WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bắc Kinh – Washington: Cạm bẫy ngoài khơi Biển Đông

Tác giả: Patrick Saint – Paul (1)

Phong Uyên chuyển ngữ

Hạm đội Mỹ ở biển Đông. Hình mang tính minh họa - VnExpress

Hạm đội Mỹ ở biển Đông. Hình mang tính minh họa – VnExpress

Sự cạnh tranh giữa hai siêu cường nhất, nhì,, trên thế giới ở Á Đông đang làm căng thẳng tình thế ở biển Đông. Washington thách đố Bắc Kinh ngay tại sân sau của họ, khiến Trung Quốc nổi trận lôi đình. Ashton Carter, bộ trưởng bộ Quốc phòng Mỹ vừa báo tin ngày thứ Ba (13-10) tuần này, là quân đội Mỹ sễ đi tuần tra tất cả mọi chỗ mà luật quốc tế cho phép, kể cả phía Nam Biển Đông, quanh các đảo nhân tạo được xây dựng bởi nước CHNDTQ, để TQ bám vứu vào đó, đưa ra những đòi hỏi về lãnh thổ, mỗi ngày một thêm hung hăng.

” Để bất cứ một ai cũng không thể có sự hiểu lầm, Hoa Kỳ sẽ đưa máy bay, hạm đội, đi cùng mọi chỗ trên thế giới mà luật quốc tế cho phép, và Biển Đông cũng không nằm trong ngoại lệ “, người chủ tòa Ngũ giác báo trước như vậy. Lời tuyên bố này nhằm Bắc Kinh một cách không úp mở, trước những đòi hỏi của Tàu, gần như toàn bộ Biển Đông (3500 000km2), đường giao thông của 30% thương mại toàn cầu. Ngay tuần tới này, hải quân Mỹ sẽ bắt đầu cuộc tuần tra ngay trong lòng vòng 12 hải lý mà Trung Quốc đã tự đặt ra, quanh các đảo nhân tạo được xây dựng trên những tản san hô của quần đảo Trường Sa.

Tháng 9 vừa rồi, những hình ảnh vệ tinh nhân tạo thâu thập được bỏii Trung tâm Chiến lược Nghiên cứu Quốc tế (Center for Strategic and International Studies ), cho thấy một đường bay thứ Ba đã được xây trên quần đảo Trường Sa, trái ngược với những lời khẳng định của Bắc Kinh là nước CHND đã hoàn thành mọi công trình trên các đảo còn trong tranh cãi. Từ một năm nay, Bắc Kinh làm vội vàng những công trình đắp biển khổng lồ, để biến những tảng đá san hô thành những hải cảng và những cơ sở hạ tầng khác nhau.

Lo sợ một cú võ lực (Coup de force)

Washington và các nước quanh vùng đều lo sợ Trung Quốc làm một cú võ lực để có thể, từ quần đảo Trường Sa; kiểm soát được một trong những con đường hàng hải chiến lược trên hoàn cầu. Trường Sa, gồm chừng một trăm hòn đảo nhỏ và những tản đá không người ở, đang nằm trong sự đòi hỏi chủ quyền, toàn thể hay một phần, giữa các nước Việt Nam, Philippines, Mã Lai Á, và Brunây. ” Biến một mỏm đá ngầm dưới biển thành một đường bay, không thể tạo ra bất kỳ một chủ quyền nào, cũng như không thể tự áp đặt những giới hạn về thông thương hàng không và hàng hải quốc tế “, bộ trưởng Carter mới đây bình luận như vậy.

Trung Quốc, một mặt tự khẳng định không phải là nguyên nhân sự quân sự hóa của cả vùng, một mặt cảnh báo sẽ không dung thứ bất kỳ một xâm phạm nào trên vùng nước mà TQ coi là mình có ” chủ quyền không thể chối cãi được “. ” Tôi muốn nhấn mạnh đến sự có một vài nước mới đây vẫn muốn phô trương bắp thịt quân sự ở miền Nam biển Trung Hoa “, Hua Chunying, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố như vậy, với hàm ý muốn kết tội Washington đang khích động sự căng thẳng.

