WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đúng quy trình

images

Anh em, con cháu, họ hàng nội ngoại của ông quan đầu huyện, đầu tỉnh được bổ nhiệm cấp tập, vội vã, dấm dúi vào những chiếc ghế quan chức trong huyện, trong tỉnh rồi lại được cơ quan tổ chức bộ máy nhà nước trung ương xác nhận việc bổ nhiệm dấm dúi đó là đúng qui trình!

Nhà nước phong kiến thối nát cũng không đốn mạt đến mức đẻ ra cái qui trình bất lương để những cậu ấm cô chiêu hoàn toàn vắng bóng tài năng, vắng bóng nhân cách, vắng bóng cả trong những lúc khó khăn của dân của nước bỗng sỗ sàng nhảy tót lên những chiếc ghế quyền lực của những hiền tài.

Ở thời xa xưa, ở thang bậc văn minh rất thấp, cá nhân chưa được nhìn nhận, con người công dân chưa có. Sơn hà xã tắc là của vua. Nhà nước của vua. Người dân cũng chỉ là bầy đàn, là thần dân, là tôi tớ của vua. Vua cho ai sống thì được sống, bắt chết thì phải chết, không chết là bất trung. Ở thời mông muội, dã man đó người dân cũng không bị bộ máy nhà nước phong kiến khinh bỉ đến mức coi dân đen như cỏ rác, quan chức ngang nhiên kéo cả nhà, cả họ đạp lên mặt dân, ngồi lên đầu dân.

Ở thời quyền con người chưa được nhìn nhận đó nhà nước phong kiến vẫn coi trị nước an dân là điều quyết định sự suy thịnh, mất còn của nước nên không có thứ quan tắt, không có chuyện cả nhà, cả họ thậm thụt đôn nhau, nâng đỡ nhau ra làm quan. Nhà nước phong kiến ở thời ngưng đọng, tối tăm đó vẫn biết quí trọng hiền tài như báu vật, như nguyên khí quốc gia, vẫn chăm chút, đều đặn tổ chức những cuộc thi nghiêm ngặt, công bằng, từ thấp đến cao, thi hương, thi hội, thi đình, tìm hiền tài trong dân để nhà vua ban mũ, áo, võng, lọng, cờ, biển công bố công khai, rộng rãi người đủ tài đức bổ nhiệm vào bộ máy trị nước an dân. Những hiền tài trong dân được phát hiện, trong dụng đã để lại những tên tuổi rực rỡ trong thời gian, trong sử sách như Lê Văn Thịnh, Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi, Lương Thế Vinh, Giang Văn Minh, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quí Đôn, Nguyễn Quý Đức . . .

Đến cách mạng tư sản dân quyền, Tự do – Bình đẳng – Bác ái, mở ra thời văn minh công nghiệp, văn minh đô thị. Người dân trở thành công dân tự do và mọi công dân tự do, từ người đứng đầu nhà nước đến người dân thường đều bình đẳng trước pháp luật, đều là người thực sự làm chủ đất nước. Được quyền ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước và bằng lá phiếu người dân bầu ra lực lượng chính trị cầm quyền. Đó là nội hàm, là giá trị, là quyền lực của công dân tự do.

Người dân không bị gạt ra rìa trong qui trình bổ nhiệm bộ máy công bộc của dân mà người dân là chủ thể của qui trình đó. Qui trình đó là: Hướng tới người dân. Tìm hiền tài trong dân. Tìm công bộc của dân. Và những công bộc đó đều tâm niệm phục vụ dân chứ không phải là quan cai trị hành dân, hống hách với dân, bóp nặn dân. Trong qui trình đó còn có cả cơ chế, cả luật pháp để giữ liêm sỉ cho công bộc và để người dân giám sát bộ máy công bộc, người dân có quyền loại bỏ những công bộc kém cỏi, không xứng đáng.

Đấy là những nhà nước đã qua cách mạng tư sản dân quyền, những nhà nước có cạnh tranh chính trị bằng đa nguyên và những nhà nước theo đuổi lí tưởng xã hội dân chủ. Không qua cách mạng tư sản dân quyền, cướp chính quyền bằng bạo lực cách mạng vô sản, vô đạo lí và vô luật pháp, nhà nước cộng sản Việt Nam độc tài đảng trị đã đi ngược với bước tiến đến văn minh của loài người, kéo xã hội Việt Nam lùi lại sau cả thời phong kiến ngưng đọng, tối tăm.

Điều khác nhau giữa nhà nước của cách mạng tư sản dân quyền và nhà nước của cách mạng vô sản là:

Nhà nước tư sản dân quyền coi người dân là chủ thể, đưa người dân lên vị trí người chủ đất nước, người chủ xã hội, nhà nước chỉ là công bộc phục vụ người dân, chỉ là công cụ bảo đảm quyền làm chủ đất nước của người dân.

