WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bao giờ bằng được Campuchia?

Nguyễn Minh Triết, con trai thủ tướng Dũng, sinh năm 1990 nhưng đã làm to

Nguyễn Minh Triết, con trai thủ tướng Dũng, sinh năm 1990 nhưng đã làm to. Ảnh Internet

Không biết có phải vì các “thái tử đảng” xuất hiện ồ ạt ở Việt Nam mà Phnom Pênh cũng đang có tin đồn, Hun Sen sắp đưa con trai mình lên thay thế. Hôm 19-10-2015, Hun Sen đã phải trấn an: “Campuchia (CPC) là một thể chế dân chủ. Thậm chí, Vua cũng được chọn bởi Hội đồng tôn vương. Ở CPC muốn trở thành lãnh đạo phải thông qua bầu cử “.

Hun Sen hiện đang có hai người con theo chân bố: Hun Manet sinh 1977 và Hun Many sinh 1982. Hun Manet tốt nghiệp West Point năm 1999, sau đó lấy bằng tiến sỹ tại đại học Bristol (Anh), hiện đang là Phó tư lệnh Lục quân CPC. Hun Many – từng du học ở Mỹ, Pháp, Úc – là thủ lĩnh thanh niên CPP, đắc cử nghị sỹ trong cuộc bầu cử tháng 7-2013.
Hun Manet là người CPC đầu tiên học ở Học viện quân sự West Point và là một trong bảy học viên nước ngoài tốt nghiệp cùng khóa. Tất nhiên, yếu tố “con trai Hun Sen” đóng một vai trò quan trọng để Hun Manet trở thành tướng ba sao (2013) [Quân đội CPC đang có 5400 tướng + khoảng hơn 500 tướng công an]. Nhưng, để trở thành Phó tư lệnh Lục quân, Hun Manet cũng đã phải trải qua từng nấc thang: Phó tư lệnh cảnh vệ; Tư lệnh lực lượng chống khủng bố… Và, phải lập công.

Trong cuộc đụng độ với quân đội Thái Lan trên biên giới, nổ ra từ năm 2008 đến 2011, Hun Manet đã được tăng cường vào thời điểm khó khăn nhất và trở thành một trong những chỉ huy xuất sắc; rồi trở thành một trong những người thương thảo chính với Thái Lan về vấn đề biên giới; là thành viên quan trọng đại diện cho Campuchia tại tòa án quốc tế La Haye với phán quyết cuối cùng về ngôi đền Preah Vihear nghiêng về phía Campuchia.

Ngày 16-10-2015, trả lời phỏng vấn đài truyền hình ABC của Australia về việc liệu ông có thể trở thành Thủ tướng CPC trong tương lai, Hun Manet nói: “CPC là một thể chế dân chủ đa đảng. Hiến pháp quy định cứ 5 năm chúng tôi phải tiến hành bầu cử. Vì thế sự lựa chọn ai và khi nào trở thành lãnh đạo tùy thuộc vào nhân dân CPC”.

Cũng hôm 19-10-2015, Son Chhay – một nghị sỹ đối lập, CNRP – đã phải thừa nhận: “Hun Manet có khả năng và tất cả kỹ năng để cải thiện hình ảnh quân đội. Khi CNRP lên nắm quyền, tướng Hun Manet có thể vẫn là một tư lệnh tốt của lực lượng vụ trang Hoàng gia”. Thế nhưng, người em của Manet, Hun Many hiện lại đang được đánh giá cao hơn cả người anh.

Năm 2015, Hun Many là một trong 19 người nhận giải thưởng Gusi Peace Prize – giải thưởng của tổ chức Gusi Prize Interrnational có trụ sở tại Manila (Philippine) – dành cho lãnh đạo thanh niên và những nhà hoạt động nhân đạo. Hun May cũng đã nhận giải thưởng quốc tế với tư cách là một người “Bảo vệ các di sản văn hóa”. Năm 2013, Hun Many, chứ không phải ông anh, ra tranh cử và trở thành nghị sỹ.

