WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chấn thương giáo dục!

Thật chưa khi nào bản hoà tấu phê bình lại vang lên thường xuyên và gay gắt như bây giờ. Nền giáo dục Việt Nam đang đứng trước một thử thách nặng nề, đầy sóng to, gió lớn của trận bão tố phê bình và búa rìu dư luận, không cẩn thận có thể bị nứt móng, lún nền, đổ sập bất cứ lúc nào.

Theo ý  kiến của hai mươi nhà trí thức lớn, đầy tâm huyết với giáo dục như giáo sư Hồ Ngọc Đại, Văn Như Cương, Hoàng Tuỵ, Nguyễn Lân Dũng …thì thực trạng giáo dục Việt Nam trong thời điểm hiện tại có thể tóm gọn ở các mặt sau:

1. Một nền giáo dục trì trệ, thấp kém toàn diện so với các nước trong  khu vực, chẳng  hạn so với Thái Lan thấp hơn 50 bậc, so với các nước lớn trong cường quốc năm châu như Anh, Pháp, Mỹ càng như người khổng lồ với  tí hon. Vì vậy không đáp ứng được nhu cầu đổi mới của đất nước, cũng như xu thế tích cực của toàn cầu. Thậm chí vì sự xuống cấp trầm trọng trọng này mà gây nên hậu quả nhỡn tiền là mức độ tụt hậu thảm hại về nhiều mặt (kinh tế, văn hoá, chính trị) trên  thị trường quốc tế.

2. Một nền giáo dục cũ kỹ, lạc hậu, không có tư duy triết lý giáo dục (nếu có chỉ là những triết lý sai lầm, vụn vặn), chuyên đào tạo ra những kẻ ăn theo, nói leo làm theo những điều xơ cứng cũ kỹ, chứ không phải những con người tự do, độc lập suy nghĩ, đầy tư chất sáng  tạo

3. Một nền giáo dục  hư đốn, hỏng từ gốc, không biết phân biệt đâu là cốt lõi của vấn đề. Kể từ 1945 đến nay, cứ xây lại phá, hết cải cách lại cải lùi, thay đổi xoành xoạch, cứ cao lại chặt, đang ngang lại xoay dọc, cứ tròn lại gò thành vuông, lúng túng như gà mắc tóc…Cái cần cải cách lại bỏ qua, cái đã ổn định lại phá vỡ(!) chín người mười ý, song  ý  kiến chót lại bao giờ cũng  là những  kẻ có tiền và có quyền, bất chấp tính thực thi, hiệu quả

4. Một nền giáo dục chỉ đào tạo ra những quái thai, sinh viên và học sinh  học vẹt, học tủ, học để đối phó với thi cử, bảng điểm, răm rắp nghe theo một cách giáo điều, không biết nói ngược, không biết phá cách, suy luận. Thói quen lười biếng suy nghĩ, đầu óc bắt chước, sao chép  cũng như sự nô lệ trong tư tưởng, ý thức phát triển mạnh hơn bao giờ hết

5. Một nền giáo dục mà tệ nạn gian lận, nói dối gần như công khai dưới  mọi hình thức, phổ biến từ trên xuống dưới. Học dối, dạy dối, học giả bằng thật mua bằng bán bằng từ cử nhân xuống thạc sĩ, tiến sĩ phó giáo sư giáo sư nhan nhản, tất cả chỉ là sản phẩm rởm, là mớ giấy  lộn, trình độ giáo sư thua xa so với thế giới, trong đó ít ra một phần  ba cần phải  miễn nhiệm (sau khi nhận bằng cả chục năm không hề có một luận án công trình nghiên cứu khoa học tầm cỡ nào theo thông  luận quốc tế)

6. Chương trình học cũ kỹ, sách giáo khoa thay đổi xoành xoạch, càng thay lại càng dở, càng đổi lại càng nguy (rời xa thực hành, nặng về lý thuyết chắp vá, mơ hồ tạm bợ)

