WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Sự thay đổi đã gõ cửa!

“TƯ BẢN HOANG DÔ

Gần hai trăm năm trước, các nước phương Tây chiếm nhiều thuộc địa . Thế giới khi ấy dân số ít, khoa học kỹ thuật thấp, các thuộc địa càng lạc hậu hơn, mù chữ và lao động tay chân. Thế mà Anh xây dựng được Hồng Kông , Thượng Hải, Calcút ta, đường sắt Ấn Độ rất tốt, những hải cảng, những thành phố công nghiệp; Pháp xây dựng được Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng, đường sắt xuyên Đông Dương đến Vân Nam. Các nước thực dân còn vơ vét tài nguyên, tiền bạc đưa về chính quốc, nuôi bộ máy cai trị hùng hậu, vơ vét để cung cấp cho hai cuộc chiến tranh thế giới…

Trung Quốc ngày nay. Ảnh minh họa

Khi tôi còn bé, con đường đá qua làng được mở, cái “hồ lô” là một khối đá hình trụ, to bằng cái ôtô, hàng mấy chục người kéo để làm đường. Họ như những người tù khổ sai. Con đường càng dài ra thì các nấm mồ vô chủ nối tiếp bên đường cũng ngày càng nhiều. Người ta mộ phu đi Tân Thế Giới; Một cái xe ọp ẹp chở đám phu mộ, cái xe nổ máy, vợ con, cha mẹ những người phu mộ khóc ré lên! Sau này tôi mới hiểu đó là một cuộc ra đi không hẹn ngày về.

Những cái đã làm được ở thuộc địa của các nước phương Tây trước đây hơn 100 năm mà hôm nay vẫn thấy hợp lý, bền chắc và đẹp là khác, làm cho ta ngỡ ngàng.

Nhiều tài liệu nói lên sự phát triển với tốc độ kinh ngạc của Trung Quốc. Các thành phố ven biển thì thật phồn vinh. Trung Quốc khai thác triệt để lao động của hàng ngàn, hàng triệu người dân vùng sâu, vùng xa, tù nhân, người nghèo làm hàng giá rẻ, bán ở Mỹ và tích lũy được hàng ngàn tỉ USA, cho Mỹ nợ… Trung Quốc đầu tư khắp thế giới, thu về lợi nhuận khổng lồ cùng tài nguyên khoáng sản… Trung Quốc đang cố gắng vươn lên chiếm lĩnh các đỉnh cao các ngành khoa học, hiện đại hóa quân đội để phục vụ cho mục đích bành trướng…

Chuyện mấy trăm năm cũng còn xa, chuyện gần đây, nhiều người nói ở Tân Rai công nhân Trung Quốc nheo nhóc lắm, người già nói giống như lính Tầu sang nước ta hồi năm 1945.

Sự thần kỳ của Trung Quốc hôm nay, không có gì bí ẩn ngoài cái gọi là “Tư bản hoang dã”!                                                                                                                                        

Còn tư bản hoang dã có sức sống hay không , và với đà hiện tại Trung Quốc đi đến đâu, là số 1 thế giới hay là lụi tàn như quy luật đã giành cho các nước toàn trị?

 “QUYỀN LỰC MỀM”

Nhiều người đang bàn về chủ thuyết “Quyền lực mềm” của giáo sư Jozep Nye. Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng cùng dự hội thảo. Có lẽ chủ thuyết được quan tâm vì đang có việc Trung Quốc lăm le thôn tính Việt Nam.

Đã có kết luận qua hàng ngàn năm, khi nào mạnh lên là Trung Quốc bành trướng. Có nhà sử học kết luận: Lịch sử Trung Quốc là lịch sử bành trướng, đúng là lịch sử Trung Quốc không có chiến trường xa, Thành cát Tư Hãn không phải là người Hán. Lúc này Trung Quốc đang mạnh. Thôn tính theo hướng phương Nam là thuận nhất. Cái không thuận là vấp phải Việt Nam : Đất rộng, người đông, vị trí đặc biệt và khó chịu nhất là Việt Nam thiện chiến, đã đọ sức nhiều lần với Trung Quốc. Trung Quốc luôn nghĩ Việt Nam “rắn mặt”, khó bảo, xảo quyệt và dũng cảm…”

Giải quyết được Việt Nam, việc lớn của phương Nam coi như đã thành công .