Còn nhà nước vô sản coi người dân là đối tượng phải chuyên chính, phải cải tạo, phải giáo dục! Câu cửa miệng của những người cộng sản là đảng viên phải giáo dục quần chúng. Trong trường đại học, đảng viên là cô văn thư đánh máy, chưa tốt nghiệp trung học, là bà tạp vụ và quần chúng là ông tiến sĩ, giáo sư giảng dạy ở trường. Và bà tạp vụ đảng viên có trách nhiệm phải giáo dục ông giáo sư! Chuyên chính và cải tạo bằng bạo lực đấu tranh giai cấp sắt máu mất tính người. Người dân chỉ là kho sức người và đất nước chỉ kho tài nguyên để nhà nước vô sản hối hả khai thác làm nghèo đất nước nhưng làm giầu cho những nhà cai trị để những nhà cai trị đó càng gắn chặt với nhà nước độc tài đảng trị, càng kiên trì sống chết với độc tài đảng trị.

Hành xử của nhà nước vô sản với đất nước, với người dân là hành xử của đội quân cai trị, đội quân chiếm đóng, đội quân cướp đoạt không từ một thứ gì. Cướp đoạt chính quyền. Cướp đoạt quyền lực. Cướp đoạt đất đai. Cướp đoạt nguồn sống của dân. Chứ không phải hành xử của một nhà nước.

Ở cấp nhà nước, nhà nước cộng sản chiếm đoạt quyền lực của người dân bằng điều 4 Hiến pháp. Không cần phiếu bầu của dân, sỗ sàng và ngạo ngược, đảng cộng sản tự cho mình quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội, dù ngày nay đảng chỉ là tập hợp của những bất tài và tham nhũng.

Ở cấp địa phương, cấp bộ, ngành, những quan chức bất tài và tham nhũng ráo riết vơ vét, bóp năn dân và đưa con cháu họ hàng phủ kín những chiếc ghế cai trị để củng cố quyền lực của dòng họ cai trị. Dân đen chỉ là kẻ bị trị nên chiếc ghế cai trị là của riêng các quan. Nhưng một dòng họ không thể phủ kín những chiếc ghế cai trị mà phải có ít nhất vài dòng họ. Những dòng họ làm quan luôn tranh giành, đấu đá nhau vì những chiếc ghế cai trị đầy quyền uy và bổng lộc. Vì thế mà một sớm tháng tám mùa thu cách mạng năm 2016 này, tiếng súng Yên Bái đã vang lên, dòng máu của ba dòng họ cai trị dân lênh láng công đường Yên Bái. Tất cả đều đúng qui trình!

Thông đồng cùng nhà đầu tư, quan cai trị nhắm mắt kí duyệt cho nhà đầu tư hối hả đắp đập, trữ nước, xây hết nhà máy thủy điện này đến nhà máy thủy điện khác. Hàng trăm ngàn hecta rừng nguyên sinh mang hồn rừng, là cội nguồn của dòng văn hóa rừng đặc sắc, trong mát, cổ xưa, lâu đời chìm nghỉm, mất trắng dưới đáy hồ thủy điện. Làm thủy điện chỉ để kinh doanh, chỉ nhằm lợi nhuận, đầu tư thấp nhất, thời gian xây dựng lẹ nhất, sinh lời sớm nhất. Hậu quả: Chỉ vài trận mưa bình thường, nước dồn về hồ thủy điện đã vượt giới hạn an toàn. Nhà máy thủy điện vội tháo van xả nước bảo đảm an toàn cho nhà máy, bảo đảm an toàn đồng vốn và lợi nhuận của nhà đầu tư.Nhưng dưới hạ lưu hồ thủy điện, hàng ngàn ngôi nhà dân bị nước xả thủy điện cuốn ra sông ra biển, hàng chục người dân bị lũ xả dìm chết chìm thì nhà đầu tư và quan cai trị đều nói việc xả lũ của nhà máy thủy điện là đúng qui trình.

Nhà máy thủy điện xả lũ đúng qui trình. Nhà dân bị lũ xả cuốn trôi và người dân bị lũ xả dìm chết cũng đúng qui trình. Đó là cái qui trình coi dân chỉ là kho sức người để quan cai trị sử dụng, bóp năn và đất nước chỉ là kho tài nguyên để quan cai trị tùy tiện khai thác, vơ vét cho lợi ích nhà quan!

