Pháp luật VN là ‘tấm lưới rách’
Sáng nay 12/9/2016, Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng tuyên án vụ “Năm công an đánh chết dân”. Kết quả bản án phúc thẩm giảm 3 năm tù cho một bị cáo và cho 3 bị cáo khác được hưởng án treo.
Cụ thể như sau: thiếu úy Nguyễn Thân Thảo Thành 05 năm tù giam (giảm 3 năm tù so với bản án sơ thẩm); thiếu tá Nguyễn Minh Quyền 30 tháng tù; thượng úy Phạm Ngọc Mẫn 27 tháng tù; thiếu tá Nguyễn Tấn Quang 02 năm tù treo (chuyển từ tù giam sang tù treo); trung úy Đỗ Như Huy 01 năm tù treo; thượng tá Lê Đức Hoàn 09 tháng tù treo.
Mặc dù vụ án này làm dư luận nhân dân cả nước phẩn nộ vì hành vi tra tấn hết sức man rợ nhưng bản án sơ thẩm thì xử quá nhẹ, sau đó đích thân Chủ tịch nước là ông Trương Tấn Sang đã chỉ đạo xử nghiêm vụ án này. Nhưng kết quả bản án phúc thẩm hôm nay nhẹ hơn nhiều so với bản án sơ thẩm. Điều đó chứng tỏ rằng sự chỉ đạo của ông Chủ tịch nước chẳng có giá trị gì, nó giống như một gáo nước lạnh đổ lên đầu một con vịt.
Theo quy định của pháp luật thì hành vi của các sĩ quan công an này đã phạm vào tội giết người và chịu mức án cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, nhưng tòa án cấp sơ thẩm của tỉnh Phú Yên chỉ truy tố và xét xử về tội “Dùng nhục hình” nhằm giảm nhẹ đến mức thấp nhất cho các sĩ quan công an này.
Qua vụ án này, chúng ta thấy hệ thống pháp luật Việt Nam giống như một tấm lưới rách, chỉ bắt được những con cá bé, còn những con cá lớn thì để lọt lưới hoặc không bắt được.
Facebook LS Võ An Đôn
VN ở vào thời đại việt cộng hiện nay có luật đâu mà rách!
Trích từ bài chủ: “Tòa án nhân dân cấp cao…”
Hi hi hi!!! Việt Nam không có tòa án nhân dân cấp cao, tòa án nhân dân cấp trung, tòa án nhân dân cấp thấp mà chỉ có tòa ánh nhân dân huyện, tòa án nhân dân tỉnh và tòa án nhân dân TỐI CAO (chứ không phải CẤP CAO).
Khi dùng từ “Tòa án nhân dân cấp cao” chứng tỏ tác giả bài báo dù là luật sư chăng nữa nhưng chẳng hiểu gì về luật pháp và hệ thống tư pháp nói chung, hệ thống tòa án nói riêng của nước CHXHCNVN, có lẽ đó là luật sư dỗm. Vậy mà cũng bày đặt viết lách, lại còn chê bai khi cho rằng “Pháp luật VN là ‘tấm lưới rách’”.
Góp ý với tác giả: Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe.
@Minh – Đồng chí không phát biểu thì có thể người ta nghĩ đồng chí câm, nhưng không ai biết đồng chí đã đần độn dốt nát lại láo cá láo tôm… Ông Võ An Đôn là luật sư nổi tiếng nhiều người biết tiếng. Ông ta vẫn có thể sai, nhưng trong trường hợp này thì không. Toà án vẹm có cái gọi là sơ thẩm và phúc thẩm, không hài lòng với án sơ thẩm thì người ta kháng cáo lên trên. Nói thì hơi dài dòng… Từ trên xuống theo luật mới nó có toà án nhân dân tối cao, toà án nhân dân cấp cao, toà án nhân dân tỉnh, huyện, vân vân… Nắm rõ chửa? Thôi, học mấy câu vè này cho dễ thuộc!
Nó bảo “Quân đội Nhân dân”
Vì quân đội nó giết dân rất tài
Nó bảo “Toà án Nhân dân”
Vì toà án nó bắt dân đi tù…
Nhưng tiền thì đám dân ngu
Đéo được hưởng ké một xu cắc nào
Vì tiền Đảng bảo của tao
“Ngân hàng Nhà nước” làm sao có mày!
1/ Chuyện xét xử sơ thẩm, phúc thẩm là chuyện khác với hệ thống tòa án.
