WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ông tân tổng trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter

Ông Ashton Carter

Ông Ashton Carter

Tin cuối cùng trong ngày: trong vòng 24 giờ dồng hồ sắp tới Tổng Thống Barack Obama sẽ công bố cho dân chúng biết danh tánh người được chọn làm Tổng Trưởng Quốc Phòng, thay thế cho ông Chuck Hagel vừa mới từ chức cách đây một tuần lễ. Khi tiết lộ tin này, viên chức làm việc với Hội Đồng An Ninh Quốc Gia nhất định không cho biết người được chọn điều khiển Ngũ Giác Đài là ai, nhưng “bật mí” “đây là người hầu như ở Washington D.C. ai cũng từng nghe nói tới”.

Từ sáng hôm qua, thứ Ba mùng 2 tháng Mười Hai 2014, tin rò rĩ từ Ủy Ban Quốc Phòng Thượng Viện tung ra đã cho biết người được Tổng Thống Barack Obama chọn là ông Ashton Carter, một cựu viên chức quốc phòng rất quen thuộc với chính trường thủ đô, từng đảm trách những vai trò khác nhau trước khi rời chính quyền để về làm việc cho một công ty tư vấn an ninh, quốc phòng. Tin này vừa được các hãng thông tấn loan tải chừng vài phút đồng hồ thì đến lượt Chủ Tịch Ủy Ban là Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ Carl Levin đưa ra nhận xét đầu tiên, ca ngợi Tổng Thống Hoa Kỳ “chọn đúng người, đúng việc”, ngay sau đó là Thượng Nghị Sĩ Cộng Hoa John McCain cũng lên tiếng nói người có thể được chọn “là người không gây tranh cãi”, ý muốn nói cả đảng Dân Chủ lẫn đảng Cộng Hòa đều ủng hộ quyết định của Tổng Thống Obama.

Cho đến buổi trưa cùng ngày, phát ngôn viên Jay Carney của Tòa Bạch Ốc một mặt từ chối xác nhận tin ông Carter sẽ nắm Bộ Quốc Phòng, cho rằng Tổng Thống vẫn đang cân nhắc nhưng nói thêm nếu được chọn “ông ta là người xứng đáng, biết rõ những gì cần phải làm và là người được cả 2 đảng ủng hộ mạnh mẽ”. Ông phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc cũng bảo thêm “ông Carter từng phục vụ ở Bộ Quốc Phòng, làm tròn trách nhiệm quốc gia và Tổng Thống trao phó”.

Tin ông Ashton Carter sẽ lãnh trách nhiệm điều khiển ngành quốc phòng không gây ngạc nhiên cho mọi người, cho dù ông không dẫn đầu danh sách do Tòa Bạch Ốc tiết lộ. Nhưng từ cuối tuần rồi sau khi cả hai nhân vật đứng đầu bảng là bà Michele Flournoy và Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ Jack Reed lên tiếng cho biết không muốn lãnh trách nhiệm trong lúc này, chính các giới chức thân cận với Tổng Thống Hoa Kỳ cho hay “ông Carter dẫn đầu số ứng viên còn lại”. Lý do: ông từng giữ vai trò Thứ Trưởng Quốc Phòng, từng đặc trách vấn đề ngân sách và điều khiển chương trình mua võ khí để hiện đại hóa quân sự, thực hiện đúng kế hoạch giúp Hoa Kỳ cắt giảm số quân số mà không giảm khả năng chiến đấu. Ông cũng từng làm phụ tá tổng trưởng dưới thời Tổng Thống Bill Clinton và hồi 2008 là người giữ trách nhiệm nhận Bộ Quốc Phòng từ tay chính phủ Cộng Hòa Geroge W. Bush chuyển giao cho chính phủ Dân Chủ của Tổng Thống Barack Obama. Qua những vai trò quan trọng đó, ông quả là người rất quen thuộc với giới theo dõi thời cuộc ở thủ đô Washington D.C., nhưng khác hẳn với những vị tiền nhiệm, ông không phải là nhân vật nổi bật ở cấp quốc gia.

