WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Lời của hai tấm hình

 

Người dân Việt Nam ở hai thành phố lớn đứng đầy hai bên lề đường, dưới trời mưa lớn, vẫy tay chào đón tổng thống Hoa Kỳ đi ngang qua, với những tiếng reo hò đồng thanh « Obama ! Obama ! » . Tên của ông tràn ngập cả trên vỉa hè, quán café, quán nhậu, … trong những ngày qua.

Hình ảnh đó quả thật là một sự bất ngờ, khó có ai có thể hình dung được người dân Việt Nam lại bày tỏ tình cảm nồng nhiệt như vậy đối với tổng thống Hoa Kỳ, một quốc gia thù địch như chế độ ra rả tuyên truyền cho tới ngày 30/04 vừa qua . Trong khi đó, chánh quyền Việt Nam dành cho quốc khách một sự đón tiếp với nghi thức tối thiểu phải có .

Về phía khách, ông Obama vẫn thản nhiên, hoàn toàn không để ý đến nghi lễ ngoại giao, vẫn thoải mái, chân tình, cười hồn nhiên, ngồi lê hàng quán, bắt tay mọi người đứng gần một cách thân thiện, … Trọng tâm thật sự của ông là muốn đo lường thái độ của người dân đối với chánh phủ Huê kỳ và dân Huê kỳ . Có ý kiến cho tất cả đó là sự dàn cảnh tinh vi của Holywood nhưng thực tế là đã thu hút nhân tâm của mọi từng lớp người dân Việt Nam . Ngoại trừ nhà cầm quyền bởi theo biện chứng hễ cái gì dân hoan nghênh thì họ đề cao cảnh giác . Do từ nguyên lý nhà cầm quyền cộng sản là không phải do dân và vì dân .

Obama đã đi rồi

Giới cầm quyền ở Hà nội, cũng như đồng chí vàng của họ ở Bắc kinh, khi tới thăm viếng Hoa thạnh đốn hay Paris, chẳng những không được kiều bào của họ đón tiếp nồng nhiệt, mà còn bị la ó, phản đối sự thăm viếng, tố cáo những hành động dã man của chế độ ở trong nước, làm cho họ nhiều lúc đã phải ra về bằng cửa hậu .

Trái lại, ông Obama, sau ba ngày viếng thăm Việt nam, ra về còn để lại trong lòng người việt nam, nhứt là tuổi trẻ, những tình cảm trân quí .

«  Hỏi vì sao dân tôi mến mộ ngài
Có phải vì ngài là tổng thống
Hay vì xứ ngài đôla chất đống
Không! Chúng tôi yêu vẻ đẹp toả từ ngài .

…. Nụ cười tươi và những cái bắt tay…dệt lối chân tình

…..  Mà rung động hàng triệu con tim người Việt
Ngài bàn việc đại sự bằng lời chân thành tha thiết
Chẳng buộc tội ai…nhưng bao kẻ phải cúi đầu . » ….(Thơ của Thương Hoài )

Và người phụ nữ Phượng Trần bị sự chân tình của khách đã làm cho trái tim của bà rung động sâu xa :

“ …Em như đang trong mơ
Khi nghe Anh nói đến
Nam Quốc Sơn Hà ấy
Chỉ có Nam Ðế cư
Anh muốn nói gì ư ?
Dẹp dã tâm Khựa nhé !
Anh ơi lời Anh khẽ
Chạm đến triệu lòng dân ! »… (Thơ của Phượng Trần)

Và cả chân dung của ông cũng được sinh viên hội họa tự ý thực hiện với lời ghi chú đầy thiết tha quí mến .

