WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Liệu Nước Nga có khuất phục trước đòn trừng phạt của Mỹ và phương Tây?

imagesJY20ETVXHôm nay 20 tháng 12 năm 2014, ông OBama đã phát biểu kinh tế Nga suy sụp ông Putin phải chịu trách nhiệm về khả năng lãnh đạo kinh tế của mình. Ông không giám nói về sự hận thù muốn qua đồn trừng phạt kinh tế của Mỹ và sự gây sức ép buộc các nước đồng minh châu Âu phải tuân theo và giá dầu đang hạ chính là nguyên nhân dẫn đến kinh tế Nga và cả kinh tế châu Âu đang chới với.

Người ta tự hỏi, khi xưa Mỹ đã tự bịa ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ để ném bom miền Bắc Việt nam. Chính Mỹ đã lôi kéo các nước phương tây cấm vận Việt nam nhưng đã thua đau đớn. Đánh một Cuba và cấm vận 60 năm nay cũng thua và phải chịu khuất phục để đi đến bình thường hóa. Đánh một Irắc khi đã bị cấm vận đến tàn tạ nhưng cuối cùng cũng đã thất bại cay đắng, đánh một Afganitan nghèo nan lạc hậu rồi cũng thua. Người ta tự hỏi vậy bịa chuyện Nga giúp dân quân miền Đông ly khai hỏa tiễn bắn rơi máy bay chở khách, rồi lấy cớ hô hào cấm vận Nga, liệu có thể khiến quốc gia này phải đầu hàng?

Người ta cho rằng đó là sai lầm lớn và thất bại vì nước Nga hùng mạnh về vũ khí, lại giầu tài nguyên, một đất nước mà người dân anh hùng và giầu lòng yêu nước, lại có người lãnh đạo sáng suốt và kiên quyết thì chỉ là tự tử mà thôi. Nước Mỹ chưa thắng một quốc gia nào bao giờ, có chăng chỉ toàn là hay chọc nhắng, phá rối gây bạo loạn và là cơ hội lật đổ mà thôi. Thử hỏi trong khi nước Nga đang khó khăn mà họ đã 10 lần đưa từng đoàn xe chở đủ mọi thứ lương thực, thuốc men v.v…cứu trợ người dân miền Đông đang đói khổ vì chiến tranh thì Mỹ đã làm gì để giúp quốc gia này? Mọi lời hứa giúp tài chính chỉ là lời hứa suông và có chăng chính là họ viện trợ vũ khí để người trong nước này tự giết nhau, gây bất ổn, đe dọa đến nền an ninh không chỉ của quốc gia này mà là cả của châu Âu và thế giới, trong đó có cả Nga.

Có nhiều người hỏi rằng, Việt nam xưa được người Nga giúp đỡ rất tận tình để bảo vệ và xây dựng đất nước thì tại sao Việt nam không lao vào cứu nước Nga? Câu hỏi này rất đúng và rất đạo lý nhưng bạn nên biết ! Nước Nga còn có 460 tỷ dữ trữ mà chưa tung ra thì biết họ mạnh thế nào trong khi Việt nam có cái gì? Có cái nợ xấu như bom nổ chậm có thể nổ ra bất cứ lúc nào, hàng trăm tỷ đô-la đang khiến các ngân hàng đang vò đầu bứt trán è cổ trả nợ. Chúng ta cũng biết! Nợ là phải trả, ôm đó vào mình mà không giám nói ra vì lãnh đạo Ngân hàng sợ bị kỷ luật, sợ đổ ngã, nhưng như người bệnh, không giải phẫu ngay mà âm thầm ôm bệnh là tự sát.

