Nhà Thơ & Nhà Thổ
Bây giờ tôi chỉ còn chường cái mặt tôi ra trong thơ.
Nguyễn Khoa Điềm
Thỉnh thoảng, tôi cũng có (lén) làm một bài thơ ngăn ngắn. Những câu thơ được ghi chép nắn nót trên những trang giấy trắng tinh, rồi trân trọng gửi đến những toà soạn báo (ở khắp mọi nơi) với địa chỉ tác giả, ghi rõ ràng ở mép trái của phong bì.
Tất cả sáng tác của tôi, than ôi, đều “một đi không trở lại.” Chưa bao giờ tôi nhận được hồi âm, dù muộn.
Cứ thế, từ thập niên này sang thập niên khác, tôi sống thường trực trong tâm trạng của một kẻ đợi chờ trong buồn rầu, và … thất vọng. Tôi thất vọng vì tài năng thi phú của mình không được người đời nhìn nhận!
Cho đến chiều 25 tháng 4 vừa qua – tình cờ, và bất ngờ – tôi đọc được vài dòng nhắn tin (ngắn ngủi nhưng rộn ràng) qua F.B:
Thái Kế Toại toTưởng Năng Tiến
April 25
Xin chào anh. Tôi đã tuyển thơ anh in trong tập Vầng trăng lưu lạc. tuyển tập thơ hải ngoại cho NXB Hội Nhà văn, Hà Nội xuất bản năm 1994. Lê Hoài Nguyên
Úy Trời/ Đất, Qủi/ Thần, Thiên/ Địa, mèn đéc, ơi! Sao thơ của con người ta được in từ hồi năm 1994 lận mà sao tới bữa nay mới chịu cho hay (“kỳ cục vậy”) cha nội? Thì tui cũng làm bộ trách “nhẹ” cho nó có vậy thôi, chớ trong bụng (nói thiệt tình) vui râm ran nguyên tháng và sướng âm ỉ gần năm! Cái ước vọng được chường mặt ra trong thơ của tôi, cuối cùng, đã trở thành hiện thực.
Cụm từ “chường mặt trong thơ” tôi học được từ một bài viết ngắn (“Nhà Thơ Nguyễn Khoa Điềm”) trên báo Lao Động, số ra ngày 5 tháng 6 năm 2011: “Bây giờ tôi chỉ còn chường cái mặt tôi ra trong thơ.”
Đúng là ngôn ngữ và phong cách của một nhà qúi tộc, nhà thơ và “nhà chính trị” theo như nguyên văn của Wikipedia – tiếng Việt:
Nguyễn Khoa Điềm (tên khác là Nguyễn Hải Dương; sinh 15 tháng 4 năm 1943) là một nhà thơ, nhà chính trị Việt Nam. Ông là ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá IX; Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, cựu Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Nguyễn Khoa Điềm sinh tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Thân sinh của ông là nhà báo Hải Triều, thuộc dòng dõi quan Nội tán Nguyễn Khoa Đăng, gốc An Dương (tỉnh Hải Dương cũ nay là Hải Phòng). Quê quán: làng An Cựu, xã Thủy An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Lúc nhỏ Nguyễn Khoa Điềm học ở quê. Năm 1955 ông ra miền Bắc học tại trường học sinh miền Nam. Ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, cùng một lứa với Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân. Sau đó, ông vào miền Nam hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên Huế; tham gia quân đội, xây dựng cơ sở của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, viết báo, làm thơ… cho đến năm 1975. Nguyễn Khoa Điềm từng bị giam tại nhà lao Thừa Phủ. Đến chiến dịch Mậu Thân 1968, ông được giải thoát, tiếp tục trở lại hoạt động. Vào thời điểm này, Nguyễn Khoa Điềm mới bắt đầu làm thơ.
