WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hiến Pháp và Luật Pháp

Bài này không viết về luật pháp mà chỉ đứng trên cái nhìn xã hội nhằm giải thích một cách đơn giản mối tương quan giữa Hiến Pháp, Luật Pháp với Dân Chủ và Tự Do.

Vào thời cổ đại con nguời hoang dã gần như có tự do tuyệt đối, muốn ăn mặc ngủ lúc nào cũng được không đụng chạm đến ai. Nhưng bù lại người tiền sử phải đơn độc chống lại bệnh tật, thú dữ, thời tiết….

Dần dần nhân loại hợp quần thành hình xã hội. Con người đã đánh đổi một phần tự do để có an ninh, vì khi sống tập đoàn mỗi cá nhân phải chiụ tự giới hạn vào trong khuôn khổ như luật pháp và đạo lý.

Nhà nước được dựng nên để giữ trật tự xã hội. Nhưng quyền hạn dễ bị lạm dụng, nên từ đó nảy sinh ra quan niệm về Hiến Pháp. Đây là một loại khế ước giữa nhà nước và công dân, rằng khi người dân đóng thuế và chiụ thi hành các quy định luật pháp thì bù lại giới cầm quyền phải tôn trọng những quyền căn bản của công dân.

Như vậy mục tiêu chính của Hiến Pháp nhằm bảo vệ quyền tự do cá nhân không bị nhà nước vi phạm. Riêng Hiến Pháp Hoa Kỳ cho rằng mỗi cá nhân được Tạo Hoá ban cho các quyền bình đẳng và quyền được mưu tìm hạnh phúc mà không ai khác có thể tước đoạt.

Xã hội muốn vận hành tốt đẹp phải dựa vào sự đồng ý của đa số nên gọi là dân chủ. Còn nếu bị thiểu số áp đặt ý chí của mình lên tập thể thì gọi là độc tài.

Nhưng cũng có trường hợp dân chủ trở thành độc tài đa số. Điển hình là tại vài nước Trung Đông tập thể Hồi Giáo bầu ra nhà nước giáo hội với mục đích ban hành các luật lệ áp bức người dân thuộc tôn giáo khác. Trường hợp này cũng đã xảy ra cho giới phụ nữ, người da màu, v.v… Trừ trường hợp xảy ra bạo loạn còn nếu không muốn giải quyết các tình trạng này phải có một Hiến Pháp tốt và được tôn trọng để người dân có thể kiện cáo nếu nhà nước hay luật pháp vi phạm quyền tự do của mình.

Nói cách khác, chỉ có nhà cầm quyền hay luật pháp mới vi phạm Hiến Pháp chớ người dân không thể vi phạm Hiến Pháp. Như vậy Hiến Pháp là một thứ siêu luật pháp áp dụng riêng cho nhà nước nhằm bảo đảm quyền tự do cá nhân không bị vi phạm.

Tại Hoa Kỳ luật pháp do Quốc Hội  ban hành và Hành Pháp thực thi. Nhưng người dân vẫn có quyền kiện lên Tối Cao Pháp Viện để huỷ một đạo luật nếu quyền tự do của mình bị vi phạm. Ngược lại Quốc Hội và nhà nước có thể sửa đổi Hiến Pháp nhưng tiến trình thực hiện bị quy định vô cùng ngặc nghèo để không bị lạm dụng.

Tự do của con người không chỉ giới hạn ở ăn ngủ đi đứng mà quan trọng không kém là về tinh thần và tư tưởng. Xã hội phải tạo ra môi trường để con người tiến bộ và thăng hoa. Dưới chế độ độc tài đa số hay thiểu số cá nhân bị tha hoá vì không dám thể hiện niềm tin riêng của mình, lao động bị bóc lột nên không mưu tìm ra hạnh phúc. Chỉ trong khuôn khổ dân chủ tự do con người mới có suy tư độc lập và được bảo đảm các thành quả của cần lao hay sáng tạo.

Trên cách nhìn đó thì một bản Hiến Pháp chân chính hoàn toàn trái ngược với quan điểm về “mệnh trời” của quân chủ hay giáo quyền, hoặc tính chất độc tôn của bất cứ một hình thức nhà nước nào khác. Hiến Pháp nhằm giới hạn quyền hạn của nhà nước chớ không thể trao cho giai cấp cầm quyền uy lực tuyệt đối. Không lý nào có một khế ước nhường vình viễn quyền cai trị cho riêng một dòng họ hay tập thể nào cả. Một bản văn như vậy không thể nào phản ảnh sự thoả thuận giữa dân chúng và nhà nước, mà chỉ có thể do một tập đoàn áp đặt ý chí riêng lên mọi người.

