Hãy ‘cám ơn’ Trung Quốc
Từ đầu năm 2014 đến nay, Trung Quốc ra sức bồi đắp và tái tạo các bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa mà họ chiếm của Việt Nam vào năm 1988 thành những hòn đảo nhân tạo đủ lớn để làm căn cứ quân sự với hải cảng và phi trường cho các loại máy bay, kể cả máy bay phản lực. Báo chí Tây phương xem những hòn đảo nhân tạo này như một vạn lý trường thành bằng cát Trung Quốc sẽ sử dụng như những căn cứ quân sự nhằm chiếm cứ các hòn đảo còn lại ở Trường Sa và khống chế toàn bộ Biển Đông. Hầu như ai cũng nhận định giống nhau: đó là những việc làm nguy hiểm có thể đẩy các tranh chấp trong khu vực thành những xung đột vũ trang giữa Trung Quốc và các quốc gia liên hệ gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei cũng như, sau các quốc gia ấy, là Mỹ và các đồng minh của Mỹ.
Những nguy hiểm ấy dĩ nhiên là có thật. Tuy nhiên, một mặt, tôi không mong chiến tranh sẽ bùng nổ, mặt khác, tôi lại cho những việc xây dựng ấy là điều may mắn cho Việt Nam.
May mắn thứ nhất là chúng thu hút sự quan tâm của quốc tế trước các âm mưu bành trướng của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Trước, ai cũng biết Trung Quốc có tham vọng chiếm gần trọn Biển Đông. Họ không hề giấu giếm tham vọng ấy. Nó được công khai hoá qua con đường 9 đoạn hoặc con đường lưỡi bò mà họ công bố trước thế giới. Tuy nhiên, người ta vẫn xem lời tuyên bố ấy như những dự định và với dự định, cuộc chiến chỉ dừng lại phạm vi ngôn ngữ, hay nói cách khác, những cuộc khẩu chiến. Bây giờ, với việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo, người ta nhận ra dự định ấy không phải chỉ là một ước mơ. Nó đang được Trung Quốc biến thành hiện thực và hiện thực ấy khiến cho thế giới không khỏi lo lắng. Hệ quả đầu tiên là phần lớn các quốc gia thuộc khối ASEAN (trừ Lào và Campuchia) cảm nhận rõ hơn nguy cơ xâm lấn của Trung Quốc và từ đó, đoàn kết hơn trong nỗ lực chống lại dã tâm xâm lấn ấy.
May mắn thứ hai là chúng thúc đẩy Mỹ phải chính thức nhảy vào cuộc tranh chấp trên Biển Đông. Trong mấy tháng vừa qua Mỹ thường xuyên theo dõi sát sao mọi chuyển biến trong quá trình xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Trường Sa. Trong cuộc hội nghị thượng đỉnh về an ninh châu Á – Thái Bình Dương ở Shangri-la, Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter phê phán một cách thẳng thắn và gay gắt các hành động khiêu khích của Trung Quốc trên Biển Đông. Sự phê phán của Mỹ nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ của hai quốc gia đồng minh là Nhật và Úc. Trong chuyến đi thăm Việt Nam ngay sau đó, Bộ trưởng Ashton Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Phùng Quang Thanh đã ký bản “Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng” nhằm định hướng cho việc phát triển quan hệ giữa hai nước trong tình hình mới. Liên quan đến quốc phòng, có hai sự kiện mới đáng chú ý trong quan hệ song phương ấy: Một là Mỹ sẽ viện trợ cho Việt Nam 18 triệu Mỹ kim để mua tàu tuần tra cao tốc của Mỹ; và hai là, cả Bộ trưởng Carter lẫn thượng nghị sĩ John McCain đều hứa hẹn Mỹ có thể sẽ nới lỏng hơn nữa việc bán vũ khí cho Việt Nam để Việt Nam có thể tự vệ trong các cuộc tranh chấp trên Biển Đông.
