiên phong đối chọi với Mỹ và khi hai kẻ đụng đầu lieu siêu họ ra mới rat ay trảm Mỹ. Trung quốc rất chú ý đến những động thái hiện nay của Hoa kỳ. Cụ thể là họ rất chú ý tới việcTổng thống Mỹ bay sang Australia hôm qua để gặp Thủ tướng Julia Gillard và hai nhà lãnh đạo đã ký kết thỏa thuận an ninh mới với Australia tại thành phố Canberra hôm qua. Theo thỏa thuận, Mỹ sẽ đưa thêm nhân lực và thiết bị tới Australia, đồng thời Washington cũng được phép thuê thêm nhiều căn cứ quân sự của Canberra, AP đưa tin. Ông Ôn Gia Bảo đã nói thẳng thừng là họ theo dõi các diễn biến đáng lo ngại này của việc Mỹ thực sự muốn quay lại Đông Năm Á Thái Bình dương.
Mỹ đúng phải trở lại vì các chính sách sai lầm đưa quân vào Afganitan, I-rắc nhưng đổi lại là sự tổn thất kinh khủng về sinh mạng và kinh tế trong khi Đông Nam Á là cả một tương lai lơn của Mỹ họ lại bỏ qua. Vì thế, chính quyền hiện nay ở Mỹ đã nhìn nhận thấy điều này và việc ông Obama đã đưa quân trở lại Úc và toorchuwcs các hội nghị lớn hiện nay là một bước đi rất quan trọng và rất cần thiết. Ông Obama bình luận rằng thỏa thuận mới là “quan trọng” bởi nó thúc đẩy hợp tác giữa hai nước. Giới chức Mỹ tỏ ra thận trọng khi nói rằng thỏa thuận không phải là nỗ lực duy trì sự hiện diện lâu dài của quân đội Mỹ trên lãnh thổ Australia.Trong cuộc họp báo chung với bà Gillard, ông Obama không đưa ra câu trả lời cụ thể khi các phóng viên hỏi rằng thỏa thuận an ninh giữa Mỹ và Australia có phải là công cụ để ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc hay không. Nhưng ông khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục gửi một thông điệp rõ ràng: Trung Quốc cần phải gánh vác những trách nhiệm của một cường quốc trên thế giới.“Điều quan trọng là Trung Quốc phải hành xử theo luật”, ông nói.Ông chủ Nhà Trắng cũng nhấn mạnh rằng Mỹ không sợ sự trỗi dậy của Trung Quốc.“Tôi nghĩ nhiều người đã mắc sai lầm khi quan niệm rằng Mỹ sợ Trung Quốc và muốn ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc”, ông phát biểu. Phải chăng các nhà lãnh đạo Hoa kỳ đã hiểu thấu tim gan đường đi nước bước của Bắc kinh? Người ta cho rằng Hoa kỳ đã nhìn thấy nhưng trong thế giới quan của người Mỹ, cách nhìn Mỹ mà điều này từ xưa đến nay và vẫn có nhiều lệch lạc nhiều khi còn sai nữa như bài học từ chiến tranh Việt nam và cuộc chiến đầy mất mát hiện nay ở I-rắc và Afganitan v.v…
Về Trung quốc thì sao? Họ đang mài dao sắc để sau lưng và hầy người khác ra đối đầu với Mỹ.
Bắc Kinh phản ứng ngay lập tức sau khi Mỹ ký kết thỏa thuận an ninh với Australia. Ông Lưu Vi Dân, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho rằng Washington và Canberra nên thảo luận xem thỏa thuận có phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng quốc tế hay không mặc dù ông Ben Rhodes, cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng, đáp lại rằng thỏa thuận không những hợp lý, mà còn đáp ứng yêu cầu của nhiều nước trong khu vực. Những nước này muốn Mỹ tăng cường hiện diện tại châu Á-Thái Bình Dương.
Nhưng điều mà người Việt Nam đã nhìn thấy đó là nếu cuộc chiến xẩy ra giữa Mỹ và Trung quốc thì Trung quốc sẽ đẩy Bắc Triều tiên vào vị trí xung trận để tấn công Mỹ mà họ ngồi đó khoanh tay nhìnvà khi Mỹ siêu điêu, đến lúc đó Trung quốc sẽ đưa nhát dao quyết định mà trảm thầu Mỹ, đó là điều chắc chắn.
Trung quốc biết rất rõ người Bắc Triều tiên rất tài giỏi trong phát minh khoa học nhất là về kỹ nghệ quân sự và họ phản ứng rất kinh khủng khi bị đưa vào đường cùngnên các thứ vũ khí đang có trong tay như hỏa tiễn, pháo các tầm, thậm chí nếu như họ thực sự có hỏa tiễn mang đầu đạn hạt nhân tầm xa như người ta vẫn đàm tiếu thì nhất định khi cần thiết họ chẳng tiếc mà đem xử dụng không khoan nhượng, chẳng hề chùn tay. Bài học cho thấy mấy chục năm qua Mỹ và Nam Triều tiên, Nhật không thể chặn tay họ trong các phát minh khoa học quân sự hiện đại mà trái lại, trong gian khó, bị cấm vận tới nghiệt ngã thì lại càng thối thúc họ phát minh ra các thứ vũ khí nguy hiểm hơn, hiện đại hơn mà lần nào họ đem chơi thì Mỹ và Nam hàn đều đau điếng. Vụ đánh tầu chiến hiện đại nhất của Nam hàn vừa qua và vụ thử thủy lôi chống ngầm hôm qua đã chứng minh điều này. Bắc Triều tiên không phải không biết họ đang bị Trung quốc lợi dụng họ nhưng cái khó là chính Mỹ và Nam hàn đã không biết tách họ ra khỏi ảnh hưởng này đề hòa hoãn đi đến hòa bình hai miền Nam Bắc Triều tiên và tập trung vào con hổ sám Trung quốc đang lớn mạnh hàng ngày này. Vì thế, người ta cho rằng hơn lúc nào hết, Mỹ nên khôn ngoan hòa giải với Bắc Triều tiên để cô lập Trung quốc. Đó là thượng sách trong bàn cờ hiện nay. Đúng là các cường quốc đang nhìn và giơ tay để ấn huyệt nhau. Hãy chờ xem.
Ngày 10 tháng 11 năm 2011.
© Nguyễn Hoàng Hà
© Đàn Chim Việt
Ông Mục sư Mỹ Pastor Bob Roberts ở xa VN cả hàng nửa vòng trái đất thì biết gì về VN mà phát biểu lăng nhăng, có chăng là ông ta đã nhận được “món quà” béo bở để tuyên bố giùm; “Việt Nam tôn trọng tự do tôn giáo” cho nhà nước VN?
Hãy nghe ông LM Nguyễn Văn Khải là người được sinh ra, lớn lên và sống ở miền Bắc VN nói về Tự do tôn giáo như thế nào
Xin mới ông Nguyễn Hoàng Hà, bạn đọc tên Nam và những ai chưa hiểu về “tự do tôn giáo ở VN” như thế nào, hãy bấm vào mà nghe, mà xem.