Quay lại chuyện nước Nga, tuy kinh tế bị khủng hoảng nặng nhưng chưa đến mức sẽ chết như Mỹ và phương Tây mong muốn, mà tráo lại nó giúp ông Putin thấy được các khiếm khuyết của nền kinh tế Nga là quá phụ thuộc vào dầu khí và vào thị trường châu Âu để khắc phục và hoàn thiện. Ngay Trung quốc thủ tướng Lý Khắc Cường hé mở với Nga nếu cần họ giúp tài chính mà Nga vẫn không cần. Thế đủ biết nước Nga họ đã có sẵn sự chuẩn bị này rồi. Hiện nay tiền Rup đã tăng trở lại và dự đoán sẽ có hàng trăm tỷ phú Nga mang tiền về đầu tư tại Nga cứu kinh tế quốc gia mình sau cam kết của tổng thống không tra cứu nguồn gốc tiền từ đâu và cam đoan bảo đảm tuyệt đối giá trị tiền của họ mặt khác lại tăng lãi suất gửi tiền tiết kiệm lên 8 % và hiện nay lên 17 %. Chắc chắn hàng ngàn tỷ đô-la sẽ lại trở về để trợ giúp nền kinh tế nước Nga qua khỏi khó khăn này. Nếu ai đó doanh nghiệp Việt nam quý nước Nga và muốn chớp lấy cơ hội vàng khi các doanh nghiệp phương tây tạm thời bị lệnh cấm vận bức bách phải dời bỏ Nga ra đi thì đây là cơ hội cho họ thế chỗ và được sự ưu tiên lớn để làm giầu cho mình. t Vậy còn chờ gì nữa? Hãy mau vào Nga đó mới là thượng sách vừa cứu bạn, vừa đem lại lợi ích lớn cho mình.

Mấy ngày sau cuộc nói chuyện của Tổng thống Putin thì tình hình nước Nga đã có biến chuyển và khởi sắc lớn. Ngày 20/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố không quốc gia nào có thể “hăm dọa” hay “cô lập” Nga sau khi Phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Moskva liên quan đến tình hình Ukraine. Trong một bài phát biểu, ông Putin nêu rõ: “Tất nhiên, không ai có thể hăm dọa chúng tôi, hay kiềm chế và cô lập Nga. Chưa từng có ai đủ khả năng làm vậy và sẽ không có ai làm được”.

Một tín hiệu mới đã đến với kinh tế Nga và đồng Rúp đó là giá dầu thế giới đã tăng trở lại.

Theo Tân Hoa xã và Roi-tơ, trong phiên giao dịch cuối ngày 19-12, giá dầu mỏ thế giới bất ngờ bật tăng trở lại. Tại thị trường Niu Oóc (Mỹ), giá dầu thô WTI giao tháng 1-2015 tăng 2,41 USD, lên 56,52 USD/thùng; trong khi đó, tại Luân Ðôn (Anh), giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 2-2015 cũng tăng 2,11 USD, lên 61,38 USD/thùng. Như vậy, giá dầu mỏ thế giới đã chấm dứt đà lao dốc xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5-2009.

Còn ông Bộ trưởng Dầu mỏ Saudi Arabia tin giá dầu thế giới sẽ hồi phục.

Phát biểu ngày 21/12 tại Diễn đàn năng lượng ở Abu Dhabi, thủ phủ Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE), Bộ trưởng dầu mỏ Saudi Arabia Ali al-Naimi bày tỏ sự tin tưởng rằng thị trường dầu mỏ sẽ phục hồi và giá dầu thô thế giới sẽ cải thiện sau đợt lao dốc mạnh gần đây.

Bộ trưởng Ali al-Naimi cho rằng dầu thô rớt giá mạnh một phần do sự thiếu hợp tác của các nước xuất khẩu dầu mỏ nằm ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), thông tin sai lệch và “lòng tham” của những người đầu cơ. Các nước sản xuất dầu mỏ nằm ngoài OPEC sẽ dần nhận thức được tầm quan trọng của việc hợp tác để đảm bảo mức giá hợp lý cho dầu thô. Bộ trưởng Ali al-Naimi dự báo các nhà sản xuất dầu mỏ có mức chi phí khai thác cao (chủ yếu là các công ty khai thác dầu khí đá phiến và dầu cát ở Bắc Mỹ) sẽ không tiếp tục tăng sản lượng. Ông cũng bác bỏ ý kiến cho rằng Saudi Arabia – nước sản xuất dầu mỏ hàng đầu của OPEC – cố tình ép giá dầu đi xuống vì các mục đích chính trị, đồng thời khẳng định chính sách của Saudi Arabia dựa đơn thuần trên các nguyên tắc kinh tế.

