WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

KTS Nguyễn Trọng Kha- Người 2 lần bỏ nước ra đi

TS Kha từng vượt biên như một thuyền nhân. Ảnh mang tinh minh họa

TS Kha từng vượt biên như một thuyền nhân. Ảnh mang tinh minh họa

Năm 1949 tôi lên tàu thủy đi du học ở Pháp với ý định sẽ quay về Việt Năm hành nghề và giảng dạy kiến trúc đặng vóp phần xây dựng đất nước. Tốt nghiệp xong, đất nước đang còn chìm đắm trong súng đạn. Tôi đành ở lại Pháp đợi chờ hòa bình nên quyết tâm không mở văn phòng và lập gia đình với người nước ngoài vì như vậy là một cách cắm rễ vĩnh viễn ở trên đất người. Sau bao nhiêu năm sống vất vưởng không mục đích, buồn chán và thối chí như người mất hồn. 1970 tôi quyết định về Việt Nam (tất nhiên là về Sài Gòn) và tự nguyện ở lại quê hương trong mọi từng huống chính trị.

1975, tôi không thay đổi lập trường mặc dầu mọi người chung quanh tôi cho tôi là một người điên. Tôi biết trước là sẽ có một đời sống rất khó khăn về mặt tinh thần cũng như vật chất. Tôi ở lại và chỉ giữ lại một cái đồng hồ báo thức, một cái quạt máy và một tủ lạnh nhỏ vì đó là ba thứ cần thiết cho đời sống hàng ngày. Độc thân, tôi giọn nhà đến ở chung với gia đình người em gái (vô tình kẹt lại) ở đường Tú Xương. Gia đình em tôi tổ chức vượt biên vì ông chồng là thuyền trưởng đường dàì (capitaine de long cours). Hai vợ chồng em tôi thuyết phục tôi cùng đi, nhưng tôi từ chối vì đã quyết tâm ở lại tham gia xây dựng đất nước.

Vì trong ngôi nhà tôi ở có người vượt biển nên chính quyền quận Ba bắt tôi phải bỏ nhà ra đi ở nơi khác ví đường Tú Xương được « dành riêng cho cán bộ cao cấp ». Tôi từ chối vì họ không cho tôi một căn hộ khác. Một hôm, hai cán bộ cầm súng « khuyên » tôi phải tuân lệnh. Tôi đành ra đi với một cái túi quần áo trên một cái xe đạp mới mua. Lang thang chẳng biết đi đâu. Cuối cùng tôi trình bày hoàn cảnh của tôi cho anh Hồng Đào, KTS quân đội « giải phóng » phụ trách quản lý trường kiến trúc. Anh Hồng Đào cho tôi một cái giường trong phòng ngủ của các giáo sư ở Hà Nội vào Sài Gòn công tác. Ở đấy một thời gian (một vài tháng nếu tôi không nhớ nhầm), anh em KTS trẻ cựu sinh viên kiến trúc Sài Gòn làm việc ở Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố có thổ lộ vấn đề của tôi với ông Chủ Tịch Thành Phố, KTS Huỳnh Tấn Phát. Ông này ra lệnh phát cho tôi một căn hộ một phòng ở đường Nguyễn Huệ (Quận I). Một vài người bạn của tôi bị kẹt ở lại thường hay lui tới với tôi và hay cười hỏi tôi đã « sáng mắt chưa… ». Để nuôi một chút hy vọng tôi trả lời rằng cứ để cho người ta có thời gian tổ chức lại xã hội, mặc dầu cái mộng tham gia xây dựng lại đất nước đã bắt đầu tan vỡ. Nhưng sau mấy khóa học tập chính trị dành cho giáo sư đại học và sau hai năm quan sát hoàn cảnh của đất nước và ngõ cụt đau đớn của dân tộc, tôi nhận thấy một cách rất rõ ràng và chắc chắn là đảng Cộng Sản đang tàn phá xã hội và tiêu diệt văn hóa Việt Nam. Tôi cảm thấy phạm tội quá lớn vì tham gia tiếp tay cho chính quyền Cộng Sản.phá hoại đất nước đến tận gốc rễ. Tôi quá thất vọng và hối hận. Cuối năm 1977 tôi quyết định liều mình đem vợ con đi vượt biển và chấp nhận chờ đợi tử thần. Vượt biển ba lần đến 1979 mới thành công.