Mục Sư Mỹ : Việt Nam Tôn Trọng Tự Do Tôn Giáo
( @Nam : Khi lấy râu ông cắm cằm bà, nhớ ghi rõ cái râu đó nhặt từ đâu, gọi là cắm cằm bà vì chẳng ăn nhằm tới “bài học” )
Bài có tưa như trên là của Thông Tấn Xã VN phổ biến ngày 22-11-2010. Khỏi nói thì ai cũng biết đây là “cơ phận đánh rắm” của đảng ta mà đám bồi bút trong nước có bổn phận phải tận tình ngửi để đồng loạt phát lại và cần thì phải múa bút khen thơm. Mấy trự dòng dõi mũi Mác ngọn Lê là tổ su của cái trò láu cá “lấy hiện tượng xuyên tạc bản chất”, thậm chí không có hiện tượng cũng bày ra hiện tượng để xuyên tạc. Lấy 1 thằng Mỹ cùi lở ra để kết luận mục sư Mỹ đều sút móng tất tần tật.
Lão Pastor Bob Roberts là tên mục sư Mỹ dổm thường cho vợ đi VN làm ăn dưới chiêu bài làm từ thiện. Gọi là dổm vì tay này chuyên “giảng đạo láo” nói năng tầm bậy tầm bạ kiểu những “ní nuận gia” loại dùi đục chấm mắm tôm, bởi vậy Du Thủ Lê Công Phụng cặp với Du Thực Rô Be thì xứng đôi quá đi chứ. Để biết một chút về tay mục sư dổm này, xin gửi kèm dưới đây nguyên văn bài viết của một người Mỹ nói về cái dổm của tay mục sư này. Bài viết đại ý nói ngôi thánh đường do Rô Be (đánh đu) trụ trì rất xinh đẹp nằm ngay trung tâm thành phố mĩ miều Kebler của Texas, có thể chứa cả ngàn người, sang đẹp rộng như vậy nhưng mỗi tuần chỉ có 2 “shows) vào ngày Chủ Nhật vì số tín hữu chỉ ngồi tới 1/3 chỗ ngồi có thể. Kết luận của bài viết là nếu “Các bậc trưởng thương hội thánh” tống khứ ông mục sư này đi thì tín hữu sẽ kéo đến ngồi chất kín nhà thờ. Những cái dổm của ngài Rô Be đánh đu được nêu ra sau khi tác giả tham dự một buổi thuyết giảng của ngài, xin đơn cử vài điểm chính :
- Ông mục sư ca ngợi việc Hezekiah cưới con gái của tien tri Zechariah. Nhưng sau khi tìm trong kinh thánh NIV, tác giả thấy hoàn toàn sai vì Hezekiah là con trai của của con gái Zechariah.
- Mục sư giảng rằng, trong thời Hezekiah người ta đã phát động những lời rao giảng về “Jesus”. Tác giả bài viết kêu trời, nhảm quá nhảm quá ! mấy trăm năm sau Jesus mới ra đời.
- Mục sư cũng bị chê là dốt không biết gì về tâm lí, trong buổi giảng có rất đông người là Mễ thì ông lại rao giảng cổ võ cho môn bóng Cà Na của xứ cao bồi mà thẳng thừng chê túc cầu (socker) là môn người Mễ tôn thờ sau Chúa.
Dân Đói tôi thấy mục sư đi giảng đạo mà không thuộc thánh kinh, ngôn bừa ngôn bãi một đốngnhư vậy thì khi ông hát bài Việt Nam Có Tự Do Tôn Giáo chắc chắn Lê Công Phụng và “đám lau chau như cá hau đớp cứt” phải vỗ tay khen hay là đúng rồi.
Xin Đàn Chim Việt ráng “kiên nhẫn” thêm chút nữa để đăng comment của Dân Đói lần nữa, mục đích để bà con trong nước đọc. Xin hứa đây là “lời cuối” cho mục này.
(Ghi Chú : Bài nguyên văn lấy từ nguồn SavedinVancWA )
Attended this church one time and was pleasantly surprised at the terrfic location (middle of Keller, TX – nice suburb of Ft. Worth), and beautiful building. However, for such a nice buidling and wonderful location, they only have 2 services on Sunday and the sanctuary was only 1/3 full!!
After hearing the Senior pastor Bob Roberts, I could tell why. His message (Hezekiah from 2 Chron. 29) was disjointed, linear, erroneous and boring.
1. He praised Hezekiah for marrying the daughter of a prophet Zechariah. Looking at my NIV Bible I could see this was wrong. He was the son of a daughter of Zechariah!
2. He mentioned that in Hezekiah’s day people “grew” the message by preaching about “Jesus”!! Uh duh!! A few hundred years off!
3. While I am no Soccer fan in particular, the preacher fit the stereotype of a bigoted Texan by blasting Soccer as a “Namby Pamby” sport and then glamorised “Texas Football”. I actually kind of agree with, him but in his role as a preacher to win others over for Christ he totally alienated anyone who is lost or curious about the Christian life, and happens to adhere to or come from a Soccer background.
4. He also belittled a state trooper who was a “little Hispanic”. This was unneccessary. He really went on about making fun of Senacherib’s name. While I can’t see naming a kid Senacherib, I also can’t see making as much fun of the name as Pastor Roberts did !! At last not since I turned like 12!
5. The best churches never say a word about the donations or even pass “plates” around. They have wooden boxes where people can place their tithes quietly and with no fanfare. This preacher snapped at his own ushers for not moving quickly enough, and then went on to make a big deal about how people should “empty” their wallets into the plate!! Moron!
I was disappointed at the the words, actions, lack of a coherent Bible message that would challenge me or others from this pastor.
Maybe he had an “off day” or Northwood elders might replace him.
đánh vần sai
Đọc comment thấy mình viết sai lỗi chính tả chữ SOKER thay vì SOCCER. Xin cáo lỗi và nhờ ĐCV sửa giùm. Cám ơn.
Ông bạn Nam có 2 bài nói về quan điẻm của 2 người Mỹ nhận định về tôn giáo ở VN, các vị chửi Mục sư Mỹ, vậy các vị sao không chửi luôn cả ngài Cựu Đại sứ Michael Michalak gửi điện tín năm trang về Washington thuyết phục Bộ Ngoại giao không đưa Việt Nam vào sổ đen tôn giáo hôm 20/1/2010?
Các vị thử viết bài đả phá ông Đại sứ Michael Michalak thì mới có giá trị. Riêng ông Mục sự thì quá ít thông tin cho nên cả người đưa ra bài viết lẫn người phản đối đều không có giá trị mấy! Liệu các vị có cho rằng ông Đại sứ Michael Michalak là người “biết cái gì mà nói” không? Thử xem ?
Xin hỏi ông Dân đói : CSVN đối với tôn giáo tồi như ông nói thế sao Mỹ vẫn chưa cho VN vào danh sách CPC? Nếu có thì bao giờ? Tôi chờ xem cái kiến thức ở trong đầu ông có được bao nhiêu?
“Ông Nguyễn Cơ Thạch, lúc này là thứ trưởng Ngoại Giao, được cử đi “sang đàm phán kín với Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Holbrooke, chấp nhận bình thường hóa vô điều kiện.”