Chỉ đến khi Hun Sen rời khỏi vị trí quyền lực, chúng ta mới biết rõ thực tài của Manet và Many nhưng cái cách mà họ đang “đi” rõ ràng rất khác hai người con trai của Thủ tướng Việt Nam và con của các nhà lãnh đạo địa phương mới xuất hiện sau kỳ đại hội.

Tại sao những người có bằng cấp và trẻ tuổi được “trao trọng trách” thay vì là tín hiệu đáng mừng lại trở thành câu chuyện đám tiếu trong thiên hạ.

Trong một nhà nước minh bạch, những người phục vụ trong bộ máy công quyền được phân chia ra các ngạch chính như: chính trị gia (nắm quyền thông qua bầu cử); các viên chức chính trị bổ nhiệm (được các nhà hành pháp lựa chọn và được các cơ quan lập pháp phê chuẩn) và các viên chức hành chánh…

Không phải tuổi tác hay bằng cấp mà là lá phiếu của cử tri quyết định số phận của các chính trị gia. Các chính trị gia đứng đầu các cơ quan hành pháp vẫn thường bổ nhiệm một số thành viên trẻ tuổi, có bằng cấp, để “làm đẹp nội các” nhưng không chính trị gia nào lại đi chọn những người vô danh. Vì, ngoài việc phải đối diện với nghị viện khi phê chuẩn họ còn phải đối diện với cử tri. Nếu chọn những kẻ vô tích sự thì không sớm thì muộn, họ sẽ bị cử tri lật đổ.

Các chính trị gia, các nhà hoạch định chính sách mới cần có những năng lực hơn người. Còn viên chức hành chánh là những vị trí thừa hành, thủ tục thế nào thì cứ thế mà làm, không được cật vấn, không sáng kiến. Một nền hành chính chuyên nghiệp không ai lãng phí nguồn nhân lực bằng cách chọn “người tài” làm công việc của những người chỉ cần có trình độ trung bình.

Nếu không tách bạch như vậy, nếu cứ đẩy các chuyên viên hành chánh leo từng bậc, nhảy từ ngạch này sang ngạch kia. Thì nếu không phải con ông cháu cha, cũng chỉ chọn được những kẻ quen thừa hành và giỏi ăn chia lên làm lãnh đạo.
Nếu xét về bằng cấp chuyên môn, Nguyễn Thanh Nghị chỉ là một kỹ sư chuyên về kết cấu. Đâu phải cứ học về xi măng sắt thép là có thể đứng đầu ngành xây dựng. Sẽ là hợp lý nếu cho Nghị phụ trách kỹ thuật của một công trình hay trực tiếp đào tạo các kỹ sư. Đưa Nghị lên thứ trưởng là đánh đổi một nhà chuyên môn được học bài bản lấy một amateur về chính sách.

Những người như Nghị cũng có thể từ bỏ chuyên môn để làm chính trị và không nên hỏi tuổi một người làm chính trị. Nhưng không thể không hỏi Nghị đã làm được những gì để ở tuổi ấy và chỉ trong một nhiệm kỳ lại có thể “ghế trên ngồi tót sỗ sàng” như thế.

Một người được học hành đàng hoàng ở những nền giáo dục tiến bộ trở thành lãnh đạo dù sao cũng vẫn tốt hơn những người đi từ trong rừng ra với văn hóa lớp ba. Nhưng, không thể không hỏi vì sao những người cùng thời, tự tìm kiếm học bổng (chứ không phải đi học bằng tiền ngân sách) có nhiều thành tích cá nhân lại không thể leo lên như những người có bố làm thủ tướng hay bí thư tỉnh ủy.

Hổ phụ có thể sinh hổ tử.

Một nhà lãnh đạo tử tế chắc chắn sẽ để lại những di sản chính trị tốt đẹp cho con cái. Những di sản đó sẽ thêm giàu có nếu con cái họ “nhận thừa kế” thông qua lá phiếu của dân (như Benigno Aquino III, Park Geun-Hye hay Justin Trudeau…). Và, những di sản đó cũng sẽ ngay lập tức trở thành vết nhơ lịch sử nếu những đứa con vội vã nhận trực tiếp “từ tay bố” dưới hình thức những chiếc ghế.

