WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Viết về Ngô Bảo Châu và Phạm Toàn

Giáo sư Ngô Bảo Châu có bài trả lời phỏng vấn đăng trên tuoitre.vn dưới nhan đề:

“Giáo sư Ngô Bảo Châu: Bạn trẻ vẫn đầy niềm tin tương lai”, ngày 20/1/2012.

Trong bài phỏng vấn này, Ngô Bảo Châu đưa ra định nghĩa “Trí thức” là ai?

Định nghĩa này phát biểu như sau:

Tôi không đồng ý với việc coi phản biện xã hội như chỉ tiêu để được phong hàm “trí thức”. .. Đối với tôi, trí thức là người lao động trí óc. Cũng như những người lao động khác, anh ta cần được đánh giá trước hết trên kết quả lao động của mình. Theo quan niệm của tôi, giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội”.

Sau bài phỏng vấn này, G/S Nguyễn Huệ Chi có phản biện những quan điểm của G/S Châu trên BBC: “Phản biện xã hội là vai trò của trí thức”, ngày 23/1/12.

Rõ ràng quan điểm của G/S Châu và G/S Chi là khác nhau hoàn toàn.

Dân cư mạng phần lớn đồng tình với quan điểm của G/S Nguyễn Huệ Chi. Nhà giáo Phạm Toàn lại hỏi:

“Tại sao một thông điệp hết sức sáng sủa, mạch lạc của giáo sư Ngô Bảo Châu lại bị rất nhiều người hiểu lầm, hiện tượng tâm lý đó rất cần được phân tích.”

Bài này là 1 cố gắng lý giải hiện tượng lạ này tại Viêt Nam: Một giáo sư trẻ mới thành danh, mới là niềm tự hào của cả Việt Nam đang bị mất dần uy tín trên thế giới mạng vì một phát biểu, một định nghĩa không phù hợp với suy nghĩ của dân cư mạng.

1. Sai lầm của Ngô Bảo Châu nằm trong định nghĩa về trí thức và giá trị của trí thức.

Thực vậy, định nghĩa giá trị của trí thức, Ngô Bảo Châu đưa ra 2 ý tách bạch:

(a). “Tôi không đồng ý với việc coi phản biện xã hội như chỉ tiêu để được phong hàm “trí thưc… giá trị của trí thức không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội”.

(b). “Đối với tôi, trí thức là người lao động trí óc. Cũng như những người lao động khác, anh ta cần được đánh giá trước hết trên kết quả lao động của mình. Theo quan niệm của tôi, giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra“.

Ta sẽ lần lược ngược theo thời gian để tìm hiểu sự phát triển khái niệm trí thức và phản biện xã hội của xã hội Việt Nam.

1.1. Trí thức và phản biện trong xã hội phong kiến.

Trong xã hội phong kiến, ý vua là ý trời.

Trừ khi được vua đích thân hỏi đến, người trí thức mới được trình bầy ý kiến của mình. Nếu ý kiến trái ngược ý vua, thì việc cách chức, ghép tội là hình phạt mà người trí thức phản biện phải tính đến trước khi trả lời.

Phản biện của trí thức trong xã hội phong kiến được coi như bằng số không. Lịch sử Việt Nam có vài ghi chép về phản biện như phản biện của Chu Văn An, song không nhiều.

1.2 Trí thức và phản biện trong chế độ thực dân Pháp.

Trí thức trong thời kỳ Pháp thuộc để lại dấu ấn phản biện rõ ràng hơn trong thời phong kiến Việt Nam.

Ít ra thì ta cũng có quảng trường Đông kinh nghĩa thục tại Hà Nội, nơi mà các trí thức tiên tiến Việt Nam theo chủ thuyết của Phan Chu Trinh, thuyết trình về con đường chấn hưng xã hội Việt Nam.

1.3. Trí thức và phản biện trong chế độ cộng sản.

Trong xã hội cộng sản tại Việt Nam, không có phản biện của trí thức. Sau vụ án Nhân Văn Giai Phẩm thì mọi phản biện của trí thức đều bị thẳng tay trừng trị. ĐCS VN còn tung ra khẩu hiệu “Vừa Hồng, vừa Chuyên” để xác định giá trị của người trí thức.

Gần đây thì Cù Huy Hà Vũ bị án tù vì phản biện một số sai trái của chính phủ Việt Nam như triển khai Bôxits Tây Nguyên…

1.4. Trí thức và phản biện trong xã hội dân chủ đa đảng phái.

Hiển nhiên trong xã hội này, vai trò phản biện của trí thức là không thể thiếu được. Trong xã hội dân chủ, người dân có quyền đánh giá hoạt động của 1 chính đảng chính trị thông qua lá phiếu của mình. Để giúp người dân xã hội dân chủ hiểu và nắm được thực chất của nhiều vấn đề chính trị, đòi hỏi tự nhiên là phải có sự phản biện tích cực của mọi người, nhất là người trí thức.

Như vậy theo những dẫn chứng đơn giản kể trên , định nghĩa về giá trị người trí thức của Ngô Bảo Châu là định nghĩa cộng sản trong khẩu hiệu “vừa hồng, vừa chuyên” mà bỏ chữ “vừa hồng”, còn lại chữ “vừa Chuyên”.

