WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bob Kerrey và bi kịch Việt Nam của Mỹ

Tác giả: Giáo sư Nguyễn Thanh Việt - người đã đoạt giải Pulitzer với tác phẩm The Sympathizer

Người dịch: Nguyễn Khoa Thái Anh

Lời dịch giả: Trong bài bình luận dưới đây đăng trên New York Times (June 20, 2016), quan ngại của Giáo sư Nguyễn Thanh Việt (USC: University of Southern California):

1) “Nhiều người Việt Nam kỳ vọng rằng các trường đại học (như Fulbright University Việt Nam/FUV) sẽ cung ứng giá trị của thị trường tự do để VN – đưới danh nghĩa cộng sản – sẽ tiếp tục phát triển chủ nghĩa tư bản (đỏ) của mình. Nhưng hy vọng đó phải được kềm chế khi nghiệm rằng các trường đại học phương Tây là một nơi mâu thuẫn khi nói đến chuyện quảng bá quyền bình đẳng sâu rộng hơn.”

2) “Tác động tồi tệ nhất của các trường đại học như FUV là sẽ thực hành cũng như thúc đẩy một sự bất bình đẳng kinh tế nhằm hỗ trợ các lợi ích của 1 phần trăm (dân số giàu có): triệt dụng các giáo viên trợ giảng có lương thấp; tăng trưởng tối đa các món nợ sinh viên; nhấn mạnh việc sản xuất của công nhân chứ không phải của người học.”

Nhưng có lẽ theo khảo sát không chính thức trên các mạng xã hội thì nhiều người Vịệt trong và ngoài nước lo sợ là tôn chỉ độc lập và giáo án của FUV sẽ bị nhà nước khuynh loát. Vì theo lời của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, người đã ký quyết định thành lập Đại học Fulbright Việt-Nam: “Đại học Fulbright Việt Nam là cơ sở giáo dục 100% vốn đầu tư nước ngoài, có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng, hoạt động không vì lợi nhuận. Trường có trụ sở tại TP HCM, CHỊU sự quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và sự quản lý Nhà nước về lãnh thổ của UBND TP HCM…”

Người dịch cũng không biết là chương trình giảng dạy của FUV sẽ gồm có những ngành hay môn gì, nhưng nếu như nhà nước Việt Nam sẽ chi phối giáo trình của FUV thì có lẽ những môn học về kinh tế thị trường (và thành phần sinh viên) sẽ là chủ xướng của phía Việt Nam mà không nhất thiết chỉ riêng là đề án của Mỹ.

——————————————–
Los Angeles – NGAY CẢ đến hôm nay, người Mỹ vẫn còn tranh luận về chiến tranh Việt Nam: họ đã làm những gì, đã phạm những lỗi lầm nào, và đâu là những ảnh hưởng lâu dài về quyền lực của Mỹ.

Lịch sử đau buồn này trở về vì ông Bob Kerrey được đề cử làm Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam, do Mỹ tài trợ, một trường đại học tư nhân đầu tiên của Việt-Nam. Sự bổ nhiệm này cũng đã khiến cho người Việt Nam tranh luận rằng những kẻ thù trước đây có thể tha thứ và hòa giải như thế nào.

Chuyện không tranh cãi được là năm 1969 một đội ngũ Hải quân SEAL, dưới quyền chỉ huy của Trung úy trẻ Kerrey đã sát hại 20 thường dân Việt Nam không vũ khí, gồm có cả phụ nữ và trẻ em, tại làng Thạnh Phong. Ông Kerrey sau này trở thành một thượng nghị sĩ, một thống đốc tiểu bang, một ứng cử viên tổng thống và chủ tịch một trường đại học, đã thừa nhận vai trò của mình trong vụ thảm sát tàn khốc trong hồi ký năm 2002 của mình, “Khi tôi là một trai trẻ.”

Những người ở Hoa Kỳ và Việt Nam ủng hộ việc bổ nhiệm ông Kerrey xem đó là một hành động hoà giải: Ông đã thú nhận, nên đáng được tha thứ vì những nỗ lực hỗ trợ cho Việt Nam của mình, cũng như quá khứ độc đáo và khủng khiếp của ông đã trở nên một biểu tượng mạnh mẽ để làm thế nào hai nước có thể tiến tới từ cuộc chiến chung của họ.