Tuy nhiên, đạt được thỏa thuận với ông Holbrooke rồi, “ông Thạch chờ suốt mà không có câu trả lời từ Bộ Ngoại Giao Mỹ.”
…
Ông Bàng xác nhận phía Việt Nam quá thèm bang giao với Mỹ đến độ cử vụ trưởng Vụ Bắc Mỹ thời đó là Trần Quang Cơ sang New York từ tháng 9, 1978 và “cố chờ” câu trả lời nên ở đó đợi đến tháng 1, 1979 … nhưng vẫn không thấy gì.”
…
(BBT cắt)
Xóm Mới says:
Đàn em Bác bảo Bác hay?
Bác ngu như chó chứ hay đéo gì!
Đây có phải là đại diện của cái gọi là “‘văn hóa dân chủ tự do “của mấy bác VNCH ‘chống công dến chiều” hay chăng?
Có bác…Tiên Ngu, đại diện…chống cộng tới chiều đây.
Các anh Cộng mắc cười quá, cái gì cũng dành…độc quyền. Chửi thiên hạ cũng độc quyền, Việt gian, phãn động, thằng…Trời, thằng Thiệu, thằng Diệm, thằng….hầm bà lằng, ai nghỉ ngược lại với Việt Cộng, đều là thằng cả.
Trừng trị cũng thế, cử hả họng ra, là đòi trừng trị, độc quyền…trừng trị, ai trừng trị VC lại thì…hổng chịu, mét om sòm.
Người ta nói thật như thế, anh không chịu, thì cứ việc chứng minh bác Hồ….khôn hơn đi. Văn hoá của VC thì ai cũng rành quá xá rồi, đóng kịch tử tế, chê rề người khác chi chớ?
Thưa ông “Tiên mất khôn” ông là VNCH “chống công đến chiều” thì phải biét rằng cái danh từ “chông công đến chiều” là của ai đặt cho nhóm các ông chứ? Ai nào? Hay là CS năm vùng ở Mỹ họ ghét các ông mà họ nói vây? Xin thưa với các vị nào chưa biết ở đây là chính dân Mỹ gốc Việt ở bên Mỹ họ đắt tên cho mấy ông VNCH cũ chuyên vác cờ vàng đi hô trên đuờng phố Mỹ đấy chứ chẳng có CS nằm vùng nào nói đâu. Chỉ có điều trước kia một năm vài chục lần vác cờ, nay thì chỉ còn vài ba bận còn cờ thì cứ cất trong tủ hoài. Đòi treo cờ vàng sọc ở trong trường Đạihọc thì Hiệu Trưởng người ta không cho, người ta chỉ treo cờ Mỹ và cờ đỏ sao vàng của VN thôi. Thật đáng buồn. Đúng là “Tiên Ngu” ! lại con hô “ta là chống công đến chièu” đây. Người ta “bêu xấu” mình mà cũng không biết. Xấu hổ. Đúng là “Tiên thông minh”./.
Nói thiệt nghe, mềnh có biết chống cộng đến chiều là cai con tiều gì đâu. Chỉ nghe cò mồi VC chúng nó mĩa mai thì mềnh…nhận đại cho vui ấy mà. Còn cái vụ cờ con của Trung cộng treo đầy ở các đại học Mỹ thì….thấy thương anh cò Nam quá. Nghe cán…cuốc hát sao, anh cò hát lại y hịt. Cờ đỏ VC treo om sòm ở đại học Mỹ nào đâu, nói tên ra nghe coi?
Lũ Cộng khoái cờ đỏ sao vàng rồi cứ tưỡng ai cũng khoái theo cả, tội nghiệp quá.
Tương khoe cái gì, té ra khoe cái…cờ đỏ sao vàng. Mắc cười quá. Việt Cộng treo cờ đỏ sao vàng, do Hồ chí Minh xưng thần với Mao trạch Đông mà có, chế ra là cờ con một sao, theo cờ mẹ năm sao, không biết nhục, còn khoe õm củ tỏi.
Hổm rày Tiên Ngu rình hoài mà không thấy một anh cán cuốc VC nào vác mặt công khai qua Mỹ cả, lấy cái gì mà…vác cờ vàng đi rượt chúng nó chớ?
Nếu nịnh theo VC kiếm cơm để được tiếng khôn liền. Thà bị chửi là ngu, sướng hơn
Giúp cho t…Ngu sướng nhé . Này thì …. Đ. Má Tiên Ngu.Cả lò nhà t. ngu.
Xin phép BBT cho đăng bản tin này để mấy anh CAM đọc và bình luận cho sáng tỏ vấn đề.
Trich trên báo Người Việt online:
Nhất định buộc Mỹ phải bồi thường chiến tranh rồi mới chịu thiết lập bang giao. Mỹ không chịu. Tới khi muốn quá, nài nỉ xin được bang giao vô điều kiện thì bị lờ đi vì nước Mỹ có những tính toán khác.
Ðây là những điều được ông Lê Văn Bàng, cựu đại sứ Việt Nam tại Hoa Thịnh Ðốn sau lên làm thứ trưởng Ngoại Giao, nghỉ hưu năm 2010, kể lại qua cuộc phỏng vấn của ký giả Huỳnh Phan trên báo điện tử Tuần Việt Nam.
Lỡ quá nhiều dịp vì các tính toán sai lầm của đám lãnh tụ Hà Nội cộng với hoàn cảnh của một nước nhỏ trên bàn cờ quốc tế, bởi vậy, đàm phát từ sau khi chiến tranh chấm dứt, mãi 20 năm sau Việt Nam mới thiết lập được bang giao với Mỹ.
Cuộc phỏng vấn ông Bàng được Tuần Việt Nam phổ biến trong hai ngày 6 và 7 tháng 12, 2011. Ông là một nhà ngoại giao có cơ hội tham dự từ đầu các cuộc đàm phán cho tới khi trở thành đại sứ đầu tiên của Việt Nam ở Hoa Thịnh Ðốn.
Bắt đầu đàm phán bang giao từ năm 1977 dưới thời Tổng Thống Mỹ Jimmy Carter, Lê Duẩn là tổng bí thư đảng CSVN, ông Lê Văn Bàng nhìn nhận việc Việt Nam nhất định đòi Mỹ $3.25 tỉ USD viện trợ không hoàn lại trong 5 năm và khoảng $1 tỉ USD đến $1.5 tỉ USD viện trợ lương thực và hàng hóa “không ngờ đó lại là chỗ nghẽn trong đàm phán bình thường hóa giữa Việt Nam và Mỹ.”
Phía Hà Nội “kiên quyết đòi” khi viện dẫn điều 21 của bản Hiệp Ðịnh Paris và cả công hàm Tổng Thống Nixon gửi cho Thủ Tướng Phạm Văn Ðồng năm 1973 đề cập đến viện trợ. Nhưng không ngờ lại bị ông Nixon “gài” ngược bằng lời rào đón trong công hàm là viện trợ “theo những quy định của hiến pháp” của mình.
Tổng Thống J. Carter thuộc đảng Dân Chủ nắm quyền lãnh đạo nước Mỹ, muốn thiết lập bang giao với Việt Nam nhưng “ông ta vấp phải một thách thức rất lớn từ phái Cộng Hòa trong Quốc Hội,” ông Bàng nói.