Vượt biển không phải để đi tìm tự do vì ngay từ đầu, trước ngày 30 tháng Tư tôi đã quyết định hy sinh tự do cá nhân để theo đuổi một lý tưởng cao cả hơn. Trở lại đất Pháp là một tình cờ vì được con tàu Hải Đảo Ánh Sáng của Bác Sĩ Thế Giới của Pháp cứu vớt. Trong suốt thời gian ở Paris tôi lại tự nguyện « làm một cái gì đó » và tham gia nhóm Thông Luận chủ trương tranh đấu cho quyền làm người, cho tự do dân chủ đa nguyên qua con đường bất bạo động….

Năm 1986, ở Trung Quốc Triệu Tử Dương đang làm Tổng Bí Thư lãnh đạo nước Xã Chủ Nghiã « đàn anh » của Việt Nam. Tôi có một ông bạn già. Ông ấy là người Việt gốc Hoa và cũng là « bạn đánh cờ làm thơ » với Triệu Tử Dương. Tôi nhờ ông ta nói một tiếng với Triệu Tử Dương can thiệp để tạo cơ hội cho tôi dẫn phái đoàn sinh viên kiến trúc Paris trao đổi văn hóa với Trung Quốc. Phái đoàn sinh viên của tôi là phái đoàn Phương Tây đầu tiên được bước vào Trung Quốc, ở Quảng Đông, qua ngõ Hồng Kông. Quảng Đông mới mở cửa vẫn chưa có xe ôtô tư nhân, thành phố vắng người và yên tĩnh. Phái đoàn chúng tôi được đón tiếp một cách khá cởi mở, được tiếp xúc nói chuyện thẳng với sinh viên, nhưng không được đi ra ngoài không gian của trường kiến trúc. Sinh viên Pháp quen thói nghịch ngợm, trèo tường trốn đi chơi bị công an vây quanh Đại Học tóm vẹn…

Mục đích thực chuyến đi công tác ấy của tôi là tìm cách sang Trung Quốc gặp đại diện chính trị ở Quảng Đông (nhờ anh cán bộ thông dịch viên giới thiệu) để biết sự thật quan hệ Việt Trung vì người anh cả Xã Hội Chủ Nghĩa đánh phá miền Bắc và đánh chiếm Trường Sa. Vậy chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam sự thực là thế nào. Anh cả Xã Hội Chủ Nghĩa lại đi đánh chiếm đất của đàn em « môi hở răng lạnh ». Lúc bấy giờ Triệu Tử Dương, Tổng Bí Thư lãnh đạo đảng Cộng Sản T.Q. là người chủ trương dân chủ hóa đời sống chính trị Trung Quốc. Vậy Trung Quốc có chủ trương dân chủ hóa đàn em không ? (Sau vụ Thiên An Môn, Triệu Tử Dương bị Đặng Tiểu Bình hạ bệ, chiếm quyền lãnh đạo Đảng và Trung Quốc). Trong cuộc tiếp xúc hai tiếng đồng hồ của tôi với phái đoàn chính trị Quảng Đông, chúng tôi nói chuyện vòng vo và không đi thẳng vào vấn đề quan hệ thực giữa hai Đảng và hai nhà nước anh em Xã Hội Chủ Nghĩa. Phái đoàn Trung Quốc rất khôn khéo, khi tôi đề cập đến vấn đề quan hệ Trung Quốc-Việt Nam thì họ nói quanh co và không bao giờ đề cập thẳng đến vấn đề « dân chủ hóa » đời sống chính trị của Trung Quốc và không nhắc đến đảng Cộng Sản Việt Nam hoặc phong trào chống cộng Việt Nam ở nước ngoài.. Tôi hiểu ngầm rằng đảng Cộng Sản Trung Quốc vẫn xem đảng Cộng Sản Việt Nam là anh em và cuộc đánh chiếm Hoàng Sa, Trương Sa và miền Bắc Việt Nam là vấn đề khác, không liên can với nhau. Tôi hiểu ngầm và chắc chắn như vậy và không cần nói thẳng trắng ra trắng đen ra đen. Vài ngày sau, tôi có mua một bản đồ thành phố Quảng Đông. Phía sau bản đồ ầy là bản đồ Trung Quốc. Tôi rất ngạc nhiên là biên giới Trung Quốc đã được vẽ kéo dài xuông tận Inđôsia mà ngày nay người ta gọi là Biên Giới Lưỡi
Bò Chín Đoạn. Về đến Paris tôi báo cáo và kết luận với anh em Thông Luận rằng đảng Cộng Sản Trung Quốc vẫn là kẻ thù của Việt Nam và họ không bao giờ có thể là đồng minh của mình được ( lúc bấy giờ một số người Việt tị nạn ở nước ngoài đã lầm tưởng như vậy).