Tôi không đồng ý. Chọn ông trong trọng trách này là một sai lầm cũng như coi ông là một biểu trương cho hòa bình là một sự suy thoái lớn về tư tưởng đạo đức.

Đúng là người Mỹ đã thẳng thắn với tội ác của họ hơn bất cứ ai trong chính phủ hay Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhưng cũng đúng rằng người Mỹ có xu hướng ghi nhớ chiến tranh như là một bi kịch của Mỹ, như tôi, một cậu bé lớn lên ở California, đã chiêm nghiệm rốt ráo khi xem “Platoon”, “Apocalypse Now” và số phim khác.

Tôi đã sống trong cộng đồng tị nạn Việt Nam, những người mà đối với họ cuộc chiến này là một thảm kịch Việt Nam. Năm 2012, bài phát biểu của Tổng thống Obama nhân ngày kỷ niệm lần thứ 50 của cuộc chiến đã đặt trọng tâm vào cái chết của hơn 58.000 lính Mỹ; Tôi tự hỏi tại sao hơn 200.000 chiến binh miền Nam và hơn một triệu người miền Bắc và lính Việt Cộng chết đã không được đề cập đến, cũng như cái chết đếm không xuể của hàng chục vạn thường dân đã bị bỏ quên.

Trong vai trò mới của ông Kerrey, chúng ta đang trở lại với câu chuyện cứu rỗi quen thuộc của một người lính Mỹ. Nhiều người Việt Nam hiện nay cũng đang chú tâm đến câu chuyện cũ này, ngay cả khi nó kèm theo một giá rất đắt khi nhớ lại nỗi tang thương Việt Nam. Một số cuộc thăm dò dư luận cho thấy đa số người Việt ủng hộ việc bổ nhiệm ông Kerrey, và một số cựu chiến binh Bắc Việt, như tiểu thuyết gia nổi tiếng Bảo Ninh, cũng lên tiếng ủng hộ.

Một số người Mỹ nói rằng ông Kerrey cũng là một nạn nhân – của một cuộc chiến phi lý và một sự lãnh đạo thảm hại – nhưng nói như vậy có vẻ trớ trêu, nếu không hoàn toàn lố bịch, khi người ta thấy sự nổi bật của ông Kerrey so với cuộc sống tối tăm, không ai biết đến hiện nay của những người sống sót và thân nhân của họ trong cuộc cuộc tấn công mà ông Kerrey cầm đầu. Cuộc sống và sự nghiệp của ông hầu như không bị trắc trở, ngoại trừ những hối tiếc cá nhân nào mà ông có.

Thật vậy, ông Kerrey đã từng đến Việt Nam như một biểu hiện của sức mạnh Hoa Kỳ, ngày nay ông đến dưới một vỏ bọc khác, nhưng vẫn là một biểu tượng của phương Tây, lần này là một nhà lãnh đạo của một trường đại học.

Nhiều người Việt Nam hy vọng các trường đại học này sẽ cung ứng giá trị của thị trường tự do để một quốc gia đưới danh nghĩa cộng sản mong đợi sễ tiếp tục phát triển chủ nghĩa tư bản của họ. Nhưng hy vọng đó phải được điều tiết với sự hiểu biết rằng các trường đại học phương Tây là một nơi nghịch lý để phát huy một sự bình đẳng rộng lớn hơn.

Tác động tốt nhất của họ là đào luyện tư tưởng nhân bản. Ảnh hưởng tồi tệ nhất là họ thực hành và cả thúc đẩy một sự bất bình đẳng kinh tế nhằm hỗ trợ các lợi ích của 1 phần trăm (dân số giàu có): triệt dụng các giáo viên trợ giảng có lương thấp; tăng trưởng tối đa các món nợ sinh viên; nhấn mạnh việc sản xuất của công nhân chứ không phải là người học.

Đại học Fulbright sẽ đóng vai trò gì? Câu hỏi này báo hiệu sự phát triển chủ nghĩa tư bản của Việt Nam, được hướng dẫn bởi các định chế tương tự, có thể bỏ rơi phía sau những phần tử dễ bị tổn thương nhất.của Việt Nam.