Năm nay 60 tuổi, Ashton Carter chỉ thật sự được giới truyền thông Hoa Kỳ nói tới ở những ngày đầu khi Tổng Thống Obama mới tuyên thệ nhâm chức nhiệm kỳ 2. Lúc đó, ông Tổng Trưởng Leon Panetta đã nộp đơn xin nghỉ việc để rời Washington D.C về với gia đình ở mạn Bắc California, tạo cơ hội cho ông Thứ Trưởng Carter trở thành nhân vật sáng giá nhất trong danh sách những người có thể thay thế. Chỉ một tuần sau đó, mọi chú ý được dành cho ông Chuck Hagel, một người bạn thân của Tổng Thống lúc 2 người còn làm việc chung với nhau ở Thượng Viện, tên tuổi của ông Carter trở thành lu mờ sau ngày Tổng Thống Obama quyết định chọn người đồng viện cũ. Ông đồng ý ở lại làm việc chung với người sếp mới, nhưng chỉ một năm sau đó ông xin từ chức mà không nêu lý do, trong đơn chỉ viết câu “đã đến lúc tôi nên ra đi, nhường vị trí này lại cho người khác”. Điều đó được giới quan sát cdhinh1 trị ở thủ đô giải thích là “có sự bất đồng giữa ông số 1 và ông số 2”, cho dù đến giờ vẫn chưa ai rõ hai ông Hagel và Carter “đụng” nhau ở những điểm nào.

Không chỉ là vị tổng trưởng quốc phòng đầu tiên chẳng có liên hệ gì đến cuộc chiến Việt Nam (ông tốt nghiệp đại học năm 1976, tức 3 năm sau ngày cuộc chiến kết thúc), ông còn là một trong số rất hiếm những vị nhà lãnh đạo ngành quốc phòng mà chưa có 1 ngày trong quân ngũ. Mặc dù không hề khoác áo lính nhưng ông làm việc ở Ngũ Giác Đài từ năm 1981, khởi đầu với vai trò một nhân viên chuyên về kỹ thuật quốc phòng (ông tốt nghiệp tiến sĩ vật lý) trước khi giữ những vị trí quan trọng hơn ở các chương trình hỏa tiễn phòng thủ (kể cả hỏa tiễn nguyên tử) và góp phần soạn thảo kế hoạch giúp chính phủ vẫn tiếp tục hoạt động trong trường hợp chiến tranh nguyên tử xảy ra.

Những vai trò đó không chỉ giúp ông cơ hội thăng tiến, mà còn trở thành người có nhiều kinh nghiệm nhất về chiến lược, chiến thuật, đặc biệt là sự hiểu biết tường tận về những loại võ khí hiện đại nhất mà quân đội Hoa Kỳ và đồng minh đang sử dụng. Chính vì thế khi nghe tin ông sẽ được Tổng Thống đề cử làm tổng trưởng quốc phòng, một cựu nhân viên dưới quyền ông ví von “rõ ràng đây là lần đầu tiên nước Mỹ có một người lính đi từ binh nhì lên tới đại tướng”.

“Đi từ binh nhì lên đến đại tướng” cũng là điều được ông viết trong bản tóm tắt sự nghiệp đăng trên trang web của trường Đại Học Harvard, nơi ông từng giảng dạy về môn hành chánh công quyền và môn an ninh quốc phòng. Ông kể lại thủa còn bé ở Philadelphia, ông đã từng làm nhiều việc khác nhau trước ngày đặt chân vào ngưỡng cửa đại học, chẳng hạn như “11 tuổi đã đi làm cho một tiệm rửa xe, chẳng bao lâu bị đuổi việc vì tội nói xấu chủ”. Sau đó, ông làm nhiều nghề khác, từ nghề bơm xăng cho đến làm nhân viên trên chiếc tầu chuyên chở khách đi câu, cũng như từng làm cố vấn tâm lý cho một tổ chức chuyên khuyên bảo những người chán đời, có ý định tự tử.

Với những nhà báo có dịp làm quen với ông trong những ngày đầu của chính phủ Obama, ông Carter được công nhận là người điềm đạm, dễ tính, sẵn sàng trả lời hầu hết những câu hỏi họ muốn biết. Có lần, một nhà báo kể lại cho những đồng nghiệp khác nghe chuyện “từng có lúc thấy ông ngồi trầm tư như một triết gia, cũng có lúc thấy ông say sưa tranh luận như một nhà hùng biện, nhưng cũng từng có lúc được nghe nhân viên dưới quyền ông cho hay lúc bực bội, ông sếp của họ cũng cằn nhằn, chửi thề, y hệt như một anh thanh niên mới lớn vừa ghi tên nhập ngũ”.