May mắn thứ ba là việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo tại Trường Sa sẽ làm thức tỉnh giới lãnh đạo Việt Nam. Lâu nay, bất chấp các âm mưu xâm lấn của Trung Quốc, chính quyền Việt Nam vẫn khăng khăng lặp đi lặp lại mấy khẩu hiệu dối trá và cũ rích về “4 tốt” (láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt) và 16 chữ vàng (Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai). Năm ngoái, khi Trung Quốc cho giàn khoan Hải Dương 981 vào thềm lục địa Việt Nam, có lẽ chính quyền Việt Nam phần nào đã thức tỉnh. Từ đó, việc lặp lại các khẩu hiệu trên có chiều hướng giảm dần. Nhưng dù sao việc mang giàn khoan vào thềm lục địa Việt Nam cũng ít nguy hiểm hơn việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo và quân sự hoá chúng: từ các căn cứ ấy, việc đánh chiếm các hòn đảo khác ở Trường Sa do Việt Nam làm chủ sẽ trở thành dễ dàng hơn rất nhiều. Đó là chưa kể đến việc, trên cơ sở sự hiện hữu của các hòn đảo nhân tạo ấy, Trung Quốc sẽ tuyên bố thành lập vùng nhận diện hàng không trên toàn bộ Biển Đông.
Khi cho việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo ở Trường Sa sẽ “thức tỉnh” giới lãnh đạo Việt Nam, tôi có hai hàm ý: Một, trước đó, họ chưa biết; và hai, họ quan tâm và tha thiết đến việc bảo vệ chủ quyền cũng như sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Với hàm ý thứ hai, có thể sẽ có một số người cho là tôi nhẹ dạ: theo họ, trên thực tế, giới cầm quyền Việt Nam đã đầu hàng hoặc thậm chí, bán đứng Biển Đông cho Trung Quốc. Tôi cố không tin như vậy. Một số người thì có thể, nhưng rất khó tin cả một tập thể đông đảo đến gần 200 người trong Ban chấp hành Trung ương đảng đều đang tâm làm việc đó. Tôi nghĩ, sẽ thuyết phục hơn, nếu chúng ta cho: Một, họ biết nhưng mức độ biết còn hạn chế, chưa thấy hết toàn cảnh những hiểm hoạ đến từ phương Bắc; hai, họ biết nhưng có ảo tưởng là cùng chia sẻ lý tưởng xã hội chủ nghĩa, Trung Quốc sẽ nhẹ tay, không đẩy họ vào thế đường cùng; ba, họ biết nhưng họ theo đuổi sách lược kềm chế và nhân nhượng với hy vọng có đủ thời gian để tìm liên minh cũng như trang bị thêm khí giới chuẩn bị cho những chiến tranh mà theo một số quan sát viên quốc tế, “không thể tránh khỏi”. Thôi thì, rộng lượng, chúng ta thiên về khả năng thứ ba.
Tuy nhiên, sách lược kềm chế và nhân nhượng cũng phải có giới hạn của chúng: kềm chế và nhân nhượng đến mức nào? Trước, vào năm 2011, tôi đã đặt ra vấn đề ấy trong bài “Nhịn đến chừng nào?”.
Gần đây, trong bài “Phải ấn định một lằn ranh cho Trung Cộng”, nhà báo Ngô Nhân Dụng cũng đặt ra vấn đề tương tự. Ông viết: “người Việt Nam phải xác định một lằn ranh, nếu Trung Cộng bước qua thì sẽ phản ứng quyết liệt. Một chính phủ Việt Nam biết bảo vệ danh dự và chủ quyền dân tộc không thể để cho Cộng Sản Trung Quốc tiếp tục lấn lướt. Phải xác định trước cả thế giới “lằn ranh” của lòng kiên nhẫn. Nêu rõ những hành động nào của Trung Cộng sẽ được coi là bước qua lằn ranh đó, công bố cho cả vùng Ðông Nam Á và các cường quốc có quyền lợi trong vùng biết rõ. Lằn ranh này được xác định là “bước đường cùng,” tới đó thì nước Việt Nam không thể chịu đựng với lòng nhẫn nhục. Phải báo trước nếu Bắc Kinh bước qua lằn ranh đó thì sẽ sinh chuyện lớn.”
