WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhật Tuấn còn mãi trong tôi

Tác giả Phạm Đình Trọng (bên phải) và nah2 văn Nhật Tuấn

Tác giả Phạm Đình Trọng (bên phải) và nah2 văn Nhật Tuấn

Truyện đầu tiên của Nhật Tuấn tôi đọc là truyện ngắn “Trang 17” đăng trên báo Văn Nghệ hội Nhà Văn Việt Nam hồi cuối những năm 70 thế kỉ trước. Từ đó cái tên Nhật Tuấn đọng lại bền vững trong trí nhớ, trong tình cảm của tôi.

Tôi không nhớ lần đầu gặp Nhật Tuấn ở đâu, khi nào nhưng tôi vẫn nhớ cuốc điện thoại có lẽ là đầu tiên Nhật Tuấn gọi cho tôi. Gần trưa, tôi đang đi xe máy trên đường Cách Mạng Tháng Tám, quận Tân Bình (đoạn đường Cách Mạng Tháng Tám này về sau đổi tên là đường Trường Chinh) thì điện thoại réo nhạc. Nhật Tuấn gọi tôi đến nhậu với anh. Tôi hỏi có chuyện gì vậy. Nhật Tuấn bảo: Tôi vừa đọc Nỗi Ngán Ngẩm Thường Ngày của ông. Được lắm! Dạo đó Nhật Tuấn còn ở cuối đường Nguyễn Kiệm, quận Gò Vấp. Từ chỗ tôi tới đó chưa đến 30 phút chạy xe máy nhưng tôi không tới được.

Đó là cuối năm 2009, giới trí thức thức tỉnh đang vô cùng lo lắng cho vận mệnh đất nước khi đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam cho Tàu Cộng vào khai thác bô xít ở Tây Nguyên, biến một vùng đất Tây Nguyên hiềm yếu thành lãnh địa riêng của Tàu Cộng. Từ nỗi lo lắng đó, trang mạng boxitevn.net vừa ra đời. Bài Nỗi Ngán Ngẩm Thường Ngày tôi mới gửi email tối hôm trước cho giáo sư Nguyễn Huệ Chi, người khai sinh và đang còn phải làm cả việc biên tập bài cho trang boxitevn.net. Qua cuộc điện thoại của Nhật Tuấn tôi mới biết bài của tôi đã được đăng và biết được sự  đón nhận của người đọc.

Mãi mấy năm sau tôi mới có bữa nhậu với Nhật Tuấn ở căn nhà cô đơn núp dưới bóng cây giữa bát ngát màu xanh những lô cao su non trên triền đất đỏ Tân Hưng, Tân Uyên, Bình Dương. Nhà văn Phạm Thành từ Hà Nội vào Sài Gòn rủ tôi đi thăm Nhật Tuấn. Chiếc ô tô bảy ghế do em họ Phạm Thành lái đang ngập ngừng dò đường giữa những lô cao su bạt ngàn thì Nhật Tuấn đi chiếc xe máy màu trắng ra đón.

Lá rụng rải đầy mảnh sân. Lá khô phủ dày đáy bể bơi nhỏ kiệt nước trong sân. Hoa giấy nở rực trước nhà. Trong nhà khá đủ tiện nghi. Đồ nấu nướng đã chuẩn bị sẵn. Bạn văn cả nước, bạn văn từ nước ngoài đến Sài Gòn thường đều tìm đến thăm Nhật Tuấn nên Nhật Tuấn đã quá thuần thục với thao tác làm bữa ăn tiếp khách. Buổi trưa nắng gắt, van nước được mở ra cho những tia nước từ dàn ống phun nước xuống mái tôn. Chúng tôi cụng li dưới mái tôn đầu nhà được những tia nước làm mát như vậy. Nhật Tuấn trách tôi: Ông ở ngay Sài Gòn mà hôm nay mới đến đây. Tôi bảo: Hôm nay Phạm Thành phải về ngay nhưng thế nào tôi cũng có đêm ngủ lại đây với anh.

Đại hội IX hội Nhà Văn Việt Nam họp vào giữa tháng bảy năm 2015 ở Hà Nội. Cuối tháng sáu, trên facebook, Nhật Tuấn đều đặn đưa ảnh chụp những nơi anh dừng chân trên hành trình hướng ra Bắc. Ngày 29 tháng sáu, Nhật Tuấn đưa ảnh anh chụp ở Nha Trang. Tôi liền comment chọc anh: Nhà văn “Đi Về Nơi Hoang Dã” rời miền hoang dã trên đường về kinh dự đại hội nhà văn của đảng, ứng cử vào ban chấp hành hội Nhà Văn tiêu tiền của dân viết nịnh đảng. Không ngờ Nhật Tuấn giận dữ nổi xung: Ông Trọng ơi, ông giỡn chơi hay thật vậy? Tại sao gắp lửa bỏ tay người vậy? Tôi về dự đại hội hồi nào? Tôi viết nịnh đảng ở đâu? Ông thử nói coi.

Đó, con người Nhật Tuấn đó.

Nhật Tuấn vào hội Nhà Văn Việt Nam từ năm 1978 nhưng trước sự đánh mất những giá trị văn hóa của hội Nhà Văn Việt Nam, Nhật Tuấn đã xa lánh, không bén mảng đến mấy đại hội gần đây của hội Nhà Văn Việt Nam.

Nhật Tuấn có mặt trong cuộc đời từ ngày 7 tháng chín năm 1942. Cuộc đời ngày càng đảo điên, mọi giá trị đảo lộn. Những giá trị làm người cũng không được nhìn nhận, không còn có trong cuộc đời. Có phải vì thế mà ngày 6 tháng mười năm 2015, Nhật Tuấn lại đột ngột, lặng lẽ xa lánh luôn cả cõi đời!

Nhật Tuấn không còn trong cõi đời nhưng Nhật Tuấn còn mãi trong tôi. Nhật Tuấn còn mãi trong văn chương Việt Nam, còn mãi trong lịch sử văn học Việt Nam.

© Phạm Đình Trọng

© Đàn Chim Việt

 

10 Phản hồi cho “Nhật Tuấn còn mãi trong tôi”

  1. SÓNG NGÀN says:

    NHẬT TUẤN

    Bây giờ Nhật Tuấn chết rồi
    Cùng theo Xuân Sách như hồi xa xưa
    Về miền hoang dã nắng mưa
    Chân dung để lại một trời nhà văn

    Quả toàn những thứ lèng èng
    Cuộc đời meo mốc thấp hèn thế kia
    Ai gây cái ác đời này
    Nhà văn thành đám bầy nhầy mà kinh

    Con người đâu có tội tình
    Cái ngu cái dốt quả tình hơn ai
    Đày hơn con chó quả tài
    Gần non thế kỷ bạc tình bao nhêu

    Văn chương đất Bắc tiêu điều
    Khác nào đống rác lửa thiêu vậy mà
    Trăm năm nhìn lại xót xa
    Văn chương lỗ hổng chỉ là số không

    NGÀN KHƠI
    (09/11/15)

  2. Nhà thơ Nguyễn Bính, tham gia cách mạng từ 1947, về Hà nội năm 1954, làm báo tư nhân Trăm hoa từ năm 1956. Thời đó, báo của Nguyễn Bính là cái gai đối với các nhà lãnh đạo văn nghệ. Ông “cả gan” chê thơ Tố Hữu và Xuân Diệu :”Vì những sai lầm nghiêm trọng, cần phải xét lại toàn bộ giải thưởng văn học 1954-1955; đề nghị đưa tập thơ Việt Bắc xuống giải nhì. Loại tập thơ Ngôi sao và một số quyển không xứng đáng.”. Táo tợn hơn nữa, Trăm Hoa còn “đề nghị bỏ lệ khai báo trong chính sách quản lý hộ khẩu”. Tất nhiên chỉ ra được vài số Trăm Hoa “chết yểu” tuy không xơi đòn nặng như Nhân Văn Giai phẩm nhưng Nguyễn Bính cũng phải rời Hà Nội về Nam định làm anh nhân viên ngoài biên chế dưới sự “quản lý chặt chẽ ” của Trưởng ty văn hóa, nhà văn Chu Văn. Trong thơ chân dung về nhà thơ tình số 1 VN này , Xuân Sách điểm có hai tác phẩm tiêu biểu Lỡ Bước Sang Ngang (1940), Giếng Thơi (1957) nhưng vẫn không quên “sự kiện báo Trăm Hoa” với tình cảm xót xa :
    “Hai lần “lỡ bước sang ngang “
    Thương con bướm đậu trên dàn mồng tơi
    Trăm hoa thân rã cánh rời
    Thôi đành lấy đáy “giếng thơi” làm mồ.

    Nhà thơ Tú Mỡ trước cách mạng đã từng “ngang ngạnh” trong “dòng nước ngược” :
    “ Dứt cái mề đay quẳng xuống sông
    Thôi thôi tôi cũng “méc-xì” ông…”
    Vậy nhưng từ ngày theo kháng chiến thì “Tú mỡ” đã thành “Tú tóp” :
    “ Một nắm xương khô cũng gọi mỡ
    Quanh năm múa bút để mua vui
    Tưởng cụ vẫn bơi dòng nước ngược
    Nào ngờ trở gió lại trôi xuôi.”

    Nhà thơ Quang Dũng tác giả “Tây tiến”- một trong số ít bài thơ hay nhất thế kỷ, năm 1957 phải đi chỉnh huấn trong vụ Nhân Văn Giai phẩm , từ đó ông sống rất nghèo ,lặng lẽ trong cương vị biên tập báo Văn Nghệ và sau là NXB Văn Học. Năm 1978, tôi cùng ăn với ông tại nhà ăn tập thể NXB Văn học, Quang Dũng cao to nên ăn rất khỏe lâu lâu lại thấy ông đứng lên đi xin thêm cơm. Bà Gái cấp dưỡng lúc đầu còn cho thêm cơm, sau chỉ cho … miếng cháy. Xuân Sách viết chân dung ông với lời lẽ xót thương và mến phục :
    ““Sông Mã xa rồi tây tiến ơi…”
    Về làm xiếc khỉ với đời thôi
    Nhà đồi một nóc chênh vênh lắm
    Sống tạm cho qua một kiếp người.
    “Áo sờn thay chiếu anh về đất”
    Mây đầu ô trắng, Ba Vì xanh
    Gửi hồn theo mộng về tây tiến
    Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

    Nữ thi sĩ Anh Thơ (1921), được giải thưởng của Tự Lực Văn đoàn năm 1939 khi mới 18 tuổi, tác giả tập “ Bức tranh quê” (1941) . Đi cách mạng năm 1945 trở thành cán bộ phụ nữa và làm thơ cách mạng, đại loại như :
    CON ĐÃ VỀ NƠI BÁC Ở NGÀY XƯA
    Bác về, mời cụ “Các Mác’’ về, trên núi đá
    Trong cả lòng hang, Bác tạc tượng người.
    Như tạc niềm tin cho con cháu đời đời
    Từ thẳm rừng sâu ngời lên chủ nghĩa.

    Bởi thế, Xuân Sách có vẻ tiếc cho bà :
    “Ấy bức tranh quê đẹp một thời
    Má hồng đến quá nửa pha phôi
    Bên sông vải chín mùa tu hú
    Khắc khoải kêu chi suốt một đời.

    Nhà văn Vũ Trọng Phụng, tiểu thuyết gia vào loại hàng đầu ở Việt Nam nhưng số phận tác phẩm của ông thật bi thảm. Năm 1957, ông Trương Tửu và Trần Thiếu Bảo (nhà in Minh Đức) tổ chức giỗ Vũ Trọng Phụng và tái bản “Số đỏ”. Có kẻ ỏn thót với Ủy viên Bộ chính trị Hoàng Văn Hoan là Vũ Trọng Phụng viết bài nói xấu ông ký ga , không may bố ông “lãnh đạo cao cấp” này lại cũng làm nghề đó. Thế là một chiến dịch triệt hạ Vũ Trọng Phụng được phát động. Ông bị quy là đệ tử của Freud, rồi ai đó moi trong thư viện ra bài báo của ông “Nhân sự chia rẽ giữa đệ tứ và đệ tam quốc tế, ta thử ngó lại cuộc cách mệnh cộng sản ở Nga từ lúc khỏi thủy cho đến ngày nay” in trên Đông Dương tạp chí số ra ngày 25/9/ 1937, ông bị quy là phần tử Trotskít. Từ đó Vũ Trọng Phụng coi như bị “khai trừ” khỏi văn đàn. Sau này khi tôi về NXB Văn Học, ông nhà phê bình văn học , Giám đốc Như Phong rỉ tai tôi :” Trong cuộc họp phê phán Vũ Trọng Phụng ở Thái Hà ấp toàn những nhà văn hàng đầu mà không một thằng nào dám mở mồm bênh Vũ Trọng Phụng lấy một câu…”. Mãi tới thời kỳ đổi mới, ông Lý Hải Châu, GĐ NXB Văn Học mới lần lượt tái bản tác phẩm của Vú Trọng Phụng. Khắc họa chân dung ông, Xuân Sách đầy lòng cảm phục :
    “Đã đi qua một thời Giông tố,
    Qua một thời “cơm thầy cơm cô”
    Còn để lại những thằng “Xuân tóc đỏ”
    Vẫn nghênh ngang cho đến tận bây giờ”
    Nhà văn Nam Cao , cha đẻ của Thị Nở, Chí Phèo, cán bộ cách mạng, từng phụ trách báo Cứu Quốc, hy sinh năm 1951 trên đường công tác thuế nông nghiệp ở khu III.Giả dụ ông còn sống như các nhà văn cùng thời khác , không hiểu có còn đứng vững trên lập trường cách mạng trong cơn “tai biến” “ Nhân Văn Giai Phẩm” như Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài…không ? Xuân Sách viết về ông đầy ưu ái :
    “Em còn đôi mắt ngây thơ
    Sống mòn mà vẫn đợi chờ tương lai
    Thương cho thị Nở ngày nay
    Kiếm không đủ rượu làm say Chí Phèo!”

    Nhà thơ, kịch tác gia Thế Lữ , tác giả của “Mấy vần thơ” (1935) trong có những bài nổi tiếng : Nhớ rừng, Tiếng trúc tuyệt vời, Tiếng sáo Thiên Thai, Vẻ đẹp thoáng qua, Bên sông đưa khách, Cây đàn muôn điệu và Giây phút chạnh lòng. Năm 1936, hoạt động kịch với Ban kịch Tinh Hoa, ban kịch Thế Lữ . Sau năm 1947, ông tham gia kháng chiến, năm 1957 được bầu làm Chủ tịch Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, hầu như không viết gì .
    Xuân Sách tiếc cho ông đã quá sớm “về vườn bách thú”:
    “ Với tiếng sáo Thiên Thai dìu dặt
    Mở ra dòng thơ mới cho đời
    Bỏ rừng già về vườn bách thú
    Con hổ buồn lặng lẽ trút tàn hơi “

    Nhà văn Bùi Hiển, nổi tiếng với truyện ngắn “Nằm vạ “ (1940), nhưng sau đó tham gia cách mạng quá sớm, không viết được gì nhiều, nổi bật là tập “Trong gió cát”. Năm 1958, ông viết truyện ngắn “Ngày công đầu tiên của cu Tí” để cổ vũ cho phong trào hợp tác xã. Truyện ngắn này được sử dụng trong giáo trình văn học phổ thông tại miền Bắc và cả nước Việt Nam trong nhiều năm. Những năm 1945-1960 ông là Chủ tịch Hội văn nghệ Nghệ An, sau đó suốt trong nhiều năm , ông công tác trong Hội nhà văn VN.Xuân Sách giễu cợt :
    “ Sinh ra “ trong gió cát”
    Đất Nghệ An khô cằn
    Bao nhiêu năm “nằm vạ”
    Trước cửa hội Nhà văn”

    Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng tham gia cách mạng từ năm 1930, đại biểu quốc hội khóa 1, người sống mãi với…Hội nhà văn, sau cách mạng viết tiểu thuyết “Truyện anh Lục”,“Bốn năm sau”, “Sống mãi với Thủ đô” , vở kịch “ Lũy Hoa”…Xuân Sách khắc họa chân dung ông :
    “ Anh chẳng còn “sống mãi
    Với Thủ đô” Lũy hoa
    Để Những người ở lại
    Bốn năm sau khóc òa…”

    Trong các nhà văn “tiền chiến” đi theo cách mạng, người bị Xuân Sách “giễu cợt nhất” có lẽ là nhà văn Kim Lân. Trước cách mạng, từ năm 1941, Kim Lân đã nổi tiếng về truyện ngắn “vợ nhặt”. Ông viết không nhiều, sau cách mạng ông viết “Làng” về nông thôn Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp, truy nhiên, hai truyện “Ông lão hàng xóm” (1955) và “Con chó xấu xí” (1962) bị phê phán phi hiện thực xã hội chủ nghĩa .
    “Nên danh nên giá ở làng
    Chết vì ông lão bên hàng xóm kia
    Làm thân con chó xá gì
    Phận đành xấu xí cũng vì miếng ăn.”