Năm 1987 ông Đỗ Mười tuyên bố mở cửa đi lại trao đổi với các nước phương Tậy « tư bản bóc lột » và chúc mừng nhân dân Việt Nam tự do làm ăn buôn bán thành công. Tôi bèn đề nghị trường kiến trúc Paris-Nanterre, nơi tôi đang giảng dạy, trao đổi văn hóa với trường kiến trúc Sài Gòn. Bộ Giáo dục Pháp đồng ý và dành một ngân sách.nhỏ cho công tác này. Lợi dụng cơ hội ấy tôi thuê xe đi một vòng ra Hà Nội và có ghé Vinh ba ngày vì Uỷ Ban Nhân Dân Vinh nhờ tôi tư vấn quy hoạch. Đây là cơ hội để tôi đi tham quan vùng xa vùng sâu… Trong chuyến công tác này tôi biết rõ hơn tình hình đất nước Việt Nam thời mới mở cửa : Dân chúng từ Nam ra Bắc đều có vẻ hớn hở vui tươi. Hà Nội khác hẳn với Hà Nội 1979 (trước khi vượt biển tôi được đề cử đi công tác trình bày ba dự án cho Nhà Bảo Tàng Hồ Chí Minh do tôi điều khiển sinh viên kiến trúc Sài Gòn sáng tác). Hà Nội bây giờ nhộn nhịp hẳn, dân chúng tươi cười vui vẻ tử tế, đạp xe vù vù trên đường phố. Hà Nội 1979 là một thành phố chết vô hồn. Người ta đạp xe chậm rãi, mặt nhìn thẳng phía trước, không ai nhìn ai, tựa như thiên hạ đã mất hồn… Tôi vào một café chui. Ở đấy toàn người quen trong xóm đang uống trà và trò chuyện. Thấy tôi là người lạ nên không ai nói chuyện gì nữa. Một không khí im lặng nặng nề cho tôi hiểu ngay là do sự hiện diện của tôi. Tôi uống vội tách cà phê đê đi ra, trả lại không khí láng giềng cho quan café chui ấy… Ở thôn quê tôi rất ngạc nhiên nhìn thấy cảnh người kéo cày thay cho trâu bò, chuyện mà chỉ nghe nói khi tôi còn nhỏ (Thời tôi học tiểu học, khoảng 1940, tôi ở huyện Duy Xuyên – Quảng Nam, một trong các huyện nghèo nhất cúa một nước thuộc địa Pháp, tôi không nhìn thấy cảnh ấy bao giờ)… Ôi ! Bao nhiêu cảnh tượng làm cho tôi có cảm tưởng là đang sống ở một thế giới nào xa lạ ở miền Bắc! Ở Hà Nội ba ngày chờ ngày thuyết trình. Thuyết trình xong tôi vội bay về Sài Gòn vì sợ bị mất chiếc ghe nhỏ đang chờ vượt biển ở Rạch Gía…

2007, vợ tôi hưu trí. Chúng tôi quyết định trở về quê hương để sống đến ngày trút hơi thở cuối cùng nơi quê cha đất tổ.

