WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ngồi Cửa sổ 4: Tìm Linh Hồn… nhưng chỉ thấy Thể xác Sàigòn!

Hôm thứ Sáu, chúng tôi bốn Việt kiều ngồi ở Café Parkview Windows’ 4 trên đường Alexander de Rhodes, thẳng góc với Nam Kỳ Khởi Nghĩa (tiêu Công Lý) gần Dinh Độc Lập cũ (Thống Nhất) và Nhà thờ Đức Bà. Trước mặt Café Windows’ 4 là công viên J.F.Kennedy cũ, trồng nhiều cây sao cổ thụ (không biết “cổ” là từ bao giờ, vì nhiều cây to trong Sàigòn đã được chặt làm củi hay làm thớt từ dạo sau giải phóng).

Café Parkview Windows' 4

Có lẽ không có gì thú vị hơn là được ngồi café, thư giãn dưới những tàng cây xanh rợp bóng nhìn ra công viên cây cao bóng mát. Thứ sáu là một ngày trong tuần, nhưng không kể những người Việt kiều đực rựa như chúng tôi, lúc nào các quán café cũng đầy ắp những đàn ông Việt Nam vô công rỗi nghề – nhất là những tiệm café nổi tiếng như: Cafẻ Terrace (65 Lê Lợi), Café SanWah (Nguyễn Huệ), café Napoli (Đặng Ngọc Thạch, bùng binh con Rùa) NYDC, Coffee Bean (đối diện nhà thờ Đức Bà), MoZo (đầu đường Nguyễn Du – Đồng Khởi). Ba quán café sau cùng thường có nhiều người đẹp chân dài, người mẫu, đến viếng.

Sàigòn, một thành phố lớn nhất Việt Nam nhưng có lẽ không đủ công việc cho người ta đi làm. Từ trước giải phóng, dân số Sàigòn chỉ khoảng độ 1 triệu đến 1 triệu rưỡi người, bây giờ dân số Sàigòn chính thức đã lên đến 9 triệu rưỡi, 10 triệu dân có hộ khẩu, chưa kể khoảng 3 triệu dân nhập cư ở khắp các miền tứ xứ đổ về không có hộ khẩu. Trách sao việc làm không có, và xe cộ không tràn ngập thành phố!

Không hiểu có phải vì vậy mà những văn nhân nghệ sĩ tìm đến những nơi này không thể ước lượng được bao nhiêu người vì họ có những chốn riêng biệt để lưu tới, không thích những nơi ồn ào náo nhiệt (?), hoặc họ không thích bị liệt vào con số những người nhiều thì giờ, thất nghiệp, mất đi uy tín của mình? Tôi là tha nhận mặc khách tìm về thành phố nơi mình sinh trưởng không phải để tìm về những gì đã mất để nuối tiếc nhớ thương, chỉ hy vọng tìm xem những gì mình vẫn còn nhận ra, những gì mà tình cờ những nhà chức trách đương thời, những nhân vật có tiếng nói (báo chí) còn chút trách nhiệm cũng chia sẻ và tìm thấy nhân cách, những giá trị nội tại của con người và cảnh vật mà đánh giá chúng cần và đáng được lưu giữ và bảo tồn.

Không biết chốn quen thuộc của các nghệ sĩ ở Sàigòn, nên đành theo chân đám bạn đến Café Windows’ 4, vì đây là nơi tụ tập lưu tới (hang out) của nhiều người trẻ. Đang còn ngắm nhìn cảnh cũ người mới thì bổng nhiên tôi phát hiện một người đàn ông mặc áo khoác rằn ri loại thủy quân lục chiến đi loanh quanh mấy thân cây ở trong công viên bên kia đường. Thấy động thái khác thường của anh ta nên tôi chú ý theo dõi xem anh làm gì. Sau một phút anh chọn cây sao có gốc bành ra to nhất, kéo quần, ngồi tụt xuống. Thân cây to che mất phía trước của thân thể anh chỉ thấy phần mông của anh nhô ra trăng trắng. Bàn chúng tôi ngồi nằm giữa quán café ở phía trước tiệm, cách thân cây cổ thụ khoảng 50 mét xuyên qua bên kia đường Alexander de Rhodes. Tôi có một cái nhìn thẳng, chỉ chếch 15 độ qua đến cây cổ thụ số 66, nên thấy rõ chuyện phóng uế vô tội vạ của người đần ông trạc khoảng ngoài ba mươi.