Ông Hồ cẩm Đào sang thăm Việt Nam, truyền hình đưa tin chớp nhoáng với câu nói ngắn gọn: “Nhân dân Việt Nam nên tuân thủ những điều mà lãnh đạo Việt Nam đã ký kết”. Ông Đào như thừa nhận Trung Quốc nắm chắc lãnh đạo Việt Nam nhưng lo ngại là nhân dân ta chống đối.

Phóng viên truyền hình thật nhậy bén và sâu sắc. Ông Đào thật là biết người, biết mình. Ông Đào đánh giá thật đúng nhân dân Việt Nam. Nhà đài thật hiểu ông Đào, còn lãnh đạo ta thì không ngẫm nghĩ gì: Bảo không nghe thì bắt bỏ tù, đánh từ người tu hành, đến trí thức, công thần… đánh hết rồi sống một thân một mình giữa thế giới sôi động và đầy bất trắc.

Có người cho là việc kiện Thủ tướng là “con kiến mà kiện củ khoai”! Chưa hẳn thế! Phải coi đây là một thông điệp gửi cho các nhà cầm quyền, là lời kêu gọi và cổ súy cho quyền công dân, cho dân chủ.

Có người cho mấy cái tàu Kilo, còn chưa đóng, bé tí tẹo thì đánh ai? Chưa hẳn thế! Phải coi đây là một thông điệp gửi Trung Quốc là chúng tôi sẵn sàng nghênh chiến, là lời kêu gọi: “Độc lập hay là chết”, là một cái tát vào mặt nhóm quỳ gối trước Trung Quốc.

Có người cho trang mạng Bauxit info cũng bình thường như mọi cái đầy trên mạng. Chưa hẳn thế! đây là một lời tố cáo sự lệ thuộc vào Trung Quốc, vạch ra hiểm họa mất nước, nêu cao cảnh giác cho toàn dân.

Những người chủ trương ba việc trên, đã nói lên lòng dân, lại đúng lúc & họ trở nên danh tiếng. Họ đã nêu cao khẩu hiệu: Hòa bình, Độc lập, Dân chủ. Đó là khát vọng của loài người, của nhân dân Việt Nam trong lúc này.

Ba việc trên, Trung Quốc đón nhận, thái độ hung hăng đã giảm bớt, nó mới là một sự khởi động, nó còn âm vang và phát triển thành ngàn triệu tiếng vang, lòng dân đã chuyển đổi, sẽ ngày càng mạnh lên.

Những năm gần đây Trung Quốc xây 14 đập thuỷ điện trên sông Mê kông thuộc đất họ. Họ còn giúp Thái Lan và Campuchia xây các đập trên đất hai nước. Trung Quốc đã trúng thầu xây dựng các nhà máy thuỷ điện, họ sẽ liên doanh, liên kết, Việt Nam bị phớt lờ. Trung Quốc còn viện trợ cho Campuchia trên 60 tỷ USD. Trung Quốc lại “vũ trang đến tận răng” cho Miama, một thông tin mới, không có bình luận. Người ta nghĩ đến “con ngựa thành Troa” đối với Asean. Nước sông Mê kông phía Việt Nam và cả Campuchia và Lào cùng cạn kiệt, tàu thuyền nằm trên cát, cá mất giống… Thế là Trung Quốc cho đồng bằng sông Cửu Long lúc thì chết khát, lúc thì chết đuối, tùy theo ý của Trung Quốc.

Trung Quốc hô hào và đứng lên làm chủ soái cái gọi là “xây dựng hành lang kinh tế sông Mê kông”.

Có thể tóm lược: Từ đất Trung Quốc, xây dựng 6 tuyến đường bộ, đi qua các nước: Miama, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam… sẽ chuyển hoá các trục này từ hành lang giao thông thành hành lang kinh tế; phát triển rộng khắp 6 tuyến, liên kết với nhau, liên kết với các nước ven đường, rồi tổ chức các tuyến này theo một  thể thống nhất “Nhất thể hoá”, từ các tuyến này hội nhập các nền kinh tế tại chỗ, “lan toả”, có thể hiểu là thâm nhập kinh tế khu vực. Đó là khái quát những ý đồ cụ thể. Phần đường đầu mối từ Trung Quốc đã làm xong. Trung Quốc đang giúp các nước làm cầu, làm đường nối tiếp. Trong 6 tuyến này thì 5 tuyến điểm cuối cùng là Việt Nam: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Sài Gòn, toàn bộ là vị trí xung yếu trải rộng cả Việt Nam… Ta mới có 2 đường Lạng Sơn và Móng Cái đã thấy điêu đứng, nay có thêm 5 đường đi khắp nơi, sức đâu để bảo vệ kinh tế quốc phòng …  “Nhất thể hoá”, “Lan toả”, với một nội dung mù mờ. Thế có phải là một thể chế cho phép các hành lang này như khu nhượng địa nằm khắp Việt Nam? Thế là Việt Nam như con ếch nằm trong cái rọ: Bắc là Trung Quốc, Nam là biển, Tây có hành lang này, có Miama canh gác, Đông có cái lưỡi bò.