7. Đội ngũ viết sách không có sự sàng lọc, hễ ai ô dù to, bổng lộc nhiều, biết “chặt đẹp” từ quỹ nhuận bút khổng lồ cho cán bộ lãnh đạo (trị giá hơn 80 lần thang nhuận bút thông thường là được chọn, bất kể học hàm, học vị , trình độ thật, giả, cao thấp lẫn lộn

8. Thầy giáo thiếu cái tâm, cái đức trong sáng, tất cả chạy theo đồng tiền, mở lò, mở lớp tùm lum, chuyên về dạy chay, dạy “dỗ” để thu tiền (mỗi tháng 6-8,10,15, thậm chí 20 triệu VND) không cần học tập  nghiên cứu , không cần chất lượng, mặc học sinh  xoay sở trong mớ  kiến thức cũ rích, nát vụn (kể cả giảng viên đại học)

9. Năng lực quản lý giáo dục thấp kém, thái độ thờ ơ, vô cảm trước sự bức xúc của dân. Bao nhiêu đơn đề nghị, đề đạt nguyện vọng, ý  kiến , góp ý của phụ huynh không cần để tâm xem xét, không thấy cái sai của mình, thiếu minh chủ, nặng về áp đặt khiên cưỡng, thô bạo

10. Một nền giáo dục đang mắc phải những căn bệnh trầm kha, với những  u nhọt nguy hiểm khó lường (học thêm, dạy thêm tràn lan, thi cử nặng  nề, hệ thống sách giáo khoa lạc hậu) Nếu không tiến hành  phẫu thuật cắt bỏ sớm, sẽ đổ sập trên vai cả triệu triệu người…Sớm muộn cũng sẽ bị xoá tên trên bản đồ thế giới, trở thành nỗi nhục quốc thể…

11. Một nền giáo dục đáng phải phá đi làm lại từ đầu nhưng cứ sửa chữa vụn vặt, trở nên dị dạng khó coi, vừa phá vỡ sự hài hoà truyền thống đạo lý bao đời, vừa lệch chuẩn so với thế giới  v.v và v.v

Nếu có thể liệt kê về tất cả các căn bệnh mà nền giáo dục Việt Nam đã và đang mắc phải, có lẽ phải hết vài chục trang giấy, tiếc rằng chỉ cần đúng một phần mười những điều trích dẫn này cũng đủ để mỗi bậc phụ huynh, mỗi thầy cô giáo và mỗi em học sinh, mỗi nhà quản lý, lãnh đạo…lo lắng trước vận hội nước nhà rồi

Suy cho cùng nhân nào quả nấy, đầu  tiên là chủ nghĩa hình thức, bóp nghẹt nội dung. Tỷ lệ điểm tổng kết cuối năm càng cao, cả tầng lớp  lãnh đạo lẫn giáo viên càng “ối đỏ chiến công và bề dày tích  luỹ”. Nào lao động tiên tiến xuất sắc, nào giáo viên chủ nhiệm giỏi, giáo viên dạy giỏi cấp huyện  phường, quận, thành phố, rồi chiến sĩ thi đua, tập thể anh hùng, những bông hoa đẹp v.v Trong khi các thầy, cô được cử đi báo cáo điển hình hết nơi nọ đến nơi kia, bỏ mặc chất lượng học sinh thả nổi, miễn tiền “sáng kiến” kinh  nghiệm, lương bổng tăng vèo, còn mặt trái của cơ chế thị trường là ma lực không thể cưỡng của đồng tiền thì mặc sức hoành  hành…Điều này không ai là người Hà Nội, là công dân Việt Nam trong nước không biết tới và rỉ tai nhau, sau khi đúc kết:

-Đô la phá luật
-Đô la xoá tội
-Đô la vật ngã hiệu trưởng
-Không đô la nói rã bọt mép
Có đô la hoá ra điểm  mười
-Có đô mới đỗ ông Nghè
Không đô chúng bạn cười chê mọi đường
-Giỏi như Quát không đô cũng  vứt,
Dốt như bò đô có cũng  xong
-Có đô dâng thầy, văn hay chữ tốt
-Đô la đi trước, mực thước theo sau
-Có trăm đô la là cả trăm lời hứa
-100 đô bằng một lô lý thuyết
- Một trăm nguyên tắc không vững chắc bằng  một ngàn đô la…

Nghĩa là bên trong hội nghị, hội thảo, toạ đàm, các cuộc họp bộ sở, ban ngành, người ta nói đến chấn hưng giáo dục, cải cách theo hướng tích cực nhưng bên ngoài mặc cho đồng tiền hoành hành, chi phối, phát huy tác dụng, trở thành… chấn thương giáo dục

Ngân sách cứ được thể leo thang từ năm này sang năm khác, song  mục đích chính không phải để cải cách mà chỉ tìm mọi cách để số tiền ấy rơi vào tay những kẻ tà đạo, vô lương, hay dở mặc học sinh, tiền chùa vớ bẫm. Trong  khi lương giáo viên ba cọc ba đồng, nhưng lương cán bộ sở, phòng ban vụ viện thì vống lên một cách đáng ngờ… Kết cục giáo dục bị thả nổi, còn tiền đầu tư cho giáo dục thì chìm nghỉm trong két sắt gia đình của các quan chức giáo dục (từ cấp phòng, quận, sở trở lên)

Tuy nhiên một kẻ bị kết án tử hình vì mắc phải những tội tày đình như giết người, cướp của cũng vẫn có đôi chút tốt đẹp. Ngành giáo dục Việt Nam  cũng vậy, thái độ công bằng nhất trong đánh giá là vạch tội, xử án (chưa phải  xử trảm) bởi dù là tội phạm, song ngành giáo dục Việt Nam cũng có chút công lao nho nhỏ như việc học sinh Việt Nam nhận giải khi tham dự các kỳ thi olympic quốc tế, song kết quả này chỉ mang tính ngoại lệ, thiểu số chứ không chứng minh được chất lượng giáo dục phổ thông đối với số đông

Nhiều người nằm trong tấm chăn giáo dục, biết có rận mà không hề bắt, thậm chí không dám khóc, dám kêu, đơn giản vì thấp cổ bé họng, coi mình là công cụ phát ngôn trong trường, chỉ cần nói đúng những điều đã thuộc như vẹt cho học sinh là đủ. Muốn lưu ngôn phải là tầm cỡ uyên bác, trí thức đại tài , cấp bậc nghiêng ngửa. Ngược lại, lời phát biểu dù chân thành, có tình và lắm  lý lẽ đến đâu cũng chỉ gây sự khó chịu cho những cái đầu  bảo thủ, giáo điều chậm tiến mà thôi. Ngày xưa cụ Chu Văn An còn về quê mở trường mở lớp dạy học, chứ bây giờ học sinh ở quê ăn còn chả đủ, lấy đâu ra tiền mua chữ, mà dám bỏ cán cuốc, xá cày theo thầy  lều chõng đi thi?

Có thể kể hàng trăm nghìn những điều sai phạm nghiệm trọng về kiến thức trong  hệ thống sách giáo khoa, chỉ số ít có năng lực phẩm chất dạy theo sự hiểu biết của mình trên cơ sở kinh nghiệm, kiến thức thu nạp được ngoài xã hội, trong vốn cổ, còn lại đa phần rập khuôn theo sách, biến tướng cướp, giặc cỏ thành lãnh tụ của đảng như trường hợp đại tướng Nguyễn Chí Thanh, bỏ ra cả hàng trăm tỉ đồng để đúc tượng, lập nhà lưu niệm, rồi vài năm lại tu sửa một lần… Kẻ có tội bức tử hoàng thái hậu cùng 76 cung nữ để tranh giành  ngôi báu, lại vô tình trở thành người có công xây 76 ngôi chùa là Nguyên phi ỷ Lan, người bỏ ra mười nghìn đồng sai người mua gạo nấu cháo cứu đói cho dân, song lại bỏ ra cả nghìn lượng bạc để thuê đám văn nô vung bút ca ngợi công lao thành tích, tấm lòng từ, bi, hỉ, sả của mình như một bậc thánh mẫu.