Báo động cho ba người bạn ngồi cùng bàn biết chuyện người đàn ông đang làm phận sự riêng tư nơi công cộng, mọi người bắt đầu sửng sốt và nhốn nháo quay ra nhìn. Long, một người bạn ngồi đâu lưng với công viên (vừa ăn cơm trưa xong, có lẽ không muốn nhìn cho rõ cảnh tượng khốn cùng liệu có thể sẽ làm anh lợm giọng), bắt đầu bào chữa cho người đàn ông vô danh: “Anh ơi, mình không nên trách những người như anh ta, ở đây không có cầu tiêu công cộng…”Anh ta có thể vào tiệm café này đại tiện,” Jimmy nói.

“Loại người vô gia cư(?) như anh ta sức mấy mà dám vô đây? Không phải hạng người có học(?) như khách hàng café, có đủ tư cách!” Long nói tiếp.

“Thôi đi, nhìn coi khách hàng ở đây chắc ai cũng  sang trọng có nhiều tư cách lắm?” Vũ chêm vào.

“Lại càng không đủ tư cách để tìm bộ mặt sáng giá nhất của Sàigòn để bôi nhọ, ngay sát Dinh Thống Nhất và nhà thờ Đức Bà?” Tôi đáp.

“Chứ mấy người nghèo hay nhà quê thì làm sao họ có đủ giáo dục, hay lịch sự tối thiểu để biết chuyện cần hay không cân phải làm.” Long vẫn không chịu thua.

Nói tới đây thì có lẽ người đàn ông đã trút xong một gánh nặng. Tôi nói to: “Ê Vũ, (Vũ ngồi cùng hướng với tôi nhìn ra ngoài công viên) nhìn kìa. Một giải màu trắng (có lẽ là giấy) được người đàn ông rút ra, mông anh ta nhấp nhô theo khi giải màu trắng được đưa vào gần. “Trời đất ơi, hắn ta chùi đ.. kia kìa!” Bàn kề bên nghe ra, nhìn qua bên kia công viên bĩu môi cười nhưng không tỏ vẽ ngạc nhiên, tôi lắc đầu, giật mình thảng thốt, chắc họ là người trong nước. Xong xuôi, người đàn ông đứng lên, lững thững hãnh tiến, bước ra vệ đường. Đến vệ đường anh ta lại bên cạnh chiếc xe Honda Wave đen cũng còn mới, lấy mũ bảo hiểm ra đội lên đầu, leo lên xe rồ máy và chạy một vèo theo làn lưu thông như thường ngày ở huyện, không có chuyện gì xảy ra.

“Man, đi xe ngon như vậy thì chẳng có lý gì không đủ tư cách vào đây đi toilet!” Vũ nói thẳng thừng.

“Quần áo mặc cũng không khác hay khác biệt gì hơn so với mấy người khách trong quán.” Tôi chêm thêm. Có lẽ nhiều người ở đây không lấy làm lạ với những động thái này, nhưng đối với người ngoại quốc hay cả  với những Việt kiều còn gần gũi với quê hương, chuyện này vẫn khó tin. Tôi xin minh định hai điều: 1) các cây sao trong công viên đều có sơn số, 2) Tôi không có mang máy ảnh hôm thứ Sáu để chụp lại hình ảnh, hiện vật hữu cơ làm tang chứng, 3) nhưng tôi có trở lại hôm thứ Hai sau đó để ghi lại qua ống kính những hình ảnh minh họa góc độ, quan điểm của mình và sự kiện đã xảy ra.