Còn theo Reuter thì hôm qua thì Thị trường chứng khoán Phố Wall tăng, với chỉ số S&P 500chỉ còn cách vài điểm so với mức cao kỷ lục. Chỉ số này đã tăng 5% kể từ ngày 17/12, ghi nhận đợt tăng 3 ngày lớn nhất kể từ năm 2011, giá dầu hồi phục giúp thúc đẩy đồng Rúp của Nga tăng. Giá dầu thô Brent tăng trở lại với mức tăng 5% lên 62 USD/thùng, sau khi xuống mức thấp nhất trong gần 5 năm. Giá dầu tăng giúp đồng Rúp của Nga tăng thêm 5% sau khi mất 58% kể từ tháng 6 đến ngày đầu tuần này.

Theo Tổng thống Putin, Nga phải chuẩn bị để “vượt qua những khó khăn nhất định và luôn phải đưa ra ứng phó tương xứng với tất cả các mối đe dọa nhằm vào chủ quyền, sự ổn định và sự đoàn kết của xã hội” nước này.

Hôm 19/12, Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đã tăng cường các biện pháp trừng phạt nhằm vào Crimea liên quan đến việc Nga sáp nhập vùng lãnh thổ này hồi tháng 3. Trong một bước đi phối hợp với Washington, EU cũng nhất trí cấm đầu tư tại Crimea.. Trong một bài phát biểu, ông Putin nêu rõ: “Tất nhiên, không ai có thể hăm dọa chúng tôi, hay kiềm chế và cô lập Nga. Chưa từng có ai đủ khả năng làm vậy và sẽ không có ai làm được”.

Nước Nga đang đứng vững trên đôi chân của mình, giá dầu lại đang lên cao vì Trung quốc và những nước sử dụng xăng dầu nhiều đã nhân cơ hội này để đầu cơ mua thật nhiều dự trữ. Mặt nữa, các quốc gia dầu hỏa không thể hạ được thấp nữa vì chi phí cho sản xuất cao kéo dài không bù nổi lỗ. Đây là lúc Nga tự dọn dẹp những gì khiếm khuyết của sự phụ thuộc vào làm ăn với phương Tây mà thôi rồi qua đó họ đứng lên mạnh mẽ. Một đất nước giầu tài nguyên, lại có nhân dân yêu nước và lãnh đạo tài giỏi đâu như tổng thống OBama và những tổng thống Mỹ trước đây? Đừng nằm mơ nước Nga quỵ . Ông OBama uy tín xuống thấp nhất trong các đời tổng thống từ xưa đến nay, qua các thăm dò thì chỉ còn khoảng 17 % dân tin tưởng, trong khi đó uy tín của ông OBama là trên 80 %. Những phát biểu của ông OBama và nhiều kẻ vốn là bậu xậu, mê tín Mỹ quá mà hóa ra tâm thần mộng tưởng nên phát biểu Nga sẽ không qua nổi, sẽ sụp đổ. Thời gian càng chứng minh sức sống mạnh liệt và lòng yêu nước của người dân Nga và không ai khác chính châu Âu đang bị bại liệt về kinh tế, bước đầu tổng hợp thì đã có gần 70 tỷ Euro bị thiệt hại vì hàng hóa không được bán vào Nga và các dự án làm ăn tại nước này bị đình đốn, hàng ngàn công nhân sẽ mất việc làm, nhiều công xưởng sẽ lâm vào tình trạng bị phá sản. Như vậy, sau thời gian theo cái gậy của Mỹ chỉ dẫn trừng phạt Nga thì nay kinh tế châu Âu đã ngấm đòn nặng nề và đúng là tự lấy đá ghè chân mình. Phải nhìn một cách tổng quát, toàn diện để đưa ra những nhận định sáng suốt thì cả hai phía đều thiệt hại đau đớn. Giờ đã đến lúc con gấu Nga không còn gì để mất, nó sẽ bảo vệ hũ ong mật của nó và sẵn sàng vả những cái tát trời giáng lên thái dương kẻ nào định cướp đi của nó. Ngày 20 tháng 12, Nga đã thách thức và chuẩn bị trả đũa các biện pháp trừng phạt mới của phương Tây.