© Đàn Chim Việt

6 Phản hồi cho “Ông tân tổng trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter”

  1. Haile says:

    Ông Ashton Carter hay bất cứ ai thay thế Ông Chuck Hagel trong hiện tình, cũng không thay đỗi dược tình-thế bị-dộng !!! Nhìn lại chiến-tranh Việt-Nam. Cục diện năm 1968 (Mậu-Thân) rõ ràng Việt cọng đả thất baị hoàn-toàn, sau khi lật-lọng lợi dụng Hiệp định ngưng chiến Tết, phát động tổng-tấn-công và nỗi dậy trên toàn lãnh-thỗ VNCH (NamViệt-nam). Khả-năng Việt cọng đã bi tổn-thất 80%. Mơi hoạt-động quấy phá của Việt cọng không còn xảy ra nữa. Lực-lượng VNCH chiến-thắng và làm chủ tinh hình trong khí thế đầy tự-tin mãnh-liệt. Nhưng ! Thế trận bị đảo ngược vì ” Quốc-hội và Ngoại-giao Mỹ do tinh-thần phản-chiến lãnh-đạo” Trói tay Lực-lượng My tham chiến yểm-trợ Quân-lực VNCH chiến-đấu. Chôn sống VNCH chết một cách tức-tửi ! Bộ Ngoại-giao Mỹ hiên nay đang do Vị Cựu Sĩ-quan Mỹ phản-chiến hàng đầu lãnh-đạo ! Bộ trưởng Quốc-phòng làm gì hơn. !

  2. Ánh Dương says:

    Ông này giỏi thì cùng ông OBama giải quyết cuộc chiến nội xâm đó là phân biệt chủng tộc và kỳ thị tôn giáo đi. Tôi tin là không làm nên chuyện cũng là bù nhìn thôi. Cờ sắp tàn hãy còn thay ngựa. Chợt nhớ tới sắp thất thủ còn đưa Dương Văn Minh lên để rồi ký đầu hàng.

  3. Tudo.com says:

    @Thế Phi:”Gương mặt này chẳng thể hiện là một người tử tế. Chắc lại là tội đồ chuyên chém giết và lật đổ thôi. ”

    Những người có gương mặt tử tế, đạo đức phải giống. . . .Stalin, Mao Trạch Đông hay Hồ chí Minh càng tốt phải không TP?