Nếu ông Kerrey vẫn tiếp tục làm Chủ tịch, người Mỹ và người Việt phải cùng nhau nhấn mạnh vào các biện pháp mang cả tính hình thể và thực chất để thực hiện đền bù cho các nạn nhân của ông Kerrey và đối mặt với quá khứ của ông.

Trước tiên, ông nên đến Thạnh Phong và xin lỗi những người sống sót và gia đình của người chết. Hòa giải giữa hai nước nên được coi lớn lao hơn là vở kịch của một cựu chiến binh Mỹ; nó cũng nên gồm cả những thảm kịch của 20 dân làng Việt bị sát hại.

Sau đó, trong khuôn viên trường Fulbright tại thành phố Hồ Chí Minh nên có một đài tưởng niệm với địa thế nổi bật của những người chết ở làng Thạnh Phong. Đã xuất hiện khắp nơi ở Việt Nam những nghĩa trang “liệt sĩ”" tưởng niệm hơn một triệu người lính đã chết cho cuộc cách mạng cộng sản. Trong khi đó một đài tưởng niệm cho những thường dân tử vong trong chiến tranh thậm chí còn lớn hơn con số liệt sĩ rất nhiều thì lại rất hiếm, có lẽ vì tưởng nhớ đến cái chết của họ có thể đưa ra câu hỏi nhức nhối về những ai đã giết họ.

Thứ ba, Fulbright nên tạo ra các chương trình giáo dục giúp giới trẻ Thạnh Phong và chuẩn bị cho họ một con đường sẽ giúp họ đạt được học bổng toàn phần tại đại học này. Những người dân của Thạnh Phong, và rất nhiều người như họ ở khắp Việt Nam, sẽ được hưởng lợi nhiều như ông Kerrey được hưởng trong vai trò chủ trì đại học này.

Thứ tư, hội đồng quản trị của trường nên bao gồm các nhà lãnh đạo tôn giáo, các nhà hoạt động hòa bình và giáo viên hỗ trợ tầm nhìn nhân văn của giáo dục, không chỉ là phương án của một đại công ty.

Người chết ở Thạnh Phong, và tất cả các cái chết của người dân, đòi hỏi một câu trả lời về việc liệu, và làm thế nào, một Việt Nam giàu có sẽ ghi nhớ chúng, và liệu phát triển kinh tế theo kiểu Hoa Kỳ sẽ có lợi cho tất cả các công dân của Việt Nam, hay sẽ làm những người yếu kém nhất biến thành nạn nhân một lần nữa.

Nguyễn-Khoa Thái Anh chuyển ngữ

Nguồn: Nytime.com

© Đàn Chim Việt

17 Phản hồi cho “Bob Kerrey và bi kịch Việt Nam của Mỹ”

  1. nguyen ha says:

    Có hai vấn đề mà bài viết không nêu rỏ : chiến tranh nhân dân và giáo dục lương thiện. Mao trạch Đông bày ra “chiến tranh nhân dân” để lừa bịp thiên hạ . Thật ra ,đó là một thứ lý thuyết “chuyện chính” dùng Dân làm bia đở đạn ! Dựa vào Dân, để ăn-để bám,rồi sau đó, mặc xác Dân! Câu chuyện của bà Năm Hạnh Cát Long thời cải cách ruông Đất là một bằng chứng !! Những người Dân nuôi chúng (Cs) bằng hạtt gạo của chính mình,nhưng ăn xong ,chúng còn đem giết ,huống chi những người Dân mà chúng núp sau lưng ,có bị đạn của Địch giết ,thì đó là cơ hội bằng vàng ,để chúng quảng cáo về cái “tàn ác” của Địch ! Thế giới văn minh thường bị lầm ở chổ nầy ! Còn về giáo dục ,tại sao phải gọi là “giáo dục lương thiện”? Thật ra, với nền Giáo dục CS ,Hồng hơn Chuyên ,dạy Nói Láo hơn nói Thật. Cho nên ,bất cứ một trường Đại học nào của Thế giới Văn Minh được mở tại VN,chúng ta đều hoan nghênh , Vì đó là nơi dạy con người Nói Thật !