“Từ đầu tháng 5, 1977, khi Mỹ và Việt Nam bắt đầu đàm phán bình thường hóa ở Paris, Hạ Viện Mỹ đã bỏ phiếu cấm bất kỳ viện trợ nào cho Việt Nam,” ông nói.
Sau đó, tình hình khu vực biến chuyển nhanh chóng và dồn dập.
“…nhất là sự căng thẳng với Trung Quốc, với việc cắt viện trợ và rút chuyên gia về nước, và Campuchia, khi chính quyền Khmer Ðỏ đã có các cuộc xâm phạm biên giới phía Tây Nam, lên tiếng đòi xem lại vấn đề phân định lãnh thổ giữa hai nước, cũng như cắt đứt quan hệ ngoại giao”, ông nói. Cũng thời gian này, Việt Nam quyết định bám vào Nga hoàn toàn “chuẩn bị ký hiệp ước liên minh với Nga, cho phép hải quân của họ sử dụng Cam Ranh. Ðổi lại Liên Xô tăng viện trợ cho Việt Nam.” Ông nói Việt Nam chuyển hướng chiến lược nên nhu cầu đòi tái thiết từ viện trợ Mỹ “không còn quan trọng như trước nữa.”
Trước sức ép quá nóng từ phương Bắc, Hà Nội cử một phái đoàn đi Hoa Thịnh Ðốn vì “nếu không có luồng gió ôn hòa từ phía Tây thì căng lắm.”
Ông Nguyễn Cơ Thạch, lúc này là thứ trưởng Ngoại Giao, được cử đi “sang đàm phán kín với Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Holbrooke, chấp nhận bình thường hóa vô điều kiện.”
Tuy nhiên, đạt được thỏa thuận với ông Holbrooke rồi, “ông Thạch chờ suốt mà không có câu trả lời từ Bộ Ngoại Giao Mỹ.” Ông Bàng kể lại rằng: “Sự nhượng bộ của Việt Nam đã quá muộn, bởi, trong thời gian đó, đã có những biến chuyển mạnh mẽ của tình hình thế giới, và Mỹ không thể ứng xử như cũ. Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc lúc đó là ưu tiên hàng đầu của Mỹ.”
Ông Bàng xác nhận phía Việt Nam quá thèm bang giao với Mỹ đến độ cử vụ trưởng Vụ Bắc Mỹ thời đó là Trần Quang Cơ sang New York từ tháng 9, 1978 và “cố chờ” câu trả lời nên ở đó đợi đến tháng 1, 1979 (gần tới lúc Việt Nam bị Trung Quốc đánh dọc 6 tỉnh biên giới), hy vọng Mỹ thỏa thuận xong với Trung Quốc thì sẽ tính tới chuyện bang giao với Việt Nam nhưng vẫn không thấy gì.
Ông Bàng cho biết phía Việt Nam đã chuẩn bị người để mở đại sứ quán “đâu vào đấy” để mở sứ quán ngay sau khi ký kết bình thường hóa.
Theo ông Bàng, Mỹ tập trung vào “con bài” Trung Quốc, “dựa trên cơ sở sự bất đồng sâu sắc giữa Liên Xô và Trung Quốc, nhằm thay đổi cán cân quyền lực trên thế giới giữa Mỹ và Liên Xô.” Bởi vậy, “đến thời điểm lãnh đạo Việt Nam thực sự mong muốn bình thường hóa ngay với Mỹ, phía Mỹ lại chưa muốn. Bởi, như vậy, họ khó thúc đẩy bình thường hóa và cải thiện quan hệ với Trung Quốc được.”
Ông Bàng cho rằng, trong nỗ lực thiết lập quan hệ với Hoa Kỳ, “Việt Nam đã đi gần đến nơi, nhưng câu chuyện chiến lược đã cản trở. Việt Nam đã tình cờ rơi vào ván bài chiến lược của các nước lớn, và lại là một con bài chẳng mấy quan trọng, có thể bị ‘dập’ bất cứ lúc nào.”
Rồi đến cuối năm 1978 Việt Nam tấn công chiếm đóng Campuchia, thì “mọi mối tiếp xúc (đàm phán bang giao) hầu như bị cắt đứt,” ông nói.
Nước Mỹ tức giận nên “ngay cả vấn đề MIA/POW, một trong những lời hứa của ông Jimmy Carter với hiệp hội những gia đình có người Mỹ mất tích trong chiến tranh khi tranh cử, Mỹ cũng chẳng quan tâm nữa.”
Mãi tới khi kiệt quệ kinh tế, năm 1985 lạm phát lên tới 430% (theo tài liệu Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế), chế độ Hà Nội thấy không còn con đường nào khác ngoài việc “đổi mới” kinh tế để tự cứu mình khỏi thế bị bao vây, cô lập,” Mỹ mới có ý đối thoại trở lại.
Năm 1986, lạm phát Việt Nam là 453.5%, cuối năm, hai Nghị Sĩ Gary Hart và Richard Lugar đến Hà Nội, gặp ông Nguyễn Cơ Thạch.
“Hai điều kiện họ đưa ra để nối lại đàm phán bình thường hóa là giải quyết vấn đề POW/MIA và Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia.” Ông Bàng kể. Việt Nam vội vàng đồng ý nhưng “cho dù Việt Nam đã hoàn tất việc rút quân vào tháng 9, 1989, đến tận năm 1991, phía Mỹ vẫn chưa tin. Họ bảo rằng biết đâu Việt Nam rút ở đầu này, nhưng lại vào Campuchia ở đầu khác.”
Nhiều nghị sĩ Mỹ cũng không tin phía Việt Nam thành thật trong việc hợp tác tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA). Thậm chí phải đưa một phái đoàn Mỹ tới một nhà tù ở Thanh Hóa bị nghi là còn giữ tù binh Mỹ để kiểm soát.
Tới thời TT Clinton, khi Mỹ đồng ý bỏ cấm vận Việt Nam năm 1993, lại “rộ lên chuyện tài liệu Nga.” Thời gian này, vì có tin tung ra từ Nga là tù binh Mỹ được CSVN gửi sang Nga, lại còn được đại tá tình báo Nga Kalugin xác nhận. Hà Nội phải giải thích, chứng minh vất vả mãi đến năm 1994, Mỹ bỏ cấm vận hoàn toàn thì năm sau mới thiết lập được bang giao.
Bây giờ, sau những bước đi chậm chạm, Việt Nam đang cố gắng xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ vẫn chưa gỡ bỏ cấm vận bán võ khí sát thương cho Việt Nam.