Có phải Trung Quốc mềm với các nước Asian rắn với Việt Nam, giải quyết xong Việt Nam, coi như việc lớn đã thành công.

Nghĩ đi, nghĩ lại, ông Đặng tiểu Bình gọi Việt Nam là “bọn côn đồ”, ông Hồ cẩm Đào thì kín đáo hơn: Dân Việt Nam có thể không chịu phục tùng Trung Quốc, ông Tôn quốc Tường thì răn đe công khai: “Hợp tác thì phát triển, chống đối thì thất bại!”. Đó là cái nợ truyền kiếp giữa những người cầm quyền của hai nước, qua bao thời đại ngấm dần vào lòng dân, đến nay sự hoà hợp là vô cùng khó. Những ông lớn của thế giới thì ngán ngẩm, còn các ông lớn của ta thì vẫn hồn nhiên một cách bất ngờ. Coi dân như cỏ rác.

Không hiểu ông Nye đánh giá các hành vi côn đồ, cướp biển; các việc cho thuê đất rừng, những việc hợp tác song phương giữa các tỉnh, những hợp đồng xây dựng khai thác tài nguyên mà Trung Quốc tự cấp mọi thứ, như là trên đất của Trung Quốc, rồi ngăn cách như một khu nhượng địa .

Không hiểu ông Dũng và ông Nie xác định các hành vi dùng đồng Đô la, dùng gái đẹp để mua chuộc, khống chế những người cầm quyền buộc phục tùng Trung Quốc thì đó là quyền lực gì? Mềm hay cứng?

Ông Dũng và ông Nie có xét đến các mặt mạnh yếu của ta hiện nay và vì sao chúng ta nên nông nỗi này?

Phải chăng nó bắt nguồn từ xa xưa của mối quan hệ Việt Trung? Có phải nó trực tiếp và sâu đậm từ cuộc gặp Thành Đô không? Có phải ta tự thấy yếu kém mà ta phải tự gắn bó với Trung Quốc, tự mình nhận làm học trò của Trung Quốc rồi tự mình trở thành tôi tớ của Trung Quốc… “Người ta mạnh vì anh quỳ gối”. Hay ta bị mắc lừa?

 Hãy suy xét lại: Tại sao ta không bằng Hàn quốc, Đài Loan mà trước đây họ không hơn gì ta? Thế là ta bị lạc hậu kéo dài, độc lập thì bị đe dọa.

***

Truyền thông thế giới đưa tin rất nhiều về sức mạnh Trung Quốc, những toan tính, những hoạt động muốn vươn lên giành ngôi bá chủ thế giới. Truyền thông thế giới muốn thức tỉnh nhân loại trước hiểm họa Trung Quốc. Thế kỷ trước, thế giới đã nhìn thấy điểm này, gọi là “cái họa da vàng”( Le peril jaune).

Trước thế chiến thứ hai, Julius Fuxich, nhà báo Tiệp Khắc đã hô hào thế giới ngăn chặn hiểm họa phát xít. Ông đã chết trên giá treo cổ của Hit Le, để lại câu nói bất hủ: “ Hỡi con người, hãy cảnh giác!” Tên ông khắc sâu trong lòng nhân dân thế giới! Truyền thông thế giới lúc này đi theo con đường Fu xích là đúng đắn, cần hoan nghênh.

Nói nhiều đến Trung Quốc có lượng Đôla khổng lồ, thâm nhập khắp nơi trên thế giới, chế tạo vũ khí tối tân, tăng cường lực lượng quân sự như là sắp đánh Mỹ; Mỹ thì yếu đi, nợ nần chồng chất… rồi lại nêu lên cái G2: Trung Quốc và Mỹ cùng hoạch định mọi việc của thế giới… Thế nên, ở Việt Nam bất ngờ đẻ ra cái tâm lý: “Mỹ yếu đi, Tàu thì mạnh lên, ta thì bê bối quá, khó chịu quá, hay là chịu là một tỉnh của Tàu cho yên thân!”. “Liệu Mỹ và Trung Quốc có chia đôi Việt Nam không? Có lấy Đà Nẵng làm ranh giới không?”. May thay, hình như đây mới là số ít, còn ở dạng trầm ngâm …

Thế mới biết: Cái gì “thái quá cũng bất cập”, “một chiều” là lệch lạc.