Tôi sinh sau đẻ muộn nên không có cái may mắn được sống cùng thời/cùng nơi với Bộ Trưởng Văn Hóa Nguyễn Khoa Điềm, chỉ được nghe (tiếng) ông chính là nhân vật đã (“lỡ”) ném vào máy nghiền cuốn Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn. Tiếng dữ đồn xa, và đồn nhanh nên mãi sau này tôi mới biết thêm rằng ngoài việc làm văn hoá, ông còn làm thơ nữa, và là một tác giả quan trọng, với tác phẩm đã được đưa vào giáo trình văn học cách mạng. Chương trình lớp 9, môn văn, có bài “Phân Tích Thơ Khúc Hát Ru Những Em Bé Lớn Trên Lưng Mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm. Xin được trích dẫn, đôi đoạn, để mọi người cùng thưởng lãm:
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ
Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng
Thằng Mĩ đuổi ta phải rời con suối
Anh trai cầm súng, chị gái cầm chông
Mẹ địu em đi để giành trận cuối
Sự lặp lại hai câu thơ Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi, Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ đã tạo nên âm điệu ngân nga, thấm dần vào người đọc một cảm xúc thân thương. Con cùng mẹ băng suối, vượt ngàn, đạp rừng xông tới. Cả nhà, cả làng, cả nước cùng đánh giặc.
Nhịp thơ sôi nổi, thôi thúc như một hành khúc lên đường. Câu kết vẽ lên hình ảnh thật xúc động:
Từ trên lưng mẹ, em đến chiến trường
Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn.
Lời thơ khẳng định ý chí chiến đấu mãnh liệt của bà mẹ Tà-ôi nói riêng và đồng bào miền tây Thừa Thiên Huế nói chung. Lúc này, mẹ và em cùng lên đường vào Trường Sơn đánh giặc, nơi có biêt bao khó khăn vất vả, nơi cái chết và sự sống chỉ cách nhau gang tấc.
Kết thúc bài thơ vẫn là lời hát ru và ước nguyện của mẹ:
Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
Mẹ thương a-kay, mẹ thương đất nước
Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ
Mai sau con lớn làm người Tự do…
Khi giã gạo, mẹ mong con mơ cho mẹ hại gạo trắng ngần. Khi tỉa bắp trên nương, mẹ mong con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều. Khi chiến đấu, mẹ mong con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ trong ngày đất nước sạch bóng quận thù, Bắc-Nam thông nhất. Chính tình thương, đức hi sinh, lòng vị tha và nhân hậu cao cả của những người mẹ nghèo yêu nước ấy đã góp phần làm nên chiến thắng hôm nay.
Sau khi đất nước “sạch bóng quận thù, Bắc-Nam thống nhất” thì ông Nguyễn Khoa Điềm chuyển đổi công tác từ nhà làm thơ sang nhà làm chính trị. Đám cháu con của “em cu Tai” cũng chuyển đổi chỗ ngủ, từ lưng mẹ sang lưng anh hay lưng chị:
Ru em vào giấc ngủ.
Anh đứng đó ê a …
Ba mẹ đi làm xa.
Em ơi ngon giấc nhé.
Cô gọi anh lên bảng.
Anh đọc cả lớp nghe.
Cô vội đi tìm chiếu.
Nhưng chiếu ở đâu ra?
Ba mẹ nơi chốn xa.
Thương con nhiều biết mấy.
Chiều nay trời đừng lạnh….
Mẹ mang gạo về rồi !!!
Ô! thằng em tỉnh giấc.
Bỗng nó nhoẻn miệng cười.
Anh ơi em hết ngủ.
Lưng anh ấm áp ghê!!!
Chân anh không cần dép
Áo anh xẻ cánh tay
Dây địu em mẹ xé…
…Áo rách mẹ hôm xưa.
Ngày mai em lớn lên
Lưng anh gù thêm chút.
Và rồi em có biết
Em lớn dậy có anh?