Khi gặp Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh bên lề cuộc họp Liên Hiệp Quốc ngày 26 tháng 9, 2011, bà ngoại trưởng Mỹ vẫn đòi hỏi Hà Nội phải cải thiện nhân quyền để hai nước có thể tiến xa hơn nữa trong mối bang giao nhiều mặt. (TN)
Tôi đã có nói về vấn đề này ở một dịp trước đây là họ ( cộng sản bắc việt ) đã quá trớn trong việc đòi Mỹ bồi thường chiến tranh. Cứ láo mãi cho đến khi tự mình cũng tin cái điều lếu láo đó là thật mới khổ. Nó là một căn bệnh tâm lý. Mỹ có thua gì đâu mà bồi thường. Anh ta muốn vào thì vào, lúc rút chân thì “bên ta” mừng còn hơn chết đi sống lại. Trần Văn Trà còn phải khớp cơ đánh thử một trận xem chú Sam có thực sự phủi tay hay chưa, nhỡ lầm bị một trận B52 thì khốn. Các anh này sau khi đòi giải quyết chiến phí gì đấy với phía Mỹ không xong thì có nhờ một nhóm các ông bà trí thức ở Canada vận động chính phủ Canada lên tiếng đòi Mỹ bồi thường giùm cho mấy cháu ngoan bác hồ. Ai dè một ông tiến sĩ giáo sư quất ngay vào mặt:” thằng Mỹ có thua đâu mà bồi thường cơ chứ!” Tôi tin chắc chiến dịch vận động “rất tuyệt vọng” cho đám người rừng này không chỉ xảy ra ở Canada không thôi mà còn là nhiều nơi khác. Thôi, hôm nay các anh ấy được đi học lề lối suy nghĩ, cách nói chuyện biết người biết ta với người nước ngoài là cũng khá rồi. Chỉ khổ cho dân trong nước vẫn còn bị các anh các chú nói bằng tiếng Việt…cộng, thế mới đểu!!
Đây là chưa nói đến sự giúp đỡ của chính khách dưới thời VNCH II, người có những cuộc đi đêm (họp kín) với thứ trưởng kinh tế dưới thời TT Clinton là Ronald Harmon “Ron” Brown tại Florida. Xin nói sơ về chính khách nầy, nhưng ko nêu tên. Người tốt nghiệp tại Mỹ. Sau 1975 ko sống tại Mỹ mà tại quốc gia khác. Khi Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận VN thì chính khách nầy trỡ về sống tại VN. Sau khi Mỹ bỏ cấm vận VN, thì quốc hội Mỹ nghe chuyện đi đêm nầy (có liên hệ đến tiền bạc) & yêu cầu Ron Brown ra điều trần trước quốc hội, nhưng ông chưa kịp điều trần, thì ông bị tử nạn vì rớt máy bay ở Croatia. Nghi vấn?
Khi bị Mỹ cấm vận, VN sống thoi thóp nhờ lượng kiều hối gửi về, chứ các nước CS đàn anh cũng ko giúp gì được, vì họ lo cho mình chưa xong thì lo cho ai? Như các bạn thấy, khi khối CS đông Âu xụp đỗ, thì nước nào cũng bị khủng hoảng về kinh tế ngoại trừ Đông Đức (vì họ có tư bản Tây Đức hỗ trợ).
Khi Mỹ bãi bỏ cấm vận thì ngân hàng thế giới đỗ tiền vào giúp đỡ qua chương trình Official Development Assistance (ODA) và từ đó VN dễ thở hơn. Từ đấy, các doanh nghiệp nước ngoài mới bắt đầu bỏ vốn đầu tư vào VN, cơ sở hạ tầng bắt đầu được xây dựng để thu hút nhà đầu tư nước ngoài, …vv… Như các nước Cuba & Bắc Triều Tiên, Mỹ vẫn còn cấm vận, cho nên có ngoi đầu lên được đâu? Đồng ý là ko có quốc gia nào tốt với mình cả, mình ko tự cứu mình thì ko ai cứu mình hết. Như 1 chính khách người Anh nói: “Nations have no permanent friends or allies, they only have permanent interests” tạm dịch “Các quốc gia không có bạn bè hay đồng minh lâu dài, chỉ có QUYỀN LỢI vĩnh cữu.” Tôi đồng thuận với ý bạn Trung-Kiên phía dưới, là chơi với họ & dựa vào đấy tạo cho mình có một “nội lực” để ngẫng mặt lên với thế giới (thí dụ như Singapore). Các bạn thấy hiện nay TQ có nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, mà hàng năm vẫn ngữa tay nhận 250 triệu USD viện trợ của Mỹ. Và nếu chơi với Mỹ, thì nhân quyền & dân chủ là điều kiện tiên quyết để họ đến gần hơn.
Khi VN gia nhập WTO, VN phải ký nhiều văn kiện & trong đó có nhân quyền, dân chủ, & nhà nước pháp tri. ĐCSVN nhét đầy những điều đó trong bộ luật của mình, nhưng họ có áp dụng ko? Câu trã lời là “KHÔNG” & “CHẲNG BAO GIỜ”. Khi bị chỉ trích về v/đ gì, thì ĐCSVN nói là VN có luật đó luật đó …vv… Bộ các bạn tưởng thế giới “mù” cả sao mà ko biết ĐCSVN đã & đang làm gì?..
Tôi thấy có 1 số bạn so sánh xã hội do ĐCSVN ngày nay với xã hội thời VNCH I & II, nói là xã hội ngày nay đang phát triễn, cầu cống, đường xá hiện đại hơn xã hội VNCH ngày xưa, …vv… làm tôi liên tưởng các bạn đang so sánh xã hội VN hiện tại với VN thời đồ đồng đồ đá vậy. Các bạn có nghe nói “Sài-Gòn là hòn ngọc Viễn Đông” ko? Ngày nay thì sao? Sài-Gòn có bằng ai ko? Xuất khẩu lúa gạo & hải sản ngày xưa đứng đầu ĐNÁ, còn ngày nay thì sao? Ngày đó kinh tế & xã hội VN bỏ xa Thailand, Laos, Cambodia, Indonesia, Malaysia, Philippines (lúc đó Singapore chưa ra đời), còn ngày nay như thế nào? Nhiều năm theo dỏi sự điều hành của TT Lý Quang Diệu, tôi thấy việc làm của ông ko khác TT Ngô Đình Diệm ngày xưa là mấy. Tiếc thay…
Cám ơn bạn Lê Dân Việt và Ngụy Quân Tử – Hồ Bất Quần đã post bài này lên để bạn đọc hiểu rõ hơn về sự bang giao muộn màng của Mỹ và Việt Nam!
Lời phát biểu trên đây của ông Lê Văn Bàng, cựu đại sứ Việt Nam tại Hoa Thịnh Ðốn với ký giả Huỳnh Phan báo điện tử Tuần Việt Nam chỉ là bổ sung và xác nhận dư luận mà tôi đã nghe biết cả hàng chục năm về trước. Điều này cho thấy, dù nhà nước csvn có cố tình dấu diếm đến đâu cũng không thể thoát khỏi những con mắt cú vọ của thông tin thời đại A-Còng (@).
Thiển nghĩ, nếu bài viết này xuất hiện trước đây ít tháng, thì chắc là nội ý bài chủ của t/g Nguyễn Hoàng Hà đã khác nhiều, và các bạn đọc hongha, cuulong, batdongsan cũng không đến nỗi phải muối mặt, tìm cách ngụy biện bao che cho những đầu óc “trí lùn, trí đụn” (thay vì đỉnh cao trí tuệ) của lãnh đạo csvn?
Sao chưa thấy anh CAM nào vào đây góp ý kiến vậy cà? Còn t/g Nguyễn Hồng Hà nữa chắc là đang bận nhậu nữa rồi!?