Obama và tấm hình ở Tòa Bạch ốc

Obama và tấm hình ở Tòa Bạch ốc

Ảnh: Pete Souza/The White House
Ông Obama có gốc gác từ một gia đình da màu nghèo, cha mẹ xa nhau, thuở nhỏ từng sống ở Nam dương, một xứ đông nam á kém mở mang, tức ý muốn nói ông thuộc thành phần xã hội không lấy gì làm khá hơn đám cộng sản lãnh đạo ở Hà Nội nhưng ông lại hoàn toàn không cùng bản chất với họ . Nhờ hấp thụ môt nền giáo dục nhân bản, khai phóng, tự do .
Chính giáo dục đào tạo con người . Nhìn tấm hình dưới đây để hiểu tại sao ông Obama qua Việt nam lần đầu tiên mà được dân chúng dành cho ông những tình cảm quí trọng sâu xa như vậy . Thực tế này là phản ứng nghịch lý của những điều mà dân chúng tiếp thu được từ truyền thông chánh quyền . Cũng là kết quả trái chiều của sự giáo dục quần chúng về bạn và thù của chế độ .

Nhiều thập kỷ qua, Nhà Trắng treo rất nhiều ảnh chụp các đời tổng thống, hoặc làm việc hoặc vui chơi. Tấm mới thay chỗ tấm cũ. Nhưng tấm ảnh này chụp Tổng thống Barack Obama đã yên vị suốt 3 năm qua, không bị tháo xuống.
Bé trai trong ảnh là Jacob Philadelphia, sống ở Columbia, bang Maryland. Khi chụp tấm ảnh này vào tháng 5 của ba năm trước, Jacob mới 5 tuổi. Lúc đó, cha cậu là ông Carlton Philadelphia, một cựu lính thủy, rời Nhà Trắng sau hai năm làm việc trong Hội đồng An ninh quốc gia. Như nhiều nhân viên khác, ông Philadelphia cũng đề nghị tổng thống chụp ảnh cùng gia đình ông trước khi ra đi.

Ảnh chụp xong, gia đình Philadelphia sắp giã từ thì ông Carlton nói với ông Obama rằng, hai con trai của ông có hai câu hỏi tổng thống, mỗi đứa một câu .

Jacob nói trước : “Cháu muốn biết tóc cháu có giống tóc tổng thống không?”. Cậu bé nói nhỏ đến nỗi ông Obama phải bảo nhắc lại . Sau khi nghe rõ, ông Obama trả lời: “Sao cháu không sờ thử đi, xem có giống tóc cháu không”? Rồi Obama hạ thấp đầu ngang tầm với của Jacob . Cậu bé ngần ngừ, tổng thống khuyến khích : “Sờ đi, anh bạn ! ”.

“ Cháu thấy sao? – ông Obama hỏi.
-“Dạ, cũng giống nhau”, Jacob đáp lời .

Cậu bé Isaac, nay đã 11 tuổi, thì hỏi ông Obama tại sao lại loại trừ chiến đấu cơ F-22. Ông Obama cho biết vì quá tốn kém.

Theo thông lệ có từ thời Tổng thống Gerald R. Ford, mỗi tuần các phóng viên ảnh Nhà Trắng lại chọn ảnh ấn tượng để trình bày. Tuần đó, tấm ảnh của Jacob là số một . (Theo Bằng Vy, The New York Times)

Đỗ Mười và nhà Toán học Ngô Bảo Châu

Đỗ Mười, cựu Bộ trưởng, cựu Thủ tướng và cựu Tổng Bí thư đảng cộng sản Hà Nội, khi tìếp thanh niên Ngô Bảo Châu vừa kết thúc Trung học với thành tích hoc tập xuất sắc, thể hiện rõ thái độ coi thường những người có học và học giỏi . Theo quan điểm của ông thì chính cách mạnh mới nâng cao con người chớ không gì khác hơn hết cả . Quan điểm này phát xuất từ bản thân của ông và từ quá trình học tập giáo lý của người cách mạng .

Nowy obraz (1)

Đỗ Mười tên thiệt là Nguyễn Cống, người làng Đông Phủ, gọi quen thuộc là làng Nhót, Thanh Trì, Hà Đông. Giáo sư Đại Học Khoa học Sài gòn, ông Nguyễn Trọng Ba, nhỏ hơn Nguyễn Cống vài tuổi, cùng làng nên quen bìết Nguyễn Cống và kể chuyện lại (Bảo Giang) . Cụ Tiên chỉ là thân sanh của Giáo sư Ba, có mở lớp chống mù chữ miển phí dành cho trẻ trong làng . Thù lao thầy giáo do sự đóng góp vì lòng hảo tâm của viên chức và những nhà có tiền trong làng .Nhờ đó Nguyễn Cống tới học được ít lâu .