Ngày xưa “từ trên lưng mẹ, em đến chiến trường.” Nay trên từ lưng chị em ra thị trường để “làm kinh tế,” ngay tại lề đường, theo bản tin của trang Một Thế Giới:
“Những em bé H’mông dù lên 9, lên 10 hay chỉ mới lên 5, lên 6 cũng có thể kiếm ra tiền với vô vàn hình thức khác nhau, từ việc bán cành đào mỗi dịp Tết, bán những móc chìa khóa lưu niệm, bán dây trang trí đeo tay hay thậm chí chụp ảnh chung với khách du lịch rồi xin tiền…”
“Điều đáng sợ nhất đối với người H.Mong là hiện tại, đã có nhiều cô gái H.Mong chấp nhận làm gái điếm để bán mình làm giàu. Người Kinh khi nói về các cô gái điếm H.Mong thường dùng hai chữ ‘gà mọi’ hoặc ‘chơi mọi’ để giễu cợt, khinh khi” – như lời của Nhóm Phóng Viên Tường Trình Từ Việt Nam, nghe được qua RFA, vào hôm 8 tháng 5 năm 2015:
Cái ước mơ “mai sau con lớn làm người tự do” mà nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm dành (riêng) cho những người dân vùng xa, vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng năm nào – tiếc thay – đã không trở thành hiện thực. Sự thực, rõ ràng, đã không thiếu ê chề mà còn thừa cay đắng.
Nỗi ê chề và đắng cay này, từ nay, được thi sĩ Nguyễn Khoa Điềm gói gọn trong thơ – những câu thơ buồn thiu và yếu xìu hà:
Đất nước những năm thật buồn
Nửa đêm ngồi dậy hút thuốc vặt
Lần mò trên trang mạng tìm một tin lành
Như kẻ khát nước qua sa mạc
Chung quanh yên ắng cả
Cái khí thế (Anh trai cầm súng, chị gái cầm chông / Mẹ địu em đi để giành trận cuối) nay không còn nữa nên nhà thơ của chúng ta đã bị chê trách là “đổi giọng.”
Lời “chê trách” này khiến tôi nhớ đến nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn về một tác phẩm khác, viết lúc cuối đời, của một tác giả quen thuộc khác:
“Gọi là ‘Đi tìm cái Tôi đã mất’ cho sang. Ở đây tác giả không định đi tìm cái gì cả… Thế tại sao Nguyễn Khải lại viết ‘Đi tìm cái Tôi đã mất’? Theo tôi, trường hợp này cũng giống như Chế Lan Viên viết ‘Di cảo thơ’, và Tố Hữu tâm sự với Nhật Hoa Khanh. Thực chất cái việc các ông ‘cố ý làm nhòe khuôn mặt của mình’ như thế này là cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào mình đã sử dụng.”
Tình hình, rõ ràng, đã khác và khác lắm nếu đúng là nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có đang chuẩn bị “sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới” (theo tôi) cũng là chuyện tốt thôi. Lo xa vốn là một đức tính, không có gì để phải phàn nàn.
Tôi chỉ hơi “tâm tư” chút xíu về sự lựa chọn thời điểm xuất hiện trong thơ của ông Nguyễn Khoa Điềm: “Bây giờ tôi chỉ còn chường cái mặt tôi ra trong thơ.” Nhà thổ thì ai cũng có thể chường mặt ra vào bất cứ lúc nào, còn ở nơi được mệnh danh là cường quốc thơ mà chuyện ra/vào cũng (y) như vậy hay sao?
© Tưởng Năng Tiến
© Đàn Chim Việt
Tấm hình “em be gánh 2 bó rơm” còn hay hơn tấm hình cô bé Kim Cúc chạy bom Napal do nhiếp ảnh gia Nuk chụp thuở nào !!. Tronh lịch sử DCSVN ,theo tôi ,có 2 tấm hình “tiêu biểu “nhất : Đó là tấm hình
Em bé kéo lê Cờ Đỏ sao vàng trong cuộc đấu tố Cải cách ruộng đất ,mô tả thời kỳ CS bắt đầu”khai trương” chủ nghĩa Mác-Lê.! Tấm hình “em bé gánh 2 bó rơm” mô tả khi CS ở thời kỳ “hưng thịnh” !
