WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ai làm thoái hoá quân đội Việt Nam?

quandoi

Trong thời kỳ thủ tướng Phan Văn Khải đương nhiệm, ông Khải đã ký Quyết định số 107/2003/QĐ-TTg về “Quy chế phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới ” . Trên văn bản này, quân đội đã chính thức được phép tham gia bảo vệ an ninh, trât tự xã hội…một việc mà trước kia chỉ có bên công an làm.

Đến tháng 10 năm 2010 thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ban hành một nghị định có tên là nghị định 77. Nghị định này cho phép quân đội tham gia việc bảo vệ trật tự xã hội sâu sát hơn, từ cấp cao nhất đến cấp nhỏ nhất. Nghị định 77 ra đời là do Cộng Sản Việt Nam lo sợ trước những làn sóng chống Trung Quốc đang dâng cao lúc đó, cộng thêm các điểm nóng tôn giáo như Thái Hà, Đồng Chiêm, Nghệ An, Hà Tĩnh..những nơi mà giáo dân bức xúc vì việc chính quyền dùng thủ đoạn thôn tính đất đai nhà thờ.

Nhờ nghị định 77 dưới mác giữ an ninh trật tự xã hội, quân đội có cớ để qua đó tạo thế lực riêng cho mình trong chính trường Việt Nam. Bắt đầu từ đây quân đội Việt Nam có những luận điệu xa rời nhiệm vụ chính của họ là bảo vệ chủ quyền đất nước, chuyển sang việc tuyên truyền khủng bố, đe doạ dư luận tiến bộ. Liên tiếp những bài báo, các buổi tuyên truyền của bên quân đội có nội dung như vây.

Việc ĐCSVN cậy nhờ quân đội nhiệm vụ trọng tâm bảo vệ chế độ CNXH, giữ an ninh trật tự xã hội đã khiến cho đất nước rơi vào vòng tay của thế lực quân phiệt. Suốt hơn 10 năm qua, đường lối ngoại giao của Việt Nam phải chịu sự chi phối của quân đội Việt Nam. Dễ quan sát thấy nhiều khi phát ngôn của Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh như là mệnh lệnh cho nhà nước Việt Nam phải quan hệ với các quốc gia khác thế nào, sâu sắc hay cảnh giác đến đâu.

Vào tháng 10 năm 2013 một nghị quyết của hội nghị trung ương đảng CSVN lần thứ 8 khoá 11 được ban hành. Nghị quyết này tiếp tục cho phép quân đội được can thiệp sâu rộng hơn nữa vào cái gọi là bảo vệ chế độ CNXH, bảo vệ an ninh trật tự xã hội. Nghị quyết này rất chi tiết và cụ thể và toàn diện trên mọi lãnh vực đời sống nhân dân, bất cứ điều gì ảnh hưởng đến chế độ quân đội đều được quyền ngăn chặn. Từng hơi thở, nhịp sống của người dân Việt Nam trước kia bị bên công an giám sát, giờ lại có thêm cả bên quân đội hùng hậu tham gia chính thức giám sát cùng.

Cậy công mình bảo vệ chế độ cộng sản, quân đội đã nhảy vào mọi ngành nghề, lãnh vực kinh doanh kiếm chác. Các tập đoàn kinh tế quân đội có mặt khắp nơi từ xây dưng cơ bản, khai thác, năng lượng, viễn thông, tài chính mang về nguồn lợi to lớn cho các tướng lĩnh quân đội. Đồng tiền dễ dàng có được này đã làm tha hoá tinh thần tướng lĩnh quân đội nhân dân Việt Nam. Tệ đến mức những đơn vj không có điều kiện khai thác kinh doanh thì kiếm chác bằng cách khai khống số lần tuần tra trên biển, rút dầu bán cho ngư dân, cho tàu đi tuần tra đậu neo một chỗ rồi bịa hải trình báo cáo để lấy tiền ngân sách.

Cứ duy trì một xã hội như vây, các tướng lĩnh cao cấp của quân đội vừa có tiền, vừa có quyền. Bởi thế họ không muốn phải đối diện với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trước hành vi xâm lược của Trung Quốc. Trái lại họ còn ca ngợi Trung Quốc, lớn tiếng răn đe những ý kiến phản đối hành vi bạo ngược của Trung Quốc. Đồng thời ra sức tận dụng thế mạnh để kinh doanh trái phép, độc quyền, lấn át các doanh nghiệp khác vơ vét tiền của. Hình ảnh sinh động nhất là bộ trưởng Phùng Quang Thanh luôn miệng nói yêu mến Trung Quốc, con trai ông ta là đại tá Phùng Quang Hải thì ra sức kinh doanh vơ vét tiền của, chủ nhiệm chính trị quân đội Ngô Xuân Lịch thì nỗ lực chỉ đạo tổng cục chính trị quân đội trấn áp dư luận bằng những mục gọi là ” chống diễn biến hoà bình ”.