Ngay cả các “thái tử đảng” của Trung Quốc cũng phải tự lặn ngụp trong chính trường và phần lớn đều thăng tiến sau khi cha mẹ họ không còn sống hoặc không còn chức tước.

Năm 1982, từ văn phòng Quân ủy Tập Cận Bình được “luân chuyển” xuống cơ sở, làm bí thư huyện ủy. Phải mất 18 năm, leo từng bậc thang, Tập mới lên được chức tỉnh trưởng Phúc Kiến (2000). Bạc Hy Lai cũng mất một thời gian tương tự (1984-2001) để đi từ phó bí thư huyện ủy lên tới chủ tịch tỉnh Liêu Ninh, dù cha – Bạc Nhất Ba – lúc đó là một người rất có ảnh hưởng tới Giang Trạch Dân.

Ở CPC, Hun Sen thực sự thâu tóm phần lớn quyền bính và đang điều hành đất nước này như một nhà độc tài. Nhưng, ngay cả Hun Sen cũng không dám trơ trẽn cho con cái nắm quá nhiều quyền lực.

Hun Sen làm như thế vì vừa là một người khôn ngoan. Một tiểu thương trước khi để lại tiệm phở cho con cũng phải thử thách người thừa kế bằng những việc như rửa chén, bưng bê. Chỉ có những nhà lãnh đạo thiển cận mới trao quyền lực cho những “cậu ấm”, ngoài việc đèn sách, chưa bao giờ tự mình làm một việc gì cho tới đầu tới đũa.

Nhưng Hun Sen phải làm như thế còn vì nền chính trị CPC, dẫu chưa thực sự dân chủ, cũng đã có đối lập và có khá nhiều quyền tự do ngôn luận. Campuchia không phải là một hình mẫu cho Việt Nam. Nhưng còn rất lâu, Việt Nam mới có thể bằng CPC, kể cả dân trí và quan trí.

Chỉ trong một nền chính trị không có vai trò của dân, những nhà lãnh đạo thiếu liêm sỉ mới có thể thu vén cá nhân vô độ.

Facebook Trương Huy San (Huy Đức)

12 Phản hồi cho “Bao giờ bằng được Campuchia?”

  1. MÂY NGÀN says:

    CỨ TÔN VINH TƯỚI XƯỢI VÀO

    Đầu tiên ông Mác ông Lê
    Đương nhiên tiếp đến phải tôn Bác Hồ
    Không tôn thì hỏi lẽ nào
    Ngày nay đất nước ào ào hiên ngang

    Cũng nhờ vô sản huy hoàng
    Mà nay chính trị hoàn toàn khác xưa
    Con ông với lại cháu cha
    Chuyền nhau cai trị ai mà dám chê

    Nhân dân chỉ có não nề
    Không bầu người cũng mọi bề ngồi trên
    Bởi vì nó đã tênh hênh
    Không bầu cứ chữa ối mèn đéc ơi

    Giấu đầu cũng tất hở đuôi
    Trên trời rớt xuống thành người chỉ huy
    Nhiều khi đâu có biết gì
    Nhưng con ông lớn hoặc khi Đảng đoàn

    Cũng làm thiên hạ hân hoan
    Nó từng tu học nước ngoài về đây
    Gia thêm cái mác đủ đầy
    Từ từ lợi thế leo ngồi mâm trên

    Thương thay xã hội trùm mền
    Than ôi đất nước lềnh bềnh nổi trôi
    Dân dầu khóc đứng khóc ngồi
    Quyền ta cứ giữ dại gì lại buông

    Ngàn năm nô lệ luông tuồng
    Trăm năm đô hộ cũng thường vậy thôi
    Dẫu nay thời hiện đại rồi
    Mặc ai hiện đại còn ta thụt lùi

    GIÓ NGÀN
    (23/10/15)

    • Nguyen Hung says:

      Ô hô ! Bố chúng nó đang làm cho nước nghèo dân mạt đây này . Trong tương lai, đám con ông cháu cha này của bè lũ Cộng sản Hà nội cũng vậy thôi . Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh . Dân tộc sửa soạn xuống hố cả nút :

      23/10/2015

      Báo trong nước dẫn lời Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh tiết lộ “ngân sách đang rất căng thẳng” và chỉ còn 45.000 tỷ đồng.