Đề nghị Đảng đưa 2 tấm hình nầy vào danh bạ Lịch sử Đảng !! Đề nghị Viện Sử Học HàNoi”cổ xúy”. Các nhà Sưu tập Ảnh nên chụp lấy cơ hội ! Cám ơn Ông TNT đả sưu tạp tấm hình tuyệt-cú-mèo. Môt tấm hình nói lên đủ mọi chuyện.
Cả thiên hạ cùng Việt Nam đều lên án hàng xóm Bắc Kinh bành trướng gian giảo và thâm hiểm .
Đám con cháu ba Tàu , như cái mặt phèn phẹt họ Tưởng viết bài này – suốt đời chui rúc bới trong rác rưởi , để cố moi ra mà mửa cùng bầy ruồi bọ hóng hớt hùa theo .
Cả thiên hạ cùng Việt Nam đều lên án hàng xóm Bắc Kinh bành trướng gian giảo và thâm hiểm . Nhưng hai thằng tướng chóp bu của Quân Đội Nhân Dân VN lại phản động coi bọn giặc đế quốc là nước bạn thân thiết :
Phùng Quang Thanh : “Tôi thấy lo lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc. Tôi cho rằng cái đó là nguy hiểm cho dân tộc…” .
Trong buổi tiếp tân của Tòa đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội nhân kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Hồng Quân Trung Cộng, Nguyễn Chí Vịnh đã phát biểu: “Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng thân thiện và điều đó không bao giờ thay đổi “.
Cả thiên hạ cùng Việt Nam đều lên án hàng xóm Bắc Kinh bành trướng gian giảo và thâm hiểm .
Đám con cháu ba Tàu , như cái mặt phèn phẹt họ Tưởng viết bài này – suốt đời chui rúc bới trong rác rưởi , để cố moi ra mà mửa cùng bầy ruồi bọ hóng hớt hùa theo .( hết trích)
Kiên Trung lấy bằng cớ từ đâu để nói kiểu chắc nịch (và hằn học) rằng tác giả là ” con cháu ba Tàu, như cái mặt phèn phẹt họ Tưởng …”.Và nếu chỉ vì cái họ Tưởng ,thì có quyền kết luận là “tàu” và vì là tàu thì không cần bằng cớ , đi ngay đến kết luận ..” …suốt đời chui rúc bới trong rác rưởi,….vv…”, như thế cũng theo lối ” lý luận ” của Trung Kiên, thì Trung Kiên hãy viết rõ ràng Tên và Họ của mình ra ,để mọi người xét xem Trung Kiên có phải là” con cháu ba tàu, mặt phèn phẹt ….”không , và xem có “chui rúc bới trong rác rưởi, để cố moi ra mà mửa cùng bày ruồi bọ…” hay không?? Sao lại dùng bút hiệu Trung Kiên, mà không giám nói tên tuổi “ngon lành” thứ thiệt không sống trong rác rưởi của mình ?? Hèn thế ??
Sẵn nói đến ” con cháu ba tàu….. cái mặt phèn phẹt” vì có cái họ Tưởng , xin nhắc là bây giờ đang có nhiều người Việt Nam đang xét không chỉ cái họ, mà cả lai lịch, gia phả …..vv… của thằng hồ chí minh đấy !!
Riêng tôi, dù là lai lịch, gia phả, huyết thống thế nào ,không đủ để kết luận người đó có là “chui rúc bới trong rác rưởi” hay không, mà chính là đángh giá qua Việc Làm của người đó.
“Cả thiên hạ cùng Việt Nam đều lên án hàng xóm Bắc Kinh bành trướng gian giảo và thâm hiểm “.( trích lại)
Đúng , thiên hạ đang cùng Việt Nam, chứ đâu có ai hùa theo đám “cầm quyền” trên đất VN đang chỗng mông dâng đất, dâng đảo đâu ?? Trung Kiên nên ra trước cái đám nhà thổ ở Ba Đình mà chửi cái đám ấy mới đúng chứ ???