Ngô Bảo Châu đã viết :”Đối với tôi, trí thức là người lao động trí óc. Cũng như những người lao động khác, anh ta cần được đánh giá trước hết trên kết quả lao động của mình. Theo quan niệm của tôi, giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra”.

Đây chính là chữ “Chuyên” mà ĐCS VN đòi hỏi ở người trí thức nô lệ trung thành của xã hội cộng sản VN.

Vô hình chung, G/S Ngô Bảo Châu đã thụt lùi trong nhận thức về phản biện xã hội, kể từ phản đối dự án Bôxits Tây Nguyên của Giáo sư đến nay. Khi ấy giáo sư đã ký vào kiến nghị phản đối gửi cho ĐCS VN.

Vô hình chung, giáo sư Ngô Bảo Châu đã ủng hộ ĐCS VN trong việc khóa trí thức Việt Nam trong chiếc lồng “Chuyên tâm chăm chú vào nghiệp vụ còn việc lãnh đạo quốc gia là việc của ĐCS VN”.

Trí thức là bộ não của dân tộc. Nếu bộ não này ngừng phản biện, thì xã hội đã mắc căn bệnh hiểm nghèo: Bệnh tâm thần.

Vì mắc bệnh tâm thần mà ĐCS VN đã nhận nhầm Trung Quốc làm Người anh hai để dựa.

Hãy nghe Nguyễn Phú Trọng nói:

1. “…Tình hữu nghị đời đời Việt-Trung là tài sản quý báu chung của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, cần được không ngừng củng cố, phát triển, truyền mãi cho các thế hệ mai sau”.

2. “Hai bên khẳng định, Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục kiên trì phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt,” từ tầm cao chiến lược và tầm nhìn toàn cục”.

Chỉ có mắc bệnh tâm thần mới dám nói rằng: “Tình hữu nghị Việt Trung là tài sản quí báu chung của nhân dân 2 nước”.

Chỉ có tâm thần mới nói : “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt,” từ tầm cao chiến lược và tầm nhìn toàn cục”.

Hãy nhớ lại năm 1979, lính Trung Quốc đã giết người Việt Nam đôc ác như thế nào để đến cả Phạm Văn Đồng, người cộng sản, phải khóc và thốt lên: Sao họ độc ác thế.

Chỉ có tâm thần mới không nhìn thấy âm mưu thôn tính Việt Nam của Trung Quốc như Nguyễn Chí Vịnh đã phát biểu: ”Nếu Việt Nam cần sự ủng hộ, đồng cảm, hợp tác và phát triển thì còn có ai hơn một nước Trung Quốc xã hội chủ nghĩa láng giềng, … một khi các đồng chí/Trung Quốc/ tôn trọng độc lập chủ quyền của Việt Nam và mong muốn Việt Nam cùng phát triển?”.

Không muốn cho trí thức Việt Nam phản biện âm mưu bán nước của mình, ĐCS VN đã bỏ tù Cù Huy Hà Vũ, anh Nguyễn Văn Hải, chị Bùi Thị Hằng,…

Nhưng bắt bớ trái luật pháp, Việt Nam đang bị thế giới lên án.

Xoay sang chiêu khác tinh vi hơn, ĐCS VN dùng những trí thức có uy tín cao trong khoa học để tung ra luận điểm: Giá trị của trí thức chỉ thể hiện qua những sản phẩm lao động trí óc của họ, không liên quan đến phản biện xã hội, qua phát biểu của Ngô Bảo Châu.

Luận điểm này chính là cái lồng để khóa các bộ não Việt Nam lại, không cho phép họ phản biện xã hội, phản biện những sai lầm trong lãnh đạo đất nước cua ĐCS VN..

Vì thế vạch trần sai trái của luận điểm này là cần thiết.

Cộng đồng mạng Việt Nam đã sáng suốt nhận ra tính độc hại của luận điểm này và ủng hộ G/S Nguyễn Huệ Chi.

Còn nhà giáo Phạm Toàn thì không nhận ra.

Thưa nhà giáo Phạm Toàn, những chân lý như: Xã hội không có phản biện thì đã chết lâm sàng, không có ai độc quyền chân lý … chỉ là những mệnh đề mà ai cũng có thể phát biểu khi theo dõi internet, G/S Châu có phát biểu, hay không phát biểu cũng không sao.

Nhưng quan điểm: giá trị của trí thức không phụ thuộc vào phản biện xã hội của anh ta, thì đây là quan điểm lạc hậu, quan điểm phụng sự CNCS VN, quan điểm không thức thời, khi ngay cả Miến Điện cũng có dân chủ và tự do báo chí hơn Việt Nam.

Thông điệp của G/S Châu không sáng sủa và mạch lạc đâu.

G/S Nguyễn Huệ Chi đã hỏi: Nếu ngay cả trí thức không phản biện thì ai sẽ phản biện đây ?

G/S Châu chắc nghĩ rằng: Việc phản biện là để dành cho mấy anh trí thức điên, khùng không được việc như Kinh Kha nước Vệ, hay như Đông-Ky-Sốt nước Tây Ban Nha đánh nhau với cối xay gió,… Những trí thức thức điên, khùng này là thiểu số.