  2. Ban Mai says:

    hihi… đang còm kiếc thì bị “sự cố” “đột xuất” nên tui nhấn nút ngay, hổng biết nó có dính ko? Bi giờ xin tiếp tí chút. “Khai dân trí” là chiến lược của Mỹ ở VN, như lời ông Đại sứ Mỹ (thứ 2?) từng nói, là 15 – 20 năm nữa viên chức VN sẽ có 2/3 tốt nghiệp đại học Mỹ! Như vậy FUV ko phải tự nhiên mà có! Còn chuyện “triệt dụng giáo viên có lương thấp” “tăng trưởng tối đa nợ của sinh viên”.. etc… gì đó thì có thể gần với thực tế tại Mỹ nhưng không phải là mục đích ở VN.

    Muốn diệt CS tận gốc thì phải khai dân trí. Dân trí cao thì CS hết đất đứng! Vì thế phải mất thời gian thật dài CSVN mới chấp nhận FUV, với hy vọng nhờ TPP cứu kinh tế đang sụp đổ. Mặt khác, vì vô phương khống chế mạng thông tin xã hội cũng như sự hình thành các phong trào dân sự. Còn lý do TNTN lên tiếng trái chiều với khuynh hướng chung tại VN (trọng hoc thuật và văn hoá Mỹ) là vừa để giải tỏa nỗi ẩn ức đại học Trí Việt bất thành, vừa lấy lòng nhóm bảo thủ, kể cả Tàu cộng, vì biết đâu nhờ tiền của và uy quyền của Tàu cộng Trí Việt sẽ hồi sinh?

    Riêng người dịch thì cùng phe với bà TNTN từ lâu rùi! Đúng ko? hihihi… (đã nhấn nút 3 lần nhưng bị error hoài… nên tui nhấn tiếp. Nếu có double thì xin lỗi DCV vậy!)

  3. Ban Mai says:

    Tác giả bài viết là Mỹ còn hơn Mỹ! Ông không biết cái gọi là “chiến tranh nhân dân”! Vấn đề chính gây thảm sát ở Thạnh Phong là VC tàng ẩn trong dân để tấn công đối phương! Nên khi bị phản công thì dĩ nhiên là dân chết. Và dân chết thì VC dùng đó tuyên truyền. Phương Tây và bọn phản chiến Mỹ cũng hiểu như ông giáo sư tác giả nên kết quả VC mới chiếm được miền Nam! Vì thế vấn đề trăn trở của Bob Jerrey cũng là vấn đề của nhà văn Nguyên Ngọc! Còn người VN ủng hộ FUV là ủng hộ một phương cách khai dân trí cho thế hệ kế tiếp vì khi dân trí cao thì CS sẽ sụp đổ tận gốc.

    • Lan Huệ says:

      Rất đồng ý với Ban Mai,
      Vì VC núp lén trong dân, lấy dân che chở cho mình hay nói trắng ra là lấy dân làm bia đỡ đạn nên dân mới ăn đạn rồi la toáng lên Mỹ thảm sát dân thường không có một tấc sắt trong tay. Hãy sáng suốt trước thủ đoạn này và nhớ rằng người CS bao giờ cũng lấy cứu cánh biện minh cho phương tiện nên họ không bị lương tâm cắn rứt.

      • Hiệp says:

        Dồng ý với Ban Mai. Thời chiến tranh Việt Cộng hay dùng dân đở đạn. Truyền thông Tây phương vô tình làm lợi cho Việt cộng khi đưa những lầm lỗi của quân nhân Mỹ.
        Mong ông Nguyễn Khoa Thái Anh dịch những phản hồi để mở mắt ông NT Việt. Tôi thấy ông NT Việt lý luận vòng vo càng làm phức tạp vấn đề.Không ngờ Mỹ đào tạo những giáo sư như thế.