Lâu nay, giới lãnh đạo Việt Nam vẫn lần khân trong việc công bố những giới hạn của sự kềm chế và nhân nhượng của họ. Sự kiện Trung Quốc xây dựng các hòn đảo nhân tạo buộc họ phải suy nghĩ đến những điều đó. Hoặc, nếu họ vẫn có ảo tưởng về lòng tốt của người bạn láng giềng cùng theo chủ nghĩa xã hội thì họ sẽ thức tỉnh và quay lại lo toan cho chủ quyền và tương lai của đất nước.
Tôi cho những sự kiện vừa xảy ra là một điều “may mắn” và chúng ta cần “cám ơn” Trung Quốc là vì thế.
Blog Nguyễn Hưng Quốc (VOA)
Nói như là thiệt, cứ nằm ngủ có gì phải lo?
Cái tựa bài thật là phản cảm. Chỉ đọc cái tựa đã thấy mệt mỏi. Hóa ra công cuộc đấu tranh vẫn còn nhiều khó khăn bởi chính chúng ta không nhận diện ai là những kẻ thù của đất nước và dân tộc. Cái tựa là một lời cổ động nguy hiểm, nó hạ giảm tinh thần yêu nước chống quân xâm lược phương bắc của toàn dân, nó nghe như lời kêu gọi toàn dân hãy biết ơn giặc thay cho căm thù. Vậy dân tộc VN phải trả ơn bằng cái gì đây để khỏi mất nước thưa ông Quốc?
nv
Thưa ông Nguyễn Hưng Quốc, tôi tán thành với phần lớn những suy nghĩ của ông. Có một điểm tôi không đồng ý là việc giới lãnh đạo đương thời CSVN sẽ thức tỉnh qua những việc làm của Trung Cộng. Tôi cho rẳng họ đã và đang hoàn toàn tỉnh táo qua cách hành xử bấy lâu nay trong việc đối phó với Trung Công, đàn áp, bịt miệng người dân. Họ thừa thông minh để hiểu rằng “theo Tàu là mất nước” ,nhưng họ không thể theo Tây Phương để mất đảng, mất quyền, mất lợi và có khi mất luôn cái chỗ đội nón ! Tất cả những người trong ban chấp hành TƯ đều có nhiều, rất nhiều, thứ để mất. Bởi vậy nên họ không dám chấp nhận rủi ro. Và, cứ cho rằng có những người còn lương tâm trong hàng ngũ chóp bu (dù tôi rất nghi ngờ) thì những kẻ ấy liệu có dám hó hé không ? Tôi nghĩ rằng nếu có ai đó trong hàng ngũ chóp bu bày tỏ lập trường trái với ý của đảng, kẻ ấy sẽ “đột tử” trong một thời gian rất ngắn sau đó (dễ quá mà, thưa ông), và cái chết của họ sẽ bị cho chìm luôn. Ai sẽ dám làm người kế tiếp nói trái ý đảng?
Chiến tranh Tq vs My và đồng minh chắc chắn sẽ xảy ra.lúc đó Tàu sẽ được chia làm 5,6 mảnh, nếu VN theo Mỹ, VN hy vọng sẽ có một phần. Lúc đó chính quyền VN, hẳn là không còn CS, sẽ lấy lại Hoàng Sa Trường Sa và những gì đã mất rất dễ dàng. Tàu cứ xây đảo nhân tạo nhiều nữa vào, lúc đó ta hưởng lợi….
Ông NHQ nói VN biết ơn TQ là một cách nói ví von, các bạn đừng nóng vôi mà “ném đá” ông ta.
Tôi khuyên ông NHQ khi viết cho người VN trong nước đọc thì ông nên cẩn trọng một chút. Đôi khi ông múa bút thái quá, như bài ông viết trước đây Ông bảo ông không chống Cộng mà ông chỉ chống độc tài.Đó là bài viết tệ nhất của ông mà tôi đã đọc.
