WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bob Kerrey và bi kịch Việt Nam của Mỹ

Tác giả: Giáo sư Nguyễn Thanh Việt - người đã đoạt giải Pulitzer với tác phẩm The Sympathizer

Người dịch: Nguyễn Khoa Thái Anh

Lời dịch giả: Trong bài bình luận dưới đây đăng trên New York Times (June 20, 2016), quan ngại của Giáo sư Nguyễn Thanh Việt (USC: University of Southern California):

1) “Nhiều người Việt Nam kỳ vọng rằng các trường đại học (như Fulbright University Việt Nam/FUV) sẽ cung ứng giá trị của thị trường tự do để VN – đưới danh nghĩa cộng sản – sẽ tiếp tục phát triển chủ nghĩa tư bản (đỏ) của mình. Nhưng hy vọng đó phải được kềm chế khi nghiệm rằng các trường đại học phương Tây là một nơi mâu thuẫn khi nói đến chuyện quảng bá quyền bình đẳng sâu rộng hơn.”

2) “Tác động tồi tệ nhất của các trường đại học như FUV là sẽ thực hành cũng như thúc đẩy một sự bất bình đẳng kinh tế nhằm hỗ trợ các lợi ích của 1 phần trăm (dân số giàu có): triệt dụng các giáo viên trợ giảng có lương thấp; tăng trưởng tối đa các món nợ sinh viên; nhấn mạnh việc sản xuất của công nhân chứ không phải của người học.”

Nhưng có lẽ theo khảo sát không chính thức trên các mạng xã hội thì nhiều người Vịệt trong và ngoài nước lo sợ là tôn chỉ độc lập và giáo án của FUV sẽ bị nhà nước khuynh loát. Vì theo lời của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, người đã ký quyết định thành lập Đại học Fulbright Việt-Nam: “Đại học Fulbright Việt Nam là cơ sở giáo dục 100% vốn đầu tư nước ngoài, có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng, hoạt động không vì lợi nhuận. Trường có trụ sở tại TP HCM, CHỊU sự quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và sự quản lý Nhà nước về lãnh thổ của UBND TP HCM…”

Người dịch cũng không biết là chương trình giảng dạy của FUV sẽ gồm có những ngành hay môn gì, nhưng nếu như nhà nước Việt Nam sẽ chi phối giáo trình của FUV thì có lẽ những môn học về kinh tế thị trường (và thành phần sinh viên) sẽ là chủ xướng của phía Việt Nam mà không nhất thiết chỉ riêng là đề án của Mỹ.

——————————————–
Los Angeles – NGAY CẢ đến hôm nay, người Mỹ vẫn còn tranh luận về chiến tranh Việt Nam: họ đã làm những gì, đã phạm những lỗi lầm nào, và đâu là những ảnh hưởng lâu dài về quyền lực của Mỹ.

Lịch sử đau buồn này trở về vì ông Bob Kerrey được đề cử làm Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam, do Mỹ tài trợ, một trường đại học tư nhân đầu tiên của Việt-Nam. Sự bổ nhiệm này cũng đã khiến cho người Việt Nam tranh luận rằng những kẻ thù trước đây có thể tha thứ và hòa giải như thế nào.

Chuyện không tranh cãi được là năm 1969 một đội ngũ Hải quân SEAL, dưới quyền chỉ huy của Trung úy trẻ Kerrey đã sát hại 20 thường dân Việt Nam không vũ khí, gồm có cả phụ nữ và trẻ em, tại làng Thạnh Phong. Ông Kerrey sau này trở thành một thượng nghị sĩ, một thống đốc tiểu bang, một ứng cử viên tổng thống và chủ tịch một trường đại học, đã thừa nhận vai trò của mình trong vụ thảm sát tàn khốc trong hồi ký năm 2002 của mình, “Khi tôi là một trai trẻ.”

Những người ở Hoa Kỳ và Việt Nam ủng hộ việc bổ nhiệm ông Kerrey xem đó là một hành động hoà giải: Ông đã thú nhận, nên đáng được tha thứ vì những nỗ lực hỗ trợ cho Việt Nam của mình, cũng như quá khứ độc đáo và khủng khiếp của ông đã trở nên một biểu tượng mạnh mẽ để làm thế nào hai nước có thể tiến tới từ cuộc chiến chung của họ.

Tôi không đồng ý. Chọn ông trong trọng trách này là một sai lầm cũng như coi ông là một biểu trương cho hòa bình là một sự suy thoái lớn về tư tưởng đạo đức.