Việt Nam mở cửa, đã từng phát triển nhanh. Các cao ốc thi đua trồi lên. Các biệt thự sang trọng phát hiện cùng với các khu nhà ổ chuột. Các nhà hàng vỉa hè bình dân và khách sạn cao cấp mọc như nấm. Xe máy, xe ôtô đủ loại ùn tắc phì khói làm ô nhiệm môi trường. Các thành phố thi đua phình ra vô tội vạ. Thiên hạ chen lấn, ăn gian, nói dối, lừa đảo, giành giật nhau phe phẩy… Các quan lớn ở đâu, làm gì, nơi nào, tôi không biết, chắc các ngài đang rất bận rộn. Các công tử có lẽ đang phè phỡn ở các nơi dành riêng cho giới thượng lưu mới giàu? Tôi không biết và không thấy họ bao giờ. Trong bảy năm trời tôi chỉ thấy đời sống của người dân ta ngày càng khó khăn, nạn thất nghiệp ngày càng tăng, thành phố ngày càng hỗn độn… xã hội ngày càng ung thối một cách quá sức tưởng tượng. Trước kia, dân mình tuy nghèo, nhưng đâu có khó khăn, cực khổ, đầy lo âu như bây giờ. Ở thời Pháp Thuộc, dân ta phải làm nô lệ cho Mẫu Quốc mà các thành phố sạch sẽ ngăn nắp, các bệnh viện, trường học miễn phí trật tự kỷ cương. Không cần phong bì đi trước để giải quyết mọi vấn đề. Thực dân Pháp còn chăm lo đời sống và sức khỏe cho nhân dân ta hơn chính quyền đương đại!

Thử hỏi làm sao tôi không thất vọng và chịu đựng được hàng ngày ngay trên đất Thành Phố Hồ Chí Minh phát triển nhất nước để nhìn cảnh bất công và cảnh cơ cực của dân nghèo. Tôi không biết ở vùng sâu vùng xa đời sống của thiên hạ còn tệ hại hơn như thế nào nữa !

Buồn và đau khồ, tôi phải bỏ nước một lần nữa ra đi, ra đi vĩnh viễn để nhắm mắt trên đất người. Là một người miền Bắc, chết ở nơi xứ lạ đối với tôi là một bất hạnh lớn nhất!

Bây giờ tôi chỉ còn một giấc mơ. Giấc mơ ấy là dân tộc Việt Nam sớm lấy lại quyền làm người.

Paris ngày 19 tháng 9 năm 2015

KTS Nguyễn Trọng Kha

(Theo FB Lan Vo)

6 Phản hồi cho “KTS Nguyễn Trọng Kha- Người 2 lần bỏ nước ra đi”

  1. ĐMCS says:

    Một người cháu của bạn tôi theo học trường Kiến Trúc tại Sàigòn từ năm 73, có kể chuyện về tay “Phó TS” Nguyễn Hồng Đào, “KTS quân đội « giải phóng » phụ trách quản lý trường kiến trúc” như sau: Đào khoe có bằng PTS về Kiến trúc học ở LX về, nhưng chả có tí kiến thức sơ đẳng về KT. Về trường KT, Đào không bao giờ dám dạy về các bộ môn KT, mà chỉ chuyên dạy tiếng Nga và dạy cũng dở ẹc, chả sinh viên nào muốn học. Một lần khi ngồi trong ban giáo sư chấm đồ án của sinh viên, Đào chỉ vào bình đồ khối Đào phán “Tại sao ống khói đen to thế này lại vẽ ở đây???”. Các giáo sư và sinh viên miền Nam có mặt hôm ấy ngã ngửa vì sự quá ngu dốt về KT của Đào nhưng không ai dám cười to vì hắn đang quản lí trường KT. Khi mới vào tiếp thu trường ĐHKT, trong một buổi lên lớp chính trị cho sinh viên, Đào to miệng hùng hồn tuyên bố: Chỉ cần vài ba cái kế hoạch Ngũ niên, là chúng ta sẽ đuổi kịp nước Nhật!!! Sinh viên ngồi dưới vỗ tay tán thuởng (Đểu) cho sự ngu dốt dzĩ đại của hắn mà hắn ta nào có hay!!!! Nói chung hầu như toàn bộ ban giáo sư của bọn Việt cộng đưa vào các trường ĐH miền Nam, là chỉ lếu láo về mặt chính trị, quản lí theo dõi các giáo sư, chớ về trình độ KHKT của họ chỉ là con số không!!!!