Câu thơ : “Gà kia mày gáy chiêu đăm, để chúa tao ngủ tao nằm chút nao”, được sách giáo khoa giải thích: “đăm tức là phải, chiêu là trái (tay chiêu đập niêu không vỡ) gà gáy chiêu đăm tức là lúc gáy bên phải, lúc gáy bên trái, giống câu thành ngữ: “Chân đăm đá chân chiêu”, nghĩa là chân phải đá chân trái vậy”, khiến các ông già, bà cả trong nhà, vốn xuất thân dòng dõi khoa bảng, có chút chữ nghĩa thánh hiền phải kêu trời: thầy soạn giảng thế, xin thầy về xách cuốc đi cày…

Quả là chẳng còn gì để nói về nền giáo dục điển hình của nước nhà, một nền giáo dục luôn được  suy tôn là bông hoa đẹp của chế độ. Một bông hoa đã dấn dụ, mê hoặc, quyến rũ, làm thui chột, lu mờ, giết chết bao nhiêu thế hệ nhân tài,  khiến người tài phải phiêu dạt tứ tán tận trời tây…không biết  đến bao giờ mới ngóc đầu lên nổi ?

© 2008 www.danchimviet.com

4 Phản hồi cho “Chấn thương giáo dục!”

  1. Thanhmkd says:

    Cả bài viết, nêu ra các yếu kém, kèm phê phán, trách móc mà không chỉ ra hướng đi.
    Quan trọng là chúng ta phải làm gì để có nền giáo dục mạnh?
    Theo tôi nền giáo dục mạnh chỉ có trong một nền kinh tế cạnh tranh, nền kinh tế cạnh tranh chỉ có trong một nền chính trị cạnh tranh,
    Chỉ trong môi trường như vậy người tài mới trọng vọng, kẻ dốt không có đường tồn, người được việc ở lại, kẻ rách việc phải xéo đi.
    Chỉ như vậy người ta mới thực học.
    Khi thực học thì chỉ người thầy thực dạy mới tồn tại.
    Đó là một chuỗi “ép” nhau để làm việc tốt.
    Cuối cùng phải có các thương hiệu giáo dục.
    Thương hiệu giáo dục cũng như các thương hiệu ngành nghề khác, phải do tư nhân xây nên.
    Đó mới là thương hiệu thực chứ không phải là phấn son bên ngoài.
    Con người ta chỉ làm việc tốt nhất khi việc đó làm cho họ, cho cháu con, cho dòng họ sau đó mới đến đất nước.
    Tin tôi đi, nguyên lý đó luôn đúng, Nó như một dòng chảy của một dòng sông, thuận dòng thì mọi việc sẽ tốt, nghịch dòng thì bao điều xấu xảy ra. Không bao giờ quản lý được.