  4. côngtằngtônnữthịmẹt says:

    Kẻ viét,dù là người Việt , dù trẻ,dù là giáo sư ,dù là nhà văn doạt giải thưởng của Mỹ về một câu chuyện lắp ghép trong chiến tranh vn ,có nhiều sự kiện có vẻ bất hợp lý ,nên nhận xét..”Người viết dường như không hiểu tình hình ở Việt Nam” (MĐ)là đúng chớ không phải “dường như”, Nhưng có người nói là g/s mà…Ồ ,Mỹ thi có bằng 4 hay 7 năm Đai Học là có thể là g/s rồi.G/s không hiểu về lich sử chién tranh vn QC 20 năm (cho tới 75) là cũng rất thường .Tuổi tre là thé đó . Nhưng có người khác nói là có thẻ là tuổi trẻ có kiến thức rổng ,hoặc chỉ học và đọc mấy cuốn sách Mỹ viết về chiến tranh VN ,học lịch sử chiến tranh vn qua cái nhìn của người Mỹ và bọn văn sĩ phản chiến nên có cái nhìn méo mó ,. rất gióng VC …Người đọc nên suy nghĩ kỹ .Người Mỹ viết đôi khi còn lệch lạc trong nhận xét huống gì là ngườiVN ,nhất là người đó không biết là ở “phe mô” trong cuộc chiến ? Cũng như tcngoc.và nhiều người khác ,như tqthuạn , pt châu,tkđoàn… (họ đều có tiến sĩ cả đó) nếu nói về chiến tranh vn ,nói về VNCH là bọn này có dị ứng.(chúng cần bảo vệ việc làm sai trái của chúng vói VNCH đẻ con chút gì trước khi đi về vói HCM )
    Ngòai ra người viết băng anh ngử (ho người Mỹ đọc?)và người dịch ra ,cả hai đều là người VN. Người dịch là kẻ đã có nhiêu phản hồi ,coi như cũng là kẻ không phải người từ miền Nam,là thuộc phe “bên tê” ,cấu kết vói NH Liêm đẻ tìm sự nâng dở (hay làm việc ) của (cho ) TTLS SF….Cho nên cũng phải thẳng thăn nói rằng ,bài viết của người g/s này rất tâm đắc vói người dịch nên nay ,nó hiện diện trên ĐCV :gs NTV và người dich NKTA. Họ có tên VN mà không là người VN…khi gần 1/2 thế kỹ sau chiên tranh ,ở trong một cứ sở văn minh ,học hành đổ đạt nhưng vẫn mang đầu óc của một kẻ cuồng tín ,không khác gì “kỹ sư” NP trọng ,”tiến sĩ “Tôn nử thị Ninh….Họ không biết đến tổ quốc lâm nguy…Họ cũng không biết đến Mậu Thân 68. Đai lộ kinh hoàng ……Và trong họ vẫn còn những khúc mắc ,nhũng ưu tư cho csvn ,họ sợ vncs sẻ lại lại là “nạn nhan ” của Mỹ (???) một lần nữa…
    Đối vói cá nhân người góp ý thì dây chỉ là bài viết và dịch cho những báo trong nước vncs.: Là tiếng nói cất lên massage cho CSBV nói chung và cho Tôn nử thi Ninh được ngủ ngon trên “hoang tàn “ của VN ngày nay !
    (cttntm)
    TB/ vào đây nghe tuổi trẻ miền Bắc K ộng sản nói gì.
    Cũng như nghe người trẻ vn ,một trí thức Việt nói gì.? Nữ KHG Dương Nguyệt Ánh !
    (cái áo không làm nên thầy tu.Cái bằng cấp không làm nên người trí thức chân chính.)
    Nhất là người mang QT nước nào đi nữa ,cũng không thể chối bỏ thân phận vn.
    Và đó là người ta hay dem dân Do Thái ra dẻ làm bài hoc nhưng chúng chẳng học được gì ?
    (hay chỉ học dược phản bội tráo trở…)
    https://m.youtube.com/watch?v=3b-Uca33pJo
    (cttntm)

  5. Nam says:

    Đây là bài viết của một người Mỹ gốc Việt tị nạn cộng sản nhưng có tư tưởng “cấp tiến” (thân cộng) khi cố tình bỏ qua yếu tố lịch sử của hai nhân vật chủ chốt trong các cuộc chiến tranh Đông Dương, mà mục tiêu chính là Hán hóa Đông Dương bằng mọi cách có thể, kể cả diệt chủng, khi chúng tận dụng Liên Xô và khối Đông Âu, núp bóng “dân tộc tự quyết” , “không gì quý hơn độc lập tự do” để (a) giành lấy Hoa Lục từ tay Tưởng Giới Thạch (b) biến bán đảo Đông Dương và biển Đông thành 1 tỉnh nhỏ về phương Nam của Đại Hán.