Vả lại,
Tác giả chỉ nói đến 1 nhả Thơ cơ mà, có nói dâng đảo dâng biển đâu ? chửi trật địa chỉ rồi !!
Lần sau tập đọc tiếng Việt sao để hiểu cho đúng nghĩa nhé ! chứ đọc tiếng Việt trình độ kiểu này, không khéo lại bị người ta nghi là ” …mặt phèn phèt….–suốt đời chui rúc bới trong rác rưởi ” đấy !!
Câu hỏi được đặt ra là: Tại sao có những “người trí thức ( ls Nguyễn Mạnh Tường, gs, Lê Văn Thiêm, triết gia Trần Đức Thảo, Phạm Xuân Ẩn, bs Dương Quỳnh Hoa,…gs Ngô Bảo Châu…)” lại bị những kẻ bồi tàu ( Hồ Chí Minh), tên hoạn heo ( Đỗ Mười) phu đồn điền (Lê Đức Anh),…viên y tá ( Nguyễn Tấn Dũng) dụ dỗ để rồi ngoan ngoãn vâng lời quay về với chúng sau đó suốt đời ân hận ( gs Ngô Bảo Châu rồi cũng sẽ…)?
Chương trình “Nhịp Cầu Yêu Thương” do Hội Việt Tộc tổ chức, sẽ diễn ra lúc 6 giờ 30 chiều ngày Thứ Sáu, 6 Tháng Mười, tại nhà hàng Mon Cheri, 12821 Harbor Blvd., Ste.D, Garden Grove, CA 92840, nhằm gây quỹ giúp đỡ đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên đang gặp khó khăn và thiếu thốn.
Nói với nhật báo Người Việt, Linh Mục Trần Công Vang cho biết chương trình “Nhịp Cầu Yêu Thương” là dịp để đồng bào hải ngoại cùng chung tay giúp đỡ cho đồng bào thiểu số ở Việt Nam.
“Mục đích của Hội Việt Tộc là muốn nâng cao đời sống của người dân tộc Tây Nguyên và quan trọng nhất là đem lại tri thức cho mọi người. Các em nhỏ ở trong rừng, trên núi không có điều kiện được đi học, nếu như không được đi học, các em sẽ không thể nào phát triển và văn minh được,” vị linh mục chia sẻ.
Linh Mục Vang kể, đồng bào dân tộc thiểu số gặp rất nhiều khó khăn, và có lẽ cái khó khăn nhất là gặp phải “định kiến kỳ thị.”
“Việc hoà nhập với xã hội là điều không dễ dàng, nhất là khi gặp phải những định kiến. Không phải ai cũng vượt qua chính mình, qua những định kiến không hay mà tiếp tục phấn đấu,” Linh Mục Vang nói.
“Tôi cám ơn những ân nhân bảo trợ cho chương trình đã chung tay góp phần gây quỹ, giúp đỡ cho đồng bào bị thiệt thòi của mình. Tôi hy vọng thông qua những khó khăn mà đồng bào hải ngoại chúng ta ở bên đây gặp phải lúc ban đầu, chúng ta sẽ có cái nhìn thông cảm sâu sắc hơn với cuộc sống của người thiểu số,” vị linh mục nói tiếp.
Hiện nay, ngoài giúp đỡ cơ sở y tế, hệ thống nước và vật chất cho đồng bào thiểu số, hội còn đang cấp học bổng cho hơn 2,500 em học sinh tiểu học và trung học và 200 sinh viên đại học. Ngoài ra, hội còn phát triển chương trình nhà trẻ và sinh hoạt cộng đồng cho các em nhỏ.
“Hiện tại, đối với các em tiểu học, mỗi em được học bổng $60/năm; trung học là $80/năm và đại học là $400/năm,” Linh Mục Vang cho biết. “Thông qua sách vở và kiến thức, tôi hy vọng các em có thể vượt qua mặc cảm, cảm thấy tự tin hơn, vượt qua chính mình và cuối cùng là có thể giúp đỡ người người khác.”