Chính trọng tâm bảo vệ chế độ CNXH, chuyển nhiệm vụ quân đội sang giữ gìn an ninh trậ tự xã hội, chống diễn biến đã làm thoái hoá quân đội nhân dân Việt Nam. Cộng thêm sự tranh giành giữa các phe cánh. Bên nào cũng muốn tranh thủ sức mạnh của quân đội để ủng hộ trước ghế của mình, nên đã làm ngơ hoặc dung dưỡng cho quân đội thoái hoá đổi lại những lá phiếu ủng hộ. Dẫn đến quân đội Việt Nam ngày càng tham lam vật chất , quyền lực và bạc nhược, yếu hèn trước ngoại xâm cùng với sự nham hiểm, thủ đoạn khi tham gia trấn áp dư luận tiến bộ.

Khi Việt Nam có chuyển biến quan hệ quốc tế, gia nhập TPP, tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ. Đứng trước mối lo các tập đoàn kinh tế quân đội sẽ bị giải thể vì điều kiện của TPP, đứng trước trách nhiệm thực sự của mình là phải bảo vệ biển đảo… quân đội Việt Nam, gọi chính xác là tổng cục chính trị quân đội Việt Nam đã có những bài viết mang động cơ chống phá hướng chuyển mình của đất nước. Tháng 8 năm 2015 bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã có bài viết trên báo quân đội nhân dân, khẳng định việc quân đội tranh việc của công an để bảo vệ an ninh xã hội là đươcj sự đồng nhất của Đảng CS từ trước đến nay. Tiếp đó Phùng Quang Thanh liên tiếp có giọng lưỡi đe nẹt Việt Nam sẽ bất ổn nếu tiếp tục có những quan hệ mật thiết với Hoa Kỳ và xa cách ảnh hưởng của Trung Quốc.

Chúng ta hãy thử hỏi vì sao bọn giẻ rách như Trần Nhật Quang lại dám lũng đoạn xã hội công khai, tấn công gia đình kỹ sư Nguyễn Lân Thắng từ tư gia cho đến trường mầm non. Mặc dù trước đó chúng đã một lần bị cảnh cáo bởi giám đốc CATPHN. Nhưng chúng không hề e ngại, thậm chí tên Trần Nhật Quang còn công khai trả lời đầy thách thức bằng cách đưa tên tuổi, số chứng minh thư khi giám đốc CATP Hà Nội có ý định điều tra chúng.

Nếu quan sát kỹ, những hành động của Trần Nhật Quang đều được sự cổ vũ của trung tá quân đội Nguyễn Văn Minh, một sĩ quan thuộc tổng cục chính trị, một tên xung kích trên mặt trận chống ” diẽn biến hoà bình ‘ của quân đội. Chúng ta sẽ hiểu rằng vì sao tên Trần Nhật Quang lại ngang nhiên phạm pháp như vậy. Những quan điểm của tên Trần Nhật Quang nói ra, là những lời sao y nguyên bản từ tổng cục chính trị quân đội như Mỹ là kẻ thù, không nên làm mất lòng Trung Quốc, những người phản đối Trung Quốc đều là phản động, gây rối. Hơn nữa Quang và đồng bọn nhiều lần phá rối biểu tình chống Trung Quốc, hay tưởng niệm các chiến sĩ ngã xuống vì quân Trung Quốc xâm lược của các nhân sĩ, trí thức, người dân yêu nước. Một lần duy nhất không cản được biểu tình, Trần Nhật Quang đã cầm một khẩu hiệu rất lạ là đoàn kết với đảng , chính phủ, quân đội để bảo vệ tổ quốc. Thông thường biểu ngữ chỉ cần đoàn kết với đảng hoặc chính phủ là đủ. Thế nhưng Trần Nhật Quang thêm câu quân đội là một câu rất lạc lõng trong trường hợp như vậy. Đặc biệt trong tấm ảnh Trần Nhật Quang cầm ảnh biểu tình, có một tên xung kích văn hoá quân đội chưa từng bao giờ có mặt biểu tình, bỗng xuất hiện đó là tên Nguyễn Văn Thọ. Tức Thọ Muối, một tên bồi bút chính hiệu khoác dưới mác áo lính.

Từ chủ trương muốn bảo vệ chế độ, đảng CSVN cho quân đội tham gia giữ an ninh trật tự, từ cái quyền giữ an ninh trật tự, quân đội đẻ ra các loại bồi bút như Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Văn Minh và hàng loạt bồi bút khác. Từ những tên bồi bút này lại đẻ ra bọn thấp hèn, mạt hạng hơn là Trần Nhật Quang, Đỗ Anh Minh, Nhật Lệ…

Hành vi của bọn Trần Nhật Quang tấn công nhà kỹ sư Nguyễn Lân Thắng cũng như trường mẫu giáo con anh Thắng học là hành vi công khai, thách thức pháp luật nhưng không bị công an cản trở gì. Đó là ví dụ minh hoạ sinh động nhất cho các chủ trương đảng chỉ đạo công an và quân đội hợp tác giữ gìn chế độ. Ví dụ cụ thể nhất cho nghị quyết hội nghị trung ương 8 mà Nguyễn Phú Trọng đã ban hành. Là sự phối hợp phải từ cấp thấp nhất, việc nhỏ nhất trở lên.