Đúng là người Mỹ đã thẳng thắn với tội ác của họ hơn bất cứ ai trong chính phủ hay Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhưng cũng đúng rằng người Mỹ có xu hướng ghi nhớ chiến tranh như là một bi kịch của Mỹ, như tôi, một cậu bé lớn lên ở California, đã chiêm nghiệm rốt ráo khi xem “Platoon”, “Apocalypse Now” và số phim khác.

Tôi đã sống trong cộng đồng tị nạn Việt Nam, những người mà đối với họ cuộc chiến này là một thảm kịch Việt Nam. Năm 2012, bài phát biểu của Tổng thống Obama nhân ngày kỷ niệm lần thứ 50 của cuộc chiến đã đặt trọng tâm vào cái chết của hơn 58.000 lính Mỹ; Tôi tự hỏi tại sao hơn 200.000 chiến binh miền Nam và hơn một triệu người miền Bắc và lính Việt Cộng chết đã không được đề cập đến, cũng như cái chết đếm không xuể của hàng chục vạn thường dân đã bị bỏ quên.

Trong vai trò mới của ông Kerrey, chúng ta đang trở lại với câu chuyện cứu rỗi quen thuộc của một người lính Mỹ. Nhiều người Việt Nam hiện nay cũng đang chú tâm đến câu chuyện cũ này, ngay cả khi nó kèm theo một giá rất đắt khi nhớ lại nỗi tang thương Việt Nam. Một số cuộc thăm dò dư luận cho thấy đa số người Việt ủng hộ việc bổ nhiệm ông Kerrey, và một số cựu chiến binh Bắc Việt, như tiểu thuyết gia nổi tiếng Bảo Ninh, cũng lên tiếng ủng hộ.

Một số người Mỹ nói rằng ông Kerrey cũng là một nạn nhân – của một cuộc chiến phi lý và một sự lãnh đạo thảm hại – nhưng nói như vậy có vẻ trớ trêu, nếu không hoàn toàn lố bịch, khi người ta thấy sự nổi bật của ông Kerrey so với cuộc sống tối tăm, không ai biết đến hiện nay của những người sống sót và thân nhân của họ trong cuộc cuộc tấn công mà ông Kerrey cầm đầu. Cuộc sống và sự nghiệp của ông hầu như không bị trắc trở, ngoại trừ những hối tiếc cá nhân nào mà ông có.

Thật vậy, ông Kerrey đã từng đến Việt Nam như một biểu hiện của sức mạnh Hoa Kỳ, ngày nay ông đến dưới một vỏ bọc khác, nhưng vẫn là một biểu tượng của phương Tây, lần này là một nhà lãnh đạo của một trường đại học.

Nhiều người Việt Nam hy vọng các trường đại học này sẽ cung ứng giá trị của thị trường tự do để một quốc gia đưới danh nghĩa cộng sản mong đợi sễ tiếp tục phát triển chủ nghĩa tư bản của họ. Nhưng hy vọng đó phải được điều tiết với sự hiểu biết rằng các trường đại học phương Tây là một nơi nghịch lý để phát huy một sự bình đẳng rộng lớn hơn.

Tác động tốt nhất của họ là đào luyện tư tưởng nhân bản. Ảnh hưởng tồi tệ nhất là họ thực hành và cả thúc đẩy một sự bất bình đẳng kinh tế nhằm hỗ trợ các lợi ích của 1 phần trăm (dân số giàu có): triệt dụng các giáo viên trợ giảng có lương thấp; tăng trưởng tối đa các món nợ sinh viên; nhấn mạnh việc sản xuất của công nhân chứ không phải là người học.

Đại học Fulbright sẽ đóng vai trò gì? Câu hỏi này báo hiệu sự phát triển chủ nghĩa tư bản của Việt Nam, được hướng dẫn bởi các định chế tương tự, có thể bỏ rơi phía sau những phần tử dễ bị tổn thương nhất.của Việt Nam.

Nếu ông Kerrey vẫn tiếp tục làm Chủ tịch, người Mỹ và người Việt phải cùng nhau nhấn mạnh vào các biện pháp mang cả tính hình thể và thực chất để thực hiện đền bù cho các nạn nhân của ông Kerrey và đối mặt với quá khứ của ông.

Trước tiên, ông nên đến Thạnh Phong và xin lỗi những người sống sót và gia đình của người chết. Hòa giải giữa hai nước nên được coi lớn lao hơn là vở kịch của một cựu chiến binh Mỹ; nó cũng nên gồm cả những thảm kịch của 20 dân làng Việt bị sát hại.