© Phạm Đình Trọng

© Đàn Chim Việt

3 Phản hồi cho “Đúng quy trình”

  1. Viễn kiến says:

    Nếu ta có đọc những bài báo của ” Chân dung quyền lực ” thì việc làm của các quan chức CSVN không thể nào có thể giấu giếm vì những gì bài báo đã vạch ra là đúng sự thật mặc dầu ai cũng thấy đó là sự tranh giành quyền lực của các tai to mắt lớn trong nội bộ đảng .Dân chủ hoá ở VN chỉ có thể thành công và ít máu đổ như các cuộc cách mạng đã nổ ra ở các nước Đông Âu khi quân đội , công an đứng về phía nhân dân tiêu biểu như Romani .Nhân dân giờ đây chán cách cai trị của đảng chỉ chờ ai đó làm 1 cuộc đổi thay và sự hy vọng đó chắc chắn sẽ thành sự thật trong 1 tương lai không xa .Cách mạng không đổ máu ai cũng mong muốn vì dân tộc đã đổ xương máu quá nhiều rồi chỉ mong giới cầm quyền nhìn xa hiểu rộng đặt quyền lợi nhân dân trên quyền lợi đảng phái ,tại sao MYANMAR làm được VN lại không ?

    • Nguyễn Văn says:

      “Cách mạng không đổ máu ai cũng mong muốn vì dân tộc đã đổ xương máu quá nhiều rồi chỉ mong giới cầm quyền nhìn xa hiểu rộng đặt quyền lợi nhân dân trên quyền lợi đảng phái ,tại sao MYANMAR làm được VN lại không ?” (Viễn Kiến)

      Tôi không có ý tranh luận vì nghĩ bạn Viễn Kiến hỏi vậy thôi chứ thừa hiểu bởi tại sao.

      Câu trả lời ngắn gọn và đơn giản là cộng sản versus không cộng sản. Việt Nam là chế độ cộng sản độc tài toàn trị còn Myanmar là độc tài nhưng quyền hành chỉ trong tay một thiểu số lãnh đạo.
      Không có cách mạng dưới chế độ cộng sản mà chúng chỉ tự sụp đổ.

      Thử đặt câu hỏi là NẾU Việt Nam không có cộng sản thì đất nước có chia đôi để quân đội hai bên có đánh nhau, người dân vô tội có là nạn nhân của chiến tranh, dân tộc có đổ máu, văn hóa có suy đồi, đạo đức có mất, tham nhũng, hối lộ, nghèo đói, lạc hậu… và đất nước có như ngày nay? Hỏi vậy để thấy tội ác của cộng sản và hiểu bởi tại sao… và tại sao VN như ngày nay.

      Khác với Myanmar; là cộng sản nên VN không có đối lập, không có lãnh đạo, không có cách mạng, không bầu cử tự do, và điều cuối cùng quan trọng để Myanmar dẫn đến thay đổi thành công là, ngoài yếu tố lòng dân còn được Mỹ và thế giới hậu thuẫn.

      nv

  2. KHOA HỌC XÃ HỘI

    Khoa học xã hội là khoa học về xã hội hay về mặt hoạt động xã hội. Có nghĩa xã hội không thể được vận hành hay quản lý tùy tiện mà phải theo đúng các nguyên tắc, giá trị, và các quy luật khách quan. Có nghĩa xã hội luôn luôn phải trở thành đối tượng cho sự nghiên cứu khoa học về nó, trở thành đối tượng để áp dụng khoa học về nó.

    Mà khoa học thì luôn luôn phát triển theo lịch sử. Không bao giờ có điểm dừng về khoa học. Khoa học cũng là đối tượng nghiên cứu và đóng góp của tất cả mọi người trong mọi thời đại. Khoa học bởi vậy luôn vượt ra hay vượt lên mọi cảm tính hay niềm tin mê tín kiểu mù quáng hay giáo điều nào đó. Khoa học cũng bắt đầu từ trường học, từ các viện nghiên cứu, từ chương trình đào tạo và giáo dục của cả nước.

    Cho nên chỉ nhìn vào chương trình giáo dục, quy trình áp dụng các nguyên tắc xã hội, phương pháp đào tạo giảng dạy người ta có thể biết xã hội đó có khoa học hay không, có đề cao và mục đích khoa học hay không hoặc chỉ hoàn toàn ngược lại. Như đời thuở nào mà xã hội Việt Nam trong suốt hơn nửa thế kỷ nay chỉ biết giảng dạy và áp dụng tư tưởng Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh mà không hề có những công trình nghiên cứu hay áp dụng các nguyên lý xã hội hiện đại nào khác. Mạc dầu các tư tưởng đã nói đều là các não trạng của quá khứ, cách đây trên dưới cả trăm năm. Thế thì còn ý nghĩa nào về sự quan tâm đến phát triển dân tộc và đất nước nữa nhưng thực chất chỉ là sự trì trệ và sự bảo thủ, phi phát triển khách quan mọi mặt.