      Hôm 23/10, website CafeF tường thuật phiên thảo luận tổ về tình hình kinh tế xã hội và thực hiện ngân sách năm 2015 và kế hoạch năm 2016.

      Báo này dẫn lời của ông Vinh: “Ngân sách trung ương hiện chỉ còn 45.000 tỷ đồng. Với mức này không biết để làm cái gì, chưa nói để trả nợ với các thứ. Cho nên gần như không có tiền để làm gì cả”.

      Hôm 23/10, trả lời phỏng vấn của BBC, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành nhận định: “Tình hình tài chính của Việt Nam đang rất khẩn trương với đầy những vấn đề không được giải quyết: ngân sách cạn kiệt, chi tiêu không được quản lý chặt, lãng phí đầu tư công và rút ruột công trình và nợ công không được xử lý ổn thỏa”.

      Theo ông Thành, việc ngân sách cạn kiệt là chỉ dấu sau một quá trình quản lý nhà nước không hiệu quả. Ông diễn giải thêm: “Kinh tế không đủ thu để nuôi ngân sách trong lúc ngân sách bội chi từ năm này qua năm nọ mà không kiềm lại được. Một quốc gia không trả được nợ mà còn phải đi vay để trả nợ cũ thì có vấn đề lớn về quản lý ngân sách nhà nước rồi”.

      Trong khi đó, lên tiếng trên báo Một Thế Giới cùng ngày, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan bình luận: “Ngân sách không còn tiền để đầu tư là điều nguy hiểm. Ngân sách khó khăn hiện nay đã đến mức ‘tận diệt’ doanh nghiệp chứ không còn là tận thu nữa, nhiều doanh nghiệp không còn sức để làm ăn…”.

      Báo Dân Trí hôm 22/10 đề xuất “phát hành sớm trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế với khối lượng 3 tỷ đôla trong bối cảnh lãi suất còn thấp, nếu chần chừ lãi suất sẽ tăng cao hơn và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ”.

      • CON HƠN CHA NHÀ CÓ PHÚC

        Ngày xưa cha mẹ khôn ngoan
        Làm ăn phấn phát giàu sang bao đời
        Đến nay con cháu tệ rồi
        Làm ăn lỗ vốn chỉ ngồi mà than

        Ấy là do thói sang đàng
        Tin anh hàng xóm phá làng mà thôi
        Đến nay quá trễ than ôi
        Dễ nào đời lại huy hoàng như xưa

        Thật là oan uổng có thừa
        Cha đâu ăn mặn mà con khát hoài
        Chẳng qua lêu lỗng ở đời
        Ham chơi it học nay thời vậy thôi

        BẠT NGÀN
        (26/10/15)

  2. Lão Ngoan Đồng says:

    Thưa ông Huy Đức

    Kampuchia với VN thối nát như nhau.
    Nếu CSVN đứng bét lớp thì Miên đứng kế.
    Nhìn chung, độc tài một lũ như nhau vậy thôi.
    Mong không còn độc tài, chứ kô mong độc tài bớt một tí

    VN Express thứ năm 22/10/2015

    Con trai thứ hai của Thủ tướng Hun Sen trở thành người đứng đầu cơ quan tình báo, một trong những vị trí chủ chốt của lực lượng vũ trang Campuchia.

    Theo tài liệu chính phủ có chữ ký của ông Hun Sen hôm 16/9, tướng Hun Manith, 34 tuổi, được thăng chức từ cấp phó lên trưởng cơ quan tình báo Campuchia, thay thế cấp trên cũ hiện là phó chỉ huy trưởng Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Campuchia.