 Xin hãy cùng suy nghĩ theo một hướng khác: 

Số ngoại tệ dự trữ của Trung Quốc lớn đến mức làm mọi người choáng ngợp, hỏi đem chia cho một tỉ 300 triệu người, mỗi người được bao nhiêu? Thị trường hàng hóa rẻ đang bị thu hẹp. Vùng ven biển phát triển, ngoài ra thì mọi nơi đều khó khăn. Có tài liệu tính toán chỉ có 300 triệu người hưởng lợi từ cải cách mở cửa, 1 tỉ người chưa được gì.

Có người nói: Ai có nhiều đô la và nhiều thuốc súng, kẻ ấy là mạnh nhất. Nếu đi sâu, có lúc điều đó chỉ đúng một phần:

Lãnh đạo Trung Quốc kêu gọi xây dựng một xã hội hài hòa làm cho người ta hiểu là: Trung Quốc phát triển, hiện đại cũng đúng, mà nói Trung Quốc còn nhiều chậm tiến cũng không sai .

Về mặt quân sự, Trung Quốc đang vươn tới vai trò như Mỹ; đã lên vũ trụ, lên mặt trăng, đã trở thành nhà sản xuất và bán vũ khí, đã có căn cứ hải quân ở nước ngoài, đã chế được tên lửa các loại, đã có những hạm đội…

Chúng ta vừa nhận được tin tàu chiến Trung Quốc đang tập dượt việc thực hiện hành trình xa, đủ lương thực, đủ nhiên liệu; lại thấy Trung Quốc mua hàng không mẫu hạm cũ về để nghiên cứu, tự chế tạo… Trung Quốc chưa hề tham gia các cuộc chiến tranh thế giới như các nước Mỹ, Anh, Pháp, Đức. Khi tôi còn nhỏ tôi đã biết có các trận Lữ Thuận giữa Nhật và Nga, trận đổ bộ Noocmandi, trận tập kích Trân châu cảng trong thế chiến thứ hai. Tóm lại lực lượng quân sự Trung Quốc vẫn ở giai đoạn phát triển, định hình, tập dượt tiến tới hiện đại.

Có chiến tranh, Trung Quốc đi đầu, Miama, Triều Tiên đi tiếp, có thể Việt Nam và Cu Ba đi sau. Thật đây là một đội hình gây cười… Trung Quốc gây chiến là đụng đến toàn bộ khối Dân chủ, họ đông lắm, họ khỏe lắm, họ ở khắp nơi, họ ở sát nách Trung Quốc . Họa chăng, Trung Quốc hóa rồ Trung Quốc mới gây chiến tranh. Còn chỉ đánh riêng Mỹ, thì chỉ có cách hai bên dàn quân ra hai phía Đông,Tây của Thái bình Dương và đua nhau bắn tên lửa như các chú bộ đội bắn pháo hoa ngày Tết.

Trung Quốc đang lên như diều mà vẫn có nổi loạn ở Tân Cương, Tây Tạng. “Năm ngôi sao trên một lá cờ!”, hình ảnh trang trọng như vậy mà đầu rơi máu chảy, “năm anh em trên một chiếc xe tăng” đúng là hình ảnh chiến tranh nhưng sao lại thấy ấm áp, lắng đọng trong lòng mọi người.

Trung Quốc gây chiến tranh không những không huy động được sức mạnh toàn dân, ngược lại kích động những lực lượng đối kháng: Dân chủ, Tôn giáo, Sắc tộc, những vùng miền khó khăn vươn lên giành quyền sống . Cái âm vang Thiên An Môn, Tây Tạng , Tân Cương, những biến động xã hội thời Mao Trạch Đông vẫn còn khắc sâu trong lòng mọi người.

Khi Trung Quốc cảm thấy khỏe, có thể gây được chiến tranh thì cũng là lúc Ấn Độ và Nga mạnh lên không kém gì Trung Quốc. Các nước châu Á đã tăng cường lực lượng quân sự, cũng là một cản trở không nhỏ với Trung Quốc.