Hội Việt Tộc được thành lập vào năm 1998 sau khi Linh Mục Vang kết thúc chuyến đi đến Hồng Kông để giúp đỡ những người tị nạn và chuyến thăm quê hương sau nhiều năm ở nước ngoài.
Trong các lần tham gia chương trình do Dòng Chúa Cứu Thế tổ chức, Linh Mục Vang có dịp đến Tây Nguyên và chứng kiến được hoàn cảnh khó khăn và thiếu thốn của đồng bào dân tộc thiểu số.
Đến nay, sau hơn 10 năm hoạt động, Hội Việt Tộc đã thay đổi cuộc sống của hàng trăm hàng ngàn người thiểu số.
“QUÂN ĐỘI ĐI THEO ĐẢNG ĐƯỢC GÌ , MẤT GÌ ?” – Mai Hoa :
Tôi đã từng mất 21 năm trong quân ngũ, thời gọi là “đánh Mỹ”. Bố tôi mất 10 năm bộ đội thời đánh Pháp, cộng lại là 30 năm cầm súng theo đảng. Cả một thời trai trẻ qua đi trong bom đạn, lúc tuổi già nhìn ngẫm lại, thấy cả một thế hệ, đúng ra là hai thế hệ cầm súng theo đảng được mất những gì ?
Nếu cộng cả những cuộc chiến tranh biên giới đánh Tàu, đánh Campuchia, cộng cả những con dân đất Việt chết giữa biển khơi chạy nạn công sản, cộng cả những anh lính Cộng hòa hy sinh chống sự xâm lược của Bắc Việt, cộng cả dân thường chết vì bom đạn hai bên, thì cuộc chiến tranh theo Đảng cộng sản đã chất cả một núi cao xác người Việt Nam không dưới 5 triệu. Năm triệu người chết oan vì đảng, kéo theo 10 triệu người cha mẹ mất con, triệu triệu người mất chồng, mất anh em, mất người yêu, bè bạn. Cả một dân tộc Việt Nam còn đau xót qua nhiều năm nữa không nguôi.
Sự mất mát có thể là cần nếu thực sự cho đất nước hồi sinh rạng rỡ. Là người cha, có thể chết đi nếu mạng sống của mình cần để giành lại cuộc sống hạnh phúc, no ấm cho con cháu; sự hy sinh có ý nghĩa làm cho cái chết trở nên nhẹ nhàng và cao đẹp.
Nhưng, chúng ta hãy thử nhìn hiện thực ngày nay. Những kẻ giàu sang, bọn chúng cả một đời chưa phải nghe tiểng súng. Của cải của chúng nó được tích tụ bằng máu xương của bao người lính đã ngã xuống, để cha mẹ già bây giờ đang vật vã gối đất nằm xương vì mất đất, … bao nhiêu con cái của liệt sỹ bây giờ thất nghiệp; bao nhiêu người vợ liệt sỹ phải đi ăn mày ăn xin.
Giữa thời bình, quân đội được huy động cùng cánh sát chĩa súng vào dân, để bảo vệ cho lũ tư bản đỏ đi cướp đất của cha mẹ mình.
Quân đội bao năm đã bị đảng cộng sản lừa bịp; đã bao mất mát đau thương cho dân tộc. Ít nhất đã có 5 triệu người Việt Nam đã phải bỏ mạng trong những cuộc chiến tranh liên miên do đảng công sản Việt Nam khởi xướng, có phần góp sức mù quáng của quân đội.