2/ Trong hệ thống tòa án của Việt Nam tuyệt đối không có tòa án nhân dân cấp cao. Đọc để bớt ngu: https://luatminhkhue.vn/kien-thuc-luat-hinh-su/he-thong-toa-an-tai-viet-nam.aspx.
3/ Ngoài hệ thống tòa án nhân dân huyện, tòa án nhân dân tỉnh, tòa án nhân dân tối cao (mỗi cấp tòa án có các tòa án như: Tòa hành chính, tòa kinh tế, tòa hình sự, vân vân) thì còn có tòa án quân sự. Tòa án quân sự chỉ có 3 cấp: Tòa án quân sự quân khu và tương đương (ví dụ: tòa án quân sự quân đoàn), các toà án quân sự khu vực và tòa án quân sự trung ương. Đọc để bớt ngu: https://luatduonggia.vn/phap-lenh-to-chuc-toa-an-quan-su.
Ngu thì đừng cãi bừa.
3/ Luật sư Võ An Đôn (mà nhiều người gọi là luật sư Võ An Độn – tức là ngu độn) chỉ là “đứa trẻ ranh” trong giới luật sư Việt Nam. Y đúng là người “nổi tiếng và nhiều người biết”, nhưng chỉ “nổi tiếng và nhiều người biết” về việc ông ta là đảng viên của một đảng ở Mỹ nhưng bất hợp pháp (vì không đăng ký tên tuổi, không đăng ký thuế và không đăng ký hoạt động với chính quyền Mỹ) và bị Việt Nam quy kết là một tổ chức khủng bố, đó là đảng Việt Tân) và ông ta nổi tiếng về việc rất hăng hái, tích cực chống chế độ, chống chính quyền Việt Nam, chứ ông ta không nổi tiếng về chuyên môn.
Đồng chí nào cho thằng mò cua bắt ốc ba đời bần cố nông dốt nát tên Minh này vào phòng họp thế hở?
Đây, cũng cùng trang Luật Dương Gia gì đấy mà đồng chí Minh vừa trích đây. Đánh vần từ từ, đọc chậm mà hiểu nông nhé? Đọc xong rồi thì về đổi tên, rồi xuống tát cái ao cá tra hợp tác xã ao cá bác Hồ. Đã dốt mà còn già hàm. Đọc còn chưa thông, mà bày đặt ý kiến ý cò! Ờ, mà trước khi về thì nhớ ghé… hậu cần lãnh một kí gạo công lên mạng làm DLV, tội nghiệp!
Quy định về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp cao
“Quy định về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp cao. TAND cấp cao có chức năng và nhiệm vụ gì?
Theo quy định tại Điều 3, Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/2015, thay thế cho Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2002, hiện nay, Tòa án nhân dân bao gồm: Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án quân sự.”
PHÁP LUẬT VÀ CHÍNH TRỊ
Con người sinh sống ở đời
Nếu không luật pháp cậy nhờ vào đâu
Ngàn năm trước đã hầu như vậy
Chỉ khác là khi Mác ra đời
Anh hô bởi hởi bời hời
Bảo rằng chính trị cuộc đời mới hay
Mà chính trị độc tài mới chiến
Cốt xây nền vô sản cao lên
Khiến làm bao kẻ lềnh bềnh
Đói nghèo tới mức dạ dày trống không
Chịu hết nỗi lộn về tư sản
Nhưng độc tài vẫn vậy án binh
May Liên Xô đổ cái ình
Nếu không thế giới thật tình ra sao
Ngu mức ấy ai nào chẳng biết
Nhân văn chi hô hoán độc tài
Con người đâu tốt ở đời
Tự do dân chủ để cùng kèm nhau
Độc tài tất độc quyền cai trị
Dân còn chi tiếng nói của mình
Cái ngu Mác thật lẫy lừng
Làm đời đen tối tưởng mình khôn ngoan
Thông minh thế “thiên tài” là thế
Quả “đỉnh cao trí tuệ” loài người
Khiến Liên xô đổ cái ào
Bảy mươi năm đó ối dào còn đâu
Đúng là Mác ba trời ba trợn
Chỉ khiến đời toác hoác toàng hoang
Làm đời mất mọi khách quan
Chỉ còn chuyên chính chủ quan cường quyền
Pháp luật thế chủ quan tất tật
Còn lấy gì căn cứ noi theo
Nên chi chính trị thành lèo
Vì toàn thị hiếu hỏi đời ích chi
Không khoa học lấy gì hiệu quả
Quả Mác ngu số một xưa nay
Nay thì thế giới rõ rồi
Coi anh giẻ rách khác nào nữa đâu
Nhân văn anh giết từ đầu
Độc tài xúi bậy chỉ toàn do anh
Vì dân chủ tự do mới thoáng
Độc tài toàn lòn háng chui vô
Ở trên đầu bảo thế nào
Cho ngu đến mấy dưới đều dạ vâng
Vài lời thế cốt làm sáng tỏ
Chuyện xưa nay chỉ Mác là ngu
Khiến gây bao nỗi hận thù
Cuộc đời nhàu nát làm sao địa đàng
Trách anh đâu phải trách oan
Bởi vì thực tế rõ ràng vậy thôi
Cái ngu anh quả tuyệt vời
Nếu mà không trách liệu đời còn chi
MAI NGÀN
(15/9/16)
Trích: “Qua vụ án này, chúng ta thấy hệ thống pháp luật Việt Nam giống như một tấm lưới rách, chỉ bắt được những con cá bé, còn những con cá lớn thì để lọt lưới hoặc không bắt được.”