Một vấn đề không có câu trả lời dứt khoát là làn ranh giữa quyền tự do cá nhân và sự thăng tiến của xã hộị. Con người có tự do để thăng hoa hay sa đoạ, để chọn lựa giữa tốt và xấu. Luật pháp trừng trị những hành động vi phạm đến an ninh của người khác, nhưng những suy nghĩ hư hỏng ảnh hưởng đến đạo lý và sinh hoạt của xã hội lại không thể bị ngăn cấm vì khoảng cách giữa tự do tư tưởng và kiểm duyệt khó phân định rõ ràng. Hơn nữa, lịch sử đã cho thấy chính những tư tưởng khuynh đảo đã mang đến các bước đột phá cho văn minh nhân loại.

Cho nên mới gọi là khoa học nhân văn. Mỗi thế hệ có một số tiến bộ nhưng rồi nhân loại vẫn phải đối diện với nhiều vấn đề muôn đời của xã hội.

© Đoàn Hưng Quốc

© Đàn Chim Việt

3 Phản hồi cho “Hiến Pháp và Luật Pháp”

  1. TaTon says:

    LuậtRừng thì ”mạnh được, yếu thua!”
    Còn như RừngLuật, thì chúng ”mua” bằng tiền!!!
    Cuốicùng, đời vẫn đảođiên,
    TựDo-DânChủ, chỉ là hãohuyền, mây bay…

    Tựdo, là tựdo cày,
    Tựdo đóng thuế, và đếm ngày… tháng kwa!
    Tựdo như một đóa hoa
    Nở ra là để mà phôipha, úatàn!
    Tựdo mơước thảgiàn…
    Đến khi thỏamãn, lại ngỡngàng, chánchê!
    Tựdo như lủ cừu, dê,..
    Ngườita chăn là để ”thịt”, mà cứ ngu, mê, tin thờ!!!
    Tựdo, vô bến, vô bờ…
    Tựdo lừadối, phĩnhphờ… thỏathê…
    Tựdo cười, khóc đêmê,
    Tựdo sanh, tử, lêthê… vĩnhhằng…

  2. ĐẠI NGÀN says:

    CON NGƯỜI VÀ PHÁP LUẬT

    Con người sống không thể không có pháp luật. Không có pháp luật xã hội trở thành rừng rú, chỉ còn luật rừng xanh của sức mạnh hoang dã. Đó là điều con người từ lâu đã biết, vì là một thực tế. Cho nên khi xã hội chưa có chữ viết, hay vì lý do gì đó luật viết chưa định hình, xã hội vẫn có pháp luật bất thành văn. Chẳng hạn như các lệ, hay kể cả hiến pháp bất thành văn. Có nghĩa không phải luật viết nhưng vẫn có luật bằng quy ước, bằng ý thức, trí nhớ, hay thậm chí bằng thói quen, tập tục. Thế nên từ khi xã hội văn minh phát triển và đi vào ý niệm tự do, dân chủ, luật định hình cơ bản, đầu tiên, quan trọng nhất cho mọi luật khác đó là Hiến pháp. Hiến pháp coi như là luật chính trị xã hội, luật nguyên lý, luật nguyên tắc, để từ đó hay trên nền tảng đó mà mọi luật chi tiết khác được hình thành và áp dụng. Hiến pháp bởi thế gọi là luật mẹ, còn mọi luật khác gọi là luật con. Trong Hiến pháp các nước của thời hiện đại, chính các bản Hiến pháp của Mỹ là điển hình nhất, bởi vì nó rất chắc chắn, ổn định, vững vàng, sâu xa nên rất ít cần phải thay đổi. Đó cũng là điều nền tảng để bảo đảm mọi sự phát triển và mọi nhân quyền cơ bẩn trong xã hội Mỹ. Nhưng chỉ có Các Mác là tác giả hay lý thuyết gia ngược đời nhất. Ông ta chỉ coi luật pháp như công cụ của giai cấp bóc lột, giai cấp thống trị. Từ đó ông cũng coi nhà nước chính là hình thái cụ thể của công cụ pháp luật đó. Có nghĩa Mác muốn nói xã hội cộng sản nguyên thủy không có luật pháp. Luật pháp chỉ xuất hiện khi nhà nước xuất hiện, tức khi quyền tư hữu xuất hiện. Khi nào không còn quyền tư hữu nữa cũng sẽ không còn luật, vì luật chẳng còn đối tượng gì, chẳng còn ý nghĩa hay mục đích gì, vì luật pháp chẳng qua chỉ là công cụ hiệu quả để bảo vệ quyền tư hữu. Cũng bởi thế Mác cho rằng xã hội cộng sản mà ông gọi là khoa học trong tương lai cũng không còn giai cấp, không còn nhà nước, không còn tiền bạc, không còn quyền tư hữu, nên luật pháp cũng sẽ không còn. Khi đó con người sống trong một xã hội hợp tác nhau toàn diện, không còn biên giới, không còn lãnh thổ, chỉ còn toàn là thiên đường cộng sản của thế giới vô sản. Đấy cái “hay” của Các Mác nó là như thế. Mọi người có đầu óc thực tế, bình thường, có thể coi được ông như một kẻ điên loạn. Bởi thế mà Mác cho rằng luật trong các nước tư sản tự do chỉ là luật của giai cấp tư sản, giai cấp bóc lột, còn trong các nước cộng sản thì luật là công cụ thiết yếu để chuyên chế xã hội nhằm tiến lên chủ nghĩa xã hội (xã hội chủ nghĩa) rồi tiến lên xã hội cộng sản như đã nói. Thật đúng là kẻ mê loạn vì bất chấp mọi quy luật khách quan của tâm lý, ý thức con người, quy luật sinh học tự nhiên, khách quan, cũng như quy luật xã hội luôn luôn tiến hóa, phức tạp và luôn luôn vi tế. Mác đã hiểu sai về bản chất con người, bản chất xã hội, nên giống như người ở thế giới khác, ở trên cung trăng. Mộng tưởng của ông quả thật là mộng tưởng ảo, nó cũng giống như thế giới ảo trong thời đại điện toán ngày nay.
    Mác và Engels, hai ông tổ của thuyết Mác xít đều là duy vật toàn diện và tuyệt đối. Thế nhưng cả hai đều tin chắc vào ý niệm biện chứng duy tâm trong Hegel đó là điều hết sức cưỡng từ đoạt lý chẳng ra ngô ra khoai gì cả. Engels thì say mê lý luận “biện chứng của tự nhiên”, chẳng có cơ sở khách quan khoa học cụ thể gì ráo. Mác thì say sưa với thượng tầng kiến trúc, cho mọi thành quả văn hóa ý thức của con người, của xã hội, trong đó có pháp luật, đều là sự phản ánh của hạ tầng cơ sở kinh tế xã hội. Thực chất Mác chỉ “đoán mò”, ức đoán như thế mà chưa từng lý giải cụ thể chính cơ chế “phản ánh” đó như thế nào. Chẳng khác Engels cho rằng não bộ của con người “tiết” ra tư tưởng cũng giống gan tiết ra mật. Nói cách khác, theo Mác luật pháp chỉ là thứ phù du, thứ lãng mạn của hoạt động kinh tế giai cấp trong xã hội. Không còn giai cấp cũng không còn pháp luật. Mác hiểu chữ giai cấp hoàn toàn mù quáng, siêu hình và nô lệ vào quan điểm biện chứng duy tâm của Hegel. Nói chung lại Mác không phải là nhà tư tưởng độc lập, ông ta xào nấu biện chứng pháp duy tâm Hegei, kinh tế chính trị học cổ điển anh Adam Smith, Ricardo, cùng các quan điểm xã hội không tưởng của Pháp để làm nên một lý thuyết hổ lốn thiếu mọi cơ sở khoa học mà ông mê tít gọi đó là chủ nghĩa cộng sản khoa học. Ở trong chủ nghĩa cộng sản khoa học đó, ông nói trong cương lĩnh Gotha rất rõ, người công nhân khi nào muốn lao động thì lao động, muốn đi câu thì đi câu, muốn về nhà (với vợ) thì về nhà. Chẳng có luật pháp bó buộc nào nữa, xã hội hoàn toàn thần tiên, làm theo lao động, hưởng theo nhu cầu, đó là niềm say mê của các thế hệ từ Trần Đức Thảo đến Trần Văn Giàu và bao nhiêu người khác nữa trong quá khứ của đất nước, dân tộc Việt Nam chúng ta.

    Võ Hưng Thanh
    (29/01/12)

  3. Thằng Cụi says:

    Ở NHỮNG NƯỚC DÂN CHỦ: HIẾN PHÁP LÀ DÂN HIẾN.
    Ở NHỮNG NƯỚC CỘNG SẢN HIẾN PHÁP LÀ LUẬT PHÁP ĐỂ CAI TRỊ NGƯỜI DÂN.

Leave a Reply to TaTon