    Mao Trạch Đông và đệ tử Hồ Chí Minh (thiếu tá Hồ Quang trong Đệ Bát Lộ Quân) đã khéo léo che mắt Liên Xô, Mỹ và ngay cả tác giả bài viết (giáo sư Viet Thanh Nguyen, người đã đoạt giải Pulitzer năm 2016) khi tuyên truyền là chiến tranh ý thức hệ để nhận đầy đủ sự trợ giúp về $$$, nhân lực, vũ khí, nhằm đạt mục đích vừa dẫn ở trên (bành trướng Trung Hoa, cai trị bằng phong kiến cộng sản Mao).

    Mọi cuộc chiến tranh Đông Dương đều do China khởi xướng, hoạch định vào ngày 3/2/1930 khi Hồ Quang tiêu diệt những đảng viên cộng sản Đông Dương thân Nga, thống nhất 3 đảng cộng sản VN, thay thế nhân sự với đồ đệ đã được đào tạo kỹ lưỡng tại China, lừa thầy (Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu) phản bạn (dâng lãnh đạo đảng Việt Nam Quốc Dân và những nhà ái quốc khác cho thực dân Pháp, giết cụ Phạm Quỳnh, nhà văn Khái Hưng, cha và anh của cố tổng thống Ngô Đình Diệm etc).

    Ba cuộc chiến tranh Đông Dương I (1945-1954), II (1954-1975), III (1975-1989) thuần túy về quân sự để giành lãnh thổ (Cambodia, Lào, VN), lãnh hải (biển Đông), và do ĐCSVN đô hộ.

    Chiến tranh Đông Dương IV (từ sau mật nghị Thành Đô – đến khi Đông Dương đã chính thức trở thành 1 tỉnh của China, và ba dân tộc Khmer, Lào, Việt đã trở thành những tộc thiểu số như Mông, Mãn, Hồi, Tạng) là một cuộc chiến toàn diện trên khắp “mặt trận” kinh tế, ngoại giao, quân sự, ie dùng vũ khí hóa học, sinh học để hủy hoại môi trường sống của dân bản xứ, cũng như gieo rắc những bệnh ung thư, cải biến genes xuyên thế hệ ; văn hóa, ie viện Khổng Tử, phim truyện nhạc Tàu.

    Lý do ĐCV post bài viết của tác giả “ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản” trên là để cảnh tỉnh những ai thường thiển cận bề ngoài (thấy sang bắt quàng làm họ) bởi cái mark (a) trí thức (b) căn cước “tị nạn cộng sản” ?

  6. Austin Pham says:

    Ngoại trừ những người lính như Bob Kerry đã xả súng vào những người dân tay không này với chủ ý mà không có bất cứ sự đe dọa nào tới tánh mạng của mình thì họ có tội. Nếu không thì chính kẻ đã dùng người dân ở xã Thạnh Phong làm vật thế thân mới đáng bị nguyền rủa. Một lời xin lỗi từ người lính biết trăn trở, hối hận trong suốt mấy mươi năm cho thấy cái lương thiện vẫn còn đó. Hãy để ông ta đảm nhận cái công việc giáo dục đám trẻ tại một đất nước, nơi mà sau ngần ấy năm vẫn chưa thấy bóng dáng của sự ăn năn từ bọn người lớn, chỉ vì đã luôn học và làm việc theo gương “bác”. Ít nhất sẽ có đứa trở thành người, thay vì ngợm, nhờ nhân bản.
    Công luận bênh vực cho Bob Kerry là từ người VN, những người đã hiểu cả hai mặt của cuộc chiến. Và theo bản thân tôi, chính bọn VC phải đền bù cho những gia đình bị mất mát đó, tạo điều kiện cho con cháu của các “nạn nhân” sống một cách đàng hoàng mà không phải tiếp tục chết oan uổng vì mấy chú bác phe “cách mạng”. Thế mới là hợp lẽ.