Báo chí lề phải Trung Quốc kết tội, không úp mở, Hoa Kỳ đang làm sự căng thẳng tăng lên một cách nguy hiểm, đưa đến sự TQ sẽ phải trả đũa lại, trong trường hợp nào đó. ” Trung Quốc sẽ có những phương cách chống lại nếu hải quân Mỹ bắt đầu sự tuần tra trong vùng ” dù phải đi đến sự đối chọi nhau, Wu Shicun, giám đốc Học viện Quốc gia về Biển Đông, khẳng định như vậy, trong Toàn cầu Thời báo.

© Phong Uyên

© Đàn Chim Việt

—————————————————-

(1) Phái viên nhật báo Le Figaro tại Bắc Kinh. Bài đăng trên Le Figaro ngày 16-10-2015

12 Phản hồi cho “Bắc Kinh – Washington: Cạm bẫy ngoài khơi Biển Đông”

  1. Minh Đức says:

    Ngày 26 tháng 10, 2015, hãng tin Reuters loan tin tổng thống Mỹ Obama chấp thuận cho gửi chiến hạm USS Lassen, do hạm trưởng Lê Bá Hùng chỉ huy, đi vào khu vực trong vòng 12 hải lý tại các đảo Subi và Mischief của quần đảo Trường Sa để khẳng định là Mỹ không xem các đảo này thuộc chủ quyền của Trung Quốc mà vẫn chỉ là thuộc hải phận quốc tế. Hai đảo Subi và Mischief đều nằm dưới mặt nước khi thủy triều lên vì thế theo luật quốc tế, hai đảo này không được xem như là đảo thật sự. Dù cho Trung Quốc có xây thêm trên hai đảo này thì cũng theo luật quốc tế,. hai đảo này cũng vẫn không trở thành một phần của lãnh thổ của Trung Quốc mà vẫn là nằm trong hải phận quốc tế. Nếu Trung Quốc tấn công tàu của Mỹ thì có nghĩa là Trung Quốc tấn công tàu của Mỹ trong hải phận quốc tế. Lỗi là về phần Trung Quốc.

    • phamminh says:

      Theo tôi biết thì Đại tá Le Ba Hung từng là Ham trưởng USS Lassen trong 2 năm 2009-2010 khi ông còn là Trung tá, có đưa USS Lassen (DDG-82) vào Da Nang năm 2009. Năm 2014 ông thăng cấp Đại tá thì được thuyên chuyển về làm Hải đội trưởng HD 7 trục lôi hạm cũng thuộc Hạm đội 7 TBD. Hạm trưởng USS Lassen hiện nay là Trung tá Michael Adam Smith (từ năm 2013). Từ lúc HT Le Ba Hung rời USS Lassen đến nay đã có đến 3 đời hạm trưởng khác thay thế. Bác Minh Đức nói USS Lassen do hạm trưởng Lê Bá Hùng chỉ huy là nhớ nhầm những năm trước hay muốn nói chiến hạm này dưới quyển chỉ huy của ông LBH hay chính ông LBH đã trở lại làm hạm trưởng chỉ huy USS Lassen đi vào Trường Sa? Cám ơn.

      PM

    • Tudo.com says:

      @Minh Đức: “Nếu Trung Quốc tấn công tàu của Mỹ thì có nghĩa là Trung Quốc tấn công tàu của Mỹ trong hải phận quốc tế. Lỗi là về phần Trung Quốc.”

      Nếu Trung Cộng tấn công tàu Mỹ là có nghĩa Tập Cận Bình ăn gan Rồng, và nhiều người/ nhiều nước cũng mong ước ông Tập đã ăn rồi một nồi gan Rồng !

      Một điều có thể Phản tác dụng khi tàu Mỹ áp sát 12 hải lý là cái cớ cho TC lộ mặt quân sự hoá các công sự mà TC đã xây dựng trong những năm qua. Bởi vì từ trước tới nay lúc nào TC cũng láo là chỉ xây dựng những công trình dân sự.

      Nếu sự Phản tác dụng nầy xãy ra, Obama sẽ làm gì ?