Cái điều tệ hại nhất hiện nay là lũ cướp ngày CSVN bây giờ vẫn còn ngu muội định bám vào vũ khí của Nga để bảo vệ Hoàng sa và Trường sa cho Tầu cộng qua các cuộc hiệp thương tay đôi. Bài học về ngoại giao “già léo đứt dây” với Mỹ vẫn chưa học thuộc.
Mặc lũ chó sủa , Đoàn Người vẫn cứ tiến !
Ông Hoàng Hà và các anh Cò ơi, ông cựu Đại sứ Lê văn Bàng “mò sò” vừa mới thú nhận Ðòi hỏi quá găng, Việt Nam lỡ nhiều dịp bang giao với Mỹ
Khổ quá, bác đã bảo nghe lời bác mà cứ “cãi gióng”
Mỗi người một cách sống, một suy nghĩ. Có người sống bằng tri trức, lương tâm và lòng yêu nước như một người công dân có trách nhiệm với xã hội và đất nước, nhưng cũng có kẻ như loài tầm gửi, sống bám vào người khác và chỉ thực dụng với tiền tài, của cải trước mắt, bất luận nó từ đâu đến, đồng tiền lương thiện hay bán nước buôn dân!
(BBT: Đề nghị bạn không dán những bài viết đã đăng trên trang web chúng tôi vào mục ý kiến bạn đọc)
Xin lỗi BBT!
Tôi sơ ý quá, không nhớ là bài “Chú đi biểu tình có được tiền không?” đã được đưa lên ĐCV.Info hôm 07/12/11 (Tác giả: Người Sưu Tầm)
Cám ơn sự nhắc bảo của BBT.
Mục sư Mỹ: Việt Nam tôn trọng tự do tôn giáo!
Cập nhật lúc :11:41 AM, 16/11/2010
Phát biểu trước các đại biểu và hàng nghìn tín đồ tại Diễn đàn tín ngưỡng toàn cầu, Mục sư Pastor Bob Roberts, người đứng đầu nhà thờ tin lành Northwood ở Southlake thuộc bang Texas tuyên bố, Việt Nam là quốc gia tôn trọng tự do tôn giáo và là quốc gia đa tôn giáo với hơn 80% dân số theo tín ngưỡng.
Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Lê Công Phụng tham dự diễn đàn này từ ngày 11-14/11, theo lời mời của Mục sư Pastor Bob Roberts.
Mục sư cho rằng, chính sự có mặt của ông Đại sứ Việt Nam tại diễn đàn lần này nói lên sự tôn trọng của Chính phủ Việt Nam đối với tự do tôn giáo. Mục sư kêu gọi tín đồ của mình tiếp tục có những nỗ lực đóng góp vào các hoạt động nhân đạo vì Việt Nam.
Mục sư Pastor Bob Roberts tuyên bố, Việt Nam là quốc gia tôn trọng tự do tôn giáo. Ảnh minh họa.
Phát biểu tại diễn đàn, Đại sứ Lê Công Phụng gửi đến những người tham dự lời chào từ Việt Nam, ghi nhận tình cảm và những đóng góp của nhân dân Mỹ nói chung và các tín đồ Northwood nói riêng đối với quan hệ Việt-Mỹ.
Đại sứ cũng khẳng định một sự thật là tại Việt Nam, pháp luật của nhà nước luôn bảo đảm cho mọi công dân quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng.
Nhà thờ Northwood là nhà thờ bảo trợ cho tổ chức Global Venture Inc hiện có mặt tại Việt Nam với một văn phòng đại diện tại Hà Nội và các hoạt động nhân đạo tập trung tại tỉnh Lào Cai và khu vực ngoại thành Hà Nội.
Với chủ đề về sự hòa hợp cần có giữa các tôn giáo, giữa những người có tín ngưỡng và những người không có tín ngưỡng, diễn đàn trên đã quy tụ được nhiều đại diện của các tôn giáo lớn, trong đó có Hồi giáo, Do thái giáo, Tin lành và Cơ đốc giáo. Đại diện Văn phòng tôn giáo của Nhà Trắng cũng tham dự.
BBC chủ nhật, 18 tháng 9, 2011
Đại sứ Hoa Kỳ nói Việt Nam đã trả lại nhà thờ và thánh địa La Vang cho người Công giáo
Cựu Đại sứ Michael Michalak gửi điện tín năm trang về Washington thuyết phục Bộ Ngoại giao không đưa Việt Nam vào sổ đen tôn giáo hôm 20/1/2010.
BBC lược dịch phần lớn điện tín 13 mục này cùng quý vị.
1. TÓM LƯỢC: Cách xử lý vụng về của Việt Nam trước những tình huống trong Tăng đoàn Làng Mai tại Tu viện Bát Nhã và Giáo xứ Đồng Chiêm – nhất là việc sử dụng bạo lực quá mức – là đáng lo ngại và báo hiệu một đợt trấn áp nhân quyền lớn hơn trong giai đoạn trước Đại hội Đảng trong tháng Một năm 2011.
Tuy nhiên, những tình huống này chủ yếu là “tranh chấp đất đai”, không phù hợp với tiêu chí luật định của Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế 1998, và không nên khiến chúng ta quên đi những tiến bộ đáng kể về mở rộng tự do tôn giáo mà Việt Nam đã đạt được kể từ khi được bỏ ra khỏi danh sách CPC [Nước cần Quân tâm Đặc biệt] hồi tháng Mười Một năm 2006.
Những tiến bộ này bao gồm công nhận và cho đăng ký hoạt động hàng chục tôn giáo mới, thực hiện khung pháp lý mới về tôn giáo và các chương trình đào tạo ở cấp địa phương và quốc gia.
Các cộng đồng Tin lành và Công giáo, bao gồm cả những cộng đồng ở miền Bắc và vùng Cao nguyên Tây Bắc, tiếp tục thông báo về những cải thiện cũng như các tín đồ đạo Hồi, Baha’i và Cao Đài ở các vùng khác nhau của Việt Nam.
Sự trấn áp tôn giáo có hệ thống và hàng loạt từ trước khi Việt Nam được đưa vào danh sách CPC hồi năm 2004 giờ không còn nữa.
Bởi vậy Đại sứ quán khuyến cáo Bộ Ngoại giao không đưa Việt Nam vào lại danh sách CPC mà thay vào đó dùng các cơ hội tiếp xúc cao cấp nhằm gây sức ép để Việt Nam tiếp tục mở rộng tự do tôn giáo ở Việt Nam. HẾT TÓM LƯỢC.
Tình hình Trước khi Việt Nam bị Đưa vào CPC
2. Trước khi Việt Nam bị coi là Nước cần Quan tâm Đặc biệt vào năm 2004, việc trấn áp của chính phủ Việt Nam đối với một số tôn giáo là có hệ thống và rộng khắp và sự can thiệp chính thức vào các hoạt động tôn giáo là lệ thường.
Chính phủ Hoa Kỳ có danh sách của 45 cá nhân bị bỏ tù vì tín ngưỡng trong đó có tín đồ Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hòa Hảo và Cao Đài.