    Trong 100 chân dung của Xuân Sách, có một trường hợp đặc biệt, đó là nhà thơ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, đã mất từ 1939, quá xa trước cách mạng. Trong “Thi nhân Việt Nam” Hoài Thanh và Hoài Chân đã cung kính đặt Tản Đà lên ngồi ghế “chủ suý” của hội tao đàn, một người mở lối cho thi ca Việt Nam bước vào giai đoạn mới.Nhà văn Nguyễn Tuân cũng ca ngợi :” Trong chốn Tao Đàn, Tản Đà xứng đáng ngôi chủ suý, trong Hội tài tình, Tản Đà xứng đáng ngôi hội chủ mà làng văn làng báo xứ này, ai dám ngồi chung một chiếu với Tản Đà? ”
    Và Xuân Sách cung kính viết về cụ :
    “Văn chương thuở ấy như bèo
    Thương cụ gồng gánh trèo leo tận trời
    Giấc mộng lớn đã bốc hơi
    Giấc mộng con suốt một đời bơ vơ
    Ước chi cụ sống tới giờ
    Chợ trời nhan nhản tha hồ bán văn…”

    Nhà văn Bùi Huy Phồn tức Đồ Phồn thuộc lớp tiền chiến, năm 1941 đã viết tiểu thuyết trào phúng “Một chuỗi cười”, năm 1946 cũng tiểu thuyết trào phúng “Khao”, năm 1961 ông viết tiểu thuyết “phất” hưởng ứng phong trào cải tạo tư doanh ở Hànội . Ông thuộc hàng quan chức văn hóa văn nghệ , từng làm Giám đốc nhà xuất bản Văn học (1958-1962), ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam khóa II (1962-1972), đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội các khóa 4, 5 và 6, ủy viên thường trực Hội văn học nghệ thuật Hà Nội. Trong vụ Nhân Văn Giai phẩm ông viết bài “đánh” Trương Tửu rất nặng . Xuân Sách viết chân dung ông không lấy gì làm ưu ái khi gọi trệch “đồ phồn” thành “đồ phấn”, “đồ vôi” :
    “ Phất rồi ông mới ăn khao
    Thơ ngang chạy dọc bán rao một thời
    Ông đồ phấn, ông đồ vôi
    Bao giờ xé xác cho tôi ăn mừng …:

    Trong thế hệ kháng chiến chống Pháp , nhà văn Nguyễn Khải là người có khối lượng tác phẩm đồ sộ nhất. Suốt thời trai tráng, hầu như không năm nào Nguyễn Khải không ra tiểu thuyết , tập truyện ngắn mới. Ở Sàigòn, có lần nhà thơ Hoài Vũ bảo tôi :” văn viết có duyên tớ thấy có Nguyễn Khải và cậu…”. Tôi thì không nói, nhưng quả thực Nguyễn Khải viết gì thì viết , người đọc vẫn luôn luôn bị cuốn hút, hấp dẫn. Chính vì vậy tác động tuyên truyền, động viên của tác phẩm Nguyễn Khải rất mạnh , chỉ tiếc,vì chú trọng bám sát chủ trương đường lối của Đảng nên khi chủ trương thay đổi, tác phẩm của ông trở nên xa với hiện thực. Năm 1978-79, NXB Văn Học thực hiện biên soạn Bộ tuyển văn học cách mạng 3 thời kỳ : chống Pháp, xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mỹ. Tôi được giao gặp từng nhà văn để hỏi tác giả muốn chọn những tác phẩm nào. Một buổi sáng tôi tới nhà Nguyễn Khải ở bãi Phúc Xá. Lúc đó ông đang ngồi ở bàn viết, trước mặt là tranh vẽ bìa cuốn “Cha và con và…” sắp ra lò. Nguyễn Khải chọn đi chọn lại trong kho chữ của mình rồi bất chợt ông kêu lên :’ Tung tóe mẹ nó hết rồi Tuấn ơi…”. Ông nhìn tôi thất thần rồi cười khảy :” Nhưng không sao, tao sẽ vót nhọn gươm đâm một cú cuối cùng”. Cái cú đó chắc là tập “ Đi tìm cái tôi đã mất” trước khi ông mất . Xuân Sách chắc cũng hiểu được tâm sự Nguyễn Khải nên ông hạ bút :
    “ Cha và con và…họ hàng và…
    Hết bay mùa thóc lẫn mùa lạc
    Cho nên chiến sĩ thiếu lương ăn
    Họ sống chiến đấu càng khó khăn
    Tháng Ba ở Tây nguyên đỏ lửa
    Tháng Tư lại đi xa hơn nữa
    Đường đi ra đảo đường trong mây
    Những người trở về mấy ai hay
    Xung đột mỗi ngày thêm gay gắt
    Muốn làm cách mạng nhưng lại dát”
    Về cái “dát” của Nguyễn Khải thì Xuân Sách nói đúng. Chính Nguyễn Khải từng tâm sự :” Tớ theo “triết lý con lươn” cứ ngửi thấy mùi hiểm nguy là tớ tiết chất nhờn lủi mất…”
    Nhà văn Nguyễn Thành Long chuyên viết truyện ngắn và ký. Ông rất kỹ lưỡng và thận trọng trong viết lách như ông từng tâm sự :” “Nhưng có lẽ là giời đầy tôi, tôi cứ phải lo nhận xét, ghi chép, và đắn đo ở từng chữ như vậy”. Kỹ lưỡng , đắn đó vậy nhưng rồi cũng không tránh được “vạ bút” hồi năm 1957 với “ Trò chơi nguy hiểm” vào sau này với “Cái gốc” in trên báo Văn Nghệ. Tác phẩm của ông còn lại có “Lặng lẽ Sapa” và “Giữa trong xanh” . Xuân Sách đã khắc họa chân dung ông :
    “ Thao thức năm canh nghĩ chẳng ra
    Trò chơi nguy hiểm đấy thôi mà
    Lửng lơ giữa khoảng trong xanh ấy
    Để mối đùn lên cái gốc già…”

    Nhà văn Đào Vũ cũng thuộc thế hệ chống Pháp. Vào thời kỳ hợp tác hóa nông nghiệp ở miền Bắc, ông hưởng ứng phong trào bằng cả loạt tác phẩm “ Vụ lúa chiêm”, “Cái sân gạch” rất được báo chí hồi đó tung hô.Xuân Sách đã chỉ ra cái cốt cách văn chương của Đào Vũ :
    “ Trời thí cho ông vụ lúa chiêm
    Ông xây sân gạch với xây thềm
    Con đường mòn ấy ông đi mãi
    Lưu lạc lâu rồi mất cả tên…”

    Khi viết chân dung nhà văn Nguyên Ngọc, Xuân Sách chưa được thấy vai trò của ông trong đòi hỏi dân chủ khi ông tham gia biểu tình ở Hà Nội, viết bài trên trang mạng bauxite…Bởi vậy Xuân Sách chỉ nhắc tới “Đất nước đứng lên” tác phẩm nổi tiếng của Nguyên Ngọc và “Mạch nước ngầm” , truyện dài bị nhắc nhở khi Nguyên Ngọc viết ở Quảng Ninh mất cả điểm hai cuốn rất cách mạng “Đất Quảng” và “Rừng Xà nu” :
    “ Mấy lần đất nước đứng lên
    Đứng lâu cũng mỏi cho nên phải nằm
    Hại thay một mạch nước ngầm
    Cuốn trôi đất Quảng lẫn rừng Xà nu…”

    Nhà văn thuộc thế hệ chống Pháp bị “tai nạn nghề nghiệp” nặng nhất có lẽ là Hà Minh Tuân. Ông tham gia hoạt động bí mật ở Hànội từ năm 1943 , chính ủy trung đoàn năm 1950, Giám đốc NXB Văn Học năm 1958. Không may ông viết tiểu thuyết “vào đời” nêu nỗi khổ của những thanh niên “vào đời” phải đi lao động trên công trường, “cái đòn gánh như con rắn quẫy nặng trên vai “ và thế là ông ăn đòn hội chợ của đồng nghiệp , ngay cả báo chí cũng phát động quần chúng nhảy vào đánh đấm . Rốt cuộc ông mất chức Giám đốc NXB Văn học về công tác ở “Vụ cá nước lợ” thuộc Tổng cục hải sản, vài năm sau về làm trợ lý cho ông Như Phong GĐ NXB Văn học .
    Xuân Sách khắc họa chân dung ông :
    “Bốn mươi tuổi mới vào đời
    Ăn đòn hội chợ tơi bời xác xơ
    Giữa hai trận tuyến ngu ngơ
    Trong lòng Hà nội bây giờ ở đâu?”

    Trong những nhà thơ kháng chiến chống Pháp, có những người chỉ có một bài mà được lưu truyền mãi. Đó là nhà thơ Minh Huệ , sinh năm 1927, từng là chủ tịch Hội văn nghệ Nghệ – Tĩnh. Ông làm thơ từ hồi kháng chiến chống Pháp.Đề tài sáng tác chủ yếu của ông là Bác Hồ và cách mạng. Ông làm bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” sau khi được nghe kể lại câu chuyện gặp gỡ giữa Bác và một anh đội viên trong rừng giữa đêm mùa đông năm 1950.
    Xuân Sách viết về ông :
    “Vỡ lòng câu thơ viết
    Mời bác ngủ bác ơi
    Đêm nay bác không ngủ
    Nhà thơ ngủ lâu rồi”

    Nhà thơ Hữu Loan là trường hợp khá đặc biệt trong những nhà thơ chống Pháp. Ông tham gia cách mạng từ rất sớm,năm 1936 trong phong trào Mặt trận Bình dân , năm 1943 giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa huyện Nga Sơn, sau đó phụ trách các ty: Giáo dục, Thông tin, Thương chính và Công chính trong kháng chiến chống Pháp. Năm 1957 tham gia nhóm Nhân Văn Giai phẩm qua các bài viết lên những tiêu cực của các cán bộ tham nhũng, triệt hạ nhau để leo ghế. Sau khi hết thời gian cải tạo, Hữu Loan nhất quyết bỏ Đảng, bỏ cơ quan về quê kiếm sống không muốn dính dáng gì tới Hội nhà văn. Xuân Sách rất mến phục nhân cách của Hữu Loan :
    “ Ôi màu tím hoa sim
    Nhuộm tím cuộc đời dài đến thế
    Cho đến khi tóc bạc da mồi
    Chưa làm được nhà
    Còn bận làm người
    Ngoảnh lại ba mươi năm
    Tím mấy nghìn
    Chiều hoang
    Biền biệt”

    Càng đi sâu vào “chân dung” những nhà văn đã quá cố trong “Chân dung nhà văn” của Xuân Sách tôi càng có cảm giác xót thương của anh chàng Paven Ivannôvits Tsitsikôp rong ruổi khắp nước Nga Sa hoàng trên chiếc xe Britska “mua tên ” những tá điền, những nô lệ đã chết nhưng chủ đất chưa khai báo, chưa xoá tên trong sổ để cầm cố, vay tiền nhà nước trong tiểu thuyết “ những linh hồn chết” của đại văn hào Nga Nikolai Vasilievich Gogol.
    Phải nói ngay, tuyệt nhiên tôi không coi các nhà văn quá cố của ta như “những linh hồn chết” các tá điền thời nước Nga Sa hoàng. Ngược lại tôi cảm phục và cảm thương họ, cho dù đã chết nhưng linh hồn họ vẫn còn sống trong các tác phẩm họ để lại, cả một đời vót nhọn đời sống vào ngòi bút , vào những ảo tưởng mà họ xác tín, hy sinh cả những lạc thú, cả nghĩa vụ với vợ con để làm cái công việc khổ ải là sáng tác văn học để rồi nhiều người “chẳng còn gì”.. Còn nhớ nữ văn sĩ Lê Minh Khuê đã có lần nói với tôi :’ cái bọn nhà văn dù có thế nào xem ra vẫn rất đáng yêu, cứ hí ha hí hửng, tí ta tí tởn thật tội nghiệp…”.

    Tôi muốn dành lòng cảm thương đó cho nhà văn Nguyễn Thế Phương. Ông chính gốc quê Thanh Hóa, xuất hiện và nổi tiếng ngay với “ Đào chèo” viết về một cô đào nương bị tên Chánh tổng hãm hại, sau con gái của cô vẫn nối nghiệp mẹ nhưng là nữ văn công quân đội”. Truyện viết với cảm hứng “phản phong” của thời đó. Tiểu thuyết đầu tay “ Đi bước nữa” của ông cũng nổi tiếng với cái kết đại ý “ không phải chị gái góa này mà cả làng này phải …đi bước nữa…”, tất nhiên là đi lên hợp tác hóa nông nghiệp. Cho dù sống ở giữa Hànội, làm tới Trưởng phòng văn học Việt Nam NXB Văn học nhưng ông sống rất nghèo trong một căn hộ chật chội. Hàng ngày ông uống thứ rượu trắng rẻ tiền người ta vẫn pha phân đạm để tăng độ nặng của rượu và sự nghèo túng cùng với bệnh tật đã làm ông ra đi ở tuổi 59. Nguyễn Thế Phương viết về công giáo trong tiểu thuyết “Nắng” với cái nhìn chân thực , thân thiện với đông bào Thiên chúa giáo hơn nhiều nhà văn cùng thời. Càng về cuối đời ông càng rút ẩn vào chính ông, càng ít bè bạn . Xuân Sách buồn rầu dựng chân dung ông :
    Đi bước nữa rồi đi bước nữa
    Phấn son mưa nắng đã tàn phai
    Cái kiếp đào chèo là vậy đó
    Đêm tàn bến cũ chẳng còn ai.

    Có thể nói trong “chân dung nhà văn”, Xuân Sách đã dành lòng ưu ái và cảm phục hơn cả cho nhà văn Nguyễn Ngọc Tấn tức Nguyễn Thi. Ông là hình ảnh “ chiến sĩ – nhà văn “ xuyên suốt, bền vững, không dao động, suốt hơn 6 năm ở miền Nam , ông đã có mặt hầu hết các chiến trường đồng bằng Nam Bộ vừa làm thơ vừa viết truyện. Ông nổi tiếng với Trăng sáng (truyện ngắn, 1960), Đôi bạn (truyện ngắn, 1962) và đặc biệt với truyện ngắn “Mẹ vắng nhà”, truyện ký “ Người mẹ cầm súng” sau chuyển thể thành kịch bản phim “Chị Út Tịch.”
    “Trăng sáng soi riêng một mặt người
    Chia ly đôi bến cách phương trời
    Ước mơ của đất anh về đất
    Im lặng mà không cứu nổi đời.”