      P/s: Tấn công, nghĩa là TC bắn lũng banh, bắn chìm chiến hạm USS Lassen, chứ bắn vài hoả pháo chỉ thiên thì không đúng nghĩa.

  2. Quân Mỹ “muốn khóc” vì hệ thống tác chiến điện tử Nga ở Syria và tụt hậu kỹ thuật quân sự trước cả Trung quốc.
    Thứ Bảy, ngày 24/10/2015 09:58 AM (GMT+7)
    theo báo chí Đức thì Hệ thống tác chiến điện tử của Nga ở Syria đã chứng minh được tính vượt trội của mình so với Mỹ. Lí do là gì?
    Ở Ukraine và Syria, quân đội Nga đang sử dụng các thiết bị điện tử tối tân để làm nhiễu sóng máy bay không người lái và chặn đứng khả năng giao tiếp trên chiến trường của các đơn vị chiến đấu – khiến Mỹ phải rơi vào tình cảnh khốn đốn.
    Tín hiệu gây nhiễu đến vào những thời điểm khác nhau, cách thức riêng biệt. Quân đội Ukraine cũng như các máy bay không người lái do Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) sở hữu đều lâm vào tình cảnh tương tự: quân đội Nga đang đẩy họ vào thế phải “dò dẫm tìm đường”.
    quan my “muon khoc” vi he thong tac chien dien tu nga o syria hinh anh 1
    Hệ thống tác chiến điện tử hiện đại Krasukha-4 của Nga
    Đó chỉ là một tính năng của hệ thống tác chiến điện tử hiện đại phía Nga sử dụng khiến quân đội Mỹ phải giật mình. Đối diện với hệ thống hiện đại được sử dụng ở Ukraine và sau này là Syria – những thiết bị như Krasukha-4, máy làm nhiễu radar và máy bay chiến đấu – các sĩ quan quân đội Mỹ đã phải thừa nhận rằng họ đang rất vất vả để liên lạc với nhau.
    Hệ thống Krasukha-4 được thiết kế để hạ gục các mục tiêu trên không như máy bay không người lái hoặc tên lửa dẫn đường radar thông qua phương pháp gây nhiễu điện từ. Thậm chí, nó còn đủ mạnh để vô hiệu hóa các vệ tinh do thám bay ở quỹ đạo thấp của trái đất cũng như phá hủy vĩnh viễn hệ thống vô tuyến điện tử của mục tiêu.
    quan my “muon khoc” vi he thong tac chien dien tu nga o syria hinh anh 2
    Một góc nhìn khác của hệ thống Krasukha-4
    Tầm tác chiến hiệu quả của Krasukha-4 đạt từ 150km tới 300 km. Tuy nhiên, nó nằm trên một hệ thống di động nên Nga có thể thay đổi linh hoạt vị trí của Krasukha-4. Thiết bị này được coi là sát thủ của hệ thống chiến tranh điện tử đối phương.
    Hệ thống này không chỉ có khả năng che giấu các hoạt động của quân đội Nga mà còn theo dõi vũ khí NATO cũng như hệ thống điện tử mà khối quân sự này sử dụng. Từ đó, Krasukha-4 dễ dàng vô hiệu hóa hoặc làm gián đoạn quá trình thu thập thông tin tình báo của đối phương. Máy bay không người lái do thám là mục tiêu dễ bị tổn thương nhất bởi Krasukha-4.
    Đại úy Ben Hodge chỉ huy một đơn vị lính Mỹ tại châu Âu đã nói rằng hệ thống tác chiến điện tử tại Ukraine của Nga làm ông “muốn khóc”. Một sĩ quan khác là Ronald Pontius khẳng định, “không thể nghi ngờ rằng chúng ta đang tụt hậu so với nhu cầu tác chiến đòi hỏi”.