Ông Obama và tổng thống Canada định té bùn theo mưa khi đưa ra lệnh trừng phạt mới Nga. Trước các biện pháp trừng phạt của Mỹ, Liên minh Châu Âu (EU) và Canada liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraina, phía Nga cho biết sẽ không bị lay động trước áp lực này và đang phát triển các biện pháp trả đũa cứng rắn và thích đáng. Người Mỹ và châu Âu đang lo sợ, đang chờ những cái vả của con gấu trắng Nga sắp tới đây. Những tuyên bố cứng rắn của Nga đang làm cho Mỹ và phương tây phải toát mồ hôi hột khi khẳng định sẽ trả đũa kiên quyết và cứng rắn, không khuất phục sự trừng phạt bất công do họ gây ra. Nước Nga đã sẵn sàng rồi! Trả đũa thế nào? Sức công phá đến đâu mọi người phải chờ hồi cuối sẽ biết kết quả ra sao?

Ngày 20 tháng 12 năm 2-14
Nguyễn Công Bằng

108 Phản hồi cho “Liệu Nước Nga có khuất phục trước đòn trừng phạt của Mỹ và phương Tây?”

  1. UncleFox says:

    Các đồng chí Cò Mạng thân mến,
    Mấy ngày qua các đồng chí báo cáo lạc quan quá suýt nữa tôi đã đầu tư vào dầu thô thì bỏ mẹ rồi . Dầu hôm nay 06/01/2014 lại xuống giá, chỉ còn chưa đến 48 đô-na một thùng .
    Cũng may đồng chí Putin đã “cảnh báo” sớm, không thì tôi đã đi toi mấy vạn (tiền Hồ) rồi .

  2. Minh Đức says:

    Trích: “Một tín hiệu mới đã đến với kinh tế Nga và đồng Rúp đó là giá dầu thế giới đã tăng trở lại.”

    Ngày thứ hai 5-1-2015, dầu hỏa trên thị trường Mỹ xuống giá dưới 50 USD/thùng. Tin này làm thị trường chứng khoán của Mỹ, DOW và của Canada, TSX, mất điểm vì stocks của các hãng dầu xuống giá. Dầu xuống giá không phải là điều tốt với hãng dầu, mặc dù là điều tốt với các quốc gia này. Tin về thị trường thay đổi mỗi ngày, mỗi giờ. Từ lúc tác giả bắt đầu đặt bút viết bài này cho đến lúc viết xong thì giá dầu và giá đồng rúp có thể đã thay đổi.

    Còn với Nga thì bình luận viên về thị trường nói là đồng rúp có thể rơi vào khủng hoảng bất cứ lúc nào. Thí dụ, chỉ cần tin tức về dầu xuống giá kéo theo đồng rúp xuống giá, rồi dân Nga thấy tiền mất giá ùn ùn đi rút tiền ngân hàng thì ngân hàng sẽ không đủ tiền để trả và sẽ rơi vào khủng hoảng như ở châu Á năm 1997. Ông Putin đã ra lệnh bảo hiểm cho mỗi tài khoản trong ngân hàng số tiền là 25 ngàn đô la. Nghĩa là dù đồng rúp có bị mất giá thì chủ tài khoản không bị trắng tay như thời năm 1998, mà ít ra vẫn còn được trả món tiền tương đương với 25 ngàn đô la. Bảo hiểm như vậy để dân khỏi hoảng loạn mà đi rút tiền cùng một lúc.

  3. Tác giả bài báo này thật có sự nhìn nhận khoa học chính xác.
    Tôi xin gửi các bạn bài báo mới này để thấy Nga đang cười trong chiến thắng.
    Pháp cuống cuồng làm lành với Nga
    Cập nhật lúc: 07h23″ | 06/01/2015
    Tổng thống Pháp Francois Hollande đang rất lo ngại về ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế ở Nga lên Châu Âu. Vì thế, ông này đã bất ngờ kêu gọi dỡ bỏ lệnh trừng phạt Nga càng sớm càng tốt ngay khi có được tiến triển trong cuộc đàm phán hòa bình về tình hình Ukraine.
    Ảnh minh họa
    Tổng thống Pháp Hollande