    Theo Bangkok Post, bên cạnh nhiệm vụ mới, tướng hai sao Manith còn nắm giữ ba vị trí chủ chốt khác trong chính phủ, liên quan đến việc giải quyết đình công, biểu tình và vấn đề đất đai.

    Ông Hun Sen có ba người con trai và hai con gái. Con trai cả của ông, tướng Hun Manet, 38 tuổi, là người đứng đầu bộ phận chống khủng bố. Con trai thứ ba của Thủ tướng Hun Sen là Hun Many, 33 tuổi, một nhà lập pháp và là người đứng đầu liên đoàn thanh niên.

    • UncleFox says:

      Lão Ngoan Đồng says:

      22/10/2015 at 21:41

      Thưa ông Huy Đức

      Kampuchia với VN thối nát như nhau.
      Nếu CSVN đứng bét lớp thì Miên đứng kế.
      Nhìn chung, độc tài một lũ như nhau vậy thôi.
      Mong không còn độc tài, chứ kô mong độc tài bớt một tí” …

      Ở Á châu, có quốc gia nào từ phong kiến, độc tài … nhảy sang dân chủ một cái rụp đâu ? Phải có thời gian để người dân nhận thức được cái QUYỀN của mình đến đâu mà đòi, mà buộc chính phủ phải nhả ra cho được hưởng . Campuchea dù chưa có dân chủ hoàn toàn, nhưng nhân dân nước này đã buộc đống chí Hun Sen phải chia xẻ quyền hànhvới đối lập như thế là một thành quả rất đáng ngưỡng mộ .
      Gom Viêt Nam với Campuchea vào một giỏ để xuyên tạc vừa gian giảo vừa bất trí . Hay muốn chứng minh ta đây là Lão Lên Đồng, tha hồ tán hươu tán vượn lừa gạt kẻ u mê ?

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Theo “Phốc” độc tài gia đình trị như Hunsen hiên nay tốt hơn đọc tài CSVN, và noi theo tiến trình của “Phốc”, mọi ngưởi nên hài lòng nếu như CSVN cho phép đối lập hiện diện !?

        Tôi KHÔNG CHẤP NHẬN mọi hình thức độc tài, mà đòi hỏi phải đi thẳng tới dân chủ; tức không cho phép bọn độc tài “lột xác” dần dần thành dân chủ ! Đó là dân chủ giả hiệu, không bền vững.

        Thực tế cho ta thấy, ở Miến Điện bọn độc tài quân phiệt đang cố mua thời gian trụ trên quyền lực, bằng cách cho phía đối lập hiện diện thật khiêm nhường trong chính quyền, chả khác gì Kampuchia. Nhưng khi cần chúng săn sàng thủ tiêu đối lập.. Chính Hunsen đã từng đánh đuổi đối thủ của mình sất bất sang bang, như vụ đảo chánh 1997

        wikipedia
        The 1997 clashes in Cambodia, also referred to as 1997 coup in Cambodia (especially by critics of Hun Sen), took place in Cambodia in July and August 1997. As a result, co-premier Hun Sen ousted the other co-premier Norodom Ranariddh. Tens of people were killed during the conflict

        Dân Việt Nam đủ sức đi thẳng đến dân chủ, không đi đường vòng như “Phốc” tiên liệu ! Nên nhớ trong nước có hậu phương lớn là trên 5 triệu người Viêt ở khắp nơi trên thế giới. Cộng đồng người Việt hải ngoại xuất hiện từ khi CS lên nắm quyền và gây ra bao thảm cảnh trần gian như ai ai cũng rõ. Không thê đứng chung với CS dưới bóng cớ máu và cái thây ma Hồ Chí Minh.