  2. Thanhmkd says:

    Cả bài viết, giáo sư nêu ra các yếu kém, kèm phê phán, trách móc mà không chỉ ra hướng đi.
    Quan trọng là chúng ta phải làm gì để có nền giáo dục mạnh?
    Theo tôi nền giáo dục mạnh chỉ có trong một nền kinh tế cạnh tranh, nền kinh tế cạnh tranh chỉ có trong một nền chính trị cạnh tranh,
    Chỉ trong môi trường như vậy người tài mới trọng vọng, kẻ dốt không có đường tồn, người được việc ở lại, kẻ rách việc phải xéo đi.
    Chỉ như vậy người ta mới thực học.
    Khi thực học thì chỉ người thầy thực dạy mới tồn tại.
    Đó là một chuỗi “ép” nhau để làm việc tốt.
    Cuối cùng phải có các thương hiệu giáo dục.
    Thương hiệu giáo dục cũng như các thương hiệu ngành nghề khác, phải do tư nhân xây nên.
    Đó mới là thương hiệu thực chứ không phải là phấn son bên ngoài.
    Con người ta chỉ làm việc tốt nhất khi việc đó làm cho họ, cho cháu con, cho dòng họ sau đó mới đến đất nước.
    Tin tôi đi, nguyên lý đó luôn đúng, Nó như một dòng chảy của một dòng sông, thuận dòng thì mọi việc sẽ tốt, nghịch dòng thì bao điều xấu xảy ra. Không bao giờ quản lý được.

  3. Thanhmkd says:

    Cả bài viết, giáo sư nêu ra các yếu kém, kèm phê phán, trách móc mà không chỉ ra hướng đi.
    Quan trọng là chúng ta phải làm gì để có nền giáo dục mạnh?
    Theo tôi nền giáo dục mạnh chỉ có trong một nền kinh tế cạnh tranh, nền kinh tế cạnh tranh chỉ có trong một nền chính trị cạnh tranh,
    Chỉ trong môi trường như vậy người tài mới trọng vọng, kẻ dốt không có đường tồn, người được việc ở lại, kẻ rách việc xéo đi.
    Chỉ như vậy người ta mới thực học.
    Khi thực học thì chỉ người thầy thực dạy mới tồn tại.
    Đó là một chuỗi “ép” nhau để làm việc tốt.
    Cuối cùng phải có các thương hiệu giáo dục.
    Thương hiệu giáo dục cũng như các thương hiệu ngành nghề khác, phải do tư nhân xây nên.
    Đó mới là thương hiệu thực chứ không phải là phấn son bên ngoài.
    Con người ta chỉ làm việc tốt nhất khi việc đó làm cho họ, cho cháu con, cho dòng họ sau đó mới đến đất nước.
    Tin tôi đi, nguyên lý đó luôn đúng, Nó như một dòng chảy của một dòng sông, thuận dòng thì mọi việc sẽ tốt, nghịch dòng thì bao điều xấu xảy ra. Không bao giờ quản lý được.

  4. Thanhmkd says:

    Cả bài viết, nêu ra các yếu kém, kèm phê phán, trách móc mà không chỉ ra hướng đi.
    Quan trọng là chúng ta phải làm gì để có nền giáo dục mạnh?
    Theo tôi nền giáo dục mạnh chỉ có trong một nền kinh tế cạnh tranh, nền kinh tế cạnh tranh chỉ có trong một nền chính trị cạnh tranh,
    Chỉ trong môi trường như vậy người tài mới trọng vọng, kẻ dốt không có đường tồn, người được việc ở lại, kẻ rách việc xéo đi.
    Chỉ như vậy người ta mới thực học.
    Khi thực học thì chỉ người thầy thực dạy mới tồn tại.
    Đó là một chuỗi “ép” nhau để làm việc tốt.
    Cuối cùng phải có các thương hiệu giáo dục.
    Thương hiệu giáo dục cũng như các thương hiệu ngành nghề khác, phải do tư nhân xây nên.
    Đó mới là thương hiệu thực chứ không phải là phấn son bên ngoài.
    Con người ta chỉ làm việc tốt nhất khi việc đó làm cho họ, cho cháu con, cho dòng họ sau đó mới đến đất nước.
    Tin tôi đi, nguyên lý đó luôn đúng, Nó như một dòng chảy của một dòng sông, thuận dòng thì mọi việc sẽ tốt, nghịch dòng thì bao điều xấu xảy ra. Không bao giờ quản lý được.

Phản hồi