    Mỗi cá nhân là nguyên tố của xã hội. Mỗi cá nhân như vậy phải tự do và bình đẳng. Mỗi cá nhân đều được quyền đóng góp và hưởng thụ từ xã hội về mọi phương diện. Mỗi cá nhân đều có trách nhiệm và có quyền đối với xã hội nói chung mà không phải ưu tiên cho ai hay cho thành phần nào. Đó là nguyên lý khoa học cơ bản, khách quan và đúng đắn nhất, mà từ cổ chí kim xã hội con người từng áp dụng, ngay cả thời phong kiến quân chủ, nhà vua nắm toàn quyền nhưng nguyên lý đó vẫn được thừa nhận và áp dụng triệt để sự thi cử bình đẳng để chọn nhân tài mà không có sự du di chủ quan hay thiên lệch nào khác. Nhờ thế các xã hội trong quá khứ của nước ta vẫn thường ổn định và nền nếp, rất ít trường hợp hổn loạn là như vậy.

    Nói cách rốt ráo, bao giờ nguyên tắc quản lý điều hành xã hội cũng phải giao cho người có hiểu biết, có đạo đức, có thiện chí, có học vấn, có tài năng, không thể kiểu con ông cháu cha, cha truyền con nối, lũng đoạn mọi chức năng và chức vụ xã hội theo kiểu bè phái, chủ quan, tùy tiện, bất chấp, cố chấp kiểu độc tài độc đoán mà chỉ có trong thời kỳ quân chủ phong kiến mới phong quan tập ấm hay chia chát quyền lợi công giữa chính họ tộc với nhau.

    Sự phát xuất sâu xa của mọi tình trạng hiện nay thực chất là do lý thuyết quan điểm đấu tranh giai cấp của Mác đưa ra. Nhưng sau khi phần lớn học thuyết Mác bị thất bại trong thực tế, quan niệm về đấu tranh giai cấp (mà cao trào là cải cách ruộng đất) bị thu lại, nhưng chỉ thu lại bề ngoài, còn thực chất bên trong quan điểm đều luôn vẫn giữ, nó biến thành một thứ não trạng thường xuyên của một số người cầm quyền để đi vào giáo dục và đào tạo quản lý xã hội luôn luôn theo kiểu giáo điều mà thực chất là phi khoa học và phản khoa học.

    Thật ra nguyên tắc đấu tranh giai cấp của Mác quan niệm chỉ là quan điểm hoàn toàn mê tín và phản khoa học khách quan, nhưng Mác lại tự nhận là khoa học nên đã có một bộ phận xã hội tin theo hay chỉ nhằm lợi dụng vì quyền lợi địa vị riêng tư của mình. Nhưng những người ít học thì có bao giờ thấy ra được ý nghĩa mê tín trong quan điểm đó của Mác, mà chỉ vì cảm tính và lợi ích riêng họ luôn cho đó là nguyên lý chủ đạo của cách mạng mà không bao giờ gột rửa đi được. Tính cách mù quáng, tính cách cuồng tín không bỏ được hay chỉ thường xuyên bị lợi dụng chính là có nguyên nhân như thế.

    Vậy thì khoa học xã hội chính là điều kiện để cứu nước và phát triển đất nước ta ngày nay. Điều đó chỉ có thể trông chờ được vào lớp trẻ, vào các thế hệ trẻ hiện tại và sau này, bởi vì các lớp già cỗi, các lớp bị tê liệt nhận thức bởi não trạng cũ nay chỉ có thể bị vứt đi mà không còn sử dụng hữu ích gì được nữa. Nhưng sự chuyển tiếp và chuyển hướng cần thiết này bao giờ mới có thể thực hiện được ? Đó chính là một điều khó. Bởi xã hội một khi đã thiết kế như thế nào đó rồi nó sẽ rơi vào tính chất quán tính rất khó để thoát ra dễ dàng đó được. Bởi vậy mọi lớp người đi trước và đầu tiên tạo thành một xã hội quán tính kiểu tiêu cực như vậy tất nhiên đều phải chịu trách nhiệm với lịch sử đất nước. Bởi vì nếu thiết kế nên một xã hội khoa học và tự do dân chủ thật sự thì xã hội sẽ mãi theo quán tính đó. Ngược lại nếu thiết chế nên xã hội phản khoa học, độc tài và mù quáng nó cũng sẽ tiếp tục tạo nên và duy trì quán tinh đó. Ý nghĩa nhận thức khách quan về con người, xã hội và đất nước chúng ta ngày nay không ngoài là thế. Xã hội tri thức hiện đại và bình đẳng giữa mọi người phải cần được thay vào cho xã hội theo quan điểm ý thức hệ giai cấp cuồng tín, bảo thủ, lạc hậu, mê tín, lợi dụng và phản khoa học mọi mặt, cũng chính là như thế.

    ĐẠI NGÀN
    (25/10/16)

Phản hồi