    “Nếu Nga rơi vào một cuộc khủng hoảng, điều này đương nhiên là không có lợi cho Châu Âu”, Tổng thống Holland đã thừa nhận như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn kéo dài 2 giờ đồng hồ với đài phát thanh France Inter. “Tôi không ủng hộ chính sách đạt được các mục tiêu bằng việc làm cho mọi thứ tồi tệ đi. Tôi cho rằng, các biện pháp trừng phạt cần phải dừng lại ngay lúc này”.
    Nhà lãnh đạo Hollande cho biết, ông muốn chắc chắn rằng có tiến triển trong các cuộc đàm phán về tình hình ở Ukraine trước khi Châu Âu dỡ bỏ lệnh trừng phạt với Nga.
    Ông Hollande bày tỏ hy vọng sẽ được chứng kiến những dấu hiệu của sự hiểu biết chung tại cuộc đàm phán về tình hình Ukraine dự kiến diễn ra vào ngày 15/1 tới ở Astana, Kazakhstan. Cuộc họp này sẽ có sự tham dự của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko với người đồng cấp Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Đức Angela Merkel và nhiều quan chức khác.
    Moscow liên tục khẳng định nước này đang làm mọi việc có thể trong quyền hạn và năng lực của mình để tạo điều kiện cho tiến trình hòa bình ở miền đông Ukraine, trong đó bước đột phá trong các cuộc đàm phán hòa bình ở Minsk hồi tháng 9 năm ngoái có sự góp phần của Nga.
    Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã miêu tả một cách đầy mỉa mai rằng những biện pháp trừng phạt mà phương Tây tung ra nhằm vào Moscow hồi tháng 9 là “một phần thưởng” cho vai trò của Nga trong các thỏa thuận ở Minsk và nói chung hơn nữa là cho sự góp phần của Nga trong việc tổ chức ra các cuộc đàm phán hòa bình đó”.
    Một vòng đàm phán hòa bình khác đã diễn ra ở thủ đô Minsk của Belarus hồi tháng 12. Các cuộc đàm phán này bị phủ bóng đen bởi việc Quốc hội Ukraine hủy bỏ quy chế “không liên minh, không liên kết” để mở đường cho mối quan hệ gắn bó hơn với NATO và cuối cùng là gia nhập vào liên minh quân sự này. Cuộc đàm phán hồi tháng 12 đã không đem lại một kết quả đột phá nào.
    Tổng thống Hollande cho biết, ông hiểu rất rõ rằng việc Kiev tìm cách gia nhập vào NATO hầu như không đóng góp gì cho tiến trình hòa bình.
    “Ông Putin không muốn sáp nhập miền đông Ukraine. Tôi chắc chắn về điều đó. Ông ấy cũng nói với tôi như vậy. Điều ông ấy muốn là ảnh hưởng. Điều ông Putin muốn là Ukraine không trở thành thành viên của NATO. Ý tưởng của ông Putin là không có một quân đội được đặt ở biên giới của Nga”, Tổng thống Hollande đã nói như vậy trên đài phát thanh France Inter.
    Moscow không có ý định xâm lược Ukraine mà chỉ muốn Kiev không gia nhập vào Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương, Nhà lãnh đạo Pháp nhấn mạnh.
    Đại sứ Nga tại NATO – ông Alexander Grushko cáo buộc liên minh quân sự phương Tây đang lợi dụng cuộc khủng hoảng ở Ukraine như một cái cớ để thúc đẩy sự hiện diện quân sự dọc biên giới Nga. Theo ông Grushko, quyết định của Quốc hội Ukraine rõ ràng là một cú giáng vào nền an ninh Châu Âu.