  4. Tôi rất đồng tình với nhận xét của bạn Thế Phi và cũng cho rằng đó là “nước cờ hạ sách” này vì còn nước nào mà đi nữa. Nếu đọc bài báo Pháp này thì chắc ông OBama phải sốc và xin về hưu ngay. Việc tổng thống Pháp gặp ppng Putin khi mà Hạ viện Mỹ tuyên bố chiến tranh lạnh với Nga đã không có quốc gia nào ở châu Âu lắng nghe theo cây gậy này của Mỹ.
    Khả năng và kỹ năng lãnh đạo thế giới của Mỹ đang bị suy giảm; thế giới luôn vận động không ngừng và đang có xu hướng chuyển động đa cực. Nếu như trước đây thì Nga không dễ dàng từ bỏ South Stream, bởi vì tài sản khí đốt không phải như đồng tiền để lâu thì sinh lợi, mà khí đốt chỉ sinh lợi khi được tiêu dùng, nhưng bây giờ tình hình đã khác.
    Chắc chắn là Nga không từ bỏ South Stream trong tương lai, nhưng hiện tại, Nga không việc gì phải sốt sắng với South Stream khi trong túi đã cạn tiền mà có một hướng đi khác thõa mãn được 3 mục tiêu: Bán được khí đốt; trả đũa đòn cấm vận của EU; đột phá vào một mắt xích trọng yếu của NATO. Đó chính là hướng đột phá chiến lược Thổ Nhĩ Kỳ của Nga.
    Tại chuyến thăm của TT Putin ở Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Thổ đã thống nhất nhiều vấn đề quan trọng. Ở đây ta chỉ chú ý đến 2 điểm: Thứ nhất, từ ngày 01/01/2015, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mua khí đốt của Nga với giá giảm 6%, và từ Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ sẽ xây dựng một đường ống dẫn công suất mới là 63 tỷ mét khối mỗi năm. Thứ hai, bắt đầu tái lập quan hệ giữa Moscow và Ankara về vấn đề Syria.
    Một, Đường ống dẫn khí đốt Nga-Thổ Nhĩ Kỳ qua Biển Đen – Blue Stream.
    Đường ống dẫn khí đốt này sẽ thay thế cho South Stream, theo đó Thổ Nhĩ Kỳ sau khi tiếp nhận, sẽ xây dựng một kho gas ngầm khổng lồ sát biên giới Hy Lạp (Nam EU) vừa giải quyết được vấn đề an ninh năng lượng, vừa là một trung tâm phân phối năng lượng cho các quốc gia Nam EU và vùng Balkan…
    Không chấp nhận, ngăn cản South Stream, thì đương nhiên các nước thành viên EU không thể mua khí đốt trực tiếp từ nhà sản xuất Nga với mức giá thấp hơn, mà buộc các nước này sẽ mua khí đốt thông qua một trung gian là Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng lại đắt hơn.
    Nhập giá khí đốt thấp nhất từ Nga, và có một lực lượng lao động tương đối rẻ, khiến Thổ Nhĩ Kỳ đang trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường toàn cầu so với hầu hết các quốc gia thành viên EU. Có thể nói, Thổ Nhĩ Kỳ được lợi lớn, rất lớn khi ký thỏa thận này với Nga.
    Vậy Nga được gì trong thay đổi hướng xuất khẩu mới này?
    Thay vì South Stream, một đường ống vận chuyển khí đốt từ Nga vượt Biển Đen đến Thổ Nhĩ Kỳ xuất hiện-Blue Stream
    Thay vì South Stream, một đường ống vận chuyển khí đốt từ Nga vượt Biển Đen đến Thổ Nhĩ Kỳ xuất hiện-Blue Stream.
    Rõ ràng là những cơ sở kỹ thuật của South Stream được Nga chuyển sang phục vụ cho Blue Stream, do đó, những thiệt hại khi bỏ dự án South Stream sẽ được bù đắp khi thu được lợi nhuận từ xuất khẩu sang đầu mối Thổ Nhĩ Kỳ.
    Tuy nhiên, quan trọng hơn là qua thỏa thuận này Nga đã ra đòn trả đũa sự bao vây, cấm vận trừng phạt của EU vào Nga. Nga có cơ sở để hạ quyết tâm tuyên chiến khí đốt với châu Âu mà không sợ hết đường lùi. Đồng thời, như chúng ta thấy, thực ra, tuyên bố dừng dự án South Stream của Nga chỉ là đòn gây áp lực với EU, buộc EU phải “hạ giá”, thay đổi quan điểm “chính trị hóa” trong đàm phán triển khai South Stream mà thôi, bởi cả hai, Nga và EU đều cần thiết (Nga thì bán được khí đốt, còn EU thì tránh được Ukraine) và bị tổn thất lớn lớn khi hủy bỏ vĩnh viễn dự án này.
    Thực tế là EU đang kêu gọi Nga hãy quay lại dự án và Bulgaria cũng lên tiếng đồng ý…nhưng lập trường của Nga là “nó đã chết”, đã là thi đấu thì nước cờ đã đi rồi, không được hoãn.
    Hai, Tái lập quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ trong vấn đề Syria.