Sau đó, trong khuôn viên trường Fulbright tại thành phố Hồ Chí Minh nên có một đài tưởng niệm với địa thế nổi bật của những người chết ở làng Thạnh Phong. Đã xuất hiện khắp nơi ở Việt Nam những nghĩa trang “liệt sĩ”" tưởng niệm hơn một triệu người lính đã chết cho cuộc cách mạng cộng sản. Trong khi đó một đài tưởng niệm cho những thường dân tử vong trong chiến tranh thậm chí còn lớn hơn con số liệt sĩ rất nhiều thì lại rất hiếm, có lẽ vì tưởng nhớ đến cái chết của họ có thể đưa ra câu hỏi nhức nhối về những ai đã giết họ.

Thứ ba, Fulbright nên tạo ra các chương trình giáo dục giúp giới trẻ Thạnh Phong và chuẩn bị cho họ một con đường sẽ giúp họ đạt được học bổng toàn phần tại đại học này. Những người dân của Thạnh Phong, và rất nhiều người như họ ở khắp Việt Nam, sẽ được hưởng lợi nhiều như ông Kerrey được hưởng trong vai trò chủ trì đại học này.

Thứ tư, hội đồng quản trị của trường nên bao gồm các nhà lãnh đạo tôn giáo, các nhà hoạt động hòa bình và giáo viên hỗ trợ tầm nhìn nhân văn của giáo dục, không chỉ là phương án của một đại công ty.

Người chết ở Thạnh Phong, và tất cả các cái chết của người dân, đòi hỏi một câu trả lời về việc liệu, và làm thế nào, một Việt Nam giàu có sẽ ghi nhớ chúng, và liệu phát triển kinh tế theo kiểu Hoa Kỳ sẽ có lợi cho tất cả các công dân của Việt Nam, hay sẽ làm những người yếu kém nhất biến thành nạn nhân một lần nữa.

Nguyễn-Khoa Thái Anh chuyển ngữ

Nguồn: Nytime.com

© Đàn Chim Việt

17 Phản hồi cho “Bob Kerrey và bi kịch Việt Nam của Mỹ”

  1. thịnỡ says:

    Ong TMH ngồi ở nhà biết gì về chuyện máy bay quân sự rớt vùa qua . Nếu có viết thì cung lập lại những gì người khác đã viết hay suy đoán. Nó gióng như NT Việt viết về vụ đại học vơi CS và Kery. Viết bằng tiếng Mỹ và tên năm vùng dịch ra thé nào không dăng trên các báo VN, Chẳng co gì lạ vói những nhà báo VN trong nước hay như ld Đức ở Mỹ. Nhưng cái hay nhất ,đáng nói nhất là viết bằng tiếng Mỹ (VC hơn cả VC) và có thể đăng ở báo Mỹ cho người Mỹ chinh góc đọc, khai thác. Một tuyên truyền khéo léo của một trí thức vừà được giãi văn chương Mỹ và là g/s ĐH Mỹ.
    Biết đâu chẳng cùng bà Ninh muốn ,(DO WANT TO THÍS JOB) và có cơ may nhiều hơn bà Ninh ? Như Ông V…viết là BH chông của Ph. ơi! cung có thể bỏ tiền ra “làm hiêu trưỡng ” ,cũng có “khả năng” hơn bá Nịnh.(riêng về Phượng ngọai tình thì có thể bị “su” ra tòa nếu không có chứng có ,viết BẬY).
    Có đài TV1.7 dang hô hào tuổi trẻ thay thế tuổi già khơi khơi…Nhớ chuyện đời xưa ,ông vua trẻ không ưa người già bắt phải giết hết. Ông quan vì thương cha ,không nở nên giấu kín , Một pôm có v/d nan giãi của QG ,các quan trẻ nghĩ mãi ,cuối cùng ông quan còn người cha già mách nước ,mới tìm được giãi dáp tốt. Vua hỏi va biếtt ra nên bỏ lệnh giết người già…
    Không phải người già ai cũng giỏi .Không phải người trẻ ai cũng hay.Người già như bọn đánh phá VNCH ,ăn cơm Mỹ thờ công ,đâm sau lung người TNCS đồng hương hay bọn trẻ như nnl,nkta,hay tác giã Sympathizer thì …”fini lô dia”….
    Nghĩa là “hết nước nói !”
    (tn)
    Tb/ sympathizer có thể so vói x30 phá lưới của nhà dzăn vc…(cố nhiên là sách mói ,cập nhật thòi sự hơn …(nhân vật gần gióng nhau!)
    (tn))

  2. Minh Đức says:

    Sau khi ông Dương Văn Minh đầu hàng CS thì có luận điệu nói rằng ông Dương Văn Minh đã cứu dân vì lúc đó đại bác và hỏa tiễn của CS đã chĩa vào Sài Gòn và sẽ nhả đạn vào Sài Gòn như mưa nếu ông Dương Văn Minh không đầu hàng. Như vậy hóa ra là CSVN chơi trò bắn vào dân chứ không phải là khi hai bên khi đánh nhau chỉ bắn vào người mặc quân phục chống lại mình?