Hậu cần là khâu quan trọng của chiến tranh. Nhật đầu hàng trong thế chiến thứ hai, nguyên nhân là vì thiếu nhiên liệu. Cái khó khăn này đang là một ám ảnh không nguôi đối với Trung Quốc.

Nước nào gây chiến tranh cũng phải dựa vào một nền khoa học kỹ thuật tiên tiến. Đây là thế yếu của Trung Quốc: Số đăng ký phát minh của Trung Quốc chỉ bằng 50% của Hàn Quốc. Thế giới xếp Trung Quốc về khoa học kỹ thuật vào tốp 10. Lúc này Trung Quốc đang bỏ tiền mua kỹ thuật của các nước. Phương tiện chiến tranh còn đang trong giai đoạn sao chép.

Gây chiến tranh phải có luận điểm lôi cuốn lòng người. Đầu thế kỷ XX, khi còn nhỏ tôi đã đọc: ở vườn hoa châu Âu người ta có cái biển cấm:

 “Cấm chó và người Tầu”. Trung Quốc chưa làm gì để gột rửa điều này!

Truyền thông thế giới đánh giá phải 15 năm, Trung Quốc mới có thể gây chiến tranh trên quy mô lớn.

© Trần Lâm

© Đàn Chim Việt

1 Phản hồi cho “Sự thay đổi đã gõ cửa!”

  1. Muốn đánh VC lúc này thì không khó cái khó nhất là đối diện với những người VN yêu nước, vì người Tàu không thể thắng nỗi lòng yêu nước của những người này, vì họ đầy can đảm để tiến hành một cuộc chiến tranh du kích để giành lại độc lập, tự do.

    Nhưng trong lúc này nước Trung Hoa đã thuận lòng trời và thuận lòng người, bao nhiêu người yêu nước bị cầm tù, hoạc bị thủ tiêu, hay sức sống vương lên trong kháng chiến đã lụi tàn sau những năm tháng sống vùi dập với VC vì thế lúc này Tàu không tấn công VC thì sau này khó nuốt và sẽ bị lôi vào cảnh khó khăn như trận chiến thảm khốc năm 79.

    Nhưng sau khi bắt trọn bọn phản động VC rồi thì Tàu phải có chính sách nào để an dân còn nếu chơi độc tài như VC thì chắn chắn máu sẽ tiếp tục đổ, chiến tranh sẽ khốc liệt hơn những năm Tàu giao tranh với VC.

    Thử đi tìm một giải pháp an dân? VC sở dĩ không an dân vì chúng Điên rồ hiếu chiến, tưởng là chiến thắng thì mọi người sẽ phục tùng chúng nên chơi trò độc tài đàn áp vì thế lực lượng thù địch và phong trào diễn biến hòa bình nỗi lên rầm rộ như hoa nở rộ giữa độ xuân về. Không biết mấy ông Tàu lâu nay có suy nghĩ chính sách an dân không hay chơi trò Thiên An Môn thì từ từ sẽ chôn vùi chế độ. Không đánh ngã bọn phản động VC thì Tàu khó mà làm chủ thế giới, nhưng khi thắng VC rồi mà cứ điên rồ áp dụng chính sách đàn áp như VC thì chiến thắng ấy đã có mầm mống thất bại.

    Khi Anh trao trả Hồng Kông cho Tàu thì ông Đặng khôn ngoan trao cho Hồng Kông một quy chế đặc biệt, người Hông Kông có quy chế dân chủ như các nước Tây phương vì thế hòn đảo này sống như ngày xưa và mọi quyến dân sự và chính trị không bị tước đoạt vì thế người dân hồng Kông biểu tình ủng hộ nhà Nobel hoà bình năm 2010 rất tự do, và khi Tàu đánh bại VC Tàu có dám cho những người khác hưởng cái quyền dân sự và chính trị như người dân hồng Kông không? hay chơi trò áp bức một cách đần độn đối với nhà nhận giải nobel hòa bình Trung Hoa năm 2010. Chính sách an dân là như thế đó phải biết tôn trọng nhân quyền, phải tôn trọng những quyền căn bản của người dân , phải tôn trọng quyền tư hửu, đừng chơi trò cướp ruộng cướp vườn của người dân cùng khổ sau đó xây những nhà chọc trời để bọn lưu manh tham nhũng cậy quyền vào đó sống đời vương giả. Chủ nghĩa cá nhân sẽ làm sụp đổ chế độ.

Phản hồi