  2. Bùi Sơn says:

    Ông kts này tài cao học rộng đi nhiều mà ặn quả lừa của Vc đến 3 lần mới sáng mắt sáng lòng,trí thức mà còn vậy ,huống hồ dân đen.May mà Ổng còn biết tự trọng viết ra chỉ sai lầm của bản thân ,thật đáng khấm phục

  3. Bùi văn. Sơn says:

    Ông ít này ,tài cao học rộng đi
    nhiều mà vẫn còn ăn quả lừa của Vẹm,thiệt là chán cho trí thức Vn

  4. Bùi văn. Sơn says:

    Ông ít này ,tài cao học rộng đi nhiều mà vẫn còn ăn quả lừa của Vẹm,thiệt là chán cho trí thức Vn

  5. SAO NGÀN says:

    NGUYỄN TRỌNG KHA

    Một người yêu nước chí tình
    Dầu là dân dã chỉ mình biết thôi
    Chuyện này đâu hiếm trên đời
    Những người yêu nước dễ đâu cầm quyền

    Cho nên đừng nói huyên thuyên
    Chính em chinh trị chỉ phiền nhân dân
    Quyền hành đã đến một lần
    Dễ ai buông bỏ cù lần thế sao

    Nên thôi cách mạng mưa rào
    Mưa chưa ướt đất đã khô ngay rồi
    Nghĩ về anh Mác eo ôi
    Hô lên chuyên chính để đời xót xa

    Bây giờ bao chuyện tà ma
    Ở trên thế giới cũng là do anh
    Thuyền nhân ai trải bao lần
    Ở trong số ấy Trọng Kha một người

    Nhưng rồi chẳng sợ ai cười
    Quay về đất nước giúp đời đi lên
    Hóa ra cũng chỉ mình ên
    Mọi điều đất nước tênh hênh cả rồi

    Trước sau anh chỉ ngậm ngùi
    Ra đi lần nữa thề đời đi luôn
    Nói ra để rõ ngọn nguồn
    Dễ chi dân tộc luôn luôn tuyệt vời

    Anh hùng mới giúp được đời
    Còn toàn cắc ké cũng đời vậy thôi
    Khi nào trí thức lên ngôi
    Thay anh bần cố thì đời mới lên

    Nghĩ về anh Mác buồn tênh
    Cái ngu quả thật mông mênh khắp trời
    Anh làm thế giới hỡi ôi
    Một lần tan nát cũng vì thuyết anh

    Cái ngu sao lại thập thành
    Bài trừ trí thức tinh anh ở đời
    Hô lên vô sản khắp nơi
    Hãy đoàn kết lại hại đời vì anh

    Nay thì hết đỏ về xanh
    Vòng quay dốt nát cũng ngần ấy thôi
    Cũng lên kinh tế thị trường
    Bao ngày mác xít tuyệt đường quay lơ

    TIÊNG NGÀN
    (21/10/15)

  6. thanh pham says:

    Ra Đi Vĩnh Viễn

    Cuối cùng rồi anh cũng ra đi
    Vì anh không thể nào sống được
    Dưới chệ độ của bọn vô nghì
    Hành xử vô nhân tính bạo ngược!

    Một người có lòng với dân tộc
    Anh noi gương theo hai cụ Phan
    Muốn đem những gì anh đã học
    Truyền laị thế hê trẻ Việt Nam!

    Lần nầy đi thề không trở lại
    Thôi hết rồi Tổ Quốc Việt Nam!

    Nông dân Nam Bộ

    https://sangcongpha1.wordpress.com/

Leave a Reply to thanh pham