TÀU VÀ VIỆT
Tàu làm gì thấy Việt cũng làm thinh
Ấy mới lạ không tin mình lớ ngớ
Hoàng Sa chiếm lâu rồi không lối gở
Ngâm tôm hoài để sóng biển nhận chìm
Đến bây giờ nó lấn tận Trường Sa
Đảo nhân tạo cứ dần dần xây tới
Một nguy cơ rõ ràng không mong đợi
Giặc vào sân mà vẫn thấy im re
Quả ôi thôi tựa vây khổn tứ bề
Chỉ đánh trống tùng tùng trong giây phút
Dân thì chỉ thảy đều toàn trơ mắt
Miệng im thôi chỉ còn chút tai nghe
Quả than ôi sự thế thật não nề
Mua vũ khí hệt giơ tay dọa khỉ
Chỉ năn nỉ vẫn tin tình đồng chí
Đúng sa cơ thành chẳng biết về đâu
Dẫu ngàn năm lịch sử quả dãi dầu
Nhưng chưa thấy khi nào nguy thế đó
Giống hòn đảo đứng trơ ngoài biển cả
Toàn khi khu nào thể thốt ra lời
BIỂN NGÀN
(11/6/15)
Đọc xong bài xả luận khờ khạo cũa Tiến sỉ thân Cộng Nguyễn hưng Quốc (Úc Châu), tôi đi đến một kết luận đây là một loại Tiến sỉ bò ăn cỏ nước ngoài chỉ khá hơn Tiến sỉ bò ăn cỏ trong nước một chút.
Chung cuộc, thì bò vẩn ngu như bò.
Nghe rỏ không NHQ ?
…..Tui đọc bài viết tác-giả viết……mà tui ngã ngửa……đủ biết bọn CSVN với đám dư-luận viên vẩn còn làm chủ tuyên truyền??!!!!!______Tác-giả phải viết là cám ơn Mỹ thì đúng hơn,thật vậy,ở VN mà ai đó gánh,gánh bún cá ra hẻm bán……chỉ nội vài ngày là chính-quyền địa phương biết liền và kiếm ăn liền…….Còn đằng này thằng tàu-cộng xây đảo nhân-tạo….to hơn gấp một triệu lần cái gánh bún cá của bà rổi….Thì tại sao lãnh đạo CSVN không biết??? Họ biết nhưng họ làm ngơ,họ bán nước chứ sao không biết!!!!!!________hội nghị thành đô họ bán nước từ từ……..Chỉ khi Mỹ phát hiện la làng lên thì CSVN mới làm bộ la làng theo cho dân không chửi….Ở VN thằng con nít còn cởi truồng chạy ngoài đường còn biết CSVN bán nước cho tàu-cộng………Giờ CSVN cũng làm bộ mua vũ khí,nhưng thay vì mua 18 triệu đôla họ tham nhũng chia nhau 8 triệu đôla,hay 10 triệu,họ chỉ mua 8 triệu thôi….mua về làm gì,để đó lấy le….cho dân đen ko chửi…..____Chứ ra biển đông tàu tàu-cộng xịt nước vòi rộng…..tàu việt-cộng bỏ chạy…….họ có đánh có bắn gì đâu,vì giử hòa-hiếu,hòa hiếu gì họ bán nước rồi hòa hiếu gì nữa……____Việt-cộng làm bộ mua vũ khí để tham nhũng,chứ không phải mua về bắn,bắn ai?họ có dám bắn tàu-cộng đâu,bắn vô tàu-cộng rồi ai chống lưng cho họ…….!!!!!____ Nếu tàu-cộng bị Mỹ đánh tan thương thì sao???…..việt-cộng có thể bỏ tàu-cộng quay sang bợ đít..Nga??!!!! Vì Nga sẽ giúp Việt-cộng độc tài độc quyền cai trị dân việt tiếp……dể hiểu quá.Mỹ, phải cám ơn Mỹ vì Mỹ khui ra bộ mặt ăn cướp cũa tàu-cộng,và dân đen Việt,sẽ moi ra là việt-cộng đã bán nước bán biển,rồi làm bộ làm ngơ…hay la làng theo Mỹ kiểu lấy có………hai thằng tàu-cộng và việt-cộng đang diển trò……dể hiểu quá….nay kính.