    Ngược với Nguyễn Thi, Xuân Sách dành cho nhà văn Mai Ngữ mấy câu “chân dung” không lấy gì làm ưu ái lắm. Năm 1947 Mai Ngữ đi bộ đội, năm 1954, phóng viên Báo Quân đội nhân dân,sau cùng thành cán bộ Tạp chí Văn nghệ quân đội. Những tác phẩm tiêu biểu của Mai Ngữ: Sông phía trước (1972), Bầu trời và dòng sông (1966), Người lính mặc thường phục (1986), Gió nóng (1984), Thời gian (1992), Người đàn bà trên hạm tàu (1996), Trong tay bọn Angca (1980), Cành đào tàn trên xe rác (1997)… và đặc biệt là Chuyện như đùa (1988) và Lại chuyện như đùa (1990).
    Tưởng chuyện như đùa hoá ra thật
    Biết ông sòng phẳng tự bao giờ
    Cái con thò lò quay sáu mặt
    Vồ hụt mấy lần ông vẫn trơ

    Một trong các nhà văn kháng chiến chống Pháp bị “tai nạn nghề nghiệp” nặng nhất phải kể đến nhà văn Phù Thăng, tên thật là Nguyễn Trọng Phu, từng là chiến sĩ trinh sát Trung đoàn 42, rồi làm phóng viên báo Quân Giải Phóng. Năm 1961, Phù Thăng viết tiểu thuyết Phá vây dầy 500 trang, kể chuyện một tiểu đoàn trinh sát mở trận đánh nghi binh, thu hút lực lượng địch về phía mình, giải vây cho đồng đội. Không may trong sách có đôi câu phát biểu bị coi là “hòa bình chủ nghĩa” khi ông cho rằng dù nhìn ở góc độ nào chiến tranh cũng không phải là điều tốt đẹp, còn có chi tiết một chị cán bộ mỗi lần công tác qua bốt tề đều phải hiến thân cho thằng trưởng bốt kiến chị phải luôn uống thuốc ngừa thai..…Thế là cuốn sách bị đập tơi bời, tác giả của nó phải chuyển về xưởng phim, sau đó thì về quê đi cày. Mấy năm sau, nghe nói Phù Thăng viết truyện cực ngắn có tên “ Hạt thóc” kể về một gã tâm thần, từng là nhà văn, rồi chẳng biết do ngộ chữ sao đó, gã đâm ra lẩn thẩn, cứ nghĩ mình là hạt thóc hễ trông thấy gà qué ở đâu là co cẳng chạy.
    Theo phongdiep.net, khi nghe tin “Chân dung nhà văn “ ra đời, Phù Thăng lo cho Xuân Sách,đã gửi thư cho ông :
    ”Mình chưa được đọc nó,nên không biết phải nghĩ thế nào trước dư luận khen chê hiện nay (có khi bản thân ông thì cũng cóc cần các thứ dư luận ấy),nhưng vì tôi là bạn từ thuở hàn vi,đã cùng ông trải bao điều cay đắng nên không thể “mũ ni che tai” được.Tôi thực sự lo ngại cho những ngày còn lại trên cuộc đời bão giông trong lúc lưng ông đã còng,chân ông đã mỏi,mà tôi không biết phải làm gì cho bạn trong hòan cảnh “ốc còn chưa mang nổi mình ốc”.
    Và Xuân Sách trả lời :
    “Từ khi cái “của quí” của tôi ra đời ,tôi đã nhận được nhiều thư từ ,nhiều bạn cũ bạn mới đến thăm ,nhiều cuộc gặp gỡ nhưng khi nhận thư ông tôi thực sự xúc động.Nói cho cùng đời vẫn đáng sống ông ạ.Dĩ nhiên so với ông tôi có khấm khá hơn, điều đó làm tôi càng thương ông
    Và Xuân Sách thương Phù Thăng qua “chân dung” :
    “Chuyện kể cho người mẹ nghe
    Biển lửa bốc cháy bốn bề tan hoang
    Đứa con nuôi của trung đoàn
    Phá vây xong lại chết mòn trong vây.”

    Một nhà văn quân đội khác, nhà văn Vũ Bão cũng ăn đòn phải bỏ Hà Nội chạy về Hà Nam . Đó là nhà văn Vũ Bão , năm 1947 làm quân báo, năm 1950 làm cán bộ Khu đoàn thanh niên Liên khu III. Ông chủ trương :” Thở bằng lá phổi của mình, nhìn đời bằng đôi mắt của mình, suy nghĩ về lẽ đời bằng cái đầu của mình, đi bằng đôi chân của mình và không bao giờ viết bằng ngòi bút đã bị bẻ cong.”
    Do vậy, ông viết khá nhiều, năm 1957 tiểu thuyết “Sắp cưới” của ông dính dáng tới cải cách ruộng đất nên bị đánh tơi bời, sau ông chuyển sang viết phim,.
    Sắp cưới bỗng có thằng phá đám
    Nên ông chửi bố chúng mày lên
    Đàu chày đít thớt đâu còn ngán
    Không viết văn thì ông viết phim.

    Nhà văn nữ Nguyễn thị Ngọc Tú xuất hiện sau hòa bình với tiểu thuyết đầu tay “Huệ” (1964) gây tiếng vang lớn, sau đó là các tiểu thuyết: Đất làng (1974); Buổi sáng (1976); Hạt mùa sau (1989); tập truyện Người hậu phương (1966); Những dấu chấm phía chân trời (1983)…Tiểu thuyết “Đất làng” tuy được khen nhưng cũng bị chê là “nền đỏ lấm tấm đen” vì đưa cả cảnh xã viên “làm reo” với Ban chủ nhiệm HTX… Nhiều năm chị là biên tập viên báo Văn Nghệ, quan chức Hội nhà văn như Ủy viên chấp hành, TBT Tác phẩm mới…
    Đất làng vừa một tấc
    Bao nhiêu người đến cày
    Thóc giống còn mấy hạt
    Đợi mùa sau sẽ hay

    Nhà văn quân đội nữ Nguyễn Thị Như Trang, hàm đại tá, biên tập viên báo Văn Nghệ quân đội , viết nhiều nhưng chẳng đọng lại được bao nhiêu : Màu tím hoa mua , Ở thành phố bờ biển, Câu chuyện ở cửa rừng , Hoa cỏ đắng …đều là truyện ngắn. Nổi bật là tiểu thuyết “ Khoảng sáng trong rừng (1979):

    Nhá nhem khoảng sáng trong rừng
    Để cho cuộc thế xoay vần hơn thua
    Xác xơ mầu tím hoa mua
    Lửa chân sóng báo mây mưa suốt ngày.

    Nữ thi sĩ Xuân Quỳnh, ngày xưa, chẳng hiểu vì sao , giới cầm bút lại gỉ tai nhau :“….Ngọc Tú,….Xuân Quỳnh. “. Bà nguyên là diễn viên múa, sau chuyển sang làm thơ, hay nhất là thơ tình với những bài nổi tiếng : Thuyền và biển, Sóng, Hoa cỏ may, Tự hát, Nói cùng anh…ngoài ra còn có :”Tơ tằm – chồi biếc”,”Hoa dọc chiến hào”, “Gió Lào, cát trắng “,”Lời ru trên mặt đất”,”Sân ga chiều em đi “…Bà là vợ nhà văn Lưu Quang Vũ, cả hai tử nạn trong một tai nạn xe hơi gây nghi vấn trong dư luận. Không hiểu sao Xuân Sách nói bà “trồng cây táo” ra “ cây bạch đàn”, chắc là chuyện riêng tư không dính đến tên tác phẩm.
    “Mải hái hoa dọc chiến hào
    Bỏ quên chồi biếc lúc nào không hay
    Thói quen cũng lạ lùng thay
    Trồng cây táo lại mọc cây bạch đàn”

    Trong các nhà văn nữ, có hai người đặc biệt nổi tiếng cả trong lẫn ngoài nước và không phải chỉ do văn chương. Đó là Dương Thu Hương và Phạm thị Hoài. Sang thời đổi mới, nước ta “âm thịnh dương suy” sao đó thấy nổi lên toàn các bậc quần thoa ?
    Sau khi viết được một số truyện ngắn và một vài tiểu thuyết , Dương Thu Hương có xu hướng thiên về chính trị . Bà thường tuyên bố :” tôi dùng văn chương để làm chính trị “. Tôi và Dương Thu Hương là chỗ quen biết “mày tao”. Khoảng năm 1990,Hương bay vào Sàigon ở tại Chi nhánh nhà NXB Phụ Nữ gần dinh Thống Nhất và gọi tôi tới gấp.
    Tôi kéo Hương ra ngồi vườn hoa trước cửa dinh nghe cô nói về đổi mới, về dân chủ tập trung, về vai trò nhà văn… Tôi cười hề hề :
    ” Chịu thôi, tao ghét “chính chị”, tao chỉ thích “chính em” thôi . “
    Hương đấm tôi, chửi toáng :
    ” Tổ sư thằng béo, nhát như thỏ đế…”.
    Nói vậy nhưng những ngày sau tôi vẫn chở Hương đi khắp Sàigon gặp gỡ “chiến hữu”, diễn thuyết tại CLB trí thức ở 43 Nguyễn Thông…
    Có lần, vào buổi tối, tôi chở Hương chạy qua phố Lê Quý Đôn, hồi đó “chị em ta” đứng đầy vỉa hè dưới ánh đèn đường . Lúc chạy ngang, có em gái nhận ra tôi , gọi ơi ới :
    ” Anh Tuấn ơi…chở vợ đi đâu đấy ?”.
    Đám chị em cười ầm ĩ làm Hương chửi tôi té tát, đấm vào lưng thùm thụp. Ra Hà Nội, có lần tôi chở Hương tới tạp chí Văn Nghệ Quân Đội ở phố Lý Nam Đế gặp nhà văn Nguyễn Khải mới Sàigòn ra. Ba anh em chuyện trò rôm rả lắm. Tôi khoe với Nguyễn Khải :
    ” Con Hương nó mới ra tiểu thuyết hay lắm”.
    Ông Khải trố mắt :
    ” Thế à ? Cuốn gì thế ?”
    Tôi liếc Hương :
    ” Chuyện tình kể trước lúc…dạng chân”.
    Nói xong tôi ré chân chạy. Ông Khải phá ra cười hô hố làm Hương vừa chửi vừa vác guốc đuổi đánh tôi. Mấy hôm sau, vào gần trưa Hương hẹn tôi, nhà thơ Lê Đạt, nhà phê bình Hoàng Ngọc Hiến tới sân Hội liên hiệp VHNT, 51 Trần Hưng Đạo. Hương bảo mỗi người hãy nói ngắn gọn “ văn xuôi là gì “. Tôi nhớ Lê Đạt và Hoàng Ngọc Hiến nói rất hay , Dương Thu Hương ghi lia lịa. Đến lượt tôi chẳng biết nói gì, bài bây :
    ” Văn xuôi gì cũng chẳng bằng thịt chó. Giờ lên hàng Lược đánh một trận mới thật là văn xuôi.”.
    Dường Thu Hương chửi :
    ” Tổ sư thằng béo, chưa chi đã vòi ăn. Mà thằng này nói có lý …lúc này văn xuôi gì cũng chẳng bằng thịt chó …”.
    Thế là cả bốn anh em thả bộ lên chợ Châu Long đánh một bữa tuý luý. Dương Thu Hương là như thế. Hết lòng với bạn bè.Miệng lưỡi chua ngoa nhưng lòng dạ tử tế, thương người, trọng nghĩa khinh tài. Hồi năm 1979 đánh Tàu, DTH viết truyện ngắn “ Chân dung người hàng xóm” vạch mặt Trung Quốc, được giải nhất báo Văn Nghệ. Hương viết khoẻ và nhiều. Trong các tác phẩm của Hương, tiểu thuyết “Thiên đường mù” theo tôi là hay nhất. Về sau bà thiên về hoạt động chính trị nên các tác phẩm gây tiếng vang phần nhiều là do chính trị.
    Xuân Sách viết về Dương Thu Hương với cảm tình rõ rệt :
    “Tay em cầm bông bần ly
    Bờ cây đỏ thắm làm chi não lòng
    Chuyện tình kể trước lúc rạng đông
    Hoàng hôn ảo vọng vẫn không tới bờ
    Thiên đường thì quá mù mờ
    Vĩ nhân tỉnh lẻ vật vờ bóng ma
    Hành trình thơ ấu đã qua
    Hỡi người hàng xóm còn ta với mình.”

    “ Nữ tướng” văn xuôi thứ hai phải kể đến nhà văn Phạm thị Hoài . Hoài xuất hiện cùng với Nguyễn Huy Thiệp ở báo Văn Nghệ vào thời Tổng biên tập Nguyên Ngọc đổi mới báo . Hồi đó tôi ở Sàigon ra, nhà thơ Dương Tường đưa tôi mấy truyện ngắn của Phạm Hoài Nam (tên mới ra lò của Hoài) dặn :” cậu đọc kỹ và nhận xét coi !”.
    Đọc xong tôi mang trả Dương Tường và chẳng hiểu sao tôi lại phán như ông thày đời :
    ”Con bé này cứ đi theo đường này nhất định là tắc tị…”.
    Mấy năm sau Phạm thị Hoài nổi như cồn với Thiên Sứ, Mê Lộ, Marie Sến…tôi thấy ân hận vì đã nhận xét bộp chộp . Hai chục năm sau nhớ lại thấy bớt áy náy, vì suy cho cùng văn tài nào chẳng tới lúc…tắc tị ?
    Sau này Phạm thị Hoài sang Đức làm Talawas, diễn đàn văn học nghệ thuật bậc nhất, rất có ích cho văn nghệ sĩ cả trong lẫn ngoài nước. Tuy bận rộn Hoài vẫn viết tiểu luận, và vẫn viết hai truyện ngắn xuất sắc :“ Cam Tâm” và “Ám thị”. Có lần về VN, Hoài tìm tới cơ quan tặng tôi cuốn Marie Sến. Tôi treo cuốn này ở ghi đông xe đạp vừa đạp thể dục vừa ngẫm nghĩ về nó, tới lúc quẹo trái, mải nghĩ bị xe máy phía sau tông hắt bắn lên trời cả người lẫn sách, nằm liệt cả tháng , sau cứ nhìn thấy Marie Sến của Hoài lại giật mình thon thót nghĩ tới lúc hút chết.
    Xuân Sách hiểu khá rõ Phạm thị Hoài :
    “ Dẫu chín bỏ làm mười
    hay mười hai cũng mặc
    Chẳng ai dung thiên sứ đất này
    Dụ đồng đội vào trong mê lộ
    Rồi bỏ đi du hí đến năm ngày.

    Cùng lứa với Dương Thu Hương là nhà thơ Ý Nhi. Bà là ái nữ của nhà văn-nhà nghiên cứu – GS Hoàng Châu Ký, quê Quảng Nam, là phu nhân của Giáo sư Nguyễn Lộc, nghiên cứu văn học. Ý Nhi nhiều năm làm biên tập NXB Hội nhà văn, sau đó chuyển vào TP Hồ Chi nhánh là Trưởng Chi nhánh của NXB này .
    Ý Nhi làm nhiều thơ : Nỗi nhớ con đường, Cây trong phố chờ trăng,Người đàn bà ngồi đan,Ngày thường, Mưa tuyết…phần nhiều mang tâm trạng ngổn ngang như chị đã từng viết trong “tiểu dẫn” : “tôi ngại các tiệc vui – nhiều khi tôi khóc vì chính cái khiến mọi người quanh tôi vui sướng – và lại muốn thét lên khi mọi người yên lặng”.
    Trong thơ chân dung về Ý Nhi, Xuân Sách cũng thắc mắc :”Trái tim với nỗi nhớ ai…” khiến “người đàn bà ngồi đan “ phải “sợi dọc thì rối, sợ ngang thì chùng”.
    Ở Hội nhà văn có một bậc cao nhân, thi văn nhạc toàn tài, là người trong mộng của nhiều nữ hội viên . Không biết Xuân Sách có ám chỉ ông này không ? .
    Trái tim với nỗi nhớ ai
    Như cây trong phố đứng hoài chờ trăng
    Như người đàn bà ngồi đan
    Sợi dọc thì rối, sợi ngang thì chùng.