Có thể tôi không nhớ hết tất cả những gì chúng tôi tranh cãi hôm đó, nhưng tôi có thể khẳng định một điều: Ở Việt Nam, chuyện đi ngoài đồng áng, ngoài đất trống, nơi hoang dã xa xôi hay vắng vẻ xảy ra từ (ngàn) xưa nay. Kể cả gần đây, tôi đã chứng kiến cảnh đi ị trên cầu chữ Y lúc chạng vạng tối của một người đàn bà. Chuyện đó làm tôi ngạc nhiên, nhưng không bằng cảnh ban ngày ban mặt như hôm thứ Sáu.

Có thể nào qua bao nhiêu chai lì vật vã với cuộc đời, chuyện “đi đồng” (1) vào giữa trưa khi nhiều người qua lại, ngay giữa bộ mặt của thành phố là một chuyện-không-đáng-nói vì đối với nhiều người ở đây chuyện sĩ diện danh giá chỉ là chuyện có nhiều hay ít tiền của? Nhưng đối với những ai ở Việt Nam có liêm sĩ do bị “bằm dập” vì cuộc đời thì đây có lẽ là một chuyện đáng lặng thinh không nên nói ra mặc dầu đối với ai khác sống trong một xã hội bình thường thì hành vi này rõ ràng là một điều phỉ nhổ lên chính bản thân và tư cách mình (nếu người đó còn tư cách!).

Tôi không hiểu vì sao đây không phải là một trong những điều giáo huấn mà người ta có thể dạy dỗ từ trong gia đình, ngoài học đường, trên các phương tiện truyền thông đại chúng của nhà nước như: đài truyền hình, radio,  hay báo chí? Có phải đây là một môn mà ngày xưa trước ’75, người ta gọi là Công dân Giáo dục?

Vì sao thời buổi này những điều như vậy, như xả rác, chen lấn không chịu xếp hàng, lấn ép người khác, lái xe không luật lệ, thiếu lịch sự, vệ sinh thực phẩm, thờ ơ lãnh đạm trước trách nhiệm của cá nhân hay đoàn thể trong xã hội lại xảy ra ồ ạt như vùng đất hoang sơ man rợ từ thời kỳ đồ đá bán khai nào?

Mắt ai cửa sổ linh hồn
Mắt tôi sao mãi quỷ thần vì đâu?
Mắt để nhìn ngắm những điều cao đẹp
Mà sao tìm chỗ thấp hèn mà đi?
Hôm nay đô thành khói bụi
Thản nhiên nhưng vẫn lo âu đi tìm

Vũ, bạn tôi bảo: cửa sổ linh hồn chi mà mệt xác!
chân thiện mỹ của anh quá nhàm
Vì sao không thấy những gì thanh thoát
Mà chỉ toàn thể xác điêu linh?

Xác thân hay linh hồn
Linh hồn hay thể xác?
Toàn những điều mê mải
Trọn kiếp này và những kiếp sau nối tiếp
Chuyện thần xác lê thê cả cuộc đời
VÌ chốn thần linh ai tìm thấy?
Nên hôm nay trần trụi đô thành

Trong ba nhu cầu của Freud
Tôi vẫn là con người mắc kẹt ở “cầu tõm” (2)
Chưa thoát khỏi giai đoạn thứ nhất

Đột nhiên nhớ mãi truyện ngắn cuối cùng của Angie Châu
Khi nàng về thăm quê
Tựu trung
Cũng chỉ là chuyện cứt đái mà thôi.

TA
———————————–
(1) “đi đồng”:  tiếng Bắc chỉ chuyện đi đại tiện ở ngoài đồng ngày xưa
(2) “cầu tõm”:  cầu tiêu trên sông, ngòi. Mỗi khi rơi “tõm” một cái thì cá lại trồi lên đớp hít một phen! Có phải vì vậy mà cá basa VN không được Mỹ cho xuất khẩu?