    Mà trước đó CS cũng đã pháo kích vào Sài Gòn bằng hỏa tiễn 122 mm. Khi bị VNCN phản pháo nhanh đến nỗi CS không kịp thu dọn dàn phóng thì CS đặt hỏa tiễn lên hai thanh cây gác chéo để phóng. Phóng hỏa tiễn bằng cách này thì không thể nhắm được vào một mục tiêu nào mà cứ phóng đại vào thành phố rồi rơi xuống đâu cũng được. CSVN không hề ngần ngại khi bắn giết dân thường.

    Việc bắn vào dân của ông Bob Kerrey bị lên án trong lý thuyết là hai bên mặc quân phục cầm vũ khí chiến đấu với nhau, nếu ai bắn vào thường dân không mặc quân phục, không cầm vũ khí là có lỗi. Nhưng khi một bên không mặc quân phục mà bắn vào kẻ thù thì mặc nhiên bên đó tạo ra mối nguy hiểm cho người dân cũng bị bắn nhầm. Nhất là khi bên đó lại xúi đàn bà, trẻ em 13, 14 tuổi dùng súng bắn vào kẻ địch rồi dấu súng đi giả làm dân thì những kẻ xúi đó xem nhẹ sinh mạng người dân, làm cho đàn bà và trẻ em có thể bị kẻ địch bắn nhầm.

    Nếu ông Nguyễn Thanh Việt hiểu được những điều phức tạp trong cuộc chiến như vậy thì ông ta đã không đưa ra lời đề nghị ông Bob Kerrey phải xin lỗi vì phía CS cũng không hề tôn trọng sinh mạng người dân và cũng có trách nhiệm trong việc làm cho thường dân bị bắn nhầm.

  3. Nguyễn Văn says:

    Trước tiên, ông (Kerrey) nên đến Thạnh Phong và xin lỗi những người sống sót và gia đình của người chết.

    Nhưng đã đủ? Tại vì ông Kerrey muốn quay lại giúp VN, ông phải xin lỗi làng Thạnh Phong. Còn chính phủ Mỹ? Và quan trọng là đảng cộng sản VN đang cai trị đất nước đã giết hàng vạn, hàng triệu sinh linh trong cuộc chiến đã có lời xin lỗi chưa?

    Chưa chính thức hoạt động nhưng chỉ một chuyện chọn ông Bob Kerrey làm chủ tịch đã bị nhà cầm quyền cộng sản làm khó dễ rồi thì trông mong gì sẽ suôn sẻ theo hướng tích cực trong tương lai?
    Trường tư nhân, tài chánh do chính phủ Mỹ đài thọ nhưng nên nhớ đất là của đảng, điều này đã thảo luận kỹ chưa? Mở trường đào tạo nhân tài, thế hệ tương lai là người Mỹ tích cực hàn gắn quá khứ đau thương muốn giúp đất nước VN. Nhưng coi chừng, nếu thấy “nguy hại”, nhà nước, một ngày đẹp trời nào đó, biết đâu lại dở chiêu đòi quy hoạch, bắt dọn trường lấy đất? Đã có bất cứ vùng đất nào đảng muốn hay Tàu muốn mà dân hay các cơ sở tôn giáo cưỡng lại được?

    nv

  4. Lan says:

    Ông Kerrey về Mỹ đã không như một số cựu chiến binh khác nghiện ngập và trở thành homeless vất vưởng ngoài đường, như thế cái dằn vặt nội tâm, cái đau khổ tinh thần của ông, ai mà biết nó như thế nào, như thế kể cũng như không. Những nạn nhân của ông tại Thạnh Phong thì ngược lại, rõ ràng là vì ông từ ngày đó mà khốn khổ trăm đường mà không ai biết đến. Và ngay cả những người… hàng xóm Thạnh Phong là những cô gái trên dưới vùng đồng bằng Cửu Long cũng bị vạ lây, rất nhiều người sau chiến tranh phải cởi truồng xếp hàng cho Hàn Đài nó lựa gà, mà cũng chẳng ai biết đến…

    Cho nên, đúng là ông Kerrey phải xin lỗi thôi, nếu cần phải nhân danh nước Mỹ mà xin lỗi, vì ông đã làm theo sự huấn luyện, làm tổn hại quá sức lớn lao. Ông Kerrey phải… đến từng nhà, thăm các cụ già, cầm tay các em, và bắt nhịp bài ca kết đoàn… như bác Hồ ấy thì mới okey!

Leave a Reply to Minh Đức