    Bậc “đàn chị” xét về tuổi tác của các nữ sĩ nói trên phải kể tới nhà văn Vũ thị Thường năm nay cũng ngoài 80 , là Chế Lan Viên phu nhân và thân mẫu của nhà văn Phan thị Vàng Anh. Số là vài năm sau khi chia tay với bà vợ đầu Nguyễn Thị Giáo, năm 1958, Chế Lan Viên đi thực tế Thái Bình và gặp cô gái “mầm non văn nghệ “Vũ thị Thường. Được nhà thơ lớn “kèm cặp”, Vũ thị Thường viết truyện ngắn “cái hom giỏ” được giải nhất báo Văn Nghệ, được đưa về công tác ở Hội nhà văn , làm đám cưới với Chế Lan Viên và sau này làm tới Uỷ viên chấp hành Hội. Vũ thị Thường viết thêm được truyện “gánh vác” , “cái lạt” và “vợ chồng ông lão chăn vịt “ rồi thôi.
    Xuân Sách viết về Vũ thị Thường với giọng bông lơn :

    Từ trong hom giỏ chui ra
    Đã toan gánh vác sơn hà chị ơi
    Định đem cái lạt buộc người
    Khổ thay ông lão vịt trời phải chăn

    Nghe đồn trong “dị bản” về Chế Lan Viên, còn hai câu nữa cũng nói về Vũ thị Thường :
    “ Nghĩ Thường gánh vác mà thương
    Lẽ đâu sự nghiệp chỉ bằng cái hom ?”

    Chi tiết này xin dành các nhà nghiên cứu văn học.

    Bậc “đàn chị” xét về tuổi tác của các nữ sĩ nói trên phải kể tới nhà văn Vũ thị Thường năm nay cũng ngoài 80 , là Chế Lan Viên phu nhân và thân mẫu của nhà văn Phan thị Vàng Anh. Số là vài năm sau khi chia tay với bà vợ đầu Nguyễn Thị Giáo, năm 1958, Chế Lan Viên đi thực tế Thái Bình và gặp cô gái “mầm non văn nghệ “Vũ thị Thường. Được nhà thơ lớn “kèm cặp”, Vũ thị Thường viết truyện ngắn “cái hom giỏ” được giải nhất báo Văn Nghệ, được đưa về công tác ở Hội nhà văn , làm đám cưới với Chế Lan Viên và sau này làm tới Uỷ viên chấp hành Hội. Vũ thị Thường viết thêm được truyện “gánh vác” , “cái lạt” và “vợ chồng ông lão chăn vịt “ rồi thôi.
    Xuân Sách viết về Vũ thị Thường với giọng bông lơn :

    Từ trong hom giỏ chui ra
    Đã toan gánh vác sơn hà chị ơi
    Định đem cái lạt buộc người
    Khổ thay ông lão vịt trời phải chăn

    Nghe đồn trong “dị bản” về Chế Lan Viên, còn hai câu nữa cũng nói về Vũ thị Thường :
    “ Nghĩ Thường gánh vác mà thương
    Lẽ đâu sự nghiệp chỉ bằng cái hom ?”

    Chi tiết này xin dành các nhà nghiên cứu văn học.
    Nếu nhà thơ Xuân Sách còn sống, tôi sẽ hỏi sao trong nhóm các nhà văn Nhân Văn Giai phẩm ông “vẽ chân dung” Trần Dần , Hoàng Cầm, Phúng Quán mà không vẽ Lê Đạt, vốn ăn đòn với “Bài thơ ghế đá” “đem bục công an đặt giữa tim người “, Phùng Gia Lộc , người viết phản kháng mạnh nhất trong cả nhóm.
    Xuân Sách đã “quên”, giới phê bình cả trong và ngoài nước cũng chỉ nhất mực tôn vinh, đề cao hết cỡ “thủ lĩnh trong bóng tối “ – nói theo Phạm Thị Hoài – nhà văn , nhà thơ Trần Dần.
    Trang Tiền vệ đã mở hẳn một chuyên mục Trần Dần. Một nhà phê bình trẻ, Như Huy ca ngợi “mùa sạch “:
    “tập thơ Mùa sạch của Trần Dần đã làm một cuộc vượt vũ môn ngoạn mục thoát khỏi chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện đại và cả những cách tân lặt vặt của nghệ thuật Việt Nam để trở nên một tác phẩm nghệ thuật tiên phong nhất, hoàn hảo nhất và trí tuệ bậc nhất của nghệ thuật Việt Nam, thậm chí, tính cả tới thời điểm của những năm tháng này – những năm tháng bắt đầu của thế kỷ 21.”
    Trịnh Bích Thủy phân tích sự hấp dẫn khác thường của “Mùa sạch”:
    “Thơ ông lạ, quá lạ so với sức cảm thụ của lớp trẻ chúng tôi. Dẫu thế ta vẫn cảm giác những con chữ của ông nhẩy nhót, va đập nhau dữ dội tạo nên một thế giới đầy âm thanh và hình khối . Cùng với sức hút của sáng tạo, «Mùa sạch» càng đọc càng trở nên da diết: «Nội thành xuân lập xuân/ Tấp nập nam nữ xuân/ Mưa xuân lợp xợp đường xuân/ Gái xuân bum búp nốt giầy xuân/Hồ bơi xuân thờm thợp thuyền xuân/Ga xuân cập rập tàu xuân/ Vỉa hè xuân ngờm ngợp gió xuân/ Phố phường xuân rờm rợp vai xuân»…Cứ như thế, câu kéo câu, dòng kéo dòng…».
    Để “xác minh” những lời ca ngợi trên , ta thử đọc trích đoạn” Mùa sạch “:
    “Anh vẫn tìm em qua phòng triển lãm sạch
    Qua khu sứ quán sạch
    Qua sớm mai trường Đảng sạch
    Qua Bộ Công nghiệp nặng sạch
    Qua nha khí tượng sạch
    Qua ca ba phân xưởng sạch”
    Cứ như vậy khắp nơi nơi, chỗ nào cũng…sạch , nhất là cả “trường Đảng” với “sứ quán” (chắc sứ quán Trung Quốc) , vậy tập thơ này phải được giải của Bộ tài nguyên và môi trường .
    Thơ Trần Dần được Phạm thị Hoài giải mã :
    ” Ông sẽ giới thiệu một thứ ngôn ngữ khác, một thứ tiếng Việt không chỉ cho lỗ tai mà còn cho con mắt, không trói nghĩa vào chữ, không bôi chữ vào chỗ trống của vô nghĩa.”
    Thơ Trần Dần :
    “em dài man dại
    em dài quên che đậy
    em dài tê tái
    em dài quên cân đối
    em dài bối rối
    em dài vô tội”

    mưa quanh dàn dạt hạt – phố. mây trắng. số nhà đen. hạt đèn thuở nọ.

    Phải chăng, một thời gian dài, Trần Dần dường như bị “cách ly“ khỏi đời sống, chui vào “gara Hội nhà văn “ dịch sách ( “Những người chân đất) cộng với nỗi ám ảnh “đòn vọt” những năm 1957-1960 đã làm ông né xa mọi chuyện “nhạy cảm”, chuyện “thời thế” và chui vào lối thơ “ngôn ngữ khác “ – một thứ “công nghệ Trần Dần” “chọn chữ, tìm chữ, phu chữ” . Chính “công nghệ” này đã mở lối thoát cho nhiều nhà thơ trẻ đội lên đầu “chủ nghĩa duy mỹ” , quẩn quanh chuyện thân xác, phòng the, tình trai gái…tránh cho xa những giắng xé, bức xúc của thời đại.
    Văn xuôi Trần Dần còn được tâng bốc dữ dội hơn. Trong dịp xuất bản cuốn “ Những ngã tư và những cột đèn” do Công ty Nhã Nam , một cơn bão ngôn từ ca ngợi cuốn sách đã nổi lên tại Trung tâm văn hóa Pháp.
    Nhà văn Lê Minh Khuê hăng hái :
    “Với tư cách người viết, tôi kính trọng Trần Dần-một người trọng nghề nghiệp, một người lao động nghiêm khắc. Tôi đọc rất nhiều của ông, nhưng rất ngạc nhiên khi đọc Những ngã tư và những cột đèn. Và tôi nghĩ, nếu cuốn này được dịch tốt sẽ không thua kém tác phẩm tốt nào ở nhiều nơi, vùng đất khác” .
    Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên hân hoan :
    “Cuốn tiểu thuyết ra đời, giới văn học hân hoan, khoái trá. Bởi sau Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, rất lâu mới có một cuốn tiểu thuyết đọc sướng như thế. Những ngã tư và những cột đèn là cuốn viết nội dung, không phải kể nội dung. Đọc rồi, đọc lại tôi vẫn thấy háo hức, hồi hộp xem những gì xảy ra tiếp.’.
    Nhà thơ Dương Tường đại ngôn :”
    “Tôi có lẽ là độc giả đầu tiên của Những ngã tư và những cột đèn. Mỗi khi ông viết xong một chương, tôi được đọc. Ở Việt Nam có ai đáng Nobel, người đó là Trần Dần. Nếu không in được tất cả di cảo của ông, không phải thiệt cho Trần Dần mà thiệt cho văn học nước ta. Đọc Trần Dần, người ta thấy khoái cảm chữ, tiếng. Cuốn tiểu thuyết như bữa tiệc ngôn ngữ. Có nhiều trang, chương như thơ”.
    Nhà văn trẻ Nguyễn Vĩnh Nguyên cũng cao giọng trên báo SGTT :
    “ Xét về nghệ thuật văn bản, đây là một cuốn tiểu thuyết gây sững sờ cho những độc giả có mối quan tâm và hỏi đòi về sự kiếm tìm kỹ thuật. Những thủ pháp như liên văn bản, phân mảnh tự sự, giễu nhại… của phương pháp hậu hiện đại đã được Trần Dần sử dụng nhuần nhuyễn từ rất sớm với một ý thức cao.” .
    Nhà phê bình Lại Nguyên Ân sửng sốt ::
    Tôi hoàn toàn bất ngờ vì cuốn tiểu thuyết này. Vẫn biết sự nghiệp Trần Dần lớn và rất đa dạng, nhưng không thể ngờ ông lại hiện đại đến thế
    Tôi đọc những lời “có cánh” này khi chưa đọc tiểu thuyết của Trần Dần nên cũng bán tin , bán nghi. Thế rồi nhà văn Trần Hoài Dương lúc đó đang còn khỏe mạnh , gọi điện cho tôi :
    ” Ông đọc “Những ngã tư và những cột đèn chưa ? Trời ơi, viết lách như như thế mà “tụi nó” đưa lên mây xanh…”
    Nghe lời Trần Hoài Dương tôi đành bỏ tiền túi ra mua và trân trọng đọc với nỗi lo canh cánh Phạm thị Hoài đã cảnh báo :
    ” Phần lớn tác phẩm của ông, mỗi dòng là mỗi riêng một cõi, càng lúc càng riêng, riêng tới mức cực đoan, riêng tới mức bí hiểm phải giải mã, phải cần đến một từ điển Trần Dần, không có cách nào khác là làm phận bản-thảo-nằm.”.
    Đọc được mới mới non nửa tôi đã muốn ngã bổ chửng . Ôi thôi thôi, nào đâu là “bí hiểm phải giải mã” ,nào đâu “phải cần đến một từ điển Trần Dần”, nào đâu “Những thủ pháp như liên văn bản, phân mảnh tự sự, giễu nhại…” nào đâu “những thủ pháp hậu hiện đại” ?
    Nói cho công bằng, đây là một cuốn truyện dễ đọc vì văn chương câu chữ vẫn nằm trong dòng tiểu thuyết miền Bắc những năm 1960, câu chuyện được kể vẫn “tuần tự nhi tiến”, nói cho sang là vẫn “tuyến tính” , chỗ nào nhảy cóc thời gian thì có giới thiệu ngay đầu giòng, cả nhân vật cũng vậy, từ người này chuyển sang người kia đều có nói rõ. Tuy nhiên cái cao hơn cả là cảm hứng dẫn dắt của cuốn truyện là “bôi xấu “ những người lính chế độ cũ còn kẹt lại và ca ngợi cán bộ khu phố và công an hết lời. Đây là “cảm hứng thời đại” của những năm thời bao cấp “ địch thì xấu thiệt xấu” còn “ta thì tốt thiệt tốt”. Như cô Cốm vợ anh ngụy binh Dưỡng chỉ sau mấy ngày giải phóng – mà tác giả cứ nhắc đi nhắc lại là “ngày tết của dân Hànội “ (he he) đã học theo cái lối cải cách ruộng đất chạy đi tim chị cán bộ khu phố để …tố cáo chồng.
    Mới đây trên trang web của nhà văn Trần Đức Tiến có đang bài viết của Trần Nhã Thụy về cuốn “ Những ngã tư và những cột đèn” này:
    “Nhiều người khen Trần Dần ở cái cuốn này rồi, em không nhắc lại (chỉ muốn nhấn mạnh thêm, hiện giờ những người viết kỹ lưỡng như Trần Dần hầu như đã bị… tuyệt chủng). Nhưng em cũng hơi ngờ anh à. Em ngờ là những bác ấy chưa đọc hết cuốn, mà chỉ đọc 1/2 hay chỉ đọc tới 2/3 là xoa tay, vỗ đùi “tuyệt vời, tuyệt vời”. Nhưng đọc hết thì hóa ra nó không phải vậy.”
    “Hóa ra cái tay Nhọn cằm ấy không phải là “CÁ”, mà là phần tử nguy hiểm từ phía địch nó cài lại, để nó trấn áp tinh thần Dưỡng, để anh chàng dằn di này không còn tâm trí đâu mà nghĩ tới bản danh sách mật (hehe). Hóa ra em Cốm, tưởng khù khờ mà sáng suốt, đùng phát nói ra ngay, tên Nhọn cằm ấy đích thị là địch (mà là địch thật). Hóa ra Tình Bốp cũng là thằng gián điệp cài lại (vậy mà em cứ tưởng, bọn họ ban đầu vốn là những chiến hữu đớp hít rất vô tư, họ chỉ thay hình đổi dạng, đổi tâm đổi tính khi thế cuộc xoay vần, vì sự tồn tại của mình mà trở nên tha hóa…”
    “ Rốt lại, hóa ra đây là cuốn tiểu thuyết ca ngợi mưu trí tuyệt vời của các đồng chí “CÁ” (điều tra dựa trên các giả thuyết và giả thiết – chỗ này vui – chứ không áp đặt kết luận vội vàng). Hóa ra đây là một cuốn trinh thám xịn, vậy mà em cứ tưởng Trần Dần chỉ mượn hình thức truyện trinh thám để nói về “những ngã tư và những cột đèn” trong đời người. Tất nhiên là nó cũng có cái đó, nhưng em thấy nó ngoại đề, và nhiều chỗ “lem nhem mực tím” làm sao ấy.”
    Thực sự tôi không hiểu những người đầy uy tín như Dương Tường, Lê Minh Khuê, Lại Nguyên Ân…ca ngợi “lên mây xanh”một cuốn truyện “ thường thường bậc trung” như vậy để làm gì ? Hy vọng họ không PR cho nhà Nhã Nam để bán sách . Và cũng không hiểu căn cứ vào đâu , ông Phạm Xuân Nguyên dám khẳng định :
    ” Cuốn tiểu thuyết ra đời, giới văn học hân hoan, khoái trá. Bởi sau Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, rất lâu mới có một cuốn tiểu thuyết đọc sướng như thế.”
    Thưa ông Phạm Xuân Nguyên, “giới văn học” cuả ông gồm những ai vậy ?
    Tất nhiên những điều kể trên xảy ra sau khi nhà thơ Xuân Sách đã quá cố nên thơ chân dung viết về Trần Dần chỉ nhắc tới tên những tác phẩm vốn đã quảng bá trong công chúng :
    “Người người lớp lớp
    xông ra trận
    Cờ đỏ
    mưa sa
    suốt dặm dài
    Mở đợt phá khẩu
    tiến lên
    nhất định thắng
    Lô cốt mấy tầng
    đè nát vai
    Dẫu sông núi cỏ cây làm chứng
    Hồn vẫn treo trên
    Vọng hải đài.”