    Tổng thống Pháp nhắc lại yêu cầu của phương Tây đối với Moscow trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine. “Chúng tôi muốn gì ở ông Putin? Điều chúng tôi muốn là ông ấy phải tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Điều chúng tôi muốn là không ấy không được ủng hộ lực lượng ly khai…. Đây là điều mà chúng tôi đã tìm kiếm trong nhiều tháng nay để đạt được một thỏa thuận”, ông Hollande cho biết.
    Tuy nhiên, Moscow kiên quyết bác bỏ cáo buộc về việc nước này có dính líu đến cuộc xung đột ở miền đông Ukraine, miêu tả những cáo buộc đó là vô căn cứ, không có cơ sở. Bộ Quốc phòng Nga khẳng định họ không cung cấp vũ khí, đạn dược hay bất kỳ sự giúp đỡ về mặt quân sự nào cho miền đông Ukraine.
    Vì sao Pháp muốn dàn hòa với Nga?
    Cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã gây ra một cuộc đối đầu Đông-Tây nghiêm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Dưới sức ép của Mỹ và các đồng minh trong Liên minh Châu Âu (EU), Pháp sau một thời gian chần chừ cũng đã phải đưa ra quyết định tạm hoãn bàn giao tàu chiến lớp Mistral cho Nga dù Paris thực tâm không hề mong muốn điều này.
    Paris hoàn toàn không muốn hủy hợp đồng tàu chiến Mistral với Nga. Vì giá trị kinh tế to lớn của hợp đồng này, Pháp đang bị rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Nếu thỏa mãn mong muốn của các đồng minh, Pháp sẽ phải hứng chịu tổn thất cực kỳ lớn vì phá hợp đồng với Nga. Không chỉ phải trả lại khoản tiền lớn của hợp đồng mà Nga thanh toán trước cho Pháp, Paris còn phải trả khoản tiền phạt khổng lồ lên tới hơn 10 tỉ euro (13 tỉ USD) vì không tuân thủ hợp đồng với Nga. Đây được xem là một thảm họa đối với cả nền kinh tế Pháp lẫn uy tín của ngành công nghiệp vũ khí Pháp. Ngoài ra, hành động đó còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàng nghìn lao động đang trực tiếp tham gia vào dự án đóng tàu lớp Mistral.
    Trong khi đó, Moscow sau một thời gian dài chờ đợi với đủ những lời từ thuyết phục đến cảnh báo, đe dọa, Pháp vẫn chần chừ không chịu giao tàu chiến lớp Mistral đầu tiên cho Nga theo đúng như hợp đồng quy định. Điều này đã khiến Moscow hết kiên nhẫn. Giới chức Nga gần đây liên tục kêu gọi Pháp trả lại tiền, điều đó cho thấy Moscow đã chán siêu tàu chiến lớp Mistral của Pháp. Hơn nữa, Nga đang gặp khủng hoảng về kinh tế do các biện pháp trừng phạt của phương Tây nên vào thời điểm này Nga tin rằng minh cần tiền hơn là tàu chiến Mistral.
    Có vẻ như khi Moscow quyết tâm đòi lại tiền mà không còn cần đến tàu chiến lớp Mistral thì Paris lại thực sự hoảng. Pháp được tin là chỉ có ý định “dền dứ” để tránh bị phương Tây chỉ trích chứ trong tương lai nước này không thể không giao tàu chiến cho Nga. Những phát biểu mới nhất ngày hôm qua của Tổng thống Hollande cho thấy, Pháp dường như đang mong mỏi tiến bộ trong các cuộc đàm phán hòa bình về Ukraine hơn bao giờ hết, mong mỏi dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga hơn bao giờ hết.
    (tổng hợp)Kiệt Linh Tags: tàu chiến, lớp Mistral, Pháp, Nga, hợp đồng vũ khí, hủy bỏ, khuất phục, quay lưng, phương Tây, EU, khủng hoảng Ukraine, tiến thoái lưỡng nan, trừng phạt, phá hủy hợp đồng, tiền phạt, làm lành, dỡ bỏ trừng phạt,