      • UncleFox says:

        Vậy theo Lão Lên Đồng, dân Campuchea phải vùng lên gây nội chiến lật đổ Hun Sen để có ngay một thể chế dân chủ hoàn toàn chăng ? Hãy nhìn gương Taiwan và Đại Hàn … họ đã trải qua các chế độ độc tài (nhưng có nền móng dân chủ, khác với độc tài độc đảng kiểu Việt Nam … mong rằng Lão nhận ra) … Họ đã kiên trì đấu tranh và giành được thắng lợi mà không cần đổ nhiều máu . Việt nam hiện nay cần một cuộc Cách Mạng lật đổ chế độ CS . Và có thể sẽ cần vài cuộc Cách Mạng nhỏ hơn để có một chính phủ dân chủ thực sự . Cái mà Lão Đi Đồng đòi hỏi là một mơ uớc viển vông, hoang tưởng . Chả trách lão già bảy bó lại mơ ước trở về lứa tuổi “Ngoan Đồng”, nghĩa là biến thành ngô nghê như đứa con nít . Chán Lão quá !

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Hunsen cho con trai cả đi học ở trường võ bị West Point, rồi học thêm ở Anh … có phải để phục vụ cho dân cho nước Kampuchia chăng ?
      Các đứa con khác của Hunsen cũng được chuẩn bị như thế, để tạo thành một tập đoàn nắm quyền lực danh chánh ngôn thuận, bởi có học thức cao, tốt nghiệp ở ngoại quốc. Báo chí phương Tây gọi đó là các “thái tử đảng” (communist princelings)

      Wikipedia:
      Hun Sen is married to Bun Rany. They have 6 children: Kamsot (deceased), Manet, Mana, Manith, Mani, and Mali. Hun Manet is a 1999 West Point Academy graduate and obtained his PhD in Economics at the University of Bristol. In 2010, Manet was promoted Major General in the Royal Cambodian Armed Forces (RCAF) and became the Deputy Commander of the Prime Minister’s Body Guard headquarters. All three of Hun Sen’s sons play big roles in his regime.[47] His older brother, Hun Neng, is a former governor of Kampong Cham and currently a member of parliament.

      Như thế liệu đối lập yếu kém ở Miên có thể chống lại tập đoàn này chăng, một khi tranh cử với chúng. Tất cả chỉ là những trò mị dân, dân chủ giả hiệu, nhằm che đậy dã tâm của bọn cầm quyền.
      Chẳnng khác gì hiện nay ở VN, bọn cầm đầu cho con cái du học ở phương Tây, lãnh bằng từ các đại học danh tiếng (thường là bằng ngoại giao hơn là có thực chất), rồi khi về nước được cất nhắc vào các chức vụ quan trọng trong chính phủ hay trong hệ thống đảng CS. Điển hình nhất là con cái của Nguyễn Tấn Dũng hiện nay.
      Ngày trước ở Indonesia cũng thế. Bọn cầm đầu thời Suharto cho con đi du học ở Mỹ về nước nắm hết các chức vụ chủ chốt. Báo giới phương Tây gọi mỉa là là “tập đoàn Berkeley”. Chúng liên minh với đám cầm đầu bên quân đội và cảnh sát để đàn áp mọi đối kháng trong dân và phía đối lập trong nhiều năm dài.

      Sau ngày “phỏng giái 30 tháng 4 năm 1975″ CSVN cho phép Ngô Công Đức tiếp tục làm báo tư nhân một thời gian vài năm, rồi tịch thu biến thành tờ Tuổi Trẻ ngày nay với lý do “tờ Tia Sáng của Ngô Công Đức đã hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ lịch sử” !
      Hai đảng Xã Hội và Dân Chủ cũng bị giải thế với lý cớ tương tự.
      CS là thế, tiền hậu bất nhất, chỉ toàn lừa bịp để, chúng lùi một để tiến hai ba. Chả khác gì khi tuyên bố giải thể đảng CS, nhưng âm thầm củng cố và phát triển đảng của chúng, nhăm tiêu diệt hết đối kháng và đối lập với chúng.

      Tóm lại, phải đập tan ngay từ trong trứng nước mọi biểu hiệu của độc tài, cho dù chúng đang cố lột xác thành dân chủ. Bởi thực chất chỉ là để mua thời gian nhằm trụ lại lâu dài trên quyền lực.
      Con cái của chúng dù học thức cao, tốt nghiệp ở Âu Mỹ, nhưng thật sự “rau nào sâu nấy”, “trái táo không lăn xa khỏi gốc táo”, chúng sẽ hành xử giống như cha mẹ chúng thôi. Điển hình như con cái của Khadaffi ác độc không thua gì cha chúng.