Giáo sư Châu đã nhầm. Miến Điện là một chứng minh gần Việt Nam nhất cho kết quả dân chủ của những phản biện xã hội của nhân dân Miến Điện.

2. Giá trị của trí thức trong xã hội đương đại.

Trong mục này, tôi thảo luận nhận thức về giá trị 1 con người trong xã hội đương đại cùng bạn đọc trên phương diện lý thuyết.

Lịch sử phát triển của xã hội loài người, tựu trung lại, có 2 loại hình thức tổ chức xã hội chính:

2.1. Xã hội, trong đó đại bộ phận người dân không có dân quyền, không có quyền con người, gọi là “xã hội nguyên thủy”.

Đại bộ phận người dân trong xã hội này bị thống trị bởi một dòng họ (trường hợp này gọi là xã hội phong kiến), hay một chính đảng (gọi là xã hội toàn trị, đảng trị).

Trong những xã hội này, luật pháp được xây dựng để bảo vệ cho lợi ích của 1 nhóm thiểu số lực lượng cầm quyền.

Quyền con người là đặc lợi riêng của một nhóm nhỏ thống trị.

Đại đa số người dân của xã hội này còn chưa là con người theo nghĩa pháp luật. Vì vậy tôi dùng từ “Nguyên Thủy” để định nghĩa nhóm các xã hội này.

Các nước nghèo của thế giới hiện nay, vẫn đang còn nằm trong nhóm “xã hội nguyên thủy”. Việt Nam cũng nằm trong nhóm này.

2.2. Xã hội dân chủ.

Đây là đỉnh cao nhất trong hai hình thức của xã hội loài người.

Ở đây, xã hội đã tiến hóa cao và công nhận quyền con người cho tất cả các thành viên của nó, mọi người dân, không phân biệt nguồn gốc, tôn giáo, vị trí xã hội, hay của cải kèm theo….

Trong xã hội dân chủ, luật pháp được xây dựng để đảm bảo quyền làm chủ của người dân trong tất cả các phương diện sinh hoạt của xã hội. Từ chính trị đến văn hóa, phong tục, tập quán, đến cả việc tham gia đóng góp cho những hoạch định chính sách cho hiện tại, tương lai, cho những ký kết các hiệp ước với cộng đồng quốc tế…

Các nước phương Tây tiên tiến cùng Hoa Kỳ nằm trong nhóm này.

Giữa hai hình thức xã hội này, có thể định nghĩa thêm những hình thức trung gian, như Việt Nam đang là xã hội Cộng sản toàn trị, là xã hội nguyên thủy, nhưng mầm mống của xã hội dân chủ đang nẩy nở do xuất hiện phong trào dân chủ trong lòng xã hội Việt Nam.

Do yếu tố này, ta có thể gọi xã hội Việt Nam là xã hội tiền dân chủ.

Ngoài ra, có thể định nghĩa thêm những xã hội “giả dân chủ”, hay “1/2 dân chủ”… do tính chất lừa bịp của pháp luật các nước này.

Con người( không phân biệt là nam hay nữ) là nhân tố cơ bản nhất để cấu thành xã hội. Tuy nhiên, tế bào của xã hội thường được định nghĩa bằng là gia đình, chứ không phải con người.

Giá trị của 1 con người trong xã hội loài người, theo tôi, có thể được xác định bằng công thức sau:

Giá trị vật chất do anh (chị) tạo ra đóng góp cho xã hội + Giá trị gia đình-tế bào của xã hội- do anh (chị) gây dựng nên + Giá trị những đóng góp phi vật chất cho xã hội của anh (chị) = Giá trị một con người.

Tất nhiên đây là nói về con người đã trưởng thành. Công thức trên có phụ thuộc vào thời gian.

Giá trị vật chất do con người tạo ra thường xác định bằng những sản phẩm mà nghề nghiệp của họ, lao động của họ tạo nên.

Người công nhân có thể tạo ra những chiếc đinh bù lông làm giá trị vật chất đóng góp cho xã hội. Nhà văn thường là những tiểu phẩm do anh(chị) viết ra. Nhà tư sản công nghiệp thì tạo ra nhà máy, tạo nhiều việc làm cho xã hội…

Giá trị gia đình xác định bằng hạnh phúc của gia đình ấy( giá trị tinh thần), số lượng con cái, chất lượng giáo dục gia đình để tạo ra những công dân trong tương lai cho xã hội..

Giá trị những đóng góp phi vật chất cho xã hội là một diện rộng lớn, có bao hàm vấn đề phản biện xã hội, đóng góp ý kiến để xã hội phát triển tốt hơn, đúng qui luật hơn…

Đã có định nghĩa tổng quát, thì giá trị của ngưòi trí thức trong xã hội cũng nằm trong định nghĩa này.

Tóm lại, giá trị của một người trong xã hội đương đại được đánh giá bằng những sản phẩm vật chất do anh (chị) làm ra cho xã hội; bằng những giá trị tinh thần mà anh (chị) đóng góp cho tiến bộ xã hội (có chứa giá trị những phản biện xã hội), hay làm phong phú sinh hoạt xã hội… và cuối cùng là giá trị gia đình mà anh ( chị) đã tạo dựng, đây là đóng góp cho một tế bào của xã hội tương lai.