  7. Hiệp says:

    Ông Bob Kerry đã nói..”"Nhưng một lời xin lỗi sẽ luôn là không đủ. Nó giống như món súp cá mà thiếu con cá vậy. Vì thế, tôi cố gắng giúp người Việt mỗi khi có thể. Như đóng góp chấm dứt đạo luật TWEA (coi Việt Nam như nước thù địch), bình thường hoá quan hệ, ủng hộ đàm phán BTA, và đặc biệt là ủng hộ nỗ lực cải thiện hệ thống giáo dục Việt Nam thông qua chương trình Fulbright.”
    (http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/05/160531_bob_kerrey_comments)
    Như vậy chưa đủ sao hởi ông Nguyễn Thanh Việt? Ông NT Việt đòi hỏi qúa nhiều gần như hoang tưởng về việc làm đài tưởng niệm những người chết ở Thạnh Phong.
    Thế ông NT Việt có biết vụ thảm sát Mậu Thân Huế năm 1968 do công sản gây ra không?
    Người cộng sản có dám nhận lỗi như ông Bob Kerry không?
    Không phải ông đoại giải Pulitzer với tác phẩm The Sympathizer mà những bài nhận định của ông có giá trị đâu.

    • phamminh says:

      Còm của bác Hiệp và cái còm này của Ban Mai theo tôi đã quá đủ để phản hồi bài chủ:

      Tác giả bài viết là Mỹ còn hơn Mỹ! Ông không biết cái gọi là “chiến tranh nhân dân”! Vấn đề chính gây thảm sát ở Thạnh Phong là VC tàng ẩn trong dân để tấn công đối phương! Nên khi bị phản công thì dĩ nhiên là dân chết. Và dân chết thì VC dùng đó tuyên truyền. Phương Tây và bọn phản chiến Mỹ cũng hiểu như ông giáo sư tác giả nên kết quả VC mới chiếm được miền Nam! Vì thế vấn đề trăn trở của Bob Jerrey cũng là vấn đề của nhà văn Nguyên Ngọc! Còn người VN ủng hộ FUV là ủng hộ một phương cách khai dân trí cho thế hệ kế tiếp vì khi dân trí cao thì CS sẽ sụp đổ tận gốc.

      Cán ơn hai bác.

      PM

  8. says:

    Tại sao người Việt không nhìn thấy phiến diện tích cực của ông Bob Kerry? Sau chiến tranh, ông sẵn sàng đến Việt Nam để đóng góp nền văn hóa giáo dục là chìa khóa tương lai cho con em nước nhà vươn lên với thế hệ mai sau? Trong chiến tranh, chết thảm, chết tan xác, chết vùi dập, chết phanh thay, chết vùi mất xác… là chuyện phải chấp nhận. Như Nhật bản lãnh hậu quả 2 trái bom nguyên tử cho đến ngày nay, họ có hận thù, căm phẩn gì với Mỹ? Ngược lại, Nhật là một trong những đồng minh hàng đầu đối trọng của Mỹ! 1000 năm bị nô lệ giặc Tàu, 100 năm bị nô lệ giặc Tây, Việt Nam có những đài tưởng niệm để lại những thảm họa do Tàu và Pháp bóc lột, trấn áp nhân dân Việt Nam không? Phải chăng, chúng ta có cái nhìn lệch lạc khi thấy Mỹ có lẽ có lòng nhân đạo hơn giặc Tàu và thực dân Pháp? Hãy nhìn những gì phía trước, sao dân Việt ta thường sống trong mộng mị và ân oán quá nhiều để rồi không thoát ra khỏi vòng kim cô “KHỐN NGHÈO’ để trở thành “ĐẠO TẶC” như ngày hôm nay? Gốc rể cội nguồn cũng do chính bè lũ ngây ngô, gốt nát Cộng Sản VN đã tự tham gia vào cái đảng Cộng Sản Quốc Tế xúi dục đánh chiếm miền Nam VN để gọi là đánh Mỹ giải phóng miền Nam. Nhân dân miền Nam đâu cần CSVN giải phóng! Không thấy họ kéo nhau bỏ nước ra đi không ngại bỏ thân mình trên biển cả, rừng sâu? Không thấy dân miền Bắc cũng ùa theo trốn khỏi chế độ CSVN hay sao? Sau 1954 chia cắt Bắc Nam, không thấy hàng triệu dân miền Bắc di cư vào Nam mà dân miền Nam có ai di cư ra Bắc? Chỉ có những kẻ khờ dại tham gia Việt Minh để tập kết ra Bắc hối hận sau khi trở về miền Nam sau 1975. Những tội ác Cộng sản VN đã giết dân vụ Cải cách ruộng đất, thảm sát tết Mậu Thân 1968, pháo kích vào nhà dân có cần làm đài tưởng niệm không? Nếu CSVN không nghe theo chỉ đạo của đảng CS Quốc tế Nga, CS Tàu thì chiến tranh có xẫy ra thảm khốc như ngày nay để lại không? Phải chăng, dân tộc ta cần phải học nhiều hơn là tự hào một dân tộc thông minh nhất thế giới!