Đừng đằng sau chỉ đạo bọn Trần Nhật Quang, phối hợp với an ninh để dung dưỡng những hành vi đốn mạt như vậy. Thực sự quân đội nhân dân Việt Nam hay chính xác là tổng cục chính trj quân đội Việt Nam đã đi đến cùng của sự thoái hoá. Làm mất đi trong ký ức người dân hình ảnh của những lớp chiến sĩ trước đã xả thân xương máu bảo vệ chủ quyền đất nước. Sự mất đi này nằm trong hàng ngàn những điều tốt đẹp khác của dân tộc Việt Nam đã mất đi. Nhìn tổng thể thì càng ngày những điều tốt đẹp, cao cả càng mất đi để cho càng ngày những điều khốn nạn, thối nát càng nhanh chóng lên ngôi ở Việt Nam.

Đấy mới chính là quy luật phát triển của chủ nghĩa xã hội quái thai.

 Theo FB Nguoibuongio

35 Phản hồi cho “Ai làm thoái hoá quân đội Việt Nam?”

  1. Tien Ngu says:

    Thì ra em Tony…Đù là một trong những tên bô đội cs đã tấn công Bình Long An Lộc năm 1972…

    Anh Ngu không …khỏ mỏ ác mà… tự khai…

    Một cái ô vuông 1km, bị bộ đội cs chơi mỗi ngày 8000 quả đạn vửa nổ vừa…chun hầm, thì …cha ai chịu nỗi? Nhà dân nhà lính gì cũng tan hoang…

    Dân chết như rạ….

    Ấy mà nói ra là nó…chối bai bãi. Đúng là cái tật.

    Nhưng cái trận đó, VNCH còn súng đạn, chơi xã láng nên bộ đội cs…chạy, tét ghèn. Chết đếm không xuể…

    Tiếc thay, 3 năm sau, bắt tay với Trung…quốc, không viện trợ VNCH nữa, VNCH hết đồ chơi…bền, bộ đội cs lại đươc Nga Tàu cung ứng tới tấp, thành ra bộ đội Tony…Đù cũng chiếm được Bình Long.

    Chiếm được cái Bình Long, bộ đội hùng hùng hổ hổ, đào mồ cuốc mả nghĩa trang dã chiến của lính Biệt Cách 81, quả là… anh hùng..

    Tony…Đù chắc chắn có tham gia cái vụ này.

    Sau này anh Ngu ghé thăm, cái nghĩa trang ấy …biến mất, hai câu thơ: ” An lộc địa sử ghi chiến tích, Biệt Cách Dù vị quốc vong thân” , cũng không còn

    Thay vào đó là cái bia…căm thù, tưởng niệm đồng bào Bình Long bị Mỹ nguỵ bỏ bom, chết hàng loạt…

    Mẹ nó chớ, Mỹ nguỵ ngu hay sao mà đi bỏ bom ngay trên đầu…Mỹ nguỵ? Nếu có lầm lộn chỉ một trái thôi là phi công đã bi lọt lon rồi, sao giết hết dân cả tỉnh được?

    Láo thế mà nó vẫn dựng cái bia tỉnh rụi. Đúng là Cộng…láo.

    Chúc các em bộ đội ngay nay may mắn với lính…Tàu Cộng…

    • tonydo says:

      Vừa phải thôi Thầy!
      Nếu Thầy không được các Cụ nhà đưa vào Nam di cư theo Tổng Thống Diệm thì chắc chắn đàn anh cũng hét bộ đội ta trung với đảng, hiếu với dân, không xông vô An Lộc thì cũng bơi qua sông Thạch Hãn, Quảng Trị bắn xả láng vào…biệt kích dù 81.

      Khi thấy súng khạc lửa ào ào, vun vút bay ra từ nhà dân, thế nào đàn anh chẳng ra lệnh cho bộ đội cụ Hồ nã một loạt B40, B41, AK-47 tiêu diệt ổ kháng cự Ngụy…….Dân.
      Have a great weekend đàn anh!

      • Tien Ngu says:

        Ok, Ok…

        Anh Nghu đâu có…ngu mà không hiểu chuyện em Đù sống ở miền Bắc nên phải gia nhập bộ đội cs?

        Anh chỉ trình bày cái sự thât bộ đội các em bị Cộng nó kích động căm thù thôi…

        Nàm gì có chuyện lính Biệt Cach Dù núp trong nhà dân có dân trong đó, em?

        Mẹ nó chớ, bộ độ cs tới đâu, là dân chạy mẹ nó hết tới đó. Chỉ có trường hợp Cộng nó chận ngách, không cho chạy, dân kẹt quá nới phải ở lại chịu trận thôi.

        Láo vừa thôi…

    • tonydo says:

      Trung tướng Nguyễn Văn Minh, khi tiếp xúc với báo chí tại Lai Khê ngày 31 tháng 5/1972 đã mô tả trận chiến này là trận đánh khó khăn nhất và dài nhất trong cuộc đời binh nghiệp của ông.

      Ông tuyên bố: “Cộng Sản Bắc Việt đã đạt được một lợi thế ngay từ đầu với quân số đông gấp bốn lần, và quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã phải chấp nhận khá nhiều tổn thất. (vét cả tép 16, tôm 17 ngoài Bắc, ở đâu ra mà gấp bốn lần ?).