    • Tien ngu says:

      Thưa,

      Tội nghiệp anh TT Pháp, hiền lành, dể thương, ù ù cạc cạc…

      Ảnh không thấy cái ý đồ…gian ác của tư bản Mỹ, tư bản Mỹ nó…lái TT Mỹ, quoc hội Mỹ như phi công lái máy bay, bằng nhiều cách…

      Trung quốc phải có thằng cs kềm chế…dân nó, Nga cũng vậy, phải có thằng độc tài…kẹp sự tiến bộ của dân Nga…

      Vậy, USA businesses mới chạy đều.

      Thế thì Mỹ, nó ngu gì mà dứt dây anh…mặt ngưạ hay cộng sản Tàu?
      Putin mà…biết điều, nó lift cái…trừng phạt liền tức khắc.
      Mày nên nghe lời…Pháp, Áo…đi, bỏ cái tật…dốt, hung nô quá đáng. Có mần tổng thống xứ Nga suốt đời mày, who care?

    • UncleFox says:

      Ông Hollande TT Pháp (cả ông PTT Đức cũng cùng một giọng) bảo nếu Nga rơi vào khủng hoảng thì chẳng có lợi gì cho Âu châu . Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Pháp đâu có kêu gọi EU và Mỹ đơn phương huỷ bỏ cấm vận Nga . Ông ấy chỉ “khuyên” Nga nên hợp tác với Mỹ và EU để giải quyết vấn đề Ukraine .
      Mà “hợp tác” với Mỹ và EU là gì nhỉ, hỡi các anh Cò ?
      Hôm qua, Thứ Hai 05/01/2014, giá dầu thô đã xuống dưới $50 một thùng . Và theo “dự báo” sẽ (nói theo kiểu đồng chí Lenin) còn xuống, xuống nữa, xuống mãi … cho đến khi nào con ngựa mà Putin đang cưỡi ói máu mồm ra mới thôi .

    • DâM: Chúng Són đâu? says:

      Em Nguyễn Thế Thào Hà lội says rồi, còn em
      Phạm Quang Nghị Hà lội sao chưa lên tiếng?

      Hai em Thảo Nghị và Khổng Trọng…đang lu bu
      rà soát lại bài giảng của ông cha Toản à?…

      Các em ôi, các anh chị ngoài ni tha hồ nhìn bốn
      phương trời, tám hướng trời, tầm nhìn xa vạn
      dặm… Còn các em ? hẽ nói là phe nói, hễ
      cười là…nhóm cười…hể ĂN là chui vô lăng…bác.

      Sao? Tên Nghị sang gặp Đế Vương, nghe gì hả?

  4. Liên minh của Nga với Iran “đe dọa” Mỹ và Israel [06.01.2015 08:11]
    Xem hình
    Liên minh ngày càng lớn mạnh của Nga với Iran và các nước khác ở Châu Á đang khiến Israel và chính phủ Mỹ “sợ hãi”, theo một cựu nhân viên quốc hội và đài phát thanh có trụ sở ở Los Angeles.
    “Cách tốt nhất để thay đổi hành vi của Mỹ và Israel là thông qua tài nguyên, và tôi cho rằng, Nga đang chứng minh điều này bằng cách hình thành liên minh với Iran, Ấn Độ, Trung Quốc, và điều này đang đe dọa Mỹ và Israel”, ông Rodney Martin nói.
    Phần còn lại của thế giới phải tuân theo sự lãnh đạo của các quốc gia như Nga, Iran và Trung Quốc và cô lập Mỹ thông qua các chính sách thương mại, ông Martin nói với Press TV hôm 5.1.
    Cũng theo ông Martin, Mỹ “đã tấn công, xâm chiếm và tham gia cuộc chiến tranh xâm lược trên toàn Trung Đông, vì sự an toàn, an ninh và quyền bá chủ của chế độ Do Thái ở Israel, do vậy họ có thể tiếp tục mở rộng biên giới và tham gia vào việc thanh lọc sắc tộc”.
    Mối quan hệ giữa Washington và Mátxcơva xấu đi đáng kể do cuộc khủng hoảng ở Ukraina. Chắc chắn Mỹ phải thay đổi cách tiếp cận Nga và bình thường hóa bang giao hai nước trước khi quá muộn.

    • Tien Ngu says:

      Vậy, VN Cộng láo ta, nên biết khôn mà…theo sự lãnh đạo của liên minh Nga Trung quốc.

      Có thế mới…bye bye…rau muống luộc…

      Có Trung quốc đừng trong liên minh này, nhân dân Vn ta…khoẽ. Đồ ăn thức uống toàn nà thứ…cao cấp, made in China.
      Một nồi riêu cua, chỉ cần chấm một chiếc đủa…than, váng cua lien…tràn ngập. Nom…chảy nước miếng.

      Không phải ra đồng bắt từng em cua, về giả gạo, í quên, giả nát để lấy nước sốt…

Phản hồi