    Chiến tranh điện tử bắt đầu được chú ý từ khi Nga tiến vào lãnh thổ Crimea mùa xuân năm 2014. Ngay khi quân đội Nga có mặt tại khu vực này, quân đội Ukraine phát hiện rằng radio, điện thoại không thể sử dụng được. Tổ chức OSCE thông báo rằng các máy bay không người lái lượn trên bầu trời miền Đông Ukraine “trở thành mục tiêu làm nhiễu sóng” và buộc phải hủy nhiệm vụ giữa chừng.
    Đại tá Jeffrey Church, chủ nhiệm phòng tác chiến điện tử quân đội Mỹ trả lời phỏng vấn báo Foreign Policy: “Họ (quân đội Nga) có nhiều trung đội, tiểu đoàn, lữ đoàn tham gia vào nhiệm vụ tác chiến điện tử”. Những đơn vị đó “sử dụng thiết bị tác chiến điện tử riêng biệt, lệnh chỉ huy tác chiến riêng biệt,” ông nói.
    Hiện tại trong một tiểu đoàn của quân đội Mỹ thường giao 2 lính phụ trách nhiệm vụ tác chiến điện tử, và họ “phải làm việc 24 giờ liên tục” chống lại các kẻ thù được trang bị hiện đại. Công việc bao gồm lập kế hoạch, hợp tác với các đơn vị tiểu đoàn khác, đảm bảo máy làm nhiễu và phương tiện liên lạc thông suốt. “Như thế là quá nhiều việc cho 2 người”, đại tá Church khẳng định. “Làm sao có thể duy trì một cường độ làm việc hiệu suất cao để chống trả quân thù được?”
    Nhìn vào khả năng tác chiến của Moscow, Phòng nghiên cứu quân sự quốc tế Mỹ đánh giá Nga “sở hữu các trang thiết bị tác chiến điện tử hiện đại và tăng dần về số lượng; các chỉ huy và lãnh đạo hiểu được tầm quan trọng của những thiết bị này”. “Khả năng che mắt hoặc ngăn chặn giao tiếp, liên lạc giúp nắm lợi thế lớn trên chiến trường khi chiến đấu với những kẻ thù mạnh hơn.”
    Hệ thống tác chiến điện tử của Ukraine quá thô sơ nên không thể so sánh được với các thiết bị hiện đại phía quân đội Nga sử dụng. Ông Dmitry Gorenburg, một nhà khoa học cấp cao thuộc tổ chức CNA đánh giá, “đây không phải là sự khiêu khích nhằm vào Ukraine, NATO mà thực ra là nhằm vào đối thủ khác đáng gờm hơn.”
    Dù quân đội Mỹ đã cố gắng cập nhật và trang bị hệ thống tác chiến điện tử nhưng có vẻ tiến trình còn mất kha khá thời gian. Trong khi đó, đại tá Church nói rằng binh sĩ cần phải được tập huấn trong một cuộc chiến hoàn toàn mới – một thế trận phụ thuộc nhiều hơn vào các vũ khí điện-từ hiện đại là chủ lực của quân đội Nga trong tương lai gần.
    “Chúng ta phải thử thách bản thân hơn nữa thôi,” đại tá Church nói. “Phải tập luyện như thể ngày mai đi chiến đấu vậy…Hiện tại thì vẫn chưa ổn chút nào!”.
    Còn Trung quốc đang đe dọa tầu chiến Mỹ vào biển đông vì họ đang sở hữu hỏa tiễn có tầm bắn xa 1500 km trong khi hỏa tiễn trên Hạm đội Mỹ chỉ có tầm bắn xa 800 km nên sẽ trở thành mục tiêu cho Trung quốc thiêu đốt. Ông MrCaim đã lên án OBama không chịu nhìn thấy sự thua kém quân sự kỹ thuật với Nga và Trung quốc hiện nay. Vai trò lãnh đạo ssoos 1 của Mỹ đã tan vỡ như bong bóng xà phòng trong cuộc chiến ở Trung Đông trước Nga và nay sẽ là tụt hậu với Trung quốc.