      Tuy nhiên, sau 54 ngày giao tranh, Cộng quân đã thiệt hại ít nhất là 30.000 bộ đội trong tổng số 4 sư đoàn.
      Mưu đồ của Cộng Sản Bắc Việt mong tiến đánh thủ đô Saigon đã hoàn toàn bị chặn đứng tại An Lộc.”‘ (Trên thực tế tài liệu QĐNDVN thống kê họ chịu khoảng 7.000 thương vong chứ không tới 30.000 như tướng Minh nói)

      Trung tướng Trần Văn Trà nhận xét về trận An Lộc:
      “Trận An Lộc, quân giải phóng đã chịu nhiều bất lợi:
      Hành quân gấp, vũ khí, đạn dược thiếu thốn; công tác tiếp vận kém.
      Địch có hỏa lực áp đảo do Hoa Kỳ hỗ trợ, đặc biệt là máy bay B-52.

      Quân giải phóng đã chịu một thiệt hại không nhỏ nhưng từ đó chúng ta đã rút ra được những bài học vô giá cho các chiến dịch sau này, đồng thời cũng nhận ra sự yếu kém của địch nếu không có sự yểm trợ từ hỏa lực của Hoa Kỳ”

      Thưa Thầy Tiên Ngu:
      Nếu lấy 30.000 +7.000 rồi chia đôi ra sẽ thành 18.500, (con số ở giữa có thể tin được ?) chiến binh Giải Phóng hy sinh tại mặt trận An Lộc. So với mấy trăm biệt kích 81, ăn thua gì….đàn anh.
      Kính!

      • Tien Ngu says:

        Đù à Đù…

        Mở con mắt hí lên em…

        Cộng láo mà không có quân số đông gấp bội, ông nội cha nó cũng không dám đánh.

        Nó đánh biển người, nếu quân số không áp đảo, đợt đầu xung phong là chết mẹ hết cả rồi.

        Lấy bộ đôi nữa đâu mà xung phong…nhiều đợt?

        Tin ai không tin, đi tin mấy thằng tướng Cộng láo, thấy thương quá.

        Đọc cái quyển truyện tự bơm tự sướng của Văn tiến Dũng, mà anh Ngu ngậm ngùi cho dân tộc. Nó không hiểu rằng nếu Nga Tàu mà ngưng viện trợ, thì kẻ bại sẽ là Cộng láo…

        Hay ho mẹ gì đó?

        Cái loại này mà nó thắng, quả là …thấy mẹ cho cả dân tộc….

  2. Ly Tao says:

    Cái quân đội mà câu đầu tiên ở cửa mồm nó là “trung với đảng” thì còn khá thế quái nào được. Nó thề đi theo băng đảng nó chứ có coi nước non ra gì đâu. Khác gì thổ phỉ?

  3. tonydo says:

    Gửi Thầy Tiên Ngu!
    Xin Thầy vừa phải thôi..cho các em, các cháu trên diễn đàn này nó…nhờ, nó….học hỏi, nó…nể.

    Trích Tiên Ngu:
    (Đó là chưa kể đến chuyện Cộng ra lệnh cho bộ đội bắn…căm thù, bắn thoãi mái vào những đoàn người chạy tị nan chiến cuôc, bất kể lính VNCh hay dân lành…
    Trên đường số 1, bãi biễn Thuận An, cố đô Huế, Bình Long An Lộc….) (hết trích)

    Thưa Thầy:
    Thuận An, cố đô Huế, ra sao em không biết. Tuy nhiên em uýnh ở Bình Long-An Lộc nên bảo đảm với Thầy và bà con là, không ai ra lệnh và không đồng chí nào cả gan hét lính bắn vào dân lành chạy tị nạn.

    Chuyện trộn trấu trong chiến tranh thì đâu cũng có. Khi thấy hỏa lực bắn tới thì bắt buộc người chỉ huy phải ra lệnh bắn trả về hướng đó. Chiến tranh là thế!

    Không thể, và chẳng bao giờ có bất kỳ một chiến binh nào mang trái tim của chính mình ra cân đo lẽ làm người trong chiến tranh xáp lá cà.
    Giữ sức khỏe nghe Thầy!

    • Tien Ngu says:

      Đù à Đù…

      Anh Ngu thề mí em rằng thì nà, anh Ngu chỉ trình bày sự that. Không thêm, không bớt…

      Lính nhãy dù, lính biệt cách 81, lính sư đoàn 5, kể lại, thiếu cha gì chuyện?

      Cãm động nhất là câu chuyện lính biệt cách 81 giãi cứu được hai em bé, mẹ bà em trai bị pháo VC, mẹ chết tại chổ, em trai bị thương….
      Hai bé gái, 8 và 6 tuổi, kéo lê em trai bị thương, chun được vô một cái hầm bên lề đường, nữa đêm em chết. hai bé nhờ lúc chạy giặc, mẹ nhét cho được mấy bịch gạo sấy, nhai lai rai cầm hơi.
      Hai tuần sau, lính biệt cách dù mới tình cờ tìm ra các em..

      Chỉ còn da boc xương…

      Hai em đưoc trực thăng vận về bệnh viện, được cứu song, được một người Mỹ cãm thương, nhận mang về nuôi. Hiện, hai em đang ở Mỹ…

      Đù vô quép sai của biệt cách 81, là biết ngay, anh Ngu không hề nói oan cho em….