    Trong văn học Việt Nam có hiện tượng rất lạ, ngay các nhà phê bình cũng ít để ý : có đoạn văn xuôi tồn tại trong ký ức người đọc dai dẳng và bền vững chẳng kém gì bài thơ “lưu danh thiên cổ”.

    “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.
    Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
    …..
    Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.”

    Thử hỏi những người độ tuổi “quốc văn giáo khoa thư”, có ai là không bồi hồi nhớ lại đoạn văn thấm đẫm chất nhân văn như đá tạc vào thời gian vào những sáng cuối thu dịp khai trường.
    Không hiểu sao, cứ mỗi lần nhớ lại “Tôi đi học” của nhà thơ Thanh Tịnh,tôi cũng nhớ lại một đoạn văn thuộc lòng từ thủa học trò của nhà văn Pháp Anatole France trong cuốn “ Le livre de mon ami”, :
    La rentrée des classes
    “Je vais vous dire ce que me rappellent, tous les ans, le ciel agité de l’automne, les premiers dîners à la lampe et les feuilles qui jaunissent dans les arbres qui frissonnent ; je vais vous dire ce que je vois quand je traverse le Luxembourg dans les premiers jours d’octobre, alors qu’il est un peu triste et plus beau que jamais ; car c’est le temps où les feuilles tombent une à une sur les blanches épaules des statues. Ce que je vois alors dans ce jardin, c’est un petit bonhomme qui, les mains dans les poches et sa gibecière au dos, s’en va au collège en sautillant comme un moineau. Ma pensée seule le voit ; car ce petit bonhomme est une ombre ; c’est l’ombre du moi que j’étais il y a vingt-cinq ans.”
    Ngày khai trường
    Tôi sắp nói với bạn những gì gợi tôi nhớ lại, hàng năm, trời thu xao động, những bữa ăn chiều đầu tiên dưới ánh đèn,và những chiếc lá vàng đi trong những hàng cây run rẩy ; tôi sắp nói với bạn những gì tôi trông thấy khi đi qua vườn hoa Luxembourg vào những ngày đầu tháng Mười, hơi buồn một chút nhưng đẹp hơn bao giờ hết vì đó là thời gian từng chiếc lá rơi trên vai trắng của những pho tượng . Tôi cũng nhìn thấy trong vườn một chú bé hai tay đút túi ,cặp sách quàng vai tung tẩy tới trường như một con chim nhỏ.Tôi chỉ thấy trong tâm tưởng, bởi chú bé ấy chỉ là một cái bóng, cái bóng của chính tôi hai mươi lăm năm trước…”
    Và câu này mới thật xúc động :
    “C’est le même ciel et la même terre; les choses ont leur âme d’autre fois, leur âme qui m’egaye et m’attriste, et me trouble, lui seul ‘n’est plus…”
    “ Vẫn trời ấy, vẫn đất ấy, vẫn những thứ mang linh hồn ngày xưa, linh hồn làm tôi vui, buồn và bối rối, chỉ riêng chú bé ấy là không còn nữa…”

    Hai nhà văn ở hai phương trời, cùng đục đẽo vào lòng người những dòng văn bất hủ về kỷ niệm một thời trong sáng nhất của đời người :” thời cắp sách đến trường “
    Đầu xuân năm 1947, ông về công tác ở một vùng gần chùa Trầm, Hà Đông. Tại đây ông được nghe bà con kể câu chuyện một anh du kích xã Tây Mỗ lập mẹo đến gần tên lính Pháp gác kho súng đạn, rồi bất thần xông vào vật hắn xuống đất. Hai người cứ thế ôm ghì nhau lăn lộn trên mặt đất. Anh du kích thứ hai vội vàng chạy đến, súng lăm lăm trên tay nhưng không dám nổ súng sợ bắn phải bạn. Anh du kích đang vật nhau với địch liền thét to : “Bắn! Bắn cả hai!” Thế là đoàng! đoàng! – tên giặc bị ăn đạn, nhưng anh du kích cũng bị thương nặng. Câu chuyện giản dị ấy đã làm nhà thơ vô cùng xúc động, muốn kể lại cho nhiều người nghe. Ông mày mò sáng tác thành một chuyện kể bằng văn vần và gọi là độc tấu. Năm 1954, ông phụ trách đoàn xẩm, gồm 23 anh chị em, phần lớn là mắt kém, đi về Bùi Chu Phát Diệm, lấy lời ca tiếng hát phục công tác chống cưỡng ép di cư. Còn nhớ năm 1958, nhà thơ Thanh Tịnh ghé trường Phổ thông công nghiệp ở Hà nội, nơi tôi đang học lớp 9 diễn bài tấu của ông làm cả trường cười ngả nghiêng, tôi còn nhớ một câu hài hước:” nghe tiếng cười…sụt sịt”. Nhưng “đứa con tinh thần” này đã bị một số người để mắt tới với không mấy thiện cảm. Đoàn Phú Tứ, một trong những người phụ trách ngành sân khấu đã phê phán: “Không thể ngờ một nhà thơ trữ tình như Thanh Tịnh lại đi làm trò hề, trò xẩm!”. Vài năm sau Thanh Tịnh chuyển sang viết ca dao. Nhiều người cho rằng hai câu :”Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong.”, không phải của bác Hồ như xưa nay sách báo vẫn nói mà chính là của nhà thơ Thanh Tịnh.
    Mới đây, không hiểu sao vào lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Thanh Tịnh (12-12-1911/12-12- 2011) nhiều người viết về ông, kể cả những bậc tiến sĩ văn học, kể cả ông Chủ tịch Hội nhà văn Hữu Thỉnh đọc diễn văn khai mạc cũng không ai nhắc tới đoạn văn bất hủ “ Tôi đi học” của ông. Họ chỉ nhắc tới hơn chục năm kháng chiến, làm người lính từ địa phương đến chủ lực, khi ở Việt Bắc, khi vào Khu Bốn, .Ông là một sáng lập viên Hội Nhà văn Việt Nam, đã là Ủy viên Ban chấp hành (khóa I, II), Ủy viên Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam trước khi nghỉ hưu.
    Ngay trong thơ “chân dung”, Xuấn Sách cũng không điểm “Tôi đi học” vốn là tác phẩm nhớ đời của Thanh Tịnh :
    Bao năm ngậm ngải tìm trầm
    Giã từ quê mẹ xa dòng Hương giang
    Bạc đầu mới biết lạc đường
    Tay không nay lại vẫn hoàn tay không
    Mộng làm giọt nước ôm sông
    Ôm sông chẳng được, tơ lòng gió bay.

    • NGÀN THƠ says:

      NHÀ THƠ XUÂN SÁCH

      Cuối cùng còn lại chút đây
      Nhà thơ Xuân Sách để đời nhớ tên
      Trăm năm văn nghệ phận hèn
      Bởi toàn bèo bọt lèng quèng trôi đi

      Mai sau lưu lại những gì
      Vài ba tên tuổi được ghi trong đời
      Quả là Xuân Sách hiểu thời
      Trăm năm điểm mặt nhẵn người là đây

      Một người như vậy quả hay
      Gian truân đâu sợ đạp bằng chông gai
      Vươn ra khỏi phận tôi đòi
      Văn chương như ngọc mài cho thành hình

      Sự đời bao nỗi linh đinh
      Ai gây cái nhục thực tình thế kia
      Văn chương hóa kiếp trật chìa
      Cố ca ngợi Đảng lia chia hay gì

      Bác Hồ tâng bốc thường khi
      Cả phường nô lệ còn gì mà hay
      Trăm năm cũng đến ngày này
      Ngoái đầu nhìn lại thật toàn phân trâu

      THƠ NGÀN
      (09/11/15)

  3. Lão Ngoan Đồng says:

    Trí khôn các bác để đâu ?

    TIỂU LUẬN VĂN HỌC

    NHẬT TUẤN

    Năm 1992 một sự kiện ầm ĩ nổ ra trong giới xuất bản. Chuyện bắt đầu từ tập thơ “Lên chùa” của nhà thơ Xuân Sách vốn được sáng tác lai rai từ 60 năm trước. Vào một dịp thăm Xuân Sách ở Vũng Tàu, tướng Trần Độ ghi âm Xuân Sách đọc gần 100 bài thơ này. Cuối năm 1992, nhà văn Hoàng Lại Giang lúc đó là Trưởng Chi nhánh NXB Văn Học tại TP HCM được nghe cuốn băng này và đặt vấn đề với Xuân Sách là sẽ cho in thành tác phẩm với tên là “ CHÂN DUNG NHÀ VĂN”.
    Mặc dầu NXB Văn học đã phải rào trước đón sau trong lời nói đầu :
    “ Chúng tôi chỉ coi đây là những nét tự trào của giới cầm bút Việt Nam. Cười đấy nhưng cũng tự nhận ra những xót xa, hạn hẹp của chính mình, những gì chưa vượt qua được trên chặng đường quanh co của lịch sử và thời đại. Tự soi mình hoặc hiểu mình thêm qua cái nhìn của người cùng hội, cùng thuyền lắm khi cũng hữu ích. Cái cười trong truyền thống dân gian vốn là vũ khí. Ngày nay còn có thể là sức mạnh thúc đẩy đi tới phía trước.Với ý nghĩ ấy, chúng tôi mong bạn đọc và các nhà văn thông cảm cho những gì bất cập hoặc chưa lột tả được thần thái của từng chân dung.Dù sao đây cũng là 100 bức tranh nhỏ về những người có công trong văn học, những người nổi tiếng trong làng văn, trong bạn đọc, bằng chính những tác phẩm có giá trị của mình. Bạn đọc và thời gian đã là người đánh giá chính thức và công bằng nhất đối với họ. Rất mong độc giả và các nhà văn nhận ra mối chân tình trong cuộc vui của làng văn, và lượng thứ cho những khiếm khuyết. “
    Tuy nhiên khi sách in xong, chưa kịp phát hành, nhà văn Hoàng Lại Giang cho biết :
    ” Phản ứng của nhà văn rất lớn, và đấy là điều tôi không ngờ đến.Những nhà văn lớn có bản lĩnh, họ chịu đựng nổi, im lặng. Nhưng những nhà văn tầm tầm, lồng lộn, rất gay gắt yêu cầu Bộ Văn hóa kiểm điểm và thu hồi.”
    Một cuộc họp của Bộ Văn hóa diễn ra, với năm đại diện: Ba thứ trưởng (Phan Hiền, Huy Cận, và Nông Quốc Chấn), đại diện Hội Nhà văn Vũ Tú Nam, cùng Giám đốc NXB Văn học Lữ Huy Nguyên quyết định không thu hồi nhưng niêm phong số bản in 3000 cuốn. 20 năm sau, cho tới tận bây giờ, số sách này vẫn bị chôn dưới hầm cầu thang chi nhánh NXB Văn Học tại 290/20 Nam kỳ Khới nghĩa Q3 TP HCM, chắc đã làm mồi cho mối.
    Ta hãy nghe nhà thơ Xuân Sách tâm sự về cái “cảm hứng chủ đạo” khi viết tập thơ “Lên chùa” sau đổi thành “Chân dung nhà văn “ :
    “Trước đây khi còn là lính ở địa phương, cái xã hội nhà văn đối với tôi đầy thiêng liêng bí ẩn. Đây là những con người dị biệt rất đáng ngưỡng mộ, rất đáng yêu mến, dường như họ là một siêu tầng lớp trong xã hội. Mỗi cử chỉ, mỗi hành động, lời nói của họ có thể trở thành giai thoại, và cả tật xấu nữa dường như cũng đứng ngoài vòng nhận xét thông thường… Tóm lại đó là thế gìới đầy sức hấp dẫn đối với người say mê văn học và tấp tểnh nuôi mộng viết văn như tôi. “
    Nhưng rồi khi tiếp cận với họ, ông cảm thấy “vỡ mộng “:
    “ Khi tôi được về Hà Nội vào cơ quan văn nghệ dù là ở quân đội (hoàn cảnh nước ta quân đội có vị trí đặc biệt trong xã hội kể cả lĩnh vực văn chương), tôi bắt đầu đi vào cái thế giới mà trước kia tôi mơ ước.
    Điều tôi nhận ra là, ngoài cái phần tôi hiểu trước đây, thì thế giới nhà văn còn có những chuyện khác. Đó là cái mặt đời thường, cái mặt rất chúng sinh, và chúng cũng góp phần quan trọng làm nên các tác phẩm và tính cách nhà văn…Khi tôi đã tìm hiểu được những ứng xử, những tính cách của những nhà văn, ngoài những tác phẩm mà tôi thường ngưỡng mộ, tôi cứ băn khoăn tự hỏi: ”Sao thế nhỉ, với bề dầy tác phẩm như thế, với vị trí trong xã hội như thế, trong lòng người đọc như thế, sao họ còn ham muốn những thứ phù phiếm đến thế… Một chức vụ, một quyền lực, một chuyến đi nước ngoài… Mà đã ham muốn thì phải mưu mẹo, phải dối trá và nhất là phải sợ hãi” . Vì vậy chân dung của họ không thể bỏ qua. Hơn nữa, nếu ”Vẽ” được chính xác những chân dung đó, thì bộ mặt xã hôi thời đại mà họ đang sống cũng qua đó mà hiện lên.”
    Và thế là Hồ Phương đặt bút viết tập thơ “Lên chùa” hàm ý gặp 100 pho tượng tức 100 chân dung ở đó. Nhà thơ Xuân Sách kể lại :
    “Hồi đó Hồ Phương đã là tác giả in nhiều tác phẩm đã được giải thưởng các cuộc thi sáng tác văn học. Tôi dùng tên các tập truyện ngắn của anh ”Trên biển lớn”; ”Xóm mới”; ”Cỏ non” và tên cái truyện đầu tay được nhắc đến: ”Thư Nhà”. Tôi viết bài thơ ra mẩu giấy :