    • phamminh says:

      Vậy là Mỹ sắp “giẫy nẫy hoài mà không chết” đến nơi rồi.

      Sao quân đội Mỹ hèn thế nhỉ? Chưa từng thấy một đại úy của quân đội nào thú nhận với mọi người rằng thấy vũ khí địch hiện đại mà sợ “muốn khóc” và một đại tá cũng thú nhận quân lính của mình cần phải huấn luyện hơn nữa mới chống trả được địch quân trong tương lai gần. Và cả cái ông MrCaim nào đó cũng đã lên án ông OBama nào đó không chịu nhìn thấy sự thua kém quân sự kỹ thuật với Nga và Trung quốc hiện nay. Chính phủ Mỹ phải đem 3 tên này ra tòa án quân sự tặng cho chúng vài chục tấm lịch là vừa. Tôi nói ông MrCaim và OBama nào đó vì không biết có phải ông McCain và ông Obama không? Viết cái tên của hai người quan trọng như vậy còn không đúng nhưng lại thích xào nấu, chế biến tin vịt chiến lược, chiến thuất, tác chiến điện tử của các cường quốc.Chỉ hỏa mù, tạo ấn tượng, tuyên truyền Nga, Tàu mạnh hơn Mỹ đối với người nghe thuộc loại lớp ba trường làng của thế kỷ trước của nước XHCN. Đọc nghe muốn ói.

      Một tiểu đoàn (cho là chỉ riêng tại bộ chỉ huy tiểu đoàn, không gồm các đại đội, trung đội) mà chỉ có 2 nhân viên phụ trách tác chiến điện tử phải làm việc 24/24 ? Chỉ cần vài ngày là 2 tên này kiệt sức hệ thống truyền tin, tác chiến điện tử dẹp tiệm hết thế là Nga không đánh cũng thắng.

      Mỹ đã đem tàu chiến vào Trường Sa, chờ xem TQ đánh Mỹ kiểu nào và xem Mỹ chạy kiểu nào?

      Trần Thành chờ xem và ráng cầu nguyện cho TQ đánh thắng Mỹ để TQ trở thành cường guốc số I thế giời để VN núp dưới cái dù đó mà hưởng quyền, hưởng lợi cho dù VN có mất biển, mất đảo, mất nước và dân tộc VN có bị đồng hóa thành Tàu phù. Đúng là vừa ngu vừa phản động thứ thiệt.

      PM

    • Trần Thổi Đít says:

      . . .”hệ thống tác chiến điện tử Nga”. . tử là chết, có nghĩa là xe tăng Nga bị chết rụi mấy chục chiếc vì những trái hoả tiển TOWs của Mỹ chứ gì ?

      Chiến sĩ nái phi cơ Trần Thổi Đít nên. . .bơi máy bay qua đó đậu trên mây rình coi mấy thằng bắn TOW đó ở đâu mà hạ nó chứ cứ ở trên mạng phùng mang thổi đít Putin thì coi sao được tình đồng chí, phải không ?

  3. BIỂN NGÀN says:

    CON VOI VÀ CON CỌP

    Trung Quốc như con voi
    Còn Mỹ như con cọp
    Con voi khi nằm im
    Cọp giả vờ không thấy

    Con voi nằm im đó
    Con chồn mà đi qua
    Thấy lù lù một đống
    Vẫn ngỡ là phe ta

    Con voi nằm cản mũi
    Ở ngay trước cửa nhà
    Cụp tai giả đò ngủ
    Con chồn càng thiết tha

    Con cọp vẫn thản nhiên
    Chuyện ai người nấy biết
    Chừng nào voi tránh mặt
    Thì can gì đến ta

    SÓNG NGÀN
    (19/10/15)

    • MƯA NGÀN says:

      VIỆT GIAN

      Thằng này đúng thật Việt gian
      Vốn là dốt nát nên càng đáng thương
      Đọc vô ai nấy tỏ tường
      Khỏi khai ai cũng biết mày là sao

      Động quan thầy là mầy lại rú
      Nói Việt gian chỉ thế mà thôi
      Sẳn sàng bán nước cầu vinh
      Dẫu là một cắc cũng tin xộp rồi

      BẠT NGÀN
      (20/10/15)

    • Nguyễn Kim Nên says:

      Hơi đâu mà cãi Việt gian?