© Nguyễn Nghĩa

© Đàn Chim Việt

 

27 Phản hồi cho “Viết về Ngô Bảo Châu và Phạm Toàn”

  1. cuulong says:

    viet says:
    03/02/2012 at 22:58

    Giáosư Ngô Bảo Châu định nghĩa Trí Thức hoàn toàn đúng.

    Trong khoa học, người ta sử dụng cum từ “định nghiã” là cách chỉ ra một hoặc nhiều “đặc trưng” của một “đối tượng” nào đó mà ta muốn mô tả để “không lầm lẫn” với những “đối tượng” khác. Ví dụ như đinh nghĩa 2 đường thẳng song song: “Hai đường thẳng song song với nhau là 2 đường thẳng cùng nằm trên một mặt phẳng nhưng không bao giờ gặp nhau (hay còn nói chúng chỉ gặp nhau ở vô cùng)”. Định nghĩa “Tiên đề” là một “vấn đề hiển nhiên” được mọi người công nhận mà không thể chứng minh được. Ví dụ đ/n tiên đề về đường thẳng: “qua 2 điểm cho trước, ta chỉ kẻ được một đường thẳng đi qua và chỉ một mà thôi”…

    Còn vấn đề “phản biện” xã hội chỉ là một trong những “nhiêm vụ” quan trọng của người trí thức nhưng không phải là “đặc trưng” duy nhất vì các tằng lớp khác như công nhân, nông dân và các người lao động chân tay khác cũng có thể “phản biện” được chứ. Phản biện xã hội là trách nhiệm của “bất cứ người công dân yêu nước” nào chứ đâu có phải chỉ dành riêng cho trí thức? (tất nhiên trí thức thường là những người có nhiều kiến thức khoa học tự nhiên lẫn khoa học xã hội nên có điều kiện phản biện tốt hơn)

    Giáo sư Ngô Bảo Châu mới thật đúng là nhà khoa học. “Trí thức” là những “người lao động trí óc”, đơn giản thế mà thôi. Đừng phức tạp hóa vấn đề làm gì chỉ dẫn đến “rối rắm” mà thôi, để thì giờ làm việc khác có ích hơn./.

    Cuulong: Ý kiến của viet quá đúng, g/s Ngô Bảo Châu đâu có coi thương “phản biện”, ông ta chỉ nói về mặt “định nghĩa” thôi thì đâu có liên quan đến phản biện. Phân tích như viet thì hoàn toàn hợp lý.Các vị cứ suy luận lung tung, chụp mũ cho g/s Châu thế này thế nọ là chứng tỏ các bị có kiến thức về “logic học” quá kém!

    • Trí Thức Cục Kẹo says:

      Trí thức là người làm việc chủ yếu bằng cách dùng đầu óc suy nghĩ, mồm miệng để biện luận, giấy bút để viết lách, thời nay thì đa số mắt nhìn màn hình, tay gõ bàn phím máy tính. Gọi hạng người này là trí thức để phân biệt với những người làm việc chủ yếu bằng cơ bắp chân tay.

      Thời xưa dân ta thì có thành kiến là trí thức trói gà không chặt, dài lưng tốn vải, hoặc theo chiều ngược lại là hễ đầu óc ngu si thì tứ chi phát triển. Thời buổi văn minh ngày nay, đa số dân ta vẫn là 4000 năm ta lại là ta, trí thức thì suốt đời từ chương bốc phét, dân lao động thì đầu tắt mặt tối, quần quật như trâu bò mà tay chân làm không nuôi nổi cái miệng. Trong khi đó phần lớn dân các nước OECD thì sở hữu một đầu óc sáng láng trong thân thể tráng cường, họ làm việc bằng cái đầu là chủ yếu, là trí thức đúng nghĩa, việc nặng nhọc đã có máy móc làm giúp, sức lực, cơ bắp thân thể thì để dành chơi thể thao, nhảy nhót, vận động, vui hưởng cuộc đời với lối sống thể chất tích cực.

      Thực ra đặc điểm để phân biệt trí thức với những hạng người khác nó chỉ như thế thôi !

      Tuy nhiên, khi xét về tư cách trí thức trong xã hội, hoặc vai trò của trí thức trong một bối cảnh nghề nghiệp, kinh tế, chính trị, xã hội nào đó thì có thể tạm phân loại trí thức theo cách nhận định chủ quan của từng người như: trí thức tháp ngà, trí thức trùm mền, trí thức lưu manh, trí thức chồn lùi, trí thức dỏm, trí thức làm dáng, trí thức lựu đạn (nổ), trí thức chém gió, trí thức XHCN, trí thức ‘được dắt qua biên giới’, trí thức nô dịch, trí thức bon sai, và đặc biệt là trí thức cục phân.

      Ông trí thức Châu nói trí thức không cứ là phải phản biện, điều này đúng. Còn chuyện trí thức mà không thèm quan tâm đến thiên hạ thì ai cũng biết cần tặng thêm cho các vị này cái tính từ gì rồi.

      Đúng là đa phần các trí thức nhà ta quá trí thức, lao động bằng đầu óc hùng hục, nùi dây thần kinh lúc nào cũng căng cứng, nên cứ phải đòi trí thức phản biện cho bằng được mới thôi. Như thế này thì có lẽ phải nghĩ thêm ra các thể loại như trí thức tiết vịt, trí thức máu chó, trí thức vật vã, trí thức 4000 năm quăng quật.