Người được làng mời dạy học là thầy giáo Dư . Vốn đã được bổ làm giáo học, Dư hoạt động cho Việt Minh, bị bắt, sau hơn một năm tù, được tha và trở về làng Nhót, không có công ăn việc làm .

Dư được đề nghị dạy trẻ con nhà nghèo, với thù lao khiêm tốn của dân làng đóng góp nhưng với điều kiện không được hoạt động và tuyên truyền cho Việt Minh nữa .

Vài năm sau, Cống đã biết đọc, biết viết và có thể làm được những bài toán cộng, toán trừ đơn giản. Khi ấy, mẹ Cống ngửa mặt lên trời : trước là cám ơn Trời Phật, sau là cám ơn các viên chức làng đã cho bà một niềm vui ngoài sự ước mong của bà .

Cũng từ dạo ấy, bà không bao giờ ngớt lời khuyên Cống phải biết ơn, phải giữ lễ nghĩa đối với những người đã ban ơn cho gia đình nó. Và bà cũng tính đến việc, vì Cống đã biết làm toán cộng toán trừ, sẽ mua chịu phần thịt thặng dư và lòng lợn của bà phó Hồi để mẹ con bà gánh đi bán, thay vì tiếp tục gánh thuê bán mướn như trước giờ .

Phần Cống, từ ngày được đi học, nó vẫn không thấy thiết tha việc học . Tuy nhiên, nó cảm thấy cũng dễ chịu phần nào vì được ra khỏi nhà trong những giờ giấc nhứt định mà mẹ không thể la mắng nó. Hơn nữa, nó nhờ những con số cộng trừ giúp mẹ trong việc bán thịt như một lá bùa cho phép nó tự do rong chơi với bè bạn, và mặc tình đi sớm, về trễ .

Riêng thầy giáo Dư, tuy đã có lời cam kết với viên chức trong làng là sẽ chuyên tâm dạy dỗ cho lũ trẻ thoát nạn mù chữ, nhưng cứ mỗi khi nhìn thấy thầy thông, thầy phán hoặc các viên chức và những nhà phú hộ trong làng là uất khí hận thù giai cấp vụt bốc lên nghẹn cổ . Do đó, thay vì dạy cho trẻ chữ nghĩa, lễ phép, Dư lại lén tuyên truyền Việt Minh cho chúng . Đám trẻ được Dư sớm nhồi sọ lòng thù hận, dạy dùng mã tấu để giành lấy phần cơm ăn áo mặc từ những người có chút ăn, chút để ngay trong làng .

Học được những điều mới mẻ này, Cống như mở bừng con mắt . Trí nó linh động nghĩ đến ngày đi làm Việt Minh, với mã tấu trong tay. Quả thật, chỉ ít lâu sau đó, nó liền hăng hái đứng dậy, đi theo bọn thằng Chân, thằng Khắc, cùng bỏ học, đi làm cách mạng dưới sự dìu dắt của thầy Dư .

Trong khi ấy, bà đậu Tiến, tức mẹ của Cống, lại không thể hiểu và cũng không bao giờ biết cậu con trai của mình đang nuôi dưỡng giấc mơ đi làm cách mạng. Bà nghĩ đến việc phải cưới vợ cho Cống . Bà chọn được một người con gái trong làng, báo tin mừng cho con . Nghe qua, Cống chẳng vui và cũng chẳng buồn . Nó chỉ muốn bỏ nhà đi theo Việt Minh . Nhưng chưa đi được nên đành tạm nghe lời khuyên của mẹ . Cưới vợ xong, Nguyễn Cống giữ lấy một phản thịt heo trong chợ cho mẹ . Nhân đi tìm heo mua đem về làm thịt, Cống lãnh luôn thiến heo . Thiến con nào chết, Cống mua đem về làm thịt cho mẹ bán . Lúc nào không có heo, Cống đi sửa ống khóa và cửa nhà cho người trong làng . Giá cả do Cống đề nghị . Nhưng sau này, khi thật sự cán bộ đảng viên, Cống thường lấy bản thân minh chứng giới lao động bị tư bản, cường hào bóc lột !