Hỡi tất cả các bạn sĩ quan, chiến sỹ trong quân đội, chúng ta không thể cứ mù quáng đi theo Đảng Lừa này mãi mãi. Một đất nước dân chủ văn minh, Quân đội chỉ là lực lượng để bảo vệ tổ quốc, chống giặc ngoại xâm. Quân đội chỉ và vĩnh viễn là của nhân dân, trung thành vì lợi ích của nhân dân, chứ không bao giờ quân đội lại là của một đảng. Xã hội luôn tiến lên và thay đổi , các lực lượng chính trị cũng thay đổi, không có đảng nào là vĩnh cửu, không có chế độ xã hội nào là vĩnh viễn. Chỉ có Nhân dân, chỉ có Dân tộc Việt Nam là vĩnh viễn trường tồn.
BIẾT NÓI GÌ
Đọc xong chẳng biết nói gì
Bởi vì nói đúng khối người nẫy lên
Còn mà nếu bảo rằng sai
Có toàn bị chưởi hỏi ai dại gi
Cho nên bao chuyện nghĩ suy
Mỗi người mỗi cảnh biết gì nói đây
Ai mà không có mặt mày
Ai mà chẳng có óc đầu nghĩ suy
Thời gian rồi thảy trôi đi
Bao nhiêu mộng ảo cũng thì xóa theo
Nhưng mà sự thật mọi điều
Dễ ai che tối mặt trời được sao
Nên thôi bao chuyện tào lao
Trên đời vốn vẫn rạt rào như mưa
Vấn đề là chỉ con người
Khôn ngoan mới có cuộc đời nhân văn
ĐẠI NGÀN
(10/10/15)
Hỡi Anh Bộ Đội
Hỡi anh Bộ Đội,Thương Binh
Chắc anh đã thấy dân mình ra sao
Công Lao xương máu năm nào
Bây giờ lãnh đạo mang trao cho Tàu
Nam Quan, Bản Giốc còn đâu
Hoàng Sa biển rộng lần hồi cống dâng
Đời anh sống chết bao lần
Vì lòng yêu nước dự phần góp tay
Trắng đen rõ thật ban ngày
Cộng đảng chính thật một bầy độc tôn
Ngoảnh mặt bất chấp lòng dân
Phản bội xương máu giết mầm Tự Do
Việt Nam nguyên dẫy sơn hà
Mồ hôi công sức ông cha đắp bồi
Truyền thống dân tộc còn đâu
Lê-Nin, Các- Mác trị ngồi nước ta
Trong tay sẵn khẩu AK
Ngày xưa anh đã xông pha bao lần
Xin anh đừng chớ lừng khừng
Ra tay cứu độ thanh trừng kẻ gian
(Nguyễn Quốc Việt Hùng )
“CƯỜNG QUỐC” THƠ
Hai đồng một chục “nhà thơ”
Mua xong chất đống để chờ đổ đi
Không đổ đi biết làm gì
Để lâu càng thối hay chi cho đời
Than ôi “cường quốc” thơ ôi
Gần non thế kỷ thiệt tình là thơ
Gom bao khẩu hiệu vật vờ
Nhét vào tai trẻ ngây thơ mọi miền
Đúng là hệt chuyện thần tiên
Bo bo nhai đại rồi liền học thơ
Dễ chi không đến vật vờ
Trăm năm đều chỉ bơ thờ hơn đâu
Nhắc làm chi để nghẹn ngào
Toàn khoai lang sống lẽ nào là thơ
Mượn vay cảm xúc ơ hờ
Nhồi thêm công thức quả thơ sình lầy
Nhìn lên trời thấy mây bay
Ai gây nông nỗi thơ này là ai
Trăm năm kiểm lại nhân tài
Chỉ toàn rác mục hỏi ai tin nào
Đúng là đời chuyện tào lao
Thi ca công cụ lẽ nào khác đi
Bởi vì nghệ sĩ cu li
Thương vay khóc mướn hẳn thì thế thôi
DẶM NGÀN
(09/10/15)
con cóc mà biết nói năng
khoa-điềm thy sởi hàm răng không còn
nhà thổ mà bị đau…
khoa-điềm thy sởi không còn cái răng*
con cóc mà biết nói năng
khoa-điềm thy sởi hàm răng không còn*