      Thời buổi bấm chuột đi vòng thế giới mà còn xúm nhau căn ke chữ nghĩa ẩm ương như mấy ông đồ nho thế này thì đúng là trí thức con gà mờ, trí thức sờ voi.

      Chịu khó lao động ngón tay, bấm một phát là thành trí thức nối mạng ngay !
      http://en.wikipedia.org/wiki/Intellectual

  2. huulam says:

    Khi đọc những bài viết, những phân tích có nội dung nhằm chỉ trích, phê phán GS Ngô Bảo Châu tôi thấy có nhiều điểm không hợp lý bởi hầu hết các luận điệu đều có ý hướng bắt bẻ, dồn GS Châu về một phía (có thể là lề trái hoặc lề phải) với ngụ ý biến GS Châu thành con Cừu trong chính đàn cừu mà GS Châu đẻ ra. Phải nói thật rằng trên thực tế có nhiều vị GS, TS có học hàm, học vị đầy đủ nhưng có làm được cái gì đâu thậm chí cả đời cũng chẳng có những đóng góp nào xứng đáng với danh hiệu mà mình đạt được, có chăng chỉ là cách luồn lạch, chặp vá, tầm chương trích cú mà thôi. Nhiều vị cứ tự vỗ ngực khoe danh mình là trí thức để đưa ra ý kiến này, ý kiến kia, nhận xét này hay nhận xét khác nhưng cũng rất ít ý kiến hay nhận xét thật sự có chiều sâu và đáng được coi là những phát hiện mới của trí thức. Bản thân những người tự cho mình là trí thức cũng chưa bao giờ tự nhìn lại chính mình xem tri thức của họ đã đóng góp được gì cho xã hội hay phải chăng chỉ là những ý kiến theo tôi… theo tôi …và theo tôi… Nhà trí trức và phản biện xã hội có ý nghĩa khác nhau, nhà trí thức có quan điểm, có tư duy, có tri thức và cách nhìn nhận vấn đề riêng của họ, họ đưa ra quan điểm của họ về một vấn đề gì đó được gọi là phản biện điều đó không có nghĩa là nhà tri thức phải phản biện đối với những vấn đề họ chưa quan tâm đến, cái mà nhà tri thức quan tâm đến nhiều hơn chính là tri thức trên lĩnh vực họ đang khám phá cũng như kết quả quả quá trình khám phá tri thức của họ. Do đó, quan điểm của GS Châu về trí thức là rất hiện đại và là cách nhìn trí thức ở một góc độ khác, góc độ về tính hiệu quả. “Tôi không đồng ý với việc coi phản biện xã hội như chỉ tiêu để được phong hàm “trí thức”. .. Đối với tôi, trí thức là người lao động trí óc. Cũng như những người lao động khác, anh ta cần được đánh giá trước hết trên kết quả lao động của mình. Theo quan niệm của tôi, giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội”. Phản biện xã hội cũng là sản phẩm của trí thức nhưng không phải của riêng trí thức và cũng không phải của tất cả trí thức bởi người ta không thể bắt trí thức phải đưa ra quan điểm của mình về một lĩnh vực nào đó mà người trí thức đó không chuyên và cũng chưa chú tâm khám phá nhưng người ta có thể đảm bảo rằng người trí thức luôn bảo vệ thành quả và lĩnh vực mà mình đang khám phá.
    Khi bàn về định nghĩa của GS Châu về trí thức thì trước hết người ta phải nói đến khái niệm để hình thành cái định nghĩa đó bởi khái niệm thì nó đầy đủ hơn là định nghĩa. Có nhiều cách định nghĩa cho một sự vật hiện tượng và người đưa ra định nghĩa có thể nhấn mạnh đến dấu hiệu bản chất nào đó mà họ muốn quan tâm hơn trong khi các dấu hiệu khác không được chú ý tới. Điều đó có nghĩa là bạn có thể đưa ra định nghĩa riêng của bạn dựa trên những dấu hiệu bản chất của sự vật hiện tượng mà không nhất thiết phải tuân thủ một định nghĩa cố định nào đó. Do đó sẽ chẳng có gì phải bàn cãi về cái định nghĩa hay quan điểm của GS Châu về trí thức cả. Những bài viết chỉ trích GS Châu trên đây chẳng qua chỉ là mượn cớ GS Châu để phá hoại hình ảnh tốt đẹp của người Việt Nam, dân tộc Việt và đất nước Việt mà thôi.