Thật ra pháp luật Việt Nam không phải là tấm lưới rách. Đó là tấm lưới lành, được làm với chủ đích không bắt cá lớn mà chỉ bắt cá nhỏ. Nếu pháp luật đó không bắt phạt những kẻ có quyền lực thì vì nó được làm với chủ ý như vậy, chứ không phải là nói bị lệch lạc, không làm đúng nhiệm vụ.
Nhưng vậy là nguyên tắc mọi người bình đẳng trước pháp luật không được áp dụng khi những người cộng sản Nga dựng lên chế độ “cách mạng vô sản”. Mặc dầu chế độ cách mạng vô sản “Ma dzê in Russia” dùng rất nhiều từ ngữ đẹp đẽ như giải phóng, pháp quyền… nhưng nó vẫn nhiễm nặng nề màu sắc văn hóa nông nô của Nga. Văn hóa nông nô xem thường người dân, còn kẻ có quyền thế thì được coi quá trọng, có quá nhiều uy quyền. Vì thế khi xóa bỏ chế độ Nga Hoàng thì những người Bôn Sê Vích đã giành cho mình rất nhiều quyền lực thì dân thì thấy chính quyền có nhiều quyền lực thì cho đó cũng là điều tự nhiên. Mọi người không ai thấy xã hội như thế rất xa với tinh thần của chủ nghĩa Cộng Sản, vốn muốn xóa bỏ giai cấp. Có thể có một số rất ít thấy điều này nhưng nếu họ nói chế độ của đảng CS Nga là chế độ phong kiến trá hình, không phù hợp với tinh thần của chủ nghĩa Cộng Sản thì họ bị gán cho là phản động và bị xử bắn.
Luật sư Võ An Đôn nói đó là tấm lưới rách vì trong đầu luật sư Đôn cho rằng mọi người bình đẳng trước pháp luật. Nếu pháp luật bỏ qua tội cho kẻ có quyền trong khi bắt tội dân đen thì pháp luật đó không làm theo đúng nguyên tắc đáng lẽ phải có, là mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Còn khi Lenin dựng lên chế độ Cộng Sản của mình thì Lenin nói cái gì cũng phải có tính giai cấp. Trong pháp luật cũng phải có tính giai cấp có nghĩa là phát luật đối xử với mọi người có phât biệt giai cấp, không chấp nhận mọi người bình đẳng trước pháp luật, vì bình đẳng như thế là đánh đồng địch với ta. Bệnh sinh từ nền móng của chế độ.
Bên VN tôi nghe nói có nhiều người nhờ luật sư làm hồ sơ cho họ đi Mỹ; thấy nhiều người bên đó có vẻ trọng vọng luật sư quá. Nhưng tôi nghe thấy chữ luật sư của hệ thong XHCN VC là tôi không dám phê bình rồi. Xin lỗi tôi không bàn tới cá nhân những người làm luật sư của VC; nhưng tôi chỉ có ý kiến là luật VC có gì đâu mà cần đến luật sư? Muốn nhờ luật sư làm cái giấy tờ gì thì tôi nghĩ đến nhờ ông bí thư, chủ tịch hay công an nói nhỏ một tiếng nhét bao thư nặng nặng vào túi người ta là người ta ký ngay. Luật sư làm giao giải quyết lẹ như thế được? Luật rừng mà cũng có luật sư nữa, hết ý kiến.