    “Trên Biển lớn lênh đênh sóng vỗ
    Ngó trông về xóm mới khuất xa
    Cỏ non nay chắc đã già
    Buồn tênh lại giở thư nhà ra xem.
    Tôi đưa bài thơ cho Nguyễn Khải. Anh đọc xong trên mặt có thoáng chút ngạc nhiên và nghiêm nghị chứ không cười như tôi chờ đợi. Anh bỏ bài thơ vào túi chứ không chuyển cho người khác. Đến giờ giải lao chúng tôi ra ngồi cạnh gốc cây sấu già, Nguyễn Khải mới đưa bài thơ cho Hồ Phương. Mặt Hồ Phương hơi tái và cặp môi mỏng của anh hơi run, Nguyễn Khải nói như cách sỗ sàng của anh :
    - Thằng này (chỉ tôi) ghê quá, không phải trò đùa nữa rồi !
    Tôi hơi hoảng, nghĩ rằng đó chỉ là trò chơi chữ thông thường. Sau rồi tôi hiểu ngoài cái nghĩa thông thường, bài thơ còn chạm vào tích cách và đánh giá nhà văn. Mà đánh giá nhà văn có gì quan trọng hơn tính cách, và tác phẩm. Bài thơ ngụ ý, Hồ Phương có viết nhiều chăng nữa cũng không vượt được tác phẩm đầu tay và vẫn cứ ”Buồn tênh lại giở thư nhà ra xem”!
    Bài thơ về Hồ Phương đã trở thành bài đầu tiên mở đường cho vệt thơ “Lên Chùa” trong suốt 30 năm của Xuân Sách.
    Mùa xuân năm Nhâm Thân (1992) ,vào dịp lần đầu tiên xuất bản tập thơ ông phát biểu :
    “ Nói về đồng nghiệp cũng là nói về mình. Cái hay cái dở của một người cũng là của một thời. Câu thơ “Từ thủa tóc xanh đi vỡ đất. Đến bạc đầu sỏi đá chưa thành cơm” đâu chỉ là số phận của một nhà thơ. Hơn ai hết, tôi nghĩ, nhà văn là đại diện của một thời, là lương tri của thời đại. Đã đành là khó ai vượt được thời đại mình đang sống, không dễ nói hết, nói công khai những điều suy nghĩ. Nhưng cũng thật đau lòng và xấu hổ khi những nhà văn bán rẻ lương tâm, còng lưng quỳ gối trước quyền uy, mê muội vì danh lợi. Có lẽ đó là động cơ thúc đẩy tôi viết, nếu có nói quá cũng dễ hiểu. Cái con quỷ ám nếu có thì cũng là ảnh hưởng những cảm xúc ấy, nỗi đau chung ấy. Nhiều nghịch lý vốn tồn tại trong cuộc đời cũng như nghệ thuật. Tiếng cười nhiều khi xuất phát từ nỗi đau ! Những bài thơ chân dung đã có cuộc sống riêng của nó. Không phải kỳ lạ nhưng cũng độc đáo. Nó được lan truyền đến nay đã 30 năm. Đã có nhiều bài ”khảo dị”, nhiều bài ‘’ngoài luồng’’ cũng được gán cho tác giả, bây giờ in ra cũng coi như một sự đính chính. Nó cũng là ”một cái gì đó”, như có người đã nói nên mới tồn tại được, nếu có ích thì tác giả lấy làm mãn nguyện.”
    Và chính với “cảm hứng chủ đạo” có phần thất vọng về phẩm chất nhà văn, tuy Xuân Sách gọi là viết “chân dung” mà thực ra ông đã vạch trần “chân tướng “ nhà văn vậy
    Ông tên thật là Ngô Xuân Sách, sinh ngày 4-7-1932 tại Trường Giang, Nông Cống, Thanh Hoá. Năm 1960, ông bắt đầu công tác tại tạp chí Văn Nghệ Quân Đội. Từ năm 1981 đến năm 1986, ông làm Phó Giám đốc Nhà xuất bản Hà Nội. Năm 1987, ông chuyển vào làm Chủ tịch Hội Văn nghệ Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 1997. Đầu năm 2008, nhà thơ Xuân Sách chuyển ra Hà Nội sống với con gái để có điều kiện chữa bệnh suy gan và suy thận. Thế nhưng, do tuổi cao sức yếu, sau mấy ngày nằm ở bệnh viện, khuya ngày 2-6 nhà thơ Xuân Sách đã lặng lẽ từ biệt cõi đời .
    Đọc Xuân Sách trước tiên ta cảm phục lòng dũng cảm của ông. Văn học Việt Nam vào những năm “trời đất nổi cơn gió bụi”, những năm thập kỷ 1970, xã hội còn chìm đắm trong nền kinh tế bao cấp, văn hoá văn nghệ bị “quản lý” đến nghẹt thở vậy mà Xuân Sách cả gan vạch trần chân tướng của tất cả những văn thi sĩ đang cúc cung tận tuỵ hiến dâng tài năng và tâm huyết cho …Đảng, cho chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa”.
    Đầu sổ là nhà thơ Tố Hữu, chủ soái của văn hoá nghệ thuật của Đảng, Xuân Sách vẫn không sợ , vẫn xỏ xiên :
    “Ta đi tới đỉnh cao muôn trượng
    Mắt trông về tám hướng phía trời xa
    Chân dép lốp bay vào vũ trụ
    Khi trở về ta lại là ta

    Từ ấy tim tôi ngừng tiếng hát
    Trông về Việt Bắc tít mù mây
    Nhà càng lộng gió thơ càng nhạt
    Máu ở chiến trường, hoa ở đây…”

    Với nhà thơ Chế Lan Viên, thi sĩ chỉ dám “nghĩ trong những điều Đảng nghĩ”, Xuân Sách thằng tay ra đòn :
    “ Điêu tàn ư ? Chả phải điêu tàn đâu
    Anh đã tính “Vàng Sao” từ độ ấy
    Chim báo bão gió chiều nào che chiều nấy
    Lựa ánh sáng trên đầu mà đổi sắc phù sa

    Trưước 1945, nhà phê bình Hoài Thanh nổi tiếng với cuộc tranh luận “ nghệ thuật vị nghệ thuật , nghệ thuật vị nhân sinh ?”, từ sau cách mạng chỉ còn là một anh hề đồng “ca ngợi cấp trên”, bởi thế Xuân Sách hạ bút :
    “ Vị nghệ thuật nửa đời người
    Nửa đời sau lại vị người cấp trên
    Thi nhân còn một chút duyên
    Lại vò cho nát lại lèn cho đau
    Bình thơ tới thủa bạc đầu
    Vẫn chưa thể tất nổi câu nhân tình
    Tàn canh tỉnh rượu bóng mình cũng tan”

    Nhà văn Nguyễn Tuân trước cách mạng nổi đình đám với “ Vang bóng một thời”, nhưng từ sau cách mạng ông tự tước bỏ gai góc, xù xì để trở thành một nhà văn chỉ biết “ngợi ca chế độ” :
    “ Vang bóng một thời đâu dễ quên
    Sông Đà cũng muốn đẩy thuyền lên
    Chén rượu tình rừng cay đắng lắm
    Tờ hoa lại chút lệ ưu phiền”

    Nhà thơ Lưu Trọng Lư, “con nai vàng “ đã thành “vờ ngơ ngác” để leo lên tới chức Vụ trưởng Vụ văn nghệ :
    “ Em không nghe mùa thu
    Mùa thu chỉ có lá
    Em không nghe rừng thu
    Rừng mưa to gió cả
    Em thích nghe mùa Xuân
    Con nai vờ ngơ ngác
    Nó ca bài cải lương…”

    Nhà thơ Huy Cận ngày xưa với “Lửa thiêng”, từ sau khi đi theo cách mạng, thơ ông cũng “nói dối” :
    “ Các vị La hán chùa Tây Phương
    Các vị gầy quá còn tôi thì béo
    Năm xưa tôi hát vũ trụ ca
    Bây giờ tôi hát đất nở hoa
    Tôi hát chiến trường như trảy hội
    Đừng nên xấu hổ khi nói dối
    Việc gì mặt ủ với mày chau
    Trời mỗi ngày lại sáng có sao đâu ?”

    Nhà văn Nguyễn Đình Thi tuy làm quan cách mạng nhưng vẫn viết “con nai đen” ngụ ý xỏ xiên :
    “Xung kích tràn lên nước vỡ bờ
    Đã vào lửa đỏ hãy còn mơ
    Bay chi mặt trận trên cao ấy
    Quên chú nai đen vẫn đứng chờ…”

    Nhà văn Tô Hoài chỉ được “con dế mèn” từ thời trước cách mạng, sau đó “tàn phai” trong những tác phẩm viết phục vụ cách mạng :
    “ Dế mèn lưu lạc mười năm
    Để o chuột phải ôm cầm thuyền ai
    Miền Tây sen đã tàn phai
    Trăng thề một mảnh lạnh ngoài đảo hoang”

    Nhà văn Nguyên Hồng nổi tiếng với Bỉ vỏ , đi với cách mạng viết khá nhiều tiểu thuyết “đồ sộ’ về số trang nhưng chẳng mấy giá trị :
    “ Bỉ vỏ một thời oanh liệt nhỉ
    Sóng Gầm sông Lấp mấy ai hay
    Cơn bão đã đến dộng rừng Yên Thế
    Con hổ già uống rươụ giả vờ say…”

    Nhà văn Nguyễn Công Hoan ngày xưa với Kép Tư Bền từ sau cách mạng thì …hết lộc trời, còn lại chỉ viết truyện lăng nhăng :
    “ Bác Kép Tư Bền rõ đến vui
    Bởi còn tranh tối bác nhầm thôi
    Bới trong đống rác nên trời phạt
    Trời phạt chưa xong bác đã cười..”

    Nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh ngày xưa nổi tiếng làm thơ bí hiểm với câu thơ “nhài đàn rót nguyệt vú đôi thơm”. Than ôi từ ngày đi theo cách mạng, ông “làm công tác Hội” nhiều hơn làm thơ :
    “ Xưa thơ anh viết không người hiểu
    “Đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà”
    Nay anh chưa viết người đã hiểu
    Sắp sáng thì nghe có tiếng gà…”

    Nhà văn Ngô Tất Tố sau cách mạng thời gian cầm bút ngắn ngủi cũng chưa làm nên dấu mốc nào sau “Tắt đèn” :
    “ tại ba thằng mõ cỡ chuyên viên
    Chia xôi chia thịt lại chia quyền
    Việc làng việc nước là như vậy
    Lộn xộn cho nên phải tắt đèn..”

    Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết mấy cuốn tiểu thuyết dày cộp nhưng cũng chỉ rặt một màu đỏ cách mạng :
    “ Anh chằng còn sống mãi
    Với thủ đô luỹ hoa
    Để những người ở lại
    Bốn năm sau khóc oà…”

    Cứ như vậy, không chừa một ai, từ những cây đại thụ trong rừng văn chương cách mạng cho tới những thế hệ sau, chỉ bằng một khổ thơ ngắn, bằng những cái tựa sách, Xuân Sách đã tạc nên bức chân dung chân thực hơn bất cứ một luận đề tâng bốc nào của mấy anh phê bình văn học “ăn theo nói leo”.

    • THẬT LÀ

      Thật là cái dốt tràn lan
      Nó làm văn nghệ chỉ càng điêu linh
      Nhà thơ thành thứ linh tinh
      Thi nô đầy rẫy quả tình than ôi

      Chân Dung vạch mặt chẳng tồi
      Quả nhờ Xuân Sách đặng đời thỏa thuê
      Bao nhiêu tên tuổi ê chề
      Hoa lài chôn dưới phân trâu lạ gì

      Kiểu đời quả thứ vô nghì
      Coi người thật có khác chi bọ giòi
      Tưởng là cách mạng thì oai
      Hóa ra cả thảy một nòi cu li

      Bây giờ còn lại được gì
      Văn chương chữ nghĩa rõ thì số không
      Khác nào mèo mả gà đồng
      Bao nhiêu tên tuổi trở thành thối om

      Ý NGÀN
      (09/11/15)

  4. CHÂN DUNG VĂN HỌC HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN.

    Nhật Tuấn.

    KÌ 11

    HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG.

    Hồi năm 1978, ông bạn họa sĩ Trịnh Tú, lúc đó là thư ký bác sĩ Tôn Thất Tùng, GĐ bệnh viện Phủ Doãn một hôm rủ tôi:
    - “Tới thăm vợ chồng Hoàng Phủ Ngọc Tường đi!”
    Tôi ngần ngại :
    - “Có việc gì cần không ? Nếu không thì ngồi quán bà Dậu làm chén rượu chẳng hơn à ?’
    Hồi đó tôi ở phố Ấu Triệu sát ngay bệnh viện Phủ Doãn nên Trịnh Tú thưởng lẻn sang rủ tôi uống rượu ở quán bà Dậu ngay đầu phố tôi. Nguyên là ông bạn vàng này mới nhờ tôi đưa bồ hắn từ Sàigòn ra đi thăm nuôi chồng vốn là sĩ quan quân đội cộng hòa đang cải tạo mãi tại vùng rừng núi heo hút Thanh Hóa. Vì không phải thân nhân nên tôi không được vào trại, phải ngủ rừng một đêm muỗi cắn gần chết. Sợ ông bạn lại “sai” việc nữa, tôi giao hẹn trước:
    “Tới chơi thôi, còn có việc thì thôi nhé!”
    Trinh Tú cười cười:
    “Tới giúp bà Mỹ Dạ, vợ ông Tường đi khám bệnh…”
    Tôi gật gật:
    “ Vậy thì được…”
    Tôi tưởng vợ chồng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường phải ở một căn hộ nào đó ở khu hồ Tây hoặc khu nghỉ dưỡng Quảng Bá, không ngờ Trịnh Tú đưa tôi lên đường đê La Thành vào trường viết văn Nguyễn Du tới một căn buồng mái tranh, vách đất, trống huếch trống hoác, giữa nhà trải chiếc chiếu, một người đàn ông gày guộc, ngồi xệp, hai đầu gối qúa tai. Chắc đã hẹn trước, nhà văn vồn vã mời ngồi, còn chị vợ – nhà thơ Lâm thị Mỹ Dạ thì xin phép vào bếp rang… lạc đãi khách. Trịnh Tú vội xua tay:
    “Thôi thôi… tôi tới coi sức khỏe chị sao ? Liệu có giúp được gì rồi phải về ngay…”
    Trong lúc Trịnh Tú hỏi chuyện chị vợ thì tôi ngắm nhà văn. Ôi chao ôi, người đàn ông gày gò, ốm đói kìa lại là người viết ra bút ký “Rất nhiều ánh lửa“ đăng trang nhất báo Văn Nghệ ư? Điều kiện sống tối tăm và ẩm thấp thế này ông lấy đâu ra lửa?
    Trên đường về tôi la oai oái. Thật không thể tưởng tượng được, một “nhà văn viết bút ký hay nhất của văn học ta hiện nay” (Nguyên Ngọc), hồi Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 ở Huế là tổng thư ký Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hoà bình Thành phố Huế, soạn “Lời hiệu triệu” kêu gọi quần chúng nổi dậy, thu băng phát đi khắp các nẻo đường, phố phường Huế Tết Mậu Thân, có thành tich lớn trong phong trào “diệt ác, trừ gian”, theo đồn đại đã từng ngồi ghế Chủ tọa Tòa án Nhân dân tại trường Gia Hội . Năm 1972 được điều ra làm Trưởng Ty Văn hoá tỉnh Quảng Trị ở Đông Hà (vùng mới giải phóng của Mặt trận Giải phóng), 17 năm kiên trì làm “đối tượng Đảng” rồi được kết nạp…
    Một người đã bỏ đô thị “lên xanh” theo cách mạng với thành tích lớn thế sao ra Bắc lại bị “đãi ngộ” nghèo nàn đến vậy.
    Ra khỏi nhà Hoàng phủ Ngọc tường, tôi lo lắng hỏi bệnh tật chị Mỹ Dạ, Trịnh Tú gạt đí:
    “Bệnh tật gì đâu… bệnh thiếu… protide ấy mà… ăn uống thiếu thốn, kham khổ nên sinh bệnh thế thôi.”
    Tôi nổi cáu:
    “Một cặp nhà văn – nhà thơ có nhiều đóng góp cho cách mạng sao giờ lại đối xử vậy?”
    Trinh Tú cười hề hề:
    “Cậu đi hỏi mấy ông trên, sao hỏi tớ? Thôi, ghé quán bà Dậu làm chén “cuốc lủi”, mặc mẹ sự đời.”
    Sau này vợ chồng Hoàng Phủ Ngọc Tường rời Hà Nội trở về Huế và nghe nói được “đãi ngộ” khá hơn. Ở Đại hội Nhà văn lần thứ V (1995), văn phòng Tổng Bí thư Đỗ Mười đưa xe đến mời nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường tới gặp riêng Tổng bí thư. Dịp tết Ất Dậu, ông Đinh La Thăng, giờ là Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải nổi tiếng vụ “trảm tướng” sân bay Đà Nẵng, đòi đánh thuế cả xe máy dân nghèo, lúc đó là Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy đến tận nhà, tặng vợ chồng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường một dàn máy tính xịn.
    Năm 1980 -1981, được Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam với tập “Rất nhiều ánh lửa” (1979).
    Năm 2007, được Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, cùng đợt với vợ là nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.
    Ông từng làm Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương và Tạp chí Cửa Việt.
    Tháng 7-1997, Hoàng Phủ Ngọc Tường sang thăm Paris. Khi được bà Thụy Khuê (RFI) hỏi:
    “Nhìn từ phía những dữ kiện lịch sử mà anh nắm bắt được, diễn biến Mậu Thân đã xẩy ra trong một trình tự như thế nào”
    Ông đã trả lời:
    “ Điều quan trọng còn lại tôi xin ngỏ bầy ở đây, với tư cách là một đứa con của Huế, đã ra đi và trở về, ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân. Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc, và nhìn trên quan điểm chiến tranh cách mạng…”
    Phải chăng vì những oan hồn đó, sau này trên giường bệnh, ông làm những câu thơ đậm chất “tâm linh”:
    Những chiều Bến Ngự dâng mưa
    Chừng như ai đó mơ hồ gọi tôi
    Tôi ra mở cửa đón người
    Chỉ nghe tiếng gió thổi ngoài hành lang.
    Hoặc:
    “Nợ người một khối u sầu
    Tìm người tôi trả ngày sau luân hồi …”
    Cũng trên giường bệnh, trả lời nhà báo, Hoàng Phủ Ngọc Tường thành thực:
    “ Nhà văn phải nói lên sự thật…”
    Qúa đúng, với ông , có lẽ trước hết là sự thật về cuộc Tổng tiến công nổi dậy năm Mậu Thân ở Huế.
    Nhà thơ Xuân Sách có lẽ hiểu khá thấu đáo Hoàng Phủ Ngọc Tường nên đã hạ bút:
    “Trăm năm ông phủ… Ngọc Tường ơi
    Cái nợ lên xanh giũ sạch rồi
    Cửa Việt tung hoành con sóng vỗ
    Sông Hương lặng lẽ chiếc thuyền trôi
    Sử thi thành cổ buồn nao dạ
    Chuyện mới Đông Hà tái nhợt môi
    Từ biệt chốn xưa nhiều ánh lửa
    Trăm năm ông phủ… Ngọc Tường ơi!”