  3. Nguyễn Đan Phương says:

    Bài viếtt thật điềm tĩnh, lý luận chẩn xác, …nói chung là bài viết thật hay.
    Việc lên tiếng của NBC về vai trò của trí thức tôi đã có vài ý kiến trên mạng, nay tôi góp thêm vài ý kiến sau đây:
    Dân tộc ta đã có câu: “Quốc gia hưng, vong thất phu hữu trách” và có lẽ trên thế giới này ở đâu cũng vậy. Khi quốc gia suy vong thì dẫu một thất phu (một người bình thường thậm chí rất bình thương trong xã hội) cũng phải có trách nhiệm gánh vác cứu nguy.Ví dụ một nông dân khi quốc gia có biến cũng phải từ bỏ ruộng vườn của mình, từ biệt cha mẹ, vợ con để ra sa trường chống giặc…
    Thế mà NBC cứ điềm nhiên làm toán, việc phản biện để góp phần cứu nước NBC cho rằng không liên quan gì đến thân phận “trí thức” của mình.. Theo tôi có 2 lý do:
    !- NBC cho rằng đất nước mình chưa lâm nguy, mặc dù đất nước đang đi đến chỗ diệt vong bỡi mộng bành trướng của một nước láng giềng “lạ” mà anh em.
    2- NBC không nỡ nói thật ý mình vì cái hồng ân quá lớn, nên phải cứ ỡm ờ quanh co cho đẹp lòng hảo chủ.
    Tôi không phê phán gì việc NBC nhận món quà, dù sao đó cũng là tiền của của nhân dân trao tặng cho một người con đã mang vinh dự về cho đất nước. Tôi chỉ thắc mắc liệu ông Thủ tướng có quyền vung tay tặng một món quà quá lớn như vậy cho một cá nhân (hơn nửa triệu dola), và vung tay trao 30 triệu Dola cho NBC để thành lập viện toán học, liệu có thực sự cần gấp trong bối cảnh kinh tế VN hiện tại. Vấn đề này tôi nghĩ quốc hôi nên rà soát lại những quy định về tài chánh….
    Ai cũng biết rằng đảng cs và các ông thật lớn muốn ăn theo cái vinh quang của NBC, và cũng để chứng minh rằng ta đây tôn trọng và ưu ái trí thức. (Giải Fiels của NBC được quốc tế thưởng 15.000 USD, về nhà NTD thưởng 500.000 USD,, hơn gấp 33 lần! “vung tay quá trớn” phải không?
    Một lời khuyên rất chân thành đến GS trẻ NBC: Nếu phản biện thật ý thật lòng mình, Châu thấy bất lợi cho bản thân và gia đình, thì Châu cứ lặng lẽ làm toán, cũng chẳng có ai có ý kiến ý cò gì đâu.Châu đừng nói “nửa nạc, nửa mỡ” mà có hại cho sự nghiệp về lâu về dài của mình, và cũng có thể “vô tình” hay cố ý tiếp tay cho cái ác cái sai mà nhân dân đang cực lực lên án.

  4. Minh says:

    Việc anh Châu có thích phản biện hay không là việc của cá nhân anh. Lợi ích của phản biện trong khoa học nói chung đối với các học giả có lẽ không có gì phải bàn cãi, ai học qua đại học tất phải có người phản biện cho các công trình khoa học của mình. Trong xã hội chuyên môn hóa cao như hiện nay, ai làm việc người nấy, nên ít có xu hướng bàn việc xã hội, chính trị, mà việc này đôi khi ảnh hưởng sâu rộng đến cuộc sống của chính mình, gia đình mình, con cháu mình. Những vụ việc hiển nhiên sai trái, như vụ 11 tháng 9, dưới con mắt của các kiến trúc sư, thầy giáo, giáo sư vật lý, hay thậm chí sinh viên đại học ngành khoa học tự nhiên, nếu thuộc bài đều hiểu rằng việc một tòa cao ốc như WTC7 cao 186 mét sụp xuống đất trong vòng gần 7 giây theo cách rơi tự do, 5 giờ chiều ngày 11/9/2001, là một việc kỳ dị và không thể lý giải được bằng hỏa hoạn. Thế nhưng ngay tại những xã hội phát triển cao về khoa học kỹ thuật, các nhà khoa học kể cả những người nổi tiếng hơn NBC nhiều, đều im lặng, vì sao ? Vì họ không nhìn thấy video của vụ 11 tháng 9, hay vì họ không muốn mình chống lại chính quyền và chính quyền đó có thể khủng bố họ ? Vì họ sợ mất việc như ông Steven Jones hay họ còn sợ nhận được những phong bì bột than nữa ? Tại sao chỉ có hơn 1600 kiến trúc sư người Mỹ trên tổng số 233000 lên tiếng về những vụ việc sai trái này của chính quyền ?
    Những người trí thức như ông Châu, đáng tiếc là đa số, dù họ là người phương Tây, hay phương Đông. Phản biện trong xã hội tập quyền, đông hay tây, đều đòi hỏi can đảm, mà những người đã có vị trí trong xã hội không thể liều mạng như những người dân đen không có gì để mất. Can đảm có phải là một tiêu chuẩn để đánh giá trí thức không ?

  5. viet says:

    Giáosư Ngô Bảo Châu định nghĩa Trí Thức hoàn toàn đúng.