Một hôm, vợ Cống hớt hải để đôi quang gánh xuống trước cửa, chạy bay vào trong nhà báo tin cho bà đậu Tiến:

- U ơi ! thầy thông Ký chết rồi ! Tất cả mọi người ở chợ đều chuyền tai, bảo nhau rằng chồng của con và đám thằng Khắc, thằng Chân, đã giết ông ấy ! Anh Cống đã bỏ đi từ nửa đêm… Lợn thì đêm qua không mổ .

Nhờ thành tích giết “cường hào” trong làng, Cống được sớm kết nạp vào đảng . Và đời Cống cũng phất lên từ đây, dưới tên Đỗ Mười .

Hai tấm hình, mỗi tấm có lời nói của nó . Người đọc hiểu chắc không khác nhau lắm .

© Nguyễn thị Cỏ May

© Đàn Chim Việt

 

3 Phản hồi cho “Lời của hai tấm hình”

  1. Trúc Bạch says:

    Nếu muốn so sánh thì phải so sánh với bác Hồ, bởi vì đã có bài ca :

    - Ai yêu chúng em nhi đồng bằng bác Hồ Chí Minh ?! (hay ai yêu bác Hồ Chí Minh bằng chúng em nhi đồng?)…

    Bằng chứng là – hễ cứ gặp các cháu gái là y như rằng – bác túm lấy và bú lấy, bú để nhưng cái miệng xinh xắn, thơm tho của các cháu.

    Tình yêu “bốc lửa” (nồng cháy) của bác Hồ dành cho các bé gái đã làm cho chính phủ Anh Đô Nê Ziêng vãi cả hồn đã là một bằng chứng :

    http://1.bp.blogspot.com/-PVoHdlj9ckU/U_T4z7kzQwI/AAAAAAABnbw/PvqCv1l_lWI/s1600/HoChiMinh-StopKissingGirl0-Danlambao.jpg

  2. dân VN says:

    Qua hai câu truyện của t/g chúng ta hiểu được là cuộc cách mạng cho tự do nhân quyền rất khó khăn và đòi hỏi nhiều kiên nhẫn vì nó phải xuất phát từ trí tuệ và nhân bản, hoàn toàn trái ngược với cái gọi là cách mạng xhcn của người cs, nó là một cuộc viễn chinh cướp của giết người. Những người lãnh đạo cs đã lừa dân nghèo, xây dựng thiên đường cs, mọi người bình đẳng tự do, không còn người bóc lột người ! Để đưa họ lên đỉnh quyền lực rồi hiện ra toàn diện một lũ độc tài tham nhũng và bất tài dốt nát.
    Ma dzê in VN … !

  3. nguyen ha says:

    Giết người ! Thuở VM mới ra đời “giết người” là một hành vi phải làm để Chứng minh lòng tin,dứt khoát với tư sản !! Đi tâp kết,cha mẹ ở trong Nam, củng phải làm hình nộm để “giết”, lấy long tin của Đảng.Trường hợp người anh của Tôn nữ thị N.! Đến như Văn Cao một nhạc sĩ tài ba ,củng bi HCM gài bẩy “giết người “.!Ngay cả HCM còn dạy can bộ cách giết người , phải mổ bụng trước khi thả trôi sống ,để xác dể chìm (báo cưu quốc 1945). Như thế rỏ rang những kẻ lảnh đạo của CS = kẻ giết người..Nước nào củng có những đao-phủ-thủ để thi hành án tử. Nhưng một khi đao-phủ -thủ trở thành người Lảnh đạo ,thì thân phận người Dân còn thua một con vật nửa.! Vì thế, củng đừng ngạc nhiên khi xả hội VN hôm nay ,ngày nào củng có đâm-chém cả .Tất cả đó là thực hiện lời dạy HCM :” : Thanh niên làm theo lời Bác”!! Đó củng là lý do mà Dân VN đón Obama hăng say ,nhiệt tình . Thật vậy, càng đau khổ thì hạnh phúc càng vÔ GIÁ. OBAMA chính là niềm-hạnh -phúc Vô biên đó ./

Phản hồi