    • DẶM NGÀN says:

      CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN

      Tưởng làm gì ích cho đời
      Hóa ra dị hợm một thời nhiễu nhương
      Đúng là Hoàng Phủ Ngọc Tường
      Tiêng thơm để lại nhiều người buồn nôn

      Danh từng đã nổi như cồn
      Hội đồng Cách mạng quyết chôn nhiều người
      Đưa tay máu chảy đầu rơi
      Nhà văn như thế lạ đời xưa nay

      Bây giờ qua thuở đắng cay
      Biết chăng sám hối những ngày tàn không
      Hay là biện biệt lông bông
      Một thời cuồng tín dễ trong được nào

      Nên thôi cứ để Trời cao
      Một ngày phán xét lẽ nào lại không
      Còn về dư luận nhân dân
      Vành Khăn Sô Huế khỏi cần nói chi

      PHIẾM NGÀN
      (09/11/15)

  5. Thứ Bảy, ngày 03 tháng 8 năm 2013
    http://nhattuan2011.blogspot.nl/2013/08/yeu-thoi-o-eu-ky-77_3.html

    YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU (KỲ 77 )

    Cậu quý tử vốn quen lấy đêm làm ngày trên các sàn nhảy; thường ngày bà mẹ đi ăn sáng, la cà chán chê các siêu thị về nhà mới thấy ông con bò dậy; từ nay phải dậy sớm, đi làm 8 tiếng thử hỏi làm sao cậu “phấn đấu” được ? Cũng may ông bố rất quyết liệt, hoặc cậu đi làm hoặc bị tịch thu tuốt luốt từ điện thoại di động Nokia cho tới xe máy Dylan và nhất là “cấm vận” không cho một xu . Bị bố ra tối hậu thư, cậu đành lóc cóc ngày hai buổi phóng xe tới ngồi ngáp vặt ở cơ quan. Cậu cứ diễn vậy được vài tháng làm cả nhà mừng rỡ, bà mẹ đi đâu cũng khoe “cháu nó chịu khó phấn đấu lắm”, ông bố đã tính chuyện cho chi bộ cơ sở kết nạp cậu vào đảng. Đó, con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh, nó chỉ chơi bời lúc còn nhỏ thôi, lớn lên khắc lo khắc nghĩ tạo dựng sự nghiệp như bố nó ngày xưa cho coi.
    Ay thế rồi một chuyện bất ngờ đảo lộn hết dự định của ông Chín . Một hôm thằng cằm bạnh đang ngồi ngáp ngắn ngáp dài chẳng thiết ngó ngàng gì tới công việc, chợt nó trố mắt nhìn một cô gái vừa bước vào phòng. Oi chao ôi vẻ tươi mát xinh dẹp của cô bé làm hắn tỉnh cả ngủ. Hoá ra cô ta mới được tuyển dụng làm hướng dẫn viên du lịch . Cô mới đi du học nước ngoài về, gia đình cũng khá, nghe nói con gái đồng chí uỷ viên thành uỷ .
    “ Từ nay hết thất nghiệp rồi nhé ” – thằng cằm bạnh thầm reo lên, từ nay hắn sẽ đi làm đúng giờ giấc, sẽ “gương mẫu” trong phòng, chẳng phải vì cơ quan mà chính là để.. tán bằng được em bé mới về.
    Thực ra với cái “chức” con trai đồng chí Chín , lại có bằng đại học thì quý tử chẳng tốn mấy công sức “cưa đổ” cô nàng hướng dẫn du lịch, tiếc thay bố mẹ có thể cho nó đủ mọi thứ trên đời, riêng bộ dạng bên ngoài thì…không. Trán ngắn, mắt lươn, cằm bạnh, nước da mầu ám khói, người thấp lùn…cô hướng dẫn viên xinh đẹp mới nhìn đã thấy ghê ghê nói gì rung động trái tim. Bởi thế cho dù hắn đã giở đủ mọi ngón nghề tán gái, nào tặng hoa hàng ngày, nào quà cáp đắt tiền , nào tận tuỵ săn sóc mỗi khi có dịp… vậy mà vẫn không đi xa hơn mức đồng nghiệp cùng phòng.
    Mồi một hôm bỗng dưng nó nhớ ra thế mạnh tuyệt vời của nó – bố nó là cấp trên bố cô gái . Nó thăm dò :
    “ Nghe nói bố em đang bị nhiều đơn thư tố cáo lắm ?”
    Cô con gái ông uỷ viên thành uỷ giật mình :
    “ Tố cáo chuyện gì ? Sao anh biết ?”
    Nó nở một nụ cười bí mật :
    “ Thì anh cũng nghe lỏm mấy chú mấy bác tới nhà chuyện thế ?”
    Cô gái xanh mặt, mấy chú mấy bác bạn của bố hắn thì hẳn toàn thứ dữ . Ngay tối hôm đó cô báo cho bố biết chuyện. Ong Uỷ viên thành uỷ đang đọc báo giật mình rơi cả kính :
    “ Tố cáo à ? Chuyện gì kìa ? Công tác văn hoá tư tưởng của bố có va chạm gì tới dân đâu ?”
    “ Thế cái lô đất bố mới tậu năm ngoái có vấn đề gì không ?”
    “ Có gì đâu ? Các anh bên Sở nhà đất đền bù giải toả xong hết rồi, có ai kiện cáo đâu ? “
    Cô hướng dẫn du lịch vẫn thắc mắc :
    “Sao mẹ bảo mình mua được giá quá rẻ, bây giờ bán đi lời gấp cả chục lần …”
    Ong Uỷ viên thành uỷ liếc ra ngoài phòng rồi hạ giọng :
    “ Thì mình là thành uỷ viên nên mới có tiêu chuẩn mua đất giá rẻ vậy chứ. Đây là chủ trương chung của cả Ban chấp hành thành uỷ chứ có phải mình tư túi mua riêng đâu mà lo…”
    Cô gái nghe bố giải thích chưa an tâm lắm.
    Hôm sau đến cơ quan, cô liếc gã Trưởng phòng và lần đầu tiên cô ban cho gã nụ cười nhoẻn. “Trúng mánh rồi…”, gã cằm bạnh reo lên trong bụng. Gã chợt thấy nóng ran cả người, ôi chao, chưa chi gã đã nghĩ tới giây phút cặp môi kiểu Mỹ Tâm, xinh nhỏ mầu trầm, đôi mắt sáng rỡ, bộ ngực HIFI vừa cao vừa là của thật, cặp chân dài trắng nõn … sắp sửa bị đè ngửa ra trên giường cho gã ngấu nghiến. Mẹ kiếp, tưởng làm cao mãi, mới doạ cho một câu đã lo cuống bố mất ghế . Hoá ra ngày nay quyền chức là cái cao hơn hết thảy. Trong đám khách vẫn lén lút ra vào phòng khách bố gã, có lần gã thấy một ông già tuổi ngoài tám mươi, râu tóc bạc phơ, đi đứng phải có người dìu. Chẳng hiểu ông cụ làm tới cái chức gì mà bố gã có vẻ trọng thị lắm, ân cần tiễn ra tận ô tô đỗ ngoài sân. Lúc quay vào ông đã thấy bà vợ cầm gói quà ông cụ để lại. Đã thành thói quen, bà hỏi vội :
    “ Lão ấy biếu cái gì mà nặng thế này ?”
    Bố gã nhăn mặt :
    “ Sách…sách chứ gì nữa …”
    Bà vợ bật cười :
    “ Lão dở hơi sao biếu …sách là cái thứ cả đời có thấy bao giờ ông sờ tới ?”
    “ Bà ăn nói hay nhỉ ? Lọt tai thằng nhà văn nhà báo nào nó bêu riếu tôi hử ?”
    “ Ong chỉ khéo lo xa, nhà mình kín cổng cao tường, ba bốn lần lính gác , con kiến chẳng lọt lo gì bọn nhà báo . Mà cái lão già ấy là ai vậy ? Khiếp, sắp xuống lỗ rồi còn ham hố tới cầu cạnh ?”
    “ Sao bà biết tới cầu cạnh ?”
    “ Tôi là vợ ông tôi còn không biết ? Bao nhiêu người tới đây có ai là bạn ông không ? Mình mà mất chức một cái là biến sạch không còn mống nào. Tôi hỏi ông nếu không cầu cạnh thì cái lão vừa rồi không nằm nhà chờ chết còn lê thân già đến đây làm gì ?”
    Ong Chín cười khẩy :
    “ Viện trưởng Viện nghiên cứu tư tưởng đó. Tám mươi sáu tuổi rồi, nom chẳng khác cái xác chết chưa chôn mà cứ năn nỉ xin ngồi lại vài năm . Lão vừa viết xong cuốn lý luận về giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội gì gì đó. Mẹ kiếp, giai đoạn quá độ là cái đéo gì mà viết dầy cộp như quyển tự vị. “
    Bà vợ cười to:
    “ Đến cả ông mà cũng còn nói thế sao còn bắt thiên hạ học ra rả như chú tiểu học kinh Phật ?”
    “ Bà hỏi ngu lắm. Không có kinh không có Phật thì lấy đâu ra chùa ? Không có chùa thì còn ma nào tới bỏ tiền vào hòm công đức ? Lúc đó sư mô sống bằng không khí với nước giếng hả? “
    Bà vợ cười khanh khách :
    “Bởi vậy mấy ông mới lấy bác Hồ làm Phật, ba câu sáu điều Mác Lê làm kinh để ăn tiền thiên hạ chứ gì ?”
    Ong Chín hoảng sợ , lấm lét nhìn quanh rồi vội lấy tay bịt miệng vợ :
    “ Khẽ chứ, khẽ chứ…lọt vào tai tụi nó thì chết , thì chết…”
    Ong cuống cả lên , lục lọi khắp nơi khắp chỗ trong phòng cứ như đâu đâu cũng cài máy ghi âm làm bà vợ lại bật cười :
    “ Yên tâm, yên tâm, tôi đã xăm xoi kỹ cả mấy căn buồng rồi, đến con kiến cũng chẳng lọt . Ong sợ cái gì ?”
    Quả thực đây là lần đầu tiên thằng cằm bạnh thấy bố nó đánh mất vẻ oai nghiêm, bệ vệ đầy quyền uy quen thuộc hằng ngày trở thành con chuột hoảng sợ đánh hơi thấy mùi mèo.
    Tuy nhiên cái vẻ sợ sệt ấy chỉ thoáng qua, ông Chín lại trở về vẻ quyền uy hàng ngày khi ngoài cửa phòng lấp ló bộ mặt khép nép của đồng chí Bộ trưởng Bộ xây cất hạ tầng. Ong quát :
    “ Lại có việc gì nữa hè ?”
    “ Báo cáo…dạ thưa anh…”
    Đồng chí Bộ trưởng Bộ xây cất hạ tầng có khuôn mặt bóng loáng và nhẵn thín tới mức con ruồi cũng trượt chân ngã nếu cả gan đậu vào đó. Thằng cằm bạnh đã quen hình ảnh ông giương giương tự đắc đọc diễn văn trên ti vi trong những buổi cắt băng khánh thành những công trình trọng điểm quốc gia, những cuộc mít tinh có truyền hình trực tiếp ông lên sân khấu trao bằng khen cho một nhà đầu tư nào đó vừa đóng góp hàng trăm triệu cho quỹ “xoá đói giảm nghèo”. Những lúc đó như có luồng ánh sáng vô hình rọi vào khiến mặt ông giãn nở hết cỡ , vẻ sướng khoái quyền lực làm trong bụng cứ muốn nhảy cẫng nhưng ngoài mặt lại ra vẻ ung dung tự tôn tự tại cứ như hết thảy xung quanh đều là cấp dưới của ông vậy.
    Lúc này cái vẻ vênh váo quyền lực đó đã biến đâu mất, đồng chí Bộ trưởng trở nên cóm róm, cuống queo nom chẳng khác gì gã nhà quê đi xe máy ra tỉnh bị cảnh sát giao thông thổi phạt.
    “ Mày vừa Sè Goòng ra hè ?”
    “ Dạ báo cáo anh …dạ vâng…”
    “ Nghe nói hầm người đi bộ xây cách răng mà mới xong đã đổ nữa hè ?”
    Ong Bộ trưởng xây cất hạ tầng cuống quít :
    “ Báo cáo anh đó là do bên tư vấn thiết kế không chịu khoan lấy mẫu địa chất công trình nên không ngờ xây đường hầm trên bãi bùn ạ ?”
    “ Tư vấn thiết kế thuộc Bộ nào ? Bộ của mày hay Bộ của thằng Bảy ?”
    “ Báo cáo anh cũng vẫn thuộc Bộ xây cất hạ tầng ạ ?”
    “ Tụi nó làm ăn cách răng mà không chịu khoan ?”
    “ Dạ…dạ…khoan vậy …tốn kém lắm ạ …”
    “ ĐM, tốn tiền Nhà nước chớ tiền mày đâu mà lo ? Tao báo cho mày biết thành uỷ Sègoòng vừa điện ra hạch tội mày sao dám cam đoan công trình chất lượng tốt, đảm bảo không có tham ô thất thoát ; vậy mà mày vừa bay ra Hà Nội nó đã sập tan tành rồi ? Phải mày ăn tiền tụi nó không ?”
    Ong Bộ trưởng sợ hãi :
    “ Dạ..dạ không ạ…em … em vô tư không có dính dáng gì tới tụi nó cả ạ. Chuyện sụp hầm này…Ban cán sự Đảng của Bộ sẽ họp rút kinh nghiệm nội bộ ạ…”
    “ Rồi tụi bay xử trí kỷ luật ra làm sao ?”
    “ Nghiêm khắc kiểm điểm ạ, rất nghiêm khắc…bất kỳ ai liên quan trách nhiệm đều phải kỷ luật cả ạ …”
    Bố thằng cằm bạnh hất hàm :
    “ Vậy phần mày, sao ?”
    Ong Bộ trưởng líu cả lưỡi :
    “ Dạ trăm sự nhờ anh cả ạ…em ..em xin tự phong kỷ luật là khiển trách ạ…vâng…vâng…khiển trách ạ…”
    “ Thiệt hại như vầy , mày là Bộ trưởng mà chỉ tự phong kỷ luật khiển trách thôi không sợ ba thằng nhà báo chửi bố mày lên à ?”
    Ong Bộ trưởng thoắt đỏ mặt phừng phừng :
    “ Thằng nào dám chửi ? Thằng nào chửi em sẽ dán tiền vào mồm là nó im luôn . Mà báo cáo anh tụi báo chí hồi này láo lắm, nghe nói đã chỉ đạo không được đưa tin đồng chí “răng chắc cặc bền” vợ chết chưa tới giỗ đầu đã lấy vợ khác mà nghe nói cô này còn chưa ly dị chồng nữa kìa , vậy mà có báo vẫn loan tin đó ạ…”
    Đồng chí Chín trợn mắt :
    “ Răng chắc cặc bền là cái thằng chó nào ?”
    Bộ trưởng ghé tai thì thào làm đồng chí Chín bật cười :
    “ Tưởng ai…thằng đó nói làm đéo gì…nằm hồ tây chờ chết thôi…mẹ kiếp trái tim non ấp ủ trái tim già có ngày chết phạm phòng…Mà bây giờ mấy cha cũng chủ quan lắm kìa …chơi gái khơi khơi, sắm ô tô khơi khơi, đưa con đi Mỹ học khơi khơi, xây biệt thự mua trang trại khơi khơi thật chẳng còn biết trên đầu có ai, chẳng còn sợ cái đéo gì ?”
    Đồng chí Bộ trưởng cười cùng cục :
    “ Thì đảng ta là đảng cầm quyền mà anh !”
    (còn tiếp)