    Trong khoa học, người ta sử dụng cum từ “định nghiã” là cách chỉ ra một hoặc nhiều “đặc trưng” của một “đối tượng” nào đó mà ta muốn mô tả để “không lầm lẫn” với những “đối tượng” khác. Ví dụ như đinh nghĩa 2 đường thẳng song song: “Hai đường thẳng song song với nhau là 2 đường thẳng cùng nằm trên một mặt phẳng nhưng không bao giờ gặp nhau (hay còn nói chúng chỉ gặp nhau ở vô cùng)”. Định nghĩa “Tiên đề” là một “vấn đề hiển nhiên” được mọi người công nhận mà không thể chứng minh được. Ví dụ đ/n tiên đề về đường thẳng: “qua 2 điểm cho trước, ta chỉ kẻ được một đường thẳng đi qua và chỉ một mà thôi”…

    Còn vấn đề “phản biện” xã hội chỉ là một trong những “nhiêm vụ” quan trọng của người trí thức nhưng không phải là “đặc trưng” duy nhất vì các tằng lớp khác như công nhân, nông dân và các người lao động chân tay khác cũng có thể “phản biện” được chứ. Phản biện xã hội là trách nhiệm của “bất cứ người công dân yêu nước” nào chứ đâu có phải chỉ dành riêng cho trí thức? (tất nhiên trí thức thường là những người có nhiều kiến thức khoa học tự nhiên lẫn khoa học xã hội nên có điều kiện phản biện tốt hơn)

    Giáo sư Ngô Bảo Châu mới thật đúng là nhà khoa học. “Trí thức” là những “người lao động trí óc”, đơn giản thế mà thôi. Đừng phức tạp hóa vấn đề làm gì chỉ dẫn đến “rối rắm” mà thôi, để thì giờ làm việc khác có ích hơn./.

  6. Nguyen V N says:

    Là một người trí thức (về Toán mà thôi) tôi không bao giờ bán rẽ danh dự và mề đay của tôi cho một chính quyền tham nhũng nhơ bẩn , độc tài phản dân chủ bắt tTRÍ THỨC vào tù đễ mua cái biệt thự và ân huệ.
    Nếu là Bảo Châu tôi không biết phải trốn đâu cho hết nhục.
    Nguyen V N

  7. Dân đói says:

    Thưa ĐCV, trong phần ý kiến gần nhất có giới thiệu ý kiến của Dân Đói về bài này, nhưng khi mở ra thì không có ý kiến, chắc là bị sót, xin coi lại giùm. Trân trpngj cám ơn.

  8. Dân đói says:

    Định nghĩa về trí thức của Ngô Bảo Châu chẳng khác chuyện 4 ông mù xem voi bằng tay, nói trắng ra Châu mù tịt về nghĩa của cụm từ “trí thức, sự phản biện xã hội …”, vì vậy mới dám xí xố “Tôi không đồng ý với việc coi phản biện xã hội như chỉ tiêu để được phong hàm “trí thưc… giá trị của trí thức không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội”. Ông Châu ăn nói kỳ cục quá, người ta không coi sự “phản biện xã hội là chỉ tiêu để phong hàm trí thức” nhưng ông đã thấy có ai không phải là trí thức mà có đủ khả năng phản biện xã hội ? Chắc ông không biết lão Mao xứ Tầu Phù vì biết rõ cái giá trị của trí thức trong vai trò phản biện xã hội nên mới mửa ra câu “trí thức không bằng đống cứt” để mở đầu chiến dịch tiêu diệt mầm mống sự phản biện xã hội vào cái thời gọi là “cách mạng văn hóa”, còn tại VN ông có biết trí thức bị băm như thế nào trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm sau 1954 tại miền Bắc ? và những thảm họa cho trí thức miền Nam sau 1975 đúng kiểu “đốt sách chôn học trò” (sách báo miền Nam bị chất đống khắp đường phố để đốt, hàng trăm ngàn người làm nghề có chữ Sư và Sĩ đều bị tống vào trại tù cải tạo trong đó không ít người đã bị giết hoặc thủ tiêu.), và hiện tại ngay bây giờ ông Châu chắc chắn biết nhưng vẫn nhắm mắt cố tình ngó lơ những người trí thức đang bị giam càm khủng bố chỉ vì họ rất quan trọng trong sự phản biện xã hội. Thật rõ ràng, trí thức bị tiêu diệt chì vì nó giữ vai trò quan trọng tuyệt đối trong vai trò phản biện xã hội, thế mà Ngô Bảo Châu dám nói trí thức “không liên quan gì” với phản biện xã hội.
    Me-xừ Châu học bên Tây chưa chắc đã biết nhóm intellectuels (trí thức) bên Pháp thời Tổng Thống Felix Faure cuối Thế Kỷ 19, có thể nói ngày nay khi nói đến từ này hầu hết người Pháp đều nghĩ đén vụ án Dreyfus. Thời đó Alfred Dreyfus là một đại úy bị vu cáo tội “làm gián điệp cho nước ngoài” (tiết lộ bí mật quốc phòng cho Đức) và bị kết án khổ sai chung thân (giống như những nhà “trí thức phản biện xã hội” đương thời của VN đang bị chụp mũ tội tương tự để cầm tù đánh đập). Sau 5 năm tù đầy mà lịch sử Pháp mô tả là “under the most inhumane of conditions”, Dreyfus được giải oan và được phục chức làm tới Trung Tá. Viên đại úy được giải oan vì một “trí thức” tên Zola đã “phản biện” bằng 1 lá thư gửi Tổng Thống Faure đăng trên tờ L’Aurore được mệnh danh là Manifeste Des Intellectuels (Tuyên Ngôn của Những Nhà Trí Thức). Me Xừ Châu thấy không ? Nếu không phải là “trí thức”, cây viết Emile Zola làm sao đủ sức “phản biện” và chiến thắng cả một thế lực chính trị đương quyền lúc đó.
    Toán Học phải đi đôi với Lý Luận Học, nhưng xem ra lý luận của nhà toán học Ngô Bảo Châu không mấy khá, hay là tại me xừ học quá hóa rồ chăng ? hay là tại đầu óc mụ đi vì “gần mực thì đen” ?