Hàng ngàn dân làng và những sắc dân thiểu số ở Tây Nguyên đã bị hạn chế về tín ngưỡng và nhiều người bị buộc phải bỏ đạo.
Những tín đồ thường bị sách nhiễu và bạo hành. Hồi năm 2001, chính quyền đóng cửa gần như tất cả các cộng đoàn Tin lành và các điểm tụ họp không được thừa nhận ở Tây Nguyên.
3. Chính phủ Việt Nam cũng còn hạn chế việc mở các chủng viện mới và việc thụ phong linh mục của Giáo hội Công giáo.
Chính phủ cũng không ủng hộ việc Giáo hội Công giáo tham gia vào công tác từ thiện, chẳng hạn như cuộc chiến chống HIV/AIDS.
Những Cải thiện Trước khi Bỏ Quy chế CPC
4. Sau khi Việt Nam bị coi là nước CPC hồi năm 2004, cơ quan về dân chủ và tôn giáo thuộc Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán đã tạo ra lộ trình để giúp Việt Nam gỡ bỏ quy chế CPC.
Trong năm 2004 và 2005 – chỉ trong thời gian hai năm – chính phủ Việt Nam đã đưa ra những thay đổi rộng khắp đối với chính sách tự do tôn giáo bằng cách thực thi khuôn khổ pháp lý mới về tôn giáo mà theo đó việc cưỡng bức bỏ đạo bị cấm và công dân được trao quyền tự do tín ngưỡng hay không tín ngưỡng.
Việc vi phạm các quyền này bị cấm.
Chính quyền tổ chức nhiều chương trình đào tạo để đảm bảo các cấp tỉnh, huyện, xã và làng đồng loạt tuân thủ khuôn khổ pháp lý mới.
Các quan chức của chính quyền trung ương bắt đầu đáp lại những phàn nàn từ các nhà lãnh đạo tôn giáo về cách mà cấp địa phương đối xử với họ.
Người theo đạo tin lành ở khắp miền Bắc cũng thông báo về sự cải thiện trong thái độ của quan chức đối với tôn giáo và thực thi tín ngưỡng.
5. Tại miền Bắc và Cao nguyên tây Bắc, người theo Phật giáo, Công giáo, Tin lành và cả chính phủ đều thông báo về sự gia tăng các hoạt động tôn giáo và sự tuân thủ quy định.
Hơn 1.000 “điểm hội họp” của Hội Thánh Phúc Âm Nam Việt Nam và những nơi cầu nguyện của các tổ chức tôn giáo khác tại Tây Nguyên đã được đăng ký, bao gồm cả ở tỉnh Gia Lai nơi việc đăng ký đã hợp pháp hóa 75.000 người theo đạo ở tỉnh.
Có 76 cộng đoàn Hội Thánh Phúc Âm Nam Việt Nam được công nhận ở Tây Nguyên và tham gia vào các hoạt động tôn giáo thường xuyên, trong khi 29 cộng đoàn Hội Thánh Phúc Âm Việt Nam đã được đăng ký ở miền Bắc và Cao nguyên Tây Bắc.
6. Khung pháp lý mới tạo điều kiện đào tạo hàng trăm tăng lữ Công giáo và Tin lành mới, bao gồm cả 71 mục sư Hội Thánh Phúc Âm Việt Nam ở Tây Nguyên.
Tại Hà Nội, 57 linh mục Công giáo được thụ phong trong buổi lễ công khai.
Các linh mục Công giáo khác, bao gồm cả chín linh mục ở Đắk Lắk, được thu phong trên toàn quốc.
Một trung tâm đào tạo Công giáo của Hội Thánh Phúc Âm Nam Việt Nam được thông qua và khai trương tại thành phố Hồ Chí Minh và một chủng viện mới được Giáo hội Công giáo khai trương trong năm 2006.
7. Trên toàn quốc, bao gồm cả Tây Nguyên và Tây Bắc, các tổ chức tôn giáo được chính thức thừa nhận thông báo rằng họ có thể hoạt động công khai và những tín đồ cho biết họ có thể cầu nguyện mà không bị sách nhiễu.
Những tôn giáo không được công nhận, chẳng hạn đạo Baha’i, nói các tín đồ của họ không bị sách nhiễu và chính quyền tạo điều kiện để họ hợp pháp hóa các hoạt động.
Và cuối cùng, toàn bộ các nhân vật mà Hoa Kỳ nêu ra với phía Việt Nam với tư cách tù nhân lương tâm vì các lý do có liên quan tới tín ngưỡng đã được trả tự do tính tới tháng Chín năm 2006.
Cải thiện kể từ khi bỏ quy chế CPC Tháng Mười Một 2006
8. Trong khi việc thực hiện khuôn khổ pháp lý chưa đồng đều, tốc độ tiến bộ vẫn tiếp tục nhanh.
Kể từ năm 2006, Nhà nước Việt Nam tuyên bố công nhận trên toàn quốc hoặc cho đăng ký đối với 16 giáo hội trong đó có Hội Thánh Mennonite, Bahai’i và Hội Hồi giáo Bani.
9. Thành phố Hồ Chí Minh đã cho đăng ký ít nhất 91 nhà thờ Tin lành tại gia, phục vụ 7.225 tín đồ từ các dòng khác nhau được thành lập trước và sau năm 1975. Những nhóm này bao gồm cả những người theo hệ phái Ngũ Tuần, Chính Thống, Giê-hô-va, Baptist.
Ngoài ra tất cả các “điểm hội họp” ở Tây Nguyên trước đây bị đóng nay đã đều mở lại với tổng cộng 1.700 điểm hội họp và 150 cộng đoàn được đăng ký.
Hội Thánh Phúc Âm Nam Việt Nam nói việc đào tạo mục sư tiếp tục được tổ chức ở Đắk Lắk và Gia Lai và họ đã không còn thiếu mục sư ở Tây Nguyên như trước.
Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội nói tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam đã cải thiện nhanh
10. Các nhà thờ mới được đăng ký ở Tây Bắc đưa tổng số cộng đồng Phúc Âm Việt Nam lên 168.
Hội Thánh Phúc Âm Việt Nam cũng được phép xây nhà thờ mới đầu tiên trong hàng chục năm qua tại Lạng Sơn vào tháng Mười Một năm 2008.
Nhà Thờ là nơi cầu nguyện của người Dao đỏ và cũng là của cộng đoàn người H’mong mới đăng ký.
11. Ngoại trừ những tranh chấp đất đai đang tiếp diễn, Giáo hội Công giáo tiếp tục thông báo về những cải thiện trong lĩnh vực tụ họp và cầu nguyện trong khi chính quyền nới lỏng hạn chế đối với việc bổ nhiệm tăng lữ.
Trong chuyến thăm của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ hồi năm 2007, một linh mục nói trong quá khứ Giáo hội phải chờ sự chuẩn thuận của chính quyền trước khi tấn phong linh mục
Nhưng nay Giáo hội đưa lên danh sách và chính quyền có 30 ngày để tuyên bố họ có đồng ý hay không.
Linh mục này nói Chính phủ Việt Nam chỉ phản đối một trường hợp nhưng do phản đối của Chính phủ được đưa ra sau thời hạn 30 ngày nên Giáo hội vẫn tiếp tục với lựa chọn của mình mà không gặp phản ứng bất lợi nào.