      Tàu thì nó ôm nó hầu
      Dân thì nó đạp ngóc đầu không lên
      Suốt đời ăn dối nói gian
      Đảng cướp ăn bám, công an cướp ngày

      Bám đít Tàu, coi dân như cỏ rác
      Van xin Mỹ, sợ mất đảng như chơi
      Trời ơi, ngó xuống mà coi
      Lũ ma lũ quỷ làm toi nước này.

  4. Nguyễn Văn says:

    Sự xoay trục 60% sức mạnh quân sự với hiệp ước TPP về kinh tế là để kiềm hãm, nhưng liệu kiềm hãm không được thì Mỹ có gây chiến tranh với Tàu? Có phải đây là bước chuẩn bị cho chiến tranh trong những năm sắp tới?
    Một câu hỏi là nếu chiến tranh Tàu/Mỹ không xảy ra thì liệu Mỹ còn uy tín với đồng minh và năng lực để bảo vệ lợi ích của mình ờ Á Châu Thái Bình Dương – hiện tại và tương lai – khi Tàu ngày càng bành trướng? Bị lấn lướt, đe dọa, mà không dám đáp trả thì coi như là yếu, và không dám đương đầu thì… sẽ thua. Nói đã nhiều, đã đủ, và lời nói không còn đủ sức mạnh làm địch sợ thì cần phải có hành động. Mỹ phải có hành động, dù đã trễ.

    Những đảo mà Tàu đã dùng vũ lực đánh và đang chiếm giữ và đang xây dựng thêm ngoài khơi Biển Đông cả thế giới đều biết rõ nó không thuộc về Tàu mà do cướp đoạt thì Tàu không đủ lý lẽ pháp lý gọi là lợi ích của mình. Nhưng để có quyền cấm/cản Mỹ hoặc bất cứ nước nào đi vào phạm vi 12 hải lý, Tàu dùng sức mạnh kinh tế gây chia rẽ, và quân sự uy hiếp các nước nhỏ trong khu vực, và hầu như không nước nào dám đương đầu trực tiếp về quân sự. Riêng Mỹ, nếu cũng không dám đương đầu thì quyền lợi rồi cũng sẽ bị va chạm, trừ phi chấp nhận bỏ chạy, còn không thì sớm hay muộn rồi chiến tranh cũng phải xảy ra.

    Thế giới ngày đang thay đổi. Tàu ngày lớn mạnh và uy hiếp cả thế giới; Nga cũng đang cố gắng xây dựng lại sức mạnh quân sự tìm cách gây lại ảnh hưởng ở Trung Đông và sẽ không làm ngơ khi quyền lợi ở Á Châu bị thiệt thòi; Nhật sẽ vươn lên thành cường quốc quân sự ở Á Châu vì sự sống còn; Ấn cũng đang vươn lên và cả Nhật sẽ là đồng minh cần thiết cho Mỹ; Úc không mạnh nhưng đủ để trợ lực; Việt Nam, nước bị mất mát nhiều nhất nhưng lại khiếp nhược trước kẻ thù… Đồng minh nhiều nhưng liệu Mỹ sẽ từ bỏ quyền lợi của mình hay sẽ gây chiến tranh?
    Chẳng lẽ Mỹ lại sợ chiến tranh!?

    nv

    • tonydo says:

      Theo em, những gì đã và đang xẩy ra từ sau thế chiến thứ hai và nhất là say khi 5 cường quốc nguyên tử đã ký vào (Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân), (Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc), họ đã và sẽ không trực tiếp có chiến tranh với nhau.

      Thuyền bè của mọi quốc gia sẽ vẫn được đi lại thoải mái qua biển Đông. Chiến tranh ở vùng Đông Á chắc chắn sẽ có.

      Vấn đề là nước nào sẽ là (Syria, Afghanistan, Irag, Kuwait, bán đảo Crimea-Ukraine..v.v.)?
      Chúng ta không đoán một cách chính xác được. Nhưng kinh nghiệm cho thấy:
      Nước nào nội bộ không yên ổn thì nước đó sẽ là nơi cho bom đạn Mỹ, Nga, Tầu tung hoành khói lửa.
      Phải chờ coi bác Nguyễn Văn ạ!

Leave a Reply to phamminh