      Bỏ bớt tật láo đi Đù à…

    • ABC says:

      Có đấy, ông bạn ạ, có rất nhiều. Câu chuyện sau đây là do chính người trong cuộc viết ra đấy nhé!
      ————
      Nhà thơ Trần Đức Thạch kể lại trận đánh ở ấp Tân Lập vào cuối tháng 4 năm 75, mà ông đã tham dự với vai trò đội trưởng trinh sát Quân đội Nhân dân. Cũng chính vì bài nầy mà tòa án CSVN trong phiên xử ngày 6/10/2009 vừa qua, đã nêu lên như là một chứng cứ để buộc tội ông vào điều 88 bộ luật hình sự tức là “Tội Tuyên Truyền Chống Chế Độ”.

      Hố chôn người ám ảnh
      “… sống trong xã hội xã hội chủ nghĩa quái đản này, người ta quen thói bưng bít sự thật. Sự thật không có lợi cho Đảng, cho Nhà nước chớ dại mà nói ra, bị thủ tiêu hoặc vào tù là điều chắc …”
      Tháng 04/1975, đơn vị chúng tôi (Sư đoàn 341 thường gọi là đoàn Sông Lam A) phối hợp với sư đoàn khác đánh vào căn cứ phòng ngự Xuân Lộc. Trận chiến quyết liệt kéo dài 12 ngày đêm. Tiểu đoàn 8 chúng tôi do hành quân bị lạc nên được giao nhiệm vụ chốt chặn, nhằm không cho các đơn vị quân lực Việt Nam cộng hoà tiếp viện cũng như rút lui. Phải công nhận là sư đoàn 18 của phía đối phương họ đánh trả rất ngoan cường. Tôi tận mắt chứng kiến hai người lính sư đoàn 18 đã trả lời kêu gọi đầu hàng của chúng tôi bằng những loạt súng AR15. Sau đó họ ôm nhau tự sát bằng một quả lựu đạn đặt kẹp giữa hai người. Một tiếng nổ nhoáng lửa, xác họ tung toé giữa vườn cam sau ấp Bàu Cá. Hình ảnh bi hùng ấy đã gây ấn tượng mạnh cho tôi. Tinh thần của người lính đích thực là vậy. Vị tướng nào có những người lính như thế, dù bại trận cũng có quyền tự hào về họ. Họ đã thể hiện khí phách của người trai nơi chiến trận. Giả thiết nếu phía bên kia chiến thắng chắc chắn họ sẽ được truy tôn là những người anh hùng lưu danh muôn thủa.
      Nhưng vận nước đã đi theo một hướng khác. Họ đành phải chấp nhận tan vào cõi hư vô như hơn 50 thuỷ binh quân lực Việt Nam Cộng Hoà bỏ mình ngoài biển để bảo vệ Hoàng Sa.
      … Nghe tiếng súng nổ ran, tôi cắt rừng chạy đến nơi có tiếng súng. Đấy là ấp Tân Lập thuộc huyện Cao Su tỉnh Đồng Nai bây giờ. Ấp nằm giữa cánh rừng cao su cổ thụ. Đạn súng đại liên của các anh bộ đội cụ Hồ vãi ra như mưa. Là phân đội trưởng trinh sát, tôi dễ dàng nhận ra tiếng nổ từng loại vũ khí bằng kỹ năng nghiệp vụ. Chuyện gì thế này? Tôi căng mắt quan sát. Địch đâu chẳng thấy, chỉ thấy những người dân lành bị bắn đổ vật xuống như ngả rạ. Máu trào lai láng, tiếng kêu khóc như ri. Lợi dụng vật che đỡ, tôi ngược làn đạn tiến gần tới ổ súng đang khạc lửa.
      - Đừng bắn nữa ! Tôi đây ! Thạch trinh sát tiểu đoàn 8 đây !
      Nghe tiếng tôi, họng súng khạc thêm mấy viên đạn nữa mới chịu ngừng. Tôi quát :
      - Địch đâu mà các ông bắn dữ thế? Tý nữa thì thịt cả mình.
      Mấy ông lính trẻ tròn mắt nhìn tôi ngơ ngác. Họ trả lời tôi:
      - Anh ơi ! đây là lệnh.
      - Lệnh gì mà lệnh, các ông mù à? Toàn dân lành đang chết chất đống kia kìa!
      - Anh không biết đấy thôi. Cấp trên lệnh cho bọn em “giết lầm hơn bỏ sót”. Bọn em được phổ biến là dân ở đây ác ôn lắm!
      - Tôi mới từ đằng kia lại, không có địch đâu. Các ông không được bắn nữa để tôi kiểm tra tình hình thế nào. Có gì tôi chịu trách nhiệm!
      Thấy tôi cương quyết, đám lính trẻ nghe theo. Tôi quay lại phía hàng trăm người bị giết và bị thương. Họ chồng đống lên nhau máu me đầm đìa, máu chảy thành suối. Một cụ già bị bắn nát bàn tay đang vật vã kêu lên đau đớn. Tôi vực cụ vào bóng mát rồi giật cuốn băng cá nhân duy nhất bên mình băng tạm cho cụ. Lát sau tôi quay lại thì cụ đã tắt thở vì máu ra quá nhiều. Một chỗ thấy 5 người con gái và 5 người con trai bị bắn chết châu đầu vào nhau. Tôi hỏi người lính trẻ đi theo bên cạnh:
      - Ai bắn đấy?
      - Đại đội phó Hường đấy anh ạ!
      - Lại nữa, tôi ngó vào cửa một gia đình, cả nhà đang ăn cơm, anh bộ đội cụ Hồ nào đó đã thả vào mâm một quả lựu đạn, cả nhà chết rã rượi trong cảnh cơm trộn máu. Tôi bị sốc thực sự. Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ “Đi dân nhớ ở dân thương” mà thế này ư? Cứ bảo là Mỹ ngụy ác ôn chứ hành động dã man này của chúng ta nên gọi là gì? Tâm trạng tôi lúc đó như có bão xoáy. Mặc dù vậy, tôi vẫn nhận ra ngay những việc cần làm. Tôi tập trung những người sống sót lại. Bảo chị em phụ nữ và trẻ con ra rừng tổ chức ăn uống nghỉ tạm. Cốt là không cho mọi người chứng kiến lâu cảnh rùng rợn này. Đàn ông từ 18 đến 45 tuổi có nhiệm vụ ra sau ấp đào cho tôi một cái hố. Trong ấp ai có xe ô tô, xe lam, máy cày phải huy động hết để chở người bị thương đi viện. Mọi người đồng thanh:
      - Xe thì có nhưng dọc đường sợ bị bộ đội giải phóng bắn lắm!
      - Không lo, có tôi đi cùng!
      Tôi giao cho Nghê, một du kích dẫn đường vừa có bố bị bộ đội cụ Hồ sát hại:
      - Việc lỡ như thế rồi, chú nén đau thương lại giúp anh. Thu hồi căn cước tư trang của những người đã chết sau này còn có việc cần đến.
      Thế là suốt chiều hôm đó, tôi lấy một miếng vải đỏ cột lên cánh tay trái. Lăm lăm khẩu AK ngồi trên chiếc xe dẫn đầu đoàn lần lượt chở hết người bị thương ra bệnh viện Suối Tre. Tối hôm ấy, tôi cho chuyển hết xác người bị chết ra cái hố đã đào. Không còn cách nào khác là phải chôn chung. Trưa ngày hôm sau người ta mới dám lấp. Đây là ngôi mộ tập thể mà trong hoàn cảnh ấy tôi buộc lòng phải xử lý như vậy. Trời nắng gắt, để bà con phơi thây mãi không được. Một nấm mồ chung hàng trăm người lẫn lộn, không hương khói, không gì hết. Tôi cho dọn vệ sinh sạch sẽ những chỗ mọi người bị tàn sát. Xong, mới dám cho đám phụ nữ và trẻ co ở ngoài rừng về. Tôi vượt mặt cả cấp trên để làm việc theo tiếng gọi lương tâm của mình. Bằng mọi lỗ lực có thể để cứu giúp đồng bào. Tưởng thế là tốt, sau này nghĩ lại mới thầy hành động của mình giống như sự phi tang tội ác cho những anh bộ đội cụ Hồ. Thú thật lúc ấy tôi vẫn còn một phần ngu tín. Cũng muốn bảo vệ danh dự cho đội quân lính cụ Hồ luôn luôn được ca ngợi là tốt đẹp. Tuy vậy tôi bắt đầu nghi ngờ: “Tại sao người ta giết người la liệt rồi bỏ mặc? Chẳng lẽ họ mất hết nhân tính rồi sao?” Công việc xong tôi gặp Nghê để chia buồn. Tôi không tránh khỏi cảm giác tội lỗi. Nghê đã đưa xác bố về chôn tạm ở nhà bếp.
      Tội nghiệp Nghê quá. Lặn lội đi theo cách mạng, ngày Nghê dẫn bộ đội về giải phóng ấp lại là ngày bộ đội cụ Hồ giết chết bố Nghê. Nghê “mừng chưa kịp no” đã phải chịu thảm cảnh trớ trêu đau đớn. Nghê buồn rầu nói với tôi:
      - Hôm qua nghe lời anh. Em thu được hai nón đồng hồ, tư trang và căn cước của những người bị giết. Sau đó có một anh bộ đội bảo đưa cho anh ấy quản lý. Em giao lại hết cho anh ấy để lo việc chôn ba.
      - Em bị thằng cha nào đó lừa rồi. Thôi quên chuyện đó đi em ạ. Anh thành thật chia buồn với em. Chiến tranh thường mang đến những điều không may tột cùng đau đớn mà chúng ta không thể lường trước được. Anh cũng đang cảm thấy có lỗi trong chuyện này.
      *** Đã mấy chục năm qua, khi hàng năm, khắp nơi tưng bừng kỷ niệm chiến thắng 30/4 thì tôi lại bị ám ảnh nhớ về hàng trăm dân lành bị tàn sát ở ấp Tân Lập.
      Cái hố chôn người bây giờ ra sao? Người ta sẽ xử lý nó như thế nào hay để nguyên vậy? Tôi muốn được quay lại đó để thắp nén hương nói lời tạ tội. Vô hình dung việc làm tốt đẹp của tôi đã giúp cho người ta bưng bít tội ác. Không!
      Người dân ấp Tân Lập sẽ khắc vào xương tuỷ câu chuyện này. Nỗi đau đớn oan khiên lúc đấy chưa thể phải nhoà được. Còn những người tham gia cuộc tàn sát ấy nữa có lẽ họ cũng vô cùng dằn vặt khi nhận những tấm huân huy chương do Đảng và Nhà nước trao tặng sau này chiến thắng. Ý nghĩ ấy giúp tôi dũng cảm kể lại câu chuyện bi thương này.
      Sau ngày giải phòng Miền Nam 30/04/1975 tôi có chụp một kiểu ảnh đang cởi áo, lột sao dang dở. Tôi đem tặng cho một thằng bạn đồng hương chí cốt. Hắn run người, mặt tái mét:
      - Tao không dám nhận đâu, họ phát hiện ra tấm ảnh này quy cho phản động là chết cả nút.
      Bạn tôi sợ là đúng. Vì cậu ta là đảng viên. Nhưng điều bạn ấy không hiểu là tôi làm vậy vì cảm thấy hổ thẹn và nhục nhã cho anh bộ đội cụ Hồ khi nghĩ tới vụ thảm sát ở ấp Tân Lập…
      Thời gian trôi, tôi từ một chàng lính trẻ măng ngày nào bây giờ đã là một ông già với mái đầu hoa râm đốm bạc. Vậy mà tôi chưa nói được câu chuyện lẽ ra phải nói . Đôi lúc tôi âm thầm kể lại cho một số bạn bè tin cậy. Nghe xong ai cũng khuyên “Nói ra làm gì, nguy hiểm lắm đấy”. Và quả thật, sống trong xã hội xã hội chủ nghĩa quái đản này, người ta quen thói bưng bít sự thật. Sự thật không có lợi cho Đảng, cho Nhà nước chớ dại mà nói ra, bị thủ tiêu hoặc vào tù là điều chắc.
      Trần Đức Thạch
      Cựu phân đội trưởng trinh sát
      Tiểu đoàn 8 – Trung đoàn 266
      Sư đoàn 341 – Quân đoàn 4