Trong năm 2008, các quan chức Việt Nam trả lại nhà thờ và thánh địa La Vang, điểm hành hương Công giáo quan trọng nhất ở Việt Nam.
Chính quyền cũng có quan điểm linh hoạt hơn đối với hoạt động từ thiện của Giáo hội trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS và các hoạt động xã hội khác.
Vào tháng Mười Hai năm 2009, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã gặp Giáo hoàng Benedict XVI ở Vatican trong cuộc gặp mà Tòa Thánh coi là “sự kiện quan trọng trong tiến bộ của quan hệ song phương với Việt Nam.”
Thưa các vị : VN đàn áp tôn giáo, kì thị ton giáo, thế tại sao cho đến giờ phút này, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vẫn chưa cho VN vào danh sách CPC? Liệu bao giờ họ sẽ làm việc này?
DÂN VÀ NƯỚC
Dân và nước đều quan trọng như nhau. Từ ngàn xưa người VN ta đã nói dân giàu nước mạnh. Đó là chân lý thực tiển muôn đời. Song giàu phải có tri thức, có văn hóa. Giàu mà kém ý thức, kém hiểu biết mọi sự, chỉ là những con cóc vàng. Vậy nhưng trong quá khứ, đã có thời kỳ dài nhiều người nhao nhao và nháo nhào kháo nhau chủ trương vô sản. Tính vô sản quốc tế chỉ làm thế giới đảo điên, hổn loạn như mọi người đã biết. Tính vô sản dân tộc cũng đã làm nhân dân điên đảo, nghèo hèn, đó là chuyện dài xót xa của quá khứ mà ngày nay cứ coi như đã qua hay dần dần quên lãng. Thế thì chuyện ngày nay tôi thấy phải nói đến dân khôn, nước giỏi. Dân khôn có nghĩa dân có học thức, có hiểu biết, có ý thức. Nước giỏi là sánh vai được với các nước tiên tiến trên thế giới. Bởi vậy câu chuyện của nền giáo dục tăm tối, nền giáo dục ngu dân nào đó đều là điều vô cùng tai hại. Bởi nước là gì, nước là do dân mà ra. Vì nói cho cùng, người cầm quyền, lãnh đạo, hay toàn dân cũng đều là nhân dân cả. Từ dân đầu tiên mà ra người cẩm quyền, người lãnh đạo. Dân mà ngu làm sao có người cầm quyền, người lãnh đạo sáng. Thế thì dân khôn là yếu tố duy nhất đầu tiên quyết định cho ý nghĩa dân giàu nước mạnh. Mạnh ở đây là mạnh ở quốc phòng, ở kinh tế, ở xã hội, ở nhận thức, ở chính trị. Chính trị tốt đẹp là chính trị làm cho dân giàu, dân khôn. Chính trị không làm được hai điều này, hay chỉ làm duy nhất về một điều này, thực chất cũng chỉ là chính trị tồi, chính trị tệ. Cho nên chính trị mù quáng, chính trị một chiều, chính trị thụ động, chính trị tiêu cực, chính trị chuyên quyền, chính trị lệ thuộc, phụ thuộc dầu dưới hình thức hay khía cạnh nào, cũng đều là phi chính trị, phản chính trị chân chính. Chính trị ý thức hệ chính là một trong các loại chính trị như thế. Chính trị khoa học, chính trị khoa học, chính trị thực tiển, chính trị khách quan, đúng đắn, tốt đẹp, dân chủ, tự do đúng nghĩa, đó mới thật sự luôn luôn là chính trị chân chính, thời nào hay ở đâu cũng vậy. Mỗi nước có nền độc lập riêng, có yêu cầu phát triển riêng. Làm tay sai cho Mỹ, cho Trung Quốc, hay cho bất kỳ nước nào khác, cũng đều là ý thức hạ đẳng hay phản dân hại nước. Bất kỳ cá nhân nào trong dân, hay ở đâu có ý thức nô lệ này, cũng đều nguy hại. Đi với nước này để đối đầu với nước kia như trong lịch sử quá khứ, theo cách về hùa một đám mà toàn thế giới từng cho thấy, cũng đều nhảm nhí một thời, rồi cuối cùng trắng đen cũng đều rõ rệt. Vậy thì tư duy hiện đại, hành động thức thời, mục đích tự chủ, độc lập, phát triển, đều chính là yêu cầu của đất nước, dân tộc VN hiện nay. Dân có ý thức tự chủ, độc lập, sáng suốt mọi phương diện, đất nước mới có được những điều đó. Nền giáo dục hiện đại, yêu cầu truyền thông hiện đại, tính dân chủ xã hội hiện đại, khoa học, khách quan, chính là những tiền đề thiết yếu nhất. Chính trị theo cách ý thức hệ mù quáng, quan điểm giáo dục thiển cận, ngu dân, truyền thông theo kiểu một chiều, thấp kém, đều là những tệ hại mà xã hội hiện đại ngày nay nhất thiết phải khắc phục hay cầm phải tránh. Yêu cầu dân chủ tự do đúng nghĩa là nền tảng dân trí của toàn dân. Thiếu nền tảng này, dân chỉ có thụ động, thấp kém, phản dân trí. Ý nghĩa của nước từ dân mà ra nó là như thế. Chính chất lượng của dân quyết định tất cả đất nước mà không là gì khác. Dân không phải là khái niệm mơ hồ, nước không phải là ý niệm nhân danh, mà chính là những con người cụ thể trong thực tế. Đó chính là mọi con người có tri thức, có nhận thức, dám ăn, dám nói mà không phải chỉ là các đơn vị thuần túy thụ động, tuân thủ theo cách nô lệ của bất cứ nhà nước nào. Tri thức, khoa học, dân chủ, tự do đúng nghĩa, tinh thần chủ động, khách quan, ý thức nhân văn, nhân bản, lòng yêu nước chân chính, khí phách tự trọng, tự chủ, đó là tất cả mọi ý nghĩa và giá trị tinh hoa mà mọi người dân đều cần phải có để làm cho đất nước hay quốc gia được luôn luôn thăng tiến.
VÕ HƯNG THANH
(09/12/11)
Xin được nhắc nhở các bạn trên diễn đàn này là ở VN hiện nay là thời đại Đồ Đểu, cho nên mọi thứ đều bị đảo ngược và ngôn ngữ VN cũng không được phép ngoại lệ.
Do đó, khi chúng ta nghe bọn lưỡi gỗ, những cái loa rè của bọn CSVN tuyên bố “chống tham nhũng” thì dân phải hiểu là chúng “nuôi tham nhũng”, “đảng CSVN là đỉnh cao trí tuệ của loài người” thì dân phải hiểu là “đảng CSVN là đồ cặn bã của loài thú”, và chúng đã “không hèn trước giặc xâm lược Tàu” chúng ta nên hiểu bọn chúng muốn nói là “đảng CSVN không ngần ngại liếm Đ….tụi Tàu bán nước để giữ đảng”. Tôi tin chắc là ông Nguyễn Hoàng Hà và các đồng chí của ông sẽ rất vui, khi ít ra cũng có người hiểu ý của các ông.