  9. Haile says:

    Mỹ đã công khai tuyên-bố : “Công-nhận và tôn-trọng thể-chế chính-trị của Nhà nước Việt-cọng. Cam-kết không lật-đỗ” Mỹ có khả-năng thực-hiện lời tuyên-bố nầy. Còn Việt-cọng thì không tin. Nhưng không bao giờ nói. Những sự-cố do Tàu-cọng chủ-trương công-khai chiếm đoạt lãnh-thổ của Việt-Nam kề từ năm 1974 (Hoàng-Sa) cho đên hôm nay. Việt-cọng đã phản-ứng với Tàu-cọng ra sao, và đối với Nhân-dân Việt-Nam chống tàu-cọng xâm-lăng như thế nào ? Căn-cứ vào đây là chứng-cớ cụ-thể. Chứng-minh Viêt-cọng với Tàu-cọng là “ĐỒNG-CHÍ” Mỹ có mở 100 trường Đai-học tại Việt-Nam cũng chỉ có lợi cho Việt-Cọng mà thôi. Nhân-dân Việt-Nam thì không. Còn có thể khốn-khổ hơn ! Cụ-thể riêng tại Việt-Nam. Chỗ nào Mỹ đến, Người nào Mỹ gặp sau đó thì thế nào ? Sụ thât đã phù-phàn dối với Nhân-Dân Việt-nam nhiều lắm rồi.

  10. Minh Đức says:

    Câu chuyện về Thạnh Phong thì ông Bob Kerrey nói rằng họ bị du kích bắn trước rồi họ bắn lại làm đàn bà, trẻ em chết. Còn phía CS thì nói rằng bỗng dưng lính Mỹ quây đàn bà, trẻ em lại rồi bắn. Nếu lính Mỹ bị bắn trước rồi họ bắn lại thì vụ Thạnh Phong chỉ là một vụ nhầm lẫn trong chiến tranh. Các đơn vị Mỹ và VNCH cũng có thể đã mắc phải lỗi lầm như vậy, nhất là khi CS dùng chiến thuật núp trong dân chúng rồi bắn vào kẻ địch sau đó bỏ trốn để kẻ địch bắn vào dân rồi tuyên truyền là kẻ địch tàn ác. Vì chỉ là một lỗi lầm trong chiến tranh mà nhiều người lính khác cũng có thể mắc phải thì tại sao lại bắt phải bắt ông Bob Kerrey xin lỗi mà thôi mà không bắt các người khác .

    Người viết dường như không hiểu tình hình ở Việt Nam. Nhiều người muốn cho con đi học tại Mỹ là vì họ thấy đại học ở Việt Nam dạy kém. Nay nếu có đại học Fulbright ngay tại Mỹ thì họ sẽ cho con học tại chỗ. Dù là đào tạo được chỉ có 1% con nhà giàu còn hơn là không có 1% dân số có kiến thức đúng đắn, lãnh đạo toàn là kiến thức táp nham của chế độ CS. Nếu đại học Fulbright đẩy mạnh được chủ nghĩa tư bản thì chưa chắc đã là điều dở vì nếu không có kiến thức về kinh tế thị trường, về luật pháp thì Việt Nam cũng vẫn bị cảnh chênh lệch giàu nghèo nhưng với nền kinh tế dở dơi dở chuột, tiến chậm, chậm phát triển, không có tiền để trả nợ.

Leave a Reply to Nam