  4. Người dân Việt says:

    Quân đội VN CS tự nó biến chất và thoái hóa chỉ vì ham lợi, mê tiền, muốn quyền tước, nên quên danh dự, quyên trách nhiệm, phản bội dân nước, bất hiếu với tiền nhân, chịu nhục làm tay sai bảo vệ bọn cướp nước hại dân, chứ còn ai làm biến chất được quân đội?
    Ở rừng ra thấy tiền của, xe hơi nhà lầu thì chóa mắt! Ăn chơi quá thì sinh lười biếng, ngại gian lao. Mất tư cách! Hèn! Nhục! Cởi bỏ bộ quân phục mà làm lái buôn đi cho xong!

  5. ABC says:

    Người sáng lập ra “Quân đội nhân dân Việt nam” lại là một ông thiếu tá của quân đội “Giải phóng quân trung quốc”, đảng viên đảng cộng sản TQ, vì vậy suốt đời ông cúc cung tận tụy, hy sinh vì TQ, dâng Hoàng-sa, Trường-sa cho TQ cũng là điều dễ hiểu.
    Đố ai tìm được một hình ảnh nào của Hồ chí Minh mặc quốc phục áo dài khăn đống của VN trong suốt cuộc đời làm lãnh tụ của ông !
    https://www.facebook.com/drthuytrangnguyen/posts/541722695940141

  6. ABC says:

    Không Ai làm thoái hóa quân dội nhân dân việt nam mà chính bọn cộng sản ,bọn chũ nghĩa tam vô (vô gia đình ,vô tỏ quốc ,vô tôn giáo ) lam Thoái hóa hay biên chất QQD ND VN mà thực chất là QĐ của một nước cs,quân đội cộng sãn trong hệ thông công sản quốc tế. Nó không là của vn thuần túy mà Nó là của Đãng ,phục vu cho dãng ,nghe mệnh lệnh đãng và chĩ biết có đãng .Q Đ dú có ký luật cách máy (kỹ luật sắt) cung không thể không nhìn thấy ,không suy nghĩ tai sao đồng đội mình bị trung cộng bắn chết ở Gạc Ma mà không có một phản ứng trước khi chết./? Nguoii ta nói ở chiên trường đôi khi không cần nghe lệnh của BCH,tùy theo tình huống và hoàn cảnh.,bởi vì chĩ huy dù tài ba xuất chúng cách mấy cũng không thể biết tình huống ra sao lúc đó ,tình trạng nguy cáp ,mát đão đồng nghĩa vói mất một phần tổ quốc ,như con người mất đi một bộ phận dù là nhỏ ,,,Cho nên ,nghe lệnh không nổ súng và tuân hành cái quái lệnh đó là quân đôi đó thuộc dạng thiếu óc nảo! (đắng nào cũng chết ,sao không bắn thẳng vào quân thù đẻ có một cái chết vinh dự được hi sinh cho tổ quốc ,đồng bào ?
    Vậy QĐ đó chĩ biết là quân đội cộng sản ,là thiếu lý trí là thiếu nhận xét ,thiếu tư duy.”Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt” !”…,thoái hóa vì từ xưa đến nay QĐ được coi như là thành phần bão vê trị an trong nước ,bão vê,vùng trời ,vùng biễn…là cao nguyên la biên giới CHỚ KHÔNG PHẢI BÃO VỆ cho anh Ba X ,hay anh cả anh hai quyền uy tức trong đãng..”ca ngơi và úy phục đãng tàu cộng”
    Cho nên quân đọi của một nước không phục vụ tổ quốc ,kẻ thù đên thi trốn đi hay đưa lung cho chúng bắn,; quân đọi có không ohujc vụ nhân dân mà chĩ biết phục vụ cho dãng,cho các quyền lơi của cá nhân.quân đôi đó chĩ lo làm kinh tế ,phục vụ cho những tên to đầu:Quân đôi đó không thể gọi là QĐ VN…
    QĐ mà tổ quốc không có ,danh dự cũng không mà trách nhiệm cung không có nốt.
    Do đó QĐ đó thoái hóa vì các tên câm đầu VN cũng đã THOÁI HÓA!!!
    (abc)

  7. Thiến Heo says:

    Ai làm thoái hoá quân đội Việt Nam?