    Tái lập quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ khi vấn đề Syria vẫn tồn tại là chứng tỏ lợi ích, chiến lược quốc gia, của 2 bên thỏa thuận đạt được là rất lớn. Chỉ cần biết qua 8 thỏa thuận công khai của Nga-Thổ Nhĩ Kỳ thôi, mà đã biến vấn đề Syria từ gai góc, đối đầu quyết liệt trong quan hệ 2 nước, thành “tròn trịa” thì mới thấy được giá trị của các thỏa thuận.
    Có thể nói NATO đang rất lo lắng khi Nga triển khai lực lượng hùng mạnh tại Crimea. Việc này đã khiến cho cán cân quyền lực khu vực thay đổi nghiêm trọng. Nga đã chứng minh cho NATO và Kiev một thực tế nghiệt ngã là lấy lại Crimea là không tưởng.
    Các thành viên NATO quanh Biển Đen bao gồm Bulgaria, Romania, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó, theo các chuyên gia quân sự thì chỉ có Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ với 15 tàu ngầm, 19 tàu khu trục, tàu tên lửa 25 và 20 tàu khác là có thể tạo ra nguy hiểm cho Hạm đội Biển Đen của Nga.
    Thổ Nhĩ kỳ là một thành viên NATO đang có nhiều bất đồng với khối, chẳng hạn như trong mua tên lửa Trung Quốc, tấn công IS…nói chung vẫn còn dòng máu nóng của Đế chế Ottoman cho nên khó chịu với gậy chỉ huy của Mỹ.
    Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu tiên được Nga cung cấp công cụ bảo đảm, chủ động cho an ninh năng lượng, kinh tế, điều mà không phải đến từ huyền thoại NATO, từ sân chơi EU mà Thổ Nhĩ Kỳ chờ đợi vô vọng để gia nhập. An ninh kinh tế chính là an ninh quốc phòng mà Thổ Nhĩ Kỳ có được từ ngoài NATO.
    Tờ báo Nga RIA Novosti bình luận “Thổ Nhĩ Kỳ thừa nhận “người Tatars (gốc Thổ Nhĩ Kỳ) ở Crimea chưa bao giờ được đối xử tốt như vậy về quyền nhà nước và tình trạng ngôn ngữ; thừa nhận Crimea là một phần của Nga…Châu Âu bất ngờ và giữ im lặng như chết”…
    Có thể chúng ta chưa tin vào lời bình của tờ báo này, song quả thật, châu Âu bất ngờ về kết quả “chuyến đi phương Tây” của Putin là đúng và châu Âu đã im lặng hay nhiều lời về sự tái lập mối quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ thì dư luận đã biết. Phải chăng đây là sự ra tay nhanh, hiểm, của ngài Putin?
    Nếu như Nga và Thổ Nhĩ Kỳ được gắn chặt nhau bằng lợi ích kinh tế như khí đốt, điện hạt nhân…thì vị trí thành viên NATO của Thổ Nhĩ Kỳ là không còn ý nghĩa. Khi đó, một lỗ hổng phòng thủ cực lớn của NATO được tạo ra, một mắt xích trọng yếu nhất ngăn chặn Nga tại biển Đen ra Địa Trung Hải bị chặt đứt.
    Pháp là thành viên NATO nên đang đau đầu với áp lực của Mỹ trong vụ bán tàu đổ bộ cho Nga giữa 2 thái cực hoặc là lời lớn khi bán được, hoặc là lỗ lớn khi không bán. Chọn lời hay lỗ là chọn ở lại hay rời bỏ NATO của Pháp. Thực ra, Pháp gia nhập NATO đâu phải vì để cậy nhờ ô an ninh của Mỹ mà vì mục đích kinh tế. Vì vậy, phép tính toán thiệt hơn của nước Pháp đang diễn ra.
    Điều gì sẽ xảy ra nếu Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp rời bỏ NATO?…Không phải ai cũng biết, nhưng nếu như vậy thật, thì ai cũng biết là có liên quan đến Nga.
    Khi khả năng và kỹ năng lãnh đạo thế giới của Mỹ đang bị suy giảm; khi thế giới luôn vận động không ngừng và đang có xu hướng chuyển động đa cực thì các mối quan hệ, những định vị chiến lược không thể đứng yên.

  5. Thế Phi says:

    Gương mặt này chẳng thể hiện là một người tử tế. Chắc lại là tội đồ chuyên chém giết và lật đổ thôi. Nước Mỹ nay khó tìm một bộ trưởng quốc phòng đích thực có uy đức. Còn người có uy đức lại không muốn phục vụ dưới chướng OBama.

    • Peter D says:

      Ai có uy đức không muốn phục vụ dưới trướng obama ? Tai sao ? Tại vì màu da ? hay tai vì Ong ta làm những việc cho dân nghèo tứ xứ trong nước Mỹ mà CH da trắng ,tư bản giàu có ,không Thích .? Kỳ thị đen trắng đã xãy ra . Có ai nói Da trăng không kỳ thị da đen .Da vàng không kỳ thị da đen ?
      Mặt mủi Ong Mỹ QP nhu vậy mà biết được người ta không tử tế. Thầy tướng số à ?
      Mới qua? Hành nghề chưa ?
      (p)

Leave a Reply to Hai Lúa Paris