11 Phản hồi cho “Ngồi Cửa sổ 4: Tìm Linh Hồn… nhưng chỉ thấy Thể xác Sàigòn!”

  1. Nguyen Giao says:

    Gái Củ Chi chỉ cu hỏi “Củ chỉ”
    Trai giải phóng, phỏng dái vì giải phóng

    Nguyen Giao
    San Diego, Hoa Ky

  2. 1/86 tr. con chim says:

    Này, sao các ông cứ mải mê tranh cãi nhau hoài làm gì ba cái vấn đề văn hóa-tệ nạn xã hội ngày càng tăng và nan tràn trong mọi tầng lớp.
    Vấn đề ở đây là làm sao thay được “cái mái nhà” thì sẽ khắc phục được các tệ nạn xã hội. Vì nhà rột từ trên rột xuống!

  3. Thằng cha này sạo thấy mụ nội says:

    Thằng cha này ị bậy ngoài công viên cũng chưa phải là ghê. Tui còn thấy bọn quan chức ị bậy lên đầu lên cổ nhau, cá cánh nhà báo ị bậy vào miệng nhau. Mà ở khắp mọi nơi trên thế giới. Giá mà người Việt mình sinh ra đều không có lỗ đít thì trái đất đẹp hơn và hổng có thúi.

  4. D.Nhật Lệ says:

    Kiến thức về SG.của NKTA.có lẽ cần được xét lại.Đầu thập niên 70 (của thế kỷ trước) tức là từ 1970-1975 dân số SG.lên đến 4-5 triệu,chứ không phải 1,5 triệu người như tác giả viết.
    Đúng như bạn đọc góp ý,”giải phóng” bị đánh tráo khái niệm,theo ngôn ngữ CS.có nghĩa là miền Nam từ đây nằm trong vòng kiểm soát cuả chế độ độc đảng độc tài mà dân chúng chẳng còn quyền độc lập tự do cho cá nhân mình.Từ nguyên nghĩa,giải phóng là giải thoát khỏi sự kềm kẹp,đàn áp của bạo lực cường quyền nhưng bây giờ có nghĩa ngược lại là bị chế độ CS.kềm kẹp,đàn áp v.v.
    Cách mạng có mục đích đổi đời cho tốt đẹp hơn thì ngược lại,cuộc sống khốn khổ khốn nạn hơn,cả vật chất lẫn tinh thần dưới chế độ chuyên chính vô sản,trong đó người dân không những bị tước hết quyền làm người cho ra người mà còn bị quản lý chặt chẽ và bị đối xử như thú vật !

  5. Tạ Tuyên says:

    …Đang còn ngắm nhìn cảnh cũ người mới thì bổng nhiên tôi phát hiện một người đàn ông mặc áo khoác rằn ri loại thủy quân lục chiến đi loanh quanh mấy thân cây ở trong công viên bên kia đường. Thấy động thái khác thường của anh ta nên tôi chú ý theo dõi xem anh làm gì. Sau một phút anh chọn cây sao có gốc bành ra to nhất, kéo quần, ngồi tụt xuống…..

    Tại sao NKTA lại viết …người đàn ông khóac áo rằn ri loại thủy quân lục chiến….??? Đến thời điểm này thì làm gì còn những bộ đồ này?

  6. Lê Tân Đạt says:

    Xin lôĩ, “Giải phóng”? Ai giải phóng ai?

  7. nonnuoc says:

    Về đề tài hay những chuyện mà Đại văn hào Nguyễn Khoa Thái Anh viết hay kể lại thuộc loại chuyện xưa tích cũ hay là “chuyện dài nhân dân tự vệ” ngày xưa. Ở đây tui chỉ bàn thêm về cách xài Tiếng Việt của Đại văn hào (ĐVH) NKTA

    1- Giải phóng: Nghe ĐVH khai lý lịch là người sinh đẻ tại Sàigon. Vậy thì người ĐVH đã được giải phóng từ độ ấy sao không ở lại để thừa hưởng thành quả giải phóng mà chẩu qua Mỹ chi vậy. Có làm phụ lòng “người ta” không? Hay là người SG đã được giải phóng nên đi vệ sinh ban ngày ban mặt ở thành phố mang tên người?