      “Phốc” lú lẫn nên ăn phải bả CS, mới tin tưởng bọn CS Miên tốt hơn CS Việt, và còn nói rằng nên hài lòng với những gì CS tạm nhả ra, như cho đối lập hiện diện !

  3. Nguyễn Kim Nên says:

    Cuộc tranh giành quyền lực và lợi lộc đang diễn ra quá gay cấn nên các lãnh tụ phe phái không còn biết ngượng mà tung con cái, người thân vào các chức vụ quan trọng. Hệ thống của Việt cộng cũng thối nát cực độ (1 lũ bám chặt với nhau vơ vét và nắm quyền hành bất kể vận mệnh quốc gia) cho nên các con vua, con quan này cũng được ngang nhiên nắm giữ các chức vụ 1 cách “rất hợp lệ”.

    Bộ mặt non chọet 25 tuổi (có báo ghi là 27 tuổi, cũng chẳng khác hơn bao nhiêu) của 1 đứa bé vừa tốt nghiệp đại học mà đã leo lên bộ máy lãnh đạo tỉnh Bình Định cho thấy phe Nguyễn Tấn Dũng đang múa gậy vườn hoang ở Vietnam. Vận mệnh 1 tỉnh, cũng như vận mệnh quốc gia đang trong tay những kẻ tham quyền hành, thối nát vô độ muốn thọc tay vào mọi ngóc ngách của quốc gia bằng cách điều khiển con cái, người thân và tay sai của mình.

    • Tudo.com says:

      @Nguyễn Kim Nên says:

      Thoạt đầu, sau 30/4/75 tụi Bắc cộng phỉ chỉ định múa. . .một mình, nhưng tụi chó săn “Giái Phóng Miền Nam” thấy săn hoài cực khổ quá mà chủ ăn hết nên quay đầu lại gầm gừ. . .đòi chia mới được đó chứ!
      Thật ra hiện nay, gia đình và gia nhân của Nguyễn T. Dũng chỉ. . . cai trị phía Nam, còn phía Bắc thì gia đình Trọng Lú, Nông đứt họng gì gì đó cai trị đó chứ. Không chia nhau hả? Có mà. . .Đứt mạng như chơi!

      Chỉ tội nghiệp cho mấy gia đình thành phần thứ Ba “đối lập” ở miền Nam trước đây lên án gia đình trị Ngô Đình Diệm, bạn bè trị Nguyễn Văn Thiệu bây giờ phải xách lon sữa bò ra. . .Trị ở mấy góc chợ góc đường !

      • Tudo.com says:

        . . . . bây giờ phải xách lon sữa bò ra. . .Trị ở mấy góc chợ góc đường !

        Xin viết lại: . . .ra. . .Múa ở mấy góc chợ góc đường !

  4. Ngư Dân says:

    Xấu hổ quá đi!! 80 năm có đảng dẫn đường, 40 năm “thống nhất” đất nước, nay nước tôi ra cái nông nổi này. Thằng Cam Bu Chia xưa kia nó như là một xứ mọi canh bên mình, bây giời nó ra sao? Nói sao đây? Hởi những ai còn tâm huyết với đất nước, hởi những ai còn có lương tâm mà còn trong đảng, hãy thức tỉnh. Tại sao cứ cố bám vào cái ghế quyền lực mãi vậy? Biết không làm gì được rồi, hãy cút đi, sao lại còn cố đưa những thằng nhỏ còn hôi sữa lên, để tiếp tục dựt dây, rút cho hết xương tủy của Mẹ Vn sao?
    Nhìn kìa, ngư dân Việt lại bị bắn, bị đốt ghe thuyền kìa! Có thấy không? Ai bảo vệ họ, sao cứ mãi hội họp chia phần hoài vậy?

Phản hồi