  9. SÓI ĐỘI LỐT CỪU says:

    NBC NHẬN GIẢI THƯỞNG CŨNG CHỈ CÓ 15 NGÀN ĐÔ ÚC, TRONG KHI ĐÓ MẤY ÔNG ĐẠI DIỆN CHO NHÀ NƯỚC TẶNG NGAY NGÔI NHÀ CHO BỐ MẸ ÔNG CHÂU GIÁ 600 NGÀN ĐÔ MỸ, GIAO NGAY 650 TỶ ( 32 TRIỆU ĐÔ ) MUỐN LÀM GÌ THÌ LÀM( CÓ THỂ BỎ HẾT VÀO TUÝ CŨNG ĐƯỢC, KHÔNG LÀM SAO),KHÔNG HIỂU CÁC ÔNG NÀY LẤY TIỀN THUẾ CỦA NHÂN DÂN TRAO TĂNG CHO BỐ MẸ ÔNG CHÂU, BẢN THÂN ÔNG CHÂU DỰA VÀO VĂN BẢN LUẬT HIẸN HÀNH NÀO, HAY LUẬT LÀ CÁC ÔNG NÀY( CÁC ÔNG NÀY ĐỨNG TRÊN QUỐC HỘI). TẶNG NHƯ VẬY BẢO SAO ÔNG CHÂU KHÔNG MÙ LÝ TRÍ MỚI LẠ. VIỆT NAM CHÍNH LÀ THIÊN ĐƯỜNG CÔNG SẢN CHỦ NGHĨA DÀNH RIÊNG CHO ÔNG CHÂU, NGƯỜI DUY NHẤT TRÊN TRÁI ĐẤT NÀY ĐƯỢC HƯỞNG.KHÔNG HIỂU ÔNG CHÂU MANG DANH LÀ TRÍ THỨC, ÔNG CÓ NGHĨ TAI SAO HỌ LẠI HÀO PHÓNG VÔ LỐI TRAO NHÀ CHO BỐ MẸ MÌNH,TIỀN, QUYỀN CHO MÌNH, TIỀN ĐÓ LẤY Ở ĐÂU, CĂN CỨ VÀO LUẬT KHEN THƯỞNG NÀO HIỆN HÀNH, LUẬT QUẢN LÝ KINH TẾ NÀO. ÔNG ĐÚNG LÀ VÔ LIÊM SỈ,GIẢ ĐÒ NGÂY NGÔ HƯỞNG LỢI.LỊCH SỬ VN SẼ QUÊN GIẢI THƯỞNG CỦA ÔNG,SẼ NHÓ MÃI HÀNH ĐỘNG THAM LAM NGU XUẨN NÀY CỦA ÔNG. CÁI GÌ CỦA NHÂN DÂN, NHÂN DÂN SẼ ĐÒI LẠI. BÀI TRẢ LỜI PHỎNG VẤN CỦA NBC CHÍNH LÀ HÌNH THỨC TRẢ NỢ, THEO YÊU CẦU CỦA BAN TTVHTW

  10. Bài toán “Bồ Đề Cơ Bản” về phản biện XH của Trí thức là hãy” Thức tỉnh “cứu dân cứu nước thoát khỏi cơ chế độc tài do thể chế mà CNXH áp đặt tại Việt nam hiện nay.Điều quan trọng mà chúng ta cần nói đến giá trị cao qúy nhất là phẩm giá và nhân cách của người quân tử ,biết tự bảo vệ phẩm giá cuả mình trước sự cám giỗ của đồng tiền ?GS Ngô Bảo Châu giỏi về chuyên môn tóan học ,xong không bằng thủ đoạn và vô liêm sỉ của Đcsvn ?họ đã khóa tư duy phản biện củ trí thức Châu bằng sức mạnh của đồng tiền?( đó là căn hộ cao cấp tại Hà Nội !) còn bài toán “Bồ Đề là khát vọng tự do dân chủ và đa đảng từ bỏ chế độ độc tài XHCN mà TS LS Cù Huy Hà Vũ là lạn nhân của đạo đức người Trí thức “Tổ Quốc và Nhân Dân hãy phá án cho tôi ” (Gụ ý là vì tương lại và tiền đồ của dân tộc Việt Nam chúng ta hãy đoàn kết đấu tranh giải phóng Quê Hương thoát khỏi độc tài ), không chiụ khuất phục với cá ác và bất công ? Nhu cầu bức thiệt hiện nay là nhanh chóng giải thể chế độ độc tài XHCN hiện hành tại Việt Nam ! Bài toán này có lẽ phải cộng tất cả chất xám tư duy của Trí thức yêu Nước nhưng không yêu CNXH với lòng yêu nước thương dân của hơn 80 Triệu Đồng Bào .Chúng ta hãy đặt quyết tâm đoàn kết lại cùng giải bài toán vì tự do và dân chủ thực sự cho Việt Nam……
    Mong thay
    Ngày 03.02.2012
    Việt Nam (Âu Lạc)

Leave a Reply to Dân đói