    Hỏi cha con tâm tư đại tướng đầu teo đít to PQT và PQH thì rõ. Quân đội ND VC chỉ là bản sao của quân giải phóng TQ. Bây giờ anh tướng tá VC nào cũng bụng phệ tròn dzo, khoái đứng ôm bông chụp hình cạnh các gệ áo dài đỏ. Thời đại làm ăn kinh tế toàn cầu và kỹ thuật … số rùi mà ông ! VN ta chưa chế được cái sên xe đạp thì đã sao nào ! Ha ha ha !

  8. Tien Ngu says:

    Thưa,

    Nhìn cái nón cối của quân đội cs mà thương mấy em quá…
    Dẫu sao cũng là người….Việt Nam, da vàng mũi tẹt với nhau

    Lũ Cộng coi mạng người như mạng…chó, đánh trận thì chúng chuyên chơi biển người, nón cối không cách chi….đở đạn được.

    Thành ra đụng trận là chết…bộn…

    Lính chết nhiều, lãnh đạo Công…tỉnh rụi, lại lấy cái sự chết nhiều của bộ đôi, biến hoá thành thuốc…kích động căm thù.

    Khi chiếm được miền Nam, chúng kích động lính Cộng tung…cuốc xẽng đào mồ cuốc mả lính VNCH, phá tan hoang tất cả nghĩa địa của lính miền Nam.
    Tù binh miền Nam, những người bị chúng đưa ra bắc, em nào cũng bị ăn…gạch đá, do Cộng láo kích động căm thù.

    Thoát cái đòn…gạch đá đó, em nào còn sống, cũng…khó nuôi…

    Đó là chưa kể đến chuyện Cộng ra lệnh cho bộ đội bắn…căm thù, bắn thoãi mái vào những đoàn người chạy tị nan chiến cuôc, bất kể lính VNCh hay dân lành…

    Trên đường số 1, bãi biễn Thuận An, cố đô Huế, Bình Long An Lộc….

    Chiến sữ của Cộng láo, viết bởi các cò mồi, toàn khoe thắng, khoe….giãi phóng, khoe…nhân đạo, chúng không hề khoe…giết người tập thể, xúi dân ngu đi chết, lạy Tàu lạy Nga để có thêm súng đạn tối tân…

    Thành ra, thấy các em trẽ, lính csVN ngày nay, anh Ngu thương quá.

    Với cái truyền thống…láo, tuơng lai các em có leo lên được chức tướng như …Phùng quang Thanh, hay Võ nguyên Giáp….

    Cũng là bị chúng…chửi, nhổ phẹt phẹt.

    Chúc các em may mắn, không bị chiến tranh tàn sát…

  9. Kể Tội Bọn Hại Nước says:

    Bài viết rất hay, kể từ khi Phan Văn Khải lên làm thử tướng vấn đề về tham nhũng đã trở nên trầm trọng hơn. Khi hết nhiệm kỳ làm thủ tướng cho đến nay, Pham Văn Khải ngậm câm như hến, im ru như chết rồi, bất kể chuyện Trung Cộng xâm lấn bắn biết ngư dân VN. Nó vét một mớ vài trăm triệu đô rồi đáp êm cho cả gia tộc nhà nó hưởng đời. Cùng thời với nó là thằng ngoại trưởng Phạm Gia Khiêm, thằng này khốn nạn đến nỗi khi hải quân Trung Cộng nổ súng giết chết 9 ngư dân Việt Nam vào năm 2005 làm cho gia đình người ta tan nát, cả nước đau nỗi đau của ngư dân, vậy mà chỉ sau đó không lâu Trung Cộng họp cùng khối Asean, nó đứng chụp hình bắt tay Trung Cộng tươi cười như không có chuyện gì. Thằng này khốn nạn và vô cảm nên người ta gọi nó là Nhà Ngoại Cảm Phạm Gia Khiêm. Từ đó đến nay, nó sống trong im lặng, tiếp tục vô cảm, sống sung sướng vô tư mấy đời con cháu nhà nó. Những tấm hình nó chụp tại cửa biên giới Việt Hoa trung với kẻ cướp nhìn mặt bọn Tầu thấy rõ nét thâm độc vẫn như muốn ăn thêm đất của VN, còn nhìn mặt nó cười tươi như kẻ hèn mạt vừa được dịp cống tế cho quan thầy, hỏi làm sao dân tộc mình không khốn cùng mọi mặt…

  10. nguyenha says:

    Quân đội thì vay mượn Tư tưởng Mác-Lê !. Vủ khí thì mua của người khác.! Thử hỏi Quân đội đó có còn mang tính Dân Tộc nửa hay không ? Con cháu CS hảy trả lời ??

Leave a Reply to Ly Tao