WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Công hòa Hạ Viện: Chia năm xẻ bảy, cánh bảo thủ vỗ tay reo mừng

Ông Kevin McCarthy

Ông Kevin McCarthy

Khoảng gần trưa thứ Năm (mùng 8 tháng Mười 2015), cuộc họp của các vị dân cử Cộng Hòa Hạ Viện bắt đầu.

Tờ chương trình nghị sự vỏn vẹn chỉ có vài dòng: bỏ phiếu kín để chọn người đại diện cho đảng tranh chức Chủ Tịch Hạ Viện. Chừng 10 phút đồng hồ trước đó, ông Trưởng Khối Đa Số Kevin McCarthy đi ngang qua chỗ các nhà báo đứng đợi, chỉ đưa tay chào, không nói một lời nào cả. Mọi người nhìn theo ông, thầm bảo đó là người ngày hôm nay sẽ được đồng viện cùng đảng chọn, đến ngày 29 tháng Mười sẽ chính thức trở thành tân Chủ Tịch Hạ Viện (vì cánh Cộng Hòa đang chiếm đa số), thay thế cho ông John Boehner vừa từ chức hồi cuối tháng trước.

Người duy nhất không nghĩ chuyện sẽ xuông sẻ là ông Dan Lunquist, một nhân vật thân cận với bà Trưởng Khối Thiểu Số (Dân Chủ) Nancy Pelosi. Từ chiều hôm trước, ông nửa đùa nửa thật nói với nhân viên trong văn phòng “ngày mai, họ (Cộng Hòa) đánh nhau vỡ đầu cho mà xem”. Không những thế ông còn bảo “chưa chắc ông McCathy sẽ được chọn, vì cánh Tea Party không ủng hộ ông ta, khối dân biểu Texas cũng chưa quyết định bỏ phiếu như thế nào. Không có 2 lực lượng này, ông ta (McCarthy) khó có thể trở thành chủ tịch hạ viện”.

Dường như không mấy ai nghĩ điều đó sẽ trở thành sự thật. Không đầy nửa giờ sau khi cuộc họp bắt đầu, Dân Biểu Tom Cole mở cửa phòng họp bước ra, vừa đi vừa lắc đầu, nói “tôi không hiểu tại sao ông McCathy lại quyết định rút lui trong khi được sự ủng hộ của đa số. Tôi không hiểu nổi chuyện gì xảy ra”. Trước sự ngỡ ngàng của mọi người, ông Cole nói khá to “tôi không biết bước kế tiếp (của các đồng viện Cộng Hòa) sẽ như thế nào, nhưng ngay lúc này, không ai biết tình hình rồi sẽ ra sao”.

Tin ông McCarthy rút lui vào giờ chót tức khắc là tin nổi bật nhất của chính trường, đi kèm với đồn đãi về những lý do khiến ông không ham muốn giữ vai trò chủ tịch Hạ Viện.

Đồn đãi đầu tiên cho hay dù được sự ủng hộ của đa số nhưng số phiếu ông có được chỉ ở khoảng 175 cho đến 180 phiếu, tức chưa đủ để đảm bào ông sẽ là người kế nhiệm ông Boehner (muốn giữ ghế Chủ Tịch, cánh Cộng Hòa cần 218 phiếu), đồn đãi kế tiếp nói rằng ngay ờ lúc đầu của cuộc họp kín, phe Tea Party nói thẳng “sẽ bỏ phiếu không ủng hộ ông McCarthy” vì họ xem ông ta “là phó bản của ông Boehner”, người bị chỉ trích sẵn sàng nhân nhượng với Tòa Bạch Ốc Dân Chủ thay vì bảo vệ lập trường của đảng, dọa dẫm nếu ông McCarthy đại diện cho đảng tranh ghế chủ tịch Hạ Viện, có thể họ sẽ bỏ phiếu trắng hay không đi bỏ phiếu, mặc kệ chuyện kết quả có thể nghiêng về phía Dân Chủ. Ngoài ra, chuyện ông lỡ lời nói cánh Cộng Hòa lập Ủy Ban Điều Tra Benghazi để hạ uy tín của ứng cử viên Dân Chủ Hillary Clinton cùng là một nguyên nhân khiến ông nghĩ dù có dắc cử Chủ Tịch Hạ Viện đi chăng nữa, ông rất khó làm việc với chính những vị dân cử cùng đảng.

Không rõ những đồn đãi chính trị này đúng hay sai, chỉ thấy trong cuộc họp báo, ông đưa ra nhiều lý do như “nếu muốn là một tâp thể mạnh, chúng ta phải đoàn kết”, “cần một khuôn mặt mới (để xây dựng đoàn kết trong nội bộ đảng”. Ông cũng nhìn nhận để có thể làm tròn vai trò người lãnh đạo “tôi cần đủ 247 phiếu của tất cả các đồng viện cùng đảng, nhưng (tôi biết) không thể nào có được 247 phiếu”.

Thất bại của ông McCarthy được Tea Party xem là thành công lớn của họ về mặt chính trị.

Trả lời phỏng vấn trên đài MSNBC, người đồng sáng lập phong trào Tea Party Patriots là bà Jenny Beth Martin tươi cười cho hay “chúng tôi đã dựng chiến lược này từ nhiều năm trước, bây giờ mới đạt được kết quả như mong đợi là đẩy ông Boehner ra khỏi vai trò chủ tịch Hạ Viện và không để ông McCarthy lên thay thế”. Trên đài FOXNews, Thượng Nghị Sĩ Rand Paul cũng vui chẳng kém, nhắc lại lời cảnh báo ông đưa ra trước đây: “cử tri bảo thủ Cộng Hòa không hài lòng với những vị dân cử đại diện cho họ ở Washington D.C.” và áp lực buộc ông McCarthy phải rút lui vào giờ chót “là dấu hiệu cho tất cả các vị dân biểu, thượng nghị sĩ hiểu là người dân không bằng lòng với cách họ làm việc”. Trả lời phỏng vấn của đài NPR Boston, vị thượng nghị sĩ con cưng của Tea Party đồng thời cũng là một trong những ứng cử viên Cộng Hòa tranh cử tổng thống là ông Ted Cruz gọi “hôm nay là ngày đại thắng của phe bảo thủ”, “thành phần lãnh đạo đảng (ở Thượng và Hạ Viện) phải lắng nghe tiếng nói của cử tri, phải làm đúng những gì đã cam kết cử tri”. Ông Ted Cruz ví sự bực bội của cử tri bảo thủ “đang dâng trào như núi lửa” vì “chúng tôi mệt mỏi khi thấy giới lãnh đạo đảng không đứng lên chống lại chính sách của (Tổng Thống Dân Chủ) Obama”.

Chuyện xảy ra ở Washington D.C. cũng là để tài được ông tỷ phú Donald Trump nói đến trong cuộc vận động ở Las Vegas, Nevada. Ông Trump bảo chính trường Hoa Kỳ “đang ở trong cảnh cuồng điên”, người dân không tin tưởng vào các chính trị gia “mọc rễ mọc gốc” ở D.C. nữa, và đó “chính là lý do tại sao cử tri tin tưởng ở tôi, vì tôi là người làm việc chứ không làm chính trị”.

©Nguyễn Văn Khanh

© Đàn Chim Việt

 

Phản hồi