    2- Phát hiện: khi nào mình đi tìm một cái gì đó, một người nào đó , một con nào đó… mà đã thấy thì gọi là phát hiện. Chứ “thằng cha” mặt đồ rằn ri đi vòng vòng trước mắt thì phát hiện cái nỗi gì?

    3- Động thái chữ nầy tui không hiễu chắc tại tui dốt tiếng VC. Có ai hiễu giải nghĩa dùm cho tui. Không lẻ chữ động thái là ghép từ chữ hành động và thái độ? VC hay ghép chữ lắm. Nếu thế thì hai chữ nầy không thể ghép lại được. Hành động là mình làm còn thái độ chỉ là biểu hiện. Hoặc là làm (action) hoặc là biểu hiện chứ không thể vừa hành động vừa biểu hiện được. Hay là đã có bán nam bán nữ thì phải có vừa hành động vừa biểu hiện? Chữ nghĩa cao siêu thật

  8. Thái Lê says:

    -Nếu ông Nguyễn Khoa Thái Anh nhanh chân chạy ra hỏi bạn ấy ” thưa ông, vậy ông có phải là Tiến sĩ không ạ!” thì chắc chắn sẽ được trả lời ” ối zrời ! Tiến sĩ thì đầy đường, mà không ai dại khi mọi người cùng tè, cùng ị .. mà Tiến sĩ phải mang các loại chất thải đầy quần chạy vào cơ quan cho bị mất việc, chạy về nhà cho vợ tống cổ ra sao “.Tôi nghe nói ông Thái Anh đã về VN nhiều lần mà cứ tưởng mới về từ lúc còn học Công dân Giáo Dục.

  9. Lữ Út says:

    NGƯỜI đã dậy :’ Để xây dựng CNXH phải có con người XHCN “. Không cần phải mất 35 năm mà chỉ mới hai năm là đã hình thành, như trong bài Gửi người em gái Miền Nam của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn viết năm 1957… lớp người đổi mới khác xưa…Hồi chế độ cũ, quần chúng nói “bảo đảm” thì lớp người mới phải nói là “đảm bảo”, sự so sánh cái khóai thứ tư hồi nẳm ” thứ nhất quận công thứ nhì ị đồng ” nay phải đổi ( quận công là cái thá gì? tàn tích của thời phong kiến xấu xa !,) “thứ nhất ị (ngoài) đường thứ nhì quận công ” mới hết ý.
    Này cái anh vịt kìu kia, tôi là con dân của nước độc lập tự chủ, gương sáng cho bao nhiêu dân tộc bị trị trên thế giới, tôi có toàn quyền hành động một cách tự do như đã ghi trong hiến pháp ( tự do dân chủ hơn nơi các anh đang cầu thực nhiều ! ), anh đừng có đem cái tiêu chuẩn vệ sinh của cái chế độ tư bản lỗi thời ra mà soi sét đâu nhá.

  10. Trần Thế Thi says:

    Thú thật,mới đọc đoạn văn đầu là đã thấy nản. Vì cho đến giờ này mà tác giả vẫn còn gọi cái ngày đau thương ấy là ngày ” giải phóng “. Nếu có ý mai mỉa,sao không mở và đóng ngoặc kép có phải hay hơn không ? Cỏn viết như vậy chắc chắn có nhiều người nghĩ:chã lẽ tác giả không hiểu nghĩa của hai chữ “giải phóng ” này hay sao ?. Ba mươi sáu năm rồi chứ đâi phải đầu hôm, sớm mai gì mà không nhận thấy ?
    Miền Nam tự do
    Sung sướng sang giàu
    Mà đảng hô hào
    Đi vô giải phóng
    Thật tréo cẳng ngõng
    Nghe khó lọt tai.

Leave a Reply to Nguyen Giao