    ======

    Nặc danh08:39
    Ngày 04 tháng 08 năm 2013

    Đã có “bác Hồ làm Phật, ba câu sáu điều Mác Lê làm kinh…” – thế còn cái chùa, hòm công đức ở đâu hở bác NT?
    Hay cái xứ này đã biến thành cái chùa vĩ đại từ lâu rồi, nên họ cứ tự tung tự tác cưỡng chiếm, cướp đoạt tất cả đất, ruộng vườn, nhà cửa, tài sản của dân, tài nguyên đất nước dồn hết vào hòm công đức của mấy nhóm lợi ích mà mặc sức chia nhau tiêu xài phung phí.
    Dạo này bác NT viết được quá, độc đáo thâm sâu, đọc mà thích chí, quá đã. Thank you!!!
    “ Bà hỏi ngu lắm. Không có kinh không có Phật thì lấy đâu ra chùa ? Không có chùa thì còn ma nào tới bỏ tiền vào hòm công đức ? Lúc đó sư mô sống bằng không khí với nước giếng hả? “
    Vì vậy họ mới nhồi sọ cho dân học thuộc kinh Mác Lê, quì lạy thần tượng suốt đời đến mê muội đi để dễ bề cai trị.

    Khánh Minh

    ====

    Nhật Tuấn06:46
    Ngày 05 tháng 08 năm 2013

    Lâu lắm rồi mới thấy Khánh Minh xuất hiện. Bạn đang ở đâu trên cái xứ Việt buồn này đấy ? Hay đang ở phố Bolsa Cali làm Việt kiều khúc ruột của đảng ? Liệu có cơ hội gặp offline không nhỉ ?

  6. Lại Mạnh Cường says:

    Thưa qúi hữu,

    Tôi “làm quen” với nhà văn Nhật Tuấn ban đầu qua tác phẩm ĐI VỀ NƠI HOANG DÃ, sau khi mua nó tại Paris vào ngày 14/08/1992, tức 4 năm sau khi nó xuất hiện trên văn đàn trong nước và được xuất khẩu bởi Nhà xuất bản Việt Nam vào năm 1990.
    Hình bìa mặt sau tác phẩm có chân dung tác giả trông bảnh giai với cặp kính cận to bản rất “mô-đen”, nhưng lại rất điển hình của một nhân vật trí thức xã nghĩa với hàm răng ám khói thuốc và chè đặc quánh (ai không biết ông thì tạm nhìn hàm răng cải mả ám đen thuốc lá thuốc lào của ca nhạc sĩ Trần Tiến là hình dung ra ngay). Có lẽ nhờ tướng mạo sáng sủa, thêm tài ăn nói, nên ông đắt mối cho dù khi già lại “tối tối nằm không” cho đến khi qua đời.

    Bẵng đi một thời gian dài không nghe tin ông, bất thần đến thời thiên hạ ồ ạt ra blog, ông lại xuất hiện với trang blog riêng thật tuyệt vời. Tôi say mê theo dõi blog ông, nhất là mục ông bắt chước nhà thơ tôi hằng mến mộ là XUÂN SÁCH, qua tác phẩm văn vần độc đáo CHÂN DUNG NHÀ VĂN, khiến nhà nước CS đình bản và tịch thu sạch sau khi mới ra lò ít lâu. Xuân Sách đáp trả bằng cách cho copy bản thảo viết tay và tuồn ra ngoài nước phổ biến. Tôi nhận được khỏang 10 bản copy từ tay anh em Thông Luận Paris và giữ lại cho mình một bản còn bao nhiêu lại phổ biến lung tung.
    Nhật Tuấn cũng hết sức ngưỡng mộ Xuân Sách, nên tái lập lại tác phẩm trên hay đúng hơn theo gương của Xuân Sách, viết dưới dạng văn xuôi thật hay. Tôi còn theo dõi cả phần độc giả bình luận bên dưới các bài chủ, bởi Nhật Tuấn cũng thường chịu khó đối thoại với độc giả, để sửa sai, bổ túc bài viết, lẫn hồi đáp theo kiểu “ăn miếng trả miếng” rất khéo léo không chê được
    Tình cờ qua dissident kiêm blogger Người Buôn Gió tôi biết thêm Blogger Beo tức nhà báo Hồ … Hồng là vợ cũ của Nhật Tuấn. Beo nổi tiếng chanh chua, hàng tôm hàng cá và chửi phe chống Cộng như máy. Thỉnh thoảng nghe dư luận ồn ào quá về “Thị Beo”, tôi chạy vào xem thử, nhưng thú thật dội ngược lại ngay.
    Tuy nhiên bài viết vể ông chồng cũ Nhật Tuấn khá hay và cảm động của Thị Beo, hé lộ cho ta thấy ít nhiều chân dung Nhật Tuấn.

    Xin trân trọng giới thiêu sơ sơ về Nhật Tuấn với qúi hữu.

    TB:
    Nhật Tuấn là em ruột Nhật Tiến, nhà văn mà hồi bé tôi rất thích qua truyện ngắn CHIM HÓT TRONG LỒNG. Tôi được chị tôi giới thiệu sau khi chị đọc thấy hay và cảm động quá. Tôi đọc và thích thú còn hơn cả chị mình. Tuy nhiên sau đó tôi thử đọc các tác phẩm khác của Nhật Tiến và thấy kô hợp gout của mình. Tôi thích văn của Nhật Tuấn hơn, và thấy hợp với mình hơn cả.

    ====

    http://beoth.blogspot.nl/

    CHO TA NƯƠNG NHỜ CHÚT THỞ THAN

    Thứ Năm, ngày 08 tháng 10 năm 2015
    NHẬT TUẤN

    @

    Nhật Tuấn sinh năm 1939, tuổi Kỉ Mão.
    Nếu dừng lại ở thị Beo, thì Nhật Tuấn có 5 đời vợ. 3 có hôn thú 2 không, xen kẽ nhau. Cơ số này sau ngày cưới rất lâu, thị Beo cũng mới biết do chị ruột Nhật Tuấn kể cho nghe.
    Thị Beo có mối quan hệ rất tốt với các vợ và cả với kha khá bồ bịch của Nhật Tuấn. Thậm chí 4 người trong số họ còn đánh bạn với Thị Beo tới tận giờ luôn.
    Nhật Tuấn chưa bao giờ học về cầu đường như một vài báo trước đây viết. Hết lớp 10 một thời gian dài sau, ông đi làm công nhân, ngày ấy gọi là phụ động, cho một nhóm khảo sát thiết kế đường lên mạn Tây và Đông Bắc. 6 năm lăn lộn ở đây đã được tưởng thưởng một cách xứng đáng cho số phận một nhà văn sau này, tác phẩm Đi về nơi hoang dã .
    Sau đó ông về làm tại bộ Giao thông, trải qua nhiều công việc như giữ thư viện, nhân viên trực tổng đài điện thoại. Cái tổng đài ngày xưa to bằng nửa căn nhà với rất nhiều ổ-phích, nhân viên phải rút ra cắm vào liên tục ấy là nền để hư cấu nên truyện ngắn Con chim biết chọn hạt. Đây cũng là thời gian Nhật Tuấn viết những truyện ngắn hay nhất của mình Trang 17, Con tàu trắng đi trong khói nắng,…
    Thấy ông có năng khiếu văn chương, cơ quan cho đi học tại chức khoa Ngữ văn, Đại học tổng hợp. Tốt nghiệp, ông được nhà văn Hoàng Lại Giang giúp chuyển về NXB Văn học. Hoàng lại Giang còn là người ơn rất nhiều việc lớn sau này của Nhật Tuấn.

    @

    Nhật Tuấn có thói quen viết gần xong mới đặt tựa sách. Đặt tựa trước, ông sẽ khởi động chương đầu cực kì khó khăn. Đi về nơi hoang dã là trường hợp gần như xuất thần đặc biệt.
    Người có công đặt tựa và gợi ý Nhật Tuấn viết cuốn này là nhà văn đã quá cố Lê Quốc Minh, trong một bữa nhậu có sự tham gia của nhà văn đã quá cố Trần Hoài Dương, nhà thơ Trần Mạnh Hảo, vợ chồng nhà thơ Hoàng Hưng. Trong lúc bàn chuyện thế sự và ôn cố tri tân chuyện Tây Bắc, trong ngôi nhà vườn rất đẹp ở Gò Vấp, Lê Quốc Minh đã bật ra cái tựa trên.
    Ngay hôm sau, Nhật Tuấn bắt tay vào viết và viết rất nhanh.
    Trong thời gian chung sống, tất cả sách của Nhật Tuấn do thị Beo biên tập, sửa bon morat. Thêm bớt cắt gọt gì hầu như ông không quan tâm sau khi đã đặt dấu chấm hết, mà cứ thế đưa thẳng sang nhà xuất bản. Thường thì sửa rất nhiều. Ví như Lửa lạnh, sửa bê bết đến mức Nhật Tuấn càu nhàu, Cậu làm như đồng tác giả.
    Riêng Đi về nơi hoang dã, không sửa gì kể cả thì là mà và. Tất cả các chi tiết trong sách, buồn đốt rừng ngắm chơi, ông cán bộ ăn vụng bánh, móc thịt chôn đã mấy ngày lên ăn… đều có thật, không có bất cứ tình tiết hư cấu nào.
    Tiểu thuyết viết theo kết cấu cổ điển. Câu chuyện bóc dần những bản năng âm u, sư tha hóa của con người trên hành trình, càng đi càng dấn sâu vào nơi vô định hoang dã. Vế sau của lời nhận xét này chính là “độ lớn”, là tầng ngữ nghĩa thứ hai của tác phẩm. Đi về nơi hoang dã là gạch nối- kết thúc “trường phái” sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa được tụng ca trước đó, đồng thời nó là cuốn thành công nhất trong nhóm những tác phẩm được mệnh danh văn học phản kháng (Ly thân, Thiên đường mù…), tồn tại gần chục năm sau thì tự hết.

    @

    Đi về nơi hoang dã chưa bao giờ bị cấm đoán. Lần xuất bản đầu in 10 ngàn cuốn, một con số thông dụng cho hầu hết các tác giả có tiếng thời điểm ấy. (Những tác giả bán chạy nhất như Nguyễn Mạnh Tuấn thường phát hành 30 đến 50 ngàn bản cho lần in đầu).
    Việc nó không được bàn luận nhiều trên báo chí, lỗi tại…nhà báo. Riêng báo nhà thị Beo, dứt khoát không có chuyện được nhắc đến hay nhờ ai nhắc đến bất cứ cuốn nào, ko riêng Đi về nơi hoang dã. Chồng hát vợ khen hay là thiếu tự trọng. Giờ nghĩ lại, thấy quan niệm kẻ sĩ Bắc Hà này quê mùa cũ kĩ và phi thị trường.

    @

    Non nửa ngày vật vã trên xe vì điện thoại hết pin. Tới khách sạn còn giành nhau ổ cắm chán chê mới vào mạng. Có lẽ thị Beo là người biết tin Nhật Tuấn mất cuối cùng, trong số những người cần biết.
    Sinh thời, Nhật Tuấn là người lạc quan và cực kì ghét những lời sến sẩm. Nhật Tuấn và Beo xưng hô nhau Cậu- Tớ. Gây lộn thì Ông- Tôi. Mấy năm sống chung, hợp khẩu nên cũng hiếm khi to tiếng với nhau.
    76 năm có mặt trên cõi đời, Cậu đã góp phần cùng thị Beo tạo ra hai sinh vật đẹp đẽ, ngoan ngoãn và thành đạt. Để lại một cuốn sách mà sau đây, không một cuốn văn sử nào được phép quên.
    Không phải ai cũng làm được những điều to tát thế, Nhật Tuấn ạ.
    R.I.P Cậu.
    Cứ thô ráp và hoang dại như vẫn, nơi cõi ấy nha!

    Được đăng bởi Beo vào lúc 10/08/2015 02:10:00 SA
    Gửi email bài đăng nàyBlogThis!
    Chia sẻ lên Twitter, Facebook, Pinterest
    Thứ Ba, ngày 06 tháng 10 năm 2015

    • SÓNG NGÀN says:

      NHẬT TUẤN

      Bây giờ Nhật Tuấn chết rồi
      Cùng theo Xuân Sách như hồi xa xưa
      Về miền hoang dã nắng mưa
      Chân dung để lại một trời nhà văn

      Quả toàn những thứ lèng èng
      Cuộc đời meo mốc thấp hèn thế kia
      Ai gây cái ác đời này
      Nhà văn thành đám bầy nhầy mà kinh

      Con người đâu có tội tình
      Cái ngu cái dốt quả tình hơn ai
      Đày hơn con chó quả tài
      Gần non thế kỷ bạc tình bao nhêu

      Văn chương đất Bắc tiêu điều
      Khác nào đống rác lửa thiêu vậy mà
      Trăm năm nhìn lại xót xa
      Văn chương lỗ hổng chỉ là số không

      NGÀN KHƠI
      (09/11/15)

Phản hồi